You are on page 1of 5

Trường THCS Lương Khánh Thiện – Quận Kiến An Năm học 2022-2023

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HKI- HÓA 9


A. LÝ THUYẾT
1. OXIT.
- Tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ. Điều chế, ứng dụng của CaO, SO2
- Phân loại oxit. Phân biệt oxit bazơ không tan và oxit bazơ tan, oxit bazơ với oxit lưỡng tính, oxit axit
với oxit trung tính.
2. AXIT.
- Tính chất hoá học của axit (HCl, H2SO4 loãng).
- Tính chất hoá học riêng của axit H2SO4đặc nóng. Sản xuất axit Sunfuric.
- Ứng dụng của axit HCl, H2SO4. Nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat
3. BAZƠ.
- Tính chất hoá học của bazơ. Thang pH. Màu sắc của các bazơ tiêu biểu Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3
- Tính chất vật lí, tên thường gọi của NaOH, Ca(OH)2. Ứng dụng của NaOH, Ca(OH)2
- Điều chế bazơ tan, bazơ không tan. Sản xuất NaOH.
4. MUỐI.
- Tính chất hoá học của muối.
- Tính tan trong nước của muối. Dùng kim loại để làm sạch muối. Ứng dụng muối NaCl.
- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học (Chứa đồng màu xanh lam, chứa sắt (III) màu vàng nâu, kết
tủa trắng BaSO4, AgCl...)
- Điều kiện của phản ứng trao đổi. Cặp chất xảy ra phản ứng (không tồn tại trong dung dịch). Cặp chất
không xảy ra phản ứng (tồn tại trong dung dịch)
B. BÀI TẬP.
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Dãy oxit nào sau đây phản ứng với dung dịch KOH?
A. CO2; SO2; Fe2O3. B. Fe2O3; SO2; SO3. C. P2O5; CO2; SO3. D. P2O5; CO2; CuO.
Câu 2. Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ phản ứng của cặp chất
A. Na2SO4 và CuCl2. B. Na2SO3 và NaCl. C. K2SO3 và HCl. D. K2SO4 và HCl.
Câu 3. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành
A. Sắt (II) clorua và khí hiđro. B. Sắt (III) clorua và khí hiđro.
C. Sắt (II) sunfua và khí hiđro. D. Sắt (II) clorua và nước.
Câu 4. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là
A. Sủi bọt khí, đường không tan.
B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
Câu 5. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit clohiđric là
A. Al, Cu, Zn, Fe. B. Al, Fe, Mg, Ag. C. Al, Fe, Mg, Cu. D. Al, Fe, Mg, Zn.
Câu 6. Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Câu 7. Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. HCl, CuCl2. B. KCl, CuCl2. C. CaO, MgCl2. D. CaCO3, KCl.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
A. Cho Al vào dung dịch HCl. B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
C. Cho dd KOH vào dd FeCl3. D. Cho dd NaOH vào dd CuSO4.
Câu 9. Để phân biệt 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng
A. quì tím, dung dịch NaCl . B. quì tím, dung dịch NaNO3.
C. quì tím, dung dịch Na2SO4. D. quì tím, dung dịch BaCl2.
Câu 10. Oxit nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm?
A. CuO. B. ZnO. C. PbO. D. CaO.
Câu 11. Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất
rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là
Nhóm Hoá 1
Trường THCS Lương Khánh Thiện – Quận Kiến An Năm học 2022-2023
A. 6,4 g. B. 9,6 g. C. 12,8 g. D. 16 g.
Câu 12. Cho phương trình phản ứng: Na2CO3+ 2HCl 2NaCl + X +H2O. X là
