You are on page 1of 2

Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của Quang Trung

Câu chủ đề: Qua VB “Hoàng Lê nhất thống chí”, nhóm tác giả Ngô gia văn
phái đã dựng lại cho chúng ta thấy bức tranh về vua Quang Trung – 1 người
có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén và lòng yêu nước sâu sắc.
Trước hết, ngay khi thấy mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ
kéo vào nước ta, thế giặc mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước ngàn
cân treo sợi tóc, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang
Trung.
Việc lên ngôi vua đã được tính kĩ với mục đích thống nhất nội bộ, kết nạp
quân tài và quan trọng là làm yên lòng kẻ phản trắc, lấy lòng nhân dân.
Ông không chỉ sáng suốt trong việc lên ngôi mà ông còn sáng suốt trong việc
phân tích tình hình thời cuộc và tương quan giữa ta và địch.
Lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An là 1 minh chứng tiêu biểu thể hiện trí tuệ
sáng suốt của Quang Trung.
Trong lời phủ dụ, ông đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ của ta “đất nào sao
ấy” và nêu bật dã tâm của giặc, chỉ rõ người phương Bắc không phải nòi
giống nước ta “bụng dạ ắt khác”.
Ông còn vạch rõ tội ác của quân Bắc đối với nước ta “Từ đời nhà Hán đến
nay, chúng mấy phen cướp bóc nước ta, vơ vét của cải, người mình không thể
chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
Tiếp đó, Quang Trung đã khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lớn - đó là nền
độc lập tự do của dân tộc bằng những tấm gương dũng cảm chống giặc ngoại
xâm của ngàn đời xưa “Trưng Nữ Vương, Lê Đại Hành,…”.
Ông dự đoán được Lê Chiêu Thống có thể sẽ về nước, làm cho mấy người
phù Lê “thay lòng đổi dạ” nên ông đã kêu gọi nhân dân đồng tâm hiệp lực , đề
ra kỉ luật nghiêm minh đối với những kẻ ăn ở 2 lòng.
Lời phủ dụ của ông đối với quân lính vừa chí tình, vừa nghiêm khắc “các
người đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm
hiệp lực để dựng nên công lớn. Chớ quen thói cũ ăn ở thay lòng, nếu như phát
giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha 1 ai, chớ có bảo ta không báo
trước là…”.
Lời phủ dụ có thể coi như 1 bài hịch gắn gọn có tác dụng kích thích lòng yêu
nước và ý chí quật cường của dân tộc.
Sự sáng suốt, nhạy bén của Quang Trung còn được thể hiện trong việc xét
đoán bề tôi.
Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân,
ta thấy rõ ông rất hiểu việc rút quân của vị tướng giỏi này.
Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình ít,
không địch nổi quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng
Long, rút quân về Tam Điệp để bảo toàn lực lượng.
Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.
Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ
đa mưu túc trí.
Việc Sở và Lân rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa
là để bảo toàn lục lượng vừa gây cho địch sự chủ quan.
Hơn nữa, ông cũng đã tính đến việc dùng Nhậm làm người biết sử dụng lời
khéo léo để dẹp binh đao.
Nghệ thuật: Nhóm tác giả Ngô gia văn phái đã lựa chọn trình tự kể theo diễn
biến các sự kiện lịch sử và kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực,
khách quan. Ngoài ra, các tác giả còn khắc họa các nhân vật lịch sử với ngôn
ngữ kể, tả chân thực, sinh động, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

You might also like