You are on page 1of 6

BÀI TẬP OXI - LƯU HUỲNH

Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon.


A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.
B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử.
C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.
D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.
Câu 2: Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4. Sau phản ứng hoá học, ion O2- có cấu hình electron là
A. 1s22s22p42p2 B. 1s22s22p43s2 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s2
Câu 3: Chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không cực?
A. H2S B. O2 C. Al2S3 D. SO2
Câu 4: Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm oxi (VIA)? Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu:
A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần B. Bán kính nguyên tử tăng dần
C. Tính bền của hợp chất hidro tăng dần D. Tính acid của hợp chất hidroxit giảm dần
Câu 5: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?
A. SO2 và SO3. B. HCl hoặc Cl2. C. H2 hoặc hơi nước. D. Ozon hoặc hiđrosunfua.
Câu 6: Trong nhóm oxi theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì sự biến đổi tính chất nào sau đây là đúng?
A. Tính oxi hoá tăng dần, tính khử giảm dần
B. Năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần
C. Ái lực electron tăng dần
D. Tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần
Câu 7: Khí có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách nước ra khỏi oxi?
A. Nhôm oxit B. Acid sunfuric đặc C. Nước vôi trong D. Dung dịch natri hidroxit
Câu 8: Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây?
A. CaCO3 B. KClO3 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3
Câu 9: Trong công nghiệp, từ khí SO2 và O2, phản ứng hoá học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ phòng B. Đun nóng đến 500oC và có mặt xúc tác V2O5
C. Đun nóng đến 500 C o
D. Nhiệt độ phòng và có mặt xúc tác V2O5
Câu 10: Sự hình thành lớp ozon (O3) trên tầng bình lưu của khí quyển là do:
A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển
C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất D. A và B đều đúng.
Câu 11: Chọn phương án đúng:
A. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.
B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim tạo oxit cao nhất.
C. Trong các phản ứng có oxi tham gia thì oxi thường đóng vai trò là chất khử.
D. Trong các phản ứng có oxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất oxi hoá.
Câu 12: Chọn phương án đúng cho cách điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm:
A. Điện phân nước. B. Điện phân dung dịch CuSO4.
C. Chưng cất không khí lỏng. D. Nhiệt phân KClO3 hoặc KMnO4.
Câu 13: Cặp chất nào dưới đây được gọi là dạng thù hình của nhau?
A. Oxi lỏng và khí oxi. B. Nitơ lỏng và khí nitơ. C. Oxi và ozon. D. Iot tinh thể và hơi iot.
Câu 14: O2 và O3 là hai dạng thù hình của nhau vì:
A. Chúng cùng có cấu tạo từ những nguyên tử của nguyên tố oxi.
B. Chúng cùng có tính oxi hoá.
C. Chúng có số lượng nguyên tử khác nhau.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 15: Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?
A. 1s22s22p4. B. 1s22s22p6. C. [Ne]3s23p6. D. [Ar] 4s24p6.
Câu 16: O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI.
TÌM THÀNH PHẦN KHÍ TRONG HỖN HỢP – SƠ ĐỒ ĐƯỜNG CHÉO
Câu 17: Tỉ khối của hỗn hợp X gồm O2 v à O3 so với H2 là 18. Phần trăm thể tích của O2 và O3 có trong hỗn hợp X
lần lượt là
A. 25% và 75 B. 20 và 70 C. 50 và 50 D. 75 và 25
Câu 18: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol
X?
A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m g cacbon trong V l khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối với oxi là
1,25. Thành phần % theo thể tích của CO2 có trong hỗn hợp là
A. 6,67% B. 66,67% C. 33.33% D. 3,33%
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn a gam Cacbon trong V lít ôxi (đktc) thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối so với Hiđrô là
20, dẫn hỗn hợp A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa a và V có giá trị là.
