You are on page 1of 5

Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, được mọi người yêu quý mà

gọi cho cái tên Vũ Nương. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, tuy vậy
nhưng lại được cha mẹ dạy bảo ân cần từ nhỏ, hiểu được lễ nghĩa, bởi lẽ đó mà
mọi người trong làng hay khen tôi có tính tình nết na và thùy mị. Lại được ơn trời
cho thêm tư dung tốt đẹp. Nên đến tuổi mười tám, một độ tuổi mà người đời xem
là độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái, tôi được Trương Sinh, là một chàng trai
trong làng mến mộ chắc có lẽ là vì dung hạnh nên đã xin với mẹ đem trăm lạng
vàng mà cưới tôi về. Ngày ấy, tôi vốn biết chồng mình có tính đa nghi, hay ghen,
đối với tôi lại phòng ngừa quá sức, nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa từng
để lần nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa.

Cuộc sống bình yên chẳng được bao lâu thì giặc bỗng xâm phạm bờ cõi đất
nước, chồng tôi tuy là con nhà hào phú nhưng vì ít học nên phải đi lính. Chiến
tranh chắc chắn sẽ có chia ly, có mất mát và cả đau thương, vì lẽ đó mà tôi và mẹ
chồng đã buồn biết bao nhiêu, buổi tiễn đưa đến, mẹ dặn dò chàng phải biết tự
chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe và cẩn thận, bởi trên chiến trường đao kiếm
nào có mắt. Còn tôi thì không biết gì hơn, chỉ rót chén rượu đầy tiễn chồng, mong
chồng sẽ trở về được bình yên, chẳng mong tước vị phải cao sang quyền quý. Một
buổi đưa tiễn đầy xúc động, mắt ai cũng nhòe đi bởi giọt lệ, tiệc tiễn vừa tàn, áo
chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối
tình muôn dặm quan san.

Sau khi chồng đi được khoảng mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt
tên là Đản rồi một mình nuôi dạy và chăm sóc con, cũng nhờ có bé Đản nên tôi
cũng vơi đi được phần nào nỗi cô đơn nhớ mong chồng trong lòng. Ngày qua tháng
lại, thoắt cái đã nửa năm trôi qua, nỗi buồn trong lòng vẫn chẳng thể nào vơi bớt
đi. Mẹ chồng tôi lại vì quá nhớ thương con trai mà ngã bệnh, tôi cố hết sức thuốc
thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong mẹ ăn được miếng
cơm, miếng cháo để mau chóng khỏe lại. Song vì tuổi già bệnh nặng mà mẹ đã
không qua nổi, trước lúc mất bà còn trăng trối rằng: “Sau này, trời xét lòng thành,
ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng
phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
Tôi đau lòng thương xót, lo ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của
mình. Kể từ đó chỉ còn có tôi cùng bé Đản, nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho
đứa con bé nhỏ không có cha bên cạnh, tôi thường trỏ bóng mình trên tường vào
mỗi tối rồi bảo với con là “cha Đản lại đến kia kìa!”. Bé Đản còn nhỏ nên ngây ngô
tưởng thật, thường vui đùa cùng chiếc bóng.

Qua năm sau, giặc tan đất nước được yên bình, việc quân kết thúc. Chồng
tôi may mắn trở về bình yên như mong đợi, hạnh phúc như vỡ òa trong một
khoảnh khắc, tuy vậy khi biết được tin mẹ mất, chồng tôi đã rất buồn, chàng hỏi
mộ mẹ rồi bế đứa con bé nhỏ đi thăm. Chẳng biết trên đường đã xảy ra chuyện gì
nhưng khi về tâm trạng của chàng lại xấu vô cùng, sau đó chàng nặng lời với tôi,
trách tôi sao hư thân mất nết, làm chuyện trái đạo lý... Tôi đến cùng không hiểu rõ
nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc và tủi thân. Dùng hết lời để
giải thích, hỏi chàng chuyện kia là ai nói nhưng chàng lại giấu mà không trả lời.
Tôi vốn biết thân phận mình là con kẻ khó, nương tựa được nhà giàu, chưa từng có
suy nghĩ trái đạo lý như vậy. Nhưng nay điều đâu bay buộc, tai họa ập đến. Có lẽ
tất cả những lời giải thích của tôi đối với chàng lại chẳng có một lời đáng tin, tuy
vậy họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe khiến tôi chẳng thể
thanh minh thêm được một lời nào.

Chàng vì nhất thời ghen tuông mà nóng vội đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh
dự của bản thân bị bôi nhọ, giấc mơ một gia đình hạnh phúc cũng từ đây tan vỡ,
tuyệt vọng đến tột cùng tôi chỉ biết tìm đến con đường tự vẫn để chứng minh mình
trong sạch. Tắm rửa chay sạch, tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than
mong trời chứng giám cho tấm lòng thủy chung của bản thân, xong gieo mình
xuống dòng nước lạnh lẽo. Ắt có lẽ vì thấu được nỗi oan của tôi mà thương tôi vô
tội, các nàng tiên trong cung nước đã rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu
không thì đã vùi vào bụng cá cả rồi. Nơi đây là chốn cung điện của Linh Phi, vợ
vua biển Nam Hải, người vô cùng nhân hậu và tốt bụng. Một hôm Linh Phi có tổ
chức một yến tiệc để thiết đãi ân nhân của mình thuở trước, lại càng không ngờ
đến đó là Phan Lang – người cùng làng với tôi lúc tôi còn ở trần thế. Gặp lại được
nhau, chúng tôi đã nhắc lại vài chuyện cũ, cũng nhờ vì vậy mà tôi biết được chồng
mình đã thấu rõ được nỗi oan của bản thân, bởi vì lúc chàng bế đứa con bé bỏng
ngồi bên ngọn đèn dầu, thì con trỏ bóng nhận cha. Cuộc đời vốn đã vô tình đến thế,
có những chuyện xảy ra lại khiến ta không ngờ đến nhất.

