You are on page 1of 16

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: THƠ TRỮ TÌNH


Môn học: Ngữ văn, lớp 10
NGỮ LIỆU: TÂY TIẾN
LỚP: 10
Thời lượng: 4 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng YCCĐ STT của


lực YCCĐ

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

ĐỌC HIỂU HÌNH Phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ (1)
THỨC như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình.

ĐỌC HIỂU NỘI Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn (2)
DUNG gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn
bản.

Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc mà người viết (3)
thể hiện qua văn bản.

NĂNG LỰC CHUNG

NĂNG LỰC Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; (4)
SÁNG TẠO phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

TRÁCH NHIỆM Tích cực tham gia vào các công việc, nhiệm vụ học tập được (5)
giao ở trường, ở lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động Thiết bị, học liệu

- Thiết bị: máy chiếu, màn hình, bảng, phấn.


Hoạt động 1. Khởi động
- Học liệu: phiếu học tập số KWL.
Hoạt động 2. Khám phá kiến - Thiết bị: máy chiếu, màn hình, bảng, phấn, giấy A1,…
thức - Học liệu: ngữ liệu, sơ đồ, phiếu học tập số 1, 2, 3, 4, 5

- Thiết bị: máy chiếu, màn hình, bảng, phấn


Hoạt động 3. Luyện tập
- Học liệu: ngữ liệu, sơ đồ tư duy, phiếu học tập số 6.

Hoạt động 4. Vận dụng - Học liệu: ngữ liệu, phiếu học tập số 7

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút)


a) Mục tiêu: (1) (2) (3)
b) Nội dung:
HS huy động, kích hoạt kiến thức, trải nghiệm nền có liên quan đến văn bản thơ trữ tình.
c) Sản phẩm:
Phiếu KWL
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập
+ GV trình chiếu/ phát phiếu KWL.
+ GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu hỏi trong phiếu KWL.

K W L
(Những điều em đã biết liên (Những điều em muốn (Những điều em đã
quan đến văn bản) biết thêm về văn bản) được học về văn bản)

Gợi ý: Gợi ý:
- Em đã từng đọc văn bản nào - Những điều muốn biết
tương tự thể loại văn bản này thêm về đặc điểm thơ trữ
chưa? Kinh nghiệm của em khi tình?
đõ thể loại văn bản trữ tình là - Nhân vật trữ tình là gì?
gì?
- Văn bản này thể hiện thái độ,
tâm trạng gì? Dựa vào đâu mà
em xác định như vậy?
- Em nghĩ mình cần chú ý điều
gì khi tìm hiểu hình thức nghệ
thuật của thể loại thơ trữ tình?

- Thực hiện nhiệm vụ:


