You are on page 1of 10

BÀI GIẢNG THI GVG TỈNH NINH BÌNH 2020

Giáo viên dạy: Hoàng Hồng Ngọc - Trường THPT Vũ Duy Thanh – Yên Khánh.
Tiết 47- Đọc văn:

CHÍ PHÈO
-Nam Cao-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp HS


1. Về kiến thức:
- Nắm các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn “Chí Phèo”
- Hiểu được giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn “Chí
Phèo” qua chi tiết tiếng chửi và chi tiết bát cháo hành.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện.
2. Kĩ năng:
* Đọc
- Đọc hiểu nội dung
+ Hiểu và phân tích được các sự việc, chi tiết tiêu biểu về nhân vật chính,
đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Qua đó, thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân
đạo của tác phẩm.
+ Thấy được một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm như nghệ thuật
điển hình hóa nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn
ngữ trần thuật.
- Đọc hiểu hình thức: Đọc, hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Liên hệ tới các tác phẩm viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ (của
Nam Cao và các tác giả cùng thời) để có cái nhìn toàn diện hơn về tấn bi kịch tinh
thần của họ.
+ Nêu được ý nghĩa/tác động của tác phẩm đối suy nghĩ, tình cảm; thể hiện
được cảm xúc và sự đánh giá về tác phẩm.
* Viết :
Viết được một văn bản nghị luận phân tích, cảm nhận, đánh giá một sự việc,
chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm tự sự.
* Nói, nghe:
- Thuyết trình quan điểm của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nghe nắm bắt được quan điểm của giáo viên và học sinh khác.
3.Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện để biết cách phân tích, đánh giá một tác
phẩm của Nam Cao.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

1
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm “Chí Phèo” của Nam
Cao
– Năng lực giao tiếp
- Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực phân tích các sự việc, chi tiết tiêu biểu
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị GV và HS:
1. Đối với giáo viên
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1.
- Thiết kế bài giảng.
- Tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm.
- Bài giảng điện tử, máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài học:
Giáo viên giới thiệu: Bài học được tổ chức dưới hình thức một cuộc thi của
3 đội chơi gồm 3 phần:
Phần 1: Khởi động.
Phần 2: Tăng tốc
Phần 3: Về đích.
Hoạt động: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu:
- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho lớp học.
- Chuẩn bị tâm thế cho HS bước vào bài
*Hình thức tổ chức (Phương pháp/ kỹ thuật dạy học): Phương pháp hoạt
động nhóm, Kĩ thuật: Sử dụng kênh hình.
* Các bước thực hiện
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
PHẦN KHỞI ĐỘNG - Học sinh vận dụng kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập để giải quyết vấn đề.
- Trình chiếu một đoạn Ráp về nhân vật Chí - Học sinh có sự liên tưởng ban
Phèo. đầu về những nội dung sẽ được
? Nhân vật “tôi” trong đoạn Ráp khiến em tiếp cận.
nhớ tới nhân vật văn học nào.
Bước 2: 3 đội tham gia phần thi, thi tên
nhân vật vào bảng màu.
Bước 3: Các đội báo cáo kết quả.
Bước 4: GV nhận xét thái độ, hành vi của

