You are on page 1of 6

Học thêm Hóa học 10

ÔN TẬP CHƯƠNG HALOGEN


Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5 là cấu hình của các nguyên tố thuộc
A. nhóm halogen. B. nhóm nitơ. C. nhóm cacbon. D. nhóm oxi.
Câu 2: Liên kết trong phân tử của các đơn chất halogen là
A. liên kết cộng hoá trị có cực. B. liên kết cộng hoá trị không có cực.
C. liên kết ion. D. liên kết cho - nhận.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen ?
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Tác dụng mạnh với nước.
C. Có tính oxi hoá mạnh. D. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Câu 4: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là {//Tác dụng với nước mà không tác dụng với Cl2}
A. Na2SO3 khan. //Tạo ra Cl2
B. dung dịch NaOH đặc. //NaOH đặc tác dụng được với Cl2
C. dung dịch H2SO4 đậm đặc. //Chất này không phản ứng với Cl2
D. CaO.// Hấp thụ nước và tạo ra CaCl2
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl. B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 6: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm ?
A. Cl2 + SO2 + 2H2O H2SO4 + 2HCl. B. Cl2 + H2O HCl + HClO.

C. Cl2 + H2 2HCl. D. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) HCl + NaHSO4.


Câu 7: Cho các phản ứng:
(a) 4HCl + PbO2 PbCl2 + Cl2 + 2H2O (b) HCl + NH4HCO3 NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 2NO2 + Cl2 + 2H2O (d) 2HCl + Zn ZnCl2 + H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 8: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI. Số dung dịch tạo được kết
tủa là
NaF không phản ứng (Vì không có hiện tượng)
NaCl => AgCl(trắng)
NaBr =>AgBr(vàng)
NaI =>AgI(vàng đậm)
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Axit HF có thể tác dụng với SiO2.
B. Tất cả hiđro halogenua đều là chất khí ở điều kiện thường.
C. Tất cả các muối bạc halogenua đều không tan trong nước. Vừa nói ở câu 8, trong các muối halogen có NaF
D. Các halogen từ F2 đến I2 tác dụng với hầu hết các kim loại.
Câu 10: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X ; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được
muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
Nhận biết : M + Cl2 => X (FeCl3)
M + Cl2 => Y (FeCl2)
2Fe + 2FeCl3 => 3FeCl2
Vì Fe có nhiều hóa trị
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe.
Câu 11: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung
dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
Nguyễn Thanh Hòa
Học thêm Hóa học 10
(Giải pháp : Tính số mol e nhận )
A. KMnO4.
B. MnO2.
C. CaOCl2.
D. K2Cr2O7.
Câu 12: a mol chất nào sau đây khi tác dụng hết với dung dịch HCl đặc thu được lượng khí clo nhiều nhất ?
A. CaOCl2. B. KClO3. C. MnO2. D. KMnO4.
Câu 13: Cho sơ đồ sau: Ca(OH)2 (B) (A) Cl2 (C) KClO4
Các chất A, B, C lần lượt là
A. CaOCl2, CaCl2, KClO3. B. K, Ca(ClO)2, KOH. C. KOH, CaCO3, HCl. D. KCl, KOH, HCl.
Lời giải:
1.CaCOCl2 +HCl -> Cl2+CaCl2+H2O
2. + KOH ->
3. + KClO3 -> KClO4 + KCl
5. CaOCl2 + CO2 +H2O =>CaCl2+CaCO3 + HClO
5.
Câu 14: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100 oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,24M B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M.

Câu 15: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất
tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 1M. C. 0,25M. D. 0,5M.
Lời giải:
Giả sử KOH hết
KOH + HCl => KCl +H2O
0,1 0.1 =>7.45(g)(Vô lý )
 KOH dư
Sau phản ứng óc KCl và KOH dư, tính theo mol HCl
KOH + HCl => KCl + H2O
Câu 1 6: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng
số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.

Câu 17: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu
được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết
với Y là
A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.

Câu 18: Cho 70 gam muối halogenua của kim loại M (MXn) tác dụng vừa đủ với 700 ml dung dịch AgNO3
1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 131,6 gam kết tủa. Công thức MXn là
A. CaBr2. B. CaCl2. C. BaCl2. D. MgBr2.

Nguyễn Thanh Hòa


Học thêm Hóa học 10
Câu 19: Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hoá trị không đổi) trong dung dịch HCl vừa đủ thu
được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối. Giá trị của m là
A. 1,32. B. 1,3. C. 1,4. D. 1,38.

