You are on page 1of 3

ÔN KIỂM TRA GIỮA KÌ-HÓA 8

NĂM HỌC 2021-2022


Kiến thức: Các bài 2, 4, 5, 6, 9, 10
1. Phân biệt các khái niệm: chất tinh khiết – hỗn hợp; đơn chất – hợp chất; hỗn hợp - hợp chất; nguyên tử-phân tư; nguyên
tố hóa học – nguyên tử; NTK –PTK; Kim loại –Phi kim; KHHH-CTHH; ý nghĩa của CTHH; ý nghĩa KHHH.
2. Quy ước đvC; quy tắc hóa trị; bài tập tính khối lượng , tìm nguyên tố, tính hóa trị; lập CTHH.
3. Phải thuộc lòng các KHHH bảng 1 trang 42 SGK, phân loại nguyên tố kim loại – Phi kim và cần biết hóa trị của một số
nguyên tố hay nhóm nguyên tử thường gặp.
Xem lại tất cả các dạng bài tập SGK và bài tập ví dụ đã thực hiện.
Một số bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Mỗi chất tinh khiết sẽ có những tính chất nhất định, dựa vào sự khác nhau về tính chất của chất có thể tách một
chất ra khỏi hỗn hợp. Hãy chọn đúng thứ tự các phương pháp thích hợp để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và bột
than.
A. Lọc, làm bay hơi, chiết. B. Hòa tan, chưng cất, lọc.
C. Hòa tan, lọc, làm bay hơi. D. Lọc, chưng cất, làm bay hơi.
Câu 2: Cho tên các nguyên tố sau : Sắt, Brom, Canxi, Bạc. Dãy nào sau đây viết đúng KHHH các nguyên tố trên.
A. F, Be, C, Al. B. Fe, Ba, Cr, Al. C. Fe, Bo, Cu, Ag. D. Fe, Br, Ca, Ag.
Câu 3:Tính chất nào sau đây thuộc về tính chất hóa học.
A. Tính dẫn điện. B. Tính dẻo.
C. Cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước. D. Bay hơi ở 1000C.
Câu 4: Biết 1đvC = 0,16605.10 gam và nguyên tử khối của Oxi là 16 đvC. Khối lượng tính bằng gam của hai nguyên tử
-23

