You are on page 1of 16

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ.

Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh
đạo anh minh.
Dàn bài
1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc.
2. Thân bài
a) Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh minh
- Có tầm nhìn xa, trông rộng.
- Có lòng yêu nước, thương dân.
- Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm.
- Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng….
b) Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước.
- Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý.
- Giành được hòa bình.
- Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô:
- Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu.
- Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều Đinh, Lê
- Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long
c) Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh đất nước trong chiến tranh, nguy nan.
- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông.
- Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch
tướng sĩ” .
- Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng..

- Cả Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt.
- Nếu như vua không sáng, tướng không giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi, không thể phát triển
được.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước.
- Liên hệ đến thời hiện đại.
Bài văn
Xã hội loài người ngày càng phát triển, tầm quan trọng của “người dẫn đường” lại càng được coi trọng, sử
nước Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quả thực, quá khứ của dân tộc để lại cho chúng ta lòng
ngưỡng mộ biết bao đối với những nhà lãnh đạo tài ba, có thể kể đến như Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn, như Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tài năng lãnh đạo của họ có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ, thậm chí từ các
áng văn của họ, như “Chiếu dời đô”, như “Hịch tướng sĩ”. Tác phẩm ra đời đã lâu, tác giả đã là người cõi khác,
nhưng câu chữ của người xưa vẫn gợi cho ta nhiều suy ngẫm về đôi mắt, về tấm lòng, về trách nhiệm của người
đứng đầu đối với vận mệnh của đất nước có được hưng thịnh, thuận lợi mà phát triển hay không.
Đối với một đất nước, kinh đô là trung tâm quốc gia, vì vậy chuyện dời đô không bao giờ là chuyện nhỏ,
huống hồ là trong thời kỳ “trứng nước” của một triều đại. Nhưng Lý Công Uẩn chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà
Lý, đã ngay lập tức đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành
Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý
rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay”, mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với
vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm
lòng với nước non của vị vua mới. Trong mấy mươi năm, kinh đô Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn
thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược. Khi Lý Công Uẩn lên
ngôi, vận hội đất nước thay đổi, điều cần thiết lúc này là đẩy mạnh kinh tế phát triển, xây dựng đời sống thịnh
vượng no ấm cho nhân dân, cũng là tạo nền tảng vững chắc đế giữ vững nền độc lập. Trước yêu cầu của thời kỳ
mới, việc giúp đất nước phát triển quả thực là một thử thách không nhỏ, vì vậy cần một nhà lãnh đạo tài ba cần
có những quyết sách lớn để dọn đường cho những kế hoạch nhỏ, và chuyện dời đô của Lý Công Uẩn chính là
một quyết sách như vậy.
Với “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã hoàn tất trọn vẹn công việc của một “tổng công trình sư”, trí tuệ của
ông hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô, tầm nhìn của ông đủ sâu rộng để nhìn thấy được ưu thế đặc biệt
của thành Đại La, đó là vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng
“đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh
tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi". Một vị vua có thể nhận
ra chừng ấy thuận lợi của một vùng đất, hẳn là một người thông hiểu phong thủy, lịch sử, địa lý, và còn có
những suy tính lâu dài về chính trị. Hơn nữa, trong một chiếu thư trên dưới 200 chữ, nhà lãnh đạo này đã ba lần
nhắc đến “dân” và “bách tính”, cho thấy quyết định dời đô của ông xuất phát từ quan điểm “lây dân làm gốc”,
lấy lợi ích của trăm họ làm nền tảng quốc gia.
Một nhà lãnh đạo giữ vận mệnh đất nước trong tay, điều cần nhất không phải là tấm lòng, đôi mắt ấy hay
sao? Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long,
quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về
văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiếnViệt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà
Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến
to lớn ấy. Công lao cùa Lý Công Uẩn đã khẳng định với ta rằng: tài năng và tấm lòng của nhà lãnh đạo góp
phần quyết định không nhỏ tới sự hưng thịnh hoặc suy tàn của một triều đại, một quốc gia, một nhà lãnh đạo cừ
khôi chính là một ngọn đuốc sáng soi đường cho quảng đại quần chúng.
