You are on page 1of 9

Xa ngắm thác núi Lư

Câu 1
- 4 câu và mỗi câu 7 chữ
- Câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
Câu 2
- Phần 1: Khung cảnh núi Hương Lô.
- Phần 2: Khung cảnh thác nước núi Lư.
Câu 3
- Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác.
- Lợi thế: điểm nhìn xa như thế mới thu được toàn cảnh thác treo (quải) lên như dòng sông dựng ngược.
Câu 4
- Hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ
“quải”: biến cái động thành tĩnh, thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và
dòng sông phía trước.
- Miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ba nghìn thước” trong trạng thái động
- So sánh độc đáo dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây, làm cho thác nước không chỉ kì
vĩ mà rất đẹp và huyền ảo.
Câu 5
- Em thích nhất chi tiết: Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)
- Dải Ngân Hà vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một
dòng sông trong tưởng tượng.
- Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn.
Câu 6
- Lí Bạch là có sự yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa.
- Tài thơ điêu luyện, tâm hồn và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.

CẢNH KHUYA
Câu 1
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Chủ đề: khung cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng
và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Câu 2
- Núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình
=>Vẻ đẹp lung linh huyền ảo, vừa cổ kính vừa trang nghiêm.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.
Câu 3
- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tác giả đã thể hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc.
- Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của
tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.
=> Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước
Câu 4
- Biện pháp tu từ so sánh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
- Tác dụng: khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
Câu 5
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Câu thơ đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Thì ra, Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo
cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm
cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà rất đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ
được. Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở
Bác có một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.

QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH


Câu 1
- 3 sự kiện chính:
+ Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê
+ Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh
+ Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía bắc
- Những tuyến nhân vật liên quan: Quang Trung, vua Lê Chiêu Thống, Ngô Thì Nhậm, tướng nhà
Thanh như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống,..
Câu 2
- Phần 1: Quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.
- Phần 2: Cuộc hành quân và chiến thắng vang dội của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn.
- Phần 3: Sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Câu 3
Nhân vật
Nguyễn - Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long, “giận lắm”, “định thân chinh
Huệ cầm quân đi ngay”. Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã
làm rất nhiều việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, “giữ lấy
lòng người”, chiêu mộ nhân tài ra giúp nước…
- Đi đến đâu, ông chiêu mộ binh sĩ đến đó. Chính sách cũng hết sức
hài hòa, lấy dân làm gốc, không bao giờ cưỡng bách dân chúng.
- Nguyễn Huệ rất sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người.
- Quang Trung có tầm nhìn vượt thời đại, thật hiếm có trên đời.
- Ông có trí tuệ của bậc quân vương biết lo xa, nhìn rõ toàn cục, định
liệu như thần.
- Nguyễn Huệ là người có tài dụng binh như thần.
Lê Chiêu - Chỉ chăm chú vào tiệc yến mừng, không lo chi đến việc bất trắc.
Thống - Vội vã cùng bọn Lê Quỳnh, Trịnh hiến đưa thái hậu ra ngoài.
- Là một ông vua bù nhìn, đặt lợi ích cá nhân lên trước lợi ích của đất
nước, cấu kết với nhà Thanh để đất nước rơi vào tay của kẻ thù
phương Bắc
Câu 4
Sự Từ việc quân Thanh sang xâm lược đến việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua dẫn
kiên quân đánh bại quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống và quần thần tháo chạy
Nhân Tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật khác nhau:
vật - Suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Tôn Sĩ Nghị
- Các cảm xúc, suy nghĩ, hành động của Quang Trung
- Diễn biến tâm trạng, cảm xúc, hành động của vua Lê Chiêu Thống
Câu 5
- Thông điệp về lòng yêu nước và tôn trọng lịch sử dân tộc.

- Giá trị: được lưu giữ và phát huy, thế hệ trẻ ngày càng có ý thức trong việc xây dựng và phát triển đất
nước.

Câu 6
- Giới thiệu khái quát thông tin về nhân vật
- Phẩm chất con người và những chiến công của ông

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ


Câu 1
- Phần 1: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu
- Phần 2: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ
- Phần 3: Hai thầy trò tiếp tục lên đường
=> Cốt truyện đơn tuyến vì nó chỉ xoay quanh truyện nhân vật Đôn Ki-hô-tê
Câu 2
Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa

Xuất thân Quý tộc nghèo Nông dân

Dáng vẻ Gầy gò, cao lênh khênh Béo lùn

Trang bị Một con ngựa còm, mũ, áo, giáp đều Một con lừa thấp lè tè, một túi thức
bằng sắt đã han rỉ ăn, một bầu rượu

Mục đích Làm hiệp sĩ, trừ gian tà, cứu người Làm giám mã, mong hưởng chiến
lương thiện lợi phẩm để làm giàu

Tính cách Dũng cảm Thật thà

Suy nghĩ Viển vông xa vời thực tế Tỉnh táo, thực dụng
Câu 3
- Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì dũng cảm, theo gương các hiệp sĩ giang hồ kiên quyết tiêu
diệt cái ác, cái xấu dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
- Xan-chô nhận định đó chỉ là những chiếc cối xay gió còn Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã
khổng lồ.
Câu 4
Nhận xét: Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Chúng
hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc
trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