2
HS và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của các đội.
GV chốt điểm của phần thi thứ nhất.
GV dẫn vào bài: GS Nguyễn Đăng Mạnh
khi viết về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam
Cao đã khẳng định: “Khi “Tắt đèn” của
Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của
Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai
nghĩ rằng thân phận người nông dân dưới
ách đế quốc, phong kiến lại có thể có một
nỗi khổ nào hơn nỗi khổ của chị Dậu, anh
Pha. Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước
ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta
nhận ra rằng đây mới là hiện thân của
những gì khốn khổ, tủi nhục nhất của người
dân cùng ở một nước thuộc địa: bị giày đạp,
bị cào xé, bị hủy hoại nhân tính lẫn nhân
hình.....
Hoạt động: Hình thành kiến thức (30phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Mục tiêu: giúp HS: nắm được cách khai thác các sự việc chi tiết tiêu biểu
trong tác phẩm “Chí Phèo” .
* Hình thức tổ chức (Phương pháp/ kỹ thuật dạy học): Sử dụng nhóm
phương pháp: phát vấn, thảo luận. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ
thuật 1 phút.
* Các bước thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
PHẦN TĂNG TỐC (gồm 2 nội dung thi) I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu chi tiết
- GV hướng dẫn HS gợi nhắc lại các kiến 1.Hệ thống chi tiết, sự việc tiêu
thức cơ bản về việc lựa chọn các sự việc, chi biểu:
tiết trong tác phẩm tự sự ( chương trình Ngữ - Khái niệm về sự việc, chi tiết
trong tác phẩm tự sự:
văn 10 – kì 1) qua sơ đồ tư duy. + Sự việc là cái xảy ra được
nhận thức có ranh giới rõ ràng,
phân biệt với những cái xảy ra
- HS vận dụng kiến thức lí thuyết đã được
khác.
học để hệ thống hóa các chi tiết, sự việc tiêu + Chi tiết là tiểu tiết của tác
biểu trong tác phẩm “Chí Phèo” phẩm mang sức chứa lớn về cảm
xúc và tư tưởng.

- Vai trò của sự việc, chi tiết

3
trong tác phẩm tự sự:
+ Dẫn dắt câu chuyện, tô đậm
đặc điểm, tính cách nhân vật
+ Tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý
nghĩa văn bản.
+ Làm nổi bật chủ đề tư tưởng
của tác phẩm

*Nội dung thi thứ nhất -Các sự việc, chi tiết tiêu biểu
trong tác phẩm Chí Phèo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Quy định của nội dung thi thứ nhất:
- Tìm các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong các
đoạn văn bản của tác phẩm Chí Phèo.
+ Đội 1: “ Hắn vừa đi vừa chửi...không bảo
người nhà đun nước mau lên” + Sự việc xuất hiện của Chí
(trang 146-> 148) Phèo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết
rạch mặt ăn vạ....
+ Đội 2: “Chí Phèo trở thành tay sai của bá
Kiến...Hắn thấy lòng rất vui.”
(trang 149->151) + Sự việc gặp gỡ thị Nở: chi tiết
tỉnh rượu, chi tiết bát cháo hành,
+ Đội 3: “ Chúng sẽ làm thành một
chi tiết giọt nước mắt...
cặp...vắng người lại qua...”(trang 152->
155)
- Tiếp sức ghi các sự việc, chi tiết tiêu biểu + Sự việc bị cự tuyệt quyền làm
vào bảng phụ. người: chi tiết tiếng chửi của bà
cô, chi tiết thái độ của thị Nở...
- Đội nào trả lời đúng được nhiều chi tiết
nhất sẽ được 20đ, hai đội còn lại được 10đ.
- Thời gian cho mỗi đội là 03 phút. + Sự việc thức tỉnh và giết Bá
Kiến: chi tiết đòi lương thiện,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: đọc SGK , chú ý những chi tiết, sự chi tiết đâm Bá Kiến.
việc tiêu biểu .....
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ
sung.
B4: GV nhận xét, đánh giá:
- Thái độ, hành vi
4
- KQ thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chốt lại một số sự việc chi tiết tiêu biểu.
GV chốt điểm nội dung thi thứ nhất của các
đội chơi vào bảng tổng hợp kết quả. a)Chi tiết tiếng chửi của Chí
GV tổ chức hoạt động dạy học, hướng
Phèo
dẫn HS tìm hiểu chi tiết tiếng chửi của
Chí Phèo * Vị trí chi tiết: đầu tác phẩm.
-Chiếu video tiếng chửi của nhân vật Chí * Cách miêu tả chi tiết:
Phèo
- Chiếu đoạn văn tiếng chửi của Chí Phèo -Cách gọi nhân vật: hắn – thằng
Nhà văn Nam Cao đã gọi tên nhân vật Chí – Chí Phèo
Phèo bằng những cách gọi nào?
-HS trả lời cá nhân -> hé lộ chất lưu manh trong con
- GV nhận xét, chốt ý: Cách gọi tên nhân người Chí Phèo
vật cho thấy giọng văn lạnh lùng đặc trưng
của Nam Cao. Trong tác phẩm của mình,
Nam Cao thường gọi nhân vật của mình là
“hắn”, “thị”, “mụ”.... Như vậy, ngay ở
đoạn văn mở đầu, nhân vật Chí Phèo đã
xuất hiện trực tiếp. Cách gọi của nhà văn hé
-Đối tượng tiếng chửi: Trời-
lộ chất lưu manh trong con người Chí Phèo.
đời- làng Vũ Đại – cha đứa nào
Xác định đối tượng tiếng chửi của Chí
Phèo? không chửi nhau với hắn – đứa
-HS trả lời cá nhân chết mẹ nào đẻ ra thằng Chí
- GV nhận xét, chốt ý Phèo.
->sắp xếp theo trình tự
- Cách chửi:
Cách chửi của Chí Phèo như thế nào? Từ + Vừa đi vừa chửi
cách chửi ấy, em có nhận xét gì về nhân + Cứ rượu xong là hắn chửi
vật?
(GV gợi dẫn: trong cuộc sống khi nào con + Nghiến răng vào mà chửi
người cất tiếng chửi?) ->Chửi trở thành thói quen của
Chí Phèo
-HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét, chốt ý - Thái độ của mọi người:
Thái độ của người dân làng Vũ Đại như thế
+Có hề gì
nào khi nghe tiếng chửi của Chí Phèo?
(GV gợi dẫn: thông thường, khi bị chửi, +Thế cũng chẳng sao
người ta có thái độ như thế nào?)
+Chắc nó trừ mình ra

