You are on page 1of 2

LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH

(Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại)
Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm
đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi
đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tột, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột
nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, “dân mọn” xóm làng không được sống
yên. Nhân nghĩa mà lại thế ư? Nay ở nước này, dân oán thần giận, kế tiếp đại tang, thế mà
đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ cam lòng xâm lược phương xa, khiến
cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi. Ta e mối lo của họ Quý không phải ở nước chuyên
du, mà ở trong tiêu tường vậy.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?
A.Chính luận
B.Nghị luận
C.Bình luận
D.Thuyết minh
Câu 2: Trong bức thư, Nguyễn Trãi đã nhắc đến tư tưởng gì?
A.Nhân nghĩa
B.Nhân dân
C.Nhân đạo
D.Nhân hậu
Câu 3: Trong bức thư Nguyễn Trãi đã nhắc đến những tội ác của giặc Minh là?
A.Mượn tiếng điếu dân phạt tột, kỳ thực làm việc bạo tàn.
B.Lấn cướp đất, bóc lột nhân dân , thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý
C. Dân mọn, xóm làng không được sống yên.
D.Cả ba ý trên
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: “Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng
điếu dân phạt tột, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế
nặng hình phiền, vơ vét của quý, “dân mọn” xóm làng không được sống yên.”
A.Liệt kê
B.Đối
C.So sánh
D.Nhân hoá
Câu 5: Nhận xét thái độ của Nguyễn Trãi trong văn bản trên?
A.Tức giận, căm phẫn
B.Coi thường, khinh địch
C.Mỉa mai, khinh địch
D. Chán chường, bất mãn
Câu 6: Dân mọn trong bài được hiểu là gì?
A.Dân đen, người không có quyền thế
B. Những người dân nghèo và bị rất nhiều người có tiền,người có chức vị hà hiếp
C. Những người dân của bên địch vô cùng độc ác.
D. Những người dân bình thường của một đất nước, có đủ nơi ở, chỗ trốn.

Bài 2:
THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
(Tái dụ Vương Thông thư)

(1) Kính cẩn gửi thư tới trước cửa quân của quan Tổng binh cùng các vị đại nhân!
Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thể, thì mất biến
thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự
thay đổi ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế,
lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng
bàn việc binh được?
(2) Trước đây, các ông bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ
đào hào, đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tính không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau,
sao có thể khiến ta tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân có câu: “Bụng dạ
người khác, ta lường đoán biết.", nghĩa là thế đó. [...]
Sự thế ngày nay, cho dẫu ngôi cao3) có đem quân cả nước sang chăng nữa, cũng chỉ thúc
nhanh sự bại vong mà thôi, huống là Trương Phụ) chỉ tự đến nộp mạng thì đâu có gì đáng
nói!
[..] Nay các ông kế cùng lực kiệt, quân sĩ nhọc mệt, trong thiếu lương thực, ngoài
không viện binh, bám hờ cụm đất nhỏ nhoi, nghỉ tạm cái thành trơ trọi, há chẳng phải
như thịt trên thớt, cả trong nồi sao? Thế mà lại còn muốn lừa dối dân nước ta, dụ dỗ
những điều phi nghĩa.
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
A.Nghị luận
B. Chính luận
C.Lập luận
D.Bình luận
Câu 2: Theo tác giả người biết dùng binh giỏi là người như thế nào?
A.Là người biết rõ thời thế
B.Là người hiểu về binh pháp
C.là người thấu được lòng dân
D.cả ba ý trên
Câu 3:Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ in đậm?
A.Liệt kê, đối, nhân hoá
B.Liệt kê,ẩn dụ
C.Đối, so sánh
D.Liệt kê,so sánh
Câu 4: Tác giả chỉ rõ bản chất của quân xâm lực đó là?
A.Không nắm được thời thế, tham lam
B.Lừa dối dân ta, bóc lột vơ vét tài sản
C.Hèn nhát, lừa dối, không nắm được thời thế
D.Hèn nhát, tham lam, ngu dốt
Câu 5: Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đối vớ quân xâm lược?
A.Lên án, phê phám bản chất lừa dối
B.Mỉa mai, châm biếm bản chất của quân giặc
C.Coi thường, khinh bỏ bọn không biết thời thế
D. Cả ba ý trên

You might also like