A. CO. B. CO2. C. H2. D. Cl2.
Câu 13. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2?
A. dd NaOH. B. dd HCl C. dd AgNO3. D. dd BaCl2
Câu 14. Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
A. NaOH, KNO3. B. Ca(OH)2, HCl C. Ca(OH)2, Na2CO3. D. NaOH, MgCl2
Câu 15. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng
lại. Lọc kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổit hu được chất rắn
A. Cu. B. CuO. C. Cu2O. D. Cu(OH)2.
Câu 16. Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ca(OH)2 đựng trong 2 lọ mất nhãn ta dùng
A. Qùy tím. B. HCl. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 17. Chất nào sau đây được dùng làm gia vị trong bữa ăn và bảo quản thực phẩm?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. CO(NH2)2. D. NaCl.
Câu 18. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dd nước vôi trong (dư), khí thoát ra là
A. CO. B. CO2. C. SO2. D. CO2 và SO2.
Câu 19. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 thì thấy xuất hiện
A. kết tủa trắng xanh. B. chất khí thoát ra.
C. kết tủa nâu đỏ. D. kết tủa màu trắng.
Câu 20. Cho phương trình phản ứng: Na2CO3+ 2HCl 2NaCl + X +H2O. X là
A. SO2. B. CO2 C. H2. D. Cl2.
Câu 21. Khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và
một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là
A. màu đỏ mất dần. B. không có sự thay đổi màu.
C. màu xanh từ từ xuất hiện. D. màu đỏ từ từ xuất hiện.
Câu 22. Để nhận biết muối sunfat ta có thể dùng chất nào sau đây?
A. NaCl. B. KOH. C. BaCl2. D. H2SO4.
Câu 23. Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Cu(OH)2 bởi nhiệt là
A. Cu và H2O. B. CuO và H2O. C. CuO và H2. D. O2 và H2.
Câu 24. Dung dịch nào sau đây có tính nhờn, làm bục vải?
A. HCl. B. H2SO4. C. NaOH. D. Ca(OH)2.
Câu 25. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là
A. không có hiện tượng gì xảy ra.
B. kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt, khối lượng đinh sắt không có sự thay đổi.
C. một phần đinh sắt bị hoà tan, không có chất mới nào được sinh ra.
D. một phần đinh bị hoà tan, Kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt và màu xanh của dd nhạt dần.
Câu 26. Để điều chế dung dịch NaOH, người ta cho
A. Na2O tác dụng với dung dịch H2O. B. Na2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH.
C. Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2.
Câu 27. Để làm sạch dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4 ta dùng kim loại
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Zn.
Câu 28. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch (chúng không xảy ra phản ứng)?
A. KOH và NaCl. B. K2SO4 và BaCl2. C. KOH và MgCl2. D. KOH và HCl.
Câu 29. Trung hòa 200ml dung dịch NaOH 1M bằng 98g dung dịch H 2SO4. Nồng độ phần trăm của
dung dịch H2SO4 cần dùng là
A . 10%. B. 15%. C. 20%. D. 25%.
Câu 30. Dãy chất nào sau đây đều là muối axit?
A. HCl, H2SO4, HNO3. B. NaHCO3, Ca(HSO4)2, KH2PO4.
C. NaCl, CuSO4, Mg(NO3)3. D. NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3
Câu 31. Phản ứng hóa học xảy ra giữa axit và bazơ thuộc loại phản ứng
A. Hóa hợp. B. Phân hủy. C. Thế . D. Trung hòa.