HS suy nghĩ câu hỏi và tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận:
+ 1 học sinh trình bày.
+ Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
- Kết luận, nhận định:
+ Dựa trên kết luận về một số lưu ý khi đọc thơ trữ tình, các nội dung cần trình bày trong
phiếu KWL, GV nhận xét câu trả lời của HS.
+ GV nhận xét, hướng dẫn HS một số nội dung cần lưu ý khi đọc thơ trữ tình:
- Đọc hiểu hình thức: Phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình
như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình.
- Đọc hiểu nội dung: Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. Phân tích và đánh giá được tình cảm,
cảm xúc mà người viết thể hiện qua văn bản.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong
thơ trữ tình thể hiện qua đoạn 1 bài thơ Tây Tiến.
2.1. Hình thành kiến thức 1: (45 phút)
a) Mục tiêu: (1) (4)
b) Nội dung:
HS tìm bố cục của văn bản.
HS đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình được thể hiện qua đoạn 1.
c) Sản phẩm:
Nhiệm vụ 1: câu trả lời miệng của học sinh.
Nhiệm vụ 2: phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên chia nhóm 4 HS. Mỗi nhóm 6 học sinh.
+ Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS làm việc nhóm để chia bố cục bài thơ Tây Tiến.
+ Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu/chiếu phiếu học tập số 1, HS làm việc nhóm đọc hiểu giá trị
thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS chia bố cục bài thơ Tây Tiến, ghi chú bằng bút chì vào văn bản.
HS suy nghĩ các câu hỏi, tìm câu trả lời, HS cùng thảo luận, ghi câu trả lời đã thống nhất vào
phiếu học tập số 1.
Báo cáo, thảo luận:
GV gọi 1 nhóm trình bày sản phẩm nhiệm vụ 1, 2.
Các nhóm khác bổ sung/tranh luận về nội dung vừa nghe trình bày.
Kết luận, nhận định:
Dựa trên kết luận về bố cục của VB, giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình được
thể hiện qua đoạn 1, GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng tham khảo sau:
Nhiệm vụ 1:
Bố cục: 4 đoạn:
Đoạn 1: Nỗi nhớ núi rừng miền Tây và đồng đội.
Đoạn 2: Nỗi nhớ về đêm liên hoan văn nghệ và chiều sương Tây Bắc.
Đoạn 3: Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến.
Đoạn 4: Lời ước hẹn.
Nhiệm vụ 2:
1.Từ ngữ: Những danh từ riêng, từ láy, thán từ, cách dùng từ độc đáo trong đoạn thơ và giá
trị biểu đạt.
- Danh từ riêng: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mai Châu:
+ Tên riêng của những địa danh miền Tây Bắc, gợi lên một vùng đất lạ, xa xôi, heo hút.
+ Địa bàn chiến đấu, hành quân của người lính Tây Tiến - > vất vả và gian khổ.
- Từ láy: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm: trạng thái của nỗi nhớ, địa bàn miền Tây hiểm trở,
hùng vĩ.
- Thán từ: ơi, ôi - > Nỗi nhớ miền Tây da diết, dâng trào.
- Từ ngữ độc đáo: đêm hơi, hoa về, mùa em - > vẻ đẹp độc đáo, lãng mạn của núi rừng và con
người miền Tây Bắc, tâm hồn lãng mạn của những chàng lính trẻ, bút pháp lãng mạn, tài hoa
của nhà thơ Quang Dũng.
2. Hình ảnh:
- Thiên nhiên:
+ Sương, dốc, màn mưa, thác, cọp, …: hoang sơ, hùng vĩ.
+ Mây, mưa, hoa: thơ mộng.
- Người lính: Anh bạn dãi dầu, gục - > Hình ảnh người lính Tây Tiến vất vả, gian nan, khó
nhọc, hi sinh.
3. Nhận xét về việc sử dụng thanh (bằng, trắc) của 2 câu thơ sau:
- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
+ 5 thanh trắc - > âm điệu khó đọc (khổ đọc),
+ Phối hợp với hình ảnh thơ - > miền Tây dữ dội - > sự phối hợp giữa hình ảnh và nhịp điệu,
thơ và nhạc - > tâm hồn lãng mạn, sự tài hoa của tác giả.
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
+ Toàn thanh bằng- > âm điệu nhẹ nhàng - > miền Tây thơ mộng, mĩ lệ - > sự phối hợp giữa
hình ảnh và nhịp điệu, thơ và nhạc - > tâm hồn lãng mạn, sự tài hoa của tác giả.
- > Nhịp điệu: được tạo nên từ việc phối hợp âm thanh.
4. Vần “ơi”: Tây Tiến ơi, chơi vơi, hơi, trời, khơi, xôi - > vần chân, âm tiết mở - > âm hưởng
gợi không gian mênh mông của núi rừng, gợi nỗi hoài niệm vang vọng từ hiện tại về quá khứ