Câu 5
Điểm tốt Có lý tưởng tốt, hành hiệp trượng nghĩa

Điểm Đầu óc mê muội, không tỉnh táo, hành động thì điên rồ, phi thực tế
không bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc truyện kiếm hiệp.
tốt

=> Phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền trong xã
hội đương thời; chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi
thời

Câu 6
- Sống có lí tưởng, ước mơ là tốt nhưng không nên quá đắm chìm trong mộng tưởng.
- Không nên sống quá thực dụng, sẽ dễ bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
=> Nên dung hòa cả hai lối sống

BÊN BỜ THIÊN MỤC


Câu 1
- Sự kiện: cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (năm 1285).
- Nội dung chính: 2 phần:
+ Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.
+ Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.
Câu 2
- Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hoàng Đỗ, ông già Màn Trò.
- Những nhân vật lịch sử: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng
Câu 3
Nhân vật Các chi tiết Nhận xét tính cách, phẩm chất

Trần “Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả... hạnh là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn
Bình phúc đối với những người làm tướng”, người, có sự thấu hiểu cho
Trọng “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước những người dưới trướng mình.
đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ
và gia nô của ông”, “Trần Bình Trọng dùng
mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng
Đỗ”

Trần “Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm là người có mắt nhìn người rất
Quốc trong viên sáp này đó”, “Binh pháp gọi tinh tế và nhìn đúng người. Luôn
Tuấn như.... như vậy đâu!”, “Ta cũng đã nghĩ suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước
trước....vận nước đâu” mọi thứ.

Hoàng “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước là một cậu bé ngoan ngoãn,
Đỗ cháu cũng không sợ”, “cháu sợ không đảm nhanh nhẹn và có lòng yêu nước
đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.
không chịu chết.... mạng giặc.”

Câu 4
- Nội dung: liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
- Sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả.
- Bối cảnh: cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Nhân vật chính: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò
- Hoàng Đỗ.
- Từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến: nô tì, tướng quân...
Câu 5
Em ấn tượng với tinh thần dũng cảm của chú bé Hoàng Đỗ, tuy tuổi nhỏ nhưng em đã làm được những
điều có ích cho đất nước.

Câu 6
Khi đất nước lâm nguy trước kẻ thù xâm lực, mỗi người dân Việt Nam cần phải đứng lên dũng cảm
chống lại giặc ngoại xâm, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.

VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ CẢNH KHUYA

Câu 1
- Bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.
- Dựa vào nhan đề và phần 1
Câu 2
- Trình tự: câu đầu - câu thứ hai - hai câu cuối.
- Tác dụng: giúp bài phân tích có chiều sâu và phân tích được mạch cảm xúc mà tác giả muốn thể hiện.
Câu 3
a.

Nội - Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.


dung - Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.
chính - Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.
- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.
- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.
Tính - Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo
lô-gic hệ thống hợp lí.
- Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết
b. Ví dụ: Phần 2 có nội dung chính là phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. Trong phần
này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh
khuya.
c. Điểm chung: trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.

Câu 4
Đoạn văn: “Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát…..tĩnh mịch, sâu lắng của
cảnh khuya”.

Câu 5
Tác dụng: làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác.
=> Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.
Câu 6
Cảm nhận của em
Trước khi đọc Chưa có cảm nhận sau sắc về bài thơ Cảnh khuya bởi lẽ bài
thơ này đã được sáng tác từ rất lâu trước đây
Sau khi đọc Biết được đặc sắc trong nghệ thuật, hiểu sâu hơn về nội dung
tác phẩm đồng thời cũng cảm nhận được rõ nét tâm hồn, tâm
trạng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ
Nguyên nhân - Xoáy sâu và nội dung vào từng từ ngữ
tạo nên sự khác - Kết hợp với sự tưởng tượng đã tái hiện được hết vẻ đẹp của
bức tranh thiên nhiên cảnh khuya.
biệt
CHIỀU SÂU CỦA TRUYỆN “LÃO HẠC”

Câu 1
Luận đề Giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão
Hạc
Luận - Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp trở thành đối tượng nhận thức
điểm và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật
- Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể
hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc.
Câu 2
a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.

b.

Lí lẽ Bằng chứng
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò
sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. chuyện. Ông giáo là người kể
chuyện.
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh Phân tích cuộc trò chuyện giữa các
thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, nhân vật
rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một
thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam
Cao ở truyện này.
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, Phân tích sự thay đổi mạch kể
chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. chuyện.
c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày
theo một trình tự hợp lí.

