You are on page 1of 216

1.

Nguyễn Ngọc Mạnh – người hùng cứu cháu bé rơi từ tầng 12


Sau vụ việc, gia đình cháu bé đã gọi điện cảm ơn và mong muốn hậu tạ nhưng anh Mạnh
không nhận, và chỉ hỏi thăm tình hình sức khỏe của bé.
"Tôi nghĩ rằng mình mới chỉ làm được một việc rất nhỏ"
"Tôi thấy mọi người gọi thế cao quý quá, khi họ hỏi tôi cũng cố gắng lảng tránh. Thực sự
tôi chỉ muốn cuộc sống của tôi như cũ thôi, sự việc này đột xuất quá, ảnh hưởng đến các
dự tính của tôi. Bây giờ rất nhiều mạnh thường quân, nhiều người gọi điện giúp đỡ, chắc
tôi phải tắt nguồn điện thoại mất".
“Các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cho em rất nhiều quà. Những cái đó khiến em rất
lăn tăn vì những cái em không làm mà có trước nay đều sẽ nhanh ra đi thôi hoặc sẽ mất
một cái giá rất là cao”
“Xin đừng gọi tôi là người hùng, siêu nhân”
2. Sandul Ruit
Sanduk Ruit là vị bác sĩ nhãn khoa đã nghiên cứu ra phương pháp chữa lành đục
thủy tinh thể chỉ trong 5 phút. Ông đã đi khắp các ngôi làng nghèo ở Nepal, Peru,
Bhutan... để chữa trị cho dân làng, bất kể họ có tiền hay không.
“ Quan niệm của tôi về thành công không phải là số tiền một người kiếm có thể
được mà là tầm ảnh hưởng của cuộc đời anh ta”
3. Hhennie
- Là một hoa hậu và người mẫu người Việt Nam. Cô là người dân tộc Ê Đê và là người dân
tộc thiểu số đầu tiên tại Việt Nam giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017.
- H'Hen Niê lần đầu chạm ngõ truyền hình khi cô làm thí sinh của cuộc thi Vietnam’s
Next Top Model 2015 và bị loại ở top 9.
- Cô được chú ý đến khi tham gia cuộc thi Vietnam's Next Top Model 2015 và lọt vào top
9. Cho đến khi tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 tại thành phố Nha
Trang (Khánh Hòa) tối ngày 6 tháng 1 năm 2018, cô xuất sắc vượt qua 44 thí sinh khác
để trở thành Hoa hậu tại cuộc thi và nhận giải phụ là Người đẹp biển. Cô là đại diện Việt
Nam tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018.Nửa tháng sau cô được chú ý khi thăm quê lần
đầu tiên sau ngày đăng quang, được bà con buôn làng đón chào bằng đoàn xe công
nông diễu hành.
- Hoa hậu đã dành 70% số tiền thưởng của mình cho công tác thiện nguyện, trao học bổng
cho các em học sinh nghèo đúng như mong ước của mình và câu trả lời ứng xử vào ngày
tham dự sơ khảo Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017.
- Trước những phản ứng trái chiều về mái tóc ngắn, H'Hen Niê vẫn tin vào lựa chọn của
bản thân. Cô chia sẻ: "Mái tóc không quyết định sự nữ tính, quan trọng vẫn là thần
thái, biểu cảm và sự giao tiếp để mọi người cảm nhận".
- Ở màn giới thiệu bản thân trong vòng chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2018, H'Hen Niê nói:
“Tôi là một người dân tộc thiểu số, tôi đáng lẽ sẽ lấy chồng lúc 14 tuổi nhưng không,
tôi chọn giáo dục. Từ con số 0, nay tôi đứng tại đây, tôi muốn nói tôi làm được và bạn
cũng có thể làm được!”
- Trong một buổi trò chuyện với chương trình "Một tiếng kể hết" phát sóng tối 17/1, H'Hen
Niê một lần nữa nhắc lại chuyện cô "suýt" lấy chồng vào năm 13 tuổi. Theo đó, tân Hoa
hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 cho biết, cô là một cô gái khá cứng đầu, ba mẹ kêu lấy
chồng từ năm lớp 8, nhưng H'Hen không đồng ý.H'Hen Niê chia sẻ, chuyện lấy chồng
sớm là ước nguyện của ba mẹ cô, ba mẹ muốn con gái làm vậy nhưng cũng chẳng quá áp
đặt. Kiểu như mẹ nói, cứ lấy chồng đi rồi có gì ba mẹ hỗ trợ cho. Nhưng mà H'Hen Niê
suy nghĩ rằng mình phải có cái mới hơn trong cuộc sống. Mình phải làm điều gì đó thú vị
hơn. Đơn giản như chuyện mình đi ra khỏi cộng đồng của mình và nhìn xung quanh, có
điều gì đó mới. H'Hen nghĩ những vùng đất khác sẽ có điều thú vị hơn và cô đã lấy đó
làm lý do chống chế để mẹ không ép lấy chồng nữa. Hoa hậu H'Hen Niê, cô chia sẻ về cơ
hội giáo dục và câu chuyện vươn lên không ngừng nghỉ của bản thân trong học tập và
công việc. Người đẹp gốc dân tộc Ê Đê kể, "Tôi đến từ một dân tộc thiểu số, thay vì tảo
hôn, tôi đã lựa chọn đi học. Cũng như những đứa trẻ trong buôn làng, từ nhỏ, tôi đã
đi lên rẫy, chăn bò dưới cái nắng cháy da, thịt của mảnh đất Tây Nguyên.Thế rồi sau
này, khi đã bước sang tuổi 13, 14, nếu như những đứa trẻ trong buôn làng chỉ học hết
cấp 1, cấp 2 rồi lấy vợ, lấy chồng thì tôi nhất quyết nói "không" với việc lập gia đình
sớm vì niềm đam mê được theo đuổi giáo dục. Thời điểm đó, mẹ tôi cũng từng lo lắng
khi con gái 13 tuổi chưa có người yêu và muốn tôi nghỉ học để lấy chồng".
