You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

TỔ: KHOA HỌC MÔN: Hoá học 8


Năm học: 2022 – 2023
I. Lý thuyết:
1. Phân biệt các khái niệm:
- NTHH/nguyên tử, nguyên tử/phân tử, nguyên tử khối/phân tử khối; cách tính phân tử khối.
- Chất/vật thể, vật thể tự nhiên/vật thể nhân tạo, chất nguyên chất/hỗn hợp, đơn chất/hợp chất
- Hóa trị
- Mol (n), khối lượng mol (M), thể tích chất khí (V) ở đktc.
2. Viết CTHH (thuộc KHHH, hóa trị các nguyên tố và nhóm nguyên tử thường gặp)
3. Viết PTHH
4. Hiện tượng vật lí/hiện tượng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, giải thích định luật.
5. Các công thức tính chuyển đổi giữa n, m, Vkhí (đktc).
II. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Dãy các chất kim loại là:
A. H2, Zn, Ag, FeO B. Li, K, Na, H2SiO3 C. Hg, Mg, Ba, Cu D. S, P, Cl2, Br2
Câu 2: Vật thể do nhiều chất tạo nên là:
A. Cốc thủy tinh, bình nhựa, nồi nhôm B. Ô tô, vòng vàng, bút bi
C. Thanh sắt, cái cuốc, đinh sắt D. Quả chanh, cơ thể người, bóng đèn điện
Câu 3: Cặp nguyên tố có hóa trị II là:
A. Ba và Mg B. Li và Mg C. Al và Cu D. K và Ag
Câu 4: Phân tử khối của Ba3(PO4)2 là :
A. 537 đvC B. 538 đvC C. 295 đvC D. 601 đvC
Câu 5: Chất nào sau đây là đơn chất:
A. Kali clorua, phân tử có K, Cl B. Khí Oxi, phân tử có 2O
C. Nước, phân tử có 2H và 1O D. Cồn, phân tử có 3C, 6H và 1O
Câu 6: Nhóm nào sau đây chỉ gồm CTHH của các hợp chất:
A. O3, H2 , CO2, H2SO4 B. Cl2, CO2, H2, H2O
C. H2, O3, Zn , Cl2 D. CO2, CuO, H2SO4, H2O
Câu 7: Đơn chất là:
A. Nước B. Khí nitơ C. Khí cacbonic D. Nước đường
Câu 8: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là:
A. Natri B. Sắt C. Kali D. Canxi
Câu 9: Hợp chất là chất được cấu tạo bởi:
A. 2 nguyên tố hoá học trở lên B. 1 nguyên tố hoá học
C. 2 chất trộn lẫn với nhau D. 3 nguyên tố hoá học trở lên
Câu 10: Dãy nào chỉ gồm toàn vật thể nhân tạo?
A. Giày dép, con dao, xe đạp, ô tô B. Quả chanh, bình nước, bóng đèn, cái ấm
C. Dây điện, ti vi, quạt trần, đất đá D. Cơ thể người, cây cỏ, con vật, sông hồ
Câu 11: Trong phân tử Ba3(PO4)2 có:
A. Ba; 2P, 6O B. Ba3; P2; O4 C. 3Ba; 2P; 8O D. 3Ba; P; 6O
Câu 12: Phân tử khối của hợp chất M(OH)3 là 107. Nguyên tử khối của M là:
A. 24 B. 64 C. 56 D. 27
Câu 13: Các cặp chất có phân tử khối ( nguyên tử khối) bằng nhau là:
A. H2S và SO3 B. NO và CO2 C. NO2 và SO3 D. Cu và SO2
Câu 14: CTHH của hợp chất tạo bởi N(IV) và O là:
A. N2O B. NO C. NO2 D. N2O3
Câu 15: Hợp chất Fex(SO4)3 có phân tử khối là 400. Giá trị của x là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 16: Hóa trị của Fe trong công thức FexOy ( x,y ≠ 0) là:
A. II B. I C. 2y/x D. III
Câu 17: Nguyên tố X có hoá trị III, CTHH phù hợp với hóa trị của X là:
A. X2Cl3 B. XCl C. X3Cl D. XCl3
Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước sau đó
khuấy kĩ rồi lọc?
A. Bột gạo và cát B. Bột đá vôi và muối ăn
C. Bột đồng và bột sắt D. Đường và muối
Câu 19: Hóa trị của S trong H2S là:
A. VI B. II C. IV D. I
Câu 20: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà
không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Tính tan trong nước B. Nhiệt độ nóng chảy C. Màu sắc D. Khối lượng riêng
Câu 21: Một chất lỏng tinh khiết khi:
A. Có nhiệt độ sôi nhất định B. Chất lỏng đó không tan trong nước
C. Chất lỏng đó trong suốt D. Không có khả năng bay hơi
Câu 22: Hợp chất của nguyên tố X với O là X 2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH 3. Công thức hoá học
hợp chất của X với Y là:
A. X2Y B. X2Y3 C. XY2 D. XY
Câu 23: Có một hỗn hợp chất rắn gồm bột đồng và muối ăn. Phương pháp tách riêng đồng ra khỏi hỗn hợp là:
A. Hòa hỗn hợp vào nước rồi lọc B. Dùng nam châm
C. Gạn D. Cô cạn
Câu 24: CTHH của chất tạo bởi K và nhóm (SO4) là :
A. KSO4 B. K2SO4 C. K2(SO4)3 D. K(SO4)2
Câu 25: Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 1
Câu 26: Một hợp chất gồm 2 nguyên tử nguyên tố Z liên kết với 1 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử hidro 31
lần. KHHH của nguyên tố Z là:
A. K B. Cu C. Fe D. Na