Câu 20: Quy luật nào sau đây là sai khi nói về tính chất vật lí của các halogen từ flo đến iot ?
A. Độ âm điện giảm dần. B. Nhiệt độ sôi giảm.
C. Năng lượng liên kết tăng từ flo đến clo sau đó giảm từ clo đến iot. D. Bán kính nguyên tử tăng dần.
Câu 21: Cl2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Fe, H2, Ba(OH)2, KBr //
B. Cu, HBr, NaI, O2 // Có O2 không phản ứng
C. Fe, H2S, H2SO4, KBr
D. Cu, Ba(OH)2, NaI, NaF
Câu 22: Thành phần hoá học của nước clo gồm (không kể H2O):
A. HCl, HClO, HClO3 B. Cl2, HClO, HClO3
C. Cl2, HCl, HClO3 D. Cl2, HClO, HCl
Câu 23: Công thức hóa học của clorua vôi là
A. Ca(OCl)2 B. Ca(ClO3)2 C. CaOCl2 D. CaCl2 và Ca(ClO)2
Câu 24: Cho phản ứng SO2 + Br2 + H2O  H2SO4 + 2HBr . Trong phản ứng này, Br2 đóng vai trò là chất
A. khử B. môi trường. C. oxi hoá. D.vừa oxi hoá vừa khử.
Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng về clo ?
A. Clo là khí có màu vàng lục, nặng hơn không khí và rất độc.
B. Clo có tính tẩy trắng và diệt khuẩn khi tan trong nước.
C. Khí clo khô không có tính oxi hoá mạnh.
D. Có thể làm sạch không khí bị nhiễm khí clo bằng cách phun dung dịch amoniac vào không khí.
Câu 26: Đốt hỗn hợp gồm bột Cu, Fe trong bình đựng khí clo (dư). Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp muối
gồm :
A. CuCl2, FeCl3, FeCl2. B. CuCl2, FeCl2. C. CuCl, FeCl3 D. CuCl2, FeCl3.
Câu 27: Không thể điều chế Cl2 từ phản ứng giữa cặp chất nào sau đây ?
A. HCl đặc + KClO3.
B. HCl đặc + MnO2.
C. HCl đặc + KNO3. / /Sai vì không tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi, điện ly yếu
D. HCl đặc + KMnO4.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về CaOCl2 ?
A. Là muối hỗn tạp của axit hipoclorơ và axit clohiđric. B. Thành phần gồm CaO ngậm Cl2.
C. Là chất bột màu trắng, bốc mùi khí clo. D. Chất có tính sát trùng, tẩy trắng vải sợi.
Câu 29: Thành phần chính của đầu que diêm có chứa P, KClO3. Vai trò của KClO3 là
A. Chất cung cấp oxi để đốt cháy P. B. Làm chất kết dính.
C. Làm chất độn để hạ giá thành. D. Tăng ma sát của đầu que diêm.
Câu 30: Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để khử bỏ lượng brom dư sau khi làm thí nghiệm có thể dùng hoá
chất dễ kiếm nào sau đây ?
A. Nước vôi trong. // 2Br2+2Ca(OH)2→CaBr2+Ca(BrO)2+2H2O
B. Dung dịch xút.
C. Nước muối.
D. Dung dịch thuốc tím.
Câu 31: Chia m gam hỗn hợp hai kim loại (có hoá trị không đổi, đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá
học) thành hai phần bằng nhau :
Nguyễn Thanh Hòa
Học thêm Hóa học 10
 Phần (1) cho tan hết trong dung dịch HCl thấy tạo ra 1,792 lít khí H2 (đktc).
 Phần (2) được nung trong khí oxi dư thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit.
Giá trị của m là
A. 2,64 gam. B. 1,56 gam. C. 3,12 gam. D. 3,21 gam.

Câu 32: Đun 15,8g KMnO4 với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí clo thu được (đktc) là
A. 0,56 lít. B. 5,60 lít. C. 2,80 lít. D. 0,28 lít.

Câu 33: Cho các phương trình hóa học sau :


