You are on page 1of 20

GV.ThS.

Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 10 CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH


Oxi, Ozon
Câu 1: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 2, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm IVA. D. chu kì 2, nhóm IVA.
Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là
A. tính oxi hóa mạnh. B. tính khử mạnh.
C. tính oxi hóa yếu. D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là
A. Mg, Al, C, C2H5OH B. Al, P, Cl2, CO
C. Au, C, S, CO D. Fe, Pt, C, C2H5OH
Câu 5: Ở nhiệt độ thường
A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.
B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.
C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.
D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.
Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. KMnO4 to → K + Mn + 2O2 B. 2KClO3 to → 2KCl + 3O2
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2 D. C2H5OH + 3O2 to → 2CO2 + 3H2O
Câu 7: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
A. Ag và O3 B. CO và O2 C. Mg và O2 D. CO2 và O2
Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Chữa sâu răng.
C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 9: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước
ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hóa học. B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. D. Ozon không tác dụng được với nước.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
C. Ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
D. Ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp
oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 11,20 lít. D. 4,48 lít.

Câu 12: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là
A. Al B. Fe C. Cu D. Ca

Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48 D. 8,96

Trang 1
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 14: Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản
ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là
A. 74,50 gam. B. 13,75 gam. C. 122,50 gam. D. 37,25 gam.

Câu 15: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H 2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí
CO cần 1 mol X. Giá trị của a là
A. 1,0 B. 2,0 C. 2,4 D. 2,6

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí
Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc).
Kim loại M là
A. Be B. Cu C. Ca D. Mg

Bài: Lưu huỳnh


Câu 1: Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 5, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm IVA.D. chu kì 5, nhóm IVA.
Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau:
S + O2 to → SO2
S + 3F2 to → SF6
S + Hg → HgS
S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 3: Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy
ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

Trang 2
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 4: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. 4S + 6NaOH (đặc) to → 2Na2S + Na2S2O3 +3H2O
B. S + 3F2 to → SF6
C. S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
D. S + 2Na to → Na2S
Câu 5: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu
được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 6,72

Câu 6: Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có
không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là
A. 5,6 gam. B. 11,2 gam. C. 2,8 gam. D. 8,4 gam.

Câu 7: Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không
khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và
còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80 B. 3,36 C. 3,08 D. 4,48

Câu 8: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%,
thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được
hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng
A. 2:1 B. 1:1 C. 3:1 D. 3:2

Câu 9: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:
S + 2H2SO4 đặc 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là:
Trang 3
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 3 : 1. D. 2 : 1.

Câu 10: Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?
A. -2; +4; +5; +6 B. -3; +2; +4; +6. C. -2; 0; +4; +6 D. +1 ; 0; +4; +6
Câu 12: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh
A. chất rắn màu vàng B. không tan trong nước
C. có tnc thấp hơn ts của nước D. tan nhiều trong benzen
Câu 13: So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có
A. tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh B. tính khử của lưu huỳnh > oxi
C. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S D. tính khử của oxi = tính khử của S
Câu 14: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
A. S + O2 → SO2 B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C. S + Mg → MgS D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của S ?
A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric. B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất. D. Điều chế thuốc súng đen.
Thực hành: Tính chất của oxi, lưu huỳnh
Câu 1: Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa lưu huỳnh bột trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó
cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh
tiếp tục cháy cho ngọn lửa
A. sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit. B. mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit.
C. sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh trioxit.D. mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh trioxit.
Câu 2: Trộn sắt bột và lưu huỳnh bột rồi cho vào ống nghiệm khô. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn,
một lúc sau hỗn hợp cháy đỏ. Sản phẩm tạo thành là
A. sắt(II) sunfua có màu nâu đỏ. B. sắt(II) sunfua có màu xám đen.
C. sắt(III) sunfua có màu nâu đỏ. D. sắt(III) sunfua có màu xám đen.
Hiđro sunfua, Lưu huỳnh đioxit, Lưu huỳnh trioxit
Câu 1: Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO 4, thấy xuất hiện kết tủa màu
đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S B. NO2 C. SO2 D. CO2
Câu 2: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. dung dịch HCl B. dung dịch Pb(NO3)2 C. dung dịch K2SO4 D. dung dịch NaCl

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2 B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Câu 4: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2 B. CO2 C. H2 D. SO2
Câu 5: Chất khí X tan trong nước tạo tành dung dịch làm màu quỳ tím chuyển sang đỏ và có thể được dùng
làm chất tẩy màu. Khí X là
A. NH3 B. O3 C. SO2 D. H2S