của nhân vật trữ tình.
5. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả.
- Hiện thân của tác giả: Tình yêu, nỗi nhớ đối với miền đất, chiến trường, đồng đội; tinh thần
dũng cảm, kiên cường, tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
- Đại diện cho hình ảnh người lính Tây Tiến nói riêng và người lính trong cuộc kháng chiến
chống Pháp nói chung.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức 2 (45 phút):
Đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình trong đoạn 2.
a) Mục tiêu: (1) (4)
b) Nội dung:
Học sinh đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình trong đoạn 2.
c) Sản phẩm:
- Phiếu học tập số 2 của nhóm.
- Phiếu học tập số 2 chấm của nhóm bạn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập
+ GV chia nhóm cặp đôi.
+ GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
+ GV chiếu/ phát công cụ rubric 1, hướng dẫn HS chấm chéo sản phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
+ HS sử dụng công cụ rubric 1 chấm chéo sản phẩm bằng một màu mực khác.
- Báo cáo, thảo luận:
GV gọi 1 nhóm trình bày phiếu học tập đã chấm của nhóm bạn.
- Kết luận, nhận định:
Dựa trên kết luận về giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình trong đoạn 2, GV
nhận xét sản phẩm của HS, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng tham khảo sau:
Đoạn 1
1.Từ ngữ: Động từ.
+ Bừng: gợi ánh sáng của đêm liên hoan văn nghệ, niềm vui.
+ E ấp: gợi vẻ đẹp tình tứ mà kín đáo của cô gái miền Tây.
+ Về, xây: sự thăng hoa cảm xúc trong tâm hồn những chàng lính Tây Tiến.
2. Hình ảnh:
- Đuốc hoa: ánh sáng không gian doanh trại, ánh áng của sự lãng mạn, đắm say.
- Em, nàng (xiêm áo, man điệu, e ấp) - > ngoại hình, điệu bộ - >vẻ đẹp ngoại hình tâm hồn:
tình tứ mà kín đáo của cô gái miền Tây - > tâm hồn lãng mạn, đắm say của những chàng lính
trẻ Tây Tiến, nhà thơ.
- Man điệu: gợi hình ảnh âm nhạc và vũ điệu Tây Bắc mộc mạc, hoang dã, độc đáo, say đắm.
- > tâm hồn lãng mạn của những chàng lính trẻ Tây Tiến, của nhà thơ Quang Dũng.
Đoạn 2
1. Từ ngữ: động từ: đi, thấy, nhớ, trôi, đung đưa - > sự kiện chia tay, cảm xúc nhớ nhung,
hoài niệm, trạng thái cảnh vật, con người Tây Bắc: tình tứ, duyên dáng.
2. Hình ảnh: Người ra đi trong buổi chiều sương, hồn lau trong không gian mênh mông, xa
vắng; dáng người trên độc mộc; hoa đung đưa, dòng nước lũ. - > Con người và cảnh vật Tây
Bắc: độc đáo, tình tứ, lãng mạn.
- Vần: ấy, thấy - > vần chân, vần lưng: Cảm xúc hoài niệm dâng trào, tuôn chảy qua các câu
thơ.
3. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả.
- Hiện thân của tác giả: Tình yêu, nỗi nhớ, sự say đắm trước vẻ đẹp độc đáo, lãng mạn của con
người và thiên nhiên Tây Bắc; tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
- Đại diện cho tâm hồn lãng mạn người lính Tây Tiến.
2.3. Hoạt động hình thành kiến thức 3 (45 phút): Đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu
tố trong thơ trữ tình trong đoạn 3+4
a) Mục tiêu: (1) (4)
b) Nội dung:
HS đọc hiểu các yếu tố thẩm mĩ trong thơ trữ tình được thể hiện qua đoạn 3 +4
c) Sản phẩm:
Phiếu học tập số 3 +4
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và hoàn thành phiếu học tập số 3 và số 4 .
+GV chiếu/ phát công cụ rubric 1, hướng dẫn HS tự chấm sản phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 3 và 4.
- Báo cáo, thảo luận:
GV gọi 1 học sinh, trình bày phiếu học tập.
- Kết luận, nhận định:
Dựa trên kết luận về đặc trưng thơ trữ tình được thể hiện qua đoạn 3 và 4 , GV nhận xét sản
phẩm của HS, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng tham khảo sau:
Đoạn 3:
1.Từ ngữ:
+ Hán Việt: biên cương, viễn xứ - > Trang trọng, thành kính, tiếc thương.
+ Động từ: mọc, trừng, mơ, đi, chẳng tiếc, về, gầm - > Ngoại hình, khí phách, tâm hồn, sự hi
sinh, mất mát của người lính Tây Tiến, bức chân dung, tượng đài bất tử về người lính Tây
Tiến. Niềm thương tiếc, nỗi nhớ, tự hào, trân trọng, ngợi ca của tác giả Quang Dũng dành cho
