You are on page 1of 4

ÔN TẬP HỌC KÌ I – HÓA 9

NĂM HỌC 2021 - 2022


A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hai kim loại nào sau đây không phản ứng được với HNO3 đặc, nguội?
A. Al, Cu. B. Fe, Cu. C. Al, Zn. D. Al, Fe.
Câu 2: Dãy chất nào sau đây gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. K, Na, Ca. B. Al, Cu, Zn. C. Na, Fe, Ca. D. Mg, K, Ba.
Câu 3: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. Na, Al, Pb, Fe, Ag, Cu. B. Ag, Cu, Pb, Fe, Al, Na.
C. Al, Fe, Na, Cu, Ag, Pb. D. Ag, Cu, Pb, Al, Fe, Na.
Câu 4: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần?
A. Ag, Al, Fe, Cu, K, Mg. B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg.
C. Fe, Al, Cu, Mg, Pb, K . D. K, Mg, Al, Fe, Cu, Ag.
Câu 5: Kim loại Mg phản ứng được với 2 dung dịch nào sau đây?
A. Mg(NO3)2, Na2SO4. B. K2CO3, H2SO4 loãng.
C. HCl, CuSO4. D. NaHCO3, Al2(SO4)3.
Câu 6: Cho mảnh Zn vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa không màu.
B. xuất hiện khí mùi hắc.
C. sủi bọt khí và mảnh Zn tan dần.
D. có kết tủa màu xanh, mảnh Zn tan dần.
Câu 7: Cho mảnh Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa không màu.
B. xuất hiện khí mùi hắc, màu vàng nhạt.
C. sủi bọt khí và mảnh Mg tan dần.
D. có kết tủa màu nâu đỏ, mảnh Mg tan dần.
Câu 8: Kim loại Al tác dụng được với dãy dung dịch nào sau đây?
A. NaOH, H2SO4 loãng, CuCl2. B. HNO3 đặc, nguội, NaCl, K2SO4.
C. NaCl, H2SO4 đặc, nguội, NaOH. D. Ca(NO3)2, H2SO4 đặc, nguội, CuCl2.
Câu 9: Gang là hợp kim của iron (Fe) với carbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng
carbon chiếm
A. dưới 2%. B. dưới 5%. C. từ 2 – 5%. D. từ 2 – 7%.
Câu 10: Có chất rắn màu đỏ bám trên dây Al khi nhúng dây Al vào dung dịch
A. AgNO3. B. CuCl2. C. HCl. D. Fe2(SO4)3.
Câu 11: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl 2 cho cùng một loại
muối?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 12: Kim loại nào tác dụng được với tất cả các chất: HCl, CuCl2, NaOH, O2?
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 13: Kim loại nào sau đây phản ứng với H2SO4 loãng sinh ra chất khí?
A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Ag, Cu.
Câu 14: Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm?
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Ag.
Câu 15: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng
A. hóa học trong môi trường.
B. của oxygen trong không khí với kim loại.
C. của kim loại với hơi nước trong không khí.
D. của hợp kim với khí carbonic trong môi trường.
Câu 16: Kim loại bị ăn mòn nhanh nhất trong môi trường nào sau đây?
A. Không khí khô. B. Nước tinh khiết.
C. Dung dịch muối ăn. D. Nước hoà tan khí oxi.

