You are on page 1of 6

Họ và tên: Cái Thị Minh Phương MSSV: 49.01.617.

047
Ngành: Giáo dục học Lớp học phần: PSYC149303
Học phần: Kĩ năng thích ứng và giải quyết vấn đề - Giảng viên: Nguyễn Thanh Huân

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ: THAM QUAN BƯU ĐIỆN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bài làm:

Được giao nhiệm vụ tham quan thực tế để viết báo cáo thu hoạch cho học phần Kĩ
năng thích ứng và giải quyết vấn đề; có hai địa điểm để tham quan, một là Thảo Cầm
Viên, hai là Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. Và em đã lựa chọn Bưu điện thành phố để
thực hiện nhiệm vụ của mình. Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong số những
điểm du lịch lịch sử và văn hóa nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh. Là một sinh viên
tỉnh, chuyến tham quan này là một cơ hội tốt cho em tìm hiểu về thành phố hoa lệ này.
Biết đến bưu điện thành phố đã lâu nay mới có dịp đến để thoã nhu cầu khám phá của
mình. Trong chuyến tham quan của mình tại đây, em không chỉ bước vào không gian của
một công trình kiến trúc lịch sử mà còn trải nghiệm một hành trình trở về quá khứ và
khám phá về văn hóa.
Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh - một công trình kiến trúc độc đáo, không chỉ
là nơi phục vụ chức năng giao thông thư từ một thời xa xưa mà còn là một biểu tượng
văn hóa và lịch sử của thành phố sôi động này. Việc thăm quan nơi này không chỉ là một
trải nghiệm thú vị về lịch sử bưu chính mà còn mở ra cơ hội trò chuyện với người nước
ngoài, khám phá sự đa dạng văn hóa và trao đổi kiến thức.
Khi bước chân vào Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh, em cảm nhận ngay sự
trang nghiêm và uy nghi trong không gian này. Dãy cột trụ cao vút, những bức tượng và
hình ảnh lịch sử treo trên tường, tất cả hòa quyện tạo nên một không gian đặc biệt. Những
dãy ghế gỗ cổ điển, bức tranh tường với hình ảnh cổ kính và những dòng chữ gợi nhớ về
quá khứ, tất cả tạo nên một bầu không khí đặc biệt, như một cửa sổ nhìn vào quá khứ rực
rỡ của thành phố.
Trong lúc tham quan, những hiện vật lịch sử như tem thư, máy móc phân loại thư,
và các vật dụng liên quan đến hoạt động bưu chính đã đưa em trở lại với cuộc sống xưa,
nơi mà giao thương bằng thư từ vẫn là phương tiện chính để truyền tải thông điệp và tình
cảm. Nhìn những lá thư tay viết, những bưu thiếp cổ kính, em cảm nhận được sự quý báu
và gần gũi của việc gửi thư từ trong quá trình giao tiếp con người.
Những bức tranh tường với hình ảnh của các nhà lãnh đạo cách mạng và những
câu chuyện về lịch sử bưu chính Việt Nam, tất cả đều là những bức màn khơi dậy trong
em những cảm xúc về lòng yêu nước và tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc.
Trong lúc thăm quan Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh, em đã có dịp gặp và trò
chuyện với một du khách người nước ngoài đang tò mò khám phá về lịch sử và văn hóa
của Việt Nam thông qua những hiện vật và thông điệp được truyền đạt tại đây. Đó là một
cơ hội thú vị để trao đổi về văn hóa, lịch sử và cuộc sống của hai quốc gia khác nhau.
Em là một người hướng nội, ngại giao tiếp và bắt chuyện với người lạ và đặc biệt
với người nước ngoài vì ngoại ngữ của em không được tốt cho lắm. Đây chính là vấn đề
lớn mà em đang gặp phải. Em đang tìm cách giải quyết vấn đề này từng ngày để phát
triển bản thân khi xã hội ngày càng phát triển cần hội nhập nhiều hơn, và đặc biệt là phục
vụ cho công việc giảng dạy sau này của em – một công việc cần nhiều đến giao tiếp.
Chính vì thế cuộc trò chuyện này là một bước ngoặc lớn, đã giúp em mạnh dạn hơn, biết
thêm nhiều kiến thức và thấy bắt chuyện với người khác không đáng sợ đến như thế.
Hôm đó, em đi cùng bạn ở chung trọ với em, hai đứa là bạn thân từ cấp 2 đến bây giờ,
bạn ấy lại trái ngược với em, tính tình bạn ấy hoạt bát, sôi nổi, năng động, nói chuyện lại