Câu 6: Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. H2S, O2, nước brom B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4 D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
Trang 4
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
Câu 8: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho
a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam Ba(OH) 2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A. KHS B. NaHSO4 C. NaHS D. KHSO3

Câu 9: Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H 2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được
23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là
A. 25% B. 50% C. 60% D. 75%

Câu 10: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho
hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn
hợp đầu là
A. 11,2 B. 16,8 C. 5,6 D. 8,4

Câu 11: Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu
được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của
Y so với H2 là
A. 9 B. 13 C. 26 D. 5

Câu 12: Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn
hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần
phần trăm khối lượng Fe trong X là
A. 28% B. 56% C. 42% D. 84%

Trang 5
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 13: Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam
muối. Giá trị của m là
A. 18,9 B. 25,2 C. 20,8 D. 23,0

Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch
chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
A. 0,5 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,3

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2
lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH,
thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2 B. 12,6 C. 18,0 D. 24,0

Câu 16: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích
O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp
khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO 2, còn lại là O2. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe
S trong hỗn hợp X là
A. 42,31% B. 59,46% C. 19,64% D. 26,83%

Axit sunfuric, Muối sunfat


Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al B. Mg C. Na D. Cu
Câu 2: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng?
A. Al, Mg, Cu B. Fe, Mg, Ag C. Al, Fe, Mg D. Al, Fe, Cu
Câu 3: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch
H2SO4 đặc, nguội?
A. Al, Fe, Au, Mg B. Zn, Pt, Au, Mg C. Al, Fe, Zn, Mg D. Al, Fe, Au, Pt
Câu 4: Cho phương trình hóa học:
aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O
Trang 6
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Tỉ lệ a:b là
A. 1:1 B. 2:3 C . 1:3 D. 1:2

Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 +SO2 + 2H2O
B. Fe + S to → FeS
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2
D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2
Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:
H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?
A. (a) B. (c) C. (b) D. (d)
Câu 7: Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị
oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7

Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đăc, nóng (dư)
tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là
A. Fe, Fe2O3 B. Fe, FeO C. Fe3O4, Fe2O3 D. FeO, Fe3O4

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, thu được
4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 50,91% B. 76,36% C. 25,45% D. 12,73%

Câu 10: Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc).
Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H 2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí
SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 23,0 B. 21,0 C. 24,6 D. 30,2

Trang 7
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52 B. 10,27 C. 8,98 D. 7,25

Câu 13: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 10%, thu
được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 97,80 gam B. 101,48 gam C. 88,20 gam D. 101,68 gam

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa
đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch hỗn hợp muối sunfat khan thu được có khối lượng là
A. 6,81 gam B. 4,81 gam C. 3,81 gam D. 5,81 gam

Câu 15: Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO 2 (sản phẩm khử
duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,13 mol KOH, thu được dung dịch
chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 15,80 B. 14,66 C. 15,60 D. 13,14

Câu 16: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200ml dung dịch X. Để trung hòa 100
ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Thành phần phần trăm về khối lượng của
nguyên tố lưu huỳnh trong oelum trên là
A. 37,86% B. 35,96% C. 23,97% D. 32,655%

Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh


Trang 8
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 1: Trong công nghiệp, người ta điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân KMnO4 B. nhiệt phân Cu(NO3)2
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Câu 2: Cho phương trình hóa học: aS + bH2SO4 (đặc) → cSO2 ↑ + dH2O
Tỉ lệ a:b là
A. 1:1 B. 2:3 C. 1:3 D. 1:2

Câu 3: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. 2CO + O2 to → 2CO2 B. Fe + S to → FeS
to
C. S + F2 → SF2 D. 3Fe + 2O2 to → Fe3O4
Câu 4: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa đen. Hiện
tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A. H2S B. NH3 C. SO2 D. CO2

Câu 5: Để phân biệt SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2 B. CaO C. dung dịch NaOH D. nước brom
Câu 6: Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch
A. NaCl B. CuCl2 C. Ca(OH)2 D. H2SO4
Câu 7: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào trõng dãy chất nào sau
đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag B. CuO, NaCl, CuS
C. FeCl3, MgO, Cu D. BaCl2, Na2CO3, FeS

Câu 8: Cho các chất: HI, H2S, C, CaCO3, Fe3O4, FeO, Al và Fe2O3. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị
oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đăc, nóng là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7

Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O 2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là
kim loại
A. Al B. Fe C. Mg D. Ca

Câu 10: Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu
được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào
lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 13,9 B. 47,8 C. 71,7 D. 51,0

Trang 9
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít H2S (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 gam dung dịch
NaOH 12% thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối trong X là
A. 5,82% B. 11,84% C. 11,65% D. 9,61%

Câu 12: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl 2 2M cần 500 ml dung dịch Na 2SO4 a (mol/l). Giá
trị của a là
A. 0,1 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,2

Câu 13: Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, thu được dung dịch X. Cho dung dịch
BaCl2 dư vào X, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 3,36 B. 1,12 C. 4,48 D. 2,24

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H 2SO4 đăc, nong, thu được
6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 36,84% B. 73,68% C. 55,26% D. 18,42%

Câu 15: Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H 2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu
được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 20 B. 40 C. 30 D. 10

Câu 16: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 12 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hợp X trong dung
dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 3,36 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,08 B. 16,80 C. 5,60 D. 8,40

Trang 10
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Thực hành: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Câu 1: Cho vào ống nghiệm 1 đến 2 ml dung dịch hidro sunfua, nhỏ tiếp từng giọt dung dịch SO 2 vào ống
nghiệm. Hiện tượng quan sát được là
A. Có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được trong suốt.
B. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng nhạt.
C. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
Câu 2: Cách pha loãng axit H2SO4 đặc nào sau đây an toàn nhất?
A. Rót nhanh axit vào nước. B. Rót nhanh nước vào axit.
C. Rót từ từ axit vào nước. D. Rót từ từ nước vào axit.
Câu 3: Rót vào cốc chứa đường saccarozơ khoảng 10 đến 15 ml dung dịch H 2SO4 đặc. Hiện tượng quan sát
được là
A. đường tan trong axit tạo thành dung dịch trong suốt.
B. đường bị hóa than màu nâu đỏ, trên bề mặt than có sủi bọt khí.
C. đường tan trong axit tạo dung dịch có màu xanh.
D. đường bị hóa than màu đen, trên bề mặt than có sủi bọt khí.
Câu 4: Cho vào ống nghiệm vài mảnh đồng nhỏ, cho tiếp dung dịch axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Đun
nóng ống nghiệm trên ngon lửa đền cồn. Hiện tượng quan sát được là
A. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra không màu.
B. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.
C. đồng tan cho dung dịch màu xanh, có bọt khí thoát ra không màu.
D. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.
Bài tập luyện tập chung
Câu 1. Trong số những cấu hình electron dưới đây, cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của lưu huỳnh là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1 B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2
2 2 6 2 4
C. 1s 2s 2p 3s 3p D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2
Câu 2. Có thể điều chế O2 bằng cách phân huỷ KMnO4, KClO3, H2O2. Nếu lấy cùng một lượng các chất trên
đem phân huỷ hoàn toàn thì thể tích oxi trong cùng điều kiện thu được
A. Từ KMnO4 là lớn nhất B. Từ KClO3 là lớn nhất
C. Từ H2O2 là lớn nhất D. bằng nhau

