You are on page 1of 117

Hoài Thanh (1909 - 1982) là cây bút phê bình xuất sắc.

Những bài bình của ông rất


đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam
(1942).

Bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng
ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị.

Hai chữ “văn chương” trong bài văn này mang nghĩa hẹp, đó là tác phẩm thơ văn, là
vẻ đẹp của câu thơ, lời văn. Đây là một bài báo ngắn, nên Hoài Thanh chỉ nói được
một số điều, một số ý kiến về ý nghĩa văn chương.

Tác giả vào đề bằng một câu chuyện đời xưa kể chuyện một thi sĩ Ấn Độ đã khóc
nức nở khi nhìn thấy một con chim bị thương..., tác giả chỉ ra rằng: “Tiếng khóc ấy,
nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”. Hoài Thanh vào đề một cách có
duyên, nhẹ nhàng, hấp dẫn. Cách mở bài ấy được gọi là “dụ khởi” (lối mở bằng ví
dụ, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng có cách mở bài như thế). Từ câu chuyện
hoang đường ấy, tác giả nêu rõ nguồn gốc của văn chương là gì. Đó là lòng thương
người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Nói một cách khác, hiểu một
cách khác, cảm hứng thơ văn là tình thương.

Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc
của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có
một cách nói riêng, chỉ ra hai chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục.
Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình
dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều
kì diệu của thơ văn. Ví dụ, khi đọc những bài thơ như Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị
Mĩ Dạ), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)..., ta hình dung được,
hiểu được cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn
ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng.

Nguồn gốc của văn chương “là tình cảm, là lòng vị tha”; thơ văn đích thực có “mãnh
lực lạ lùng” có thể làm cho độc giả vui, buồn, mừng, giận... Đó chính là tính giáo dục
của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hóa con
người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, về công dụng của văn chương rất
tiến bộ, đúng đắn. Ta yêu kính cha mẹ hơn, hiếu thảo hơn khi đọc bài ca dao “Công
cha như núi Thái Sơn”. Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt nhờ họ, ta
được nếm hương đời, vị đời:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, “gây cho
ta những tình cảm ta không có (hoặc sẽ có), luyện những tình cảm ta sẵn có” như
Hoài Thanh đã nói. Thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê
học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân trời bao la.., những tình
cảm ấy là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú
hơn, đẹp đẽ hơn. Đúng như tác giả đã viết: “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá
nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.

“Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng
xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân..!”(Vũ Bằng).

“Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.

                                        (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta
thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh gợi cảm để diễn
tả ý đó: “từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới
đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng
chim, tiếng suối nghe mới hay”.

Vai trò, vị thế của văn nhân, thi sĩ rất to lớn. Nhân loại, các dân tộc, nếu “xóa các
thi nhân văn nhân”, nếu “xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại” (tác phẩm) thì xã
hội và cuộc đời sẽ “nghèo nàn” đến bực nào! Cảm xúc của Hoài Thanh như tràn ra
trang giấy.

Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn
gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã
được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng
hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới,
nhưng đầy sức thuyết phục.

Đất nước của chúng ta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy rất cần
có những người tài. Học sinh chúng ta cũng như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có
nhiều hiểu biết, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy học là điều rất cần thiết với
chúng ta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho cuộc sống sau này. Lê-nin có câu nói rất
nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy học là gì? 'Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng
cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta tăng
thêm khả năng hiểu biết của mình. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ
nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường, cha mẹ đã
dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường,
chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo
chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta
còn có thể học hỏi thêm ở bạn nếu không hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ
thiếu sót
của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo
chí, các phương tiện thông tin đại chúng, học ở những người lao động xung quanh mình, trong
cộng đồng của mình. Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc học toàn diện, không học lệch, học lí
thuyết đi đôi với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn. Còn “học nữa” là
học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì họ
không bao giò' thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời của mình nhằm
nâng cao trình độ hiểu biết. Cũng giốngnhư hôm nay chúng ta học xong vấn đề này thì không
nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Cũng giốngnhư
học hết lớp 12, ta học tiếp lên đại học, cao học và hơn nữa... Mỗi lần nâng một mức học như
thế, con người sẽ trưởng thành và được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã
hội, sau này sẽ tự nuôi sông được bản thân mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội.
Nhất là khi chúng ta còn trẻ, có sức khỏe, trí nhớ tốt thì phải chăm chỉ học tập. Còn “học mãi” là
học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt.
Đó là những người ham học, lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ hiểu biết, luôn đòi hỏi
phải nâng cao trí tuệ, nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy đã qua tuổi học, họ đã già, đầu óc không
còn được minh mẫn như trước nữa nhưng họ vẫn tiếp tục vừa tham gia công tác, vừa học, vừa
làm việc và rút ra những kinh nghiệm quý báu cũng là học. Như vậy, học là vô tận, học ở mọi
lúc, mọi nơi, mọi điều, nó giúp cho con người chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, nâng cao năng
suất công việc. Trong lời dạy của Lê-nin có ba vế ngắt làm ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”,
“mãi”, điệp từ “học" được nhắc lại ba lần. Lời nói của Lê-nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí
tình. Những con người thực hiện đúng lời dạy của Lê-nin thường là những người tài giỏi, nổi
tiếng, có sự nghiệp rạng rỡ và hết lòng cống hiến cho dân, cho nước.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết đó là vì chính bản thân chúng ta. Nếu không
đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Kết
quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để
nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc hơn. Bác
Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học
tập của các cháu”. Đúng như vậy, nếu con cháu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ
là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, đất nước ta sẽ không thua
kém gì các nước khác trên thế giới. Một đất nước no ấm, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân
chúng ta sẽ được sông đầy đủ, hạnh phúc hơn. Vả lại, kiến thức của loài người là một kho tàng
khổng lồ, thế giới càng ngày càng phát triển, mỗi ngày đều có thêm nhiều sáng tạo, tìm tòi, phát
minh hơn. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến lên, sự đòi hỏi của xã hội
ngày càng tăng, ta không học, không thể làm việc được, không theo kịp bước tiến của thời đại.
Đến lúc đó, chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước xã hội, cộng đồng. Hơn thế nữa,
hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà từ bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho con
cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược với truyền thông, đạo lí tốt đẹp đó. Việc học trở
thành một vấn đề rất cần thiết, cấp bách với chúng ta nên ta cần chăm chỉ học tập cho tốt.

Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt.
Trong xã hội xưa có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã
phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư
sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang
bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ
Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều các bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa
bom bão đạn của giặc để đến trường. cuộc sống tuy có khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chăm
chỉ học tập. Không ít những người trong họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây
dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng
trong bộ máy nhà nước ta.
Trong thời đại ngày nay, xã hội ta cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về lòng ham học.
Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải trèo đèo, lội suối qua những quãng đường dài để đến
học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm. Ấy vậy mà trong số họ xuất hiện bao bạn
nhỏ là học sinh giỏi vượt khó, không thua kém bất kì bạn học sinh nào. Hay như những bạn nhỏ
vừa học vừa làm thêm để lấy tiền nuôi sống bản thân, chi phí cho việc học. Họ đều là những
con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thôn, nhưng học tập vẫn chăm chỉ, cần mẫn, có những
thành tích cao, tốt đẹp.

Trong văn học phải kể đến nhân vật Mã Lương ở truyện Cây bút thần - một tấm gương về lòng
ham học và học thành tài. Vậy học tập góp phần rất quan trọng tới công việc, tương lai sau này
của chúng ta nên cần phải học tập thật tốt.

Vậy muôn thực hiện lời dạy của Lê-nin ta phải làm gì? Chúng ta phải tự tìm lấy những cái thích
thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc họ. c của mình để học tốt hơn. Bên
cạnh đó, để học tốt, chúng ta còn rất cần đến nghị lực, quyết tâm học tập. Trong giờ học, ta cần
phải chăm chỉ lắng nghe lời giảng của thầy giáo, nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè, lắng
nghe thông tin đại chúng, sách báo. Ngoài ra chúng ta cần học tập trong cuộc sống, tìm tòi,
sáng tạo thêm để học cho tốt. Học phải đi đôi với thực hành, học toàn diện.

Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không được ngừng nghỉ để
rồi sẽ phục vụ cho công việc sau này của mình. Học là rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến
thức mới giúp chúng ta làm được việc, nuôi sông bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. Bản
thân ta sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Hãy đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi! ”.

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức,
tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri
thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong
sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về
sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã
khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người
dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng
đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi
xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói
chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia
sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày
đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng
đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn.
Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là
sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ
ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn
những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao
nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng
trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan
trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp
ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có
cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết
của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút
ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có
một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là
phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây
dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia
đình và xã hội.
Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có
quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham
quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là
để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của
nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất
nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người.
Học ở trường, học trong sảch vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao
hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có
mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức,
chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội.
Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điểu ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta.
Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của
người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo
dựng sự nghiệp.

ó ai đã từng nghe câu: "Mất niềm tin là mất tất cả". Thật đúng như vậy, niềm tin là
động lực thúc đẩy chúng ta phát triển. Và để có được niềm tin rạng rỡ ấy, ý chí và nghị
lực là phẩm chất cao quý cần có. Nói vè ý chí và nghị lực, nhân dân ta có rất nhiều
những câu tục ngữ, câu thành ngữ ca dao đề cập tới. Nổi bật là câu "Có chí thì nên".
Câu tục ngữ đề cao ý chí nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần
phải có ý chí nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu "chí" ở đây nghĩa là gì? "Chí" chính là nghị lực, ý chí của mỗi
người , nó giúp con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích,
tiến tới thành công. Những dẫn chứng hùng hồn về ý chí nghị lực đã được tìm thấy
trong mỗi người Việt. Cả một trường kỳ lịch sử đấu tranh chống bọn thực dân thối nát
xâm lược, tinh thần, ý chí, nghị lực, của nhân dân ta, được phát huy cao độ. Với những
đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp.
Song với ý chí nghị lực vượt khó, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng đứng lên chống
giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc. Mặc dù "tượng đài tự do được
xây dựng bằng máu và nước mắt" nhưng ý chí chiến đấu cao ngút trời đã mang lại
chiến thắng toàn vẹn cho bên chính nghĩa là ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng
của ý chí nghị lực. Trải qua suốt chiều dài lịch sử của những năm tháng khốc liệt ấy, ý
nghĩa của câu tục ngữ vẫn hoàn toàn đúng đắn. Có biết bao tấm gương sáng vẫn được
lưu truyền đến ngày nay. Chẳng hạn như thầy giáo Nguyễn Ngoc Kí. Câu truyện về thầy
chưa bao giờ mất đi sức hút đối với trẻ em Việt. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, không thể
viết nhưng ý chí, nghị lực vươn lên, cùng niềm say mê ham học, thầy đã vượt qua tất
cả. Bắt đầu từ những chữ viết nghuệch ngoạc khó khăn bằng chân, thầy không nản
lòng mà ngay đêm tập luyện. Cuối cùng thầy cũng đã thành công. Những chữ viết ngay
ngắn thẳng hàng, đều và đẹp chính là thành quả mà thầy đạt được sau những giọt mồ
hôi và nước mắt. Với ý chí nghị lực vươn lên, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, một
tấm gương sáng rực của biết bao thế hệ học sinh. Chúng ta ngưỡng mộ thầy không chỉ
bởi tài năng viết chữ, lòng kiên trì mà còn là ý chí, nghị lực tuyệt vời. Ý chí nghị lực luôn
là cần thiết với mỗi người cho dù ở thời đại nào, lĩnh vực nào của đời sống. Trong lao
động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc
sống ấm no hạnh phúc. Trong học tập có biết bao tấm gương vượt khó, vượt hoàn cảnh
vươn lên trở thành một người tài, một người có ích cho xã hội. Và chị Nguyễn Thị Thảo
là một ví dụ điển hình. Gia đình chị rất nghèo nhưng không vì thế mà chị nản lòng. Chị
đã lấy nó làm động lực cho ý chí vươn lên của mình. Chị đã giành được học bổng, được
đi du học. Và hiện tại, chị đang là giảng viên cua một trường đại học. Đó chỉ mới là một
vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống không ít những tấm gương thể
hiện nghị lực. Nhưng nói chung, họ đều là những con người vươn lên bằng ý chí nghị
lực của bản thân và có được những thành quả mà mình mong muốn. 

Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng có thể nhận thức được vai trò và sự cần
thiết của "chí". Bên cạnh những tấm gương sáng, vẫn có một bộ phận không có ý chí
vững vàng. Họ dễ bị những cám dỗ, sa chân vào những tệ nạn đẻ rồi lãnh một hậu quả
mà không ai mong muốn. Bởi đúng như câu tục ngữ "có chí thì nên". Có ý chí nghị lực,
ắt sẽ thành công. Ý chí nghị lực kết hợp cùng với kiên trì bền bỉ, bạn sẽ vượt qua mọi
chông gai của cuộc đời. Bởi cuộc sống không phải là thảm đỏ, hoa thơm nhờ có ý chí
bản thân sẽ vượt qua tất cả. Trước gian lao thử thách, con người phải có một ý chí nghị
lực kiên cường. Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc của Việt Nam cũng đã khẳng
định về sức mạnh của ý chí nghị lực:
"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

Câu tục ngữ là chân lý sống để mỗi người rèn luyện. Thế hệ trẻ chúng ta hãy bằng
chính bản lĩnh, ý chí, nghị lực cùng tài năng của mình vượt lên làm chủ cuộc đời, đạt
đến những đỉnh cao trong công danh và sự nghiệp. 

Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong
cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta
nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình.
Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho
mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau
cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu
mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định: “Có công mài sắt có
ngày nên kim”
Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để
hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu
sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt
đẹp. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc
và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được
kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng
chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể
hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính
kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách
của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì
kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt
khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng
thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả. Câu tục
ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng
có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều
trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng
chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau.

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp
cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng
của người thầy nên tục ngữ ta có câu:“Không thầy đố mày làm nên”Thế nhưng cũng có
ý kiến cho rằng:“Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy
hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao
nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho
đúng?

Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn
nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở
đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về
chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ
nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy
nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc
sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh cùa
mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý
muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của
người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày
làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò cùa thầy giáo thật quan trọng. Thầy là
người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp
sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết
qụả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ
trụ, trong khoa học kỹ thuật… thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng
cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con/Bây giờ đã lớn khôn thế này/Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/Nghĩ
sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn
bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ
tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta
chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ
mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu
sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa
tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải
biết chọn lựa bạn tốt để học tập.Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ
đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì
quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của
người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự
nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức
tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian,
phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỷ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên”
của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có
cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn
cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành,
một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do
quan hệ xã hội…

Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ
“học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò
của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong
công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ
là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại
chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là
tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không
có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn
bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao
ta có câu:“Bạn bè là nghĩa tương thân/Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục
chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập,
người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và
nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác,
việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang
trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn
thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm.
Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 – 11 đã trở thành ngày hội lớn, là
ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ
giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy,
cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh
chúng ta.“Trọng thầy mới được làm thầy”Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và
cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn
tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có
chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho
cuộc đời mình. Cho dù học vởi thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng
ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho
ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.

Đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Nói
về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, tục ngữ có câu:
Đói cho sạch, rách cho thơm.

   Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của con người là ăn
và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước
đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn
chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này: Bần cùng sinh đạo
tặc, hay Đói ăn vụng, túng làm càn.Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh
nhưng đó chỉ là rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành
mạnh, trong sạch truyền thống của cha ông.
   Lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn
đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho?
Không ! Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một
triết lí sống, một quan điểm sống, một nề tảng đạo đức của nhân dân ta.

   Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống
vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước
nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi
nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề
nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức, bóc lột
tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ?

   Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con
người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài
học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho
trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời
và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

   Quan điểm này đối lập với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp boc lột; là sự tự khẳng định
và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ
nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

   Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm
người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử
như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến,... Quan niệm sống ấy là
quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại. Nó giống như những bông
hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và mùi hương thơm ngát.

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh
của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và
phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân
tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.
Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục
ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến
mức nghệ thuật.
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối
diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt,
tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên
nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam
cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương
người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có
những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.
Hỡi cô tát nước, bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo,
ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu
xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian
thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng
theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về
khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng
trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống
nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm
chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm
mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng
đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô
cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói
được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại
chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ
tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi
tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ
để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên.
“Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là
hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn
kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.
Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng
văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,
Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên
mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ
cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều
nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc
một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
       Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
          Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
     Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương
rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà
chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng
“chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì
không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.
Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...
Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.
Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là
tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự
trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người
Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người
phụ bếp trên con tàu , lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch
nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong
cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được,
chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi
bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho…
Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người
ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường
bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu
lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng
này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan
chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi
khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người
Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món
canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm
đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt
nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì
ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến
phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ
cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo
gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải
kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn
gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo
ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì
Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác
phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu.
Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền
Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ
bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2
cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ,
như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn
một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng
bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành
động đó của ông…”
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý
nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương
Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn
luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó.
Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì
nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con
người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất
nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ”
của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một
đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng
nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin
và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối
sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn
luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh,
hiện đại.

Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để
có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn
giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa.
Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người.
Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.

Sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua
suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là
một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền.
Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh
thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều
người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa
kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện
được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất
đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi,
lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng
lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.

Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh,
chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống
giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta
không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành
vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho
mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những
hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí.

Vấn đề này càng đặc biệt có ý nghĩa khi hiện nay Đảng, Nhà nước ta đã và đang phát động
cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được mọi tầng lớp
nhân dân nhiệt thành hưởng ứng.
Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống”
tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn
đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có
đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp
tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là
câu “Có chí thì nên”.

Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như
cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong
cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính
là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết
tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã
được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người
thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh,
kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. 
  Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số
những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một
màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt
ngào về tình thương nỗi nhớ.
Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô
thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi
vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc
đáo.
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng
trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa
trước cánh đồng thân thuộc quê mình.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa
với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ
với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một
hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ
tình hiện ra đẹp lạ.
Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù
quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ
bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc
mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh
mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một
màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu
tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó
như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng
ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày
từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó
với quê hương.
Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì
mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được
những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.
Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt
đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng
ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa,
tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ
trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào
cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển
trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính
quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.
Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió
nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng
ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng
ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.
Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con
người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã
làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương
yêu dấu.
Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân
trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam
dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.
Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen
đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn
gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn
xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết
bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên
vẹn như buổi ban đầu.

   ... Mặt trời đã lặn lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn
vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong làn
sương mỏng. Tiếng trống ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chốn thôn quê. Hôm nay là
rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

   Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống là tươi xanh được đặt ở
giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuối tiêu lốm đốm trứng cuốc
thật xứng với cốmm Vòng nõn nà màu ngọc gói trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ
con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt
lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn
ràng.

   Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. ÁNh
trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng
như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm.

   Trên đường làng, từng đàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung
linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui
mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính
đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn
tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc.
Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức:

Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,

Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...


   Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về
sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng.

   Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm
trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những
hàng cau, cây roưm, mái nhà... in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau
văng vẳng, xa vời.

   Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng
thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no
đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ
đến hai tiếng quê hương!
Chiều nay, bà cháu tôi nấu cơm từ sớm. Bà bảo hôm này mười lăm, trăng rằm, tròn và
sáng lắm. Thế là ăn cơm xong, gia đình tôi chuẩn bị cho một đêm ngắm trăng thơ
mộng.

Trời vừa tối, tấm màn màu đen bao trùm khắp mọi nơi. Mẹ con chị gà đã lục tục kéo
nhau lên chuồng. Những chú lợn cũng rủ nhau đi nằm sớm. Mấy chú chó và mèo thôi
không đùa nghịch nữa. Xa xa, trong thôn xóm, thỉnh thoảng vang lên tiếng chó nhà ai,
rồi tất cả lại rơi vào trong tĩnh lặng….Gió bắt đầu nhè nhẹ thổi. Gió mơn man, dịu dàng
như đền bù cho một ngày nắng vất vả. Hàng dừa, hàng cau ngoài sân cũng thích thú,
đu đưa mình trong gió. Ngoài bờ ao, gia đình nhà tre rì rào tâm sự… Trong vườn, mỗi
khi có cơn gió thổi qua, cây cối lại xào xạc tạo nên bản giao hưởng đồng quê mà ai đó
phải yêu làng quê lắm mới cảm nhận hết được…

Trời đã muộn hơn một chút. Bóng tối lúc này dày đặc. Nhà nhà đã lên đèn. Tôi cùng
ông kê chiếc chõng tre ra giữa sân gạch mà từ chiều tôi đã quét sạch sẽ. Ở giữa chõng,
tôi để một bộ trà nhỏ mà ông thích nhất. Bên cạnh, một đĩa táo ngon lành, hấp dẫn. Bà
tôi lúi húi từ dưới bếp mang lên ấm trà mới nấu, dậy mùi thơm… Vậy là mọi sự chuẩn bị
cho một đêm ngắm trăng đã hoàn tất. ông bà ngồi trên chõng tre, còn tôi vẫn chạy đùa
với chú chó Milu.

Từ bên hàng xóm, vang lên giọng nói của anh em thằng Cử:

“Sân nhà em sáng quá


  Nhờ ánh trăng sáng ngời

Trăng tròn như cái đĩa

  Lơ lửng mà không rơi…”

Thì ra anh em nó đang đọc bài thơ về ánh trăng. Hôm nay, tự dưng chúng nó có hứng
thành nghệ sĩ, nhưng bài thơ thật hợp với không gian đêm nay. Tôi cũng vừa lẩm nhẩm
đọc, vừa mơ màng ngẩng lên nhìn trời… Ô kia, bất chợt tôi thấy mặt trăng. Tôi hét lớn:
“A! chị Hằng! ông bà ơi cháu thấy chị Hằng rồi”. Tất cả mọi người cùng ngắm nhìn say
sưa sự xuất hiện của Hằng Nga xinh đẹp. Chị từ từ lên cao, từng chút từng chút một,
rồi lên đến đầu ngọn tre và lơ lửng ở đó. Đọc hết mấy lượt bài thơ, trăng đã ở mãi trên
kia từ bao giờ… Chị Hằng hôm nay xinh đẹp lạ thường. Khuôn mặt đầy đặn như thiếu
nữ độ tuổi trăng tròn. Chị Hằng sáng quá, soi tỏ khắp thế gian, rót ánh sáng diệu kì
xuống mọi nơi, mọi ngả đường thôn xóm… Con ngõ nhỏ đi vào nhà tôi ngập tràn ánh
trăng. Trăng in bóng cây xuống mặt đất, lồng vào nhau như thêu như dệt. Cả khu vườn
như một vườn trăng cổ tích. Chúng tha hồ vẫy vùng tắm trăng. Trăng rọi xuống mặt
sân như dát bạc. Trăng tỏ tận đáy ao khiến rong rêu trở nên mềm mại hơn trong dòng
nước. Hoa bèo khó hiếu khi thấy mình tự dưng mang một màu sắc mới lạ. Những chú
tôm, chú cá trốn dưới chân bèo cũng vội ngó mặt ra xem, thấy mình sao lấp lánh thế,
quẫy đuôi cười thích chí. Ông bà và tôi ngồi dưới trăng cũng thấy mình sáng lên. Thỉnh
thoảng ông nhấp một ngụm trà rồi còn ngâm vịnh thơ nữa. Bà tôi ngồi bên cười hiền từ
như để khích lệ ông. Nhìn ông bà như ông tiên, bà tiên trong truyện cổ tích vậy.

Càng về khuya, trăng càng lên cao, càng sáng và đẹp. Những vì tinh tú xung quanh làm
tôn thêm ánh sáng cho chị Hằng. Đến lúc này cả không gian, đất trời sáng vụt lên, sống
trong giây phút huy hoàng nhất của đêm nay. Thôn xóm đã hoàn toàn yên tĩnh. Gió se
se lạnh. Sương bắt đầu đặt mình lên cây lá … Mọi vật im lìm trong giấc ngủ ngon.

Trăng hôm nay đẹp quá, thanh bình và giản dị biết bao. Từ đó, cứ mỗi lần trăng rằm tôi
lại nhớ về làng quê, về ông bà tôi và nhớ về đêm trăng hôm đó.
Để giờ sinh hoạt lớp đạt hiệu quả

GD&TĐ - Sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học không thể thiếu ở mỗi cấp học.
Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp không những tác động tích cực đến các tiết học khác
trong toàn tuần học của lớp mà còn là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện
của mỗi HS xuyên suốt cả năm học. 

Tuy nhiên để giờ sinh hoạt lớp sao cho nhẹ nhàng, thân thiện, hiệu quả không phải giờ nào,
lớp nào cũng làm được.

Thông thường đến giờ sinh hoạt lớp, nhiều giáo viên chủ nhiệm thống kê và đưa ra những lỗi
vi phạm của HS rồi tiến hành nhắc nhở, kiểm điểm các em trước tập thể lớp. Dù HS vi phạm
hay không vi phạm cũng phải lắng nghe. Nếu nhắc nhở một vài lần thì những việc ấy cũng
thường thôi nhưng nếu tiếp tục kéo dài sẽ làm chán nản cho những em HS gương mẫu và
ngược lại nó sẽ “nhờn thuốc” đối với những em hay vi phạm.

Để giờ sinh hoạt lớp thật sự hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải khéo léo, “khen nhiều hơn
chê”, biết khơi gợi những điểm tốt của HS. Để không khí lớp nhẹ nhàng và tạo điều kiện cho
HS nói thẳng nói thật, giáo viên chủ nhiệm có thể dẫn dắt và đưa cả lớp vào bàn bạc hoặc
giải quyết một vấn đề nào đó mà cả lớp chưa làm tốt trong một tuần. Nếu làm được điều này
sẽ giúp giáo viên nắm bắt được những tồn tại của HS để chấn chỉnh kịp thời. Đừng nên biến
giờ sinh hoạt lớp trở thành giờ chỉ nói một chiều và nhận xét chung chung.

Giáo viên chủ nhiệm nên tạo sự hứng thú, gần gũi cho HS trong giờ sinh hoạt lớp, chẳng hạn
kể mẩu chuyện vui nào đó để xóa đi sự căng thẳng không đáng có. Tinh thần và tâm lí thoải
mái của người chủ trì giờ sinh hoạt lớp là rất quan trọng. Bởi vậy, trước khi đến lớp giáo viên
phải biết quên những phiền muộn riêng tư và nỗi lo gia đình. Nếu không người giáo viên rất
dễ rơi vào trạng thái “giận cá chém thớt”.

Những HS mắc lỗi thường có tâm lí mặc cảm. Nhiều em bị nhắc nhở liên tục trước lớp, sau
đó tỏ thái độ bất cần và ngày càng trở nên khó dạy, thậm chí nghỉ học luôn. Vì vậy, giáo viên
chủ nhiệm nên dành ít thời gian gặp riêng từng em trao đổi và động viên để tìm hiểu nguyên
nhân vì sao HS thường xuyên vi phạm từ đó đưa ra giải pháp giúp các em khắc phục. Khi HS
cảm nhận được sự quan tâm, tình thương yêu của giáo viên dành cho mình chắc chắn các em
ngoan hơn và chăm hơn.

Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quán triệt cho các em tính kỉ
luật, biết chấp hành nội quy trường lớp và nhiệm vụ của người HS, nâng cao nhận thức bản
thân và ý thức tập thể gắn giáo dục với cộng đồng, phê bình nhưng trên tinh thần xây dựng
cho nhau cùng tiến bộ, qua đó các em tự đẩy lùi những khuyết điểm mắc phải và phát huy
những ưu điểm đạt được trong tuần.
-  Hỏi: Họcsinh có bảng điểm như dưới đây phải được xếp loại Học lực là Kém mới đúng
nhưng hệ thống đang xếp loại Yếu. 
Điểm
Toán Lí Hóa Sinh Văn Sử Địa Ng.ngữ TD Học lực
TBCM
8.0 7.0 1.9 5.0 9.0 8.0 6.5 10.0 Đ 6.9 ?

- Trả lời:  Học sinh này không thỏa mãn Khoản 2b, 3b, 4 nên đang bị xếp loại HL Kém do
có môn Hóa có ĐTBM = 1.9 <2.0

Theo Điều 13, mục 6d trên Thông tư 58 quy định: Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại
K nhưng do kết quả củamột môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh
xếp loại Yếu. Học sinh này có ĐTBHK=6.9, thỏa mãn điều kiện trên nên hệ thống xếp
Học lực loại Yếu là đúng.
Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng
của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình
yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,
… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét
đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy. 

Mở đầu bài thơ là hình ảnh than thương, đáng yêu:


"Trên đường ……tuổi thơ"
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên
thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn
vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường
lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không
gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao
động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu
trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả
tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của
thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ
kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà
trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của
nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ ……màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm
thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu
nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên
của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
Có giọng bà vang vọng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng…..gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự
chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy
trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng …. quần áo mới"
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã
dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của
đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô
cùng.
"Ôi cái…… sột soạt"
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu
nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm
của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và
ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
"Tiếng gà trưa….. sắc trứng"
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi
thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó
chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm
xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
"Cháu chiến đấu ….. tuổi thơ."
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để
tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm
chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng –
người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu
sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức
mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu
tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng
hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-
bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng
yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc. Bài thơ được mở đầu bằng Tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn
thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng
yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập,
thống nhất nước nhà.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh
thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời
thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên
những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất
liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu
lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ
các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.Có lẽ vì thế mà bài thơ sống mãi với thời gian.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở
lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao
kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và
không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.

Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu.
Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.

Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa
bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn
dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông
dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy
dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình
dáng kỳ diệu.

Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc
mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây
bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả
rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu
đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng
em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới
vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.

Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả
bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường .
Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân
trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn
ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm
yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học
trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên
những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.

Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn
gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán
xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù
khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng
khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường
thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái
dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi,
tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi.
Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm
chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại
hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống
bất diệt của cây bàng.

Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào
cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn
trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không
được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là
phố phường, là trường học, là kỷ niệm…là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
Đề bài: bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: cây phượng.
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con
nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái
trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách
đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây ” Hoa
học trò.”

Nhìn  từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ
che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất.
Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo
dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa
dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi
nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây
phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm
kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em.
Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là
người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng
em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa
phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu
hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve  làm cho đời sống của chúng
em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy
cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không
nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những
ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm
kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em
học tập, vui chơi trong suốt  năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân
của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên
nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không?
Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.

Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng
chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò.
Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa,
em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu cây tre.


Từ bao đời nay cây tre đã có mặt hầu hết các nẻo đường đất nước việt và gắn bó chung thủy
với cộng đồng dân việt nam.đặc biệt trong tâm trí của người việt,cây tre chiếm một vị trí quan
trọng,sâu sắc hơn cả- được xem là biểu tượng của người việt đất việt.từ hồi còn bé tôi còn nhớ
bài thơ về cây tre việt nam.nước việt nam xanh muôn vàng cây lá khác nhau,cây nào cũng
đẹp ,cây nào cũng quí nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre, nứa,trúc

Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…

Cây tre ,nứa ,trúc…và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ lúa.tre có thân rễ
ngâm,sống lâu hiện ra các chồi gọi là măng.thân ra hóa mộc có thể cao đến 10-18m, ít phân
nhánh mỗi cây có khoảng 30 đốt…cả đời tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại
khi tre bật ra hoa
Cùng với cây đa bến nước sân đình – một hình ảnh quen thuộc thân thương của làng việt cổ
truyền thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh,cộng cảm với người việt.tre
hiến bóng mát cho đời và sẵn sàng hi sinh tất cả từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón,từ
thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống

Cây tre gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà.đất nước lớn lên khi dân ta biết trồng
tre đánh giặc không phải ngẫu nhiên sự tích cây tre thân vàng được người việt gắn với truyền
thuyết thanh gióng- hình ảnh gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc ân đã trở thành biểu
tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kì đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược
lớn mạnh.mặc khác hình tượng cậu bé gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể
liên quan tới sự phát triển của cây tre.trải qua nhiều thời ki lịch sử các lũy tre đã trở thành pháo
đài xanh vững chắc chống quân xâm lược ,chống thiên tai.tre thật sự trở thành chiến lũy và là
nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến .chính những cọc tre trên
sông bạch đằng,ngô quyền đã đánh tan quân nam hán .chính ngọn tầm vong góp phần rất lớn
đánh đuổi quân xâm lươc để giành lại hòa bình cho dân tộc;tre giữ làng, giữ nước, giữ mái
nhà ,giữ đồng lúa chín

Đã không ít tác phẩm viết về cây tre như cây tre việt nam của tháp mới và bài thơ của thi sĩ
nguyễn duy…tre còn góp mặt trong làn điêu dân ca,điệu múa hầu hết trên đất nước và là chất
liệu cần thiết để làm các nhạc khí dân tộc như sáo kèn.tre đi vào cuộc sống của mỗi người và đi
sâu vào tâm hồn việt.mỗi khi xa quê lữ khách khó mà quên lũy tre làng thân thương,những nhịp
cầu tre êm đềm…hình ảnh của tre gợi nhớ về làng quê mộc mạc,con người viêt nam thanh tao,
giản dị mà chí khí

Có thể thấy rằng bản chất ,bản lĩnh của người việt và văn hóa việt có nét tương đồng với sức
sống và vẻ đẹp của cây tre.tre không mọc riêng rẽ mà tạo thành lũy tre,rặng tre .đặc điểm cố kết
này tượng trưng cho tính cộng ở

người viêt.kết bài;tre gắn bó với người việt như thế đấy trong đời sống cần quí trọng cây tre
hơn.hà nội tre không còn nhiều .giờ mở rộng hà nội lại bát ngát các vùng quê,chiều về khóm
rơm không còn quấn quýt bên tre nhưng tôi lại thấy cây tre luôn vương thẳng gắn bó với người
dân

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây mai.


Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao
nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với
dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc
áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM


by 

Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được
mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào
sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú
ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây
cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.

Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây
tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại
mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất
hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.

Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như
có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một
sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết

Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết,
chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến
lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục
truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài
màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn
sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này.
Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may
mắn và tình thương yêu

Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày,
những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một
màu vàng của cánh Mai.

Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh
be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ
nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn
nhiên nở cánh trước cả nụ hoa

Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng
được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai,
đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.

Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một
người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết.
Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu
Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh
phúc.

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây lúa.


Cảnh tượng  về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những
hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi
đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.

Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu
gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã
bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở
quê tôi vẫn còn nội.

Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với  đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô
mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà… cả gia
đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: ” Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông
nhất nông nhì sĩ” Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi
cũng đem lòng  si mê cây lúa từ bao giờ  không biết.

Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu
lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông
như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng.
Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra… xòa một cành non trắng nõn nà
như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe
cái vị ngòn ngọt, lờ lợ  ấy tan ra  nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày  nào ta vẫn
chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như  gặm bắp
non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:

– Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)

Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng
trở thành giang sơn  của tụi trẻ con chúng tôi.

Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi
thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới
cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn
chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài,
những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn
giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba  đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí
ức tuổi thơ chúng tôi.

Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ  cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà.
Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa
vừa khô  hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao
cơm mới lại làm ta nhớ mãi.

Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn
bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.

Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi
những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế
lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút
rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể
thiếu những bó rơm khô.

Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi.
Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.

Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc
đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa
mà Vua Hùng đã truyền  ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời,
quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay
bùn.

Ba thường bảo tôi:

– Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắmVâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con
sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát
cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ
dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa
non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi  tiếng thở dài của mẹ nhẩm
tính ngày giáp hạt mùa sau.

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: hoa hồng.


Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một
nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. có thể nó biểu trưng điều thiêng liêng cao cả, nhưng có
thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc Và cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy
luật đó, một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.
Hoa hồng xuất hiện cách đây khoang 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên phấn trắng. Đây là một
loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Nhưng hiên nay đã có loài hoa hồng không có
gai. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. thưc vậy, hoa hồng có nhiều
màu: đỏ, trắng, vàng, hồng… và cả hoa xếp xen kẻ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng mà không
thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, các đây hàng ngàn
năm mà con người đã trồng và thưỡng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta
thường thấy phát triển hơn lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. cũng có lẽ
bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh mà chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể không
thể liên tục hàng mấy tháng như cay hoa hồng vườn.  tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai
trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có
màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin c nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng
thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất
tốt cho bàng quang và thân, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Hay như quả của một vài loại cây hoa
hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.
Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần
được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng mà con người dùng nó để trang trí, làm
đẹp cho ngôi nhà như ở trong phòng. trên bàn, …, giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với
thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví như hoa hồng đỏ- hay gọi là hoa
hồngnhưng biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết và
cả niềm tiếc thương vô hạn…Trong những lúc căng thẵng, nhìn thấy hoa ta như được giải tỏa
phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa. Bởi tôi được
biết rằng ở nước anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc
chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình : một phe lấy hoa hồng nhung, còn
phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong
cuộc sống.
Đẹp và đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng.
Cây hoa hồng gắn bó với con người tư thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ
như vậy đến cả sau này nữa.
———— HẾT ———— 

NK là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc.Ông để lại nhiều bài thơ nói về tình bạn, bạn cùng
quê, bạn đồng học, bạn cùng khoa…Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ
nôm đặc sắc của ông.Bài thơ nói lên một tình bạn đẹp .

Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh:Đã bấy lâu nay, bác tới
nhà

Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. Đã bấy lâu nay là
biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng
không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn
(Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có
người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn. Chính vì nỗi vui
mừng ấy trong lòng tác giả bật ra lời chào thể hiện niềm vui bâ't ngờ thú vị:

Trẻ thời…… không có

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì
để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình
Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ
“mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ
thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị
gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui
tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm
với bạn bè, bằng hữu: Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải, không tiền không mua- (Khóc Dương Khuê)

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao
nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ... Cũng chỉ có hai
người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ - Đàn kia, gảy củng ngẩn nga tiếng
đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động
trước tình bằng hữu của Lưu Bình — Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không
phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu thơ bộ lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và
cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở
đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. Bác đến chơi đây - không có mọi giá trị vật chất chỉ
có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng
ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những
điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật
chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm. Cũng là ta với ta nhưng trong
bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với
chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa
họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấv rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm
hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc
sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng
ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ
làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy Dẫu cho Nguyễn Khuyến đã đi xa,
nhưng tình bạn của họ thể hiện trong bài thơ thật cảm động biết bao. Bài thơ đã gợi cho chúng ta
nhiều suy nghĩ về tình cảm của con người trong cuộc sống, tình bạn bè, đồng chí, anh em...Có lẽ vì
vậy mà bài thơ sống mãi với thời gian.
Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý – Tình bạn chân thành thắm thiết.
Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm
xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn
qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.Bài th9 đã để lại cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc.
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.Một chút
nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã
bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau
làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên,
ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc
khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi.
Người bạn đó đã đến với ông – Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn
Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không
có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà
nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải,
mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng
không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu
như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình
ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác
giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.
Bác đến chơi đây, ta với ta…
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao
quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không
màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài 
Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang
nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta
với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà
một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng
lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất
nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ
thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách
đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng
ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần
chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con
người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh
thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài
thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của
làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được
những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
Xuân Hương là một gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII. Hồ Xuân Hương nổi bật lên với phong cách thơ vừa thanh vừa tục, cùng một
cá tính thơ độc đáo, bà được Xuân Diệu đánh giá là bà chúa thơ Nôm của văn học Việt Nam.
Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương.Bài thơ đã để
lại một ấn tượng sâu sắc trong long người đoc.
Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ tài năng, giàu lòng cảm thông, tinh thần nhân đạo đối với con
người, đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Hồ Xuân Hương đã
thể hiện sự trân trọng, đồng cảm cùng với thái độ xót xa cho những thân  phận người phụ nữ
bất hạnh trong xã hội, điều này cũng được thể hiện rõ nét qua bài thơ Bánh trôi nước:“Thân …
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Mở đầu bài thơlà một hình ảnh thật ấn tượng. Tác giả Hồ Xuân Hương đã đi miêu tả hình
dáng cũng như  cách thức chế biến bánh trôi nước- một món bánh phổ biến trong đời sống sinh
hoạt của con người Việt Nam. Bánh trôi nước là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp, bánh có
hình tròn và màu trắng. Khi nhào bột cần có sự khéo léo, nếu ít nước bánh sẽ bị rắn, còn nhiều
nước bánh sẽ bị nát. Khi bánh đã nặn xong sẽ được mang đi luộc, khi chưa chín bánh sẽ chìm
và khi bánh chín sẽ nổi lên mặt nước.
Từ hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã gợi liên tưởng của
người đọc đến số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp
tròn đầy, phúc hậu của những người phụ nữ, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự xót thương cho
thân phận chìm nổi của những người phụ nữ này “bảy nổi ba chìm”. Trong xã hội phong kiến,
những người phụ nữ vốn không được coi trọng và số phận thường bị chi phối bởi người khác,
cụ thể là những người nam giới, những người chồng của họ:
“Rắn nát…Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc sống của họ không được tự định đoạt mà phải phụ thuộc vào người khác “Rắn nát mặc
dầu tay kẻ nặn”, đây là số phận đầy éo le, đau khổ. Sướng khổ, hạnh phúc thế nào không thể
biết trước mà đều phụ thuộc vào người chồng, những người chủ gia đình. Nếu như may mắn
gặp được người chồng tốt thì họ sẽ được hưởng hạnh phúc. Còn nếu gặp phải người chồng
không biết thương yêu thì cuộc đời họ sẽ chìm trong bất hạnh.Cảm thương biết bao!
Cuộc sống tuy không suôn sẻ như mong muốn của họ, dù có trải qua vô vàn những đắng cay,
đau khổ thì những người phụ nữ vẫn một lòng thủy chung, son sắc, thể hiện được những phẩm
chất tốt đẹp của mình. Đến đây, Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng đối với những người
phụ nữ.Tấm lòng ấy thật đáng ca ngợi.
Trong ca dao xưa cũng có rất nhiều bài ca dao nói về thân phận bất hạnh của những người
phụ nữ, đây cũng là điểm gặp gỡ giữa tấm lòng nhân đạo của Hồ Xuân Hương với các tác giả
dân gian:
“Thân em như  hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”
Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi
để nói về thân phận và vẻ đẹp của những người phụ nữ một cách kín đáo,tế nhị. Hình ảnh
mang tính biểu tượng cao, thể hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm.Có lẽ vì vậy mà bài
thơ đã sống mãi với thời gian.
 
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh những nhà thơ nam tiêu biểu thì vẫn xuất
hiện những nhà văn nữ đầy tài năng, mang đến văn chương một hồn thơ mới, đầy độc đáo,
mang đậm dấu ấn, phong cách của những người phụ nữ nói chung, điều mà trước đó chưa
từng xuất hiện trong văn học. Một trong những gương mặt nữ sĩ tiêu biểu đó, không thể không
kể đến Bà Huyện Thanh Quan.Và có thể nói bài thơ hay nhất của bà là bài “Qua đèo ngang”.Bài
thơ đã để lại cho ta một ấn tượng sâu sắc.
Trước hết, mở đầu bức tranh thơ, nhà thơ đã gợi mở ra khung cảnh, nơi nhà thơ nghỉ dừng
chân thật buồn:“Bước đến Đèo Ngang …. chen hoa”.
Không gian được Bà Huyện Thanh Quan nhắc đến ở đây chính là không gian của buổi chiều
tà, khi ánh sáng dần tắt, nhường chỗ lại cho màn đêm bao phủ. Đây cũng là lúc mà nhà thơ nghỉ
dừng chân trong cuộc hành trình dài. Không gian chiều tà thường là không gian của thương
nhớ, bởi đây là khoảng thời gian gợi nhắc người ta mạnh mẽ nhất về quê nhà, đánh động vào
tình cảm sâu thẳm nhưng yếu mềm nhất trong mỗi con người. Vì vậy mà trong các tác phẩm
văn chương xưa nay, nhắc đến chiều tà thì người ta thường liên tưởng ngay đến nỗi nhớ nhà,
nhớ quê.
Ở đây, Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, đứng ở nơi rừng núi hoang vu, trong khung cảnh
chiều tà thì không tránh khỏi cảm giác mơ hồ buồn. “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” một hình ảnh
đầy độc đáo, đặc biệt. Nó gợi cho người đọc liên tưởng đến sự đông đúc, hội tụ giao thoa của
những sự vật trong tự nhiên, trên những phiến đá quần tụ những hoa, những lá, sự um tùm,
tươi tốt này mở ra không gian hoang sơ của núi rừng. Nhưng ở một góc độ nào đó, ta lại thấy
sự tươi tốt, quần tụ của cảnh vật lại mơ hồ gợi nhắc con người tới tình cảnh lẻ loi, cô đơn của
thực tại, khi một mình phải rời quê hương, người thân bạn bè để tha phương nơi đất
khách.“Lom khom dưới núi tiều…… mấy nhà”
Nếu như không gian của rừng núi, nơi nhà thơ nghỉ chân gợi ra cái mơ hồ buồn, thì khi
chứng kiến khung cảnh làng quê, con người ở xa xa kia càng làm đậm đặc, rõ nét hơn nỗi
nhớ ấy. “Lom khom dưới núi tiều vài chú”, phía dưới chân núi là hình ảnh của những người
tiều phu đang vội vã trở về nhà khi mặt trời dần lặn, một ngày sắp kết thúc. Hình ảnh “lom
khom” gợi cho ta hình ảnh của những người tiều phu đang không lưng gồng trên vai mình
những gánh củi nặng, thành quả của một ngày dài lao động. Tuy điểm nhìn khá xa, nhà thơ
cũng không nhìn rõ nhưng qua câu thơ người đọc lại cảm nhận được cái gấp gáp của những
bước chân, niềm vui nho nhỏ ẩn hiện đâu đó trên khuôn mặt của những người tiều phu, vì họ
đã kết thúc một ngày lao động mệt mỏi, và giờ đây họ được trở về nhà xum vầy bên mái ấm
của mình.Cách viết thật độc đáo làm sao!
“Lác đác bên sông chợ mấy nhà”, khi nhà thơ hướng tầm mắt ra phía xa kia, hình ảnh mà nhà
thơ đón nhận, đó là hình ảnh của những ngôi nhà thấp thoáng. Hình ảnh con người, sự sống ẩn
hiện đâu đó xung quanh đây gợi ra cái ấm áp của tình thân,niềm vui của sự xum vầy, đối nghịch
với tình cảnh hiện tại của nhà thơ, đơn độc nơi đất khách với một nỗi niềm da diết, khắc khoải:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Qua những khung cảnh thiên nhiên,khung cảnh của cuộc sống thường nhật đã gợi ra nỗi nhớ
nhà, nhớ quê hương da diết trong lòng Bà Huyện Thanh Quan. Nỗi nhớ ấy đã được nhà thơ
khái quát qua hai câu thơ “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc”, trước hết, đối tượng của nỗi nhớ
ấy chính là nỗi nhớ, tình yêu dành cho đất nước. Đây là khoảng thời gian đầy đặc biệt, đất nước
loạn li, chia cắt, vì vậy mà ta có thể phần nào hiểu được nỗi niềm thương nhớ của Bà Huyện
Thanh Quan về một đất nước hòa bình,thống nhất, yên vui. “Thương nhà mỏi miệng cái gia
gia”,từ nỗi nhớ da diết đến đau thắt lòng khi nghĩ về đất nước thì khi nhìn lại, nhà thơ lại ôm nỗi
niềm đầy tính chất cá nhân, đó chính là nỗi nhớ nhà.
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Dù sầu muộn với những nguồn cảm xúc, suy tư phức tạp, nhưng với tâm hồn đầy tinh tế, nhạy
cảm của người thi sĩ thì Bà Huyện Thanh Quan vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của non sông
gấm vóc của quê hương, nơi tác giả dừng chân đây tuy có vẻ hoang sơ, tịch mịch nhưng chính
trong cái tĩnh mịch ấy lại càng làm tôn lên vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát của không gian núi rừng. Và
những phiền muộn, những nỗi nhớ da diết đến đứt lòng ấy Bà Huyện Thanh Quan không thể dãi
bày cùng ai mà chỉ có thể ôm ấp suy tư trong chính mình, giữ riêng cho mình “Một mảnh tình
riêng ta với ta”Cách viết ta với ta thật mới lạ, chỉ một mình bà đối diện với bà . một nỗi cô đơn
sâu lắng làm đau lòng bao độc giả.Cảm thương cho bà biết bao vì nỗi buồn ấy chỉ mình bà biết
một mình bà hay.
Bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan vừa gợi ra một bức tranh rừng núi
hoang sơ, hùng vĩ; vừa gợi ra khung cảnh cuộc sống thường nhật đơn sơ, giản dị nhưng quá
đỗi ấm áp. Nhưng cái nền khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống ấy chính là cơ sở để người thi sĩ
bộc lộ những nỗi niềm, tình cảm riêng tư, đó là tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu da diết
của người xa quê, đơn độc nơi đất khách quê người. Có lẽ vì vậy mà bài thơ đã sống mãi với
thời gian.
Từ hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã gợi liên tưởng của
người đọc đến số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp
tròn đầy, phúc hậu của những người phụ nữ, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự xót thương cho
thân phận chìm nổi của những người phụ nữ này “bảy nổi ba chìm”. Trong xã hội phong kiến,
những người phụ nữ vốn không được coi trọng và số phận thường bị chi phối bởi người khác,
cụ thể là những người nam giới, những người chồng của họ:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc sống của họ không được tự định đoạt mà phải phụ thuộc vào người khác “Rắn nát mặc
dầu tay kẻ nặn”, đây là số phận đầy éo le, đau khổ. Sướng khổ, hạnh phúc thế nào không thể
biết trước mà đều phụ thuộc vào người chồng, những người chủ gia đình. Nếu như may mắn
gặp được người chồng tốt thì họ sẽ được hưởng hạnh phúc. Còn nếu gặp phải người chồng
không biết thương yêu thì cuộc đời họ sẽ chìm trong bất hạnh.
Cuộc sống tuy không suôn sẻ như mong muốn của họ, dù có trải qua vô vàn những đắng cay,
đau khổ thì những người phụ nữ vẫn một lòng thủy chung, son sắc, thể hiện được những phẩm
chất tốt đẹp của mình. Đến đây, Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng đối với những người
phụ nữ.
Trong ca dao xưa cũng có rất nhiều bài ca dao nói về thân phận bất hạnh của những người phụ
nữ, đây cũng là điểm gặp gỡ giữa tấm lòng nhân đạo của Hồ Xuân Hương với các tác giả dân
gian:
“Thân em như  hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”
Như vậy, bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh
trôi để nói về thân phận và vẻ đẹp của những người phụ nữ một cách kín đáo,tế nhị. Hình ảnh
mang tính biểu tượng cao, thể hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
 

Người giỏi và bọn... dở hơi khác nhau thế


nào?
 20:51 19/12/2014

 6

Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của
người khác.

Với sự thông minh và dí dỏm của mình, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã liệt kê những cách
phân biệt và nhận biết đâu là người giỏi và đâu là bọn... dở hơi! Không vui, không độc đáo
thì không phải là... Nguyễn Ngọc Thuần! 
Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh! Ảnh mang tính chất minh họa.

Người giỏi biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi
biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.

Người giỏi đi trễ nhưng sẵng sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất
kể giá nào. Bọn dở hơi đi rất đúng giờ nhưng lãng công.

Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh.

Người giỏi giao việc và tin tưởng, bọn dở hơi liên tục để ý rình mò nhưng không có phát
kiến.

Người giỏi đánh giá thành công và thất bại. Bọn dở hơi bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.

Người giỏi biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Bọn dở hơi bới móc ra
lỗi và liên tục cướp công.

Người giỏi nhân hậu trong mọi công việc. Bọn dở hơi tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.

Người giỏi im lặng. Bọn dở hơi nguyền rủa.


Người giỏi trung thực, trung dung. Bọn dở hơi nịnh nọt, xu thời.

Người giỏi nói ra ý của mình. Bọn dở hơi nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý
của mình.

Khi một lãnh đạo ra đi. Người giỏi tưởng nhớ. Bọn dở hơi chửi rủa.

Người giỏi nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Bọn dở hơi nhìn vào thành công
quá khứ, và liên tục nhai lại.

Người giỏi tĩnh lặng. Bọn dở hơi chạy lăng xăng.

Người giỏi có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Bọn dở hơi cái gì cũng có vẻ biết.

Người giỏi sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Bọn dở hơi luôn muốn sử dụng
người dở hơn hắn và trù dập.

Người giỏi tin vào mình. Bọn dở hơi muốn người khác tôn vinh.

Khi cho một tí quyền hành. Người giỏi tìm giải pháp. Bọn dở hơi tìm vây cánh và triệt tiêu sự
phát triển.