A. 2 g; 1,12 lít B. 2,4 g; 4,48 lít C. 2,4 g; 2,24 lít D. 1,2g; 3,36lít
TĂNG GIẢM THỂ TÍCH
Câu 21: Ozon hóa V lit khí Oxi, thể tích khí thu được sau phản ứng giảm 3 lit so với thể tích khí ban đầu. Giá trị của
V là
A. 3 lit B. 4,5 lit C. 6 lit D. 9 lit
Câu 22: Có hỗn hợp khí O2 và O3. Sau 1 thời gian, O3 bị phân huỷ hết, ta được 1 chất khí duy nhất có thể tích tăng
thêm 2%. Thành phần % theo thể tích của O3 trong hỗn hợp là.
A. 2% B. 3% C. 4% D. 5%
Câu 23: Sau khi ozon hoá 100ml khí oxi, đưa nhiệt độ về trạng thái trước phản ứng thì áp suất giảm 5% so với áp
suất ban dầu. Thành phần % của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là.
A. 5% B. 10% C. 15% D. 20%
BÀI TẬP THEO PHẢN ỨNG
Câu 24: Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân

A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.
Câu 25: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:
A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. C. 9,1 gam. D. 10 gam.
Câu 26: Đốt 4,8 g lưu huỳnh trong 5,6 lit oxi (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí thu được sau phản ứng so với hidro là:
A. 19 B. 22 C. 25,6 D. 29,5
Câu 27: Dẫn 2,24 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím
đen. Như vậy % thể tích của O3 trong X là
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. không xác định.
Câu 28: Đốt 13 gam bột một kim loại hoá trị II trong ôxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối
lượng 16,2gam (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là
A. Fe B. Cu C. Zn D. Ca
LƯU HUỲNH
TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT LƯU HUỲNH
Câu 1: Hạt vi mô nào sau đây có cấu hình electron giống Ar ( Z=18)?
A. O2-. B. S. C. Te. D. S2-.
Câu 2: Trong phản ứng S + 2H2SO4 đn → 3SO2 + 2H2O , tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu
huỳnh bị oxi hoá là
A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 3 : 1 D. 2 : 1
Câu 3: Dãy dơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. Cl2, O3, S B. S, Cl2, Br2 C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của lưu huỳnh là
A. 3s23p4 B. 2s22p4 C. 3s23p6 D. 2s22p6
Câu 5: Cấu hình electron nguyên tử nào là của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích?
A.1s22s2 2p6 3s23p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s23p33d1 C. 1s2 2s22p4 D. 1s22s22p63s23p6
Câu 6: Cấu hình electron nguyên tử nào là của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích để nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo ra
6 e độc thân?
A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p33d1 C. 1s22s22p63s13p33d2 D. 1s22s22p63s23p5
Câu 7: Chọn phương án sai về tính chất vật lý của lưu huỳnh:
A. S là chất rắn không tan trong nước. B. S là chất dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
C. S là chất có nhiệt độ nóng chảy thấp. D. S là chất rắn màu vàng, mùi khét.
Câu 8: Chọn phương án sai:
A. Khi tác dụng với kim loại, S là chất ôxi hoá. B. Khi tác dụng với phi kim, S là chất khử.
C. Khi tác dụng với chất của oxi hóa, S là chất khử. D. Khi đun nóng S tác dụng với các phi kim trừ N2 và I2.
Câu 9: Số oxi hoá của S trong các hợp chất sau: Cu2S, FeS2, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3 lần lựơt là:
A. -4, -2, +6, +7, +4. B. -4, -1, +6, +7, +4. C. -2, -1, +6, +6, +4. D. -2, -1, +6, +7, +4.
Câu 10: Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu huỳnh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
LƯU HUỲNH PHẢN ỨNG VỚI KIM LOẠI – BÀI TOÁN CHẤT DƯ
Câu 11: Nung nóng một hỗn hợp gồm 6,4g S và 1,3g Zn trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn. Hãy xác định thành
phần định tính và định lượng của hỗn hợp sau phản ứng trên?