Câu 3. Khoanh tròn vào 1 chữ A hoặc B, C, D trước câu trả lời đúng.
Dẫn khí H2S đi qua dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 nhận thấy dung dịch:
A. Không có sự biến đổi gì
B. Thành dung dịch trong suốt, không màu
C. Dung dịch màu tím vẩn đục
D. Màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có kết tủa màu vàng
Câu 4. Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất tốt nhất dùng để tách hơi nước khỏi oxi là:
A.Vôi sống (CaO) B. Đồng (II) sunfat khan (CuSO4)
C. Axit sunfuric đặc (H2SO4) D. Dung dịch natri hiđroxit (NaOH)
Câu 5. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2-của các nguyên tố nhóm VIA?
A. 1s22s22p4. B. 1s22s22p6. C. [Ne] 3s23p6. D. [Ar] 4s24p6.
Câu 6. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI.
Câu 7. Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu huỳnh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?
A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.
B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa
C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Trang 11
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 9: Cho các chất khí sau đây: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là:
A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. Cl2
Câu 10: Để phân biệt khí oxi và ozon, có thể dùng hóa chất là:
A. Hồ tinh bột. B. Đồng kim loại C. Khí hiđro D. Dung dịch KI và hồ tinh bột
Câu 11: Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hóa?
A. SO2 B. H2SO4 C. KHS D. Na2SO3
Câu 12: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia các phản ứng sau:
SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O (2).
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
B. phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
D. phản ứng (1): Br2là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử
Câu 15: Trong các câu sau đây câu nào không đúng:
A. dung dịch H2SO4 loãng là một axit mạnh.
B. Đơn chất lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học.
C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. Ion S2- chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá
Câu 16: Trong phản ứng: 3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O. Lưu huỳnh đóng vai trò là
A. Chất khử
B. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử
C. Là chất oxi hóa nhưng đồng thời cũng là chất khử
D. Chất oxi hóa
Câu 17: Các hợp chất của dãy nào vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử:
A. H2SO4, H2S, HCl B. H2S, KMnO4, HI C. Cl2O7, SO3, CO2 D. H2O2, SO2, FeSO4
Câu 18: Trong những chất sau, câu nào sai khi nói về tính chất hóa học của ozon?
A. Ozon oxi hóa tất cả các kim loại kể cả Au và Pt
B. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O
C. Ozon kém bền hơn oxi
D. Ozon oxi hóa ion I-thành I2
Câu 19: Trong các câu sau, câu nào sai:
A. Oxi tan nhiều trong nước. B. Oxi nặng hơn không khí
C. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí D. Oxi là chất khi không màu, không mùi, không vị
Câu 20. Cặp phản ứng nào sau đây cho thấy lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?
A. S + H2 → H2S; S + Cu → CuS
B. S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O; S + 2Na → Na2S
C. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 3H2O; S + O2 → SO2
D. S+ 3F2 → SF6 ; S + O2 → SO2
Câu 21. Lưu huỳnh tác dụng với natri hidroxit đặc, nóng:
S + NaOH → Na2S + Na2SO3 + H2O
Trong phản ứng trên, tỷ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:
A. 1 : 2 B. 1 : 1 C. 1 : 2 D. 2 : 1

Câu 22. Cho phương trình phản ứng hóa học:


H2SO4 đặc + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O. Hãy chọn đáp án đúng.
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử
B. HI là chất oxi hóa
C. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI
D. I2 khử H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Câu 23. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
1. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Trang 12
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

3. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4


4. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
5. SO2 + H2O → H2SO3
SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng:
A. 1, 3, 5 B. 1, 3, 4 C. 1 D. 1, 3
Câu 24. Dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa
màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?
A. 66,67% và 33,33% B. 56,4% và 43,6%
C. 72% và 28% D. 52% và 48%

Câu 25. Hai bình có thể tích bằng nhau, nạp oxi vào bình thứ nhất, nạp oxi đã được ozon hóa vào bình thứ
hai, thấy khối lượng 2 bình khác nhau 0,42g (nhiệt độ và áp suất ở 2 bình như nhau). Khối lượng oxi đã
được ozon hóa là:
A. 1,16g B. 1,26g C. 1,36g D. 2,26g

Câu 26. Khi đun nóng 11,07g KMnO4 ta được 10,11g bã rắn A và khí B. Tính thể tích khí B (ở đktc) được
giải phóng ?
A. 6,72l B. 3,36l C. 0,672l D. 0,448l

Câu 27. Khi tầng Ozon bị thủng thì:


A. Cây xanh không quang hợp được
B. Nhiệt độ của trái đất tăng lên
C. Tia tử ngoại sẽ xâm nhập vào trái đất, gây nên các căn bệnh ung thư
D. Không khí trên trái đất bị thoát ra ngoài vũ trụ.
Câu 28. Để phân biệt được oxi và ozon người ta làm thí nghiệm nào sau đây?
A. Dẫn lần lượt hai khí qua nước
B. Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch KI có tấm hố tinh bột
C. Dẫn lần lượt hại khí qua dung dịch thuốc tím
D. Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch nước vôi trong.
Câu 29. Tiến hành phân hủy hết a gam ozon thì thu được 94,08 lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của a.
A. 134,4g B. 124g C. 67,2g D. 181,6g

Trang 13
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 30. Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 12 gam muối KHSO 3. Vậy V có
giá trị là:
A. 2,24 lit B. 3,36 lít C. 4,48 lit D. 5,6 lit

Câu 31. Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch KOH 1,5M vậy khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì
thu được:
A. K2SO3 0,1M và KOH dư 0,4M B. KHSO3 0,1M
C. K2SO3 0,5M và KOH dư 0,5M D. KHSO3 0,1M và K2SO3 0,5M

