You are on page 1of 6

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH


BÀI DẠY: LỚP 9
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN HIỆN ĐẠI
NGỮ LIỆU: BẾP LỬA (Bằng Việt).

I. Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học/ chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi tới người đọc
thông qua hình thức, nghệ thuật của văn bản.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua
văn bản
Đọc - Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu,
ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư
liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Biết viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ, đoạn thơ nêu được vấn đề và suy nghĩ của
Viết người viết.
- Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản thơ hiện đại.
Nói và nghe - Nắm chắc nội dung trình bày của người khác.

II. Mục tiêu dạy học bài “Bếp lửa”


Phẩmchất,
YCCĐ
nănglực
1. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Biết cách đọc diễn cảm bài thơ
Nhận biết về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
1
Hiểu được nội dung bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm
chân thành của người cháu đối với bà.
NĂNG LỰC ĐỌC Cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương,
giàu đức hy sinh.
Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa
miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

Nhận biết được sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả bình luận trong tác phẩm trữ tình.

NĂNG LỰC Viết được bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ
VIẾT
NĂNG LỰC NÓI Sử dụng hình thức kể chuyện kết hợp với trí tưởng tượng hãy kể lại câu chuyện về tình bà cháu
VÀ NGHE
2. NĂNG LỰC CHUNG
TỰ CHỦ VÀ TỰ Có thể nhận ra những sai sót, hạn chế trong cách ứng xử với người lớn để dần hoàn thiện
HỌC nhân cách bản thân.

3. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU


YÊU NƯỚC - Bồi đắp tình cảm gia đình, giáo dục lòng yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ nói riêng
và thái độ trân trọng tình cảm của con người nói chung.
- Yêu văn chương, yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có
mối liên hệ chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước..

III. Lập Kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

Năng lực Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá


- Phương pháp hỏi- đáp - Câu hỏi, bài tập
- Phương pháp quan sát - Sản phẩm học tập (phiếu học tập)
Đọc - PP đánh giá qua sản phẩm của HS - Bảng kiểm: xác định luận điểm của văn bản
2
- PP kiểm tra viết
- PP kiểm tra viết. - Sản phẩm học tập: bài viết
Viết - PP đánh giá qua sản phẩm của HS - Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics)
- Phương pháp quan sát - Bảng kiểm
Nói và - PP đánh giá qua sản phẩm (clip thuyết - Phiếu đánh giá theo tiêu chí.
nghe trình)

IV. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá.


Công cụ minh họa như sau:
(1) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập được thể hiện trong chủ đề.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


(Dùng cho hoạt động nhóm- Phần khởi động)
Kể tên các văn bản thơ hiện đại mà em đã học trong Kể được 3 văn bản thơ hiện đại
chương trình Ngữ văn 9
……………………………… …………………………..

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


(Dùng trong phần Luyện tập)
Bảng kiểm những thông tin trong văn bản “Bếp lửa”

Thông tin Đúng Sai


1. Bằng Việt quê ở Hà Nội
2. Bài thơ Bếp lửa sáng tác năm 1965
3. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh ông đang học tập ở nước ngoài.
4. Bài thơ khơi dậy tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước
5. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


3
(Dùng trong phần luyện tập)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?
A. Người bà
B. Người bố
C. Người cháu
D. Người mẹ
Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 3: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?
A. Người cháu
B. Bếp lửa
C. Tiếng chim tu hứ
D. Cuộc chiến tranh
Câu 4: Từ ấp iu trong Một bếp lửa ấp iu nồng đượm gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế
nào?
A. Kiên nhẫn, khéo léo
B. Cần cù, chăm chỉ
C. Vụng về, thô nhám
D. Mảnh mai, yếu đuối.
DỰ KIẾN TRẢ LỜI
Câu 1 2 3 4
Đáp án C B B A

(2)Thẻ kiểm tra

4
(Dùng trong phần luyện tập)

THẺ KIỂM TRA


Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ viết về tình bà cháu? Đó là bài thơ nào? của ai?

DỰ KIẾN TRẢ LỜI:


Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

(3)Rubrics đánh giá bài viết


(Dùng cho dạy phần viết)
Tiêu chí Các mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
1.Nội dung Đúng nội dung, Đúng nội dung, còn Đúng và khá đầy đủ Đúng và đầy đủ nội dung theo
thiếu nhiều thông thiếu một số thông nội dung theo yêu yêu cầu về tác giả( tiểu sử,
tin về tác giả, văn tin về tác giả, tác cầu về tác giả, tác phong cách, sở trường, một số
bản phẩm. phẩm tác phẩm tiêu biểu); văn
bản( xuất xứ, chủ đề, PTBĐ, thể
loại, bố cục)
2. Sử dụng từ ngữ Vốn từ nghèo nàn, Sử dụng vốn từ còn Sử dụng từ ngữ Sử dụng từ ngữ chính xác, vốn
đơn điệu, không đơn điệu, nhiều chỗ chính xác và khá đa từ đa dạng, giàu hình ảnh, linh
chính xác chưa chính xác dạng. hoạt.
3. Cách trình bày Chưa biết cách giới Biết giới thiệu ngắn Biết giới thiệu ngắn Biết giới thiệu ngắn gọn về bản
thiệu về bản thân gọn về bản thân và gọn về bản thân và thân và nội dung bài trình bày,
và nội dung bài nội dung bài trình nội dung bài trình sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.
trình bày, sử dụng bài, sử dụng ngôn bày. sử dụng ngôn
ngôn ngữ không ngữ chưa linh hoạt. ngữ khá linh hoạt
linh hoạt.
4. Phong cách Diễn đạt vụng về, Diễn đạt còn thiếu Diễn đạt trôi chảy, Diễn đạt trôi chảy, tự tin, giọng
chưa tự tin, người tự tin, giọng to tự tin, giọng to, rõ to, rõ ràng để người nghe tiếp
nghe khó tiếp nhận nhưng còn lúng ràng để người nghe nhận được thông tin
5
được thông tin túng. tiếp nhận được
thông tin,

(4)Thang đánh giá sản phẩm nói: “Cảm nhận của em về tình cảm của Bằng Việt dành cho bà khoảng 5
phút” (clip bài nói)
(Dùng cho dạy phần nói)
Hãy ghi lại mức độ thường xuyên HS phải thực hiện khi trình bày một bài nói, cụ thể:
- Mức độ 1: Chưa bao giờ
- Mức độ 2: Đôi khi
- Mức độ 3: Thường xuyên
- Mức độ 4: Luôn luôn
Mức độ Tiêu chí

4 3 2 1 Có cách đặt vấn đề và cách kết thúc ấn tượng

4 3 2 1 Cảm nhận sâu sắc về tình cảm của tác giả dành cho bà.

4 3 2 1 Diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng, rõ ràng

4 3 2 1 Thể hiện được thái độ, cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày

4 3 2 1 Có kết hợp yếu tố phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ)

4 3 2 1 Tốc độ nói vừa phải, phát âm rõ ràng, âm lương vừa phải

You might also like