Với “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, vai trò to lớn của một nhà lãnh đạo lại càng được khẳng định,
nhưng là trong một hoàn cảnh khác, khi đất nước đang phải đối mặt với hiểm họa chiến tranh, vận mệnh dân
tộc nguy vong là điều khó tránh khỏi. Hoàn cảnh này đòi hỏi vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn không chỉ mắt nhìn
rõ “thế trận”, một tấm lòng âu lo vận nước, mà còn cả một bản lĩnh tập hợp lực lượng, động viên binh sĩ, thu
trăm quân về một mối, đánh thức những người lính Đại Việt lúc này đang lơ là, mê muội “nghe nhạc Thải
Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Lo lắng trước hiểm họa đang tới gần và đau lòng vì sự thờ ơ
của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”. Hịch tướng sĩ vừa như một lời “tổng động viên”, vừa
như một sự tỏ lòng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa; chỉ căm
tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uoongs máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nhìn xác này
gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Trong mọi cuộc chiến tranh, yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả.
Hiểu được điều đó, vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát
khi vận nước suy vong, hoặc là vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là
Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Như
thế, tài văn của của Hưng Đạo Vương đã giúp ông thu phục lòng người, cảm hóa lòng quân, để làm được điều
“tướng sĩ một lòng phụ trị hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải
đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn ở tầm ngắm của những thứ vũ khí ẩn nấp sau nhung lụa, phải đối mặt
với hầm chông của quân thù được phủ lên bằng lớp cỏ non êm ái. Người lãnh đạo nắm được binh lực trong tay,
nếu không có ý chí thép, tâm lòng son, sẽ là người đầu tiên rơi xuống hố sâu mà kẻ thù đào sẵn. Cũng như vậy,
quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm
hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết
tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương
tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách.
Chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông có công lao không nhỏ của Hưng Đạo
Vương công lao được làm nên cả từ tài năng văn chương và tài năng quân sự. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn
chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lãnh đạo cần có trong thời chiến, cũng
là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc. Như vậy,
qua “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” có thể khẳng định rằng trong bất kể giai đoạn nào của đất nước, chiến
tranh hay hoà bình, người lãnh đạo luôn có một tầm quan trọng đặc biệt, có thể tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến
sự suy vong, hưng thịnh của một quốc gia. Một tướng kém cỏi không thể tạo nên một đoàn quân tinh nhuệ,
cũng như một đất nước chỉ có thể trở nên hùng mạnh dưới sự dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài ba.
“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại
và tương lai nhiều suy ngẫm. Có cộng đồng nào mà không cần một thủ lĩnh tài ba? Có quốc gia nào mà không
cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng có thể cảm hóa những tấm lòng khác?
Lịch sử Việt Nam tự hào vì những nhà lãnh đạo cừ khôi như Lý Công Uẩn, như Trần Quốc Tuấn, nhưng cũng
mấy phen tủi buồn vì không ít những bạo chúa hôn quân. Chỉ mong sao bước đường tiếp theo của dân tộc có
thế chứng kiến tài năng xuất chúng của những người nắm vận mệnh đất nước trong tay để mơ ước của Lý Thái
Tổ có thế thành sự thật, nhìn thấy đất nước hóa rồng bay lên trong thế kỷ này..
Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa
"học" và "hành".
Dàn bài
1/ MỞ BÀI:Trong bài "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu
lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử (Chu Đôn Dư – một danh Nho
đời Tống bên Trung Quốc).
2.Thân bài:
a/Nội dung phép học
-Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử.
-Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn.
-Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên..
b/ Giải thích:
-Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy.
-Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.
-Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?
+ Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc
đạt hiệu quả cao hơn.
+ Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích,
mất thời gian, tiền của, công sức.
+ Hành mà không học thì hành không trôi chảy..
+ Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp
ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.
c/Bình luận:
-Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành.
- Liên hệ với bản thân
- Ra sức học tập lí thuyết và thực hành trên thực tiễn để trở thành người tài.
3. Kết bài:
- Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất
mới được nâng cao.
- Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp
dạy, học trong thời đại ngày nay.