- Sau các phần trình diễn xuất sắc, H'Hen Niê chính thức tham gia trả lời câu hỏi dành cho
top 5. Khi được hỏi: "Bạn có nghĩ phong trào #MeToo đã đi quá xa hay không?" H’Hen
khẳng định: "Mỗi con người đều có quyền tự do và được bảo vệ trong cuộc sống, nhất
là phụ nữ. Đó là một quyền rất lớn và đúng đắn."
4. Nguyễn Thị Phương Thảo
- Ban đầu, đề án của Vietjet Air là một hãng hàng không 5 sao. Nhưng rồi trong một dịp
gần Tết, thời điểm chuẩn bị cất cánh, chúng tôi đi thăm những gia đình có công với cách
mạng ở vùng cao, có một bà mẹ hỏi: "Bao nhiêu tấn thóc để có thể mua được một chiếc
vé máy bay, để mế để dành. Mế chỉ mong trước khi nhắm mắt được bước chân lên máy
bay". Câu nói đó khiến chúng tôi giật mình và cứ văng vẳng theo mỗi bước hoàn thành đề
án.
- Vậy là chúng tôi quay sang nghiên cứu mô hình đại chúng, giá rẻ và nhận thấy mô hình
này mang lại cơ hội bay cho rất nhiều người, kéo theo sự phát triển của kinh tế, du lịch,
đầu tư rất mạnh mẽ.
- Điều thú vị là mô hình này không chỉ mang lại cơ hội đi lại bay cho người dân tiếp xúc
với thế giới văn minh, mà về mặt kinh tế, các hãng này hoạt động rất tốt, tốt hơn với hàng
không truyền thống. Vậy là chúng tôi bắt đầu đi tìm kiếm các đơn đặt hàng máy bay mới,
số lượng lớn, thời gian giao máy bay đáp ứng kế hoạch.
- Hàng không có một sức cuốn hút mãnh liệt, không phải hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận
mà là những thay đổi mang đến cho kinh tế, đất nước, vừa mang Việt Nam ra thế giới,
vừa kéo thế giới đến với Việt Nam. Thách thức vô vàn, nhưng đã đi qua. Phải nói là hàng
triệu người dân lần đầu tiên có cơ hội đi máy bay là niềm hạnh phúc của chúng tôi.
- Cái tâm và tính thiện lương đều có trong mỗi người, không riêng gì doanh nhân. Ở bất kì
vị trí nào, tôi đều nhắc nhở bản thân đánh thức tinh thần đó dù là công tác xã hội, thiện
nguyện hay kinh doanh. Tính lương thiện sẽ hướng mình làm điều đúng đắn, có ích cho
xã hội.
- Nhìn lại thời xách vali đi du học năm 17 tuổi, tỉ phú Phương Thảo với tài sản hơn 2,7
tỉ USD có gì khác cô sinh viên hồi xưa?
- Khi còn nhỏ, tôi ước mình sẽ là một cô giáo như mẹ tôi. Ước rằng sau khi tốt nghiệp đại
học, có công việc ổn định ở giảng đường, mua được căn chung cư và chiếc xe máy "cá
vàng"… là đủ.
- Tuy nhiên, sau khi nhận học bổng du học, tiếp xúc với môi trường quốc tế lại ở ngay thời
điểm các nước Đông Âu đang cải cách chính trị và kinh tế - perestroika - một sự thay đổi
lớn lao đang diễn ra tại cái nôi của chủ nghĩa xã hội, và tôi nghĩ Việt Nam cũng sẽ thay
đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường. Trường Đại học Plekhanov
tôi học là nơi các chính trị gia, các nhà kinh tế, tài phiệt hàng ngày tiếp xúc với nhau,
thầy giáo tôi là chủ tịch quốc hội thời đó. Từ trong sâu thẳm, một sự thôi thúc bảo rằng
tôi phải dấn thân mới có khả năng mang đến sự thay đổi, nên gác ước mơ riêng trở thành
cô giáo của mình để quyết định làm kinh doanh. Khi đó tôi mới 18 tuổi, là sinh viên năm
thứ hai.
- Như một lần bà có nói mình không biết có bao nhiêu tiền. Hay nói cách khác, một câu
đang khá là hot: Tiền nhiều để làm gì?
- Tiền nhiều để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp và giúp đỡ được nhiều người hơn!
- Bà đã nghĩ đến việc chuẩn bị cho con mình tiếp quản và kế nghiệp?
