You are on page 1of 3

Vai trò của những nhà lãnh đạo anh minh như LCU và TQT

Đất nước ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với biến bao biến cố, thăng trầm.
Một ngàn năm Bắc thuộc đã sinh ra những anh hùng, những nhà lãnh đạo tài ba như Hai Bà Trưng, Bà
Triệu, Lí Nam Đế. Từ thế kỉ X, nước ta bước vào thời kì độc lập tự chủ nhưng cũng không tránh khỏi
những cuộc xâm lăng. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn chính là một trong những vì sao sáng soi rọi lịch
sử đất nước trong những ngày ấy.
Hai con người khác nhau, ở hai thời kì lịch sử khác nhau nhưng họ đều được ngợi ca là những
nhà lãnh đạo kiệt xuất. Những người thông minh, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng và luôn quan tâm
đến vận mệnh đất nước, đến hạnh phúc lâu bền của nhân dân. Họ chính là những tấm gương tiêu biểu
được đời đời ngợi ca và lưu danh sử sách.
Người lãnh đạo anh minh, trước hết là người sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng và biết suy nghĩ đến lợi
ích lâu dài của đất nước, dân tộc.
Ở “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn đã nhìn thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp, không còn phù hợp với đất
nước đang trên đà lớn mạnh. Quyết định dời đô của Lí Công Uẩn là một quyết định táo bạo nhưng vô
cùng sáng suốt. Ông nhìn thấy thành Đại La là nơi thắng địa, hội tụ của những yếu tố thiên thời, địa lợi,
nhân hòa. Về vị trí địa lí, thành Đại La là trung tâm của đất trời, đất đai rộng mà phẳng, bốn bề thông
thoáng. Về thế đất, nơi đây có thể rồng cuộn hổ ngồi. Về giao thương, Đại La là nơi hội tụ trọng yếu của
bốn phương đất nước. Như vậy, phải là người thông minh, quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng thì Lí
Công Uẩn mới nhìn thấy những triển vọng của đất nước khi dời đô về Đại La và đưa ra quyết định đúng
đắn như thế.
Trong “Hịch tướng sĩ”, nhà tài ba lỗi lạc Trần Quốc Tuấn đã nhận thấy kẻ thù đang lăm le xâm
lược bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, tình hình đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ông thấy rõ nguy cơ
nước trước thái độ bàng quan hưởng lạc của các tướng sĩ. Chính vì thế, “Hịch tướng sĩ” đã được vang
lên trong một lần duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long, phân tích đầy đủ, thấu tình, đạt lí những sai trái mà
các tướng sĩ đang mắc phải. Từ đó để khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh đuổi
kẻ thù. Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra những tội ác và hành động ngang ngược của giặc: “đòi ngọc lụa để
thỏa lòng tham, vơ vét bạc vàng của kho, bắt nạt tể phụ, sỉ nhục triều đình”. Vậy mà các tướng sĩ lại có
thái độ cầu an hưởng lạc với những thú vui “ruộng vườn, mê hát, săn bắn, quyến luyến vợ con, chọi gà”.
Để tăng sức thuyết phục, tác giả đã tưởng tượng ra cảnh giặc kéo đến với những hậu quả khôn lường:
gia quyến, vợ con tan nát, phần mộ tổ tiên bị giày xéo, tiếng xấu lưu truyền. Người lãnh đạo anh minh là
người luôn biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, luôn lạc quan tin tưởng vào chính mình, khẳng định
chiến thắng tất yếu sẽ thuộc về ta.
Hơn nữa, một nhà lãnh đạo anh minh phải luôn quan tâm đến vận mệnh đất nước và hạnh phúc
của nhân dân. Với Lí Công Uẩn, đó là việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La để phát triển đất nước. Đó cũng là
nơi đất rộng mà bằng, cao mà thoáng để nhân dân không phải chịu cảnh ngập lụt, vạn vật tốt tươi. Có
như vậy, đời sống nhân dân mới có thể phát triển thịnh vượng. Việc dời đô không chỉ tốt cho một triều
đại mà còn là tính kế lâu dài cho con cháu đời sau. Đó chính là tấm lòng của một vị vua yêu dân như con.
Chính tấm lòng ấy làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ của bài chiếu. Với Trần Quốc Tuấn, ông khích lệ
các tướng sĩ đánh giặc cũng là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân trong hiện tại, thời quá khứ và còn cả
tương lai: “Thái ấp hưởng thụ, tổ tông được thờ cúng quanh năm, danh tiếng được lưu danh sử sách”.
Như vậy, những con người khác nhau ở những hoàn cảnh khác nhau, thời đại khác nhau nhưng
họ đều chung nhau ở lòng yêu nước thương dân. Đó là yếu tố quan trọng để những con người ấy, tên
tuổi của họ còn sống mãi với thời gian. Đó là yếu tố làm nên Hào khí Đông A của Đại Việt có thể đánh
đuổi Đại Tống và quân Mông Nguyên hùng mạnh để xây dựng một đất nước tự chủ, vững bền.
Những con người ấy chính là thế hệ đi trước, để rồi những thế kỉ sau, lại có những Hồ Chí Minh,
Võ Nguyên Giáp tiếp bước con đường anh hùng của dân tộc, viết tiếp lên trang vàng sử sách thời đại.
Hình ảnh những vị lãnh đạo tài ba cũng nhắc nhở thể hệ hôm nay, thế hệ không còn súng đạn, chiến
tranh nhưng tình yêu nước vẫn được thể hiện trong những hành động dựng xây, phát triển đất nước.

Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống

Trên bước đường thành công của mỗi người đều được góp nên bởi nhiều yếu tố. Đó có thể là những khó
khăn, đó còn là ý chí nghị lực và cũng không thể thiếu nguồn tri thức dồi dào hữu ích từ những cuốn sách
có giá trị. Khẳng định tầm quan trọng ấy, nhà văn Nga Maxim Gorki nói “ hãy yêu sách, nó là nguồn kiến
thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Trước tiên ta cần hiểu Sách là gì? Họa chăng chỉ là những tờ giấy mỏng manh, bé nhỏ. Đúng! Sự thật
chỉ là những tờ giấy mỏng manh nhưng chúng lại chứa đựng trong đó nguồn tri thức dồi dào và hữu ích.
Có người từng nói: sách là di huấn tinh thần của thế hệ này với thế hệ khác.. là lời khuyên của người già
sắp từ giã cõi đời để lại cho con cháu mai sau. Sách là phương tiện giúp chúng ta lưu trữ những kiến
thức, thông tin bổ ích để truyền lại cho thế hệ sau. Kiến thức, nó là gì vậy? đó là những hiểu biết của con
người về cuộc sống, là kĩ năng, vốn tri thức của bản thân về đời sống xung quanh. Muốn giải quyết bất
cứ vấn đề gì trong cuộc sống chúng ta đều cần phải có kĩ năng, có “bộ não” hiểu biết để có thể xử lí mọi
tình huống cuộc sống một cách tốt nhất. Như vậy lời nói của M.Gorki như lời khuyên bảo chân thành đến
chúng ta: cần biết trân trọng sách bởi nó là nguồn tri thức vô bờ bến, là sức mạnh của con người tạo ra
và còn là con đường sống giúp phát triển trí tuệ. Qua đó khẳng định sách và kiến thức có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau.

Vậy tại sao “sách là nguồn kiến thức” và chỉ có nó “là con đường sống”?

Thứ nhất, sách chính là phương tiện lưu trữ những kiến thức, nguồn thông tin có giá trị cả về vật chất và
tinh thần mà ông cha ta từ thuở xa xưa cố gắng dày công nghiên cứu tìm tòi mà truyền đạt vào trong đó
với niềm hi vọng về một tương lai được rọi sáng bởi kiến thức đó. Vì thế chúng ta cần tôn trọng thành
quả lao động nghiên cứu và ghi chép ấy. Xa xưa khi cuộc sống còn chưa phát triển mạnh với tốc độ, sự
tiện lợi của các thiết bị điện tử thì sách là phương tiện, phương thức duy nhất để cất trữ kiến thức đời
sống.

Sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Ở sách ta thấy được từng trang lịch sử hào hung, chói lọi mà
cũng đẫm máu của từng dân tộc được hiện ra qua từng con chữ được ghi chép bởi chính những con
người đương thời tận mắt chứng kiến. nó cho ta hiểu hơn về lịch sử dân tộc, và về chính bản thân nhân
loại ngay từ thuở hồng hoan. Từ đó mà chúng ta thêm yêu mến về sự phát triển có quy luật ấy hơn.

Và hơn hết sách chính là sản phẩm do chính con người tạo ra, do chính sự thông minh của những trí não
tiến bộ bậc nhất hành tinh này. Nên ta cần trân trọng các thành quả ấy hơn.

Thử tưởng tượng một ngày nhân loại chìm đắm trong sự ngu dốt thì sẽ ra sao? Sẽ chẳng còn tình yêu
thương giữa những nụ cười, chẳng còn bầu trời trong xanh đầy tiếng chim hót mà thay vào đó là tiếng
súng đạn rền vang, chẳng còn những phát minh tiến bộ cho chúng ta tận hưởng thay vào đó là một màu
đen vì thiếu ánh sáng văn minh. Chẳng bởi vậy mà những người thành công như Steve Jobs hay Bill
Gates từng khẳng định rằng những người thành công đọc sách nhiều hơn là cầm điện thoại. Kiến thức
mà hang nghìn đời để lại sẽ tiếp thêm ánh sáng văn minh rọi sáng cho sự phát triển của con người, để từ
đó mà thế giới trở nên tốt đẹp và tràn đầy văn minh.

Thế nhưng xã hội hiện đại ngày nay với sự phát triển nhanh của các thiết bị điện tử khiến cho nhiều
người thậm chí không có khái niệm “đọc sách” và về sách. Đó là những thành phần cần lên án, phê
phán.
“Sách mở ra trước mắt tôi nhưng chân trời mới”, sách là ánh sáng văn minh của nhân loại. Hãy cảm ơn
và trân trọng từng cuốn sách. Bởi ở đó chứa đựng biết vô vàn kiến thức giúp ta xây dựng bức tranh cuộc
sống với những gam màu tươi sáng chói lọi.

Hãy nói không với các tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Những tệ nạn nổi cộm nhất chính là ma túy,
thuốc lá,… và không thể không nhắc đến những văn hóa phẩm không lành mạnh. Những văn hóa phẩm
này có tác động sâu rộng và tiêu cực đến thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước.

Tệ nạn xã hội là những vấn nạn nhức nhối, gây ảnh hưởng xấu đến con người và cộng đồng. Những tệ
nạn xã hội tiêu biểu có thể kể đến như: mại dâm, thuốc lá, ma túy, … nhưng gây ảnh hưởng âm thầm mà
mạnh mẽ nhất phải kể đến những văn hóa phẩm không lành mạnh. Văn hóa phẩm không lành mạnh có
thể hiểu là những loại văn hóa phẩm gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, định hướng nhân cách,
đạo đức của con người, làm con người trở nên xấu xa, xã hội tha hóa. Văn hóa phẩm không lành mạnh
tồn tại dưới nhiều hình thức như băng đĩa lậu, sách, truyện tranh dung tục, bạo lực,…