Bài văn
Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học
quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng
về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: “theo điều học mà làm”
Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm
lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta
có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống.
Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của
mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt
phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản
đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản
đã học.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ
những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc
chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao
công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên... để phục vụ đời sống con người. Anh công nhân
trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng
khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu... Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm
một bài toán, một bài văn... đó là hành.
Bác Hồ khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha
chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối
cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu
đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc
mà thôi.
Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài
văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng
kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi
sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các
công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa
học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình
làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chưa bao giờ là “lỗi thời”, vẫn giữ nguyên
tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì có
tri thức mới có thể làm được các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho
thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí
thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối
liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn
hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ
lí thuyết suông rồi để đó, vừa tốn công sức vừa tốn thời gian mà không áp dụng vào gì được thì học để làm gì?
Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn, nếu không có kiến thức
soi sáng thì biết “hành” gì đây? Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt
khác.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở... phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội chứng chạy theo bằng cấp, hư
danh mà còn phản ánh một sự thật tàn khốc trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành",
"theo điều học mà làm".
Từ bài “Bàn về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã cho thấy một phương pháp học chính xác và
hiệu quả cao cho đến ngày nay. Học là nền tảng để thực hành thành công, biến nguồn kiến thức thu nhận trở
nên thú vị, hữu ích và hiệu quả. Đừng học mà không hành chỉ uổng công sức, thời gian,tiền bạc, hãy biến
nguồn kiến thức giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt
Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực,
bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy
thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh".
"Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy
nghĩ gì?
Dàn bài:
1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức,
chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
2. Thân bài:
a. Giải thích
- Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”: Đọc sách giúp con người tiếp
thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi
sống bản thân.
b. Phân tích
- Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến
thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở.
- Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở.
- Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những
bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ.
- Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống
văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng.
- Sách còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
c. Chứng minh
d. Phản biện:
- Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách,
trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác. Những người này mãi sẽ
không tiến bộ và đáng bị chỉ trích.
3. Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của sách và rút ra bài học cho bản thân.