Người giỏi đề cao sáng tạo. Bọn dở hơi đề cao sự làm lụng.

Người giỏi biến một công nhân thành nghệ sĩ. Bọn dở hơi cố biến một nghệ sĩ thành công
nhân.

Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người
khác.

Người giỏi nhìn vào chính mình. Bọn dở hơi rình mò người khác và bới móc.

Người giỏi biến việc lớn thành việc nhỏ. Bọn dở hơi thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.

Danh sách còn dài, nhưng lười quá, dừng ở đây nhé. Tóm lại, người giỏi nên quên đi bọn bọn
dở hơi. Bọn dở hơi thì chỉ nên sống với bọn dở hơi. Đây là kinh nghiệm làm việc với người
giỏi và bọn dở hơi của riêng tớ.
Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút
cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn
khác. Giọng thơ  rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý
mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là
một bài thơ như vậy:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ
đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc
mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên
tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là
tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng
giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài
rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm,
nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài
thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang
ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ.
Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn
nhân hậu hiền hoà.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng
cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình,
cuộc đời họ do người khác định đoạt. Cũng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ
trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của
mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói
được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó
chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của
người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ
Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm
đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ
nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn.
Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ
khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ
người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ
phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả
quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc
sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị
đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương
đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều
màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người
phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng
nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm
giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của
chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những
đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện
nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang
mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người
đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có
nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của
những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn
không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của
những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động
mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé.
Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị
rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản
đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò
chuyện”.Trông thật vui vẻ biết bao!
Nhưng rồi tai nạn ập đến bố mẹ phải li hôn. Đau khổ biết bao Thành và Thủy phải chia tay.
Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to,
nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy
sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ.
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như
những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con
búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ Thủy có những ý nghĩ trái ngược nhau. Một mặt Thủy nghĩ rằng
“anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé
giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Hai con búp bê
sẽ mãi mãi không xa nhau. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này
của Thủy.. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm
xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì
em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi
bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. Trách nhiệm của bố mẹ đã
không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh thương tâmngười đọc, một đứa trẻ
đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi
thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn
như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi.
Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm
nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong
một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Nếu ai hỏi tôi loài cây mà tôi yêu thích nhất là cây gì? Tôi sẽ trả lời ngay mà không cần suy
nghĩ đó là cây phượng. Loài cây đã gắn bó với em suốt nhiều năm nay. Loài cây của tuổi học
trò. Ôi tôi yêu nó biết bao!

Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung
linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực
đỏ.

Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế!...
Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay
nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm
năm Chúng tôi ngồi chuyện trò vui vẻ hay những lúc các bạn khéo tay đã làm những con bươm
bướm thật đẹp. Chúng tôi ngồi và mong chờ cánh hoa rơi xuống đất.Và sự mong chờ đón đợi
cũng đến. Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự
vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có
lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc
năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.

Cứ như thế, hoa phượng thả những cánh hoa son xuống cỏ, đến từng giây phút xa các bạn
học trò. Hoa phượng rơi, rơi...Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Rồi một ngày
kia – ngày li biệt đã đến chúng tôi biết mình phải rời xa mái trường, xa thầy cô, bạn bè nhưng
đặc biệt chúng tôi đành phải nói lời tạm biệt với cây phượng. Thế là hết rồi phượng ơi, những
ngày vui đùa dưới gốc cây, những ngày đọc sách dưới gốc cây phượng. Thôi tạm biệt nhé
phượng ơi hẹn sang năm học mới chúng ta sẽ gặp nhau.
Những ngày hè, cổng trường khép kín. Trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui
đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng. Ôi, đẹp quá phượng ơi. cây phượng thật
đáng yêu, thật giản dị và cũng thật rực rỡ, phượng hãy đứng đấy để làm vui cho cảnh trường.
Phượng đã tô điểm cho cảnh trường thêm đẹp. Tôi biết tôi sẽ rời xa mái trường nhưng tôi sẽ
khộng bao giờ quên cây phượng đỏ thắm trước cổng.
TRƯỜNG THCS HOÀI CHÂU BẮC Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian 90 phút không
ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ II kể thời gian phát đề) NĂM HỌC: 2016 - 2017
Trường THCS ………………………….. Giám thị 1 Giám thị 2 Mã phách
Họ và tên: ……………………………….
Lớp 6A………..Số báo danh……... ........

…………………………………………………………………………………………
………...

Điểm bằng Điểm bằng Giám khảo 1 Giám khảo 2 Mã phách


số chữ

Câu 1:(2điểm)
So sánh là gì? Đặt 1 câu có phép tu từ so sánh.
Câu 2:(2điểm)
Chép hai khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.
Câu 3: (6 điểm)
Em hãy tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
Bài làm:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
......................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 HK: II (2016-2017)

Câu 1: (2 điểm) HS trình bày đúng:


- Möùc ñaày ñuû :
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1 điểm)
Đặt đúng câu có phép tu từ so sánh. (1 điểm)
- Möùc chöa ñaày ñuû : Hoïc sinh viết còn thiếu , tuøy möùc ñoä laøm baøi cuûa
hoïc sinh, GV linh ñoäng ghi ñieåm.
- Möùc khoâng tính ñieåm : khoâng vieát ñöôïc baøi.
Câu 2: (2 điểm)
- Möùc ñaày ñuû :
Chép đúng hai khổ thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
- Möùc chöa ñaày ñuû : Hoïc sinh viết còn sai sót (Nếu sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm, cứ
thế trừ điểm) tuøy möùc ñoä laøm baøi cuûa hoïc sinh, GV linh ñoäng ghi ñieåm.
- Möùc khoâng tính ñieåm : khoâng vieát ñöôïc baøi.
Câu 3: ( 6 điểm)
- Möùc ñaày ñuû :
+ Hình thöùc : Coù boá cuïc 3 phaàn theo phöông thöùc vaên miêu tả, lôøi vaên
trong saùng, coù söï keát hôïp moät soá bieän phaùp ngheä thuaät ñaõ hoïc ( 1.0 ñ).
+ Noäi dung :
a/Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh: phòng học, lớp học, tiết học, trường học ... trong giờ viết bài
tập làm văn. ( 1.0 ñ).
b/ Thân bài:
- Cảnh trước lúc làm bài văn: Cô giáo (thầy giáo) vào lớp, không khí lớp, quang
cảnh chung của phòng học ... ( 1.0 ñ).
- Cảnh trong lúc làm bài văn: ( 1.5 ñ).
+ Từ phía trên bảng: đề bài ...
+ Phía bên dưới: học sinh làm bài, không khí viết bài ...
- Cảnh cuối giờ làm bài văn: ( 1.5 ñ).
+ Cô giáo (thầy giáo) nhắc nhở trước khi nộp bài.
+ Cảnh học sinh nộp bài.
c/Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ ( tình cảm yêu thích, suy nghĩ về ý nghĩa, quyết tâm hành động ( 1.0
ñ).
- Möùc chöa ñaày ñuû : Hoïc sinh bieát vieát baøi vaên miêu tả nhöng caû hình
thöùc laãn noäi dung chöa ñaûm baûo vaø ñaày ñuû theo yeâu caàu treân, tuøy möùc
ñoä laøm baøi cuûa hoïc sinh, GV linh ñoäng ghi ñieåm.
- Möùc khoâng tính ñieåm : Laïc ñeà, sai kieán thöùc, khoâng vieát ñöôïc baøi.

********************
Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong tác phẩm bởi vì: tác
giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình
dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước. Nha van khong chi noi den mot con nguoi cu the.ma
nhung con nguoi ay la dien hinh tieu bieu cho the he. .nhung con nguoi lao dong xay dung dat nuoc

Trong Lặng lẽ Sa Pa, tất cả các nhân vật đều không được đặt tên cụ thể, học được
gọi theo lửa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mang tính chung, tính đại diện. Đó là một
dụng ý của Nguyễn Thành Long, bởi vì:
+, Các nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ, ..... Là những con người bình
thường, bình dị trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều có thể bắt gặp họ ở ngay bên
cạnh mình hoặc ở đâu đó trên đất nước này

+, Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp thầm lặng. không ồn ào. Họ là những hình ảnh tiêu biểu
cho mọi thế hệ, mọi ngành nghề của con người Việt Nam trong thời kì ấy.

Ko phải ngẫu nhiên mà là 1 sáng tạo nghệ thuật đặc sắc giàu ý nghĩa góp phần thể
hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tg ko định viết về 1 con ng cụ thể nào. Điều
ông gửi gắm ở đây là tất cả 1 thế hệ những con người lđ ở klhắp các lĩnh vực trên
mọi miền đát nc. Họ đã và đg thầm lặng cống hiến sức lực tài năng, tuổi trẻ của m
cho công cuộc xây dựng đất nc. Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên,...
những con ng ta chỉ biết đến qua tuổi tác, công việc. Họ thuộc thế hệ thời đại HCM,
những con ng sống có lí tưởng, hoài bão lớn lao: biết sống là cho, đâu chỉ nhận
riêng mình.
Chú ý: Tham khảo thêm các bài bên dưới! Thấy hay thì like và chia sẻ ngay nhé.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2017
Xem thêm tại: http://tin.tuyensinh247.com/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-van-da-nang-2017-
c29a33379.html#ixzz4iz9uTkRQ

ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 10


BÀI GIẢI GỢI Ý MÔN VĂN

Câu 1 :

a. Những thành tích của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua
thần tượng của mình:

- Tại thế vận hội Mùa hè 2016 ở nội dung 100m bơi bướm, Joseph Schooling đã vượt qua
thần tượng Michael Phelps để đoạt lấy Huy chương vàng cho mình.

- Jack Nicholson đã giành được 3 giải Oscar so với thần tượng của mình là Marlon
Brando chỉ mới đạt được 2 giải Oscar.

b. Trong văn bản 1, từ nhưng ở câu số 2 là từ thể hiện phép liên kết câu: phép nối.

c. Thông điệp chung của 2 văn bản trên: khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và
đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính
thần tượng của mình hôm nay.

d. Mỗi học sinh có những nhận xét khác nhau về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ
ngày nay đối với thần tượng của mình. Đây chỉ là một gợi ý:

- Thần tượng của bạn trẻ ngày hôm nay khá đa dạng. Có thể đó là những người nổi tiếng
trong các lãnh vực thể thao, ca nhạc,… Các bạn trẻ đã không nề hà công sức đi theo các thần
tượng của mình trong các trận thi đấu hoặc các show diễn. Họ tặng hoa, họ ôm hôn, gào thét
để thể hiện sự hâm mộ của mình. Ít người có được tinh thần như Schooling đối với Michael
Phelps hoặc Jack Nicholson đối với Marlon Brando lấy thần tượng của mình làm nguồn
cảm hứng, tấm gương soi để nỗ lực phấn đấu. Đa số  bạn trẻ ngày nay đã tôn thờ thần tượng
một cách quá lố và thiếu tỉnh táo.  

Câu 2:

            Thí sinh cần đáp ứng yêu cầu của câu hỏi: trình bày suy nghĩ của mình được gợi lên
từ vấn đề đã nêu trên trong phạm vi khoảng một trang giấy thi. Thí sinh có thể triển khai suy
nghĩ của mình theo những cách cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:

*Yêu cầu chung : Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi
chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể:

            a- Giới thiệu vấn đề: Để hình thành một lối sống hoàn hảo và đúng đắn là một vấn đề
vô cùng khó khăn và phức tạp. “Phải tôn trọng sự khác biệt”, đó là lời khuyên của các nhà
tâm lý và giáo dục. Câu hỏi :”Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?” Đó là một câu hỏi đơn giản
nhưng rất khó trả lời. Sau đây là những ý kiến của em về câu hỏi trên.
            b- Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn màu muôn vẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người có rất nhiều điểm chung tốt
đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần
phải được duy trì và tôn trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy
tội lỗi của đám đông.

            c- “Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Biết hòa đồng với hoàn cảnh xã hội hiện
tại là một kỹ năng cần thiết. “Đồng phục” trong cách sống, trong cách suy nghĩ, trong cách
ăn mặc là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với
mọi người, tuổi trẻ chắc chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong
sinh hoạt cũng như làm việc.

            Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ tuổi bởi vì phần
lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một sự nghiệp, một cuộc sống vững
vàng và hạnh phúc. Sống khác biệt dễ trở nên lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người
khác biệt dễ vấp phải sự chống đối của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng. Chỉ có sống
hòa đồng, quân bình hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành
công. Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình thường.

            d- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số đông bởi vì số
đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều bằng chứng của lịch sử đã cho
thấy điều đó, ví dụ như Galile. Khi đó, dám sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và
nhân cách của một con người. Đôi khi phải có can đảm và sống chết bảo vệ sự khác biệt của
mình nếu đó là đúng đắn và tốt đẹp. Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả
đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những tình huống thử
thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với số đông để dấn thân vào sự
hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam
trong thời kì trước 1945.

            e- Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần nhận thấy
hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là lập dị, để từ đó biết sống
hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong
suy nghĩ, cũng như hành động để thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường
cột của nước nhà.

Câu 3:

Đề 1:

Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận văn
học: Cảm nhận về một đoạn thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Sau
đó liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế cuộc sống để thấy được tình yêu, sự
gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng;
văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp.

Gợi ý:
Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Huy Cận, một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt
Nam hiện đại.

- Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và trích dẫn hai khổ thơ được nêu trong đề bài.

Thân bài:

- Phần 1: Cảm nhận về hai khổ thơ trên

+ Giới thiệu vị trí của hai khổ thơ: Khổ đầu và khổ cuối của bài thơ.

+ Cảm nhận về khổ thơ đầu tiên: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn
với những người ngư dân mang tinh thần phấn khởi lạc quan khi bắt đầu buổi lao động vào
một thời khắc đặc biệt. Để làm rõ điều này, học sinh cần chú ý phân tích những yếu tố nghệ
thuật như: so sánh, ẩn dụ được dùng trong khổ thơ (mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cài
then, đêm sập cửa, đoàn thuyền đánh cá, lại, câu hát, căng buồm cùng gió khơi).

+ Cảm nhận về khổ thơ cuối cùng: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh
với khung cảnh rực rỡ của biển cả và tinh thần phấn khởi lạc quan của người ngư dân. Để
làm rõ điều này, học sinh cần chú ý phân tích các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật (điệp, ẩn dụ
: câu hát căng buồm, đoàn thuyền chạy đua, mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi).

+ Nhận xét chung: hai khổ thơ có những hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng, thể hiện được
hình ảnh đoàn thuyền đánh cá và người ngư dân Việt Nam với tinh thần lao động hăng say
trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Phần 2: Học sinh có thể liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác đã được
học trong chương trình (ví dụ: Quê hương của Tế Hanh, Cô Tô của Nguyễn Tuân,…)

- Học sinh dù chọn tư liệu nào cũng cần phân tích để chỉ ra được tình yêu và sự gắn bó của
con người Việt Nam với biển quê hương.

- Sau đó, cần nhấn mạnh dù ở những phạm vi khác nhau (văn học hay cuộc sống), tác phẩm
khác nhau nhưng mọi người đều có thể thấy được tình yêu và sự gắn bó của con người Việt
Nam đối với biển cả Việt Nam, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc mà ông cha đã
dày công để xây dựng và đòi hỏi cháu con phải bảo vệ.

Kết bài: Tình yêu quê hương nói chung và tình yêu biển đảo nói riêng là phẩm chất tốt đẹp
và thiêng liêng của cả loài người không riêng gì đối với con người Việt Nam.

Đề 2:

Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận văn
học: phân tích một số tác phẩm văn học tự chọn để nói lên những trải nghiệm, những thu
hoạch mà bản thân học sinh có được khi đọc tác phẩm văn học với tinh thần “Đọc một
tác phẩm – đi một dặm đường”. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Gợi ý:

Mở bài: “Học, học nữa, học mãi” là một câu nói khẳng định rằng việc học là cần thiết cho
mọi cuộc đời và mọi thế hệ. Việc học của tuổi trẻ thường có được từ sách vở. Đọc sách là
một cách học chủ yếu của học sinh. Đặc biệt, những tác phẩm văn học góp phần làm giàu
kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho tuổi trẻ. Chính vì thế “Đọc một tác
phẩm – đi một dặm đường”.

Thân bài:

- Giải thích “Đọc một tác phẩm – đi một dặm đường”: Đọc và sống với một tác phẩm văn
học, người đọc sẽ tiếp thu được nhiều điều quý báu từ kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, cảm
xúc của tác giả, … giống như “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

- Phân tích chứng minh những bài học, trải nghiệm mà học sinh có được từ việc đọc các tác
phẩm văn học về các mặt như kiến thức, tư tưởng, kinh nghiệm, cách mô tả và diễn đạt
những vấn đề trong cuộc sống, tâm lý nhân vật, miêu tả phong cảnh…

            Phần này mỗi học sinh sẽ có những trình bày cụ thể riêng. Học sinh có thể trình bày
những trải nghiệm riêng của mình khi nhập vai với những nhân vật trong tác phẩm. Chỉ cần
những điều được nêu phù hợp, đúng với tác phẩm được đề cập.

- Học sinh có thể bàn luận thêm về cách đọc tác phẩm văn học để có được kết quả tốt nhất
(lựa chọn tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, với mơ ước, với lý tưởng; đọc với tinh thần tập
trung, sống với thế giới nghệ thuật của tác phẩm).

- Bên cạnh những tác phẩm văn học trong nhà trường, nên chọn lựa thêm những tác giả
không có trong chương trình văn học để bổ sung kiến thức, làm giàu tư tưởng của bản thân.

- Việc đọc sách rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, do đó đòi hỏi
trách nhiệm của những người chọn lựa việc đưa tác phẩm văn học vào sách giáo khoa cần
phải thận trọng hơn.

