You are on page 1of 3

Bình ngô đại cáo

a. Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa  là chỗ dựa và căn cứ xác đáng
để triển khai toàn bộ nội dung bài Cáo. Trong nguyên lí chính nghĩa
của Nguyễn Trãi đã nêu lên 2 nội chính:

– Tư tưởng nhân nghĩa

– Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt

b. Đoạn đầu có ý nghĩa nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập bởi vì tác giả đã đưa ra
những luận đề xác đáng với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước.

– Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã
chia, cũng khác.

– Các yếu tố xác định độc lập của dân tộc:

+ Cương vực lãnh thổ

+ Phong tục tập quán

+ Nền văn hiến lâu đời

+ Lịch sử, triều đại riêng

– Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất, là hạt nhân để xác định chủ quyền dân
tộc

– So sánh Đại Việt và Trung Quốc ngang hàng: “mỗi bên xưng đế một phương”

c. Để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố
căn bản để xác định chủ quyền, độc lập của dân tộc: phong tục tập quán, cương
vực lãnh thổ, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng và
“hào kiệt đời nào cũng có”.

Câu 3: Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, thâm độc của kẻ thù:

– Âm mưu: chỉ rõ âm mưu cướp nước của giặc ta, vạch trần luận điệu bịp bợm “
phù Trần diệt Hồ”. Những từ “nhân”, “thừa cơ” trong bản dịch đã góp phần lột
trần giọng điệu giả nhân giả nghĩa của quân giặc.
– Hành động: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, tàn sát, bóc lột, phá hủy môi
trường sống của người Đại Việt

Âm mưu thâm độc và tội ác man rợ nhất là xâm lược, giết hại người vô tội một
cách

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tố giác tội ác kẻ thù:

– Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù

– Liệt kê liên tiếp và hàng loạt tội ác của kẻ thù

– Giọng văn đầy uất hận, sôi sục đồng thời cũng diễn tả niềm thương cảm,
nghẹn ngào

– Dùng cái vô hạn ( trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn ( tội ác của giặc)

Câu 4: Tìm hiểu đoạn 3

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn:

– Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng

– Kẻ thù có lực lượng mạnh và cực kì hung bạo

Mặc dù vậy nhưng ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa
quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được nhiều chiến thắng quan
trọng.

Trong đoạn này cũng tập trung khắc họa hình tượng vị tướng Lê Lợi: là người
có xuất thân bình thường, nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn
và quyết tâm cao để thực hiện lí tưởng. Nguyễn Trãi đã khắc họa Lê Lợi bằng
cảm hứng anh hùng và truyền thống dân tộc.

b. Tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trận Bồ Đằng sấm chớp vang dậy

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mất vía

Tây Kinh quân ta chiếm lại


Đông Đô đất cũ thu về

Trận Chi Lăng

Trận Mã An

…..

Nghệ thuật của đoạn cáo trạng:

– Sử dụng bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca

– Động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập, thể hiện
khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của địch

– Câu văn khi dài khi ngắn, biến hóa linh hoạt

– Phép liệt kê trùng điệp, gợi lên âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng triều
dâng lớp lớp

Câu 5: Tìm hiểu đoạn kết Bình Ngô Đại Cáo

Ở đoạn cuối, giọng văn trở nên nghiêm trang và trịnh trọng hơn với lời tuyên bố
độc lập.Bởi vì đây là lời tuyên bố hào hùng và trịnh trọng về nền độc lập, tự do
của dân tộc. Cuối cùng hòa bình đã được lặp lại, giang sơn đã thu về một mối

Trong lời tuyên bố độc lập và chủ quyền của dân tộc, Bình Ngô đại cáo cũng
đồng thời nêu lên bài học lịch sử: Để có được chiến thắng vang dội như vậy là
nhờ vào truyền thống ngàn đời “ nhờ trời đất tổ tông khôn thiên ngầm giúp đỡ”
và sức mạnh, ý thức tự tôn của dân tộc. Ý nghĩa của bài học lịch sử là nhắc nhở
chúng ta luôn nhớ về cội nguồn,nhớ về những công lao dựng nước và giữ nước
của lịch sử

Câu 6: Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

– Giá trị nội dung: Đại cáo Bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào
khí một thời đại oai hùng của toàn dân tộc

– Giá trị nghệ thuật: sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính
hình tượng của câu văn

You might also like