A. 7,7g ZnS B. 1,94g ZnS và 5,76g S dư C. 1,94g ZnS và 5,76g Zn dư D. 1,94g ZnS
Câu 12: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6g Fe và 1,6g S đến phản ứng hoàn toàn rồi cho hỗn hợp sau phản ứng vào 500
ml dung dịch HCl thu V lit khí (đktc) và dung dịch A. Các khí thu được là và có thể tích là
A. H2; 1,12 lit B. H2; 1,12 lit và H2S; 1,12 lit
C. H2S; 1,12 lit D. H2; 2,24 lit và H2S; 1,12 lit
Câu 13: Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S, Lấy sản phẩm thu được cho vào 20ml dung dịch
HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng các khí và nồng độ
mol/l của dung dịch HCl cần dùng là
A. 1,2 g; 0,5 M B. 1,8 g; 0,25 M C. 0,9 g; 0,5M D. 0,9 g; 0,25M
Câu 14: Cho hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng vừa đủ với 12,8g S thu được 23,8 g muối. % khối lượng của Fe và Al
trong hỗn hợp đó là
A. 50,09% và 49,91% B. 53,85% và 46,15% C. 63,8% và 36,2% D. 72% và 28%
HIĐRO SUNFUA
TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT H2S
Câu 1: Sục 1 dòng khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen. Khẳng định nào sau đây đúng:
A. Axít H2SO4 yếu hơn axít H2S B. Xảy ra phản ứng oxi hoá khử
C. CuS không tan trong axít H2SO4 D. H2S không tan
Câu 2: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8 HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất
tham gia phản ứng?
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử B. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa
C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử D. Cl2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá
Câu 3: Chọn phương án sai:
A. Phân tử H2S có liên kết cộng hoá trị.
B. Trong phân tử H2S nguyên tử S còn hai cặp electron tự do.
C. Trong phân tử H2S thì S có hoá trị 2, số ôxi hoá (-2).
D. Trong phân tử H2S thì S có hoá trị 2, số ôxi hoá (+2).
Câu 4: Chọn khẳng định đúng:
A. Hidro sunfua là một chất ôxi hoá mạnh. B. Hidro sunfua là một chất ôxi hoá yếu.
C. Dung dịch H2S là một axít mạnh. D. Hidro sunfua là một chất khử mạnh.
Câu 5: Tính axít của các chất sau sắp xếp theo chiều giảm gần:
A. HCl > H2S > H2CO3 B. HCl > H2CO3 > H2S C. H2S > HCl > H2CO3 D. H2S > H2CO3 > HCl
Câu 6: Dung dịch hidro sufua có tính chất hóa học đặc trưng là
A. Tính oxi hóa B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
C. Tính khử D. Không có tính oxi hóa ,không có tính khử
Câu 7: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8 HCl. Tỉ lệ số nguyên tử bị khử : số nguyên tử bị
khử là
A. 8 : 2 B. 8 : 1 C. 8 : 3 D. 8 : 4
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế H2S bằng phản ứng hóa học nào dưới đây:
A. H2 + S  H2S B. ZnS + 2H2SO4  ZnSO4 + H2S
C. Zn + H2SO4 đ, nóng ZnSO4 + H2S + H2O D. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
Câu 9: Phương trình hóa học nào dưới đây không phải là phản ứng chứng minh dung dịch H2S có tính khử:
A. 2H2S + O2 2H2O + 2S. B. 2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2.
C. H2S + 4Cl2 + 4 H2O H2SO4 + 8HCl D. NaOH + H2S Na2S + H2O
Câu 10: Có 2 bình đựng khí H2S, O2 để nhận biết 2 khí đó người ta dùng thuốc thử là
A. Dẫn từng khí qua dung dịch Pb(NO3)2. B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch KOH. D. Dung dịch HCl.
Câu 11: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng.
A. Chuyển thành mầu nâu đỏ. B. Bị vẩn đục, màu vàng.
C. Vẫn trong suốt không màu D. Xuất hiện chất rắn màu đen
Câu 12: Loại bỏ H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp khí lội qua dung dịch.
