You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM HỌC 2020 – 2021


Môn: HÓA HỌC 10 KHÔNG CHUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề có 3 trang)
MÃ ĐỀ : 123
A – PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất hóa học của axit HCl
A. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ.
B. Tác dụng với kim loại giải phóng khí Clo
C. Làm đổi màu giấy quỳ tím.
D. Tác dụng với chất oxi hóa mạnh như KMnO4; MnO2; KClO3,…
Câu 2: Hòa tan hết 4,32 gam kim loại A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,376 lít khí H2 (đktc).
Kim loại A là
A. Mg B. Al C. Na D. Zn
Câu 3: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc bằng đá vôi hoặc kim
loại.
A. SO2 B. CO2 C. O3 D. H2S
Câu 4: Cho phản ứng hóa học: 4Cl2 + 4H2O + H2S  8HCl + H2SO4
Phát biểu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
Câu 5: Kim loại bị thụ động hóa khi cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội là
A. Fe; Mg; Al B. Zn; Al; Cr C. Fe; Al; Cr D. Fe; Cr; Cu
Câu 6: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Đốt khí H2S trong O2 dư (b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2)
(c) Dẫn khí F2 vào nước nóng (d) Cho Fe3O4 tác dụng với H2SO4 (đặc)
(e) Cho HCl đặc vào dung dịch KMnO4 (f) Sục khí O3 vào dung dịch KI.
(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 7 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 7: Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím, nhận thấy dung dịch bị mất màu vì xảy ra phản ứng
hóa học sau:
SO2 + KMnO4 + H2O  K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia trong phản ứng trên là
A. 14 B. 5 C. 9 D. 7
Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3. Sau khi ozon phân hủy hết thành oxi thì thể tích hỗn hợp khí tăng 3%.
Phần trăm thể tích của O3 trong X là
A. 10% B. 8% C. 6% D. 4%
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể dùng que đóm để phân biệt hai bình mất nhãn chứa khí oxi và ozon.
B. Ozon và oxi đều có tính oxi hóa mạnh.
C. Oxi và ozon là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.
D. Quá trình quang hợp của cây xanh giải phóng ra khí oxi.
Câu 10: Cho các phản ứng sau:
o o
a) CaF2 rắn + H2SO4 đặc 
t
 b) NaCl rắn + H2SO4 đặc 
t