Nhóm Hoá 2
Trường THCS Lương Khánh Thiện – Quận Kiến An Năm học 2022-2023
Câu 32. Cho các oxit sau: SO2; CuO; K2O; P2O5; Fe2O3; Na2O số oxit tan trong nước ở điều thường tạo
thành dung dịch bazơ là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33. Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với dãy chất nào sau đây?
A. Fe, CaO, HCl. B. Mg, CuO, HCl. C. Cu, BaO, NaOH. D. Zn, BaO, NaOH.
Câu 34. Khi cho kim loại Cu vào axit H2SO4 đặc đun nóng khí thoát ra là chất khí nào?
A. Khí O2. B. Khí SO2. C. Khí N2. D. Khí H2.
Câu 35. Chất phản ứng được với dung dịch axit Clohiđric sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí, cháy
trong không khí với nhọn lửa màu xanh nhạt là
A. BaCO3. B. Zn. C. FeCl3. D. Ag.
Câu 36. Chất khi tan trong nước cho dung dịch, làm quỳ tím xanh là
A. SO3. B. NaNO3. C. KOH. D. HCl.
Câu 37. Chất nào vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với khí CO2 là
A. KOH rắn. B.Dung dịch NaNO3. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaOH.
Câu 38. Các khí ẩm được làm khô bằng chất bột rắn CaO là
A. H2; O2; N2. B. H2; CO2; N2. C. H2; O2; SO2. D. CO2; SO2; HCl.
Câu 39. Chất tác dụng với axit sunfuric loãng tạo thành muối và nước
A. Cu. B. CuO. C. CuSO4. D. CO2.
Câu 40. Dung dịch của chất X có pH >7 và khi tác dụng với dd Na2SO4 tạo ra chất không tan. X là
A. BaCl2 . B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. H2SO4.
Câu 41. Dãy chất bazơ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh là
A.NaOH; Fe(OH)3; Cu(OH)2. B.KOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.
C. NaOH; Ba(OH)2; KOH. D.Fe(OH)3;Cu(OH)2; Mg(OH)2.
Câu 42. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện
A. chất không tan màu nâu đỏ. B. chất không tan màu trắng.
C. chất tan không màu. D. chất không tan màu xanh lơ.
Câu 43. Cặp chất không xảy ra phản ứng là (chúng cùng tồn tại trong một dung dịch)
A . dd NaOH và dd Al(NO3)3. B. dd AgNO3 và dd KCl.
C. dd K2SO4 và dd BaCl2. D. dd NaNO3 và dd MgCl2.
Câu 44. Cho sơ đồ phản ứng: Na2SO3 + HCl  NaCl + X + H2O. Chất X là
A. SO2. B. SO3. C. CO2. D. O2.
Câu 45. Để làm sạch dung dịch muối Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất muối AgNO3 ta dùng kim loại nào?
A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe.
Câu 46. Những oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với ddung dịch HCl là
A. SO2, SO3. B.CuO, MgO. C. FeO, Fe2O3. D. K2O, BaO.
Câu 47. Những oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với ddung dịch NaOH là
A. SO2, SO3. B.CuO, MgO. C. FeO, Fe2O3. D. K2O, BaO.
Câu 48. ứng dụng nào sau đây là của CaO?
A. Dùng trong công nghiệp luyện kim, nguyên liệu cho công nghiệp hoá học, khử chưa đất trồng.
B. Làm vật liệu trong xây dựng, khử chua đát trồng, khử độc, diệt trùng rác thải sinh hoạt và xác chết.
C. Làm phẩm nhuộm, phân bón, chất dẻo, tơ sợi, chế biến dầu mỏ, nạp vào ăc quy, sản xuất muối, axit.
D. Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt, tơ nhân tạo, sản xuất nhôm, chế biến dầu mỏ .
Câu 49. ứng dụng nào sau đây là của Ca(OH)2?
A. Dùng trong công nghiệp luyện kim, nguyên liệu cho công nghiệp hoá học, khử chưa đất trồng.
B. Sản xuất axit H2SO4, chất tẩy trắng bột gỗ, chất diệt nấm mốc.
C. Làm phẩm nhuộm, phân bón, chất dẻo, tơ sợi, chế biến dầu mỏ, nạp vào ăc quy, sản xuất muối, axit.
D. Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt, tơ nhân tạo, sản xuất nhôm, chế biến dầu mỏ .
Câu 50. ứng dụng nào sau đây là của NaOH?
A. Dùng trong công nghiệp luyện kim, nguyên liệu cho công nghiệp hoá học, khử chưa đất trồng.
B. Sản xuất axit H2SO4, chất tẩy trắng bột gỗ, chất diệt nấm mốc.
C. Làm phẩm nhuộm, phân bón, chất dẻo, chế biến dầu mỏ, nạp vào ăc quy, sản xuất thuốc nổ TNT.
D. Sản xuất thuỷ tinh, chế tạo xà phòng, chất tẩy rửa, làm gia vị trong bữa ăn.
Nhóm Hoá 3
Trường THCS Lương Khánh Thiện – Quận Kiến An Năm học 2022-2023
II. Bài tập tự luận.
Bài 1. Thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
a) Cu 1 ⃗ CuO CuCl2 3 ⃗ Cu(OH)2 4 ⃗ CuO 5 ⃗ Cu
(1) (2) (3) (4)