Nghe Phan Lang kể, tôi cũng thấy xót xa vì cảnh nhà tiêu điều, chồng con
không ai chăm sóc. Cảm thấy bản thân sao lại hồ đồ đến vậy, chưa gì đã vội vàng
kết thúc sinh mệnh của mình. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi nghĩ
bản thân nào còn mặt mũi để gặp lại người xưa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng
muốn quay về để nói lời từ biệt, vì vậy lúc Phan Lang trở về trần thế, tôi đã gửi
nhờ một chiếc hoa vàng mà dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút
tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu
xuống nước, tôi sẽ trở về”

Mấy ngày hôm sau Trương Sinh quả thật có lập một đàn giải oan ba ngày ba
đêm ở bến Hoàng Giang, cảm nhận được sự chân thành và hối lỗi của chồng tôi,
Linh Phi có ý muốn giúp đỡ tôi quay trở về. Cho nên đến ngày thứ ba, tôi lúc ẩn
lúc hiện cùng năm mươi chiếc kiệu hoa, võng lọng mà Linh Phi ban cho. Tôi vẫn ở
giữa sông mà nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất mãi mãi.
Bởi lẽ nơi chốn trần gian nào có chuyện người chết sống lại, cũng một phần vì tôi
muốn ở lại để báo đáp ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Sau
đó tôi liền trở về thủy cung, không một lần trở lại.

Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh
phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã hội xưa khiến phụ nữ phải chịu nhiều sự phán xét,
không có tiếng nói trong cuộc đời đầy gian khổ của bản thân. Mong là từ câu
chuyện của tôi, mọi người sẽ rút ra được kinh nghiệm đó là hạnh phúc của gia đình
phải cần cả hai vợ chồng cùng vun đắp mới có thể dài lâu, đừng vì cảm xúc hay cái
tôi của bản thân quá lớn mà ích kỷ làm trong tình cảnh của gia đình trở nên tan vỡ.
Bởi vì hạnh phúc chính là được xây dựng trên cơ sở tin yêu và tôn trọng lẫn nhau.
Chỉ vì một câu nói ngây ngô của trẻ thơ, mà tôi đã làm mất mẹ, làm gia đình
mỗi người một phương. Vậy là đã 10 năm kể từ khi mẹ tôi đi mất, giờ tôi đã đủ lớn
để hiểu những gì đã xảy ra với gia đình tôi, tại sao tôi lại không có mẹ ở bên cạnh
nữa.

Nghe cha tôi trầm ngâm kể lại, mẹ tôi là người phụ nữ thùy mị nết na, hết
mực khuôn phép, không để gia đình thất hòa. Cha cũng vì mến mẹ tôi tư dung tốt
đẹp nên xin cưới về làm vợ. Hai người chung sống với nhau rất hòa thuận nhưng
chưa được bao lâu, triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm, cha tôi vì không có học
nên phải đầu quân. Gia đình phải chia xa đương lúc mẹ tôi đang mang thai tôi. Cha
đi chẳng mấy ngày thì mẹ sinh ra tôi, mẹ một thân một mình nuôi nấng, dạy bảo, lo
mọi việc trong nhà chu toàn. Nhưng tiếc thay, bà tôi vì nhớ cha mà sinh bệnh mất
sớm dù mẹ tôi hết lòng chăm sóc.

Sau khi đánh giặc Chiêm thắng lợi cha tôi trở về. Biết tin bà mất, cha tôi
buồn rất nhiều, cha đã đưa tôi ra thăm mộ bà. Nhưng tôi có đâu ngờ rằng mình lại
có thể nói ra những lời như vậy. Lúc đó thấy cha rất xa lạ nên tôi rất sợ, vừa khóc
vừa hỏi: "Ông cũng là cha tôi ư?". Sau đó cha gạn hỏi thì tôi trả lời: "Cha Đản đêm
nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi
nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả." Lời nói ngây ngô ấy của tôi đã khiến cha tôi nghi
oan mẹ tôi. Cha chửi bới đuổi mẹ ra khỏi nhà, mẹ vì uất ức nên đã gieo mình
xuống sông tự tử.

Không thấy mẹ, tôi khóc đến thất thanh, đòi mẹ mãi mà cha cũng chẳng nói
gì. Đêm đến, nhìn thấy bóng cha trên tường tôi hô to: "Cha Đản lại đến kia kìa".
Lúc đó cha mới biết mình đã trách oan mẹ rồi.

Cha đau khổ, ân hận lắm. Sau này khi gặp được chú Phan Lang - người cùng
làng đến truyền lại lời của mẹ, cha liền lập đàn giải oan bên sông. Mẹ xuất hiện
trên chiếc kiệu hoa lung linh, nổi bật ở giữa sông, lung linh và mở ảo, nhưng mẹ
chỉ nói dăm ba câu rồi biến mất, quay lại chốn thủy cung. Từ đó, cha tôi không đi
bước nữa mà ở vậy nuôi tôi trong nỗi day dứt khôn nguôi.
Mẹ ra đi, tôi vô cùng ân hận và dằn vặt chẳng có thứ gì có thể khiến tôi giải
quyết khúc mắc của tôi. Chỉ vì một lời nói khờ dại tôi đã khiến mẹ tôi rời xa tôi
mãi mãi. Con thật có lỗi với mẹ. Xin mẹ tha thứ cho con, mong rằng ở một nơi xa
mẹ sẽ có một cuộc sống tốt hơn, tôi tin rằng mẹ vẫn sẽ mãi dõi theo tôi.

You might also like