- Kế nghiệp là vấn đề chung của các tập đoàn, của các gia tộc. Văn hóa Á Đông có tính
truyền thống rất mạnh, cha truyền con nối, khác với Mỹ hay Tây Âu. Tôi nghĩ cần làm
sao hài hòa các yếu tố này mới có khả năng phát triển doanh nghiệp trường tồn và thịnh
vượng.
- Với cậu con trai lớn, tôi với con trai như bạn, cùng đi xem phim, cà phê, tôi để con phát
triển một cách tự nhiên, theo sở trường và đam mê chứ không ép buộc. Bạn ấy học ở
trường phổ thông nội trú ở Anh, vẫn học tiếng Việt online với thầy Việt Nam, nhắn tin
cho mẹ tiếng Việt có dấu và năm nay bạn dự thi vào khoa quản lý kinh tế của Đại học
Oxford với bài luận mở đầu bằng câu "mẹ tôi là một hình mẫu để tôi mong muốn phấn
đấu noi theo". Con tự viết mà không chia sẻ gì với tôi. Khoa đó rất khó, chưa biết kết quả
ra sao nhưng tôi cũng may mắn là bạn ấy học giỏi và tự lập. Sau này nếu bạn ấy kế
nghiệp được thì tốt.
5. Nguyễn Văn Khê
Cố GS Trần Văn Khê: “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt?”
Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn
Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi
ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại
Paris vào năm 1964…
Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người
Việt. Diễn giả hôm ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói
chuyện như thế này:
“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng
văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy
cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp.
Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm.
Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các
nước khác không dễ có được.”
Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế,
khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:
“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là
thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện,
ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào
đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết
khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?
Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút
xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư
mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác
cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp
đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông
còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa
của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước
tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.
Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất
hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng
người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng
tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài
giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc
vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.
Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như: “Núi cao chi lắm núi ơi;
Núi che mặt trời, không thấy người yêu” hay “Đêm qua mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã
có ai vào hay chưa” để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của
mình.
Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ
sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài
sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc
Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
Dịch nghĩa là:
“Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”
Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như
thế nào.
Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt
liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe
ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân
tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến
nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn
nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói:
“Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng
tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch:
Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.
Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am
hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những
người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân
tộc.
6. Cụ Đỗ Thị Mơ
- Tôi đã thực sự khâm phục một tấm gương khẳng khái, đầy lòng tự trọng khi ngày 22.10,
cụ bà Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), sống ở xã vùng cao Lương Sơn (H.Thường Xuân, Thanh
Hóa) được chủ tịch UBND tỉnh này tặng bằng khen vì trong suốt 2 năm, cụ đề nghị chính
quyền đưa mình ra khỏi danh sách hộ nghèo.
- “Tôi quyết tâm thoát khỏi hộ nghèo bởi xã hội còn nhiều người cần phải cưu mang,
bao người chất độc da cam, bao người khuyết tật còn mang trên mình, biết bao liệt sĩ
hi sinh giành cho đất nước yên bình ngày nay. Tôi lành lặn chân tay, mắt sáng như
ngọc, mặt mày khôi ngô, lại là con cháu Bác Hồ, tại sao lại chịu sa cơ lỡ nghèo. Tôi
rất mong những người dân đang nghèo hãy cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh để
nhanh chóng thoát nghèo. Hãy thật quyết tâm như lời Bác Hồ dạy, không có việc gì
khó, chỉ sợ lòng không bền”, cụ Mơ chia sẻ
- Lý do của cụ Mơ rất đơn giản “bản thân tôi còn tự lo cho tôi được; nhiều hoàn cảnh
khác còn khổ hơn tôi”. Sống ở một xã miền núi khó khăn, chồng mất sớm, một mình cụ
gồng gánh nuôi 11 người con khôn lớn, có công ăn việc làm ổn định. Các con trưởng
thành ra ở riêng, cụ sống một mình trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 20 m 2. Thường
ngày, cụ vẫn nuôi gà, trồng rau đem bán…Chồng chết, chị Lý một mình nuôi 4 đứa con
chất độc màu da cam. Mỗi ngày, chị đi nhặt sắt vụn, ve chai, ai thuê gì làm nấy, cụ Mơ
bảo chị còn khổ hơn cụ gấp vạn lần.
- Thực tế, nếu chiếu theo quy định, quy chế hiện hành, thì đúng là cụ Mơ thuộc diện hộ
nghèo, nhưng cụ không thấy mình nghèo... Cụ xin thoát nghèo trước hết là để không ỷ
lại, trông chờ vào chế độ, chính sách, nhưng hơn hết, cụ mong chính sách giúp đỡ người
nghèo đến với những người dân còn nghèo hơn mình. Sự khí khái, tự trọng của cụ bà 83
tuổi ở xứ Thanh chắc chắn sẽ khiến không ít những cán bộ, người dân lâu nay đang trục
lợi trên chính sách xóa đói, giảm nghèo của nhà nước phải cúi đầu hổ thẹn.
- Cụ vội đạp xe lên xã nằng nặc đòi ra khỏi hộ nghèo, xã hỏi rằng: "Giờ bà già bằng ấy tuổi
rồi, còn ở một mình, mà bà xin thoát nghèo, liệu có đảm bảo được không?".