Bài Văn:
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và
ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá
trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói: "Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức
mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên
hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng
máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác
giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500
năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu
trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại
mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na,
sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng
triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ
tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa,
khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán -
Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi
thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của
Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến
thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét,
biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để
học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói:
"Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người
rất thông minh, suốt đời "mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi
thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng
cấp: "Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri
thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con
đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy
tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một
trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học,
tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy
móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường
sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm
chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm".
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa
thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm
việc cho hết lòng" (Trung dung).
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ
(người trí thức) trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở
trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật,
sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục
vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như Úc
Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành
niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Dẫu biết sách là chìa khóa mở của tương lai nhưng cớ sao ngày nay vẫn còn nhiều người vẫn chưa nhận
thức được giá trị thật sự của sách. Những nhà sản xuất, nhà văn tồi đã lạm dụng sách để truyền bá những văn
hóa phẩm đồi trụy, làm lệch lạc tư tưởng của người đọc dẫn tới hiện tượng tệ nạn xã hội ngày càng tăng và vô
số hệ quả khôn lườn cho xã hội. Có nhiều người đọc sách không để đón nhận kiến thức mà họ dùng nó để làm
công cụ để “ra oai” với thiên hạ, họ không thật sự hiểu những gì họ đã học mà chỉ lướt qua những con chữ, mua
về hàng trăm cuốn và “đọc” theo cách như vậy. Nhưng như vậy để làm gì? Để mọi người nhìn anh bằng con
mắt ngưỡng mộ, để nhận những lời khen mà không nhận được giá trị cốt lõi thì “đọc sách” để làm gì? Một
người có thể đọc nhiều sách nhưng tài năng của họ không phụ thuộc vào số sách họ đã đọc mà phụ thuộc vào
họ nhận được giá trị gì từ nó. Chính việc sử dụng sách sai cách đã phần nào làm phần nào đó giá trị của sách bị
suy giảm.Sách là nguồn kiến thức, là con đường sống, nó xứng đáng được trân trọng hơn như thế.
Tóm lại, sách là giá trị tinh thần vô giá của nhân loại trên con đường đi tới văn minh. Sách có tác dụng vô
cùng to lớn trong việc bồi đắp trí tuệ, tâm hồn của mọi người. Sách phát triển tài năng cho những con người
hiếu học, thích khám phá và hiểu biết. Đọc sách và nhờ sách để tự khám phá chiều sâu tâm hồn mình, tự hoàn
thiện nhân cách mình. Đọc sách còn là một phương pháp tự học rất thiết thực và hữu ích. Câu nói của M. Go-
rơ-ki là một lời khuyên bổ ích đối với mỗi chúng ta. Hãy biết yêu sách, quý sách. Hãy coi sách là người thầy,
người bạn để phấn đấu vươn lên trở thành một con người có học vấn cao, có kĩ thuật khoa học tiên tiến, biết
đem tài năng góp phần phát triển đất nước, làm cho Việt Nam sớm trở thành một quốc gia dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bàng, dân chủ, văn minh. “Sách không chỉ là sách, chúng là cuộc sống, là trái tim và hạt
nhân của những thời đại đã qua, là lý do mà con người lao động và chết, là cốt lõi và tinh hoa của bao cuộc
đời”( Marcus Tullius Cicero).
Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Dàn ý
1/ MỞ BÀI:
-Bác Hồ là 1 người rất quan tâm đến vận mệnh đất nước, đặc biệt là chú trọng tương lai của Thế Hệ Trẻ. Vì thế
ngay từ khi ngôi trường đầu tiên của đất nước vừa được thành lập, Bác đã gửi thư cho học sinh và thiết tha căn
dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam…". Vậy chúng ta hiểu như thế nào
về lời dạy của Bác Hồ?
2/ THÂN BÀI:
a/ Giải thích
- "Non sông tưoi đẹp" nghĩa là một đất nước độc lập, tự do, là một đất nước do nhân dân làm chủ, có sự phát
triển về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp, nhưng đồng thời môi trường vẫn được bảo đảm và cảnh quan thiên
nhiên ko bị tàn phá. Dân tộc Việt Nam vẻ vang bước tới đài vinh quang, vẻ vang tức là nổi tiếng, tài giỏi, là làm
cho mọi người khâm phục, vị nể. Dân tộc vẻ vang là dân tộc đạt được nhiều thành tựu về KH-KT, góp phần đưa
xã hội văn minh, tiến bộ và được các dân tộc khác nể nang, kính trọng.
- Cường quốc năm châu là những nước hùng cường, giàu mạnh trên thế giới, có nền kinh tế phát triển, văn hoá
xã hội cũng phát triển, sánh vai, ngang hàng và bình đẳng.
--> Lời thư của Bác đã nêu lên một vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc ta, nêu bật mối quan hệ chặt
chẽ và tác dụng to lớn của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Đất nước ta có hùng cường,
giàu mạnh hay không đều tuỳ thuộc vào kiến thức và sự hiểu biết trong quá trình học tập, vươn lên của các thế
hệ học sinh.
b/ Vì sao chúng ta nên thực hiện theo lời Bác dạy?
- Muốn xây dựng một đất nước hùng cường giàu mạnh không thể một sớm một chiều mà thành công. Nó đòi
hỏi một thời gian dài, nhất là trong trường hợp nước ta lúc bấy giờ (đất nước còn rất nghèo ngàn, lạc hậu, kinh
tế chậm phát triển, chúng ta đang phải đối mặt với 3 thứ giặc: giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm). Chỉ có học
sinh có thể có đủ điều kiện để tích luỹ kiến tức sau này xây dựng đất nứơc giàu mạnh, vì thế Bác đã trao trọng
trách này cho học sinh.
- Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc. Học tập để nâng cao dân
trí để ứng dụng kiến thức vào khoa học và đời sống để có thể ứng xử nhanh chóng trước mọi tình huống khó
khăn gặp phải trong cuộc sống, để đem những kiến thức vào đời sống xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.
Nếu mỗi học sinh đều được trang bị đầy đủ kiến thức về những lĩnh vực cần thiết thì công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ trở nên dễ dàng hơn và đồng thời làm vẻ vang đất nước. (Cho vài dẫn chứng).
- Bác hồ đã nói "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời". Vì học tập của thế hệ hôm nay để tích luỹ kiến thức,
xây dựng 1 xã hội mai sau bền vững, ấm no và hạnh phúc.
c/ Làm gì để thực hiện