đồng đội.
+ Từ láy: rải rác: - > sự cô đơn, mất mát - > niềm tiếc thương trước sự ra đi, cô đơn của đồng
đội.
2. Hình ảnh:
+ Không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng, dáng kiều - > Ngoại hình, nội tâm - >
hiện thực bi thương; tinh thần, khí phách mạnh mẽ; tâm hồn lãng mạn, hào hoa của người lính
Tây Tiến.
+ Nấm mồ, áo bào, chiếu, anh, sông Mã - > sự mất mát, hi sinh, bi tráng.
Đoạn 4:
1. Hình ảnh:
Người đi – ai – hồn - > cụ thể - phiếm chỉ - mờ nhòe - >Hình ảnh trong tâm tưởng, nỗi nhớ,
hoài niệm.
Đường lên - > Không gian núi rừng Tây Bắc xa xôi, cách trở.
2. Từ ngữ:
Động từ: không hẹn ước, chia phôi, về, chẳng về - > lời hẹn ước gắn bó mãi mãi với những
ngày tháng Tây Tiến.
Từ láy: thăm thẳm: Không gian núi rừng Tây Bắc xa xôi, cách trở, khoảng cách, chia li
3. Nhân vật trữ tình trong đoạn 3 + 4
- Hiện thân của tác giả: Nỗi tiếc thương, biết ơn, trân trọng, ngợi ca đồng đội, lời hẹn ước gắn
bó Tây Tiến. Sự trân trọng với quá khứ, tình yêu đất nước.
- Đại diện cho cuộc sống, chiến đấu, tâm hồn, ý chí, lí tưởng, mất mát hi sinh người lính Tây
Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.4. Hoạt động hình thành kiến thức 4 (25 phút): Tìm hiểu về chủ đề và thông điệp, tình
cảm, cảm xúc của người viết.
a) Mục tiêu: (2), (3), (4) (5)
b) Nội dung:
HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập số 5.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 5.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (4HS)
+ GV chiếu/ phát phiếu học tập số 5 để HS thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS cùng thảo luận nhóm, tìm câu trả lời và thực hiện phiếu học tập số 5.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ GV gọi 1 nhóm trình bày sản phẩm trước tập thể.
+ Các thành viên khác bổ sung/tranh luận về nội dung vừa nghe trình bày.
- Kết luận, nhận định:
+ Dựa trên kết luận về chủ đề, tình cảm, cảm xúc, thông điệp, của bài thơ Tây Tiến, GV nhận
xét sản phẩm của HS, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng tham khảo sau:
Chủ đề: Nỗi nhớ về chiến trường miền Tây, về đồng đội, về vẻ đẹp độc đáo, lãng mạn
của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Cảm xúc, tư tưởng: Nỗi nhớ, tình yêu, sự biết ơn, trân trọng đối với một vùng đất,
đồng đội, ngày tháng gian khổ mà hào hùng của tác giả Quang Dũng. - > Biểu hiện
của tinh thần yêu nước, của trách nhiệm trước đất nước, đồng đội, quá khứ.
Thông điệp: Sự biết ơn, trân trọng với quá khứ, gian khổ, đồng đội, những con người,
những nơi đã đi qua.
Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút): Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến, đặc trưng
thơ trữ tình và phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình.
a) Mục tiêu: (1) (2), (3), (4)
b) Nội dung:
HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập số 6.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 6.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi.
+ GV chiếu/ phát phiếu học tập số 6 để HS thực hiện theo các yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS cùng thảo luận nhóm, tìm câu trả lời và thực hiện phiếu học tập số 6
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ GV gọi 1 nhóm thuyết minh sơ đồ tư duy.
+ Các nhóm khác bổ sung, tranh luận, sử dụng công cụ rubric 2 để đánh giá sơ đồ tư duy.
- Kết luận, nhận định:
+ Dựa trên kết luận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến, đặc trưng thơ trữ tình và
phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình đặc trưng thơ trữ tình , GV nhận xét sản phẩm của HS,
hướng dẫn HS kết luận theo định hướng tham khảo sau:
* Nội dung bài thơ “Tây Tiến”:
+ Về nội dung: “Tây Tiến” thể hiện nỗi nhớ của Quang Dũng về thiên nhiên núi rừng
miền Tây Bắc, về đồng đội – những người lính Tây Tiến.
+ Về nghệ thuật: Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh thơ, từ
ngữ, nhịp điệu, vần, dùng từ ngữ độc đáo.