Cl2 + H2O  HCl + HClO Cl2 + 2NaOH  NaClO + H2O + NaCl
3Cl2 + 6NaOH đặc 5NaCl + NaClO3 + 3H2O 2Cl2 + HgO  HgCl2 + Cl2O
Trong các phản ứng hóa học trên, clo đóng vai trò :
A. là chất oxi hoá B. là chất khử
C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử D. không phải là chất oxi hoá cũng không phải là chất khử.
Câu 34: Cho các sơ đồ phản ứng : Cl2 + X  Y Y + Fe  T + H2
T + E  G + NaCl G + Y  T + H2O
Các chất X, Y, T, E, G lần lượt là
A. HCl, H2 , FeCl2, NaOH, Fe(OH)2 . B. H2 , HCl, FeCl2, NaOH, Fe(OH)2 .
C. HCl, FeCl2, NaOH, H2, Fe(OH)2 . D. FeCl2,H2 , HCl, NaOH, Fe(OH)2 .
Câu 35: Trong phương trình hóa học của phản ứng điều chế clo từ KMnO4 và HCl, số phân tử HCl bị oxi hóa
thành khí clo và số phân tử HCl tạo muối clorua là
A. 16 và 5 B. 5 và 16
C. 6 và 10 D. 10 và 6
Câu 36:: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl 2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối
clorua kim loại ? A. Fe B. Al C. Cu D. Ag
Câu 37: Màu vàng lục là màu của
A. khí flo B. hơi brom C. khí clo D. hơi iot
Câu 38: Trong các khí sau: N2, O2, Cl2, CO2, chất thường dùng để diệt khuẩn và tẩy màu là
A. N2 B. Cl2 C. O2 D. CO2
Câu 39: Khi tan trong nước một phần clo tác dụng với nước theo phương trình hoá học :
Cl2 + H2O HCl + HClO
Người ta nói nước clo có tính tẩy màu khử trùng do
A. HCl có tính oxi hóa mạnh B. HClO có tính oxi hóa mạnh
C. Cl2 có tính oxi hóa mạnh D. Cl2 độc nên có tính sát trùng.
Câu 40: Cho hỗn hợp các khí N2, Cl2, SO2, CO2, H2. Sục từ từ hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư thì thu được
hỗn hợp khí còn lại có thành phần là
A. Cl2, H2 B. Cl2, SO2 C. N2, CO2
D. N2, H2
Giải:

Các khí bị giữ lại trong dung dịch NaOH là: Cl2, SO2, CO2

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O


Nguyễn Thanh Hòa
Học thêm Hóa học 10
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

=> 2 khí thoát ra là N2 và H2

Câu 41: Cặp chất khí nào không tác dụng với nhau trong mọi điều kiện ?
A. H2, Cl2 B. O2, H2 C. H2, N2 D. O2, Cl2
Câu 42: Hòa tan 2,24 lít khí hiđro clorua (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là
A. 7,3% B. 73% C. 67% D. 6,7%
Câu 43: Có 2 dung dịch axit HCl có nồng độ 15% và 5%. Để thu được dung dịch HCl mới có nồng độ 10%
thì phải trộn chúng theo tỉ lệ khối lượng là
A. 2 : 1 B. 1 : 2 C. 1 : 1 D. 3 : 2

Câu 44: Axit HCl có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Cu, CuO, Ca(OH)2, AgNO3. B. Fe3O4, CuO, CaO, NaOH, CaCO3.
C. Zn, Na2SO4, Ba(OH)2, NaCl. D. MnO2, Cu, BaSO4, AgNO3.
Câu 45: Thuốc thử dùng để phân biệt 4 dung dịch bị mất nhãn gồm BaCl2, H2SO4, HCl, NaCl là
A. dung dịch AgNO3
B. quỳ tím
Giải :
Dùng quỳ tím phân mẫu thử thành hai nhóm:

1. Nhóm các mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ: H2SO4, HCl

2. Nhóm các mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh: BaCl2, NaCl.

Lần lượt cho các mãu thử thuộc nhóm 1 cho vào các mẫu thử thuộc nhóm 2 mẫu thử nào phản ứng với nhau tạo
kết tủa trắng thì đó là H2SO4 (nhóm 1) và BaCl2 (nhóm 2).  

C. dung dịch Ba(OH)2


D. dung dịch NaCl
Câu 46: Cho 12,1g hỗn hợp 2 kim loại A, B đều có hóa trị II tác dụng với HCl tạo ra 0,2 mol H2. Hai kim loại
đó là
A. Mg, Fe B. Mg, Ca C. Fe, Zn D. Mg, Fe

Câu 47: Không dùng bình làm bằng chất nào sau đây để đựng dung dịch HF?
A. Thủy tinh. // Vì HF dùng để khắc thủy tinh
B. Sành
C. Sứ.
D. Nhựa.
Câu 48: Có 4 dung dịch để riêng biệt là KOH, H2SO4, NaCl, BaCl2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây
có thể phân biệt được các dung dịch trên ?
A. Quỳ tím.
Giải:
- dùng quỳ tím
Nguyễn Thanh Hòa
Học thêm Hóa học 10

- dùng NaOH thì chỉ có H2SO4 phản ứng dung dịch tạo thành không màu => Không nhận biết được.
- dùng Na2CO3

B. Dung dịch NaOH.


C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 49: Chọn 2,4g kim loại X hóa trị II vào 200m dung dịch HCl 0,75M. Thấy sau phản ứng vẫn còn một
phần kim loại chưa tan hết. Cũng 2,4g nếu tác dụng với 250ml dung dịch HCl 1M thấy sau phản ứng vẫn còn
axit dư. Kim loại A là
A. Ca B. Mg
C. Fe D. Cu

Câu 50: Hoà tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra
0,896 lít H2 (đktc). Đun cạn dung dịch ta thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,29g B. 2,87g C. 3,19g D. 3,87g

Nguyễn Thanh Hòa

You might also like