- Học sinh là đối tượng được Bác yêu thương, chăm sóc nhiều nhất vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác, có ý
thức học tập tốt, không xem thường việc học và luôn thấy rõ vai trò của mình đối với tương lai đất nước.
- Xác định rõ mục đích và động cơ học tập của mình để từ đó có phương pháp học tập tốt. Học tập không có
nghĩa là chỉ học trong sách vở mà phải tìm hiểu, phải học tập những cái hay, cái lạ, cái văn minh tiến bộ của thế
giới để rồi sáng tạo,biến đổi thành cái hay, cái riêng của đất nước mình.
- Luôn có tinh thần cầu tiến, phát huy sở trường, tài năng của mình, kiên trì phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn
trong học tập.
- Luôn chăm chỉ học tập, biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tiễn, trong cuộc sống, biết đoàn kết, hỗ
trợ nhau trong học tập, luôn biết cập nhật mọi thông tin, sự kiện tiến bộ của khoa học, bố trí thời gian học tập
hợp lý.
- Học toàn diện, rèn luyện một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ để trở thành 1 công dân tốt.
- Tham gia vào WTO thế hệ sau phải học tập để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc.
3/ KẾT BÀI: Khẳng định lời nhắc nhở của Bác có ý nghĩa to lớn trong việc dạy thế hệ trẻ học tập tốt xây dựng
đất nước, thực hiện lời dạy của Bác, đồng thời phải đưa ra những biện pháp học tập hợp lý.
Bài Văn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, đã thiết tha căn dặn trong Thư gửi học sinh
nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào tháng 9năm 1945 như sau: "Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước chân tới đài vinh quang để sánh vai với
cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”. Chính lời căn dặn
này đã phần nào giúp ta hiểu rõ được mối liên kết chặt chẽ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Nói về đất nước ta trước năm 1945, thật là những cuộc sống tối tăm:
"Ôi nhớ những đêm nào thưở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, làng thôn lính đầy"....
Những mảnh đời như lão Hạc, chị Dậu và cái Tí thật chẳng có lối thoát, không còn hi vọng gì, còn con trai
lão Hạc thì:
"Bán thân đổi mấy đổng xu
Thịt xương vùi góc cao su mấy tầng ..."
Kiếp sống của nhân dân lao động thì tăm tối, bị chà đạp về nhân phẩm và quyền sống; kiếp sống của những
người trí thức cũng chẳng có tương lai: những ông giáo của Nam Cao cũng hệt như con hổ nhớ rừng: "Nay sa
cơ chịu nhục nhằn tù hãm"...Nhưng Bác Hồ đã tiên đoán được tiềm năng của dân tộc Việt chúng ta. Năm 1921,
người đã viết: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét
và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến".
Với ý nghĩa "tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, thực sự thanh niên là lực lượng hùng hậu, có sức khỏe. Có
học vấn và tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng
mới, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và bối cảnh thế giới biến động phức tạp, Đảng ta đã khẳng định:
"Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi trong sự nghiệp xây
dựng đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thanh niên chiếm 1/3 dân số, là lực lượng xung
kích, là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước ta.”
Tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào và sức mạnh của dân tộc. Thuở xưa mỗi khi đất nước lâm nguy
thì lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuổi dũng cảm, tài trí. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước tuổi trẻ
Việt Nam cũng không kém cha anh xưa. Thuở xưa tuổi trẻ Việt Nam đã làm cả thế giới phải nghiêng mình
khâm phục một Việt Nam anh hùng thì nay cả thế giới cũng đang biết đến một Việt Nam năng động qua thế hệ
trẻ. Điều đó cho thấy tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn
phát huy truyền thống dân tộc.
Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu
nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa. Sức mạnh
vô song của tuổi trẻ khiến “sông kia sông phải chuyển, núi kia núi phải dời”. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức
tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những
thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, v.v... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả
năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí
tường, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc
gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.
Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng và cống hiến cho đất nước vì các bạn
đang được sống trong hoà bình, được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và thể hiện
năng lực của mình. Các bạn đã và đang khẳng định được sức mạnh của chính minh trong mọi lĩnh vực như:
kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục, v.v... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà
khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olimpic
khu vực và quốc tế. Với sức mạnh nội lực của con người và tuổi trẻ Việt Nam, với sự ưu đãi của thiên nhiên,
Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng khẳng định và vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh. Tuy nhiên trên
thực tế chúng ta vẫn bị xếp vào những nước đang phát triển, còn nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên các bạn cũng
đang chịu nhiều thách thức trước nhiều áp lực trong cuộc sống, trước nguy cơ bị tụt hậu trước sự phát triển
mạnh mẽ của thế giới.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, lời dạy của Bác giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển,
nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh
thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực
lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc
Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát hơn là một lí tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện
nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lí tưởng sống đúng
đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có
ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lí tưởng sống của chúng ta là xây
dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân
loại. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát
triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lí tường cao đẹp. Hãy nhớ rằng lời nhắn nhủ
thiêng liêng của Bác phải được thực hiện bởi các bạn biết đấy cả tuổi trẻ của mình Bác đã sống cho dân tộc.
Chúng ta không có quyền để những hi sinh của Bác thành vô nghĩa. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để
lại lời căn dặn trong bản di chúc: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Bồi dưỡng cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết...".
Nhưng nếu bạn là một trong những bạn trẻ đang rong chơi thay cho việc vùi đầu vào nghiên cứu và học
tập? Nếu bạn ăn chơi và vô tình sa chân vào con đường nghiện ngập, khó thoát ra? Vậy thì tương lai của nhũng
người như bạn đưa đất nước quê hương về đâu? Bạn đưa gia đình thân thích bạn đi đến nơi nào nếu nơi bạn đến
là bệnh viện chữa AIDS? Nếu thanh niên chúng ta không là gánh nặng cho gia đình, xã hội, mà là chỗ dựa cho
người thân yêu, thì đó là "con hơn cha là nhà có phước". Đất nước càng nhiều người như thế, càng giàu mạnh
hùng cường.
Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành
quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn
luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.
Văn học và tình thương
Dàn bài:
1/MỞ BÀI: Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Văn học và tình thương