* Đặc trưng thơ trữ tình:

* Cách đọc hiểu thơ trữ tình:

4. Hoạt động 4: Vận dụng: HS làm bài ở nh


a) Mục tiêu: (1) (2), (3), (4)
b) Nội dung:
HS đọc văn bản thơ trữ tình, hoàn thành phiếu học tập số 7.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 7
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV trình chiếu/ phát phiếu học tập số 7
+ GV yêu cầu HS chọn một văn bản thơ trữ tình để đọc.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Đọc văn bản thơ trữ tình ở nhà và thực hiện phiếu học tập số 7
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Phiếu học tập số 7
- Kết luận, nhận định:
Dựa vào bài làm của học sinh , công cụ thang đo.

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC


1. Phiếu học tập

Phiếu học tập số 1: Đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình qua đoạn 1
Đọc đoạn 1 bài thơ Tây Tiến, trả lời các câu hỏi và điền vào bảng sau đây:
1. Tìm những danh từ riêng, từ láy, thán từ trong đoạn thơ và phân tích giá trị biểu đạt của
chúng.
2. Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trong đoạn thơ, phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ấy.
3. Em hãy nhận xét về thanh điệu của 2 câu thơ sau:
- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
4. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả, với những suy tư, tâm trạng, nỗi
niềm. Nhân vật trữ tình trong thơ còn là một hình tượng khái quát, mang tâm trạng, cảm xúc, ý
nghĩ cho một loại người, thế hệ người. Trong đoạn 1 bài thơ Tây Tiến, nhân vật trữ tình hiện
lên như thế nào?

Các yếu tố thẩm mĩ Ví dụ Phân tích ý nghĩa

Từ ngữ

Hình ảnh

Nhịp điệu (phối thanh bằng


trắc)

Nhân vật trữ tình

Phiếu học tập số 2: Đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình qua đoạn 2
Đọc đoạn 2 đoạn thơ, trả lời các câu hỏi và điền vào bảng sau đây:
1. Tìm những động từ trong đoạn thơ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
2. Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trong đoạn thơ, phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ấy.
3. Tìm những câu gieo vần trong đoạn 2 và phân tích ý nghĩa của việc sử dụng vần trong đoạn
thơ.
4. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả, với những suy tư, tâm trạng, nỗi
niềm. Nhân vật trữ tình trong thơ còn là một hình tượng khái quát, mang tâm trạng, cảm xúc, ý
nghĩ cho một loại người, thế hệ người. Trong đoạn 1 bài thơ Tây Tiến, nhân vật trữ tình hiện lên
như thế nào?

Các yếu tố thẩm mĩ Ví dụ Phân tích – đánh giá

Từ ngữ

Hình ảnh

Nhịp điệu (gieo vần)

Nhân vật trữ tình

Phiếu học tập số 3: Đọc hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ trữ tình trong đoạn 3
Đọc đoạn 3 bài thơ Tây Tiến, trả lời các câu hỏi và điền vào bảng sau đây:
1. Tìm những từ Hán Việt trong đoạn thơ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
2. Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trong đoạn thơ, phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ấy.
3. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả, với những suy tư, tâm trạng, nỗi
niềm. Nhân vật trữ tình trong thơ còn là một hình tượng khái quát, mang tâm trạng, cảm xúc, ý
nghĩ cho một loại người, thế hệ người. Trong đoạn 1 bài thơ Tây Tiến, nhân vật trữ tình hiện lên
như thế nào?

Các yếu tố thẩm mĩ Ví dụ Ý nghĩa

Từ ngữ

Hình ảnh
Nhân vật trữ tình:

Phiếu học tập số 4: Đọc hiểu đặc trưng thơ trữ tình trong đoạn 4
Đọc đoạn 4 bài thơ Tây Tiến, trả lời các câu hỏi và điền vào bảng sau đây:
1. Tìm những động từ, từ láy trong đoạn thơ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
2. Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trong đoạn thơ, phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ấy.
3. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả, với những suy tư, tâm trạng, nỗi
niềm. Nhân vật trữ tình trong thơ còn là một hình tượng khái quát, mang tâm trạng, cảm xúc, ý
nghĩ cho một loại người, thế hệ người. Trong đoạn 1 bài thơ Tây Tiến, nhân vật trữ tình hiện lên
như thế nào?