Câu 27: Cho các nguyên tử kèm theo số proton và nơtron nhưsau X(8n, 8p); Y (8n, 6p);
Z (9n,8 p); T(10n, 9p). Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa họclà:
A. Z và T B. X và Y C. Y và Z D. X và Z
Câu 28: Một hợp chất B có thành phần khối lượng như sau: 23 phần natri và 8 phần oxi. CTHH của B là:
A. Na2O B. Na2O3 C. N2O D. N2O3
Câu 29: Lớp vỏ nguyên tử có hạt:
A. Nơtron B. Proton C. Electron D. Proton và nơtron
Câu 30: Hóa trị của Na là:
A. II B. I C. III D. IV
Câu 31: Khi đốt nến ( làm bằng parafin) nến cháy trong khí oxi sản phẩm là khí cacbon đioxit và hơi nước.
Phương trình chữ của phản ứng là:
A.Parafin + Khí hidro Khí cacbon đioxit + Hơi nước
B.Parafin + Khí oxi Khí cacbon đioxit + Hơi nước
C. Parafin + Khí hidro Khí lưu huỳnh đioxit
D. Parafin + Khí oxi Khí lưu huỳnh đioxit + Hơi nước
Câu 32: Cho PTHH sau : P + O2 ---> P2O5
Tỉ lệ số ng.tử, số ph.tử của một chất tham gia và một chất sản phẩm là:
A. Số ng.tử P : Số ph.tử O2 = 1 : 1 B. Số ng.tử P : Số ph.tử O2 = 4 : 5
C. Số ng.tử P: Số ph.tử P2O5 = 4 : 2 D. Số ph.tử P : Số ph.tử P2O5 = 4 : 2
Câu 33: Trong một phản ứng hóa học:
A. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
B. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
C. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
Câu 34: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây ?
A. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa
B. Khi mưa giông thường có sấm sét
C. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần
D. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường
Câu 35: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không sinh ra chất mới:
A. Rũa thanh sắt ta được chất mới là mạt sắt.
B. Thanh sắt bị gỉ tạo ra chất mới là gỉ sắt ( sắt oxit).
C. Thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong (canxi hidroxit) tạo chất mới bị vẩn đục.
D. Cho vôi sống vào nước ta được chất mới là vôi tôi
Câu 36: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học
A. Sự xuất hiện chất mới B. Sự thay đổi về màu sắc của chất
C. Sự thay đổi về trạng thái của chất D. Sự thay đổi về hình dạng của chất
Câu 37: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là?
A. Rượu để trong chai không kín bị cạn dần B. Natri cháy trong không khí thành Na2O
C. Đường cháy thành than D. Lưu huỳnh cho tác dụng với oxi tạo ra khí SO2
Câu 38: Biết rằng kim loại Sắt tác dụng với axit clohidric tạo ra Sắt (II) clorua và khí hidro. Phương trình chữ
của phản ứng là:
A. Sắt + Axit clohidric Sắt (II) clorua + Khí hidro B. Sắt + Axit clohidric Sắt (II) clorua+ Khí Oxi
C. Sắt + Axit clohidric Sắt clorua + Khí hidro D. Sắt (II) clorua + Axit clohidric Sắt+ Khí hidro
Câu 39: Cho PUHH sau:
Natri hidroxit + Nhôm nitrat ---> Nhôm hidroxit + Natri nitrat
(TP: Natri và nhóm hidroxit) (TP: Nhôm và nhóm nitrat) (TP: Nhôm và nhóm hidroxit) (TP: Natri và nhóm nitrat)
Tỉ lệ số ph.tử của các chất trong phản ứng lần lượt là:
A. 1: 3: 3: 1 B. 1: 3: 1: 3 C. 3: 1: 1: 3 D. 2: 6: 2: 6
Câu 40: Cho PTHH sau: Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O
Tỉ lệ số ng.tử, số ph.tử của một chất tham gia và một chất sản phẩm là:
A. Số ph.tử Fe(OH)3= 0,67 lần số ph.tửH2O B. Số ph.tử Fe(OH)3= 2,5 lần số ph.tử Fe2O3
C. Số ph.tử Fe(OH)3= 0,5 lần số ph.tử Fe2O3 D. Số ph.tử H2O= 3 lần số ph.tử Fe2O3
Câu 41: Đốt cháy 24 gam magie (Mg) với oxi (O2) trong không khí thu được 40 gam magie oxit (MgO). Khối
lượng oxi đã tham gia phản ứng là:
A. 14g B. 15g C. 20g D. 16g
Câu 42: Phân tử khối của canxi cacbonat MgCO3 và sắt(III) sunfat Al2(SO4)3 lần lượt là:
( Mg=24, C=12, O=16, Al=27, S=32)
A. 197 và 342 B. 100 và 400 C. 84và 342 D. 342 và 84
Câu 43: Trong các hiện tượng sau, hiện tương vật lý là
B. Đường cháy thành
A. Sữa chua lên men C. Nước hóa đá ở 0 độ C D. Cơm bị ôi thiu
than
Câu 44: Cho PTHH sau: Al + O2 ---> Al2O3
Tỉ lệ số ng.tử, số ph.tử của một chất tham gia và một chất sản phẩm là:
A. Số ng.tử Al : Số ng.tử O2 = 4 : 3 B. Số ng.tử Al: Số ph.tử Al2O3 = 4 : 2
C. Số ng.tử Al : Số ph.tử O2 = 1 : 1 D. Số ph.tử Al : Số ph.tử O2 = 4 : 3