5
-HS trả lời cá nhân +Không ai lên tiếng
- GV nhận xét, chốt ý
+ Không ai ra điều
->Thờ ơ, dửng dưng, xa lánh

Theo em, tiếng chửi của Chí Phèo có những -Ý nghĩa nội dung: thể hiện sự
ý nghĩa gì? cô đơn, bất mãn, sự tha hóa, nỗi
-HS trả lời cá nhân đau bị cự tuyệt quyền làm người,
- GV nhận xét, chốt ý: Trong đáy cùng của
khao khát được hòa nhập, được
cô đơn, tuyệt vọng, đau đớn, Chí vẫn thèm
nghe người ta nói với mình, tức là công giao cảm với đời.
nhận sự tồn tại của mình trong cộng đồng
loài người, dẫu sự công nhận chỉ bằng tiếng
chửi, nhưng cả làng Vũ Đại, đúng hơn là cả
xã hội loài người kiên quyết ruồng bỏ, tẩy
chay hắn. Vì thế nên dù đang say, Chí vẫn
nhận ra hắn đang rất khổ, rất tức, rất cay
đắng. -Đặc sắc nghệ thuật :
Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả tiếng
chửi? + Ngôn ngữ: chọn lọc, đan xen
-HS trả lời cá nhân ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ
- GV nhận xét, chốt ý: Ngôn ngữ nửa trực tác giả
tiếp, đan xen ngôn ngữ nhân vật và ngôn + Kết cấu: kiểu kết cấu tâm lý
ngữ tác giả. + Miêu tả nội tâm nhân vật.
->Chi tiết nhỏ thể hiện tài năng
lớn.
b) Chi tiết bát cháo hành
GV tổ chức hoạt động dạy học, hướng - Vị trí: Nằm ở phần giữa tác
dẫn HS tìm hiểu chi tiết bát cháo hành
phẩm
*Nội dung thi thứ hai
- Cách miêu tả: Nóng nguyên,
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Gv chiếu đoạn văn về chi tiết bát cháo hành bốc khói, thơm làm sao, rất ngon
GV chiếu đoạn video về chi tiết bát cháo - Ý nghĩa:
hành.
+ Là giây phút hạnh phúc nhất
GV phổ biến nội dung thi thứ 2 của phần
tăng tốc của con người suốt đời bất hạnh
- Các đội nối các dữ liệu ở cột A với các + Là liều thuốc dân gian để giải
ngữ liệu ở cột B.
- Thời gian thực hiện: 01 phút. cảm.
- Mỗi đáp án đúng được 10đ + Là tiên dược giải độc tâm hồn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: đọc SGK, nối ô chứa các nội dung phù + Là biểu tượng của tình yêu

