You are on page 1of 2

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 4

- KHỐI 10 -

Câu 1: Đại cáo trong nhan đề “ Đại cáo bình Ngô” được hiểu như thế nào?

a. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự.
b. Bài văn nghị luận được viết bằng lối văn biền ngẫu có độ dài và dung lượng lớn.
c. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một vấn đề, một việc gì đó.
d. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đến muôn dân.

Câu 2: Sắp xếp theo nội dung bố cục của tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô”.

(1) .Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(2) Nêu luận đề chính nghĩa
(3) Vạch rõ tội ác giặc Minh
(4) Tuyên bố thành quả chiến thắng và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
a. 1-2-3-4
b. 1-3-4-2
c. 2-3-4-1
d. 2-3-1-4

Câu 3: Trong “ Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi tập trung tố cáo giặc Minh những vấn đề nào:

a. Xâm lược, chủ trương cai trị thâm độc, tội ác man rợ..
b. Chính sách đồng hóa, khủng bố tàn sát.
c. Vơ vét, bốc lột, khủng bố, diệt chủng.
d. Xâm lược, vơ vét, bốc lột, khủng bố, diệt chủng.

Câu 4: Tội ác man rợ nhất của giặc Minh được nhắc đến trong câu văn nào:

a. Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng


b. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
c. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,- Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ..
d. a,b,c đúng

Câu 5: Để tổng kết tội ác giặc Minh, Nguyễn Trãi đã dùng câu văn:

a. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời


b. Gây binh kết oán trải hai mươi năm
c. Độc ác thay, trúc Nam sơn ghi không hết tội, -Dơ bẩn thay, nước Đông Hải rửa không rửa sạch
mùi.
d. Lẽ nào trời đất dung tha, - Ai bảo thần nhân chịu được

Câu 5: Mục đích sáng tác “ Đại cáo bình Ngô”:

a. Ca ngợi vai trò của vị chủ soái Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
b. Ca ngợi sức mạnh chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Tố cáo tội ác của giặc Minh.
d. Tổng kết toàn diện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn..
Câu 7: Ý nghĩa của câu văn “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, - Nhân tài như lá mùa thu”

a. Trong đội ngũ nghĩa quân lúc bấy giờ không có người tài giỏi
b. Trong đội ngũ nghĩa quân lúc bấy giờ hiếm có người tài giỏi
c. Trong đội ngũ nghĩa quân lúc bấy giờ, người tài giỏi đã hy sinh.
d. Trong đội ngũ nghĩa quân lúc bấy giờ, người tài giỏi quy tụ rất đông.

Câu 8: Tư tưởng xuyên suốt tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô”:

a. Yêu nước thương dân


b. Tự hào, tự tôn dân tộc
c. Yêu nước, nhân nghĩa..
d. Tinh thần nhân văn

Câu 9: Mối quan hệ “nhân nghĩa – yên dân” được hiểu như thế nào trong câu văn sau: “Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân, /Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
a. Yên dân là thước đo của nhân nghĩa.
b. Yên dân là cái gốc của nhân nghĩa..
c. Nhân nghĩa là bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
d. Yên dân là mục đích của nhân nghĩa.
Câu 10 : “ Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm thành công bởi sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố:
a. Lịch sử và nghệ thuật
b. Trí tuệ và cảm xúc
c. Chính luận và văn chương..
d. Tự sự và trữ tình
Câu 10: Trong “ Đại cáo bình Ngô”, tư tưởng nhân – nghĩa được hiểu là:
a. Thương yêu dân như con.
b. Mối quan hệ giữa người và người dựa trên tình thương và đạo lý.
c. Tiêu trừ bọn ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
d. Tiêu trừ bọn bán nước, cướp nước, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân..

You might also like