You are on page 1of 5

Xin 

chào các bạn, tớ là cô bé bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng tớ cảm thấy thật
may mắn khi gặp được điều kì diệu xảy ra, nó giống như phép màu vậy! Vậy thì phép
màu đó là gì? Bạn hãy cùng lắng nghe câu chuyện của tớ nhé!
Tớ sống trong 1 túp lều nơi xóm vắng. Bố tớ mất sớm nên mẹ con tớ phải nương tựa lẫn
nhau. Để có đủ tiền mua đồ ăn, thức uống hàng ngày, mẹ con tớ đã phải làm lụng rất vất
vả… Luôn phải dậy thật sớm đi làm và khuya muộn mới về. Thấy mẹ như vậy, tớ
thương mẹ lắm, nhưng biết làm thế nào bây giờ? Mọi việc cứ thế diễn ra, cho tới một
ngày nọ, hôm đó gà gáy lâu lắm rồi mà tớ thấy mẹ vẫn chưa đi làm. Thấy lạ, tớ vội tới
chỗ mẹ mới phát hiện ra mẹ đang bị bệnh. Lúc ấy, tớ cảm thấy rất hoang mang bởi vì
nhà có chút khó khăn, không đủ tiền chữa bệnh và mua thuốc cho mẹ... Chẳng biết làm
gì nên tớ đành đắp chiếc áo ấm của mình và ở nhà chăm sóc mẹ. Thỉnh thoảng, mẹ hé
đôi mắt mệt mỏi của mình nhìn tớ nữa. Tớ biết sâu thẳm trong lòng mẹ, mặc dù bị bệnh
nhưng mẹ vẫn lo lắng cho tớ. Hôm sau, tớ được một số những cô, bác cùng xóm nói
rằng ở một nơi, có ông thầy lang giỏi nên tớ quyết tìm thầy để nhờ thầy giúp chữa bệnh
cho mẹ và nhờ các bác hàng xóm ở nhà giúp đỡ chăm sóc. Tớ đi cả ngày lẫn đêm, cho
đến khi tới một ngôi chùa. Vì quá đói và mệt nên tớ đã bị ngất xỉu ngay trước cổng chùa.
Ngay lúc đó có một ông thầy đi ra ngoài về, thấy tớ nên đã đưa vào chùa rồi cho ăn
uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Sau đó ông tặng tớ một bông hoa Cúc, và dặn em cách
làm thuốc cho mẹ uống. Ông còn dặn dò thật kĩ:
- Bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ con sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm.
Nghe thế tớ liền đếm số cánh hoa trên bông Cúc ấy. Nhưng nó chỉ còn 20 cánh hoa, vậy
là mẹ tớ chỉ sống được 20 năm nữa thôi. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, tớ bèn ngồi
xuống bên vệ đường, xé những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, bông hoa tỏa ra nhiều
cánh tới mức không thể đếm xuể. Lúc đó tớ vui lắm, sau khi cảm ơn ông lão, tớ bèn
chạy ngay về nhà. Tới nơi, các cô hàng xóm với khuôn mặt tươi cười đã thông báo với
tớ rằng:
- Mẹ con đã khỏi bệnh rồi đó !
Tớ cảm thấy vui hơn bao giờ hết và thầm cảm ơn vì đây chính là điều bất ngờ nhất mà tớ
nhận được từ trước tới nay! Vì thế, các bạn ạ, hãy nhớ rằng phải hiếu thảo, ngoan ngoãn
nghe lời bố mẹ nhé! Vì họ là những người thân của ta - nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên
người. Điều chúng ta có thể làm để báo đáp công ơn của bố mẹ đó là học tập tốt.
Vợ chồng tôi sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Một hôm, tôi đi ra đồng
thấy một dấu chân khác lạ. Tôi đặt chân ướm thử, không ngờ về nhà thì mang thai.

Mãi đến tháng 12, tôi mới sinh ra được một cậu bé. Kì lạ thay, ba tuổi rồi nhưng thằng
bé không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Năm đó, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta
làm người dân điêu đứng, đất nước rối ren, đời sống của những người dân có hoàn cảnh
khó khăn như chúng tôi càng trở nên lầm than, đau khổ. Bởi giặc Ân đi đến đâu là cũng
có cướp bóc, áp bức một cách tàn nhẫn. Vì vậy mà nhà vua đã vội cử sứ giả đến khắp
các vùng miền trong cả nước để chiêu mộ những bậc anh hùng cái thế để có thể đủ sức
đánh đuổi được giặc Ân, lập nên công trạng cho triều đình, đất nước. Sứ giả qua mỗi
vùng miền đều tìm ra được những con người ưu tú, yêu nước. Hôm nay là ngày sứ giả
ghé ngang qua miền quê nghèo của chúng tôi.

