You are on page 1of 2

BÀI 9: KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO

TIẾT 2. VĂN BẢN ĐỌC: HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn)


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
TRẦN QUỐC TUẤN (1231 - 1300)
 Cuộc đời:
 Ông là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
 Ông là người có phẩm chất cao đẹp; văn võ song toàn; là người đã làm nên những chiến công
vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của dân tộc ta.
 Ông được tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi.
2. Tác phẩm
 Hoàn cảnh sáng tác: được công bố vào tháng 9 - 1284 tại cuộc duyệt binh ở bế Đông Bộ Đầu (Thăng
Long) trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2.
 Thể loại: Hịch
 Bố cục: 4 phần
 Phần 1: Từ đầu đến lưu tiếng tốt: Những tấm gương trung nghĩa đời trước
 Phần 2: Tiếp theo đến cũng vui lòng: Nỗi căm thù của Trần Quốc Tuấn trước những tội ác và hành
động ngang ngược của quân Mông – Nguyên trên đất nước ta
 Phần 3: Tiếp theo đến có được không?: Phê phán những biểu hiện sai của binh sĩ đồng thời khẳng định
thái độ đúng đắn trước tình cảnh hiện tại của đất nước
 Phần 4: Còn lại: Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo “Binh thư yếu lược” để đánh giặc cứu nước
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hệ thống luận điểm và mục đích viết của văn bản
1.1 Luận điểm 1: Những tấm gương trung nghĩa đời trước
- Lí lẽ: Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào cũng có, được lưu danh sử sách, cùng
trời đất muôn đời bất hủ
 Bằng chứng: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư..
→ MỤC ĐÍCH: nhắc nhở binh sĩ về chân lí: Những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ
đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.
1.2 Luận điểm 2: Nỗi căm thù của Trần Quốc Tuấn trước những tội ác và hành động ngang ngược
của quân Mông - Nguyên trên đất nước ta
- Lí lẽ 2.1: Ta cùng ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan
 Bằng chứng: Sức giặc nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân
dê cho mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham, thu bạc vàng vét của kho có hạn.
- Lí lẽ 2.2: “Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”, “Dẫu cho trăm thân này phơi
ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
→ MỤC ĐÍCH: Khơi dậy lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp binh sĩ hiểu được tâm tư của Trần Quốc
Tuấn.
1.3 Luận điểm 3: Phê phán những biểu hiện sai của binh sĩ đồng thời khẳng định thái độ đúng đắn
trước tình cảnh hiện tại của đất nước
- Lí lẽ 3.1: Nhắc lại ân tình giữa Trần Quốc Tuấn và binh sĩ, so sánh ân tình đó với các tấm gương nhân
nghĩa thuở trước.
- Lí lẽ 3.2: Phê phán thái độ thờ ơ, chỉ lo hưởng thụ của binh sĩ và tác hại của thái độ ấy.
 Bằng chứng: “Nhìn chủ nhục mà không biết lo”, “làm tướng triều đình hầu quân giặc mà không biết
tức” “nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”; nếu có giặc tràn sang thì “cựa gà
trống không thể làm thủng áo giáp của giặc” “mẹo cờ bạc không thể làm mưu lược nhà binh”..
- Lí lẽ 3.3: Khẳng định thái độ đúng đắn là phải luôn cảnh giác trước giặc ngoại xâm và cần rèn luyện
binh sĩ để sẵn sàng đánh giặc, có như vậy mới bảo vệ được đất nước, mang lại vinh quang cho bản thân và
gia tộc.
 Bằng chứng: “Thái ấp ta vững bền…Bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ”, “gia quyến ta được
êm ấm gối chăn… vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão”
→ MỤC ĐÍCH: Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn với binh sĩ để nhắc nhở về lòng trung thành và cách
sống hợp đạo lí, qua đó phân tích cho binh sĩ hiểu những sai lầm của bản thân và lẽ phải cần theo đuổi.
1.4 Luận điểm 4: Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo “Binh thư yếu lược” để đánh giặc cứu nước
- Lí lẽ 4.1: Học theo sách Binh thư yếu lược là theo đạo thần chú
- Lí lẽ 4.2: Mối thù không đội trời chung với giặc không cho phép binh tướng lơi là, cần học Binh thư yếu
lược để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ bờ cõi, đó cũng là chân lí, lẽ phải để “rửa nhục” “đứng trong trời đất”.
→ MỤC ĐÍCH: Kêu gọi binh sĩ chuyên tâm tập Binh thư yếu lược để đánh giặc, cứu nước.
 Mục đích cả văn bản: Khơi gợi lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của binh
sĩ, thuyết phục binh sĩ chuyên tâm tập luyện Binh thư yếu lược.
2. Yếu tố biểu cảm và tác dụng của yếu tố biểu cảm
- Thể hiện qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, kiểu câu…
- Thể hiện qua giọng điệu của người viết: khi chân thành, tha thiết; khi uất hận căm hờn; khi khích lệ,
động viên…
 Tác dụng:
- Tác động đến tướng sĩ: cảm kích, thấu hiểu nỗi lòng của vị chủ tướng; khơi gợi lòng căm thù giặc và ý
thức trách nhiệm của đấng nam nhi.
- Tác động đến người đọc sau này: biết ơn TQT và quân dân nhà Trần; tự hào lịch sử dân tộc; ý thức về
trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Bài hịch thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước của Trần
Quốc Tuấn và dân tộc.
2. Nghệ thuật:
- Lập luận sắc bén, lí lẽ, dẫn chứng xác thực, đầy thuyết phục, giọng văn hùng tráng, câu văn biền ngẫu.
- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương.
------------- HẾT --------------

You might also like