A. Na2S B. KOH C. Pb(NO3)2 D. Cả B và C
Câu 13: Từ bột Fe, S, dung dịch HCl có thể có mấy cách để điều chế được H2S.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
BÀI TẬP THEO PHẢN ỨNG
Câu 14: Cho FeS hoà tan vào dung dịch HCl dư khí sinh ra cho qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 g kết tủa
đen. Khối lượng FeS đã phản ứng là
A. 4,4 g B. 8,8 g C. 6,72 g D. 9,6 g
Câu 15: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS hoà tan vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 l hỗn hợp khí (đktc). Dẫn hỗn hợp
này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8g kết tủa đen, % khối lượng Fe và FeS trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 25,2%; 74,8% B. 24,14%; 75,86% C. 32% ; 68% D. 60% ; 40%
Câu 16: Hỗn hợp khí A gồm H2S và oxi có dư. Đốt 5,6 lít A (đktc) thì sản phẩm khí làm mất màu vừa đủ 400g dung
dịch Brom 2%. Tính % khối lượng H2S trong hỗn hợp A?
A. 20 % B. 25 % C. 30 % D. 15 %
H2S PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
Câu 17: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí H2S (đktc) là:
A. 250 ml B. 500 ml C. 125 ml D. 175 ml
Câu 18: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M . Muối thu được gồm:
A. Na2S B. NaHS C. Na2SO3 D. NaHSO3 và Na2SO3
Câu 19: Cho 6,8 g H2S hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 4M. Tìm CM của chất trong dung dịch sau phản ứng?
A. 2,5 M B. 2M C. 1 M D. 1,5 M
Câu 20: Hỗn hợp (X) gồm 2 khí H2S và CO2 có tỉ khối hơi so với Hiđro là 19,5. Thể tích dung dịch KOH 1M tối
thiểu để hấp thụ hết 4,48 l hỗn hợp X (đkc) cho trên là:
A. 50 ml B. 100 hay 200 ml C. 200 ml D. 100 ml
Câu 21: Đốt cháy 1,5 lit hỗn hợp khí gồm H2S và ôxi dư (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch NaOH dư
thu 1,26g muối. Tính % số mol của H2S trong hỗn hợp ban đầu?
A. 20 % B. 15 % C. 25 % D. 10 %
Câu 22: Hấp thụ V lít khí H2S vào 450ml dung dịch NaOH 1,2M. Tính V (đktc) để thu được hai muối có nồng độ
bằng nhau?
A. 8,064 lit B. 8,96 lit C. 8 lit D. 7,84 lit
LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT SO2, SO3
Câu 1: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4 , Trong phản ứng này, vai trò của SO2 là:
A. Chất oxi hoá B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
C. Chất khử D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào SO2 đóng vai trò là chất oxi hoá:
A. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O B. 2HNO3 + SO2 → H2SO4 + NO2
C. H2S + SO2 → 3S + H2O D. Cả B và C
Câu 3: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự tạo thành mưa axit?
A. cacbon đioxit B. lưu huỳnh đioxit C. Ozon D. CFC
Câu 4: Hợp chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử?
A. SO3 B. Fe2O3 C. CO2 D. SO2
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
A. SO2 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử B. SO3 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử
C. H2S thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá D. SO3 có thể tan trong H2SO4 đặc tạo ra oleum
Câu 6: Hệ số của chất oxi hoá và chất khử trong phản ứng sau khi cân bằng là
SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
A. 1 và 2 B. 1 và 1 C. 2 và 1 D. 2 và 2
Câu 7: Magiê cháy trong khí lưu huỳnh đioxit, sản phẩm là magiê oxit và lưu huỳnh. Câu nào diễn tả không đúng
bản chất của phản ứng?
A. Lưu huỳnh đioxit oxi hoá magiê thành magiê oxit
B. Magiê khử lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh
C. Magiê bị oxi hoá thành magiê oxit, lưu huỳnh đioxit bị khử thành lưu huỳnh
D. magiê bị khử thành magiê oxit; lưu huỳnh đioxit bị oxi hoá thành lưu huỳnh
Câu 8: Phản ứng nào không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch NaOH B. SO2 + dung dịch nước clo
C. SO2 + dung dịch H2S D. SO2 + dung dịch BaCl2
Câu 9: Cho các chất khí: SO2, CO2. Dùng chất nào sau đây để nhận biết 2 chất khí?
