You are on page 1of 10

Viết văn bản nghị luận phân tích,

đánh giá một bài thơ


I. Tri thức về kiểu bài
1. Khái niệm:

- Phân tích đánh giá một bài thơ về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn
học dung lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy.

2. Yêu cầu đối với kiểu bài:

• Về nội dụng:

- Xác định được chủ đề, phân tích, đánh giá được ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.

- Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ
tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ

• Về kĩ năng:

- Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.

- Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ

- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
DÀN Ý CỦA KIỂU BÀI

Yêu cầu

Mở bài Giới thiệu bài thơ (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,..).
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
Thân bài Xác định chủ đề của bài thơ (Chủ đề bài thơ là gì? Chủ đề đó bao gồm những khía cạnh nào?)
Phân tích, đánh giá chủ đề bài thơ (Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ)
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ (dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ
tình, thể thơ, kết cấu, vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…)
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề bài thơ.
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ bài thơ
(Có thể phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật riêng hoặc kết hợp vừa đánh giá nội dung, vừa đánh
giá nghệ thuật)
Kết bài Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề bài thơ
Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo
1. Ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh; vì không có đoạn mở bài, kết bài;
ngữ liệu chỉ phân tích hình ảnh thơ
2. Nội dung phân tích đánh giá trong ngữ liệu được trình bày theo cách kết hợp phân tích
đánh giá nội dung với nghệ thuật.
3. Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc của hình ảnh thơ trong hai câu đề
- Phân tích đánh giá cách miêu tả hình ảnh trong hai câu thực
- Phân tích, đánh giá các hình ảnh gợi mở không gian trong hai câu luận
- Liên hệ so sánh làm rõ them sức gợi tả của hình ảnh.
4. Dẫn chứng, lí lẽ lấy từ bài thơ: từ ngữ (lạnh lẽo, trong veo; khẽ đưa vèo…); hình ảnh
(sóng biếc, lá vàng; tầng mây lơ lửng; ngõ trúc quanh co…)
5. Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác
phẩm.
III. THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH
1. Đề bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ
thuật của một trong các bài thơ sau:
a. Áo đỏ
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
(Vũ Quần Phương)
b. Mây và bông
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
(Ngô Văn Phú)
c. Việt Nam quê hương ta
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy than yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hòa
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm long thủy chung…
d. Trường huyện
Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em, lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đầu đội chung một lá sen tơ

Lá sen vương vấn hương sen ngá,t


Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc,
Theo về tận cửa mới tan mơ

Em đi phố huyện tiêu điều lắm


Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi.
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.
(Nguyễn BÍnh)
2. Hướng dẫn viết theo quy trình

Quy trình viết Thao tác Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị - Xác định mục đích viết, người đọc Xác định đề tài, mục đích, người đọc để
trước khi viết - Xác định đề tài định hướng nội dung giao tiếp
- Thu thập tư liệu Thu thập tư liệu để có thong tin viết bài
Bước 2: Tìm ý, lập Tìm ý Phác thảo tất cả những ý nảy ra trong đầu
dàn ý Chọn lựa, sắp xếp các ý theo trình tự hợp
Lập dàn ý lí; đảm bảo hai luận điểm: phân tích đánh
giá đặc sắc về hình thức nghệ thuật và
phân tích, đánh giá chủ đề
Bước 3: Viết bài Viết bài Triển khai bài viết dựa trên dàn ý, đối
chiếu với bảng kiểm để chỉnh sửa từng
phần bài viết
Bước 4: Xem lại và Xem lại và chỉnh sửa Đảm bảo bài văn đúng yêu cầu
chỉnh sửa Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm cho lần viết sau
3. Thực hành viết theo quy trình
a. Bước 1:
- Chọn tác phẩm thơ sẽ viết bài phân tích, đánh giá
- Bạn sẽ viết bài này cho ai đọc, nhằm mục đích gì?
- Bạn dự định chọn cách viết như thế nào?
- Bạn sẽ tìm tư liệu cho bài viết từ đâu?
b. Bước 2:
- Tìm ý cho bài viết
- Lựa chọn, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí
(Có thể đánh giá, phân tích chủ đề và những đặc sắc nghệ thuật riêng hoặc k ết h ợp, nh ưng ph ải
đảm bảo đủ 2 luận điểm)
c. Bước 3:
Viết bài (làm tại nhà)
d. Bước 4:
- Bạn hãy dựa vào Bảng kiểm để đánh giá về bài làm của mình
- Chỉnh sửa những chỗ chưa đạt yêu cầu
- Rút kinh nghiệm cho bài làm sau khi nghe nhận xét từ giáo viên và các bạn khác.

You might also like