Câu 3
- Góp phần đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong
truyện
- Cách lập luận giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm.
Câu 4
- Khái quát lại nội dung toàn bài.
- Khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai
mạch truyện.
Câu 5
Đoạn văn: “Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng
truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm
trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân
ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và
mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết
mình.”
Câu 6
Về nội dung, nghệ thuật và thông điệp đồng thời thấy được tinh thần nhân vật, nhân đạo cao cả của tác
phẩm Lão Hạc.
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư)

Câu 1
- Vấn đề trọng tâm: làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của
Lưu Trọng Lư.
- Yếu tố: nhan đề
Câu 2

Nhan đề Bao quát nội dung toàn bài


Bố cục - Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới.
- Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới.
- Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới.
- Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài.
Luận - Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng
điểm Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan
trên mặt giấy.
- Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng
chảy thời gian vừa diễn tả không gian
- Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son
trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.
Lí lẽ - Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới
mẻ.
- Thời điểm ấy.....mung lung đến thế.
- Dáng vào ra của mẹ...đa cảm.
Bằng - Mô típ bài thơ.
chứng - Chủ thể trong bài thơ.
- Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song...
những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi."
- Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa.
- So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm.
Câu 3
a B c d
Đ Đ Đ S (ít sd bptt)
Câu 4
Hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đồng thời thấy rõ hơn tài năng của nhà thơ Lưu
Trọng Lư.
Câu 5
Em thích đoạn: “Ai từng ở ...ngoài nội” vì đoạn trích đã phân tích chi tiết khổ thơ “Mỗi lần...những
ngày không”, làm nổi bật lên cái tĩnh lặng của làng quê vào buổi trưa, cái nhịp điệu nhẹ nhàng của bài
thơ qua việc phân tích từ ngữ, giọng điệu thơ.

“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi
Câu 1
- Mục đích: giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 2

Câu 3
- Thông tin khách quan: phần 1 và phần 2
- Thông tin chủ quan: phần 3
Câu 4
Không vì nó tạo ra sự lộn xộn nội dung, không làm rõ được mục đích giới thiệu của văn bản.

Câu 5
- Chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toản được
đánh giặc ngoại xâm.
- Chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm
Câu 6
- Em muốn biết thêm ý nghĩa của nhan đề tác phẩm.
- Em sẽ tìm và đọc kĩ cuốn sách, các thông tin tham khảo.

Bộ phim “Người cha và con gái”


Câu 1

Câu 2
- Thông tin khách quan: a, c, d
- Nhận xét, ý kiến chủ quan: b, e
Câu 3
- Nguồn: bộ phim “Người cha và con gái”
- Tác dụng: dễ dàng hình dung được nội dung, hình thức... của bộ phim.
Câu 4
- Em muốn biết thêm về nhân vật người phụ nữ.
- Các thông tin em tìm hiểu được: "Chính nhân vật người phụ nữ, trong suốt chặng hành trình dài
đằng đẵng của cuộc đời, cũng hoàn toàn thấu hiểu sự vô vọng trong niềm hy vọng của mình, nhưng lý
trí và cảm xúc là điều có thể tồn tại mâu thuẫn trong cùng một con người. Vì vậy, cô con gái vẫn chờ
đợi và hy vọng."
Câu 5
Em rất muốn xem bộ phim này vì bộ phim phản ánh nhiều ý nghĩa xung quanh tình cảm gia đình.
Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ

Câu 1
a. - Phần 1: Giới thiệu chung về cuốn sách
- Phần 2. Giới thiệu nội dung sách
- Phần 3. Giới thiệu hình thức thể hiện và thông điệp của cuốn sách
b.
Phần Ý chính
Phần 1: Giới thiệu chung về cuốn sách - Giới thiệu tên, năm xuất bản, đề tài.
- Giới thiệu các tác giả tham gia vào viết sách.
- Giới thiệu cuốn sách bản tiếng Việt.
Phần 2. Giới thiệu nội dung sách - Giới thiệu nhân vật.
- Giới thiệu tình huống truyện.
- Giới thiệu nội dung khoa học trong truyện.
Phần 3. Giới thiệu hình thức thể hiện và - Giới thiệu hình thức sách.
thông điệp của cuốn sách - Thông điệp rút ra từ cuốn sách.
Câu 2
- Mục đích: giới thiệu cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ”
- Trật tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức.
- Không thể đảo ngược trật tự vì nó khiến nội dung bài rối loạn, người đọc khó nhận ra cái hay của cuốn
sách.
Câu 3
- Thông tin khách quan: phần 1 và 2
- Ý kiến chủ quan: phần 3
Câu 4
- Em muốn tìm hiểu về họa sĩ vẽ minh họa cho cuốn sách
- Tác phẩm được vẽ minh hoạ bởi Garry Parkson, trong khi Christophe Galfard là người cộng tác với
Stephen Hawking ở phần cốt truyện, tình tiết, hình ảnh khoa học trong cuốn sách này.
Câu 5
Có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ ban đầu vì cuốn sách được viết dưới dạng hành trình phiêu lưu khoa
học khám phá vũ trụ với những câu chuyện thú vị và hình ảnh sinh động.

Câu 6

Một số cuốn sách khoa học: A Briefer History of Time; Death by Black Hole… => giúp bạn mở rộng
hiểu biết về thế giới và các vấn đề khoa học quan trọng.

You might also like