- "Tôi đảm bảo được mới xin thoát nghèo! Tôi đang còn giúp đỡ những người nghèo khổ
hơn tôi cơ mà. Hay là các ông định để tôi nghèo, mà đến lúc chết tôi còn chết trong cảnh
nghèo à? Tôi làm đơn rồi, các ông kí vô đi! Tôi nói không phải chê, nhưng mỗi tháng lên
xã xách mấy bao gạo với quần áo về, tôi không làm thế được. Các thứ đó phải nhường
cho những người khác".
- "Tôi thoát nghèo cũng là để giữ da
-
- nh dự của tôi. Tuy rằng tôi tuổi cao, nhưng tuổi cao thì ý chí càng cao, có tư duy, có bản
lĩnh, nên không có việc gì khó. Những việc khó nếu hạ quyết tâm thì sẽ vượt qua được.
Tôi tự tính toán cho cuộc đời của mình, để khi về già không phải sống trong nghèo khổ.
Cứ làm việc chân chính, sống có tình làng nghĩa xóm, thì dẫu mình có nghèo, người ta
cũng không để mình phải nghèo".
- "Tôi có một nỗi buồn không biết chia sẻ với ai" - cụ nói, "là vì tôi già rồi, không công
việc, không nhiều tiền để trích ra giúp Nhà nước. Tuy rằng nhỏ thôi, nhưng cũng coi
như giúp Nhà nước bớt chút gánh nặng".
- TÌNH MẪU TỬ : Chú Lê Xuân Hạnh, 46 tuổi, con trai thứ 7 của cụ Mơ, là người từng
vào tù ra tội 5 năm vì tội nghiện ngập. Thời điểm đó, trong nhà không còn gì, kể cả ti vi
đầu đĩa, chiếc xe đạp rách mẹ cũng đành bán để vào tù thăm con.
- Ngày ra tù, chú tu chí làm ăn, nhớ lại điều mẹ dặn: "Giàu 30 tuổi thì đừng mừng mà khó
30 cũng đừng lo". Chú gọi điện, báo cụ: "Nếu mẹ có mệnh hệ gì, thì ít nhất còn phải
gượng sống 3 năm nữa, chờ ngày con về".
- Cụ Mơ đáp lại bằng giọng điệu kiên cường: "Mi cứ yên tâm làm ăn, không phải suy nghĩ
gì. Tao còn sống lâu!".
- Làm ăn phất lên, chú Hạnh đón mẹ lên thăm "cơ ngơi" của mình ở làng Chánh (thuộc
vùng núi phía Tây của tỉnh Thanh Hoá). Cụ Mơ tự hào, về khoe với hàng xóm láng
giềng. "Thằng con trai tuy tù tội, nhưng phấn đấu làm lại cuộc đời".
- "Mỗi lần mẹ vào tù thăm non, tôi đều xúc động. Sai lầm của tôi, nhưng mẹ không bỏ rơi,
vẫn thương tôi như bình thường. Tôi có người mẹ rất tuyệt vời. Bà từng dạy, 'khoản vay
10 triệu anh nợ, coi như mẹ cho anh. 5 năm tù mẹ đi tiếp tế là tấm lòng người mẹ, còn
bổn phận làm con thì tùy anh đối đáp. Từ nay, anh vay ai, nợ ai, thì anh phải tự trả'".
- Mẹ không có gì cả, nhưng đánh giá là nghèo thì mẹ nghèo thật, đằng sau bà từng là 11
người con thơ nheo nhóc. Ngày xưa mẹ tần tảo, một mình gánh vác mọi gian khổ. Mẹ
khởi nghiệp chỉ có 10 cân gạo, năm đó tôi còn rất nhỏ, khoảng 9-10 tuổi. Tôi vẫn còn nhớ
tiếng bà tính toán: 'Nếu như làm 10 cân bánh đúc, bán hết ra tiền sẽ mua được 20kg gạo'.
Từ chỗ bán bánh đúc, mẹ mở được quán ăn ngay chợ Lương Sơn. Sau khi chồng mất, mẹ
nghỉ bán" - chú Hạnh kể.

7. Diệp Thị Hồng Liên


- Nguyễn Thị Thu Loan : Giáo viên: ‘Biết chấm thi mà bị đi tù thì bỏ nghề’
Bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan tự bào chữa rằng biết đi chấm thi mà bị đi tù sẽ bỏ nghề từ
lâu để không phải hầu toà như hôm nay. Trong chừng 30 phút tự bào chữa sáng 15/5, bị
cáo Loan (41 tuổi, giáo viên trường THPT Lạc Long Quân, thành phố Hoà Bình) khóc
liên tục, thừa nhận mọi cáo buộc. Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Loan làm tổ
trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn. Nữ giáo viên nghĩ đã hoàn thành nhiệm vụ cho
đến khi nhận yêu cầu từ “chấm lệch điểm” cho một số thí sinh từ bị cáo Diệp Thị Hồng
Liên (Phó phòng khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình). Trình bày tại phiên tòa
hôm nay, Loan nói khi chấm lệch điểm nghĩ đó là “hành vi có lợi, không gây tổn hại” cho
học sinh nên “cần mẫn làm một việc sai trái”. Bị cáo giờ ân hận và không ngờ sự năng nổ
nhiệt tình của mình lại là tình tiết buộc tội nặng như thế.