Kết bài: Mỗi tác phẩm văn học đều có những giá trị riêng về nội dung và nghệ thuật mang
lại cho người đọc những trải nghiệm, những thông điệp, những lắng đọng, những suy nghĩ,
những trăn trở,… Do đó, người đọc cần có thái độ nghiêm túc và chủ động để việc “đọc một
tác phẩm” thật sự là “đi một dặm đường” trong hành trình tư tưởng và hình thành tính cách.

14:33 0Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2017


Hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2017

Xem thêm tại: http://tin.tuyensinh247.com/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-van-da-nang-2017-


c29a33379.html#ixzz4iz9RVtz43/
Vậy "sống có trách nhiệm" là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội,
trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản
thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm
với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.
Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình
đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều câm kị nhất đối với mỗi cá nhân
là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trái
nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền
tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh và lớn lên theo chiều hướng xấu
hay tốt một phần là do ảnh hường của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho
mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. "Kính trên nhường dưới"
là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ
và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nêu ta cho đi yêu thương của chính mình.
Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng
ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách
mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế
giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm
thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có
ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những
kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu
học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta
phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt.
Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với
bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ
có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại ? Vận
mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?
Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và học sinh chúng ta là người trực tiếp giúp nhân loại phát
triển. Chúng ta phải có trách nhiệm với nơi chúng ta tồn tại. Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn
như không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung... cũng là đóng góp cho xã hội.
Hiện nay, mỗi đợt hè về chúng ta lại bắt gặp màu áo xanh của thanh niên tình nguyện, những con
người đó gánh vác trên vai trách nhiệm của bản thân, đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ người già neo
đơn, sửa lại cây cầu, lợp lại mái lá... tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến
của họ với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn.
Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những
thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ,
đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với
uy tín và có trách nhiệm với đối phương. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã
chung tay góp phần tạo nên một "ta" trách nhiệm với môi trường với những người xung quanh rồi.
Nhạc sĩ Thế Bảo đã nhận xét về thiên tài âm nhạc của Việt Nam Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ quá
cố đã để lại cho đời hơn sáu trăm bài hát sâu sắc rằng "Sơn là một con người rất nghệ sĩ, một nghệ
sĩ lớn, ngoài khuôn khổ thông thường. (...) Sống hết mình và tận tâm - đó là Sơn. Anh luôn là người
lo công việc, đúng hẹn. (...) Anh Sơn là người sống rất có trách nhiệm với mọi người” (Trích Báo Lao
động). Điều trên chứng tỏ cho ta thấy rằng càng nổi tiêng người ta càng phải sống có trách nhiệm, vì
từng hành động, từng lời nói của họ đều được cả nhân loại theo dõi và đánh giá nên họ phái tận
dụng điều đó mà gửi những thông điệp tốt đẹp đến xã hội.
Sống thoáng là sống thiêu trách nhiệm! Tình trạng nhiều bạn nữ phải vào bệnh viện khi còn rất trẻ
như hiện nay thì đó là một hiện thực quá đau lòng. Hầu hết đều để lại hậu quả lớn rồi mới ân hận thì
chuyện đã rồi. Một bộ phận giới trể không ý thức được lối sống lành mạnh quan trọng như thế nào.
Điều đó chứng tỏ họ thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình.
"Live each day as it come!" (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn
hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sông có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không
lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách
nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp
thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng
và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người
quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc
một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta
một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

THE HIEN MINH


Đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, thể hiện mình đang là một vấn đề lớn, là một nhu cầu tất
yếu không chỉ trong trường học mà còn ở ngoài cuộc sống thường ngày. Vậy thể hiện mình
đối với học sinh có ý nghĩa như thế nào mà họ lại coi đó là một nhu cầu tất yếu đối với bản
thân như vậy? Hiện nay thể hiện mình thường thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau về cả
mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Việc làm ấy là một hành động để chứng tỏ bản thân đối với
mọi người. Về mặt tích cực, nhiều học sinh luôn đứng lên thể hiện bản thân mình bằng
cách học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi ở các cấp, hay như một số học sinh
lại tham gia và đóng góp tích cực cho các phong trào bề nổi ở liên đội, liên đoàn, trường,
lớp,…cũng như nhiều bạn tận dụng khả năng đàn, hát, vẽ,…để thể hiện mình trước đám
đông. Đó là những hành động thể hiện mình rất tích cực và vô cùng có ích để mỗi chúng ta
phải học tập và noi theo. Song bên cạnh đó, một số bạn thể hiện mình mọt cách thái quá
như đến lớp nhuộm tóc nhiều màu, mặc quần áo không rách thì hở, coi thường việc mặc
đồng phục cũng như nội quy trường lớp, hay luôn tạo ra những trào lưu vô bổ, gây ảnh
hưởng xấu tới thầy cô, bạn bè, hút thuốc lá, uống rượu bia,…sa đà vào các tệ nạn xã hội
khác. Những việc làm để thể hiện mình một cách tiêu cực như thế thì không những gây ảnh
hưởng xấu tới trường lớp, bạn bè, thầy cô mà còn gây sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi
người, đang dần biến mình trở thành người xấu, người vô văn hóa và làm giảm sút đi sự
phát triển của xã hội. Là một học sinh, ta phải biết cách thể hiện mình sao cho thật đúng với
tư cách của học sinh, luôn là một học sinh gương mẫu đi đầu mọi phong trào tốt đẹp, có ích
cho bản thân, giúp ích cho đất nước. Chúng ta phải làm sao cho việc thể hiện mình chỉ tồn
tại ở những mặt tích cực, đẩy lùi những mặt tiêu cực ra xa. Có như thế thì chúng ta mới có
thể tự thể hiện mình một cách hoàn hảo nhất, trở nên có ích, có văn hóa, có năng lực, tài
năng trong mắt mọi người và đối với xã hội. Tôi cũng vậy, tôi vẫn còn là một học sinh ngồi
trên ghế nhà trường, tuy không có nhiều tài năng nhưng tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt,
nâng cao vốn hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào các phong trào của trường, lớp,
…làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước và trở thành một chủ nhân tài năng thực sự.
Thể hiện mình là một việc làm tốt, nhưng ta phải thể hiện mình làm sao cho thật đúng và
tránh sa vào những việc làm thể hiện mình không tốt nhé!

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nước ta có tỷ lệ trẻ tử
vong do đuối nước cao gấp 10 lần các nước phát triển. Đặc biệt, tai nạn đuối nước
ở trẻ em gia tăng mạnh vào mùa hè và mùa mưa lũ.

Trong suốt giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014, trên báo chí, những thông
tin về tai nạn đuối nước của trẻ em liên tục được cập nhật. Theo thống kê, chỉ trong
vòng 3 tháng, số vụ tử vong do đuối nước được cập nhật trên báo chí là hơn 50 vụ.
Trong đó, 65% trên tổng số vụ có nạn nhân là trẻ em ở độ tuổi từ 3 – 13 tuổi. Điển
hình như vụ tai nạn của 2 chị em (12 và 13 tuổi) ngày 30/7 tại sông Cửa Sót, huyện
Lộc Hà, Hà Tĩnh, hai chị em đi tắm sông đã gặp phải vùng nước xoáy, dẫn đến cả 2
em đã bị đuối nước thương tâm. Hay như vụ tai nạn đuối nước của 4 em học sinh
(lớp 7 đến lớp 9) của trường THCS Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh  diễn ra vào chiều ngày
21/6, khi đó cả 4 em rủ nhau ra khu vực sông Đào để đi bắt hàu, tuy nhiên cả 4 em
bị trượt chân rơi xuống sông. Do không biết bơi nên cả 4 em đã bị chết đuối. Vụ tai
nạn thương tâm khác cũng đã xảy ra tại bãi biển Nghi Quang, Nghệ An, trong 2
ngày 22 – 24/5, đã có 4 em học sinh chết đuối trong khi đang tắm mát cùng bạn bè.
Có thể thấy các vụ tai nạn đuối nước xảy ra liên tục trong mùa hè, khi nhu cầu được
tắm mát, hạ nhiệt của các em tăng cao.

Một điều đáng chú ý từ các vụ tai nạn đuối nước diễn ra trong 3 tháng hè qua, phần
lớn các vụ tai nạn (44%) diễn ra có địa điểm tại các biển, sông, hồ ở Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Hình: Tình hình chết đuối ở trẻ vào mùa hè gia tăng (sưu tầm)
Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng chủ yếu do
các nguyên nhân: sự bất cẩn của người lớn, môi trường sống xung quanh trẻ không
an toàn, và đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng, kiến thức
về sự an toàn khi tắm biển, sông, hồ còn hạn chế.

Trong suốt 3 tháng hè, các vụ tai nạn đuối nước diễn ra do thiếu sự giám sát của
người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những nơi có mối hiểm họa
này chiếm 33% trên tổng số vụ tai nạn. Đa số, các em học sinh rủ nhau đi tắm biển,
sông, hồ mà thiếu sự giám sát của người lớn. Sự thiếu cẩn thận, trong khi vui chơi,
hoặc phụ giúp gia đình ra đồng, sông suối mò cua, bắt hàu… dễ xảy ra tình trạng
trượt chân xuống ao, hồ, sông, suối, hố sâu…  khiến các em không phòng bị kịp
thời để xảy ra tình trạng thương tâm.

Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các
môi trường sống xung quanh. Trường hợp điển hình diễn ra ở Ninh Thuận, ngày
27/5, bé trai 8 tuổi bị chết đuối do đi múc nước ở giếng. Do đó, tại các khu vực có
hố nước sâu, giếng, ao trong nhà, trong sân… cần phải có rào chắn an toàn hoặc
nắp đậy để tránh trường hợp xấu xảy ra với trẻ nhỏ. Đối với các khu vực là biển,
sông sâu, hay có sóng to, chính quyền địa phương nên có sự trang bị các biển cấm,
hoặc biển cảnh báo nguy hiểm, để tránh tình trạng trẻ bơi vào các khu vực nước
xoáy, sâu.

Tình trạng trẻ không biết bơi, thiếu các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi đi tắm
ở sông, suối, ao, hồ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vụ
tai nạn đuối nước ở trẻ. Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu
lẫn nhau, thì do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối,
dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên. Hiện nay, ở các khu vực
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi – những nơi có tỷ lệ đuối
nước ở trẻ em vào mùa hè cao, các em đều được học bơi từ cha mẹ, anh chị em
hoặc bạn bè khi xuống sông, ao, biển tắm, mà thiếu những kiến thức, kỹ thuật bơi
căn bản như khởi động trước khi xuống bơi,… nên khi gặp những trường hợp bất
ngờ, nguy hiểm, trẻ thường thấy lúng túng, không biết xử lý dẫn đến tình trạng tử
vong. Thêm vào đó, các em cũng cần phải được nhắc nhở nên tránh xa các khu
vực bãi bồi dễ sụt lún, các khu vực có nước chảy xiết vào từng thời điểm, và đặc
biệt phải luôn lưu ý đến các biển cảnh báo, biển cấm tại các khu vực nguy hiểm, để
tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trên hết, để hạn chế mức thấp nhất những tường hợp trẻ em bị đuối nước, chính
quyền địa phương, nhà trường và gia đình cần phải nâng cao truyền thông, giáo
dục về kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức và trẻ
em trong việc phòng chống đuối nước.

1. Khuyến cáo các bạn học sinh, sinh viên không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông
suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.
2. Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định
của bể bơi, khu vực bơi.
3. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần
bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên
tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy
hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng
đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ
bị uống nước nhiều, mất sức.
4. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao
thông đường thủy như mặc áo phao.
5. Tạo hành lang pháp lý phù hợp: Cần chỉ rõ đầu mối chịu tránh nhiệm mỗi
khi có tai nạn xảy ra... từ đó có các chế tài hợp lý.
-Lien he ban than va ket bai

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm
cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:

Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông
Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy
một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba
học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức
và bị dòng nước cuốn trôi. (Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 – 5 – 2013)

Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Văn Nam. 0,50
Phân tích
– Cảm phục trước hành động quên mình cứu người của Nguyễn Văn Nam. Đây
là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập.
– Hành động này thể hiện tấm lòng nhân ái của một nhân cách đặc biệt; một
phẩm chất đạo đức cao đẹp đã được tu dưỡng, học tập, rèn luyện từ môi trường
giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và truyền thống quê hương; …
Bình luận
– Việc làm của Nguyễn Văn Nam là một nghĩa cử cao đẹp, dũng cảm phi
thường, song không phải là cá biệt. Hành động này còn giàu ý nghĩa tích cực
trong bối cảnh cuộc sống hiện tại.
– Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm; đề cao ý thức nuôi dưỡng điều thiện và tính
thiện.
Liên hệ bản thân: học tập theo tấm gương Nguyễn Văn Nam, … 0,50
Lưu ý:
– Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp
nhận.
– Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía
cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa.
– Không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn năm 2017
Tại hội đồng thi trường THPT Bùi THị Xuân (Q.1), nhiều thí sinh cũng nhận định đề văn năm nay
dễ so với đề năm trước.
Theo bạn Dương Mỹ Quân, Trường THCS Bàn Cờ, đề văn vừa sức và nằm trong chương trình.
“Em làm xong kịp giờ. Hai câu đầu em tương đối chắc chắn. Còn câu 3 cũng đã từng làm dạ

Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra
hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ
trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy
hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống
của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
II. Thân bài
1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?
“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống
ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những
điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống,
xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính
bản thân mình.
Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm
chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ “Thờ ơ con mắt lạnh.
Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung
hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan
trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo
hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà
ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng
trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của
mình.
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp
mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những
người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con
cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành
nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Lại có trường hợp cha bạo hành con đẻ
như vụ:
3.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi
đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở
người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
4. Hậu quả của bệnh vô cảm.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó
biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có
thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán
bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc.
Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ
hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng
vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ
mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự
tử.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ,
bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có
mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống
tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh.
Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người
với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư
cách con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ”
(Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn” , vẩn đục và xói mòn dần truyền
thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Và khi
căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở
đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp
đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Thật
buồn đau và thất vọng biết bao!
5. Bài học nhận thức và hành động.
Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh.
Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong
trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc
chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
III. Kết luận
Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh
vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy
cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống
của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên
tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa
bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường
sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những
nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta
hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là
vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta
vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt
lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn
xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và
cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp,
giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện
tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là
một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên
dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột,
gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên
vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị
ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí
thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã
ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến
khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên
xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,… Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác
xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải
nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do
những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của
một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi
công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội
ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm
sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì
người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp
phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị
rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một
ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại
quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa
được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện
thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con
người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người
dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy
nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan
chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá
nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng
một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.
Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ.
Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày
càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn
nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại
hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải
nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài
da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp
do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết
nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều
tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp
thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự
truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc
hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn
đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến
đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để
thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi
đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho
khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi
khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban
ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc
giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có
thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn
công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt . Tốt nhất là các cơ quan nhà
nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.

Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức . Bảo vệ môi
trường là bảo vệ năng bởi mức thiệt hại cảu nó đối với XH, sự sống của mọi người, vì vậy
mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-
đẹp.
Đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, thể hiện mình đang là một vấn đề lớn, là một nhu
cầu tất yếu không chỉ trong trường học mà còn ở ngoài cuộc sống thường ngày. Vậy thể
hiện mình đối với học sinh có ý nghĩa như thế nào mà họ lại coi đó là một nhu cầu tất yếu
đối với bản thân như vậy? Hiện nay thể hiện mình thường thể hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau về cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Việc làm ấy là một hành động để chứng tỏ bản
thân đối với mọi người. Về mặt tích cực, nhiều học sinh luôn đứng lên thể hiện bản thân
mình bằng cách học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi ở các cấp, hay như một
số học sinh lại tham gia và đóng góp tích cực cho các phong trào bề nổi ở liên đội, liên
đoàn, trường, lớp,…cũng như nhiều bạn tận dụng khả năng đàn, hát, vẽ,…để thể hiện mình
trước đám đông. Đó là những hành động thể hiện mình rất tích cực và vô cùng có ích để
mỗi chúng ta phải học tập và noi theo. Song bên cạnh đó, một số bạn thể hiện mình mọt
cách thái quá như đến lớp nhuộm tóc nhiều màu, mặc quần áo không rách thì hở, coi
thường việc mặc đồng phục cũng như nội quy trường lớp, hay luôn tạo ra những trào lưu vô
bổ, gây ảnh hưởng xấu tới thầy cô, bạn bè, hút thuốc lá, uống rượu bia,…sa đà vào các tệ
nạn xã hội khác. Những việc làm để thể hiện mình một cách tiêu cực như thế thì không
những gây ảnh hưởng xấu tới trường lớp, bạn bè, thầy cô mà còn gây sự thiếu thiện cảm
trong mắt mọi người, đang dần biến mình trở thành người xấu, người vô văn hóa và làm
giảm sút đi sự phát triển của xã hội. Là một học sinh, ta phải biết cách thể hiện mình sao
cho thật đúng với tư cách của học sinh, luôn là một học sinh gương mẫu đi đầu mọi phong
trào tốt đẹp, có ích cho bản thân, giúp ích cho đất nước. Chúng ta phải làm sao cho việc thể
hiện mình chỉ tồn tại ở những mặt tích cực, đẩy lùi những mặt tiêu cực ra xa. Có như thế thì
chúng ta mới có thể tự thể hiện mình một cách hoàn hảo nhất, trở nên có ích, có văn hóa,
có năng lực, tài năng trong mắt mọi người và đối với xã hội. Tôi cũng vậy, tôi vẫn còn là một
học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tuy không có nhiều tài năng nhưng tôi sẽ cố gắng học
tập thật tốt, nâng cao vốn hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào các phong trào của
trường, lớp,…làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước và trở thành một chủ nhân tài
năng thực sự. Thể hiện mình là một việc làm tốt, nhưng ta phải thể hiện mình làm sao cho
thật đúng và tránh sa vào những việc làm thể hiện mình không tốt nhé!