rất khéo. Chính nhờ bạn ấy mà em có động lực vượt qua rào cản bản thân, trong lúc e
ngại, rụt rè, bạn ấy đã cùng em nói lời chào đến du khách nước ngoài ấy. Khi chúng em
tiến lại gần và chào hỏi anh ta bằng ngoại ngữ. Anh ta đáp lại với một nụ cười thân thiện
và một giọng điệu nhẹ nhàng, điều này càng làm cho em bớt lo sợ, e ngại hơn. Vì chúng
em ai cũng kém tiếng Anh vì thế chúng em đã gặp một vấn đề làm sao để tiếp tục trò
chuyện sâu hơn, trong lúc loay hoay suy nghĩ thì chúng em đã nghĩ ra cách: đó là sử dụng
google dịch để tiếp tục trò chuyện. Và rất may cuộc trò chuyện đã diễn ra rất trôi chảy,
đem lại thêm kiên thức cho cả hai bên.
Người nước ngoài này, một nghệ sĩ đến từ châu Âu, đã chia sẻ với em về ấn tượng
của mình với kiến trúc và văn hóa Việt Nam. Chúng em đã có một cuộc trò chuyện sâu
sắc về sự đa dạng văn hóa, ảnh hưởng của nghệ thuật và kiến trúc đối với cuộc sống hàng
ngày, và về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa.
Cuộc gặp gỡ này đã mở ra trước mắt em một cửa sổ mới về sự đa dạng và sự
phong phú của văn hóa con người. Mặc dù chúng ta đến từ các nền văn hóa và ngôn ngữ
khác nhau, nhưng trong cuộc trò chuyện đó, em nhận ra rằng có những giá trị và trải
nghiệm chung mà chúng ta có thể chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.
Cuộc gặp gỡ này không chỉ là một cơ hội để trao đổi kiến thức và ý kiến mà còn là
một trải nghiệm văn hóa tuyệt vời, giúp em hiểu biết và trân trọng hơn về sự đa dạng và
sự độc đáo của mỗi nền văn hóa trên thế giới.
Thăm Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh không chỉ là một trải nghiệm về lịch sử
và văn hóa mà còn là cơ hội để kết nối và trao đổi với những người từ các quốc gia khác
nhau. Đó thực sự là một phần quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy sự hiểu biết và
tôn trọng giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Khi rời khỏi Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh, trong lòng em tràn đầy niềm tự
hào và lòng biết ơn. Việc được trở về với quá khứ lịch sử của dân tộc, trải nghiệm giao
lưu và học hỏi văn hóa từ những người khác quốc gia đã để lại trong em những ấn tượng
sâu sắc và không thể nào quên.
Sau khi tham quan bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, em có ghé qua đường sách
Nguyễn Văn Bình. Tiếng ồn nhộn của những bước chân và tiếng cười rộn ràng trẻ nổi lên
từng cơn sóng, khiến cho em cảm thấy như mình đang bước vào một thế giới vô cùng sôi
động và đầy màu sắc. Đó là cảm nhận đầu tiên mà em ghi nhận được khi bước vào đường
sách tại Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi người đều tự do dạo chơi giữa các gian hàng sách đầy màu sắc và phong phú.
Em ngạc nhiên về sự đa dạng của các tác phẩm văn học và kiến thức được trưng bày ở
đây. Từ những cuốn sách kinh điển của văn học thế giới cho đến những tác phẩm mới của
các tác giả trẻ, từ sách thiếu nhi cho đến sách khoa học và kiến thức chuyên ngành, mọi
thứ đều có mặt, tạo nên một không gian văn hóa phong phú và đa dạng. Em có ghé vào
một gian hàng và đập vào mắt em một cuốn sách mang tên: “Giữa thế gian ồn ào sông
một đời giản đơn” của tác giả Khoan Khoan. Màu sắc trang bìa và tên của cuốn sách thu
hút em đến kì lạ; tên cuốn sách là khát vọng, lí tưởng sống của em: “ Thích bình yên,
giữa những phồn hoa và náo nhiệt chỉ thích làm những điều giản dị, đơn giản, được làm
chính mình với sự tự do”.
Tuy nhiên, không chỉ là những cuốn sách, mà còn là sự sôi động của các hoạt động
nghệ thuật và văn hóa diễn ra xung quanh. Em nghe tiếng nhạc nhẹ phát ra từ các góc
nhỏ, những buổi tọa đàm văn học, các buổi biểu diễn nghệ thuật đường phố, tất cả đã tạo
nên một không gian sống động và thú vị.
Nhưng điều thú vị nhất không chỉ đến từ những hoạt động chính thức mà còn từ sự
giao lưu tự nhiên giữa mọi người. Em thấy một sự hòa nhập, một sự chia sẻ về sở thích