Câu 32. Thể tích dung dịch KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 0,3 mol SO2 là:
A. 150ml B. 250ml C. 300ml D. 450ml

Câu 33. Sục 6,72 lít SO2 ở đktc vào dung dịch brom rồi cho dung dịch thu được tác dụng với BaCl 2 dư, kết
tủa thu được có khối lượng (g) là:
A. 23,3 B. 34,95 C. 46,6 D. 69,9

Câu 34. Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít CO2 (đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28% (d = 1,147 g/ml). Vậy
muối thu được và nồng độ % tương ứng là:
A. K2SO3 10% C. K2SO3 15,93% và KHSO3 24,91%
B. KHSO3 15% D. KHSO3 24,19% và K2SO3 15,93%

Câu 35. Dẫn a mol SO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Chỉ thu được muối axit B. Chỉ thu được muối trung hòa
C. Thu được cả 2 muối D. Thu được muối trung hòa và KOH dư.

Câu 36. Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 21,7g kết tủa. Tính V
A. 2,24l B. 1,12 l C. 11,2 l D. A & C

Trang 14
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 37. H2S bị oxi hóa thành lưu huỳnh màu vàng khi:
1) Dẫn khí H2S qua dung dịch FeCl3
2) Để dung dịch H2S ngoài trời
3) Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi
A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 1, 2 và 3

Câu 38. Khẳng định nào sau đây đúng?


A. H2S chỉ có tính oxi hóa
B. H2S chỉ có tính khử
C H2S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử tùy vào chất phản ứng với nó
D. H2S không có tính oxi hóa, cũng không có tính khử.
Câu 39. Dẫn a mol khí H2S vào dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được muối trung hòa thì:
A. a/b > 2 B. b/a > 2 C. b/a ≥ 2 D. 1 < b/a < 2

Câu 40. H2S bị oxi hóa thành khí SO2 khi:


A. Đốt khí H2S ở nhiệt độ cao và có dự oxi B. Đốt khí H2S ở nhiệt độ cao.
C. Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi D. Cho H2S đi qua dung dịch Ca(OH)2
Câu 41. Cho 20,8 gam hỗn hợp FeS và FeS 2 vào bình kín chứa không khí dư. Nung nóng bình để phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng ta thấy số mol khí trong bình giảm 0,15 mol. Thành phần % theo khối
lượng của hỗn hợp FeS và FeS2 là:
A. 42,3 và 57,7% B. 50% và 50% C. 42,3% và 59,4% D. 30% và 70%

Câu 42. Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một
oxit) nặng 0,95 m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A. 74,69% B. 95,00% C. 25,31% D. 64,68%

Câu 43. Khi pha loãng H2SO4 cần làm như sau:
A. Cho từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều
B. Cho từ từ nước vào H2SO4 đặc và khuấy đều
C. Cho nước và axit đồng thời
D. Lấy 2 phần nước pha với một phần axit.
Câu 44. Cho phương trình phản ứng hóa học:
H2SO4 đặc + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử
B. HI là chất oxi hóa
C. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI
D. I2 khử H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Trang 15
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 45. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 10% thu
được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. 101,48g B. 101,68g C. 97,80g D. 88,20g

Câu 46. Từ 800 tấn quặng pirit sắt (FeS 2) chứa 25% tạp chất không cháy, có thể sản xuất được bao nhiêu
m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/ml)? Giả thiết tỉ lệ hao hụt là 5%.
A. 473 m3 B. 547 m3 C. 324 m3 D. 284m3

Câu 47. Đốt cháy hoàn toàn 80 gam pirit sắt trong không khí thu được chất rắn A và khí B. Lượng chất rắn
A tác dụng vừa đủ với 200g H2SO4 29,4%. Độ nguyên chất của quặng là:
A. 60% B. 70% C. 80% D. 95%

Câu 48. Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một
oxit) nặng 0,95 m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A. 74,69% B. 95,00% C. 25,31% D. 64,68%

Câu 49. Trộn 3 mol SO2 với 2 mol O2, cho hỗn hợp vào bình xin có chứa sẵn chất xúc tác, bật tia lửa điện
để phản ứng xảy ra. Sau phản ứng, đưa bình về điều kiện ban đầu thì thấy áp suất trong bình giảm đi 10%,
Vậy hiệu suất của phản ứng trên là:
A. 90% B. 60,67% C. 33,33% D. 50,2%

Kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 2


Câu 1: Chất nào trong các chất sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. H2S B. O2 C. SO2 D. Al2O3
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
Trang 16
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

A. điện phân nước B. nhiệt phân Cu(NO3)2


C. nhiệt phân KMnO4 D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 3: Nguên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là
A. Na (Z = 11). B. Cl (Z = 17). C. O (Z = 8). D. S (Z = 16).
Câu 4: Chất nào sau đây oxi hóa được Ag ở nhiệt độ thường?
A. O2 B. N2 C. HCl D. O3
Câu 5: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước,
cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị
nhiễm bởi ion nào trong các ion dưới đây?
A. Fe2+ B. Cu2+ C. Pb2+ D. Cd2+

A. Hg B. Fe C. O2 D. H2
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là chất rắn màu trắng.
C. Lưu huỳnh có tính oxi hóa yếu hơn oxi.
D. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo muối săt(III) sunfua.
Câu 8: Cho phương trình hóa học của phản ứng:
S + H2SO4 (đặc) to → 3SO2 ↑ + 2H2O
Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1:2 B. 1:3 C. 3:1 D. 2:1

Câu 9: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy.
Chất X là
A. CO2 B. SO2 C. NH3 D. O3
Câu 10: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2 B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2 D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4

Câu 11: Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu
A. đen B. trắng C. vàng D. xanh
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa lưu huỳnh SO2.
Câu 13: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Cl2, O3, S B. S, Cl2, Br2 C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh, có tính khử mạnh.
B. SO2 là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO2 đực sản xuất bằng cách đốt S hoặc FeS2.
Câu 15: Cho phản ứng hóa học của phản ứng:
H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Trang 17
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Câu 16: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là
A. +2 B. +4 C. +6 D. +8
Câu 17: Nhóm kim loại không tan trong axit H2SO4 đặc, nóng là
A. Ag, Pt. B. Pt, Au. C. Cu, Fe. D. Al, Au.
Câu 18: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
(c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 đặc là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(f) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5

Câu 20: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch
H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. Fe3O4 B. Fe(OH)2 C. FeS D. FeCO3

Câu 21: Hai bình cầu có khối lượng và dung tích bằng nhau. Nạp đầy khí oxi vào bình thứ nhất, nạp đầy
khí oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai cho đến khi áp suất hai bình như nhau. Đặt hai bình cầu trên hai
đĩa cân thì thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,32 gam. Khối lượng ozon trong bình thứ hai là
A. 0,96 gam. B. 0,32 gam. C. 0,72 gam. D. 0,48 gam.

Trang 18
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

Câu 22: Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan
trong X là
A. Na2SO3 B. NaHSO3 C. Na2SO3, NaOH D. Na2SO3, NaHSO3

Câu 23: Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện
không có khống khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí
Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch CuSO4 1M. Thể tích dung dịch CuSO4 tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là
A. 200 ml B. 300 ml C. 400 ml D. 100 ml

Câu 24: Dẫn từ từ V lít khí SO 2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br 2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp
dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 4,48 B. 1,12 C. 3,36 D. 2,24

Câu 25: Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al 2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được
dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần tẳm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 60% B. 40% C. 80% D. 20%

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH) 2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không
đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí(đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất
tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
A. Zn B. Ca C. Mg D. Cu

Câu 27: Trong công nghiệp, axit sunfuric được điều chế từ quang pirit sắt. Khối lượng dung dịch
H2SO4 98% điều chế được từ 1,5 tấn quạng pirit sắt có chứa 80% FeS2 ( hiệu suất toàn quá trình là 80%) là
Trang 19
GV.ThS. Trần Văn Hiền 0382602461 Bài tập trắc nghiệm hóa 10 theo từng bài

A. 0,80 tấn B. 1,60 tấn C. 1,25 tấn D. 2,00 tấn

Câu 28: Khi hòa tan hidroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được
dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu B. Zn C. Fe D. Mg

Câu 29: Cho 3,56 oleum H2S2O7 vào lượng dư H2O, thu được dung dịch X. Để trung hòa toàn bộ X cần V
ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 80 B. 40 C. 20 D. 60

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng
(dư). Sau phản ứng, thu được 0,504 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam
hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 39,34% B. 65,57% C. 26,23% D. 13,11%

Trang 20

You might also like