You are on page 1of 4

ÔN TẬP HỌC KÌ I – HOÁ 10 Họ và tên: .........................................................

ĐỀ 1
Câu 1: Cho các chất sau Na2S, C2H2, Mg3N2, CO2, HClO4.
a. Chất nào được tạo thành từ liên kết ion? Viết PT phản ứng tạo thành chất đó từ các đơn chất tương
ứng kèm theo sự dịch chuyển electron.

b. Chất nào được tạo bởi liên kết cộng hóa trị.Viết công thức cấu tạo của chúng.

Câu 2:
a. Cobalt (Co) là một kim loại được thêm vào thép để tăng tính khả năng chống ăn mòn. Hãy tính khối
lượng của một mẫu cobalt chứa 5,00.1020 nguyên tử. Cho biết khối lượng nguyên tử của Co là 58,93
amu và NA = 6,022.1023.

b. Khối lượng phân tử (g) của phân tử Cl2 bằng bao nhiêu? Biết mỗi nguyên tử clo có 17 proton, 18
neutron và 17 electron và mp=1,6726.10-27kg, mn= 1,6748.10-27kg và me = 9,1094.10-31kg.
c. Chromium là một chất dinh dưỡng thiết yếu tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, insulin và
lipid máu. Trong tự nhiên, chromium tồn tại 4 đồng vị như sau:
AS = 52, 06
50 52 53 54
Cr Cr Cr Cr Cr
% x% 83,789% 4x% 2,365%
Hãy tính giá trị phần trăm của hai đồng vị còn lại trong bảng số liệu.
Câu 3: Nguyên tố X tích lũy trong các tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt nguyên
tố X cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm nguy cơ cao huyết áp và đột
quỵ. Nguyên tố Z được dùng chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm và chất nhạy với ánh sáng. Nguyên tố X chỉ
có 7 electron trên phân lớp s, còn nguyên tử Z chỉ có 17 electron trên các phân lớp p.
a. Viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Z.

b. Hợp chất tạo bởi X và Z có tính dẫn điện không? Vì sao?


c. Trong thực tế cuộc sống, hợp chất tạo bởi X và Z được dùng để làm gì?
Câu 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z, R. Cho biết dữ liệu liên quan đến các nguyên tố trên như sau:
- Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA.
- Nguyên tử của nguyên tố Y có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6e.
- Nguyên tử của nguyên tố Z có tổng số electron trên phân lớp p gấp 1,5 lần tổng số electron trên phân
lớp s. Biết Z thuộc chu kì 3.
- Ion R3+ có phân mức năng lượng ngoài cùng là 3d5.
Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định số hiệu nguyên tử của X, Y, Z, R.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ, kế tiếp nhau, cần 350 ml dung dịch HCl
2M thu được dung dịch X chứa các muối và V (lít, đktc) khí H2.
a. Xác định % khối lượng hai kim loại kiềm thổ đã dùng.
b. Tính V.

ĐỀ 2
Câu 1:
a. Viết công thức cấu tạo của các chất sau: NH3, P2O5, HNO3, SO2.
b. Cho: A (Z = 17), B (Z = 15), D (Z = 20)
• Xếp tính phi kim giảm dần của A, B, D
• Xếp tính acid của các hydroxide tương ứng tăng dần

Câu 2: Ion F- thường được thêm vào kem đánh răng dưới dạng muối sodium fluoride (NaF), một số nơi ở Mỹ
thêm F- vào nước uống đóng chai với nồng độ 1 mg ion F- trên 1L nước để giúp răng thêm chắc và chống chọi
bệnh sâu răng. Tuy nhiên với hàm lượng tương đối thấp: 0,2 g ion F- trên cơ thể có trọng lượng 70kg có thể
gây tử vong.
a. Viết sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NaF cho biết Na (Z = 11), F (Z = 9)
b. Nếu giả sử 1 loại nước đóng chai có thể tích 330ml có chứa ion F-, hãy xác định một người 70kg cần
uống bao nhiêu chai nước thì mới đạt đến ngưỡng F- gây độc.

Câu 5: Nguyên tố R được biết đến với tên “diêm sinh”, là chất bột màu vàng. Bằng thực nghiệm, người ta đã
kết luận R có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, từ đó làm xẹp nốt mụn một cách nhanh chóng. Hóa
trị của R trong oxide gấp 3 lần hóa trị của R trong hợp chất với hydrogen.
16
a. Trong hợp chất với hydrogen thì nguyên tố R chiếm phần về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
17

b. Cho 16 gam oxide cao nhất của R tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH a%. Biết lượng NaOH đã lấy
dư 20% so với lượng cần phản ứng. Tính giá trị của a.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 0,48 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl dư. Khối lượng dung
dịch sau phản ứng tăng lên 0,44 gam. Xác định tên kim loại R?

Câu 6: X thuộc nhóm VIIA. Cho 14,2 gam khí X2 phản ứng với sodium dư thu được 23,4 gam muối khan.
Tìm tên X?
Câu 7:
a. Nguyên tố D ở chu kỳ 4 nhóm B, nguyên tử D có 1 electron hóa trị, viết cấu hình e của D và D2+
b. Giải thích sự tạo thành liên kết trong hợp chất giữa X và Y biết X ở chu kỳ 4 nhóm IIA và cấu hình e
của Y: [Ar]3d104s24p5. Viết phương trình hóa học có sự di chuyển electron.

ĐỀ 3
Câu 1: Biểu diễn công thức cấu tạo của các chất au: CH4, CO2, HNO3, H2CO3, P2O3.
14 16 23 31
Câu 2: Cho 7 N, 8 O, 11 Na , 15 P , 5224 Cr
a. Tính số hạt proton có trong Na3PO4, NO3- .
b. Tính số hạt electron có trong P2O5, PO 34- , Cr2O72-.
Câu 3:
a. Cho biết giá trị độ âm điện: F= 3,98; O = 3,44; S = 2,58; C = 2,55; K = 0,82; Al = 1,61). Xác định kiểu
liên kết có trong các phân tử: AlF3, K2S, SO3 và Al4C3.
b. Giải thích sự tạo thành liên kết ion có trong các phân tử K2O, Ca3N2.
Câu 4: Cho các nguyên tố 11Na, 14Si, 19K, 15P và 16S.
a. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính kim loại, giải thích trật tự sắp xếp đó?
b. Viết công thức oxide cao nhất của các nguyên tố Na, Si, K,P, S và nếu tính chất cơ bản (tính acid hay
base) của các oxide đó.
Câu 5: Bằng phương pháp phổ khối lượng (Mass spectrometer) người ta
xuất được các giá trị đồng vị bền của Lead (Pb) và phần trăm các đồng vị
cho bởi đồ thị hình vẽ trên. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Pb được
tính ra là 207,24.
a. Xác định % của đồng vị 207Pb còn thiếu trong phổ khối bên dưới.
b. Nếu có 524 nguyên tử 208Pb thì số nguyên tử các đồng vị còn lại của
Pb sẽ là bao nhiêu?
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam kim loại X hóa trị III cần dùng V lít không khí (đkc) thu được 20,4g
oxide tương ứng
a. Xác định tên kim loại X?
b. Tính thể tích không khí cần dùng ? Biết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích
c. Cho lượng oxide thu được trên hòa tan hoàn toàn vào lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25% thu được
dung dịch Y. Tính C% của dung dịch Y .

You might also like