Câu 17: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là Al, để làm sạch mẫu Fe này bằng cách ngâm nó với
dung dịch
A. NaOH dư. B. H2SO4 loãng. C. HCl dư. D. HNO3 loãng.
Câu 18: Có một mẫu dung dịch MgSO 4 bị lẫn tạp chất là ZnSO 4, có thể làm sạch mẫu dung dịch
này bằng kim loại
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 19: Dung dịch ZnCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 kim loại làm sạch dung dịch ZnCl2 là
A. Na. B. Mg. C. Zn. D. Cu.
Câu 20: Nhận định sơ đồ phản ứng sau :
Al   X   Al2(SO4)3  AlCl3
X có thể là
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. H2SO4. D. Al(NO3)3.
Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe ⃗ X ⃗ Fe(NO3)3 ⃗ Y ⃗ Fe2O3. X, Y lần
lượt là
A. O2, FeO. B. FeCl3, Fe(OH)3.
C. Fe2O3, FeSO4. D. Fe(OH)2, FeSO4.
Câu 22: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Au. B. Cu. C. Ag . D. Al.
Câu 23: Để phân biệt 2 kim loại là Al và Fe ta dùng dung dịch
A. NaOH B. HCl. C. AgNO3. D. CuCl2.
Câu 24: Để phân biệt 3 kim loại là Cu, Al và Fe ta dùng lần lượt các dung dịch
A. NaOH, HCl. B. HCl, Al(NO3)3.
C. AgNO3, H2SO4 đặc. D. CuCl2, HNO3 đặc, nguội.
Câu 25: Cho kim loại Fe vào H2SO4 đặc, nguội, quan sát thấy
A. xuất hiện bọt khí. B. dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
C. không có hiện tượng gì xảy ra. D. xuất hiện chất không tan.
Câu 26: Để bảo quản kim loại Na, người ta ngâm Na trong
A. nước cất. B. dung dịch NaCl.
C. dầu hỏa. D. dung dịch HCl.
Câu 27: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để loại bỏ CuSO4?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg.
Câu 28: Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với
dung dịch NaOH?
A. Al. B. Cu. C. Ag. D. Fe.
Câu 29: Cho hỗn hợp Zn, Mg vào dung dịch CuCl 2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được kim loại
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Zn và Cu.
Câu 30: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim căn cứ vào khả năng và mức độ
phản ứng của phi kim với
A. oxygen và hydrogen. B. kim loại và hydrogen.
C. kim loại và chlorine. D. oxygen và sulfur.
Câu 31: Ở nhiệt độ cao, chlorine tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. P, H2. B. Cu, S. C. Fe, H2. D. O2, Mg.
Câu 32: Chất có tính tẩy màu mạnh là
Cl2 + 2NaOH-> NaCl + NaClO (Giaven) + H2O
A. nước vôi trong. B. giấm ăn. C. nước Giaven. D. dầu hỏa.
Câu 33: Phản ứng giữa Cl2 và dung dịch NaOH dùng để điều chế
A. thuốc tím. B. nước javel. C. chloride vôi. D. KClO3.
Câu 34: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với Cl2?
Ở điều kiện thường, Cl2 + 2KOH -> KCl + KclO + H2O
Ở điều kiện nhiệt độ cao, 3Cl2 + 6KOH -> 5KCl + KClO3 + 3H2O
A. NaCl. B. KOH. C. CaCO3. D. HCl.
Câu 35: A có các tính chất sau: độc, là chất khí, có màu vàng lục. A là
A. CO. B. Cl2. C. CO2. D. SO2.
Câu 36: Hiện tượng quan sát được khi nhúng quỳ tìm vào nước Cl2 là
Cl2 + H2O -> HCl + HClO
A. quỳ tím hóa đỏ. B. quỳ tím không đổi màu.
C. quỳ tím hóa đỏ, sau đó mất màu. D. quỳ tím hóa đỏ, sau đó chuyển sang màu
xanh.
Câu 37: Trong các dạng thù hình của carbon, dạng thù hình hoạt động hóa học mạnh nhất là
A. kim cương. B. than chì.
C. carbon vô định hình. D. than đá.
Câu 38: H2CO3 là acid
A. mạnh, không bền. B. yếu, bền.
C. mạnh, bền. D. yếu, không bền.
Câu 39: Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm?
MnO2 + 4HCl -> MnCl2 + 2Cl2 + 2H2O
A. MnO2 và HCl. B. MnCl2 và H2SO4.
C. MnO2 và NaCl. D. H2SO4 và NaCl.
Câu 40: Nhóm gồm các khí nào sau đây đều phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. CO, CO2. B. Cl2, CO2.
C. H2, Cl2. D. H2, CO.
Câu 41: Để làm khô khí Cl2 người ta dùng
Sử dụng H2SO4 đặc vì chúng có tính háo nước
A. H2SO4 đặc. B. vôi sống.
C. NaOH rắn. D. CaCO3.
Câu 42: Chất khí được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi là
