You are on page 1of 5

Tên tác phẩm Tình huống Giá trị ND Giá trị NT

Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Những ngôi sao xa
xôi
Bến quê
Lão Hạc
Chiếc lá cuối cùng

II. Biểu hiện của cảm hứng yêu nước và nhân đạo trong văn học trung
đại:
1. Cảm hứng yêu nước:
 Yêu nước gắn với tư tưởng tôn quân( yêu vua, trung hiếu với vua).
 Tự hào dân tộc.
 Yêu thiên nhiên, quê hương, xứ sở.
 Khát vọng và quyết tâm cống hiến bảo vệ và xây dựng đất nước.
2. Cảm hứng nhân đạo:
 Cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của con người.
 Đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị tốt đẹp
của cuộc sống; niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn của những kiếp người
nhỏ bé trong xã hội.
 Lên tiếng tố cáo các thế lực trong xã hội đã chà đạp lên quyền sống của
con người; cất tiếng nói bảo vệ và đòi quyền sống xứng đáng cho
những kiếp đọa đày đau khổ.
III. Sự thể hiện nội dung yêu nước và nhân đạo qua một số tác phẩm văn
học.
1. Nội dung yêu nước
– Vận nước:( Sư Pháp Thuận): Vận nước gắn liền với ngôi vua
– Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi): Khẳng định chính nghĩa vốn được xây
nền từ truyền thống văn hiến, vị thế chủ động của một đất nước có chủ quyền
và niềm tự hào trước thế hệ anh hùng hào kiệt.
– Bạch Đằng giang phú ( Trương Hán Siêu):
+ Khái quát những quy luật lớn lao của cõi sông nước.
+ Khẳng định cơ sở chiến thắng là con người, tài trí con người.
+ Ca ngợi hai vị vua như là biểu tựơng của người tài đức, văn võ song toàn.
– Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.
+ Khí thế ba quân và hình ảng võ tướng, người anh hùng mang tầm vóc vũ
trụ đo điếm bằng chiều kích của giang sơn núi rộng sông dài.
2. Nội dung nhân đạo
– Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Khát vọng về đất nước thái bình nhân dân
được ấm no hạnh phúc.
– Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn: Tiếng kêu thương của người phụ nữ
chờ chồng, nhớ thương chồng đi chinh chiến phương xa .
– Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều: Lê án chế độ cung tần mĩ nữ trong
cung vua phủ chúa ngày xưa. Nỗ đau của người cung nữ bị Vua ruồng bỏ.
– Truyện Kiều của Nguyễn Du: Số phận của nàng Kiều người con gái tài sắc
nhưng phận bất hạnh.
=> Nhìn chung nội dung yêu nước và nhân đạo gắn bó với nhau, bổ sung cho
nhau và là những giá trị luôn tồn tại trong nhau, làm nên hai dòng chủ lưu
trong nền văn học dân tộc.
*Kết luận:
Văn học trung đại Việt Nam được xây một chặng đường phát triển dưới thời
phong kiến, nối dài qua 10 thế kỉ, bắt đầu từ thế kỉ thứ X đến hết XIX. Văn
học trung đại đã định hình những đặc điểm và truyền thống cơ bản gắn bó với
vận mệnh đất nước và số phận con người Việt Nam.
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần
Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy
nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài
đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể
phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng,
giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào
đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là
"cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn
vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ.

Trước cảnh nước mất nhà tan, Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót
trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Và ông còn sự sẵn sàng xả
thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả
thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân
thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da
ngựa ta cũng vui lòng". Ở đây, ông trở thành một tấm gương sáng về lòng
yêu nước và tinh thần dân tộc cho các binh sĩ noi theo. Với lòng yêu nước, sự
căm thù giặc đến tột cùng, Trần Quốc Tuấn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết
thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Có thể nói, trong lúc mà một số lực
lượng trong triều đình đang có ý muốn giảng hòa với quân Mông – Nguyên
thì tư tưởng của Trần Quốc Tuấn đã đập tan luận điệu ấy và thể hiện một
cách rõ ràng, dứt khoát quan điểm của mình. Đó là một là thắng, hai là thua;
một là giặc, hai là ta chứ không có con đường thứ ba là con đường giảng hòa.
Tư tưởng và quan điểm của ông đã giúp định hướng suy nghĩ của thần dân
lúc bấy giờ.
Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô
từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp
lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng
dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền
vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại
nhà Đinh và nhà Lê, ông đã rất đau xót cho số phận quá ngắn ngủi, để cho
“trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy lòng
yêu nước của Lí Công Uẩn biểu hiện ở ước nguyện muốn xây dựng đất nước
vững mạnh để đem lại hạnh phúc, thái bình cho muôn dân. Vì vậy, nhà vua
Lí Thái Tổ mới chủ trương dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Với trí tuệ anh
minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử,
địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển
mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận
tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ
trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế
vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự
hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất
giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách
của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá
trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói
của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất
đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn
mạnh.

You might also like