- Diệp Thị Hồng Liên : Trả lời HĐXX, bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (SN 1974, cựu Phó
trưởng Phòng Khảo thí Sở GĐ&ĐT tỉnh Hoà Bình, Phó trưởng Ban chấm thi) khẳng
định, lý do bị cáo yêu cầu các giám khảo phải chấm theo hướng nâng điểm cho thí sinh vì
nể nang. Bị cáo Liên bị truy tố vì đã chỉ đạo 3 nữ giáo viên là Tổ trưởng Tổ chấm thi và
các giáo viên là giám khảo chấm thi tự luận môn Ngữ Văn nâng điểm cho 20 thí sinh.
- Theo lời khai của bị cáo Liên, bị cáo đã đề nghị các Tổ trưởng chấm thi và giám khảo
chấm theo hướng có lợi cho thí sinh, nhưng không hề ép buộc cấp dưới chấm theo yêu
cầu. “Về chuyên môn, chấm thế nào do các giáo viên. Bị cáo không có chỉ đạo chấm
riêng theo hướng nâng điểm đối với một trường hợp cụ thể nào. Cáo trạng nêu bị cáo có
động cơ vụ lợi cá nhân nhưng động cơ của bị cáo là do nể nang”, bị cáo Liên trình bày.
- Kết thúc phần trả lời thẩm vấn, bị cáo Liên cho rằng “Kỳ thi tốt nghiệp năm đó có có
nhiều trường hợp được nâng điểm. Bị cáo không làm theo sẽ khó vì, ai cũng gù nếu
mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”.

8. Thầy Lâm Minh Hào


Thầy giáo đánh 6 học sinh bầm tím: 'Tôi đau lòng lắm'
"Các em nghịch quá nên tôi mới đánh, không ngờ gây bầm tím. Nhìn các em như vậy,
tôi rất hối hận", thầy giáo Lâm Minh Hào (Thừa Thiên - Huế) trần tình.
Tối 24/10, tại buổi làm việc giữa Ban giám hiệu trường Tiểu học và THCS Bến Ván (xã
Lộc Bổn, Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), thầy Lâm Minh Hào và phụ huynh có con bị
đánh, cha mẹ các em đã bỏ qua cho hành động của thầy. Hiện giáo viên này chờ hình
thức kỷ luật của nhà trường, Phòng và Sở Giáo dục đưa ra.
Thầy Hào kể, chiều 22/10 khi đang dạy ở lớp khác thì nghe tiếng ồn ào từ lớp 7/1 do
mình chủ nhiệm nên đến xem. Tới nơi thầy thấy các em xô đẩy bàn ghế làm một em nữ
ngã xuống nền, khóc bỏ ra ngoài.
Khi hỏi em nào xô bàn ghế, ngay sau đó Ngô Đình Mạnh lớp trưởng đứng dậy nhận cùng
5 bạn khác. Quá nóng giận, thầy Hào đã gọi Mạnh và 5 em khác lên bục giảng. Thấy cây
thước ở bàn giáo viên (dài 70 cm, rộng 2,5 cm), thầy lấy quất học trò. Trung bình mỗi em
bị quất 4 thước và "không ngờ gây bầm tím".
"Đánh các em tôi đau lòng lắm, nhưng nhiều em nghịch quá. Tôi chỉ mong sao các em
thấy được việc làm sai trái của mình", thầy giáo trần tình và nói thêm "nhìn trò bị bầm
tím, bản thân rất hối hận".
Giáo viên này cho rằng trong 6 em bị đánh, có một số nghịch, hay làm mất trật tự trong
lớp. Suốt 8 năm, từ lúc ra trường tình nguyện lên nhận công tác ở khu tái định cư Bến
Ván đến nay, đây là lần đầu tiên thầy dùng thước đánh học trò.
Sau khi biết học sinh bị bầm tím mông và đùi, tối chủ nhật (23/10), thầy Hào đã đến nhà
từng học sinh xin lỗi. "Phụ huynh sau khi nghe tôi xin lỗi đã đồng cảm và bỏ qua. Nhiều
người nói nếu tôi có đánh thì nhẹ thôi, không phải vì sự việc này mà thầy không đánh thì
con cái họ sẽ hư, không nên người", thầy Hào kể.
Trước đó ngày 23/10, nhiều phụ huynh thôn Bến Ván phản ánh đến Ban giám hiệu
trường Tiểu học và THCS Bến Ván việc con em bị thầy giáo đánh bầm tím. Em Ngô
Đình Mạnh kể do đùa nghịch làm gãy một chiếc ghế nên thầy Lâm Minh Hào đã gọi 6
em liên quan lên bảng, xếp hàng rồi dùng thước gỗ đánh vào đùi, mông. Hậu quả là vùng
mông, đùi các em bầm tím, đi lại khó khăn.
9. Nguyễn Thanh Chấn
10 năm phải "ngồi tù oan", ông Chấn được bồi thường thế nào?
(GDVN) - Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án tù chung thân về tội
giết người đã được tạm đình chỉ thi hành án chờ ngày xét xử tái thẩm, dư luận đang đặt ra
nhiều câu hỏi, liệu ông Chấn sẽ được Tòa án bồi thường bao nhiêu cho 10 năm bị tù oan?
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, một vị nguyên là cán bộ cấp cao của Tòa án
Nhân dân tối cao cho biết, việc oan sai xảy ra trong quá trình tố tụng không phải bây giờ
mới có. Vị này cho rằng, đây là một “lỗ hổng” trong hệ thống pháp luật của chúng ta.
