You are on page 1of 3

ÔN THI HÓA 10 - HK2 – ĐỀ SỐ 1

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl
= 35,5; K = 39; Fe = 56; Ag = 108
I/. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Cấu hình e ngoài cùng của nguyên tố Clo là
A. 3s23p6. C. 3s23p5. B. 2s22p6. D. 3s13p6.
Câu 2: Trong các phản ứng sau đây, Cl2 vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất là oxi hóa:
A. Cl2 + H2 → 2HCl. C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
B. Cl2 + Cu → CuCl2. D. Cl2 + 2Na → 2NaCl.
Câu 3: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện ra mùi lạ. Đó chính là mùi clo và người ta
giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do:
A. Clo có độc nên có tính sát trùng. C. Clo có tinh oxi hóa mạnh.
B. Có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh. D. Một nguyên nhân khác.
Câu 4: Để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm, người ta chọn cách nào
A. Cho KCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4loãng.
C. Cho dung dịch KCl tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng có mặt H2SO4 đặc.
D. Cho NaCl khan tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc cho Cl2 tác dụng với H2.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách:
A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. D. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
Câu 6: Chọn cấu hình electron nguyên tử đúng của lưu huỳnh
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p53s23p2. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 7: Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra sự phá huỷ tầng ozon?
A. NO2. B. CFC. C. SO2. D. CO2.
Câu 8: Phân biệt CO2 và SO2 bằng:
A. Nước brom. B. H2SO4đặc. C. giấy quỳ tím ẩm. D. nước vôi trong.
Câu 9: Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau:
A. SO2 và SO3 đều tan tốt trong H2O và tác dụng mạnh với H2O tạo dung axit.
B. SO2 và SO3 đều là những chất khí có mùi sốc.
C. SO2 và SO3 đều có khả năng thể hiện tính oxi hoá và tính khử.
D. SO2 và SO3 đều là những oxit axit.
Câu 10: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:
A. xuất hiện chất rắn màu đen. B. Chuyển sang màu nâu đỏ.
C. vẫn trong suốt, không màu. D. Bị vẫn đục, màu vàng.
Câu 11: Sục H2S vào dung dịch nào sẽ không tạo thành kết tủa:
A. CuSO4. B. Ca(OH)2. C. Pb(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 12: Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc, cần làm như sau:
A. rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc. B. rót nhanh dung dịch axit vào nước.
C. rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước. D. rót nước thật nhanh vào dung dịch axit đặc.
Câu 13: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội?
A. Mg. B. Na. C. Al. D. Mg.

HUONGTRAM113- TRANG-1
Câu 14: Cho lần lượt các chất sau: MgO, NaI, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3
tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 9. B. 8. C. 7. D. 6.
Câu 15: Cho các phản ứng sau:
1/. H2SO4 + Na2SO3  Na2SO4 + SO2+ H2O
2/. Cu + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O + SO2
⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
o
t
3/. H2SO4 + Fe
4/. H2SO4 + S ⎯⎯ → SO2 + H2O
o
t

5/. H2SO4 + Fe3O4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O


6/. H2SO4 + FeO ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
o
t

7/. C + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2O.


Có bao nhiêu phản ứng dùng H2SO4 đặc?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 16: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit H2SO4 đặc nguội?
A. Tan trong nước, tỏa nhiệt. B. Làm hóa than vải, giấy, đường.
C. Hòa tan được kim loại Al và Fe. D. Háo nước.
Câu 17: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường vì:
A. SO2 là một ôxit axit.
B. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá.
C. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.
D. SO2 là khí độc tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại.
Câu 18: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl thu được khí X. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 thu được
khí Y. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là
A. H2S, Cl2, SO2. B. O2, H2S, SO2. C. H2S, O2, SO2. D. O2, SO2, H2S.
Câu 19: Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. Axit clohiđric khi tiếp xúc với quỳ
tím làm quỳ tím
A. Chuyển sang màu đỏ. B. Chuyển sang màu xanh.
C. Không chuyển màu. D. Chuyển sang không màu.
Câu 20: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al. B. KMnO4. C. Cu(OH)2. D. Ag.
Câu 21: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?.
B. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.
Câu 22: Chất nào sau đây thường được dùng để tẩy nấm mốc và tẩy màu?
A. SO2. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 23: Để phân biệt hai khí SO2 và H2S ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. H2S. B. NaOH. C. HCl. D. BaCl2.
+ HCl 0
Câu 24: Cho dãy chuyển hóa sau: KMnO4 ⎯⎯⎯ → X2 ⎯⎯
→ KClO3 ⎯⎯⎯⎯ → KCl + Y2.
MnO2 , t

Công thức phân tử của X2, Y2 lần lượt là:

A. O2, Cl2. B. Cl2, O2. C. Br2, Cl2. D. Cl2, Br2.


Câu 25: Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được nữa. Sản phẩm thu
được trong dung dịch sau phản ứng là:
A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3.
HUONGTRAM113- TRANG-2
C. FeSO4 và Fe. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 26: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe, BaCl2, CuO, Ag, Al. C. CaCl2, K2O, Cu, Mg(OH)2, Mg.
B. Zn, Fe(OH)2, FeO, HCl, Au. D. Al(OH)3, ZnO, BaCl2, Mg, Na2CO3.
Câu 27: Khí nào sau đây có màu vàng lục?
A. F2. B. O2. C. Cl2. D. SO2.
Câu 28: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử tăng dần?
A. HCl, HBr, HI, HF. B. HI, HBr, HCl, HF.
C. HCl, HI, HBr, HF. D. HF, HCl, HBr, HI.
II/. TỰ LUẬN:.
Câu 29: Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí ở điều
kiện tiêu chuẩn. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), sinh ra 23,9 g kết tủa màu
đen. %V khí H2S là
A. 50%. B. 90,9%. C. 9,1%. D. 99,1%.
Câu 30: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 37,6
gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu
được 3,36 lít khí SO2(đktc). Khối lượng a gam là:
A. 56 gam. B. 11,2 gam. C. 38 gam. D. 8,4 gam.
Câu 31: Hoà tan hết 50 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch H2SO4đặc nóng dư thu được 11,2 lít
khí SO2 ở đktc. Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp là:
A. 64 %. B. 36 %. C. 32 %. D. 68%.
HẾT

HUONGTRAM113- TRANG-3

You might also like