b) S  SO2  SO3  H2SO4  BaSO4


c) FeCl2 ⃗1 Fe(OH)2 ⃗2 FeO ⃗3 FeSO4 ⃗ 4 Fe(NO3)2

d) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 Fe(NO3)3 ⃗


4 Fe(OH)3
(1) (2) (3) (4)

e) Na  Na2O  NaOH  Na2CO3  NaCl


g) Al ⃗ 1 Al2(SO4)3 ⃗
2 AlCl3 ⃗ 3 Al(OH)3 ⃗4 Al2O3
Bài 2. Cho 16,15 g gam hỗn hợp A gồm Zn và Cu phản ứng vừa đủ với một lượng dung dịch HCl 2M
thu được 3,36 lít khí (đktc).
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b. Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 16,15 g hỗn hợp A.
Bài 3. Cho 8,0g gam hỗn hợp gồm Al và Ag phản ứng vừa đủ với một lượng dung dịch H2SO4 10% thu
được 6,72 lít khí H2 (đktc) và a gam một chất rắn không tan.
a. Tính giá trị của a.
b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng cho phản ứng trên.
Bài 4. Hòa tan 15,6 g hỗn hợp gồm: Al và Al 2O3 vào dung dịch HCl 2M vừa đủ. Sau phản ứng thu
được 6,72 lít khí ở đktc.
a) Tính khối lượng Al và Al2O3 trong hỗn hợp đầu?
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M?
Bài 5. Hòa tan 5,2 g hỗn hợp gồm: Mg và CuO vào 200ml dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu
được 1,12 lít khí ở đktc.
a) Tính phần trăm về khối lượng Mg và CuO trong hỗn hợp đầu?
b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?
Bài 6. Cho 3,75g hỗn hợp gồm nhôm và magiê tác dụng với 200g dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được
3,92lit khí H2 (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4.
Bài 7. Cho 200g dung dịch FeCl3 phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được a g chất kết tủa màu đỏ nâu và dung dịch NaCl.
a) Tính nồng độ % của dung dịch FeCl3 ?
b) Tính a? Lọc lấy kết tủa và nung trong không khí thu được một oxit. Tính khối lượng của oxit đó?
Bài 8. Cho 5gam hỗn hợp hai muối gồm Na2CO3 và NaCl phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl 20%.
Sau phản ứng thu được 448ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng?
Bài 9. Cho 24,8gam hỗn hợp hai muối gồm NaCl và CuSO 4 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl 2 10%.
Sau phản ứng thu được 23,3 gam một chất kết tủa trắng.
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính khối lượng dung dịch BaCl2 đã dùng?
Bài 10. Em hãy giải thích một số hiện tượng xuất hiện trong tự nhiên và viết PTHH
a) Vôi sống (CaO) để vài ngày (không để quá lâu) thì vôi sống sẽ tơi ra thành dạng bột mịn được gọi là
vôi tỏa. Em hãy xác định các chất có trong vôi toả, viết PTHH giải thích sự tạo thành vôi tỏa. Cho biết
trong không khí có N2; O2; và một lượng nhỏ CO2; H2O,.....
b) Trên mặt thùng vôi tôi lâu ngày thường xuất hiện lớp váng cứng. Em hãy giải thích hiện tượng trên,
viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
c) Mưa nhiều làm cho lớp đất bề mặt bị rửa trôi, tính axit (H2SO4 và HNO3) trong đất tăng cao. Để cải
thiện tính chất của đất người ta bón lót vôi bột Ca(OH)2 . Em hãy giải thích cách làm trên.
d) Trong một lần làm thí nghiệm, một học sinh đã để mẩu Natri hiđroxit lên tấm kính trong không khí,
sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt axit HCl vào chất rắn màu trắng
Nhóm Hoá 4
Trường THCS Lương Khánh Thiện – Quận Kiến An Năm học 2022-2023
thấy có khí thoát ra. Khí này làm đục nước vôi trong. Em hãy giải thích và viết các PTHH xảy ra.

Nhóm Hoá 5

You might also like