You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II

TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2022 – 2023


MÔN: NGỮ VĂN 10 (KHÔNG CHUYÊN)
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
1. Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa: Văn nghị luận Việt Nam thời trung đại.
2. Yêu cầu:
a) Nhận biết:
- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.
- Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong văn bản.
b) Thông hiểu:
- Nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản.
- Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết.
- Cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Lí giải được mối
liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng
chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
c) Vận dụng:
- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.
- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm
của tác giả.
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh thời đại và tác giả để lí giải, đánh giá ý nghĩa,
giá trị của văn nghị luận.
đ) Vận dụng cao:
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp
của văn bản.
- Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
II. VIẾT (4,0 điểm)
1. Nội dung: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
2. Yêu cầu cần đạt: HS cần nắm vững yêu cầu đạt trang 27 và đọc kĩ bài viết tham
2

khảo Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI trang 27, 28, 29 SGK, Thực hành viết
trang 29,30 SGK, cụ thể:
a) Nhận biết:
- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.
- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài
viết.
- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.
b) Thông hiểu:
- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.
- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
tiếng Việt.
c) Vận dụng:
- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.
- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.
đ) Vận dụng cao:
- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho
bài viết.
- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.
B. ĐỀ THAM KHẢO
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Không chuyên)
Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất
thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy,
sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy
bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh
được?
Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào
hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến
3

ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán
được”, nghĩa là thế đó. […]
Nay các ông kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài
không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, há chẳng phải như thịt trên
thớt, cá trong nồi sao? Thế mà lại còn lừa dối dân ta, dụ điều phi nghĩa. Kìa những kẻ trung
thần nghĩa sĩ, dù thời cùng vận khốn, cũng nếm mật nằm gai, không chịu đem lòng kia khác;
lẽ nào ngày nay, lại chịu tin theo những lời bất nghĩa của các ông. Chỉ e người Nam trong
thành nhớ mến chúa cũ, người Ngô ở đây khốn khổ không kham thì những người chống các
ông sẽ kéo nhau ra hàng; như Trương Phi, Lã Bố, các ông lại bị chính thuộc hạ giết hại, đó
là lẽ tất nhiên.
Nay ở các thành, từ đô ti trở xuống, đều căm giận các ông lừa dối, khuyên ta làm cỏ
cả thành. Hoặc có kẻ vượt lũy trốn ra, tố cáo cả việc sắp đặt chiến cụ, sửa đóng xe thang.
Những người bị khốn sẽ giết lẫn nhau, hà tất phải đợi quân sĩ của ta nữa. Nay ta suy tính hộ
các ông thì cái cớ bại vong có sáu!
Nước lụt mênh mông, tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm; bại
vong đó là một!
Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng; nay bao nhiêu cửa
quan hiểm trở đều có binh tướng đồn đóng, viện binh nếu đến, tất nhiên bị bại, viện binh đã
bại, các ông còn trốn đằng trời; bại vọng đó là hai!
Nước ông binh khỏe ngựa béo, nay còn để cả miền bắc phòng thủ quân Nguyên, không
rỗi đâu nhìn sang nước Nam được; bại vong đó là ba!
Can qua liên miên, chinh phạt không nghỉ, người chẳng sống yên, nhao nhao thất
vọng; bại vong đó là bốn!
Gian thần chuyên chính, chúa yếu trị vì, xương thịt hại nhau, gia đình sinh biến; bại
vong đó là năm!
Nay ta dấy nghĩa quân, trên dưới đồng lòng, anh hùng tận lực, quân lính càng luyện,
khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc, trong thành quân sĩ mỏi mệt, tự chuốc diệt
vong; bại vong đó là sáu!
Ngồi giữ một mảnh thành con, để chờ sáu cái cớ bại vong ấy, thật tiếc thay cho các
ông! Cổ nhân có câu: “Nước xa không cứu được lửa gần”. Dù có viện binh đến đây, cũng
không ích gì cho sự bại vong cả. Trước đây Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng
nộp. Như vậy trong thành sẽ khỏi nạn cá thịt, trong nước sẽ khỏi vạ đau thương, hòa hiếu
4

lại thông, can qua xếp bỏ. Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm
tàu thuyền, thủy lục hai đường, tùy theo ý muốn; quân ra khỏi cõi, muôn phần bảo đảm
được yên ổn, không lo ngại gì; nước ta lại phụng cống xưng thần, theo như lệ trước.
Nếu không nghe theo lời ta như vậy, thì nên sắm quân dàn trận, ra giao chiến ở giữa
đồng bằng để quyết một trận thư hùng, đặng xem cái tài hơn kém, không nên ngồi rũ một xó
hang cùng, bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế!
(Trích Lại thư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi toàn
tập, Viện Sử học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 132-134)

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2. Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào?
A. Là người hiểu biết thời thế
B. Là người hiểu biết lòng người
C. Là người hiểu biết lòng dân
D. Là người hiểu biết lòng quân
Câu 3. Tác giả đã phân tích mấy nguyên nhân bại vong của giặc?
A. Hai
B. Bốn
C. Sáu
D. Tám
Câu 4. Nghĩa của từ Hán Việt “cổ nhân” là gì?
A. Người thông thái
B. Người cũ
C. Người cổ
D. Người xưa
Câu 5. Mục đích tác giả viết văn bản này là gì?
A. Dụ tướng giặc Vương Thông và quân Minh ra hàng
5

B. Dụ tướng giặc Vương Thông và quân Ngô ra hàng


C. Dụ tướng giặc Vương Thông và quân Tống ra hàng
D. Dụ tướng giặc Vương Thông và quân Nguyên ra hàng
Câu 6. Văn bản giúp em hiểu gì về Vương Thông và giặc Minh?
A. Chúng là những kẻ khôn ngoan, mưu trí, thường giở trò lừa bịp với nghĩa quân Lam
Sơn
B. Chúng là những kẻ gian xảo, giả dối thường giở trò lừa bịp với nghĩa quân Lam Sơn
C. Chúng là những kẻ thức thời
D. Tất cả ý trên đều đúng
Câu 7. Chỉ ra điển tích điển cố có trong văn bản trên
A. Nếm mật nằm gai
B. Xương thịt hại nhau
C. Nước xa không cứu được lửa gần
D. Sắm quân dàn trận
Trả lời câu hỏi
Câu 8. Đặt câu với một từ Hán Việt có trong văn bản (gạch chân dưới từ Hán Việt đó)
Câu 9. Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê trong câu văn:
Nay các ông kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài
không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, há chẳng phải như thịt trên
thớt, cá trong nồi sao?
Câu 10. Nhận xét về giọng văn nghị luận của tác giả?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về niềm tự hào, tự
tôn dân tộc.
------ Hết -----

You might also like