Các yếu tố thẩm mĩ Ví dụ Ý nghĩa

Từ ngữ

Hình ảnh

Nhân vật trữ tình:

Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về chủ đề, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thông điệp của người viết.
1. Chủ đề là vấn đề chính của văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trên cơ sở đó
em hãy xác định chủ đề của văn bản Tây Tiến. Dựa vào đâu mà em có thể xác định được như
vậy?
2. Thơ trữ tình phản ánh hiện thực khách quan qua việc biểu hiện thế giới chủ quan với
những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Trên cơ sở đó, em hãy xác định tư tưởng, tình
cảm, cảm xúc của Quang Dũng đối với thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc và hình ảnh người
lính Tây Tiến được thể hiện qua văn bản.
Theo em, thông điệp mà tác giả Quang Dũng muốn gửi đến người đọc qua văn bản Tây Tiến là
gì? Dựa vào đâu mà em có thể rút ra được thông điệp ấy?

Phiếu học tập số 6:


1. Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tây Tiến”

2. Vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thơ trữ tình và phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình.

Phiếu học tập số 7: Đọc văn bản thơ trữ tình và điền vào phiếu học tập sau:

Tiêu chí Biểu hiện – phân tích ý nghĩa

Bố cục

Đọc hiểu hình thức:


- Từ ngữ
- Hình ảnh
- Nhịp điệu
- Nhân vật trữ tình

Đọc hiểu nội dung:


- Chủ đề
- Tư tưởng, cảm xúc
- Thông điệp

2. Công cụ đánh giá


Rubrics đánh giá kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình (đoạn 1, 2,3,4)

TIÊU CHÍ TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU

1. Nhận diện (từ Xác định được Xác định được Xác định được Chưa xác định được
ngữ, hình ảnh, những từ ngữ, những từ ngữ, những từ ngữ,
nhịp điệu, vần). hình ảnh, nhịp hình ảnh, nhịp hình ảnh, nhịp
điệu đầy đủ, tiêu điệu khá đầy điệu.
biểu, đặc sắc. đủ.

2. Phân tích, Phân tích, đánh Phân tích, đánh Phân tích, đánh Chưa phân tích
được ý nghĩa giá được ý nghĩa giá được ý giá được ý nghĩa được.
biểu đạt. biểu đạt sâu sắc, nghĩa biểu biểu đạt hợp lí
hợp lí, lo gic. đạt ,hợp lí, lo nhưng không đầy
gic nhưng chưa đủ.
đầy đủ.

3. Đánh giá Đánh giá được Đánh giá được Có đánh giá nhân Chưa đánh giá được.
được nhân vật nhân vật trữ tình nhân vật trữ vật trữ tình
trữ tình một cách sâu tình nhưng còn nhưng chưa rõ
sắc. hạn chế. ràng.

Rubic 2: Đánh giá sơ đồ tư duy

NỘI DUNG MỨC ĐÁNH GIÁ


YÊU CẦU
(1) (2) (3)
SƠ ĐỒ TƯ - Phần thông tin; HS chỉ - Phần thông tin: HS - Phần thông tin: HS nêu
DUY nêu được một đặc điểm nêu đúng hai đặc điểm đúng ba đặc điểm của văn
của VB thơ trữ tình. của văn bản thơ trữ bản thơ trữ tình.
- Phần hình thức: sơ đồ tình. - Phần hình thức: Sơ đồ có
chỉ có nhánh chính. - Phần hình thức: sơ nhánh chính và các nhánh
đồ có nhánh chính và phụ được sắp xếp hợp lí.
các nhánh phụ nhưng
sắp xếp chưa hợp lí.

TRẢ LỜI HS không trả lời được HS trả lời đúng một ý HS trả lời đúng các ý trong
CÂU HỎI câu hỏi. trong câu hỏi hoặc trả câu hỏi một cách sâu sắc.
lời đúng các ý trong
câu hỏi nhưng sơ lược.

2. Thang đo đánh giá kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình qua một văn bản khác

TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ


1. Không thực hiện được.
2. Gặp khó khăn nhưng vẫn thực hiện được.
3. Đôi lúc gặp khó khăn nhưng hầu hết thực
hiện một cách dễ dàng.
4. Rất ít gặp khó khăn, thường xuyên thực
hiện một cách dễ dàng.

1 2 3 4

Đọc hiểu khái quát:


- Cảm xúc chủ đạo.
- Bố cục/tứ thơ/cấu trúc.

Đọc hiểu hình thức:


Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của
một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh,
vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

Đọc hiểu nội dung:


- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà
văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình
thức nghệ thuật của văn bản;
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc,
cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua
văn bản.

You might also like