2/THÂN BÀI:
a/Giải thích khái niệm

-Văn học: Là một bộ môn nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh bằng nhiều phương thức khác nhau để thể hiện
quan điểm, tư tưởng, tình cảm của người viết
-Tình thương: Là một trong những khía cạnh tình cảm của con người, biểu hiện của sự giao cảm giữa con người
với con người và con người với thế giới xung quanh
b/MQH giữa văn học và tình thương:

-Văn học hướng đến cái đích tình thương: Một tác phẩm văn học chân chính là phải hướng đến con người, phục
vụ đời sống tình cảm của con người
-Tình thương chính là nguồn cảm hứng cho văn học: Mọi khía cạnh của tình thương đều được văn học khai thác
triệt để để có thể gắn kết con người, đưa con người gần lại với nhau và thấu hiểu nhau hơn.
3/KẾT BÀI: Tổng kết vấn đề: Có thể khẳng định mối quan hệ giữa văn học và tình thương là một mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ không thể tách rời, trên cơ sở tình thương văn học ngày càng phát triển đa dạng cả về chiều
rộng và chiều sâu, tình thương của con người nhờ có văn học mà ngày càng sâu sắc và vươn tới những giá trị
cao cả.

Bài văn:

Nói đến văn là nói đến một phương tiện biểu đạt cảm xúc của con người, nói đến văn học là nói đến một
ngành khoa học của văn chương. Nhà văn Chế Lan Viên đã quan niệm rằng:”Nghiên cứu văn học chính là soi
chiếu "ba chiều" đời sống lên "hai mặt phẳng" trang văn”, để phân định mọi cung bậc tư tưởng, tình cảm của
con người. Đừng hỏi hà cớ gì chỉ có tình thương mà sao không phải là một loại tình cảm khác. Tình thương là
cội nguồn của mọi cảm xúc vì nó xuất phát từ tấm lòng chân thành, và cũng là điểm đến cuối cùng mà con
người cần đạt đến. Vì thế như một lẽ tất yếu, văn học là tấm gương phản hình đời sống thì phải khơi gợi được
sâu xa nhất đời sống là tâm hồn con người, là tình thương. Văn học chuyên chở tình thương mới là văn học
chân chính!

Tình thương vốn là một trong những đức tính của con người. Nó xuất phát từ tấm lòng, trái tim mỗi con
người. Nó mang tính hướng thiện, nhân đạo và nhìn sự việc bằng sự gắn bó với những tư tưởng hay giá trị đạo
đức được xã hội công nhận. Là cơ sở gắn kết những mối quan hệ xung quanh, làm cho khoảng cách giữa con
người gần hơn. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp, truyền
thống "lá lành đùm lá rách" cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quý ấy được kết tinh,
hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc.

Ầu ơ lời ru của mẹ, thoang thoảng giọng hò bên sông, đọc đôi câu đối đình làng... thế thôi là yêu, thế thôi
là nhớ. Điều nhân bản nhất văn học mang đến cho con người là cái tình mến thương với cuộc đời bình dị.
"Nắng cho đời nên nắng cũng cho thơ" (Huy Cận), để rồi văn thơ đã đi tiếp chặng hành trình của nó mang cái
tình nồng đượm của đời đến với lòng người. Tình thương đời có lẽ là mối tình thuỷ chung chân thật nhất...

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới


Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
Chẳng cần cầu kì hoa mỹ, chỉ bằng những chấm bút giản dị, "Quê hương" của Tế Hanh hiện lên trong sự
vây bọc của nỗi nhớ da diết, có gì đâu chỉ một làng chài ven biển như mọi ngôi làng khác, chỉ là hoạt động lao
động rất đỗi bình thường, nhưng lòng mến thương của thi nhân đã là chất xúc tác biến kí ức thành loại men ngọt
ngào. Bao quanh cái bình dị quen thuộc chợt trở thành hình ảnh biểu tượng với sức gợi lớn lao:

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng


Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Cái đẹp đâu chỉ xuất phát từ nghệ thuật nhân hoá thế này hay khả năng liên tưởng thế nọ, cái đẹp nó ẩn
nấu ở ngay đằng sau câu chữ, là lòng tự hào của nhà thơ về quê hương. Là mảnh đất, là dân chài, là cuộc đời
lao động... tất cả đều tồn tại trong cánh buồm ấy, "cánh buồm giương to" biểu tượng cho lòng say mê, niềm
khát vọng đối với đời sống bình dị mà đẹp đẽ ở chốn quê hương mình. Để rồi "nay xa cách lòng tôi luôn tưởng
nhớ", bởi đơn giản thôi, cái tình thương mến đã thấm vào máu thịt nên "khi ta đi đất đã hoá tâm hồn" (Chế Lan
Viên).

Văn học từ đời sống đến thẳng với mọi người, với sức vang dội riêng của tâm hồn, bằng tiếng nói riêng
của tình cảm. Từ tình thương đời đến tình thương người là cuộc hành trình tất yếu tạo nên giá trị nhân văn sâu
sắc của văn học. Nó như nhân sự sống lên, làm cho người ta trong cuộc sống giới hạn của mình có thể bước qua
ngưỡng cửa của hàng trăm cuộc đời khác, cùng vui buồn, ước mơ, lo toan với những con người khác. Ta vừa
như quên mình, vừa như tự tìm ra mình trong sự đồng cảm bao dung ấy. Ai mà không xúc động trước hình ảnh
của "cô bé bán diêm" giữa mùa đông tê tái, cứ từng hồi quẹt lên những que diêm để ngọn lửa nhỏ nhoi giữ lại
những ước mơ đời thường. Ánh sáng của những những que diêm hay ánh sáng từ trái tim bé nhỏ của cô bé thật
ấm áp làm sao! Chính ánh sáng của trái tim lung linh như huyền thoại này đã khép lại câu chuyện bằng một
hình ảnh tuyệt vời: hai bà cháu cầm tay nhau và vụt bay lên cao. Điều mà Anđecxen gửi gắm vào câu chuyện
còn gì khác ngoài việc đánh động tình thương của con người. Tác giả để cho nụ cười đọng lại trên môi em như
biểu tượng của tấm lòng vị tha, nhân hậu với cuộc đời. Nhưng đằng sau cuộc đời ấy là một câu hỏi xót xa: Tại
sao một đứa trẻ không được mỉm cười bằng những hình ảnh tưởng tượng trước khi về với cõi chết? Chính
người đọc phải tự tìm lấy câu trả lời.

