You are on page 1of 3

KIỂM TRA HÓA 10

Câu 1. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 2. Số oxi hóa của clo trong các hợp chất HCl, NaClO và KClO3 lần lượt là
A. +1, +1, +5. B. –1, +1, +7. C. +1, -1, +7. D. –1, +1, +5.
Câu 3. Trong các phản ứng hóa học, clo thể hiện
A. tính oxi hóa. B. tính khử.
C. tính axit. D. cả tính oxi hóa và tính khử.
Câu 4. Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được
gọi là
A. Sự thăng hoa. B. Sự bay hơi. C. Sự phân hủy. D. Sự ngưng tụ.
Câu 5. Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?
A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr.
Câu 6. Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO. Clo thể hiện tính chất nào sau đây?
A. Tính oxi hóa. B. Tính khử.
C. Tính axit. D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 7. Clorua vôi là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A. CaCl2. B. CaClO2. C. Ca(OCl)2. D. CaOCl2.
Câu 8. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Trong phản ứng trên, clo là chất
A. oxi hóa. B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. Không oxi hóa khử
Câu 9. Cho phương trình hóa học: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cần bằng của các
chất lần lượt là:
A. 2, 12, 2, 2, 3, 6. B. 2, 14, 2, 2, 4, 7. C. 2, 8, 2, 2, 1, 4. D. 2, 16, 2, 2, 5, 8.
Câu 10. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr.
Câu 11. Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl. C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.
Câu 12. Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện tính oxi hóa?
A. CuO + 2HCl ⟶ CuCl2 + H2O. B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
C. Fe(OH)2 + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2O. D. KClO3 + 6HCl ⟶ KCl + 3Cl2 + 3H2O.
Câu 13. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được
muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Clorua vôi có công thức CaOCl2.
B. Nước Gia – ven và clorua vôi đều có khả năng tẩy trùng và sát khuẩn.
C. Khả năng sát khuẩn, tẩy màu của nước clo là do axit hipoclorơ có tính oxi hóa mạnh.
D. Kali clorat được điều chế bằng cách sục clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường.
Câu 15. Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit?
A. HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI.
C. HI > HBr > HCl > HF. D. HF > HCl > HBr > HI.
Câu 16. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. Na2SO3 khan. B. dung dịch NaOH đặc.
C. dung dịch H2SO4 đậm đặc. D. CaO.
Câu 17. Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2HCl + Fe FeCl2 + H2
6HCl + 2Al 2AlCl3 + 3H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 18. Trộn 300 ml dung dịch AgNO3 0,5 M với 100 ml dung dịch hỗn hợp KCl 0,2 M và CuCl 2 0,2 M.
Khối lượng kết tủa thu được là
A. 8,61 gam. B. 6,81 gam. C. 23,15 gam. D. 21,53 gam.
Câu 19. Lấy 11,7 gam muối NaX (X là halogen) phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO 3 thu được 28,7
gam kết tủa. X là
A. Clo. B. Brom. C. Iot. D. Flo.
Câu 20. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M,
rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3
Câu 21. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10%, thu
được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 76,48 gam. D. 97,80 gam.
Câu 22. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu
được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl 2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl 2 trong
dung dịch Y là
A. 24,24%. B. 11,79%. C. 28,21%. D. 15,76%.
Câu 23. Liên kết trong phân tử O2 là loại liên kết nào?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cho nhận. D. Liên kết công hóa trị không phân cực.
Câu 24. Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là:
A. -2; -1; 0; +4. B. -2; 0; +4; +6. C. 0; +4; +6; +8. D. 0; +3; +5; +7.
Câu 25. Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. H2S. B. Na2SO4. C. SO2. D. H2SO4.
Câu 26. Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy.
Chất X là
A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. O3.
Câu 27. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước brom. B. CaO. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH.
Câu 28. SO2 là một khí độc được thải ra từ các vùng công nghiệp, là một trong những nguyên nhân chính
gây ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Mưa axit. B. Hiệu ứng nhà kính. C. Hiệu ứng đomino. D. Sương mù.
Câu 29. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen theo phản ứng:
4Ag + 2H2S + O2  2Ag2S + 2H2O
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử. B. Oxi là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Ag là chất khử, H2S là chất oxi hóa. D. Oxi là chất oxi hóa, Ag là chất khử.
Câu 30. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước
ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hoá học. B. Ozon là chất có tính oxi hoá mạnh.
C. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. D. Ozon không tác dụng được với nước.
Câu 31. Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom. B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. O2, nước brom, dung dịch KMnO4. D. H2S, O2, nước brom.
Câu 32. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO 2. Để hạn chế tốt nhất khí SO 2
thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Xút. B. Muối ăn. C. Giấm ăn. D. Cồn.
Câu 33. Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là
A. 3O2 + 2H2S 2H2O + 2SO2 B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 34. Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng
này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S. B. NO2. C. SO2. D. CO2.
Câu 35. Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4.
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 36. Cho các chất và hợp chất: Fe, CuO, Al, Pt, CuS, BaSO 4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất và hợp chất
không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37. Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)3. Số chất có thể phản
ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là
A. 9. B. 8. C. 6. D. 7.
Câu 38. Cho 5,4 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng, dư, sau phản ứng thu
được dung dịch X và V lít (đktc) khí SO2, sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 3,36. C. 11,2. D. 8,96.
Câu 39. Cho 13 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại đồng và nhôm hòa tan trong dung dịch H 2SO4 đặc,
nguội, lấy dư thu được 3,36 lít khí SO 2 ở đktc và dung dịch Y. Thành phần phần trăm khối lượng của
nhôm trong hỗn hợp X là
A. 73,85%. B. 37,69%. C. 62,31%. D. 26,15%.
Câu 40. Cho hỗn hợp X gồm 0,08 mol mỗi kim loại Mg, Al, Zn vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thu
được 0,07 mol một sản phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm khử?
A. SO2. B. S. C. H2S. D. SO3.
Câu 41. Hòa tan 22 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm SO 2 và H2S (không có thêm sản phẩm khử
nào khác). Tỉ khối của X so với H 2 bằng 27. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp ban đầu là
A. 49,09% Al và 50,91% Fe. B. 49,09% Fe và 50,91% Al.
C. 40% Al và 50% Fe. C. 50% Al và 40% Fe.
Câu 42. Đem 11,2 gam Fe để ngoài không khí, sau một thời gian thu được một hỗn hợp X gồm Fe và các
oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được dung dịch Y và 3,36 lít
khí SO2 (đktc). Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là
A. 0,4. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,45.
Câu 43. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 4,5 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X
trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thoát ra 1,26 lít (ở đktc) SO 2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị
của m là
A. 3,78. B. 2,22. C. 2,52. D. 2,32.
Câu 44. Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3   cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3. B. 2 : 3. C. 2 : 5. D. 1 : 4.
Câu 45. Cho phương trình phản ứng
aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4   dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O.
Tỉ lệ a : b là
A. 6 : 1. B. 2 : 3. C. 3 : 2. D. 1 : 6.

You might also like