6
hợp thương
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả + Là hương vị của tình đời, tình
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ người thiết tha.
sung.
+ Là chi tiết thể hiện quan điểm
B4: GV nhận xét, đánh giá:
- Thái độ, hành vi nhân văn của Nam Cao: chỉ có
- KQ thực hiện nhiệm vụ học tập TÌNH NGƯỜI mới đánh thức
GV chốt lại: Ở thể loại truyện ngắn, sức được TÍNH NGƯỜI và sự
nặng tư tưởng của tác phẩm đặt lên vai các
chi tiết nghệ thuật. “ Chi tiết nhỏ làm nên hướng thiện trong con người.
nhà văn lớn”. Cây bút truyện ngắn xuất sắc
người Nga Pauxtopxki khẳng định: “Chi tiết
là hạt bụi vàng của tác phẩm”. Cũng như
nhãn tự trong thơ tứ tuyệt, chi tiết trong tác
phẩm truyện ngắn là người tí hon mang
nhiệm vụ khổng lồ. Có thể thấy, chi tiết bát
cháo hành của thị Nở thực sự là một điểm
sáng nghệ thuật, là “hạt bụi vàng” trong
trang văn của Nam Cao)
GV chốt điểm nội dung thi thứ hai của các Giá trị hiện thực:
đội chơi vào bảng tổng hợp kết quả.
+ Hiện thực xã hội thực dân
? Khái quát biểu hiện của giá trị hiện thực
và giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể phong kiến.
hiện qua 2 chi tiết: tiếng chửi và bát cháo + Hiện thực về số phận người
hành.
-HS trả lời cá nhân nông dân.
- GV nhận xét, chốt ý: Giá trị nhân đạo
+ Tố cáo xã hội thực dân phong
kiến.
+ Thấu hiểu, cảm thông, thương
xót với số phận người nông dân.
+ Phát hiện, trân trọng, ngợi ca
bản chất tốt đẹp của người nông
dân.
Hoạt động: Luyện tập, củng cố. (5 phút)
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học, khắc sâu kiến thức.
*Hình thức tổ chức (Phương pháp/ kỹ thuật dạy học): Hình thức: Trò chơi,
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi trắc nghiệm
* Các bước thực hiện

7
PHẦN VỀ ĐÍCH Đáp án:
(Trò chơi chim cánh cụt về nhà) 1B, 2A, 3C, 4D, 5B, 6C
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu quy định của phần thi về đích
- HS chọn bất kỳ 1 đức tính của chim
cánh cụt (tương ứng với 1 câu hỏi) và
trả lời sau khi GV đọc xong câu hỏi.
- Mỗi câu trả lời đúng được 10đ
Câu 1: Dòng nào sau đây khái quát đúng
nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành
mà thị Nở mang cho Chí Phèo?
A.Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không
do cướp giật mà có.
B.Vật biểu trưng cho tình thương, tình
người đẹp đẽ.
C.Vật biểu trưng cho tình yêu.
D.Vật biểu trưng cho niềm khao khát hạnh
phúc của Chí Phèo.

