You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 9 – HỌC KÌ I

Năm học 2023 – 2024

A. Phần trắc nghiệm


I. Nhận biết:
Câu 1: Công thức hóa học của vôi sống là:
A. CO2 B. CaO. C. CuO D. Ca(OH)2
Câu 2: Oxit nào sau đây là oxit axit:
A. K2O B. CO C. SO2 D. KNO3
Câu 3: Oxit Bazơ là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 4: Oxit tác dụng được với nước là:
A. CO B. SO2 C. CuO D. NO
Câu 5. Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?
A. CaO. B. CaSO4. C. CaCl2. D. Ca(NO3)2.
Câu 6: ứng dụng của lưu huỳnh dioxit là
A. Sản xuất natrihidroxit B. Khử chua đất C. Sản xuất xà phòng D. Sản xuất axit sunfuric
Câu 7: Công thức hóa học của Axit phophoric là:
A. H2SO4 B. H2SO3 C. H3PO4 D. HCl.
Câu 8: Công thức hóa học của axit clohidric là:
A. HCl B. HNO3 C. H2SO3 D. H3PO4
Câu 9: Dung dịch canxi hidroxit làm quỳ tím
A. Mất màu B. Chuyển sang đỏ C. Không đổi màu D. Chuyển sang xanh
Câu 10: Ứng dụng của natrihidroxit là
A. Sản xuất xà phòng B. Làm chất đốt C. Làm nhiên liệu D. Sản xuất axit sunfuric
Câu 11: Canxi hidroxit có công thức là
A. KOH B. Cu(OH)2 C. Mg(OH)2 D. Ca(OH)2
Câu 12: Bazơ không tan trong nước là:
A. NaOH; B. Cu(OH)2; C. Ca(OH)2; D. KOH.
Câu 13: Công thức hóa học của vôi tôi là:
A. NaOH B. Cu(OH)2 C. Mg(OH)2 D. Ca(OH)2
Câu 14: Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. NaCl B. Ca(OH)2 C. NaOH D. H2SO4
Câu 15: Trong công nghiệp Natrihidroxit được sản xuất bằng phương pháp:
A. Cho Natri kim loại tác dụng với nước B. Cho Natrioxit tác dụng với nước
C. Điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa
D. Điện phân không màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa.
Câu 16: Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy:
A. NaOH; B. Al(OH)3; C. Ca(OH)2; D. KOH.
Câu 17: Axit H2SO4 đặc được dùng để hút ẩm dựa vào tính chất:
A. Háo nước B. Tác dụng với kim loại
C. Tác dụng với muối D. Tác dụng với bazơ
Câu 18: Thành phần chính của muối ăn:
A. NaCl B. MgCl2 C. Na2SO4 D. K2CO3
Câu 19: Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc B. Rót từ từ nước vào axit đặc
1
C. Rót nhanh axit đặc vào nước D. Rót từ từ axit đặc vào nước
Câu 20: Axit Clohidric tác dụng với chất nào sau:
A. NaOH B. H2O C. SO2 D. CO2
Câu 21: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của muối?
A. Tác dụng với dung dịch axit B. Tác dụng với Phi kim.
C. Tác dụng với dung dịch muối D. Tác dụng với kim loại.
Câu 22: Natri clorua có ứng dụng:
A. Sản xuất axit sunfuric B. Làm gia vị và bảo quản thực phẩm
C. Làm vật liệu xây dựng D. Khử chua cho đất
Câu 23: Phân bón nào sau đây là phân bón kép:
A. CO(NH2)2 B. Ca(H2PO4)2. C. NH4NO3. D. NH4H2PO4
Câu 24: Nguyên tố dinh dưỡng trong phân lân là
A. K B. N C. Si D. P
Câu 25: Natrisunfat có công thức hóa học là:
A. Ca3(PO4)2 B. KNO3 C. CaCO3 D. Na2SO4
Câu 26: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:
A. Cu B. Al
C. Pb D. Ba
Câu 27: Đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên,
thí nghiệm trên chứng tỏ nhôm có tính chất
A. dẫn điện. B. dẫn nhiệt. C. ánh kim. D. tính dẻo.
Câu 28: Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: Mức độ hoạt động hóa học của kim loại (1) từ trái
sang phải. Kim loại đứng trước (2) phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành (3) và giải phóng
hiđro. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl; H 2SO4 loãng...) giải phóng (4).
Kim loại đứng trước (trừ Na; K…) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi (5).
Các số 1;2;3;4;5 lần lượt là:
A. giảm dần, magie, kiềm, khí hiđro, dung dịch muối.
B. magie, giảm dần, kiềm, khí hiđro, dung dịch muối.
C. kiềm, magie, giảm dần, khí hiđro, dung dịch muối.
D. giảm dần, magie, khí hiđro, dung dịch muối, kiềm.
Câu 29: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Cu, Ca, K, Ba B. Zn, Li, Na, Cu
C. Ca, Mg, Li, Zn D. K, Na, Ca, Ba
Câu 30: Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại:
A. Có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Dẫn nhiệt, dẫn điện, độ rắn cao.
C. Độ rắn cao, khối lượng riêng lớn.
D. Có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện.
Câu 31: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
A. K , Al , Mg , Cu , Fe
B. Cu , Fe , Mg , Al , K
C. Cu , Fe , Al , Mg , K
D. K , Cu , Al , Mg , Fe
Câu 32: Nhôm bền trong không khí là do
A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
B. nhôm không tác dụng với nước .
C. nhôm không tác dụng với oxi .
D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .
Câu 33: Mệnh đề nào sau đây đúng:
A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với axit.