Việc điều tra, khởi tố, truy tố, kết án ẩu, thiếu kỹ lưỡng đã dẫn đến không ít vụ oan sai.
Theo như vị này được biết, đã từng có trường hợp đi tù 17 năm rồi mới được minh oan.
Trong trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn, vị này cho hay: “Hiện tại mới chỉ có
kháng nghị của Viện kiểm sát tái thẩm nên cũng chưa biết thế nào. Từ tái thẩm đến hội
đồng tái thẩm, hủy đi rồi đến xác minh này kia… phải khi nào có quyết định ông Chấn bị
oan thì mới tính đến việc đó được”
Ông cũng cho biết thêm, nếu có quyết định bị oan, bồi thường về vật chất cho ông Chấn
được tính theo luật bồi thường của nhà nước. Còn về tinh thần, ông Chấn sẽ được nhận
thêm 60 triệu đồng.
Về vụ việc, trên báo Người Lao Động đã có đoạn viết. Hơn 10 năm, ông Nguyễn Thanh
Chấn phải chịu án chung thân là hơn 10 năm tinh thần và thể xác ông bị giày vò với tội
danh kinh khủng. Đó cũng là quãng thời gian dài đằng đẵng mà cả gia đình ông phải sống
trong bần hàn, cay đắng, tủi hổ giữa làng xóm với tiếng xấu “người nhà thằng giết
người”.
Hơn 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn trong vòng lao lý cũng là hơn 10 năm hung thủ
thật sự của vụ án giết người lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Rồi đây, ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ được minh oan, cởi bỏ tội lỗi khủng khiếp mà các
cơ quan tố tụng với quyền lực của mình đã khoác lên mình ông. Ông cũng sẽ được đền bù
thiệt hại bằng vật chất cho hơn 10 năm tù giam.
Thế nhưng, vật chất nào có thể bù đắp được những tổn hại tinh thần của hơn 3.600 ngày
đi tù mà mỗi ngày đều được tính bằng “thiên thu tại ngoại”? Những giày vò, đớn đau
của người hàm oan tội danh “giết người” thì vật chất nào có thể so sánh được! Đó là
chưa kể “lỗ hổng” quá lớn của pháp luật hiện nay khi cuộc đời 4 người con của ông
Nguyễn Thanh Chấn rẽ sang một ngả khác, phải bỏ học giữa chừng, còn vợ ông phải vào
viện tâm thần vì án oan của người cha, người chồng mà không có bất kỳ một sự đền bù
nào có thể thỏa đáng.
10. MC Quyền Linh “Người duy nhất nói dối nhưng không bị ai ghét”
- Mới đây, cư dân mạng bất ngờ chia sẻ lại hình ảnh của MC Quyền Linh ở chương trình
“Vượt lên chính mình” kèm trạng thái “Người duy nhất nói dối nhưng không bị ai ghét”.
Năm 2005, Quyền Linh trở thành MC của chương trình Vượt lên chính mình. Đây là
chương trình dành cho những người dân khó khăn, họ tham gia sẽ có cơ hội xóa nợ và
nhận được một số phần thưởng cấp vốn.
- Ở vòng xóa nợ, người chơi sẽ phải thực hiện thử thách liên quan đến công việc của họ
trong 1 phút 30 giây. Quyền Linh là người bấm đồng hồ theo dõi thời gian thực hiện
nhiệm vụ. Tuy nhiên rất nhiều lần phát hiện ra Quyền Linh bấm đồng hồ khác thời gian
quy định. Anh luôn để người chơi thực hiện thêm 10-20 giây mới công bố đã hết giờ.
Giải thích cho hành động “gian lận” này, MC Quyền Linh cho biết:
- “Tôi sợ người ta thực hiện thao tác không kịp giờ nên hay… chỉnh đồng hồ lại. Tôi
làm như vậy mong họ có tiền nhiều để xoay sở cuộc sống… Nhìn ánh mắt họ bần thần
vì không kịp giờ trong một thử thách, tôi xót xa lắm”.
- Không chỉ cho người chơi thêm thời gian, Quyền Linh còn âm thầm hỗ trợ cho họ. Khán
giả chương trình chắc chắn đều quen thuộc với câu nói “Một khán giả giấu tên gửi
tặng…”, “Một nhà tài trợ đã trao tặng…”. Thế nhưng thực tế, những nhà tài trợ, khán
giả giấu tên đó không phải ai khác mà chính là Quyền Linh. Anh tự bỏ tiền túi để giúp
bà con. Khi biết được sự thật này, tất cả đều cảm động trước tấm lòng của anh.
11. Lê Thanh Thúy
Lê Thanh Thuý, một công dân trẻ của TPHCM, sứ giả của niềm tin và nghị lực đã vĩnh
viễn ra đi vào 4h20 sáng nay, 2/11. Trong những dòng entry cuối cùng, Thuý dặn dò:
“Em sắp gục ngã rồi. Mọi người hãy giúp em duy trì chương trình uớc mơ của Thuý.