Hiện nay tình trạng sử dụng văn hóa phẩm không lành mạnh ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là
các bạn trẻ. Các trò chơi đầy tính bạo lực, máu me đang hàng ngày hàng giờ được các bạn dùng để tiêu
khiển, đôi khi là chiếm luôn thời gian học tập của chính mình. Những cuốn truyện tranh có nội dung dung
tục, không phù hợp với lứa tuổi, những hình ảnh xấu, không đúng với thuần phong mĩ tục xuất hiện tràn
lan, học sinh dễ dàng mua và thuê mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào. Đặc biệt, với sự phát triển của
khoa học công nghệ, internet ngày càng trở nên phổ biến, mỗi gia đình đều có máy tính, smartphone có
kết nối mạng, bởi vậy, chỉ cần một cú click chuột là học sinh có thể tha hồ tiếp cận những văn hóa phẩm
không lành mạnh. Đây chính là một trong những nguồn văn hóa phẩm đồi trụy nguy hiểm, mà ta chưa có
cách nào triệt tiêu tận gốc.

Ảnh hưởng của văn hóa phẩm không lành mạnh đối với chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ vô cùng lớn.
Chúng có tác động tiêu cực đến sự phát triển tư duy, trí tuệ, đạo đức của lớp trẻ. Hăng say bên những
trò chơi điện tử bạo lực, những cuốn truyện vô thưởng vô phạt, các em đã làm lãng phí thời gian học tập,
vui chơi và giúp đỡ gia đình. Không chỉ vậy những yếu tố bạo lực trong các trò chơi đó còn khiến các em
phát triển lệch lạc về mặt nhân cách. Đã có biết bao nhiêu bài báo đầy thương tâm nói về việc cháu
đánh, giết bà vì không được cho tiền đi chơi điện tử, vì bị ám ảnh cưỡng chế tâm lí dẫn đến những hành
vi mất kiểm soát. Không ít bạn trẻ còn bỏ mạng trên bàn phím máy tính khi chơi ngày chơi đêm. Đây quả
là một thực trạng hết sức đau lòng. Các bạn chính là tương lai của gia đình, của đất nước, bê trễ đến
như vậy, đất nước sẽ đi về đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những văn hóa phẩm không lành mạnh ngày càng trở nên tràn lan.
Thứ nhất là do sự phát triển của khoa học công nghệ, internet phủ sóng, giúp con người dễ dàng tiếp cận
thông tin, kể cả các thông tin xấu, không lành mạnh. Thứ hai là do sự quản lí của cha mẹ còn lỏng lẻo,
thiếu sự quan tâm, giám sát. Thứ ba, nhà trường chưa cho học sinh thấy rõ những tác hại khôn lường
của văn hóa không lành mạnh. Cuối cùng, quan trọng nhất chính là bản thân mỗi bạn học sinh tò mò,
muốn tìm hiểu, nhưng lại không có ý thức, không hiểu những tác hại của văn hóa phẩm không lành mạnh
tác động đến bản thân.

Để loại trừ văn hóa phẩm không lành mạnh cũng không phải là không có cách. Trước hết mỗi bạn học
sinh cần nhận thức rõ những tác hại nghiệm trong mà chúng gây cho chúng ta, không chỉ là nhất thời, mà
là ảnh hưởng đến cả tương lai về sau. Tìm cho bản thân những thú vui giải trí lành mạnh, đọc sách văn
học cổ điển, nghe nhạc,… Cha mẹ cần quan tâm, nói cho con hiểu, không nên áp đặt, vì lứa tuổi này rất
dễ xúc động, làm theo ý muốn. Bởi vậy, trò chuyện mềm dẻo để con hiểu sẽ có tác dụng hơn cả là răn
đe, cấm đoán. Nhà trường và xã hội nên có những buổi trò chuyện để có thể cho học sinh những nhận
thức rõ ràng, chính xác hơn.
Văn hóa phẩm đồi trụy, không lành mạnh lây lan với tốc độ ngày một nhanh chóng trong xã hội đặc biệt
là giới trẻ. Chúng có những tác động lớn và nguy hiểm đối với bất cứ ai. Bởi vậy chúng ta cần chung tay
đẩy lùi tệ nạn này, để những mầm non tương lai được phát triển trong môi trường tốt nhất, văn minh
nhất.

You might also like