You are on page 1of 4

* HƯỚNG DẪN ÔN TẬP: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

1. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật vua Quang Trung (Tùy vào đề bài để làm rõ một số
hoặc tất cả phẩm chất) – Vở ghi.
2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bọn cướp nước và lũ bán nước (vở ghi )
3. Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”:
- Vở ghi, mục I. 1. 2.
4. Viết đoạn văn giới thiệu về “Hồi thứ 14” của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”:
- Vở ghi, mục I.3, bổ sung nghệ thuật ở mục III.1.
5. Quan điểm sáng tác của các tác giả:
a.Cách hỏi 1: Các tác giả Ngô gia văn phái vốn là những cựu thần tuyệt đối trung thành
với nhà Lê, không mấy thiện cảm với nhà Tây Sơn. Tại sao vẫn tạo dựng hình ảnh vua
Quang Trung và đoàn quân áo vải đẹp như vậy?
- Vì:
+ Các t/g là những trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc cao lại sáng tác với quan điểm tôn
trọng sự thật lịch sử. Họ đã vượt qua được tư tưởng trung quân mù quáng để khắc họa chân thực
hình ảnh vua Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn.
+ Mặt khác, chiến thắng đại phá hơn 20 vạn quân Thanh của vua QT và đoàn quân Tây Sơn là
chiến thắng lẫy lừng, là niềm tự hào lớn lao của dân tộc, không ai có thể phủ nhận được.
+ Dù trung thành với nhà Lê, các tác giả cũng ko phủ nhận được 1 sự thật: vua tôi Lê Chiêu
Thống là những kẻ hèn nhát, bán nước.
b.Cách hỏi 2: Cảm hứng nào chi phối ngòi bút của các tác giả?
(Cảm hứng là cảm xúc chủ đạo tạo hứng thú sáng tác)
- Cảm hứng chủ đạo chi phối ngòi bút sáng tác của tác giả là cảm hứng yêu nước. Chính long yêu
nước và tinh thần dân tộc đã giúp các tác giả phản ánh chân thực sự thật lịch sử về chiến thắng
vĩ đại đại phá hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược của vua QT.
- Chính cảm hứng yêu nước và tôn trọng sự thật lịch sử đã giúp các tác giả tạo dựng hình ảnh vua
QT và quân Tây Sơn thật đẹp, là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc.

6. Một số lời nói của vua Quang Trung:


a.Lời phủ dụ:
a.1. Lời của ai? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Liên hệ đến lời của ai trong tp đã
học?
- Lời vua Quang Trung
- Nói với tướng sĩ
- Trong hoàn cảnh: Quân Thanh xâm lược nước ta, vua QT đem quân ra Bắc đánh giặc. Ông
dừng lại ở Nghệ An để tuyển binh mới và mở cuộc duyệt binh lớn vào ngày 29 tháng Chạp năm
1788. Đây là lời nói của nhà vua trong cuộc duyệt binh đó.
- Liên hệ đến lời của Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.
a.2. Lời phủ dụ đó là lời đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vì sao?
- Lời đối thoại
- Vì đây là lời vua nói với tướng sĩ
- Được đánh dấu gạch đầu dòng (-)
a.3. Nêu nội dung lời nói của nhà vua và tác dụng của lời nói đó.
* Nội dung:
- Nhà vua khẳng định nước ta là một nước độc lập, có chủ quyền. Điều đó đã được định sẵn
trong vũ trụ, không ai có thể xâm phạm.
- Nhà vua tố cáo tội ác của giặc phương Bắc xâm lược nước ta, giết hại dân ta.
- Nhà vua nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm từ đời Trưng Nữ Vương.
- Nhà vua kêu gọi tướng sĩ hãy đồng tâm hiệp lực để đánh giặc ngoại xâm.
- Nhà vua đề ra kỉ luật nghiêm minh, cảnh cáo những kẻ ăn ở hai lòng sẽ bị trừng trị đích đáng.
* Tác dụng của lời nói của vua:
- Lời nói ngắn gọn mà hào hùng, ý tứ sâu sắc như một lời hịch.
- Khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng trong lòng tướng sĩ.