Khơi gợi tình thương từ mặt trái của tình thương là cách tiếp cận với con người chua xót nhất. Không chua
xót làm sao được khi hôm nay chỉ là cái bóng thầm lặng còn sót lại của "vàng son" hôm qua. "Ông đồ" của Vũ
Đình Liên là tiếng thổn thức nhân bản trước sự tàn lụi của một nền văn hoá, sự tồn tại lay lắt của một nghệ sĩ tài
hoa:

"Ông đồ vẫn ngồi đấy


Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
Vũ Đình Liên đã kết thúc bài thơ với câu hỏi tu từ thật khiến ta phải chua xót! Nó thể hiện lòng khắc
khoải đối với quá khứ, động đến lòng người:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

"Cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" (cách nói của Vũ Đình Liên) đã ra đi cùng với thái độ
thờ ơ, lãnh đạm của người đời, của xã hội. Bài thơ nhẹ nhàng quá mà sâu nặng những nỗi cảm thương, những
niềm hoài cổ về quá khứ!

Văn học chuyển tải tình thương và văn học cũng chính là tình thương! Tình thương trong văn học là tấm
lòng của nhà văn đối với nhân vật của mình, là những cảm xúc rung lên từ mỗi dòng văn, kiểu như "Nguyễn Du
viết Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua từng trang giấy" vậy! Tình thương ấy tuy theo
cách nhìn nhận của nhà văn nhà thơ đối với cuộc đời mà có nhiều sắc thái: một cảnh tình thương trong sáng với
quê hương và con người lao động như "Quê hương" của Tế Hanh hay một trăn trở khắc khoải đến đau lòng vì
sự dửng dưng, phũ phàng của người đời như trong "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen. Có người đã từng nói
"Tình cảm của con người cũng giống một viên kim cương thô mà nhờ có văn chương "mài nhẵn" mới trở thành
viên đá quý đẹp gấp vạn lần". Đọc các tác phẩm văn học ta thấy gần hơn với những nhân vật trong chuyện và từ
đó biết lắng nghe, rung động, cảm thông, chia sẻ. Đó là bước đi đầu để hình nhân phẩm đạo đức và từ đó có
những suy nghĩ, hành động đúng. Quả thật không sai, như M.Gorki đã từng nói "xét đến cùng, ý nghĩa thực sự
của văn học là nhân đạo hóa con người". Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn
được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp ngôi nhà của tình thương giữa con người với con người
trong xã hội.

Từ tất cả những dẫn chứng trên ta càng thấy văn học và tình thương gắn bó chặt chẽ với nhau đến chừng
nào. Bởi lẽ tình thương khởi nguồn cho văn học và làm cơ sở để văn học tiếp tục truyền tải tình thương. Văn
học và tình thương hòa quyện vào nhau và tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người giúp con người phát
triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện. Có vậy, con người mới có thể cùng nhau chung sống
trong tình yêu thương. Ta đứng giữa cuộc đời rộng lớn của nhân loại, hai chân ta đứng trên mặt đất, lòng ta tỏa
rễ vào đời đế một ngày người ta hiểu ra rằng:

"Có gì đẹp trên đời hơn thế


Người yêu người sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)
Hãy nói không với tệ nạn xã hội
Dàn bài:
1/MỞ BÀI: Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài (VD: Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp
hoá, hiện đại hóa để tiến tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt
qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Và đáng sợ nhất chính là ma tuý,
mối nguy hiểm không của riêng ai).
2/THÂN BÀI:
1.Giải thích thuật ngữ
- Tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức,
pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến
bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: Tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là
hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
- Ma tuý: Là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Khi ngấm vào cơ thể con người, nó sẽ
làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng,
không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác
nhau như uống, chích, kẹo…
2. Làm rõ tác hại của ma tuý
a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: Sức khoẻ, tinh thần, thể chất)
- Gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác;
- Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt là HIV/AIDS;
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã
hội.
- Nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ đứa con ngoan
trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con
nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: Cướp giật, trộm cắp, giết người…
b. Đối với gia đình
- Làm cho kinh tế gia đình suy sụp
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình …
c. Đối với xã hội
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm ... làm cho
an ninh xã hội bất ổn.
- Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, ...)
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật
vờ trên những con đường của xã hội.
- Làm suy giảm giống nòi …
3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý
4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói "không" cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý):
- Có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không
xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán
vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh
những cảnh "nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì
thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội …
III. Kết bài:
Rút ra kết luận: Ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình, tránh xa những tệ nạn xã
hội, tránh xa ma túy.
BÀI VĂN:
Cùng với sự phát triển của xã hội thì tệ nạn xã hội cũng có xu hướng ngày một gia tăng và đang là vấn đề
nổi cộm cần phải được xử lý triệt để. Đặc biệt, các tệ nạn xã hội ngày nay dường như đang có xu hướng trẻ hóa
và học sinh chính là một trong những đối tượng hàng đầu dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội do chưa có đủ nhận
thức về tác hại của những tệ nạn xã hội. Một trong số những tệ nạn xã hội đáng lo ngại ở lứa tuổi học sinh hiện
nay chính là sử dụng ma túy, chất kích thích.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây
nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt
nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là
ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẳng khác gì “ma
đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và
được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít… Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con
người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của
những tệ nạn xã hội khác.
Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ
thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột,
gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được
tác hại thật sự của nó! ạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung
thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi… Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con
đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn
bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chủng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm
tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay
nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú
trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra,
người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy
nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma
túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể
về những công nhân, kỹ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương
lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông
nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!
Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả
năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc
nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo
đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc
họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người
mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới
giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc
phòng bất ổn. Khi muốn thỏa mãn cơn nghiện, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người
nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được
gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con
đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết
những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện.
Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ
xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về
nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát,
thiệt hại cho nước nhà!
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải
quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho
người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma túy bằng
mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản
lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp
tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai
trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho
họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, không
xa lánh, kì thị họ.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát.
Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay
ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là
học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma
túy.
Bạo lực học đường
Dàn bài:
a/Thế nào là bạo lực học đường
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
b/ Hiện trạng:
- Hình thức:
Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông
qua lời nói.
Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo
lực.
- Thực tế chứng minh:
Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh
Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh...
Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…
Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
c/Nguyên nhân
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
d/Hậu quả:
- Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
Làm cho gia đình họ bị đau thương.
Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.
- Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.
Mọi người, xã hội chê trách.
Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.
e/ Giải pháp:
- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm
về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.
Bài văn:
Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã
hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2
của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà
của mình?
Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm
cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập
giữa các học sinh.
Chỉ cần lên Google tìm kiếm cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm
kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một
con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước
phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các
cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về
một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi
bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ
phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng
thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên
ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là
những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen
ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có
lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm
trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị
quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với
mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không
phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não.
Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.
Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường: Toàn xã hội cần
phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và
chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo
lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử
đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba
môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh
vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại
vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy
và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách
nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học
sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi
mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà
trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một
môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người
lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
BỆNH VÔ CẢM
Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu
vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi
ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn
trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái
tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó chính là thái độ
sống vô cảm mà mọi người cho đó là “căn bệnh lâm sàng”.
Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà
không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua
xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?
Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung
dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ;
một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa
đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy
cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì
như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ
nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai ?
Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê,
rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái
đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không
oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Có một lần, tôi đọc được một bài báo
trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi
nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ
nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo
mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi
thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp.
Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi
một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích
kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy. Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi
chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an.
Đó là những con người "không dại gì" và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày
càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó,
não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể
thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.
Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu
bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi ? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người
ta để lấy của cải ? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương,
bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả
những điều vô lương tâm ấy đề xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.
Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao ?
Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu
thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là
do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian
để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

MGVN2022- Đoàn Thiên Ân đã trả lời trong phần thi ứng xử của mình: "Vô cảm, thờ ơ hay ích kỷ là cảm
xúc, mà cảm xúc thì tồn tại trong tất cả chúng ta, không riêng gì giới trẻ. Và việc nói giới trẻ thờ ơ, vô cảm, ích
kỷ, chỉ là một phần trong đó. Điều quan trọng hơn hết là thay vì chỉ trích giới trẻ, hãy đặt câu hỏi tại sao họ lại
như vậy? Hãy giáo dục, cho họ thấy rằng gia đình là nơi nung nấu và nguồn cội giúp họ ngày càng được dâng
trào hơn". Thật vậy, nói chung cùng nó cũng chỉ là một loại cảm xúc, mà cảm xúc thì vẫn có thể thay đổi theo
thời gian, mỗi chúng ta đều có thể được cảm hóa bởi một loại cảm xúc khác, chính là tình yêu. Liều thuốc hiệu
quả nhất để điều trị căn bệnh này không gì khác là “yêu”, người thân, xã hội phải sưởi ấm con tim của họ, cảm
hóa tâm hồn đã dần phai nhạt của họ để kéo họ khỏi bờ vực tăm tối ấy.
"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo" - một giáo sư người
Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô
cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động. Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu
tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Đế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải
căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội .

You might also like