o o
c) NaBr rắn + H2SO4 đặc 
t
 d) KI rắn + H2SO4 đặc 
t

Số phản ứng sinh ra khí HX (hiđro halogenua) là

Ra đề: Tổ Hóa Học Trang 1/3 - Hóa 10KC- Mã đề 123


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp muối gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch X. Sục
khí clo dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y
thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 29,25 g B. 58,5 g C. 17,55 g D. 23,4 g
Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 320 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung
dịch X. Khối lượng chất tan trong dung dịch X bằng
A. 23,44 g B. 20,8 g C. 15,12 g D. 40,32 g
Câu 13: Cho 30 gam hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, Fe tác dụng với dung dịch HCl 12% vừa đủ, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam dung dịch Y chứa 75,6 gam chất tan và 2,24 lít khí H2 (đktc).
Giá trị m là
A. 90, 63 B. 128,93 C. 503,66 D. 516,47
Câu 14: Những chất có thể dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm là
A. KMnO4, MnO2, O3 B. H2SO4, NaOH, Al2O3
C. KClO3, CaO, H2SO3 D. KMnO4, H2O2, KClO3
Câu 15: Phản ứng nào sau đây có sự tham gia phản ứng của axit Sunfuric đặc
A. Na2S + H2SO4  Na2SO4 + H2S B. Mg + H2SO4  MgSO4 + H2
C. FeO + H2SO4  FeSO4 + H2O D. Cu + 2H2SO4  CuSO4 + SO2 + 2H2O
Câu 16: Cho 31,6 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đậm đặc, dư. Thể tích khí Clo thu
được sau phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 22,4 lít B. 5,6 lít C. 11,2 lít D. 1,12 lít
Câu 17: Chất nào sau đây có thể tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường
A. H2 B. O2 C. Al D. Hg
Câu 18: Cho 0,12 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 2,0 lít dung dịch X. Để trung hoà 1
lít dung dịch X cần dùng 360 ml dung dịch KOH 1M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu
huỳnh trong oleum trên là
A. 37,87%. B. 30,62%. C. 35,96%. D. 37,21%.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp, có tính oxi hóa mạnh.
B. Nước Gia-ven dùng để tẩy trắng vải, sợi và tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh.
C. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO.
D. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một loại gốc axit.
Câu 20: Trong tự nhiên Clo có nhiều trong
A. không khí B. trong nước biển và muối mỏ
C. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O) D. khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl)
Câu 21: Nguyên tắc điều chế Cl2 là
A. khử ion Cl– thành Cl2
B. điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn)
C. Cho MnO2, KMnO4 hoặc KClO3 + dung dịch HCl
D. oxi hóa ion Cl– thành Cl2
Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng được với khí Clo ở điều kiện thích hợp ?
A. Mg; H2S; KI; NaF B. H2O; NaBr; Al; NaOH
C. O2; H2O; H2; KOH D. H2; Fe; H2S; O2
Câu 23: Nguyên tắc pha loãng axit Sunfuric đặc là
A. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ. B. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ.
C. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ. D. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ.
Câu 24: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong oleum H2S2O7 là
A. +2 B. +4 C. +6 D. +8

Ra đề: Tổ Hóa Học Trang 2/3 - Hóa 10KC- Mã đề 123


Câu 25: Muối nào sau đây tan tốt trong nước ?
A. AgI B. AgF C. AgCl D. AgBr
Câu 26: Hỗn hợp khí tồn tại được trong cùng một bình kín là
A. Khí O2 và khí H2S B. Khí H2S và khí Cl2 C. Khí O2 và khí Cl2 D. Khí HI và khí O3
Câu 27: Số oxi hóa của Cl trong clorua vôi (CaOCl2) là
A. -1. B. +3 và -1. C. 0. D. +1 và -1.
Câu 28: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
A. SO2 B. O2 C. H2SO4 D. SO3
Câu 29: Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai ?
A. Than, củi có kích thước lớn sẽ cháy nhanh hơn.
B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
C. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
D. Nước giải khát được nén khí CO2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua lớn hơn.
Câu 30: Cho hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: 2SO2 (k) + O2 (k) € 2SO3 (k) H < 0
Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ biến đổi?
A. Biến đổi nhiệt độ B. Biến đổi áp suất
C. Thêm chất xúc tác D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng
Câu 31: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen ?
A. Có 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Số oxi hóa là –1 trong mọi hợp chất.
C. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron.
D. Tạo với hiđro hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 32: Trong công nghiệp để sản xuất HCl tinh khiết, người ta dùng phương pháp tổng hợp, bằng phản
ứng hóa học nào sau đây ?
o
A. H2 + Cl2 
t
 2HCl B. H2S + 4Cl2 + 4H2O  8HCl + H2SO4
o
C. BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl D. 2NaCl rắn + H2SO4 đặc 
t
 Na2SO4 + 2HCl
B. PHẦN TỰ LUẬN (2,0 điểm)
Câu 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau:
NaCl; K2SO4 ; KNO3; Na2CO3
Câu 2. Cho 30,4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thì thu được
4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng cùng lượng hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng hết với dung dịch
H2SO4 98% (dư), đun nóng thì thu được V lít khí SO2 (đktc).
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Xác định giá trị V ?
Đáp số câu 2: a) %mCu = 63,16% ; b) %mFe = 36,84%; V = 13,44 lít

Ra đề: Tổ Hóa Học Trang 3/3 - Hóa 10KC- Mã đề 123

You might also like