Lợi ích và tác hại của việc sử dụng điện thoại di động

Như các bạn đã biết, điện thoại di động là sim viettel một phương tiện liên lạc rất
hữu ích giúp con người trao đổi thông tin với nhau. Ngày nay, mọi đối tượng đều có
thể sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đề cập đến đối tượng là
những bạn học sinh. Vậy lợi ích và tác hại của nó như thế nào? Tôi xin trình bày
quan điểm của mình như sau: 
Đầu tiên, tôi cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của điện thoại di động.
Như sim vinaphoneđã nói ở trên, đó là phương tiện liên lạc giúp các bạn trò chuyện,
trao đổi với nhau. Thứ hai, bạn có thể sử dụng bởi một số tiện ích: báo thức, lưu số
điện thoại, chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm…. Bên cạnh đó, những chiếc điện thoại được
đánh giá là “xịn” các bạn có thể giải trí bằng cách nghe nhạc hay chơi game, đọc
báo qua GPRS…Nó sẽ là như thế - sẽ là hữu ích với người biết sử dụng điện thoại
một cách hợp lý.Tôi nghĩ đơn giản lợi ích của điện thoại chỉ có vậy. 
Tôi cũng là học sinh như các bạn, cũng đang ở độ tuổi trưởng thành vì thế tôi hiểu
nhu cầu thể hiện mình của các bạn trẻ ngày nay là rất lớn. Và để thể hiện phong
cách cá tính của mình bạn không thể thiếu “chú dế yêu”? bạn sẵn sàng bỏ nhiều
tiền để mua điện thoại theo mốt rồi trang trí cho nó, cài đặt cho nó những công dụng
tốt nhất ? Có bạn thì được sự cho phép của gia đình nhưng cũng có nhiều bạn dùng
giấu sau lưng bố mẹ. Tôi tin chắc rằng, công việc học tập của bạn cũng sẽ sim
vinaphone dep một phần nào đó bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng điện thoại. Vì sao
tôi nói vậy? Bởi vì trong số các bạn có rất nhiều người dùng điện thoại mà bỏ bê
việc học. ở lứa tuổi này, các bạn sẽ ít gọi điện nói chuyện với nhau mà chỉ nhắn tin.
Như thế lại mất càng nhiều thời gian. Tôi có thể đưa ra một ví dụ rất cụ thể. Khi bạn
nhắn tin với ai đó bạn sẽ không nhắn chỉ một, hai tin mà phải đến cả chục tin nhắn
phải không? Và nếu người kia trả lời tin nhắn của bạn muộn đi một tí thì bạn sẽ ngồi
chờ đợi, đôi mắt chú ý vào màn hình điện thoại và trong đầu luôn nghĩ tại sao không
nhận được tín hiệu trả lời. Thử hỏi như thế còn thời gian đâu mà học? Như thế bạn
vừa mất thời gian vừa bị phân tâm tư tưởng, không tập trung chú ý với bài học của
mình. Nhưng tôi mong các bạn biết rằng quỹ thời gian của tuổi học trò nói riêng và
đời người nói chung là có hạn. Vì thế khi đang có nhiều thời gian bạn nên làm
những việc hữu ích để sau này suy nghĩ lại không phải hối hận, luyến tiếc điều gì.
Có ai đó từng nói: “…”. Hiện nay rất nhiều mạng điện thoại thi nhau khuyến mãi để
lôi kéo khách hàng. giá trị thẻ càng nhiều được khuyến mãi càng lớn. Vì thế có
nhiều người bỏ ra nhiều tiền. Vậy là còn ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Trong
lúc đó, bạn có thể mua một quyển sách hay một thứ gì khác có giá trị hơn nhiều.
Với tôi, tôi cũng được sự cho phép của gia đình và đang sử dụng điện thoại. Trước
kia tôi cũng đã từng có một thời gian ngắn dùng điện thoại một cách không hợp lý
như trên đã nói. Bởi vậy tôi thực sự có kinh nghiệm. Sau khi nhận ra được những
tác hại của việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích tôi đã kịp thời cải thiện.
Tôi không sử dụng nó những lúc không cần thiết, không liên lạc với người khác khi
không có vấn đề gì quan trọng. 
Có thể bạn cho rằng tôi không thật khi nói ra sim mobifone điều này (vì tôi cũng sử
dụng điện thoại như bạn). Nhưng những gì tôi nói không phải là hoàn toàn phản đối
việc sử dụng điện thoại ở lứa tuổi học sinh. Mà tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: Trong
cuộc sống, làm mọi việc đều cần phải có sự sắp xếp, phân cách thời gian hợp lý,
như thế công việc mình làm mới đạt được hiệu qủa. Vậy nên tôi mong các bạn hãy
đọc và suy ngẫm những gì tôi nói để có thể có một cách thức hợp lý trong việc dùng
điện thoại mà không “lợi bất cập hại” bạn nhé. Chúc các bạn học tốt! 

Lợi ích của facebook Khi nhắc đến lợi ích facebook apk mang lại thì mỗi người lại có
những quan điểm khác nhau. Theo ý kiến cá nhân của riêng tôi thì khi sử dụng mạng xã hội
faceboo này ta có thể biết được những thông tin trong và ngoài nước, đồng thời ta làm quên
được nhiều bạn bè... - Facebook là nơi cập nhật thông tin nhanh nhất, - Trên ứng dụng
facebook ta dễ dàng làm quen với nhiều người - Dễ dàng chia sẻ suy nghĩ theo cách đơn giản
nhất - Facebook là nơi hỏi đáp theo cách nhanh nhất. - Có thể học được cách hỉểu người khác -
Đôi khi sẽ tìm bạn cũ một thời mà khó có thể gặp ở một nơi khác. Một trong những tiện ích đầu
tiên của facebook mà đa số người sử dụng công nhận đó là góp phần kết nối và đưa mọi người
đến gần nhau hơn. Có thể nói, facebook android là khu vực bạn bè của bạn vừa làm quen thể
hiện đầy đủ thông tin cơ bản của một người, như: Họ tên, giới tính, địa chỉ (sinh sống, làm việc),
những công việc đã từng học, từng tham gia Một trong những tiện ích khác không thể phủ nhận
của facebook là việc chia sẻ: Thông tin, hình ảnh (cá nhân, tập thể hoặc của một nhóm người
nào đó), tin tức thời sự mọi người đang quan tâm, cả những “tin” vừa phát hiện (tai nạn giao
thông, hỏa hoạn,…) với tốc độ tính bằng giây. Tác hại của facebook Facebook – từ một trang
mạng xã hội giải trí dần dà thay đổi chính suy nghĩ, hành động và thái độ của mỗi người chúng
ta. Con người đang tự tách biệt mình với thế giới bên ngoài khi luôn dành hầu hết thời gian biểu
cho việc lướt và check comment, post ảnh lên trang cá nhân. Không những thế, con người
đang dần dần trở thành công cụ và bị facebook điều khiển. Vị trí của người dùng và công nghệ
đang bị hoán đổi và nếu không thức tỉnh ngay lập tức, các Facebooker sẽ trở thành những con
rối của thời "hại điện".

Nói đến việc ăn mặc của teen ngày nay, có khá nhiều chuyện dở khóc dở cười. Cách
ăn mặc, trang điểm theo những phong cách kỳ quái, ấn tượng của nhiều teen khiến
người ta phát choáng.

Tuổi mới lớn là lứa tuổi thích nổi loạn. Từ lối cư xử đến cách ăn mặc đều mang một
phong cách khác người.
Ngày nay, không hiếm gặp hình ảnh những nữ sinh cấp 2, cấp 3 ra đường với bộ mặt
cộm phấn son, tô trát mắt xanh, môi đỏ, lông mi giả cong vút… Ngay cả những khi mặc
đồng phục nhiều teen cũng trang điểm một cách phản cảm như vậy. Nhiều teen lại thích
hóa trang trông như một em búp bê Nhật với mái tóc luôn được đánh “xù” công phu,
khuôn mặt thì đánh phấn trắng bệch, đôi môi đỏ chúm chím.

Trang phục của teen cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi người có một cách ăn mặc
khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các teen thích tự tạo "xì-tai” riêng cho mình mà không
qua bất kì trường lớp hay sự hướng dẫn nào của người lớn. Vì thế mà dẫn đến nhiều
cách ăn mặc rất lố bịch. Nhiều cô nàng béo ú nhưng cứ thích mặc áo bó sát, nhiều anh
chàng gầy nhom lại luôn thích mặc quần tà lỏn ra đường… phơi xương.

Nhiều teen lại có cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi. Có cô nàng đã học năm nhất
đại học mà vẫn thích cái kiểu ăn mặc lòe loẹt, quần áo đủ màu sắc rực rỡ.

Sự lố bịch trong trang phục của teen còn thể hiện ở chỗ không hợp với hoàn cảnh. Ở
những nơi trang trọng thì nhiều teen lại mặc rất xuề xòa, cẩu thả. Nhưng khi đến những
nơi cần đơn giản nhiều teen vẫn cứ cầu kỳ hoa lá. Ở những nơi trang nghiêm như chùa
chiền, miếu mạo thì nhiều teen vẫn ăn mặc quần áo cũn cỡn, chẳng biết giữ phép lịch
sự.

Các teen cũng rất nhanh nhạy trong việc bắt kịp với bất cứ một trào lưu, phong cách ăn
mặc mới nào. Xu hướng thời trang của teen cũng thay đổi luôn xoành xoạch. Vài năm
trước đây, mặc quần jean với cạp thật trễ (trễ đến mức hở cả underwear) mới là mốt thì
bây giờ, quần jean đã trở thành thứ gì đó hơi lạc hậu. Mốt bây giờ là phải quần legging
hay tregging, da bó cạp cao, đủ kiểu có gân, không gân ôm khít vào bụng và chân.

Nhiều teen ngày nay cũng thích bắt chước theo phong cách của sao. Cái “xì-tai” áo dài
quần ngắn của các sao gần đây được các teen ưa chuộng. Nhưng nhiều teen muốn tạo
phong cách riêng nên bỏ hẳn cái quần ngắn, chỉ mặc mỗi chiếc áo dài phong phanh nên
rất dễ "lộ hàng".

Suy nghĩ về trang phục của học sinh trung học cơ sở hiện nay.

Các cụ ta thường dạy rằng: “Quen trông dạ, lạ trông áo quần”, từ đó đủ thấy tầm quan
trọng của bộ trang phục đối với chúng ta. Cách ăn mặc cũng chính là cách mỗi người tự giới
thiệu về bản thân mình với những người xung quanh. Rèn luyện sự chỉn chu, cẩn thận trong
lựa chọn trang phục lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn với những học sinh trung học cơ sở -
lứa tuổi vẫn còn đang cắp sách tới trường.
Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng
có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng
phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong
trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo,
sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi
nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của
mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác
mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như
mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn,... làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này.
Không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội
theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”.

Nhưng các bạn đâu biết rằng, quan niệm đẹp của lứa tuổi chúng ta đâu chỉ dựa vào
những “mốt” đó. Mặc đồ là phải phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như tuổi chúng ta nên mặc
những bộ đồ giản dị, kín đáo, lịch sự, thể hiện mình là người có giáo dục. Hay nếu đến đám
tang, liệu bạn nên mặc đồ sẫm, tối hay sặc sỡ? Đó là sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đấy!
Còn một yếu tốkhác cũng ảnh hưởng tới quan niệm đẹp chính là điều kiện gia đình. Nếu bố
mẹ bạn chỉ có thu nhập trung bình, có lẽ bạn nên hướng tới vẻ đẹp tiện dụng, giản dị mà giá
cả phải chăng, thay vì những bộ đồ lộng lẫy mà giá cả chục triệu đồng.

Vậy đua đòi theo mốt nọ, mốt kia có hại gì mà chúng ta phải tránh? Mốt thời trang
thường có giá khá cao, lại thường xuyên thay đổi, nếu muốn cập nhật thì bố mẹ bạn sẽ phải
chi trả một khoản tiền không nhỏ để thỏa mãn sở thích vô tận đó. Ngoài ra, bạn cũng phải
dành nhiều thời gian ngoài cửa hiệu để chọn đồ nữa chứ. Mà thời gian dành cho thời trang
nhiều thì dĩ nhiên thời gian dành cho học tập sẽ ít đi. Khi đó, nếu kết quả học tập của bạn sa
sút thì cũng không có gì khó hiểu. Không chỉ vậy, bạn còn đánh mất sự yêu thương và tôn
trọng của người khác nữa. Thật là những hộ lụy khôn lường!

Thế thì chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó mới khiến các bạn từ bỏ nhiều thứ như
vậy để đến với thời trang nhỉ? Xin thưa, phần lớn là do quan niệm sai lầm của chính các bạn,
rằng phải ăn mặc theo mốt mới được coi là sành điệu, là đẳng cấp. Cũng có thể đó là do sự
nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở
thành quen... Và còn nhiều lí do khác nữa mà các bạn nên xem lại bản thân mình đi nhé!

Chính Pi-e Các-đanh. Nhà tạo mốt nối tiếng của thủ đô Pa-ri nước Pháp, đã khẳng
định: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ thói đỏng
đảnh của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội [...]. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới
thượng lưu quý tộc”. Bên cạnh đó, ngoài vẻ đẹp của trang phục bề ngoài là quần áo, thì hơn
hết thảy các thứ trang sức ngọc ngà khác chính là vẻ đẹp của phẩm hạnh và trí tưệ. Nếu quần
áo đẹp mà trí tuệ trống rỗng, tâm hồn khô khan thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh
giá xứng đáng từ người khác đâu, tôi cam đoan là như vậy đấy!
Không thể phủ nhận rằng, trang phục sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người chúng
ta. Nhưng trước khi lựa chọn một bộ trang phục nào, khoác lên mình bộ cánh mới nào, các
bạn đừng quên tự nhắc nhở mình rằng: trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ
mật thiết với nhau, các bạn nhé!

ề bài: Nghị luận xã hội về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay
Bài làm
Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, trường học đã ra đời. Ở đó các em học sinh
được học tâp và vui chơi, được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô trong lớp và nhà trường. Tuy nhiên những tiêu
cực trong nhà trường không phải là không có. Mà nổi bật nhất chính là bạo lực học đường. Bạo lực học
đường hiện nay đã trở thành một vấn nạn đáng lo ngại không chỉ về phía nhà trường mà phụ huynh học
sinh cũng rất quan tâm. Bởi nó có tầm ảnh hưởng, sự tác động sâu sắc với thế hệ trẻ. Và gần đây nó lại
càng trở nên phổ biến, mức độ nghiêm trọng cũng ngày càng gia tăng. Một hồi chuông cảnh tỉnh với cả xã
hội không chỉ riêng nhà trường và phụ huynh của những em học sinh có hành vi bạo lực học đường. Trong
bài viết này, tôi thực sự muốn mình có thể phần nào giúp mọi người hiểu hơn về vấn nạn này.
Bạo lực học đường trước hết là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, gây nên
những tổn thương tinh thần cũng như thể xác cho người khác trong phạm vi trường học. Trong phạm vi
trường học ở đây không phải là những hành vi ấy xảy ra trong trường học mà là trong phạm vi nhà trường
quản lí. Hiện nay, bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng, là mối đe dọa lớn trong giáo dục, trở thành
một vấn nạn nguy hại tới cộng đồng.  Hành động bạo lực học đường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
Có thể là lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm danh dự, dùng những từ ngữ mang tính đe dọa làm tổn thương tinh
thần của người khác. Và nặng hơn nữa và cũng phổ biến nhất chính là đánh đập, tra tấn, làm tổn hại đến
sức khỏe, tính mạng của người khác. Trường hợp này là phổ biến nhất. Chính vì vậy mà nhiều người
không nghĩ rằng đe dọa người khác cũng là hành vi bạo lực học đường. Nhưng không, những lời nói cũng
có khả năng sát thương cao mà bạn không thể lường trước được. Sự phổ biến của bạo lực học đường rất dễ
bạn có thể thấy được. Nếu bạn là người thích đọc báo, chắc chắn dễ dàng lục lọi trong trí nhớ của mình
những bài viết về những vụ bạo lực học đường gây rúng động xã hội. Chỉ cần vài thao tác rất nhanh trên
trang google, bạn cũng có thể tìm thấy hàng loạt những clip hay bài viết về chúng. Nguy hiểm hơn nữa,
nững vụ bạo lực học đường gần đây còn có cả nhóm tổ chức rất "chuyên nghiệp". Đối tượng của bạo lực
học đường rất đa dạng nhưng chủ yếu chỉ là giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên là trường
hợp ít gặp hơn. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi thiếu suy nghĩ này cũng hết sức nhỏ nhặt. Đôi khi chỉ
là nhìn đểu, nói móc, giật người yêu hay đơn giản là ghét. Những nguyên nhân sâu sa dẫn đến những hành
vi này khá nhiều. Có thể kể đến là do sự phát triển thiếu toàn diện về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát
hành vi của bản thân, sự non nớt về kĩ năng sống và quan điểm sống của giới trẻ. Ngoài ra là do bị ảnh
hưởng bởi những văn hóa bạo lực như phim ảnh, các trò chơi bạo lực, đồ chơi bạo lực…

Nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lí cho rằng việc gia tăng của bạo lực học đường ngày nay là do xã hôi
nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, bạo lực. Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến là do sự giáo dục chưa đúng đắ,
hiệu quả cảu gia đình. Cuộc sống hiện đại kéo theo con người không còn có đủ thời gian cho gia đình của
mình. Ai ai cũng tất bật hối hả với công việc hàng ngày để lo đời sống vật chất cho gia đình mà quên mất
đi con cái cũng cần những sự quan tâm của cha mẹ. Sự giáo dục thiếu hụt của gia đình đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lí của đại bộ phận giới trẻ lại đến sự giáo dục chưa hoàn thiện của nhà trường. Nhà
trường quá nặng nề về kiến thức mà quên mất " tiên học lễ hậu học văn". Đáng báo động hơn nữa là sự thờ
ơ của những người xung quanh. Nhiều lần tôi đã chứng kiến khuôn mặt lạnh tanh của những nguời  lớn
xung quanh nơi xảy ra những vụ bạo lực nghiêm trọng. Họ là người lớn mà còn không can ngăn chúng mà
chỉ đứng xem như một trò giải trí tiêu khiển. Không chỉ người lớn mà những bạn học sinh còn xúm lại để
cổ vũ reo hò. Một thực trạng đáng buồn về lỗ hổng nhân cách con người. Bởi những gì mà bạo lực học
đường gây ra không hề đơn giản. Với nạn nhân là tổn hại đến thể xác, tinh thần. Không chỉ riêng người bị
hại, bạo lực học đường cũng gây tổn thương đến gia đình, người thân, bạn bè của họ. Hơn thế nữa, vấn nạn
này còn gây ra sự bất ổn trong xã hội, là mối lo lắng lớn bao trùm toàn xã hội, khiến cho học sinh không
an tâm học tập, cha mẹ không an tâm và tin tưởng vào giáo dục. Đối với người gây ra hành vi bạo lực
không những bị hủy hoại tương lai của bản thân, bị xã hội lên án và xa lánh, còn có thể phá triến nhân
cách ngày càng sai lêch, là mối quan ngại của xã hội sau này, là mầm mống của những tên tội phạm nguy
hiểm nếu không được phát hiện và rèn luyện kịp thời. Và để cho vấn nạn này có thể giảm thiểu trong
tương lai, mọi người đã đưa ra những giải pháp khá hợp lí. Trước tiên là nâng cao nhận thức của học sinh.
Nhà trường cùng gia đình kết hợp để làm tốt hơn công tác giáo dục. Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình
ngày nay. Đặc biệt là có những biện pháp quản lí ngăn chặn kịp thời những hành vi này.
Bạo lực học đường là vấn nạn của xã hội trong giáo dục. Tuy nhiên không vì thế mà ta mất niềm tin về
giáo dục được. Không thể vì chút tiêu cực mà không cho con em đến trường. Bởi lẽ việc học tập là rất cần
thiết. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho những hành vi bạo lực ấy được giảm thiểu và không để lại những
hậu quả đáng tiếc để trẻ em có thể yên tâm học hành như đúng quyền mà chúng được hưởng. 
Nghịluận xã hội về việc sử dụng điện thoại di động trong giờ họC

  iện nay, có thể nói điện thoại di động là vật bất ly thân của hầu hết các bạn học
sinh. Bởi những công năng liên lạc, giải trí mà nó mang lại thật hữu ích, tiện lợi, nhanh
chóng và thu hút. Như vậy, các bạn học sinh có thể sử dụng nó mọi lúc mọi nơi, kể cả
trong giờ học được không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang
lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát
ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô
giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang
chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm
gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ
phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp
nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một
lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí
phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu
bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội
như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn
nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game,
… trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng
của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học
với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một
tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý
chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay.
Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến
trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng
những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của
bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho
bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền
bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào
đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại
tương lai của mình các bạn nhé!
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn
chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu
tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm
đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó
như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được
thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương.
Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy
núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời
xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần
bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay
ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa
trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là,
nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn
và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào
đến cỡ nào.

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong
đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa
hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng
mình giũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng
những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. Yêu lắm hình ảnh của những đứa
trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của
đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những
bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi
dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm.

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa
hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu
chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya,
tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hoà lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết
bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh
quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm
việc xa nhà bạn không cảm nhận được. Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé
lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt
ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hoà âm lại thành một bản giao hưởng rộn
rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hoá chỉ ban tặng
riêng cho mùa hạ quê mình.

Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào
ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và
trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra
chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới
sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên
cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên
cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh,
mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người
ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết
góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa
ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm
xong.
Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân,
giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc
rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt
hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu
chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào
cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ
khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì
nghẹn.

Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra
bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh
thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ
khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt
măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng
bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào
bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn,
non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho
người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa
bát.

Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và
những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau
xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái
sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy
tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp
theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ
ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao
bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30
phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng
tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên
bếp, ra dáng người lớn lắm.

Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước
miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì
bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.

Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không
sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn
vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có
một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa
mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió
chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau,
gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì
sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt
mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người
rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào
thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước
mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa
tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng
đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con
đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài
mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa.
Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để
trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng
hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa,
mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa
xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc
xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó,
đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh
thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành.
Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn
đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với
chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao
nhiêu!

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số,phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn
hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào
Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng
dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.
Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao
giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân
màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn
cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi
theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng
chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diệu nhẹ.
Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau
thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẩm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày,
sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát
ngọt lành.
Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa
nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng...
Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt
qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm
tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm
vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm,
nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay
nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công
trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu,
sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải
khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.
Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch
màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một
màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung
cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân
lên một bản đàn bất tận.
Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới
bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng
yên bình biết mấy! Bới vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật
chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với
con người.
"Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung"
Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp
của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát
ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng
khuâng khó tả lại trào dâng.

Khi mẹ mới đem về, Đốm sợ hãi, lúc nào cũng nép trong vách tường. Thế mà chỉ
vài ngày sau, chú đã lân la làm quen với em, em xuống bếp, chú cũng xuống
bếp, em lên phòng, chú cũng lên phòng. Nhìn vào đôi mắt Đốm, em thấy nó như
đang ước muốn một điều gì thì phải ? Em liền bế nó lên, nói nựng : “Muốn làm
quen với anh hả ? Chú mình! Được thôi, từ nay chú có tên là Đốm, chịu
không ?”. Đốm liền phe phẩy cái đuôi như đồng ý với cái tên thật dễ thương của
mình.

Chú chó này có một bộ lông màu đen xen kẽ trắng, có hình dáng như một con
thạch sùng, được người đời gọi là tứ túc mai hoa. Cái đầu nhỏ nhắn, trông giống
như một cái yên xe đạp. Hai tai lúc nào cũng dong dỏng dựng đứng như đang
nghe ngóng một điều gì. Đôi mắt Đốm lộ vẻ ngây thơ, nhưng ban đêm, đôi mắt
ấy ngời xanh giúp chú có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên trông giống
như của một chú hổ con. Cái miệng thoạt nhìn có vẻ hiền lành, nhưng khi chú
gầm lên, những chiếc răng nanh hiện ra trông dữ tợn như một con ác thú. Cái
mũi thì thật kì lạ, lúc nào cũng ướt như người bị cảm cúm. Chùm lông đuôi xù xì,
xoắn thành hình chữ o, phe phẩy khi vui vẻ, duỗi ra khi buồn rầu.

Những lúc em đi học về. Mới thoạt nhìn thấy ở đầu ngõ, chú đã vui mừng nhảy
chồm hai chân trước lên bắt tay em, tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống,
cả gia đình em đang đánh một giấc ngon lành sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Nhưng chú vẫn thức, vẫn đứng đó, canh giấc ngủ cho cả nhà. Đặt biệt là khi có
khách lạ, chú nhe hai hàm răng thật dữ tợn, sủa “gâu, gâu” làm cho ông khách
nào cũng phải sợ. Thế mà bố em chỉ vừa mới gọi một tiếng là chú im bặt ngay.
Tuy là chó nhưng chú cũng rất ghét chuột. “Chít, chít” đấy, một con chuột to
gan đang đi trước mõm chú đấy.

Con chuột xấu số, không biết Đốm đang tức giận, vẫn vô tư nhấm nháp từng hạt
thóc ngon lành. Bỗng “ầm” một cái, chú chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của
Đốm. Thực ra chú ta chỉ định hù doạ con chuột nhỏ bé. Nhưng vì vồ quá mạnh
nên con chuột thảm thương đã ngoẻo tự bao giờ. Thường ngày, khi ăn cơm với
chú thì khỏi phải chê! Chú ăn lia lịa, ăn không kịp nuốt, em vừa mới ăn được có
nửa chén cơm mà chú đã dọn sạch cả cái xoang to. Ăn xong chú còn liếm lại
thật kĩ như thể không để cho một hạt cơm nào còn sót lại, trông mới dễ ghét
làm sao ! Hình như chú thích em lắm! Khi em xem ti vi, chú hay đến bên em dụi
dụi vào chân như muốn em vuốt ve bộ lông mềm mại hay nựng nịu với chú một
tí.
Em quý chú lắm! Những lúc rảnh rỗi, em thường cùng chú chơi đùa không biết
chán.Vào những lúc đó, mọi phiền toái trong đầu em đều tan biến. Đốm của em
là như thế đó. Khôn ngoan và thật đáng yêu!

BÀI LÀM

Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng
ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây
khác trong vườn.

Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày
em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ
thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi
gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông
dành cho em vẫn ấm áp như ngày nào.

Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi
hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên, phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán
lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao,
những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong
hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày
cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi.
Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi
đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tấm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một
mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ
một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao
nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu từ vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa
xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...

Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần
lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi
như vốc tay người lớn. Cậy bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc
treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện
sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú
phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi
đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá
với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng
trở thành vật có ích cho người.

Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm
để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát
tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều
cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ bảo đó là lộc ông
nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lòng bồi hồi, xúc động.

Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thê. Em yêu quý loài
cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Nguồn

Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương để chứng minh rằng: “Bài thơ
không những chỉ thể hiện dòng cảm xúc trào dâng của nhà thơ mà còn thể hiện hình tượng
lãnh tụ Hồ Chí Minh bằng những hình ảnh vừa quen thuộc, vừa giàu sức khái quát.”
Nối tiếp bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, hào hùng của dân
tộc, với “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc đẹp chói ngời
qua những phẩm chất dũng cảm, lạc quan yêu đời, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc và tin
tưởng vào tương lai tất thắng của các cô gái trẻ.
Hãy làm sáng tỏ nhận xét t
ngợi ca những phẩm chất dũng cảm, lạc quan yêu đời, sẵn sàng hi sinh vì tổ
quố- Giải thích khái quát nhận định: nốt nhạc đẹp chói ngời qua những phẩm chất
dũng cảm , lạc quan yêu đời, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc và tin tưởng vào tương lai tất
thắng của các cô gái trẻ:
+ Về hình thức: đó chính là chất thơ, chất trữ tình mà âm hưởng (như nốt nhạc)
của tác phẩm tạo nên.
+ Về nội dung: c và tin tưởng vào tương lai tất thắng của các cô gái trẻ, qua đó
ngợi ca thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
a) Từ "nhỏ bé" có hàm ý: Người đồng mình còn nghèo khổ, vất vả, mộc mạc nhưng ý chí, niềm tin,
tâm hồn và mong ước xậy dựng quê hương đất nước của họ thì vô cùng lớn lao chứ không hề nhỏ
bé, tầm thường. Từ đó, người cha muốn con biết tự hào về "người đồng mình" để tự tin mà vững
bước trên con đường đời.
b) Câu chứa hàm ý: Trời ơi, chỉ còn 5 phút!
Nội dung hàm ý: Thể hiện sự tiếc nuối của anh thanh niên.

b) Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp sau:
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả
đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng
gì trí tuệ, nhất là trí thức. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Bài 22: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập
nào.
1. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
2. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
3. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại
đốn đến thế được.
4. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường
đang gia tăng.
5. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
6. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
7. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.
8. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.
9. Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu.
10. Hình như đó là bạn Lan
ài 24:
a) Từ "nhỏ bé" trong câu thơ sau mang hàm ý gì ?
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con".
(Y Phương – Nói Với con)
b) Tìm câu chứa hàm ý có trong đoận trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi
trở vào lền, tay cvầm một cái làn.

Trường làng tôi, cây xanh lá vây quanh, muôn chim hót vang lên êm đềm..." Đó là lời của một
bài hát rất hay và nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Trường em cũng vậy có cây xanh, có
tiếng chim hót và luôn đầy ấp tiếng cười đùa của chúng em. Mỗi khi nghe bài hát lòng em lại xôn
xao kỉ niệm ở ngôi trường đã gắn bó với em suốt 5 năm liền.
Hằng ngày, em thức dậy từ rất sớm để đến trường. Kia rồi cổng trường Tiểu học "A" An Châu
hiện ra trong sớm tinh mơ. Trường em rất khang trang, sạch đẹp. Nhìn từ xa những mảng tường
vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. Hai cổng trường được sơn màu xanh gồm
cổng chính và cổng phụ luôn mở rộng vòng tay đón chào chúng em.
Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và
cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi
ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu
sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta
sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường THCS Hoài Châu Bắc" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã
nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi
trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng
tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Bước
vào cổng trường như một thế giới diệu kì mở ra. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và
tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ
thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa
thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn
học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót
líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em
ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học
sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U.
Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các
tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và
hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi
lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những
hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân
thuộc đến lạ kì.
Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng
Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại
lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập
cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ,
lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn
tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi
trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những
khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Ngôi trường đã
chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái
trường mới nhưng ngôi trường THCS Hoài Châu Bắc vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Ngày mai tung cánh nơi nơi
Trường Hoài Châu Bắc đời đời không quên.
a, Thế nào là nghĩa tường minh? Hàm ý? b, Đọc mẫu chuyện ngắn sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ Ba thằng bạn ngồi với nhau kể những chuyện buồn vì Mẹ – Mẹ tao không cho tiền
tiêu vặt, thật là chán! – Online 1 tí đã bị mẹ mắng, bực thật! Thằng thứ ba vẫn im lặng,
chưa bao giờ nghe nó kể chuyện buồn vì mẹ cả. – Thế Mẹ mày có làm gì mày buồn
không? – Thằng thứ nhất hỏi. – Không! Hồi Mẹ tao còn sống, Mẹ toàn làm cho tao vui
thôi – thằng thứ ba trả lời. Nó lại cười. Nụ cười rưng rưng. –Chỉ ra hàm ý trong câu trả
lời của thằng thứ ba? Câu 9:  (5 điểm) “Nói với con” – áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình
cảm gia đình, tình quê hương của nhà thơ Y Phương.

Xem đầy đủ tại: http://dethikiemtra.com/lop-9/de-thi-hoc-ki-2-lop-9/de-thi-mon-van-


lop-9-hoc-ki-2-huyen-hoai-nhon-co-dap-an-nam-2016-d10005.html

Mẹ Ba thằng bạn ngồi với nhau kể những chuyện buồn vì Mẹ – Mẹ tao không cho tiền
tiêu vặt, thật là chán! – Online 1 tí đã bị mẹ mắng, bực thật! Thằng thứ ba vẫn im lặng,
chưa bao giờ nghe nó kể chuyện buồn vì mẹ cả. – Thế Mẹ mày có làm gì mày buồn
không? – Thằng thứ nhất hỏi. – Không! Hồi Mẹ tao còn sống, Mẹ toàn làm cho tao vui
thôi – thằng thứ ba trả lời. Nó lại cười. Nụ cười rưng rưng. –Chỉ ra hàm ý trong câu trả
lời của thằng thứ ba? Câu 9:  (5 điểm) “Nói với con” – áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình
cảm gia đình, tình quê hương của nhà thơ Y Phương.

Xem đầy đủ tại: http://dethikiemtra.com/lop-9/de-thi-hoc-ki-2-lop-9/de-thi-mon-van-


lop-9-hoc-ki-2-huyen-hoai-nhon-co-dap-an-nam-2016-d10005.htmlMẹ Ba thằng bạn
ngồi với nhau kể những chuyện buồn vì Mẹ – Mẹ tao không cho tiền tiêu vặt, thật là
chán! – Online 1 tí đã bị mẹ mắng, bực thật! Thằng thứ ba vẫn im lặng, chưa bao giờ
nghe nó kể chuyện buồn vì mẹ cả. – Thế Mẹ mày có làm gì mày buồn không? – Thằng
thứ nhất hỏi. – Không! Hồi Mẹ tao còn sống, Mẹ toàn làm cho tao vui thôi – thằng thứ ba
trả lời. Nó lại cười. Nụ cười rưng rưng. –Chỉ ra hàm ý trong câu trả lời của thằng thứ ba?
Câu 9:  (5 điểm) “Nói với con” – áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình cảm gia đình, tình quê
hương của nhà thơ Y Phương.

Xem đầy đủ tại: http://dethikiemtra.com/lop-9/de-thi-hoc-ki-2-lop-9/de-thi-mon-van-


lop-9-hoc-ki-2-huyen-hoai-nhon-co-dap-an-nam-2016-d10005.html

Văn học là con thuyền cảm xúc. Sởdĩ chúng ta đọc văn là đểtanhưởng cảm xúc
mà những dòng chữcâu thơ kia mang lại. Mỗi dòng văn, mỗi nhà thơ đều mang lại
một cảmxúc riêng nhưng tôithích nhất là nhà thơ cách mạng TốHuu. Nhà thơ Tố Hữu
sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm
trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.Hinh ảnh Lượm được thể hiện ấn tượng trong ba khổ thơ : Ngày ….vàng

Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:
Ngày Hu…be
Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu.
Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng
muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình
đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.
Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một
chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc
mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.
Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:
Chú bé loắt choắt…..Nhảy trên đường vàng…
Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt,
rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ
nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.
 Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm,
cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một
chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên
trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ
Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh
này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ,
cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả
Lượm hay đến như vậy!