và kiến thức, khi mỗi người đều đam mê tìm kiếm và chia sẻ những bí mật ẩn sau từng
trang sách.
Rồi cũng đến lúc em phải rời khỏi nơi này vì những công việc, bài tập cần phải
làm. Thông qua chuyến đi này em đã có những trải nghiệm tuyệt vời và những cuốn sách
mới, nhưng cũng là một niềm hi vọng về việc quay lại lần nữa, để tiếp tục khám phá và
tận hưởng không gian văn hóa tuyệt vời này.
Tóm tắt về cuốn sách: “Giữa thế gian ồn aào, sống một đời giản đơn” của Khoan
Khoan.
“Không biết bạn đã trải qua cảm giác này chưa, giữa đêm khuya thanh vắng tự
hỏi bản thân rằng mình thực sự muốn có được điều gì và nếu rũ bỏ mọi thứ đang sở hữu
thì mình là ai. Khi lớp bụi của thời đại cứ lặng lẽ rơi xuống, rất nhiều người trong chúng
ta tất bật với sứ mệnh cao cả mang tầm nhân loại, nhưng lại lãng quên đích đến cuối
cùng của cuộc đời là gì. Đối diện với những trở ngại đang bày ra trước mắt, mỗi người
sẽ có đáp án riêng khi điền vào phiếu trả lời.
GIỮA THẾ GIAN ỒN ÀO, SỐNG MỘT ĐỜI GIẢN ĐƠN là lời giải mang niềm tin
mỗi cá nhân đều có sức mạnh tạo nên kì tích, cho dù có nhiều phồn hoa và náo nhiệt, chỉ
khi được làm chính mình bạn mới tiệm cận với sự tự do.”
Qua đoạn văn kết cuối trang sách được trích ở trên phần nào ta cũng hiểu được sơ
lược cuốn sách viết về cái gì. Nội dung mà tác giả muốn nhắc đến là: Trong thế giới của
người trưởng thành, mỗi người đều quay cuồng trong những bài tập của cuộc đời để hoàn
thiện bài toán công danh, sự nghiệp, tình yêu, gia đình thì đâu đó ở một nơi vùng đất xa
xôi mang tên Đại Lý, có một cặp vợ chồng trẻ, khép lại tất cả những giấc mơ to, để thực
hiện ước mơ cả một đời của mình, rời bỏ hư vinh hào nhoáng, đô thị tấp nập để “bỏ phố
về quê”,ở một thị trấn nhỏ, đi chợ, trồng rau, làm những điều mình thích, ở bên cạnh
những người mình yêu thương, và sống một “cuộc sống tươi đẹp nhất cũng chỉ đến thế
này là cùng”. Một chốn bình yên của mẹ và cô con gái nhỏ, nơi mà em bé được làm bạn
với bạn cỏ, bạn hoa, bạn giun, bạn dế … nơi mà những giác quan đầu tiên của em bé 2
tuổi được hình thành từ tình yêu của mẹ, của ba và của mẹ thiên nhiên yêu dấu. Một vùng
đất nơi trẻ con được sống một tuổi thơ đúng nghĩa.
Khi cuộc sống hiện đại trôi đi quá nhanh, mỗi người đều quay cuồng trong những
bài tập của cuộc đời để hoàn thiện bài toán công danh, sự nghiệp, tình yêu, gia đình. Có
khi nào ta ước được dừng lại một chút để được sống một cuộc đời bình yên, được sống là
chính con người mình: ở một thị trấn nhỏ, đi chợ, trồng rau, làm những điều mình thích
và ở bên cạnh những người mình thương.
“Giữa thế gian ồn ào sống một đời giản đơn” như một nốt trầm lặng lẽ giữa một
bản đồng ca với những thanh âm lên xuống rộn rã trong cuộc đời của mỗi người. Là phút
dừng chân giữa thế giới quá vội vã, là những giây phút sống chậm lắng nghe những rung
cảm của chính trái tim mình.
Ai cũng có một “vùng bình yên” của chính mình, để được cuộn tròn, để được tìm
về những an yên, sau những ngày giông bão của cuộc đời.
Trong tác phẩm em thích nhất câu trích dẫn sau: “Không nhìn thấy phương hướng
thì tự mình trở thành phương hướng; không nhìn thấy ánh sáng thì tự mình trở thành ánh
sáng. Đây không phải là sự ngạo mạng mà là trách nhiệm. Cho dù chỉ là một ngọn nến
giữa đêm đen nhưng ít nhất cũng có thể đem đến ánh sáng cho con kiến nhỏ”. Trong
những năm tháng của tuổi trẻ, em đã cảm thấy vô định và mất phương hướng trong cuộc
sống. Có lúc em không biết đâu là con đường đem lại ánh sáng cho bản thân, đã từng bỏ
bản thân mặc cho cuộc đời. Đến gần đây em mới nhận thức ra được bản thân không chỉ
sống cho mình mà còn cả cho ba mẹ. Đó là trách nhiệm của em, em phải cố gắng hơn nữa
chứ không phải từ bỏ. Cuộc đời của mình thì mình hãy tự thắp sáng, khi không được dẫn
lối càng phải tìm ánh sáng, lối đi cho chính mình. Dù ánh sáng có nhỏ nhoi đến đâu, em
vẫn tự hào vì mình vẫn có giá trị và lo được cho ba mẹ lúc về già.

You might also like