Câu 2: Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở


đầu, được lặp lại ở cuối truyện ngắn Chí
Phèo của Nam Cao chủ yếu có ý nghĩa:
A. Đưa ra lời cảnh báo về một quy luật: còn
tồn tại cái xã hội làng Vũ Đại thì còn có kẻ
tha hóa, bi kịch như Chí Phèo.
B. Gợi niềm thương cảm sâu sắc đối với
những số phận nông dân nghèo bị tha hóa
như Chí Phèo.
C. Dự báo về tương lai đứa con, cũng như
cha nó, sẽ bị cuộc đời bỏ rơi trong quên
lãng.
D. Giải thích lai lịch của Chí Phèo và những
người lao động cùng cố như Chí Phèo.
Câu 3:Tiếng chửi đầu tác phẩm của Chí
Phèo theo thứ tự
A.   Cha mẹ, làng Vũ Đại, trời đất, chính
mình.
B.   Trời đất, thánh thần, người dân Vũ Đại,
rượu không cho mình tỉnh.
C.   Trời, đời, làng Vũ Đại, đứa nào không
chửi nhau với Chí, đứa nào đã đẻ ra Chí.
Câu 4: Mở đầu cho truyện ngắn với hình
ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” hiện điều gì

8
trong ngòi bút Nam Cao ?
A.Nam Cao mô tả thật đúng hình ảnh những
gã say rượu
B.Làm người đọc hả hê vì Chí Phèo chửi tất
tần tật bọn cường hào.
C.Hấp dẫn người đọc nhận thức được
nguyên nhân cuộc đời mình tha hóa
D.Tạo cái bề ngoài hài hước là biểu hiện cho
tấn bi kịch bên trong
Câu 5: Đâu không phải là lời trích trong tác
phẩm “Chí Phèo”?
A.  Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức
chết đi được mất!
B.   Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận
thân. Y tím ruột tím gan. Y nghĩ đến cái
nhục sáng hôm sau.
C.   Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá
nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương!
D.   Máu loe loét trông gớm quá! Mấy con
chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng
Câu 6: Tiếng chửi của Chí Phèo về ý nghĩa
sâu sa:
A.   Xác định một thằng say rượu quái gở.
B.   Xác định là một thằng lưu manh, côn đồ
sắp gây tội ác.
C.   Là nỗi đau khổ khi bị loại khỏi thế giới
người. Nó là bài hát lộn ngược ở một tâm
hồn đã méo mó, muốn giải tỏa.
Bước 2: HS thực hiện yêu cầu
Bước 3: GV trình chiếu đáp án
Bước 4: GV nhận xét:
- Thái độ, hành vi của HS
- KQ thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng hợp và công bố kết quả cuộc thi
GV khích lệ, động viên, trao thưởng cho đội
chơi có kết quả cao nhất.
Hoạt động: Vận dụng, mở rộng (5 phút)
* Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận để hoàn thiện bài viết
dạng đề nghị luận xã hội.
- Nâng cao năng lực của HS trong việc khai thác các sự việc, chi tiết tiêu biểu
trong tác phẩm văn xuôi nói chung.
*Hình thức tổ chức (Phương pháp/ kỹ thuật dạy học): Hình thức: cá nhân,

9
kĩ thuật đặt câu hỏi.
* Các bước thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ về nhà
-Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ của em về vai trò của tình thương
trong cuộc sống.
- Hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu các chi
tiết sự việc, tiêu biểu còn lại trong tác phẩm
“Chí Phèo”
Bước 2: HS thực hiện yêu cầu
Bước 3: HS hoàn thiện các nội dung và báo
cáo bằng văn bản vào tiết tiếp theo.
Bước 4: GV nhận xét giờ học
- Thái độ, hành vi của HS
- KQ thực hiện các nhiệm vụ học tập của Hs

IV.Rút kinh nghiệm

10

You might also like