You are on page 1of 3

Tiết 31 – 32 BÀI VIẾT SỐ 3

I. Mục tiêu kiểm tra

1.Về kiến thức: kiểm tra học sinh về kĩ năng đọc - hiểu văn bản và kĩ năng
làm bài phân tích một đoạn thơ trữ tình

2.Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết nội dung một đoạn văn cùng với
phương thức biểu dạt của nó và viết một đoạn văn nghị luân ngắn tương thích với
nội dung đó của đoạn văn

- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận phân tích một đoạn thơ trữ tình,
cách trình bày một bài vặn nghi luận hoàn chỉnh.

3. Về thái độ: - Giáo dục học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp khí thế hào hùng,
khẩn trương chống Pháp của nhân dân ta trên chiến khu Việt Bắc và niềm
vui chiến thắng.
II. Hình thức kiểm tra: Tự luận.
III. Lập ma trận:
Tổng cộng
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
điểm

Viết một đoạn văn


I. Đọc - Phương thức biểu Nội dung chính của đoạn nghị luận bày tỏ ý

hiểu VB đạt văn kiến về một chủ đề
cụ thể đã cho

Kĩ năng viết một


bài văn nghị luận
VH với cách
trình bày, diễn
đạt trong sáng,
Nội dung đoạn thơ được mạch lạc, rõ
II. Tập Phân tích một đoạn biểu hiện qua những ràng đúng quy

làm văn thơ trữ tình biên pháp nghệ thuật đặc cách với hai đoạn
sắc được sử dụng văn có hai luận
điểm cụ thể; phải
chú ý nghệ thuật
để làm bật ND
của từng luận
điểm.

10đ
IV. Đề bài kiểm tra.
Phần đọc – hiểu văn bản (3,0 đ). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Nhà văn Nam Phi Cô-ét-di, người vừa được giải Nobel Văn học 2003 đã
có lần chua chát thốt lên “ Sao bạn trẻ bây giờ lười đọc và mắc tật
“nghiện” In-tơ-nét đến thế! Tôi có cảm giác bây giờ Thượng đế cũng phải
đứng sau In-tơ-nét ”. Với sung bái In-tơ-nét và truyền thông đa phương
tiện, con người ngày nay sẵn sàng ngồi lì cả ngày trong nhà và dán chặt
cặp kính dày cộp vào màn hình của máy tính hoặc ti vi. Và thói quen đọc
sách không khéo dần dần chỉ còn tồn tại ở một số ít người mà rất có thể bị
lớp trẻ hiện nay cho là “lỗi thời” “lạc hậu”…”

(Theo Văn hóa đọc trong thời đại thông tin

Tạp chí Ngày nay số 6-2004)

1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên (0,25 đ)
2. Nội dung chính của đoạn văn? (0,75 đ)
3. Theo em, đọc sách có những hữu ích gì, hãy viết một đoạn văn ngắn trình
bày ý kiến của mình về sự hữu ích đó? (2,0 đ).
Phần làm văn: (7,0 đ). Cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng tram miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
V. Đáp án và thang điểm:
Phần đọc - hiểu văn bản: (3.0 đ)
1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn: Nghị luận
2. Nội dung của đoạn văn: Tác giả phê phán thói lười đọc sách và tật nghiện internet của
giới trẻ hôm nay và tác hại của việc nghiện internet.
3. Đoạn văn: (có thể viết với những ý sau):
- Mở đoạn: Đọc sách có những hữu ích thiết thực cho con người.
- Phát triển đoạn: + Mở rộng vốn kiến thức
+ Bồi dưỡng tâm hồn tình cảm thêm tinh tế
+ Phát triển vốn từ và khả năng giao tiếp
+ Tác dụng giải trí, giảm căng thẳng mệt mỏi
Phần tập làm văn:(7.0 đ)
1. Mở bài. (1.0 đ): - Giới thiệu khái quát vầ tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
- Dẫn đoạn thơ cần phân tích vào bài
2. Thân bài. (5.0 đ) * Về nội dung:
- Nhớ không khí kháng chiến hào hùng, mạnh mẽ, khẩn trương của Việt Bắc những ngày
kháng chiến chông Pháp với lòng tự hào của tác giả:
+ Hình ảnh đoàn quân lớn mạnh đông đảo.
+ Hình ảnh đoàn dân công hỏa tuyến mạnh mẽ
+ Hình ảnh những đoàn xe cơ giới với đèn pha bật sáng chuyển tải vũ khí, lương
thực ra chiến trường cũng là hình ảnh cả dân tộc ta được giải phóng khỏi màn đêm nô lệ
tăm tối.
- Niềm vui chiến thắng với những chiến thắng liên tiếp, dồn dập từ khắp mọi miền đất
nước

* Về nghệ thuật:
- Nghệ thuật dùng từ láy, so sánh, cường điệu, ẩn dụ.
- Phép điệp: Điệp từ “vui”, điệp kiểu câu ở các câu thơ cuối
- Phép liệt kê.
3. Kết bài. (1.0 đ) - Khẳng định một lần nữa giá trị nội dung đoạn thơ.
- Liên hệ bản thân phù hợp.

You might also like