You are on page 1of 7

NGHỊ LUẬN VỀ “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”

Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung trong đoạn trích sau:
Vua Quang trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính , truyền cho tất cả đều ngồi
mà nghe lệnh , rồi dụ họ rằng :
Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa?
Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng
dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại
nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng
đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời
Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn
chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người….Nay người Thanh lại sang,
mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống,
Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi
đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để
dựng nên công lớn.Chớ có quen thói cũ , ăn ở hai lòng , nếu như việc phát giác ra ,
sẽ bị giết chết ngay tức khắc , không tha một ai, chớ bảo ta không nói trước!
(Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn – Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, Tập
một, NXB GD. HN. 2009. tr 66)

DÀN Ý PHÂN TÍCH


A. Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích
- Ngô gia văn Phái – một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai
(nay thuộc Hà Nội ) .Trong đó có hai tác giả viết chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788)
làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840) làm quan dưới triều
Nguyễn
- Khi viết Hoàng Lê nhất thống chí , các tác giả đã thể hiện thái độ khách quan, trung
thực, tôn trong sự thật lịch sử và tinh thần tự hào tự tôn dân tộc.
-“Hoàng Lê nhất thống Chí “là cuốn tiểu thuyết chương hồi , kể lại những biến cố
lịch sử sôi động dưới thời Lê – Trịnh…..
- Đoạn trích trên nằm ở giữa văn bản là lời phủ dụ của vua Quang Trung trước quân
lính trong lễ duyệt binh ở Nghệ An .Đoạn trích đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ , ý
chí quyết chiến và quyết thắng kẻ thù để bảo về nền độc lập dân tộc
B.Thân bài
1. Khái quát chung:
- Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ : Các tập đoàn phong kiến sa hoa , thối nát cực độ ,
sự tranh giành quyền lực diễn ra quyết liệt , dữ dội
- Vua Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu quân Mãn Thanh , Nguyễn Huệ biết tin , vô
cùng nổi giận , lên ngôi và tiến quân ra Bắc dẹp giặc
- Trước khi xuất quân ra đánh giặc , Quang Trung đã tập hợp quân sỹ lại , ra lời
phủ dụ trước quân lính trong lễ duyệt binh ở Nghệ An . =>Vẻ đẹp của người anh
hùng áo vải được tái hiện qua lời dụ ngắn gọn
2. Cảm nhận nhân vật qua đoạn trích
a. Nhà vua mở đầu bằng lời cảnh báo: “Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện đang ở
thành Thăng Long các người có biết?”. Câu hỏi có tác dụng đánh thức lương tri của
binh sĩ. Ngay sau đó, ông lập tức khẳng định chủ quyền của dân tộc: “Trong
khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng…” Đó cùng là lời tuyên bố
chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trong “Nam quốc sơn hà” (Lý Thường Kiệt): “Nam
quốc sơn hà Nam đế cư – Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (Sông núi nước Nam
vua Nam ở – Rành rành định phận ở sách trời); trong “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn
Trãi): “Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu – Núi sông bờ
cõi đã chia – Phong tục Bắc Nam cũng khác – Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây
nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.
-Tội ác của giặc ngoại xâm được Trần Quốc Tuấn chỉ rõ “Ngó thấy sứ giặc đi lại
nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó
mà bắt nạt tể phụ…thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho để khỏi tai vạ
về sau” (Hịch tướng sĩ). Nguyễn Trãi cũng đã vạch trần: “Nướng dân đen trên ngọn
lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ – Dối trời lừa dân đủ trăm ngàn
kế…”, “Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội…” Đúng là tội ác “Trời không
dung, đất không tha”.
b. Tiếp đến, ông nêu bật dã tâm của giặc để thổi bùng lên ngọn lửa căm thù giặc
trong lòng tướng sĩ: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt
khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân
dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”,
“Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết
trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa”. Hành động xâm lược của
“giặc dữ” (nghịch lỗ) là hành động phi nhân nghĩa, trái đạo trời.
- Lên án , tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa và giã tâm cướp nước của quân
Thanh . Việc xâm lăng đó là trái với đọa trời : Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy
phen cướp bóc nước ta , giết hại dân ta , vơ vét của cải :
c. Để khơi gợi ý chí đánh giặc, ông nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm
của dân tộc ta: “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê
Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không
nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều
chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc”.
-Lời phủ dụ binh lính, tướng sĩ của người anh hùng áo vải Quang Trung trong cuộc
đại phá quân Thanh đã nhắc đến Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – một tấm
gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với các tướng sĩ. Ý chí
tinh thần chống giặc ngoại xâm, xả thân vì nước trong bài hịch như còn mãi âm
vang: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa… Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta
cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ).
-Lại nhắc đến tấm gương Lê Thái Tổ không nỡ ngồi nhìn giặc Minh làm điều tàn bạo,
đã dấy nghĩa quân: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn…Tổ kiến hổng phá toang đê
vỡ”. Đó là những dẫn chứng xác thực về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: “Tuy
mạnh yếu nhiều lúc khác nhau – Song hào kiệt đời nào cũng có”, “Việc xưa xem xét
– Chứng cứ còn ghi” (Bình Ngô đại cáo).
d. Từ đó, ông bày tỏ lòng tin vào binh lính và kêu gọi họ dốc lòng, dốc sức vì sự
nghiệp chung đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ chủ quyền của dân tộc: “Vì vậy, ta phải
kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng,
hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”.
Lời hiệu triệu toàn dân đứng lên đánh giặc giữ nước của vua Quang Trung cũng là lời
khích lệ tinh thần chiến đấu của Trần Quốc Tuấn đối với các tướng dưới quyền: nêu
cao tinh thần cảnh giác, chăm lo tập luyện cung tên, học tập “Binh thư yếu lược”. Đó
cũng là lời của Nguyễn Trãi: “Nhân dân bốn cõi một nhà……. Hoà nước sông chén
rượu ngọt ngào”.
c. Cuối cùng, ông khẳng định quyết tâm sắt đá đánh đuổi quân xâm lược nhà
Thanh, đồng thời cũng tuyên bố kỷ luật nghiêm minh của quân đội để răn đe
những kẻ bạc nhược có ý ăn ở hai lòng: “Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng,
nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là
ta không nói trước!”. Đó cũng là thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn chỉ ra
con đường: sống – chết, vinh – nhục; đạo thần chủ – kẻ nghịch thù để tướng sĩ thấy
rõ chỉ có thể chọn một hoặc địch – hoặc ta chứ không có chỗ đứng cho những kẻ
bàng quan thờ ơ trước thời cuộc.
Qua lời phủ dụ binh lính chứng tỏ vua Quang Trung là nhà chính trị, quân sự, ngoại
giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, biết mình biết người, sâu sắc và tâm lí, ân
uy gồm đủ. Âm vang trong lời phủ dụ của vua Quang Trung có tinh thần của “Nam
quốc sơn hà”, có hào khí của “Hịch tướng sĩ”, của “Bình Ngô đại cáo”. Tất cả bắt
nguồn từ cảm hứng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Lòng yêu nước của nhà vua đã
truyền thấm vào binh sĩ.
-Lời phủ dụ tướng sĩ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ tại cuộc duyệt binh lớn ở
Nghệ An có thể xem như một bài hịch ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép,
giọng điệu hào hùng mà ý tứ thật phong phú sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu
nước và truyền thống quật khởi của dân tộc. Trí tuệ, tấc lòng của một vị vua vì nghĩa
lớn đã mạnh hơn thiên kiến giai cấp của các tác giả. Chính vì vậy mà các tác giả của
“Hoàng Lê nhất thống chí” đã xây dựng một tượng đài bất hủ về người anh hùng
Nguyễn Huệ – một hình ảnh hiếm thấy trong lịch sử.
->Qua lời phủ dụ binh lính ta cũng thấy rõ Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ
người anh hùng dân tộc hội đủ đức tài, là bậc kì tài hiếm có trong lịch sử dân tộc. Khi
trở thành hình tượng văn học thì vẻ đẹp ấy lại càng uy nghi. Tác phẩm của Ngô gia
văn phái không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn lưu
lại ánh hào quang về người anh hùng kiệt xuất với lòng yêu nước mãnh liệt ở thế kỉ
XVIII
-Phê phán, lên án những người sống thực dụng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá
nhân, biết đòi hỏi mà không biết cống hiến hoặc vô tâm, thờ ơ trước thời cuộc, luôn
mang tu tưởng vọng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc…
3. Đánh giá:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Thể hiện nhân vật dưới góc nhìn khách quan của
người viết sử để làm nổi bật hình ảnh một con người có tâm, có tầm , trí tuệ sáng
suốt, biết nhìn xa trông rộng
- Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua lời nói và hành động .
=>Từ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải, người đọc càng khâm phục hơn
tài năng nghệ thuật cũng như trân trọng ngòi bút lịch sử và ý thức dân tộc của Ngô
gia văn Phái
C: Kết bài :
- Hoàng Lê nhất thống Chí của Ngô gia văn Phái là một tiểu
thuyết lịch sử vô cùng đặc sắc.
- Đặc biệt là đoạn trích trên khiến ta cảm phục trước tài năng cầm quân đánh giặc của
vua Quang Trung. Một vị tướng tài giỏi.
- Qua hình tượng nhân vật Quang Trung tác phẩm đem đến cho người đọc những bài
học sâu sắc về tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.

Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung trong đoạn trích sau:
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung tới làng
Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân
lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn
lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân
Nam lấy hết.
Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức,
bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ
mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn; hai mươi người khác đều
cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất"; vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc
thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi (theo Dã sử, thì lúc này vua Quang
Trung sai đốt hết lương thực và tự mình quấn khăn vàng vào cổ để tỏ ý quyết chiến
quyết thắng, không chịu lùi). Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả.
Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách
gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát
trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước.
Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao
ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái
thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết (Cương mục ghi Sầm Nghi Đống thắt
cổ chết ở Loa Sơn (tục gọi gò Đống Đa). Theo Bang giao lục, trong chiến dịch mùa
xuân Kỷ Dậu, số quân Thanh bị chết là 27 vạn). Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung
tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở
cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông. Đến lúc ấy, quân Thanh chạy về trông
thấy, càng thêm hoảng sợ, bèn tìm lối tắt theo đường Vịnh Kiều mà trốn. Chợt lại thấy
quân voi từ Đại áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống đầm mực, làng
Quỳnh Đô (thuộc Thanh Trì, Hà Nội), quân Tây Sơn lùa voi giày đạp, chết đến hàng
vạn người.
Giữa trưa hôm ấy vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành.
(Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn – Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, Tập
một, NXB GD. HN. 2009. tr 65)

DÀN Ý PHÂN TÍCH


A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Ngô gia văn Phái – một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở
làng Tả Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội ). Trong đó có hai tác giả viết chính là Ngô Thì
Chí (1753 – 1788) làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840)
làm quan dưới triều Nguyễn
- Khi viết Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả đã thể hiện thái độ khách quan, trung
thực, tôn trong sự thật lịch sử và tinh thần tự hào tự tôn dân tộc.
- Giới thiệu tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống Chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi ,
kể lại những biến cố lịch sử sôi động dưới thời Lê – Trịnh. Đoạn trích thuộc hồi thứ
14 của tác phẩm, ghi lại sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh và sự sụp đổ của
nhà Lê.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích và khái quát nội dung đoạn trích:
Đoạn văn trên nằm ở giữa văn bản, đây là đoạn văn nói về chiến thắng của vua
Quang Trung với quân Thanh.
B.Thân bài
1. Khái quát chung:
- Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ: Các tập đoàn phong kiến sa hoa, thối nát cực độ,
sự tranh giành quyền lực diễn ra quyết liệt, dữ dội.
- Vua Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ biết tin, vô
cùng nổi giận, lên ngôi và tiến quân ra Bắc dẹp giặc.
- Vẻ đẹp của người anh hùng áo vải được tái hiện qua đoạn trích nói về chiến thắng
của vua Quang Trung với quân Thanh.
2. Cảm nhận nhân vật qua đoạn trích:
* Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung
a. Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán:
- Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi
ngay
- Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và
thân chinh cầm quân ra Bắc
b. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm
tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: “Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván
vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì
quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo
sau cũng nhất tề xông tới mà đánh”.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh
những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù: “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán
loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt
cổ chết (Cương mục ghi Sầm Nghi Đống thắt cổ chết ở Loa Sơn (tục gọi gò Đống
Đa). Theo Bang giao lục, trong chiến dịch mùa xuân Kỷ Dậu, số quân Thanh bị chết
là 27 vạn). Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu
chảy thành suối, quân Thanh đại bại”
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được
khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật
hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói
súng.
- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ
sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến
công vĩ đại.
c. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
- Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long mà
không đề phòng gì ⇒ Tướng bất tài
- Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày
xéo lên nhau mà chết: “quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống đầm mực,
làng Quỳnh Đô (thuộc Thanh Trì, Hà Nội), quân Tây Sơn lùa voi giày đạp, chết đến
hàng vạn người”.
⇒ Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, ngòi bút miêu tả khách quan
Vua Quang Trung là một người sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta.
Nét tính cánh này được thể hiện rõ trong trận đánh này.
3. Đánh giá:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Thể hiện nhân vật dưới góc nhìn khách quan của
người viết sử để làm nổi bật hình ảnh một con người có tâm, có tầm , trí tuệ sáng
suốt, cách đánh giặc tài tình , biết nhìn xa trông rộng
=>Từ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải, người đọc càng khâm phục hơn
tài năng nghệ thuật cũng như trân trọng ngòi bút lịch sử và ý thức dân tộc của Ngô
gia văn Phái
C. Kết bài:
Khẳng định lại hình tượng Quang Trung qua đoạn văn trên
- Hoàng Lê nhất thống Chí của Ngô gia văn Phái là một tiểu thuyết lịch sử vô cùng
đặc sắc.
- Đặc biệt là đoạn trích trên khiến ta cảm phục trước tài năng cầm quân đánh giặc của
vua Quang Trung. Một vị tướng tài giỏi.
- Qua hình tượng nhân vật Quang Trung tác phẩm đem đến cho người đọc những bài
học sâu sắc về tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.

You might also like