oxi là
A. 2,6568.10-23 g. B. 5,3136. 10-24 g. C. 2,6568.10-24 g. D. 5,3136. 10-23 g.
Câu 5: Hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết?
A/ Không khí. B/ Nước biển. C/ Muối ăn. D/ Nước khoáng.
Câu 6: Nguyên tử gồm …(I)… mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều …(II)… mang điện tích âm.
A/ (I) proton ; (II) electron. B/ (I) nơtron ; (II) electron.
C/ (I) hạt nhân ; (II) proton. D/ (I) hạt nhân ; (II) electron.
Câu 7: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của chất?
A/ Tính dẫn điện. B/ Tính cháy được. C/ Tính tan. D/ Màu sắc.
Câu 8: Muốn biết muối ăn có tan trong nước hay không thì phải dùng phương pháp:
A/ Quan sát. B/ Dùng dụng cụ đo. C/ Làm thí nghiệm. D/ Tất cả phương pháp trên.
Câu 9: “Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại (1), có cùng số nơtron trong hạt nhân (2)”.
A/ Ý (1) đúng ; ý (2) sai. C/ Cả hai ý đều đúng.
B/ Ý (1) sai ; ý (2) đúng. D/ Cả hai ý đều sai.
Câu 10: “Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng gam (1). Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt
(2)”. A/ Ý (1) sai ; ý (2) đúng. C/ Cả hai ý đều sai.
B/ Ý (1) đúng ; ý (2) sai. D/ Cả hai ý đều đúng.
Câu 11: Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng.
C. Sông, suối, bút, vở, sách. D. Nước biển, ao, hồ, suối
Câu 12: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây là các chất?
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo. B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất.
C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng. D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang.
Câu 13: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân cũng là khối lượng của nguyên tử?
A. Vì khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử.
B. Vì điện tích hạt nhân bằng điện tích ở vỏ nguyên tử.
C. Vì khối lượng electron không đáng kể.
D. Vì khối lượng nơtron không đáng kể.
Câu 14: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Ca. B. Br. C. Fe. D. Mg.
Câu 15: Cho thành phần các nguyên tử sau: X (17p,17e, 16 n), Y (20p, 19n, 20e), Z (17p,17e, 16 n), T (19p,19e, 20n).
Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?
A. Chỉ 1 đơn chất. B. Chỉ 2 đơn chất.
C. Một, hai hay nhiều đơn chất. D. Không xác định được.
Câu 17: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?
A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử.
C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.
Câu 18: Phân tử khối của hợp chất tạo bởi Fe2(SO4)3 là
A.  418. B.  416. C.  400. D.  305.
Câu 19: Đá vôi có thành phần chính là canxi cacbonat, khi nung đến khoảng 1000 oC thì biến đổi thành 2 chất mới là
canxi oxit và khí cacbonic (cacbon đioxit). Vậy canxi cacbonat được tạo nên bởi những nguyên tố là:
A.  Ca và O. B.  C và O. C.  C và Ca. D.  Ca, C và O.
Câu 20: Sự so sánh phân tử khí oxi (O2) và phân tử muối ăn (NaCl) nào dưới đây là đúng?
A. NaCl nặng hơn O2 bằng 0,55 lần. B. O2 nặng hơn NaCl bằng 0,55 lần.
C. O2 nhẹ hơn NaCl bằng 0,55 lần. D. NaCl nhẹ hơn O2 bằng 1,83 lần.
Câu 21: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất
A. 1. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 22: Công thức của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì?
A. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra , PTK = 17.
B. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17.
C. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử H trong 1 phân tử.
D. PTK = 17.
Câu 23: Công thức hóa học và phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi trong
phân tử là
A. NaNO3, phân tử khối là 85. B. NaNO3, phân tử khối là 86.
C. NaNO2, phân tử khối là 69. D. NaNO3, phân tử khối là 100.
Câu 24: Hóa trị của đồng, photpho, silic, sắt trong các hợp chất: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3 lần lượt là:
A. Cu(II ), P(V), Si(IV), Fe(III). B. Cu(I ), P(I), Si(IV), Fe(III).
C. Cu(I ), P(V), Si(IV), Fe(III). D. Cu(II ), P(I), Si(II), Fe(III).
Câu 25: Công thức của các oxit trong đó kim loại Fe(II), Pb(IV), Ca(II) lần lượt là
A. FeO, PbO2, CaO. B. Fe2O3, PbO, CaO. C. Fe2O3, PbO, Ca2O. D. Fe2O3, PbO2, CaO.
Câu 26: Trong số các chất sau: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH số đơn chất và hợp chất lần lượt là:
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 5 đơn chất và 1 hợp chất.
C. 2 đơn chất và 4 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.
Câu 27: Hợp chất của nguyên tố X với nhóm PO 4 hoá trị III là XPO4. Hợp chất của nguyên tố Y với H là H 3Y. Vậy hợp
chất của X với Y có công thức là
A. XY. B. X2Y. C. XY2. D. X2Y3.
Câu 28: Oxit X có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 28. B là
A. Ag2O. B. K2O. C. Li2O. D. Na2O.
Câu 29: Kim loại M tạo ra oxit M2O3 có phân tử khối của oxit là 160. Nguyên tử khối của M là
A. 24. B. 27. C. 56. D. 64.
Câu 30: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH)3 có phân tử khối là 78. Nguyên tử khối của M là
A. 24. B. 27. C. 56. D. 64.

***Thương chúc các em học tập tốt! ***

You might also like