Các em bệnh nhi tội nghiệp lắm. Em yêu tất cả mọi người…”
12. Christina Hà
- Christine Ha bắt đầu yếu thị lực từ năm 1999, lúc 19 tuổi và gần như mù hẳn từ năm
2007, do căn bệnh hiếm gặp có tên Neuromyelitis optica (rối loạn khả năng tự miễn
dịch).
- Cuộc thi vua đầu bếp MasterChef có số thí sinh dự tuyển là ba mươi ngàn người và chỉ có
một trăm người được chọn vào vòng chung kết tại thành phố Los Angeles, California,và
Christine Hà đã vượt qua mười chín tập (kéo dài từ ngày 4 tháng 6 đến ngày 10 tháng 9
năm 2012) để đi tiếp.
- Dù chỉ là đầu bếp nhà và khi tham gia chương trình Vua Đầu bếp, đơn giản là vì cô chỉ
muốn chứng tỏ mình có thể làm một điều gì đó như một người bình thường: "Tôi muốn
chứng minh rằng con người thực sự có thể theo đuổi những giấc mơ nếu đặt cả trái tim và
tâm trí của mình vào nó" và cảm thấy ngạc nhiên khi được miêu tả trong các phương tiện
truyền thông như là một dạng "siêu anh hùng".
- Giải thưởng cho Christine Ha khi đoạt giải quán quân là 250.000 đô la Mỹ và hợp đồng
xuất bản sách nấu ăn của chính mình. Những món ăn của cô trong các vòng thi món tự
chọn, đơn giản nhưng mang đậm hương vị Việt Nam và châu Á như: cá kho tộ, gỏi đu đủ
Thái, cơm tấm sườn, sò điệp xào, kem dừa,... với những gia vị đặc thù Việt Nam như
nước mắm,.... và được khen ngợi về độ cân bằng dinh dưỡng và thực hiện rất hoàn
hảo.Giám khảo của cuộc thi, đầu bếp danh tiếng Gordon Ramsay, nói cô Christine đã biết
tận dụng thế mạnh nguồn gốc Việt Nam của mình.Khi thắng giải ngày 10 tháng 9 năm
2012, Christine xúc động chia sẻ:
- “Tôi không thể tin rằng mình đã chiến thắng. Với tôi, được tham dự Master Chef đã là
một trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời. Bằng tất cả nghị lực, tôi đã cố gắng vượt qua
những trở ngại để đi lên và may mắn vượt qua những đầu bếp tuyệt vời nhất nước Mỹ.
Tôi đang đứng ở đây với chiến thắng trong tay như một minh chứng rằng mọi giấc mơ
đều có thể trở thành hiện thực".
13. Nguyễn Thị Thu Thương Cô gái 'xương thủy tinh'
Vừa làm giám đốc Công ty cổ phần TM và sản xuất hàng thủ công Thương Thương,
Nguyễn Thị Thu Phương đảm trách thêm chức giám đốc Trung tâm dạy nghề Thương
Thương.
Về trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm mới mở của Nguyễn Thị Thu Phương (tại xã
Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) một chiều mưa rét. Tuy nhiên, khi chúng tôi
bước vào cảm giác lạnh giá đã bị xua tan bởi nụ cười hạnh phúc của mọi người trong
trung tâm. Tất cả điều ấy là sự nỗ lực kỳ diệu của cô gái xương thủy tinh này.
Ước mơ nhỏ bé
Là người con thứ hai trong bốn anh chị em tại một xã nghèo huyện Phú Xuyên Hà Nội
nhưng không may mắn như mọi người, ngay từ nhỏ Thương đã mắc căn bệnh xương thủy
tinh quái ác. Chỉ cần không cẩn thận hay động đậy mạnh là toàn bộ xương trên cơ thể sẽ
bị gãy và vỡ vụn ra, phải mất một thời dài mới lành lại được. Điều ấy khiến cho Thương
chỉ nằm và di chuyển bằng cách lăn.
Thương cười nhớ lại: “Bởi vì căn bệnh này mà bố mẹ không cho tôi đi học như các bạn.
Đến năm em gái tôi lớp một thì bố mới dạy chữ cho tôi. Nhưng nhìn các bạn đến trường
lại khiến tôi háo h-ức và đòi đến trường bằng được”.
Vì quá thương con, nên mẹ Thương và chị đã thay nhau cõng Thương đến trường để học
cái chữ. Tay yếu, Thương phải cắn bút học viết, chỉ đến khi viết thông đọc thạo Thương
mới quyết định bỏ học.
“Tưởng như, cuộc đời của tôi chỉ trôi qua một cách lặng lẽ như vậy đến cuối đời. Thế
nhưng bước ngoặt đã đến vào năm 2000, trong một lần tình cờ xem chương trình “Người
tốt việc tốt” nói về những người tật nguyền vượt lên số phận, tôi khát khao được làm việc
gì đó, dù nhỏ bé” Thương vừa cuộn tròn những bông hoa giấy vừa kể.
Tuy nằm một chỗ nhưng Thương rất khéo léo làm ra những sản phẩm độc đáo
Thực ra, lâu nay cô luôn mong muốn làm việc giúp gia đình đấy là một mơ ước nhỏ bé
nhưng rất khó thực hiện đối với người mắc bệnh như Thương. Vì thế, Thương nhất quyết
xin gia đình đến trung tâm “Vì ngày mai” để học nghề. Chính nơi đây, Thương đã được
học cách làm ra các sản phẩm từ cúc áo và các sợi chỉ. Không những thế, bằng sự sáng
tạo của mình, Thương đã mày mò tự làm ra các sản phẩm như: Đèn bàn áo len lọ hoa...
