You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐỀ MINH HỌA MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 10


(gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC (5.0 điểm)


Đọc văn bản:
MÀU SẮC TRONG MẶT NẠ TUỒNG TRUYỀN THỐNG
Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu Việt Nam, tuồng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc biệt trong
cách hóa trang mặt nạ. Mặt nạ tuồng chính là linh hồn của từng nhân vật trong mỗi vở. Khán giả chỉ cần nhìn vào
khuôn mặt là có thể biết ngay nhân vật đó trung hay nịnh, thiện hay ác, tốt hay xấu, nóng nảy, cộc cằn hay đức độ…
Chiếc mặt nạ hóa trang mang tính tượng trưng cao, mang một vẻ đẹp riêng nhờ màu sắc thể hiện và bố cục các mảng
nét.

Cảnh trong trích đoạn Ôn Đình chém Tá, vở tuồng Sơn Hậu
Màu sắc thể hiện trong mặt nạ tuồng
Màu sắc chủ đạo của mặt nạ tuồng truyền thống là ba màu: đen – trắng – đỏ, cùng một số màu phụ như xanh,
xám, vàng, lục. Mặt nạ tuồng dùng ba màu gốc: đỏ – vàng – lam. Từ ba màu này, các nghệ sĩ hóa trang đã pha thêm
màu đen hoặc trắng để tạo thành màu chết đi một độ.
Về tương quan sắc độ, trong nghệ thuật hóa trang mặt nạ, các nghệ sĩ đã sử dụng màu khéo léo, có tính toán
khoa học, tạo nên một tác phẩm mặt nạ tuồng thực sự. Các màu đặt cạnh nhau hài hòa, ăn ý, những cặp màu bổ túc và
tương phản càng tạo nên một sức sống mãnh liệt cho các nhân vật trên sân khấu. Cặp màu tương phản thường đi với
nhau như đen – trắng, trắng – đỏ, đen – đỏ hay các cặp màu bổ túc như đỏ – lục, vàng – lam, cánh sen – lục… hoặc
các màu điểm xuyết cũng có khả năng hỗ trợ cho các mảng màu chủ đạo. Như vậy, với những gương mặt có độ đậm
nhạt rõ ràng, màu sắc có xu thế tương phản mạnh, đối chọi nhau về sắc độ thường được vẽ cho các gương mặt của võ
tướng, những nhân vật có cá tính, võ biền, quyết liệt hay những nhân vật đặc biệt. Những gương mặt được vẽ với sắc
độ trung tính, nhẹ nhàng, hòa sắc dịu thì thường dùng cho gương mặt của lão văn, lão tiều, phụ nữ và trẻ em…
Màu sắc cũng mang cá tính của nhân vật. Trong tuồng truyền thống Việt Nam, màu đỏ tượng trưng cho tính
gan góc, nóng nảy, trung thực, mặt mốc giành cho các vai gian thần, thể hiện tính cách bạc bẽo, vong ân bội nghĩa.
Màu trắng như lão Tiều thể hiện tính cách cần cù, giản dị. Màu đỏ bầm của Trụ Vương, thể hiện tính ưa rượu chè be
bét, hoang dâm, vô độ…
Màu sắc trên mặt nạ tuồng mang tính chất vùng miền. Các nhân vật mặt màu da xanh, xám hoặc các nhân vật
mặt màu da đen xuất thân từ vùng núi rừng, như các vai yêu đạo mặt mang màu xanh cây hoặc xanh thẫm, mặt Châu
Xương (nhân vật theo hầu Quan Công). Mặt màu trắng chủ yếu dành cho các nhân vật xuất thân từ chốn thị thành,
như các vai công tử bột, tiểu thư, các quan văn… Gương mặt Đào Tam Xuân nửa xám, nửa ửng hồng biểu thị nhân
vật này xuất thân từ miền núi nhưng về kinh làm quan sống nên nửa mặt có màu trắng.
Lưu Bị: Mặt trắng hồng: Quan Công: Mặt đỏ tuyền: Trương Phi: Mặt màu đen
Người đôn hậu, trầm tĩnh, quí phái. Tính khí can trường, anh hùng. Người có tính cách tướng.

Bố cục trong mặt nạ tuồng


Bố cục theo dạng đối xứng
Đây là kiểu bố cục kinh điển, đặt chủ thể trên đường trung trực, trục là gương mặt, chia không gian ra thành
hai phần đối xứng nhau. Trong mặt nạ tuồng, bố cục đối xứng được sắp xếp rất hài hòa, hợp lý, hình mảng cân đối, rõ
ràng, hai nửa khuôn mặt cân xứng hài hòa đẹp mắt.
Bố cục theo chủ đề
Bố cục mặt nạ phải lấy chủ đề làm trọng tâm để xây dựng hình tượng nhân vật chuẩn xác. Điều này đòi hỏi
người nghệ sĩ hóa trang phải tìm tòi và sáng tạo để xây dựng nên những bố cục mang họa tiết hoa văn phù hợp với
từng chủ đề theo các tuyến nhân vật. Những hoa văn có xu hướng tương phản mạnh về màu sắc, về đậm nhạt, về hình,
về đường nét, hay có sự tranh chấp về mảng… thường dành cho những vai võ tướng hoặc các vai phản diện như Đổng
Trác, Tào Tháo, Cáp Tô Văn… Nếu chủ đề về hình tượng người trung quân ái quốc thì bố cục hài hòa, màu sắc vừa
độ, đậm nhạt hợp lý, đường nét khoan thai như Bao Công, Quan Công, Lưu Bị…
Bố cục theo nhịp điệu
Nhịp điệu trong mặt nạ tuồng chính là những hình ảnh rời rạc được liên kết lại thành sự liên tục trong gương
mặt. Nhịp điệu theo xu hướng đột ngột, mạnh mẽ, dứt khoát, đường nét có xu hướng chếch lên trên là loại bố cục
thường vẽ cho kẻ mạnh, kẻ ác, người thắng thế, kẻ nắm chính quyền như nhân vật Tạ Ôn Đình, Thái sư Văn Trọng…
Nhịp điệu theo xu hướng đi xuống kết hợp với nét cúp, nét vụn đại diện cho người hèn, kẻ yếu, người bị sai khiến, lệ
thuộc như các vai diễn của các anh hề, hay công tử Cà Lắp, thày Nghêu.
Mặt nạ tuồng là những tác phẩm nghệ thuật, là tài sản vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo nên. Người ta tìm thấy
trong mỗi gương mặt tuồng cái đẹp của bố cục, mảng nét, màu sắc hài hòa, có nhịp điệu, sự cân bằng các yếu tố tạo
hình khác nhau mang một vẻ đẹp độc đáo của văn hoá Việt Nam.
(Theo Màu sắc trong mặt nạ tuồng truyền thống, Cao Thị Vân, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,
http://vanhoanghethuat.vn/mau-sac-trong-mat-na-tuong-truyen-thong.htm)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên. (1.0 điểm)
Câu 2. Theo đoạn trích, màu sắc trên mặt nạ tuồng có thể cho biết những thông tin về nhân vật? (1.0
điểm)
Câu 3. Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản
trên. (1.0 điểm)
Câu 4. Nhận xét tác dụng minh họa của các tấm ảnh trong văn bản.
Câu 5: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. (1.0 điểm)
II. VIẾT (5.0 điểm)
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của
đoạn trích:
XUÂN VỀ
(Trích)
Nguyễn Bính

Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng


Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn, một đôi cô


Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Lần lần tràng hạt niệm nam mô.

(In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, 2018, tr.348)

You might also like