b.“ - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, …, thì ta có sợ gì chúng?”
b.1. Lời của ai? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
- Lời của vua Quang Trung
- Nói với các tướng của mình
- Hoàn cảnh: Vua QT tiến quân ra bắc, ngày 30 tháng Chạp đến Tam Điệp, hội quân ở
đây. Lời trên vua nói với Ngô Thì Nhậm và Sở, Lân.
b.2. Đó là lời đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vì sao?
- Lời đối thoại
- Lời nói của vua với Ngô Thì Nhậm và 2 tướng Sở, Lân
- Được đánh dấu bằng gạch đầu dòng (-).
b.3. Nội dung lời nói đó là gì? Qua lời nói đó cho thấy nhân vật là người như thế nào?
* Nội dung lời nói:
- Nhà vua muốn khẳng định kế sách đánh giặc đã được định sẵn, chỉ mươi ngày là đánh đuổi
được người Thanh.
- Nhà vua dự tính kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh để dẹp nạn binh đao và giao việc cho
Ngô Thì Nhậm.
- Nhà vua cũng dự tính kế hoạch xây dựng đất nước sau chiến thắng để nuôi dưỡng lực lượng
làm cho nước giàu, quân mạnh.
* Vua Quang Trung là người:
- Có tài quân sự lỗi lạc.
- Có ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù
- Anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
- Yêu nước thương dân.
b.4. Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”,
nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện theo
cách trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em lại khẳng định như vậy?
- Hành động nói: Trình bày
- Cách thực hiện: Trực tiếp
- Lí do: Thực hiện bằng kiểu câu trần thuật
b.5. Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ tới 2 câu
văn nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)?
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

c. “ - Các ngươi đem thân thờ ta, … quả đúng như vậy.”
c.1. Lời của ai? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
- Lời của vua QT
- Nói với tướng Sở và Lân
- Hoàn cảnh: Quân Thanh xâm lược nước ta, vua QT đem quân ra Bắc đánh giặc. Đến ngày 30
tháng Chạp thì đội quân đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, mang gươm ra chịu tội, vua đã nói
những lời này.
c.2. Đó là lời đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vì sao?
- Lời đối thoại
- Lời nói của vua với 2 tướng Sở, Lân
- Được đánh dấu bằng gạch đầu dòng (-).
c.3. Nhà vua đã nói rằng: “Quân thua chém tướng. Tội các ngươi đáng chết một vạn lần”
nhưng sau đó ông xử trí với “các ngươi” như thế nào? Vì sao?
- Nhà vua không xử tội các vị tướng mà tha cho họ vì:
+ Nhà vua hiểu rõ các tướng của mình là hạng “võ dũng”, không biết tùy cơ ứng biến nên dễ
thua.
+ Nhà vua còn hiểu rõ những nguyên nhân khách quan dẫn đến các vị tướng bị thua trận là do
địa thế của thành Thăng Long bốn phía trống trải, ko có núi sông để nương tựa, khó phòng thủ.
Hơn nữa vua tôi Lê Chiêu Thống lại làm nội ứng cho quân giặc. Mặt khác, quân Tây Sơn ra
Bắc chưa lâu, lòng người chưa phục. Vì vậy nhà vua ko trách phạt các vị tướng.
c.4. Nhà vua đã nói rằng “Quân thua chém tướng” nhưng vua QT ko xử tội mà còn khen họ.
Vua khen họ điều gì?
- Nhà vua khen các vị tướng đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của giặc, rút lui về Tam Điệp,
trấn giữ nơi hiểm yếu, bảo toàn lực lượng, làm cho giặc kiêu căng. Đó là kế sách rất đúng đắn.
- Chủ yếu khen kế sách trên của Ngô Thì Nhậm
c.5. Qua đó em thấy vua QT là người như thế nào?
- Vị vua anh minh, sáng suốt trong việc nhận định tình hình, dùng người.
- Khoan dung, độ lượng.
d. “- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được
hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?”
d.1. Lời của ai? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
- Lời của vua QT
- Nói với Nguyễn Thiếp
- Hoàn cảnh: Quân Thanh xâm lược nước ta, vua QT đem quân ra bắc đánh giặc. Ngày 29 tháng
Chạp năm 1788 quân Tây Sơn đến Nghệ An. Vua cho mời Nguyễn Thiếp vào dinh để hỏi ý
kiến.
d.2. Giống a2, b2,c2 (nói với Nguyễn Thiếp)
d.3. Vận dụng kiến thức vai xã hội để lí giải cách xưng hô của vua QT trong lời nói trên.
Qua đó em hiểu nhà vua là người như thế nào?
- Vua QT là hoàng đế, người có địa vị tối cao, còn Nguyễn Thiếp là bề tôi. Nhưng ở lời nói này
vua QT không sử dụng vai hoàng đế của mình mà xưng “tôi” một cách khiêm nhường và gọi
Nguyễn Thiếp là “tiên sinh” một cách rất trân trọng.
- Cách xưng hô của vua QT liên quan đến phương châm lịch sự.
- Vua QT là người rất coi trọng hiền tài.
d.4. Vận dụng kiến thức về từ ngữ xưng hô, lí giải cách xưng hô của nhà vua.
- Vua QT là hoàng đế, người có địa vị tối cao, còn Nguyễn Thiếp là bề tôi. Vì vậy nhà vua có
thể sử dụng cách xưng hô “trẫm – ngươi”, “trẫm – khanh”, “ta – ngươi”. Nhưng ở lời nói này,
vua QT ko sử dụng những cách xưng hô đó mà xưng “tôi” và gọi Nguyễn Thiếp là “tiên sinh”
một cách trân trọng.

You might also like