Hình ảnh Lượm trong thơ TốHữu thật đáng tựhào. Lượm sẽ sống mãi cùng non
song đất nước. Thếhệtrẻchúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội
mà cha ông ta đã đánh đổ bằng xương máu đểcó được chúng ta phải sống sao cho
xứng đáng với cônglao đó
Nếu ai hỏi em rằng:Người mà em yêu nhất trên đời này là ai? Em sẽ trả lời mà không cần
suy nghĩ người mà em yêu nhất là bố,Bố em thật tuyệt.
Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia
đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc
nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là "đi học hôm nay
phải…", rồi thì "phải nghe lời cô giáo…", nhưng câu cuối cùng vẫn là "con đi đường cẩn
thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra "Con
đã về rồi à?". Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị
điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố.
Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc
nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu "con không cha
như nhà không có nóc " và đúng là như vậy. Bố tôi như người cha trong câu tục ngữ ấy, là
một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng
năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm
cho bằng được nên bố tôi được rất nhiều người kính trọng.
Dù là đàn ông nhưng bố có trái tim của người mẹ, Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó
các lớp học được về sớm. Em đứng đợi bố ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ
về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học bố đến đón thì thấy
các lớp đã về hết. Bố vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không
nhưng bác bảo vệ bảo không có. Bố hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho mẹ xem mẹ có đi đón em
không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, bố lo lắng đến như thế nào. Bố đi tìm khắp
các con đường, chỗ mà bố hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc mẹ đi làm về
thấy em ở nhà rồi gọi điện cho bố. Bố về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa
biết mình đã gây ra truyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi bố đánh em, đây là lần đầu tiên bố đánh em,
em khóc và bố cũng khóc.

Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách bố sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút
mới biết bố đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của bố.
Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị bố đánh ấy. Bố à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó
con chưa hiểu để nói xin lỗi bố.

Tôi rất tự hào khi là con của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng
học thật giỏi để không phụ công ơn của bố. Và em đã hiểu “ Trên trái đất này, không có món quà
nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình.”
Thương nội lắm cả đời tần tảo
Năm tháng dài cơm áo nuôi con
Đến nay sức khoẻ héo mòn
Chúng con kính cẩn lòng son gửi Người
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho,
tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không
được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.
Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích.
Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần
tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như
trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt
đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm
trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi:
"Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến
trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy,
bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.
Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi
lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời
bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những
hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình
đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn
nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.
Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình
lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi
nằm trong vòng tay yêu thương của bà
Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng
xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời
bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết
đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình,
không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.
Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa
không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không
biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.
Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân
vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Có những buổi học bài muộn,bà
luôn thức cùng em,động viên em mỗi khi gặp những bài toán khó,nan giải.bà cũng dậy cho em bao
nhiêu lý lẽ trên đời:”đói cho sạch,rách cho thơm;khôn ngoan đối đáp người ngoài,gà cùng một mẹ
chớ hoài đá nhau”.Bà trong tâm trí em là một người phụ nữ hoàn hảo,không ai có thể sánh bằng.
Em rất hạnh phúc khi có một người bà như thế.Suốt đời,em sẽ nhớ mãi tháng năm được sống bên
bà.Em sẽ cố gắng phấn đấu trở thành con ngoan ,trò giỏi như điều bà hằng mong ước.Em sẽ nhớ
mãi về bà:
Bà là Phật Mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà.
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề.
Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-ke-ve-nguoi-ba-kinh-yeu-cua-em/#ixzz4QqK3SG3n
Những ngôi sao thức ngoài kia /Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 

Đêm nay con ngủ giấc tròn /Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” 

Trong cuoäc ñôøi naøy, coù ai laïi khoâng lôùn

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho
mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt
lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi.
Khuôn mặt mẹ thật tươi tắn với làn da trắng. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa
nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt
lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim
họa mi buổi sớm.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ
nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa
sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi
khách đến, nhaát laø caùc coâ baùc haøng xoùm mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách
đĩa trái cây và nước mát.Meï thaêm hoûi töøng ngöôøi moät veà söùc khoûe.Neáu ai bò
beänh meï bieáu toûi vaø giaám tröùng gaø ñeå hoï trò beänh.Meï höôùng daãn taän tình
xuaát phaùt töø traùi tim thuong ngöôøi cuûa meï.Bôûi theá baø con haøng xoùm quyù meï
voâ cuøng. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà,
để hai chị em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức
suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em,
sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường. Meï luoân
taän tuïyvaø coù traùch nhieäm vôùi coâng vieäc giaûng daïy .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi
lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được
rất nhiều học sinh yêu mến.

Cả đời mẹ luôn dành trọn trái tim yêu thương cho các con.Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ,
hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ
em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến
đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng
trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố
có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ
đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc
bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em
vẫn chưa biết mình đã gây ra truyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ
đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.

Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút
mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ.
Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó
con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
Cô giáo em nói: “ Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ
cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.Và con mãi kgac81 ghi lời
dạy của phật: Ai còn xin đừng làm mẹ khóc?Đừng làm buồn lên mắt mẹ nghe không?

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

Đất nước mình ngộ quá phải không anh


Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Đất nước mình lạ quá phải không anh


Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Đất nước mình buồn quá phải không anh


Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Đất nước mình thương quá phải không anh


Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh


Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

cô giáo TRẦN THỊ LAM


PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN KÌ THI HS GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS HOÀI CHÂU BẮC NĂM HỌC: 2014- 2015
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian: 150 phút

Câu 1: (3đ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau.

“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,

   Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

   Chỉ biết quên mình cho hết thảy,


   Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
- Theo chân Bác - Tố Hữu-

Câu 2: (7đ)

          Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của
tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu
quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên .

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN KÌ THI HS GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS HOÀI CHÂU BẮC NĂM HỌC: 2015- 2016
Môn thi: Ngữ văn 8
Thời gian: 150 phút
Câu 1: ( 5 điểm )

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải
mái khi sống giữa thiên nhiên.Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi thú lâm tuyền
trong bài Côn sơn ca mà em đã học.Em hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn
Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống và khác?

Câu 2: (3 điểm)

Anh đi, anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

a.Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu?

b.Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? Chỉ rõ quan hệ
giữa các vế câu?

Câu 3: (12 điểm )

Có ý kiến cho rằng: “ Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta
đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”

Dựa vào hai văn bản Lão Hạc ( Nam Cao ) và Cô bé bán diêm ( An-đec-
xen),em hãy là sáng tỏ nhận định trên.

…………………………..Heát…………………….

HÖÔÙNG DAÃN CHAÁM


Câu 1: Giống: Cả hai đều thích hòa hợp với thiên nhiên, cảnh vật, đều vui thú
với rừng núi, suối khe, đều tìm thấy ở chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao
với cách sống của mình.
Khác: Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ muốn tìm
đến chốn rừng suối để ẩn dật, để quên đi những vinh nhục của đời người, để
lánh xa cõi đời.

Thú lâm tuyền của Hồ Chí Minh mang tư tưởng của một chiến sĩ cách
mạng.Giữa Pác Bó Bác vẫn dịch sử Đảng… ( HS trình bày thành bài văn ngắn)

Câu 2:a. Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp bài ca dao trên gồm một câu.

b Anh /đi, anh/ nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, nhớ

ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.-> Câu ghép, quan
hệ hối tiếp.

Câu 3: Đảm bảo một số ý:

a) Yeâu caàu veà kó naêng: Bieát caùch laøm baøi nghò luaän vaên hoïc.Keát
caáu chaët cheõ, dieãn ñaït löu loaùt.

b) Yeâu caàu veà kieán thöùc:

HS coù theå trình baøy theo nhieàu caùch nhöng caàn laøm roõ caùc yù chính
sau:

-Giải thích ý kiến: Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm ( Thương cảm về
số phận bất hạnh của nhân vật; lên án xã hội; vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật)

- Phân tích nhân vật Lão Hạc và cô bé bán diêm để làm rõ các ý trên.

( Tuøy theo möùc ñoä baøi laøm cuûa HS maø cho töø 1-> 12 ñieåm )
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN KÌ THI HS GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS HOÀI CHÂU BẮC NĂM HỌC: 2014- 2015
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian: 150 phút
Câu 1: (8đ)
DÖÏA VAØO CHÍNH MÌNH

OÁc seân con ngaøy noï hoûi meï cuûa noù: “Meï ôi! Taïi sao chuùng ta töø khi sinh
ra phaûi ñeo caùi bình vöøa naëng vöøa cöùng treân löng theá? Thaät laø thieät cheát ñi
ñöôïc!”.
- “Vì cô theå chuùng ta khoâng coù xöông soáng ñeå choáng ñôõ, chæ coù theå boø
maø boø cuõng khoâng nhanh”. Meï noù noùi.
- Chò saâu roùm khoâng coù xöông cuõng boø chaúng nhanh, taïi sao chò aáy
khoâng caàn ñeo caùi bình vöøa naëng vöøa cöùng ñoù?
- Vì chò saâu roùm seõ thaønh böôùm, baàu trôøi seõ baûo veä chò aáy.
- Nhöng em giun ñaát cuõng khoâng coù xöông, cuõng boø chaúng nhanh, cuõng
khoâng bieán hoùa ñöôïc, taïi sao em aáy khoâng ñeo caùi bình vöøa naëng vöøa cöùng
ñoù?
- Vì em giun seõ chui xuoáng ñaát, loøng ñaát seõ baûo veä em aáy.
OÁc seân con baät khoùc noùi: “Chuùng ta thaät ñaùng thöông, baàu trôøi khoâng
baûo veä chuùng ta, loøng ñaát cuõng chaúng che chôû chuùng ta”.
- “Vì vaäy maø chuùng ta coù caùi bình” – oác seân meï an uûi con – “Chuùng ta
khoâng döïa vaøo trôøi, cuõng chaúng döïa vaøo ñaát, chuùng ta phaûi döïa vaøo chính
baûn thaân chuùng ta”.

Caâu chuyeän neâu treân gôïi cho em suy nghó gì?

Câu 2: (12đ)

Tình yeâu queâ höông trong hai baøi thô Caûm nghó trong ñeâm thanh tónh cuûa Lyù
Baïch vaø Ngaãu nhieân vieát nhaân buoåi môùi veà queâ cuûa Haï Tri Chöông.

…………………………..Heát…………………….

 
 
 
HÖÔÙNG DAÃN CHAÁM
Caâu 1: ( 8 )
a) Yeâu caàu kó naêng: Bieát caùch laøm moät baøi vaên nghò luaän xaõ hoäi ñaët ra trong
taùc phaåm vaên hoïc. Keát hôïp kó naêng ñoïc – hieåu vaên baûn vaø kó naêng nghò luaän,
vaän duïng kieán thöùc cuoäc soáng vaø söï traûi nghieäm cuûa chính mình ñeå baøi vieát
theâm saâu saéc.
b) Yeâu caàu kieán thöùc: Hieåu caâu chuyeän cuûa meï con oác seân ñeå töø ñoù laøm
noåi baät vaán ñeà baøn luaän laø trong cuoäc soáng caàn phaûi döïa vaøo chính mình ñeå
toàn taïi vaø phaùt trieån. Hoïc sinh coù theå laøm baøi theo nhieàu caùch khaùc nhau, mieãn
laø laøm noåi baät ñöôïc caùc yù sau:
- Neâu ngaén goïn veà caâu chuyeän cuûa meï con oác seân:
+ Caâu chuyeän noùi veà vaán ñeà gì?
+ Caùch noùi coù gì ñaëc bieät?
+ Caâu chuyeän gôïi ta nghó ñeán nhöõng vaán ñeà gì trong cuoäc soáng?
- Töø caâu chuyeän, baøn luaän veà vaán ñeà döïa vaøo chính mình trong cuoäc soáng:
+ Döïa vaøo chính mình coù nghóa laø nhö theá naøo?
+ Vì sao phaûi döïa vaøo chính mình?
+ Phaân tích nhöõng bieåu hieän maø con ngöôøi ñaõ döïa vaøo chính mình ñeå toàn taïi, ñeå
hoøa nhaäp, ñeå saùng taïo vaø phaùt trieån… (laáy nhöõng ví duï cuï theå trong cuoäc soáng
ñeå chöùng minh).
- Caâu chuyeän cuûa meï con oác seân giuùp chuùng ta ruùt ra baøi hoïc gì trong cuoäc
soáng?
- Töø ñoù neâu yù thöùc phaán ñaáu cuûa baûn thaân.

( Tuøy theo möùc ñoä baøi laøm cuûa HS maø cho töø 1-> 8 ñieåm )

Caâu 2:(12 ñieåm )

a) Yeâu caàu veà kó naêng: Bieát caùch laøm baøi nghò luaän vaên hoïc.Keát caáu chaët
cheõ, dieãn ñaït löu loaùt.

b) Yeâu caàu veà kieán thöùc:

HS coù theå trình baøy theo nhieàu caùch nhöng caàn laøm roõ caùc yù chính sau:

-Caûm nghó trong ñeâm thanh tónh: Nôi ñaát khaùch Lyù Baïch laïi baét gaëp aùnh traêng
thaân thuoäc ngaøy naøo, aùnh traêng ñeâm nay saùng quaù traøn khaép neûo…Vaø nhaø
thô ngôõ ñoù laø söông sa.Raát töï nhieân nhaø thô ngaång ñaàu ngaém traêng.Aùnh traêng
ñeâm nay gôïi nhôù veà nhöõng kæ nieäm ngaøy naøo treân nuùi Nga Mi.Noãi nieàm nhôù
veà queâ höông ñang tróu naëng, taùc giaû chaïnh veà quaù khöù, xoùt xa thay khi nhaän ra
ñang ôû queâ ngöôøi.Vaø cuõng raát töï nhieân haønh ñoäng: Cuùi ñaàu nhôù coá
höông.Nhôù veà queâ nhaø.
- Ngaãu nhieân vieát nhaân buoåi môùi veà queâ: Soáng ôû kinh ñoâ Traøng An saàm
uaát, loøng taùc giaû thoån thöùc chôø ngaøy veà vôùi meï.Khi ñi maùi toùc vaãn coøn xanh
vaø khi trôû laïi thì toùc ñaõ khaùc bao.Toùc ñaõ nhuoäm maøu thôøi gian, nhöng gioïng
queâ, hoàn queâ thì khoâng heà thay ñoåi.Caûm ñoäng xieát bao, thôøi gian xa caùch , taám
loøng vôùi queâ son saét thuûy chung.Nghòch lyù laø luõ treû khoâng bieát oâng laø ai.Caâu
hoûi hoàn nhieân ngaây thô cuûa boïn treû khieán loøng taùc giaû buoàn man maùc baâng
khuaâng.

-Hai nhaø thô, hoï coù nhöõng caûnh ngoä khaùc nhau nhöng tình yeâu queâ höông thì hoaøn
toaøn ñoàng ñieäu. …..
( Tuøy theo möùc ñoä baøi laøm cuûa HS maø cho töø 1-> 12 ñieåm )
 
HƯỚNG DẪN CHẤM.
Câu: 1 (3đ):

Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp
ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.   (0.5đ)

- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:

So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa.
(0.5đ)

- Phân tích tác dụng: ( 2đ)

Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn,
nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên
được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.

Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương
yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũng như toàn thể
nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật
trong thiên nhiên.

- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự
hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang
lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.

Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình
thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi
đọc đoạn thơ trên.
Câu2. (7 điểm)

A. Yêu cầu chung: Học sinh phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học   (1 bài
thơ) trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và
nghệ thuật bài thơ. Học sinh tạo lập được một văn bản biểu cảm có kết cấu chặt chẽ, bố cục
rõ ràng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc phải các lỗi chính tả về dùng từ, đặt câu.

B.Yêu cầu cụ thể: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng phải bám vào nội dung của bài thơ để phát biểu cảm nghĩ. Cụ thể trình bày được các ý
sau:

1-Mở bài: (1đ) Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Nêu được vài nét về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Giới thiệu được yêu cầu và những ấn tượng và cảm xúc khái quát của bản thân về bài
thơ.

2-Thân bài: (5đ)

   Học sinh trình bày cảm nhận suy nghĩ của bản thân bằng cách vận dụng các biện
pháp so sánh, liên tưởng, tưởng tượng theo hai ý cơ bản dưới đây.

                   -Trên đường hành quân âm thanh của tiếng gà nhà ai nhảy ổ…Âm thanh quen
thuộc ấy gây cho người lính bao xúc động.

- Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu
từng quả trứng hồng.Bao kỉ niệm tuổi thơ chợt hiện về…

-Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu…

- Bao kỉ niệm thân thương ấy làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

3- Kết bài: (1đ)

        Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào.Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân
yêu của bà , của mẹ, của quê hương.Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ
trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: (2 điểm)
A. 21                    B. 15                    C. 7                    D. 5
b/ Số thích hợp để viết vào chỗ chấm để 5m28dm2 = .......dm2 là:
A. 58                   B. 508                   C. 580                D. 5008
c/ Hình bình hành có diện tích là 3/8m2, chiều cao 3/8m. Độ dài đáy của hình đó là:
A. 3/8m               B. 9/64m               C. 1m
d/ Tìm x:
x : 17 = 11256
A. x = 11256       B. x = 191352         C. x = 191532      D. x = 191235
Câu 2: (1 điểm)
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 100 000, quãng đường từ A đến B đo được 1cm. Độ dài thật của quãng đường từ
A đến B là:
A. 100 000m                     B. 10 000m                   C. 1000m
Câu 3: (1 điểm)
Đuôi cá nặng 350 gam. Đầu cá nặng bằng đuôi cá cộng với một nửa thân cá. Thân cá nặng bằng
đầu cá cộng đuôi cá. Hỏi cả con cá nặng bao nhiêu?
A. 2900g                B. 3kg               C. 2kg 700g                  D. 2800g
Phần II. Tự luận:
Bài 1: (2 điểm) Tính:

Bài 2: (1 điểm) Tìm x:

Bài 3: (2 điểm)
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 72m và chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Biết rằng cứ 1m2
ruộng đó thì thu hoạch được 3/4kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu
thóc ?
Bài 4: (1 điểm): Tính bằng cách hợp lí nhất:

You might also like