Từ đầu ngõ đến cuối xóm đều vang vọng giọng nói của sứ giả, chúng tôi dù rất muốn
dốc sức đi đánh giặc nhưng lực bất tòng tâm, trong cái thở dài chán nản thì bỗng dưng
một tiếng nói trong trẻo, non nớt rót vào tai tôi:

- Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con.

Lúc ấy tôi đã vô cùng ngỡ ngàng vì tiếng nói ấy là do đứa con 3 năm không nói không
cười của mình phát ra. Chưa kịp vui mừng vì con mình cuối cùng cũng biết nói thì nỗi lo
sợ ập đến. Năm nay Gióng mới vừa lên ba, làm sao biết được việc đánh giặc cứu nước là
như thế nào, đùa giỡn với quân lệnh là tội mất đầu. Vì vậy mà tôi đã rất do dự, hết lòng
khuyên can con.

Nhưng trước sự thuyết phục, tôi mang theo tâm trạng nặng nề mà mời sứ giả vào nhà.
Sứ giả đã rất bất ngờ, gặp được sứ giả, Gióng đã yêu cầu nhà vua chuẩn bị cho mình một
con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt, mũ sắt, gậy sắt làm hành trang để đánh giặc. Và
cũng thật kì lạ vì sau lần gặp mặt sứ giả, Thánh Gióng bỗng ăn khỏe lạ thường, bao
nhiêu cơm gạo trong gia đình đều không đủ để ăn, bao nhiêu cũng không đủ no, quần áo
mới may cũng nhanh chóng chật.

Biết được sự tình, bà con láng giềng đã hô hào mọi người cùng góp gạo nuôi lớn Thánh
Gióng, tôi đã rất cảm kích tấm lòng ấm áp mà bà con đã giành cho con trai mình. Trước
quan tâm của cả làng, Thánh Gióng trở nên cao lớn vào rất khỏe mạnh. Đến ngày đánh
giặc thì mặc áo giáp sắt cưỡi ngựa chạy thẳng ra trận địa. Trước sức mạnh của Thánh
Gióng quân địch nhanh chóng bị đánh tan, hoảng sợ dẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy.
Nhưng đang trong trận thì gậy sắt bị gãy, Thánh Gióng đã tiện tay nhổ khóm tre bên
đường làm vũ khí, quân địch bị đánh cho tan tác, chạy khỏi nước ta.

Nghe tin thắng trận, tôi vỡ òa trong hạnh phúc, vợ chồng tôi đã cùng hàng xóm chuẩn bị
mâm cao cỗ đầy chờ con về để chia sẻ chiến thắng, nhưng Thánh Gióng sau khi đánh
giặc đã không trở về mà lên núi Sóc cùng ngựa bay thẳng lên trời. Sau này tôi mới biết
Thánh Gióng không phải người thường mà là trời phái xuống để cứu dân giúp nước, vì
vậy mà dù có đau khổ nhưng tôi vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã được sinh ra và
làm mẹ của Thánh Gióng.

Sau này, dù Thánh Gióng không lần nào trở về thăm chúng tôi nữa, bà con hàng xóm
cũng lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng. Nhưng tôi đã không còn cảm thấy
buồn phiền như ngày con mới về trời nữa, vì trong cảm giác của tôi, Thánh Gióng vẫn ở
đâu đó trong cuộc sống của tôi, và dù Thánh Gióng có là ai thì mãi là đứa con mà tôi yêu
quý nhất.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"
Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ - đồng
thời cũng là nơi mẹ em đã sinh ra và lớn lên. Dịp 10/3 âm lịch dùng để tưởng nhớ công
ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Theo như ghi chép, lễ hội Đền Hùng đã có từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân
dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của
mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho
đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đó ngày 10/3
âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội
Đền Hùng do Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn
hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy
mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín
ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền
khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá
trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ
chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội
dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông
cha.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong
không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng
phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại
biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh
rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị
chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội
múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn
người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và
nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân
dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe
trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước
nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp
lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với
tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những
người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành
thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc,
náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét
vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như
chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi
ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi
hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa
tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng,
hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn
nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan
- Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được
trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng
xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài
ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách
mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền
thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

You might also like