Câu 45: Chọn hệ số thích hợp và công thức hóa học của chất còn thiếu
CuO + ? HCl → CuCl2 + ?
A. O2 & 1:1:1:1 B. H2O & 1:2:1:2 C. H2O & 1:2:1:1 D. H2 & 1:1:1:1
Câu 46: Cho 5,4 (g) nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi:
A. 1,7 g B. 4,8 g C. 1,6 g D. 1,5 g
Câu 47: Chọn CTHH thích hợp đặt vào dấu ? trong PTHH sau: 2Cu + ? ---> 2CuO
A. H2 B. O C. O2 D. H
Câu 48: Cho 14,2 gam Natri sunfat Na2SO4 tác dụng với Bari clorua tạo thành 23,3 gam Bari sunfat và 11,7
gam Natri clorua.  Khối lượng của Bari clorua đã phản ứng là:
A. 35 gam B. 19,8 gam C. 37,5 gam D. 20,8 gam
Câu 49: Trong 17,6 gam khí CO2 có số mol là:
A. 0,4 mol. B. 0,5 mol. C. 0,25 mol D. 0,45 mol
Câu 50: Trong 8,96 lít khí nitơ (ở điều kiện tiêu chuẩn) có khối lượng là:
A. 110 gam. B. 95 gam. C. 120 gam D. 11,2 gam
Câu 51: Trong 32 gam khí Oxi chiếm thể tích (ở điều kiện tiêu chuẩn) là:
A. 44,8 (lít). B. 22,4 (lít). C. 33,6 (lít). D. 56 (lít).
Câu 52: Trong 4mol khí Nitơ (N2) có chứa số phân tử N2 là:
A. 12.1023. B. 24.1023. C. 15.1023. D. 9.1023.
Câu 53: Thể tích ở đktc của 9.1023 phân tử khí SO2 là:
A. 3,36 lít. B. 33,6 lít. C. 2,24 lit. D. 22,4 lit.
Câu 54: Khối lượng của 1,2.10 phân tử Axit Sunfuric (H2SO4) là:
23

A. 96g. B. 98g. C. 19,6g. D. 196g.


Câu 55: 1 mol muối ăn NaCl ở đktc có thể tích là:
A. 22,4 lít B. 33,6 lít C. Không xác định được D. 11,2 lít

You might also like