2
B. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.
D. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với oxi.
Câu 34: Gang và thép là hợp kim của:
A. nhôm với đồng B. sắt với cacbon C. cacbon với silic D. sắt với nhôm
Câu 35: Quặng manhetit chứa:
A. FeCl3 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO
Câu 36: Phần trăm cacbon có trong gang là:
A. từ 6 – 10% B. dưới 2% C. từ 2 – 5% D. trên 10%
Câu 37: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường:
A. không khí khô
B. trong nước cất
C. nước có hòa tan khí oxi
D. dung dịch muối ăn
Câu 38: Biện pháp nào sau đây không làm giảm sự ăn mòn kim loại?
A. Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại
B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại
C. Để đồ vật nơi khô ráo
D. Ngâm kim loại trong nước muối
Câu 39: Có thể điều chế nhôm bằng phương pháp:
A. Điện phân dung dịch muối nhôm
B. Điện phân nóng chảy nhôm oxit có criolit làm chất xúc tác
C. Khử nhôm oxit bằng CO hoặc H2
D. Khử nhôm oxit bằng cacbon
Câu 40: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu
A. Dùng xong rửa sạch lau khô
B. Để ở nơi có nhiệt độ cao
C. Ngâm trong nước lâu ngày
D. Bảo quản trong dung dịch nước muối
Phần II. Thông hiểu
Câu 1: Cặp hóa chất nào sau đây thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm:
A. Na2SO3 và H2SO4 B. S và O2 C. FeS2 và O2 D. Na2SO3 và K2SO4
Câu 2: Dãy oxit đều phản ứng được với dd NaOH là?
A. SO2, CuO B. SO2, NO C. SO2, CO2 D. SO3, Fe2O3
Câu 3: Chất tác dụng với nước là:
A. BaSO4 B. SiO2 C. CaO D. H2SO4
Câu 4: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. K2O. B. CuO. C. SO2. D. CaO.
Câu 5: Dãy oxit đều phản ứng được với dd H2SO4 loãng tạo muối và nước là?
A. MgO, BaO B. CO, K2O C. P2O5, CuO D. SO2, P2O5
Câu 6: Axit Clohidric tác dụng với dung dịch
A. FeCl2 B. KCl C. Na2CO3 D. Mg(NO3)2
Câu 7. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg B. Mg(OH)2 C. MgO D. Cu
Câu 8. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng
nhỏ và đun nóng nhẹ.
A. Kim loại đồng không tan.
B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không mùi thoát ra.
C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.
D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