A. Cl2. B. F2. C. N2. D. CO2.
Câu 43: Oxygen không phản ứng trực tiếp với chất nào sau đây?
A. Cl2. B. Ca. C. Ba. D. Cu.
Câu 44: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4. B. CaCl2. C. KOH. D. KNO3
Câu 45: Dung dịch CaCl2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2CO3. B. MgCl2. C. NaOH. D. KNO3
Câu 46: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là
A. Br, Cl, F, I. B. I, Br, Cl, F.
C. F, Br, I, Cl. D. F, Cl, Br, I.
Câu 47: Khí CO tác dụng với dãy oxides nào sau đây?
A. Na2O, FeO, Fe2O3. B. FeO, CuO, K2O.
C. Al2O3, MgO, Fe3O4. D. Fe2O3, ZnO, CuO.
Câu 48: Dãy muối nào sau đây đều bị nhiệt phân hủy?
A. NaCl, ZnSO4, CaCO3. B. CuSO4, KCl, NaHCO3.
C. MgCl2, NaNO3, MgCO3. D. KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2.
Câu 49: Dãy muối nào sau đây đều bị nhiệt phân hủy?
A. NaHO3, CaCO3, MgCO3. B. K2CO3, Na2CO3, MgCO3.
C. NaHCO3, Ca(HO3)2, K2CO3. D. KHCO3, CaCO3, Ca(HCO3)2.
Câu 50: Khí CO lẫn tạp chất CO2 có thể làm sạch CO bằng cách dẫn mẫu khí trên qua
A. H2SO4 đặc. B. NaOH đặc. C. NaCl. D. CaCl2.
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong 6,72 lít khí O2 (đktc). Tìm m.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn Fe trong V lít khí O2 (đktc) thu được 2,32g Fe3O4. Tìm V.
Câu 3: Dẫn 3,36 lít khí Cl2 ở điều kiện tiêu chuẩn qua m gam dung dịch NaOH 10%. Tìm m.
Câu 4: Dẫn 5,6 lít khí Cl2 ở điều kiện tiêu chuẩn qua 200 gam dung dịch NaOH có nồng độ a %.
Tìm a.
Câu 5: Dẫn 13,44 lít hỗn hợp X gồm CO và CO 2 ở điều kiện tiêu chuẩn qua dung dịch Ca(OH) 2
dư thì thu được 40 gam kết tủa. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
Câu 6: Dẫn 11,2 lít hỗn hợp X gồm CO và CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn qua dung dịch Ba(OH)2 dư
thì thu được 39,4 gam kết tủa. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
Câu 7: Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch
NaOH phản ứng hết với A tạo thành 29 gam kết tủa. Tìm m.
Câu 8: Cho m gam Zn tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch
KOH phản ứng hết với A tạo thành 9,9 gam kết tủa. Tìm m.
Câu 9: Cho 12 gam hợp kim Al tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M (giả sử trong hợp kim
chỉ có Al phản ứng với dung dịch NaOH). Tính phần trăm Al nguyên chất.
Câu 10: Cho 8 gam hợp kim Al tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M (giả sử trong hợp kim
chỉ có Al phản ứng với dung dịch NaOH). Tính phần trăm Al nguyên chất.
Câu 11: Cho 13 gam kim loại M hóa trị II tác dụng với khí Cl 2 dư thì thu được 27,2 gam muối.
Tìm kim loại M.
Câu 12: Cho 6,9 gam kim loại M hóa trị I tác dụng với khí Cl 2 dư thì thu được 17,55 gam muối.
Tìm kim loại M.
Câu 13: Cho 14,25 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 3,36 lít khí (đktc). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong X.
Câu 14: Cho 28,5 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 6,72 lít khí (đktc). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong X.
Câu 15: Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
AlCl3 ⃗
1 2
a. Al2O3   Al  3 Al(OH)3 Al(NO3)3

b. FeCl2 Fe(OH)2 FeO Fe(NO3)2


1 9

Fe Fe Fe3O4
5 8

FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3


Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 26,2 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO 3 bằng 200 gam dung dịch
HCl, thu được 3,36 lít khí carbon dioxide đktc. Hãy tính
a. phần trăm theo khối lượng mỗi chất có trong X.
b. nồng độ phần trăm dung dịch HCl cần dùng.
c. khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 39,8 gam hỗn hợp gồm Na 2O và Na2CO3 bằng m gam dung dịch
H2SO4 có nồng độ 12%, thu được 4,48 lít khí carbon dioxide đktc. Hãy tính
a. phần trăm theo khối lượng mỗi chất có trong X.
b. m.
c. khối lượng muối thu được sau phản ứng.

You might also like