You are on page 1of 3

Đề bài: Vào vai bé Thu trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng kể lại cuộc gặp

gỡ cha con cuối cùng.


Bài làm
Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, hạnh phúc gia đình là một cái gì đó rất xa xỉ. Chiến tranh
tàn ác đã nhẫn tân chia cắt bao gia đình, trong đó có gia đình tôi. Người cha kính yêu của tôi đã
đi về một nơi rất xa.… Phải là tôi, cô bé Thu trong câu chuyện “Chiếc lược ngà” của tác giả
Nguyễn Quang Sáng đây. Tôi muốn kể với các bạn ký ức cuối cùng của cha và tôi, ký ức về
cuộc gặp mặt và chia tay ba mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này…
Cứ mỗi lần cầm chiếc lược ngà nhỏ nhắn lên chải mái tóc, một cảm xúc khó tả lại đưa tôi trở
về cái ngày ấy, ngày mà tôi vẫn đang là một cô bé tám tuổi dại khờ. Theo lời kể của má, khi tôi
còn bé xíu ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lúc ấy tôi còn quá bé
nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má.
Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa
trẻ cùng trang lứa khác. Năm tôi lên tám, một phép màu đã xảy ra: Ba trở về. Buổi sáng kia, tôi
đang cùng đàn gà con trước sân nhà, bỗng tôi thấy đằng xa thấp thoáng một người đàn ông mặc
áo lính cao to đang đi đến chỗ tôi. Ông ta chạy đến, xúc động nói to: "Ba đây con!". Bị gọi như
vậy, tôi sửng sốt ngơ ngá vì nhìn kìa, eo ôi! Trên mặt ông ta một vết thẹo dài đỏ ứng lê, gương
mặt hốc hác làm tôi sợ tái người và ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Má bảo đó là ba
tôi, nhưng tôi không thể nhận đó là baa mình được, đó là một người đàn ông lạ lẫm, lại có vết
sẹo thật ghê, tin làm sao được đó là ba mình. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi
ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng
hòng!. Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây
giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Ba tôi lúc ấy chỉ được về nhà ba ngày sau tám năm trên chiến
trường.Tôi vẫn nhớ, suốt ba ngày, ông chỉ bên cạnh tôi, không rời nửa bước và luôn tìm cách
vỗ về, làm thân với đứa con gái nhỏ. Ấy thế mà tôi lại làm điều ngược lại, luôn né tránh thật xa
và hắt hủi tình yêu thương của ba mình bằng cách cư xử xấc xược. Điều mà có lẽ đã khiến ba
tôi đau lòng nhất là tôi nhất định không chịu gọi một tiếng “ba”, giờ nghĩ lại tim tôi cũng như bị
xé tan trăm mảnh vậy. Lát sau mẹ bảo tôi gọi ba vào ăn cơm, tôi đành ậm ừ, khó chịu gọi “Vô
ăn cơm” với ba một cách trống không. Ông chẳng chịu nhúc nhích, tôi lại kêu lên:
- Cơm chín rồi! Con kêu mà người ta khôn nghe- Tôi qua khó chịu với mẹ.
Thế là một ngày trôi qua trong sự khó xử. Hôm sau, mẹ đi chợ, dặn tôi ở nhà trông bếp nấu
cơm và có gì khó thì nhờ ba. Cứ nghe tới “ba”, tôi lại nhìn người đàn ông đáng sợ kia , không
nói không rằng tôi lụi cụi đun lửa, một lúc sau nước sôi sung sục lên. Tôi muốn chặt bớt nước
để cơm không bị nhão nhưng nồi cơm quá cao so với tôi, tôi cần người giúp… nhưng… người
đàn ông kia làm sao tôi nhờ được! Trời ơi, cơm nhão mất thôi! Tôi đành nhờ vả:
- Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!
- Cháu phải nói “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy- Bác Ba bảo tôi thế.
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!- Bỏ ngoài tai lời bác Ba, hết cách tôi đành lấy vá múc ra từng
vá nước.
Vào bữa cơm tôi, ba tôi gặp một cái trứng to vào chén cho tôi, tôi lại hất văng cái trứng, làm
cơm văng tung tóe thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông. Tôi uất lắm nhưng tôi không
khóc, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rồi bỏ đi. Chắc là ba đã buồn lắm, buồn vì
đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng
tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…Tôi đi thẳng xuống bến lấy xuồng bơi qua nhà ngoại, khua
dây loảng xoảng cho đỡ tức. Ngoại là người tôi tin tưởng nhất, là người bạn thân thiết của tôi,
có thể chia sẽ bao nhiêu chuyện với ngoại. Chiều hôm ấy, tôi nằm vào lòng ngoài, thủ thi nói
chuyện những ngày nay ở nhà, về người đàn ông lạ kia đang ở nhà mình. Bà ngoại hỏi lại tôi:
- Ba con sao con không nhận?
- Không phải!- Nghe vậy tôi liền giãy lên
- Sao con biết là không phải, ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì
- Ông ấy không giống ba con trong bức hình… ba con không có vết thẹo dài kia.
Nghe đến đây, bà ôm chặt tôi vào lòng, kể là do đi chiến đấu, bị Tây nó làm cho bị thương mới
xuất hiện vết thẹo xấu xí đó. Ba tôi vẫn là ba tôi, nhưng chỉ vì một vết sẹo tôi đã ngờ vực ba
mình, tôi nằm im nhưng lại lăn lộn trong tâm trí rối bời. Đêm đó tôi không ngủ được. Tôi căm
hận chiến tranh hơn bao giờ.
Ngày mai, ba tôi cùng bác Ba lại phải lên đường tiếp tục chiến đấu. Hàng xóm, bà con đến tiễn
rất đông, ba đang bận tiếp khách, má thì chuẩn bị đồ cho ba. Trong góc nhà, lấp lo một cô bé
nhìn theo ba với ánh mặt xa xăm. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận
nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu
nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình
phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng “ba” như vỡ tung từ đáy lòng,
vừa nghẹn ngào, vừa đau khổ. Tiếng “ba” là sự dồn nén bây lâu nay của mình. Mỗi tiếng gọi
như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm
ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con
tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi chút
nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha tám năm
qua…Nhờ mẹ và ba khuyên lay, tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi
vào lần thăm sau. Trong tâm trí non nớt của một đứa bé, tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp
mặt cuối cùng của cha con tôi. Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…
Giờ đây tôi đã khôn lớn, trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà đã trở
thành một cô giao liên dũng cảm, kiên cường, biết suy nghĩ, biết giúp ích cho đời... Trong một
lần, tôi gặp bác Ba, bác ấy chỉ đưa tôi một chiếc lược ngà có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu
con của ba”. Bác nghẹn ngào nói đây là món quà của ba tôi đã làm vì nỗi nhớ nhung và yêu
thương đứa con gái nhỏ nhưng không may… ông ấy đã ngã xuống trong một lần chiến đấu. Tôi
không ngờ đây là món quà cuối cùng của ba, và đó cũng là lần cuối tôi được thấy ba. Một sự ân
hận và day dứt cứ đeo bám tôi… Ba ơi!
Giá như chưa từng có chiến tranh thì giờ chắc có lẽ gia đình tôi đã được sum vầy bên nhau,
chắc chắn nhũng đứa trẻ trong đó có tôi sẽ không phải chịu nỗi đau mất đ người thân, rời xa gia
đình thân yêu thế này. Chiến tranh thật đáng ghét và phi nghĩa, nó tàn nhẫn cướp đi tính mạng
biết bao nhiêu người, cướp đi hạnh phúc của bao gia đình, những gì quan trọng của chúng ta…

You might also like