3
Câu 9. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A. Au. B. Cu. C. Al. D. Ag.
Câu 10: Khi nhiệt phân đồng (II) hiđroxit hiện tượng quan sát được là:
A. Chất rắn từ màu xanh chuyển dần thành nâu đỏ
B. Chất rắn từ màu đỏ chuyển dần thành màu đen
C. Chất rắn từ màu xanh chuyển dần thành màu đen
D. Chất rắn từ màu đen chuyển dấn thành màu đỏ.
Câu 11: Để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 ta dùng:
A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Phenolphtalein D. Nước
Câu 12: Để có dung dịch Ca(OH)2, người ta có thể hòa tan
A. P2O5 và H2O B. Na2O và H2O C. Ca(OH)2 và H2O D. CuO và H2O
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng Al + X → AlCl3 + H2. Chất X trong sơ đồ là
A. H2SO4 B. HCl C. H2O D. FeCl3
Câu 14: Cho NaOH vào ống nghiệm chứa sẵn dd FeCl3, hiện tượng xảy ra là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng B. Xuất hiện kết tủa màu đen
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ D. Xuất hiện kết tủa xanh lam
Câu 15: Chất khí không màu, mùi hắc, có khả năng làm đục nước vôi trong. Chất khí đó có thể được tạo ra
khi cho dd HCl tác dụng với:
A. Fe B. Na2SO3 C. Zn D. CuO
Câu 16: Phản ứng sau thuộc loại phản ứng hóa học nào: CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu
A. Phản ứng phân hủy B. Phản ứng thế C. Phản ứng trung hòa D. Phản ứng trao đổi
Câu 17: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:
A. Phenolphtalein B. Quỳ tím C. dd H2SO4 D.dd HCl
Câu 18: Cho kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric có hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu.
B. Dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.
C. Dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu
D. Dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí.
Câu 19: Phản ứng sau thuộc loại phản ứng hóa học nào:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4+ 2NaCl
A. Phản ứng phân hủy B. Phản ứng thế
C. Phản ứng trung hòa D. Phản ứng trao đổi
Câu 20: Dung dịch NaOH tác dụng được với chất nào sau đây:
A. CaO B. KCl C. MgCl2 D. KOH.
III. Phần vận dụng
Câu 1: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A. CO và BaO. B. K2O và SO2. C. CuO và SO2. D. MgO và NO.
Câu 2: Cho 25 ml dd BaCl2 1M tác dụng vừa đủ với Vml dd H2SO4 2M. Giá trị V là
A. 50 B. 12,5 C. 15 D. 25
Câu 3: Để làm khô SO2 ta dùng hóa chất nào sau đây:
A. Ca(OH)2 B. CaO C. H2SO4 đặc D. NaOH
Câu 4: Dẫn CO2 vào cốc đựng nước vôi trong dư, hiện tượng xảy ra là : Xuất hiện kết tủa có màu:
A. Xanh lam B. Xanh đen C. Nâu đỏ D. Trắng đục
Câu 5: Sau khi làm thí nghiệm các khí độc thải ra gồm HCl, CO2, SO2. Dung dịch có thể được dùng để loại
bỏ tất cả khí độc trên là:
A. FeCl2 B. Nước vôi trong C. HCl D. Cu(NO3)2
Câu 6: Hòa tan m gam Fe cần dùng vừa đủ 5 gam dd HCl 18,25 %. Giá trị của m là:
A. 0,7 B. 1,4 C. 1,2 D. 2,8
Câu 7: Để trung hòa 100 ml dd NaOH 0,5 M cần dùng 50 ml dd H2SO4 x M. Giá tri của x là :
A. 0,5 B. 1,0 C. 1,5 D. 1,2

4
Câu 8: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 1M phản ứng với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là:
A. 300 ml B. 200 ml C. 150 ml D. 100 ml
Câu 9: Cho 98g H2SO4 20% vào dung dịch BaCl2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 40g. B. 40,6g. C. 46g. D. 46,6g
Câu 10: Cho 8 gam CuO vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:
A. 13,5 g. B. 27 g. C. 6,75 g. D. 71 g
B.Phần tự luận:

Câu 1:Viết các phương trình hoá học biễu diễn các chuyển hoá sau:

a) Al (⃗ ⃗
1 ) Al2O3( ⃗
2 ) AlCl3( ⃗
3 ) Al(OH)3( ⃗
4 ) Al2O3( ⃗
5 ) Al ( 6 ) AlCl3

b)Fe(⃗ ⃗
1 ) FeSO4( ⃗
2 ) Fe(OH)2( ⃗
3 ) Fe(OH)3( 4 ) FeCl3

Câu 2: Cho kim loại kẽm tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sau phản ứng thu được
4,48 lít khí ở đktc.

a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng kim loại tham gia phản ứng?

c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng

Câu 3: Cho kim loại magie tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4, sau phản ứng thu
được 6,72 lít khí ở đktc.

a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng kim loại tham gia phản ứng?

c) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng

Câu 4: Hãy giải thích tại sao:

1.Vì sao không nên dùng các đồ dùng bằng nhôm để đựng nước vôi tôi, vữa xây dựng?
2.Tại sao đinh sắt để trong không khí một thời gian lại bị gỉ? Khối lượng sắt gỉ tăng hay
giảm so với khối lượng lúc đầu vì sao?

You might also like