A. dung dịch Ca(OH)2 B. dung dịch NaOH C. dung dịch KMnO4 D. Quì tím
Câu 10: Chọn câu không đúng trong các câu sau:
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm B. SO2 làm mất màu nước brom
C. SO2 là chất khí, màu vàng D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng
Câu 11: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 B. S + O2 → SO2
C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 12: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia vào các phản ứng hoá học sau:
SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 (1) ; SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên ?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hoá
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử
C. Phản úng(2): SO2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hoá, phản ứng (2): H2S là chất khử
Câu 13: Phản ứng nào sau đây được dung để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2↑ B. S + O2 → SO2
C. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2 D. 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Câu 14: SO2 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính chất khử , bởi vì trong phân tử:
A. S có mức oxi hoá trung gian B. S có mức oxi hoá cao nhất
C. S có mức oxi hoá thấp nhất D. S có cặp electron chưa liên kết
Câu 15: Chỉ dung 1 thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt SO2 và CO2?
A. Dung dịch brom trong nước. B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 16: Sục từ từ 2,24 lit SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là:
A. Na2SO3, NaOH, H2O. B. NaHSO3, H2O. C. Na2SO3, H2O. D. Na2SO3, NaHSO3, H2O.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây là sai về tính chất của SO2:
A. SO2 làm phenolphtalein hóa hồng. B. SO2 làm mầt màu cánh hoa hồng.
C. SO2 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ. D. SO2 làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu 18: Phản ứng nào thể hiện tính khử của SO2?
A. SO2 + H2O H2SO3 B. SO2 + 2Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
C. SO2 + NaOH NaHSO3 D. SO2 + CaO CaSO3
Câu 19: Phản ứng nào thể hiện tính oxi hoá của SO2?
A. SO2 + H2O H2SO3 B. SO2 + 2Cl2 + 2H2O H2SO4 + 2HCl
C. SO2 + Ba(OH)2 BaSO3 + H2O D. SO2 + H2S 3S + 2H2O
Câu 20: Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể:
A. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong. B. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước Br2 dư.
C.Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Na2CO3 đủ. D. Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH
Câu 21: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch nước clo. B. SO2 + dung dịch BaCl2.
C. SO2 + dung dịch H2S. D. SO2 + dung dịch NaOH.
Câu 22: Khí sunfurơ là chất có:
A. Tính khử mạnh B. Tính oxi hoá mạnh.
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử D. tính oxi hóa yếu
BÀI TẬP TÍNH THEO PHẢN ỨNG
Câu 23: Hoà tan V lít SO2 trong H2O. Cho nước Brom vào dung dịch cho đến khi xuất hiện màu nước Brom, sau đó
cho thêm dung dịch BaCl2 cho đến dư lọc và làm khô kết tủa thì thu được 1,165gam chất rắn. V có giá trị là:
A. 0,112 l B. 0,224 l C. 0,336 l D. 0,448 l
SO2 TÁC DỤNG DUNG DỊCH KIỀM
Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M . Muối thu được gồm:
A. Na2SO4 B. NaHSO3 C. Na2SO3 D. NaHSO3 và Na2SO3
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10,85 gam B. 16,725 gam C. 21,7 gam D. 32,55 gam
Câu 26: Thể tích NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ 25,6g SO2 là
A. 150ml B. 200 ml C. 300 ml D. 100 ml
Câu 27: Đốt 8,96 l khí H2S (đktc) trong lượng dư oxi, rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào 200ml dung dịch NaOH
2M khối lượng muối thu được là
A. 41,6 g B. 50,4 g C. 20,8 g D. 25,2 g
Câu 28: Hấp thụ hoàn toàn 6,4g SO2 vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5g muối thể tích dung dịch
NaOH cần dùng là
A. 150ml B. 200ml C. 250ml D. 275ml

You might also like