Khởi nghiệp kinh doanh từ tiền lì xì
Năm 2005, một người bạn đã đến và dạy cho Thương các làm các sản phẩm “tranh quấn
giấy nghệ thuật”. Từ đó, chị cố gắng học tập mày mò tìm kiếm trên mạng làm ra những
sản phẩm độc đáo mới. Những sản phẩm lúc đầu dành tặng cho gia đình và bạn bè.
“Thấy quá nhiều người thích thú với sản phẩm này, vì thế tôi mua thêm nguyên liệu làm
tiếp và nhờ một số người bạn bán thử. Thấy có lãi nên ý định kinh doanh được nhen
nhóm từ đó. Những đồng tiền ban đầu là do tôi tích góp từ những đồng tiền được lì xì
ngày tết”. Thương chia sẻ.
Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Thương lập ra website thuongthuong.net để quảng bá và bán
sản phẩm. Không những thế Thương còn lập nên trung tâm đồ thủ công mỹ nghệ cho
riêng mình. Trung tâm không chỉ sản xuất tranh giấy và các sản phẩm làm bằng cúc áo
mà còn dạy nghề cho các bạn khuyết tật để giúp các bạn sống có ích hơn.
Ngày đó, dù mới kinh doanh và tiền kiếm được rất ít, nhưng xong mỗi sản phẩm bán ra
Thương luôn trích 5% để lập ra quỹ “Thắp sáng ước mơ” giúp đỡ những người khuyết tật
còn khốn khó. “Cái tên Thương Thương không phải là do mình nghĩ ra đâu mà là do mọi
người đặt cho đấy. Chắc tại thấy mình dễ thương nên mọi người đặt như thế” Thương
cười.
Sản phẩm do các bạn khuyết tật làm ra
Con đường kinh doanh của Thương đầy chông gai, vất vả. Đối với người bình thường
khó khăn một thì đối với Thương khó khăn mười lần. Thời gian đầu, làm ra một sản
phẩm mất rất nhiều thời gian khó tiêu thụ và cạnh tranh so với sản phẩm trên thị trường.
“Khó nhất là tìm nguyên liệu, bởi ở Việt Nam chưa có loại giấy nào đáp ứng yêu cầu độ
dai, độ bền, độ chắc để làm sản phẩm tranh giấy. Tôi phải lên mạng kiếm và nhờ bạn bè
đưa hàng về, những loại giấy đang làm phải nhập khẩu bên Nhật về đấy” Thương đưa
cho chúng tôi sản phẩm đang làm và chia sẻ.
Điều may mắn là có gia đình bên cạnh Thương, sự động viên của bố mẹ, anh chị em và
bạn bè đã giúp Thương dần dần vượt qua tất cả. Hơn nữa, có rất nhiều người hảo tâm rất
thích thú trước sản phẩm ý nghĩa của cô gái xương thủy tinh nhưng đầy nghị lực, dần dần
hàng loạt đơn đặt hàng tới tấp tìm về khiến cho cuộc đời Thương bước sang trang mới.

Thành công mỉm cười với “anh hùng thầm lặng”


Ngày 13/6/2013 Thương đăng ký thành lập công ty theo chu kỳ khép kín, từ thu mua
nguyên liệu, sản xuất và đưa tiêu thụ. Bức tranh giấy Thương có giá trị cao nhất là tấm
hình gia đình Nick Vujicic với giá 10 triệu đồng, kích thước 100*80 cm. Đầu tháng
1/2014, công ty Thương Thương hoàn thiện đơn hàng lớn nhất với 1.000 tấm thiệp cho
tập đoàn Tôn Hoa Sen, thu về 35 triệu. Đó là phần thưởng bước đầu cho những cố gắng
không biết mệt mỏi của cô.
Nhưng điều đáng khâm phục nhất ở Thương chính là suy nghĩ “trong xã hội còn
nhiều những mảnh đời bất hạnh. Giúp đỡ được nhiều người thì may mắn sẽ đến với
mình”. Trong 10 năm qua, Thương đã mở rất nhiều lớp dạy nghề ngay tại nhà cho
những người tàn tật và người có nhu cầu.
14. Khang A Tủa
- Chàng trai H’Mông ở ĐH Fulbright: "Em muốn bắt đầu từ việc nhỏ nhất là thay đổi
được cái nghèo của gia đình, bạn bè em cũng nhiều người mơ thế, nên em hy vọng 1
ngày số phận của người H’Mông sẽ khác". Khang A Tủa trở thành sinh viên của Đại
học Fulbright Việt Nam (FUV) năm 25 tuổi – già hơn tất cả các bạn đồng môn của mình.
Tủa đã từng là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, từng khiến cả rẻo cao quê mình tự
hào khi là người Mông đầu tiên đỗ vào ngôi trường đại học danh giá đó. Nhưng Tủa bỏ
học, vì nhận ra mình không hạnh phúc ở đó. Nên ở tuổi 25, Tủa bắt đầu lại từ đầu.
- “Bố nói nhà rất nghèo, ruộng đất rồi sẽ không còn nên giáo dục là con đường duy
nhất để tồn tại”
- Nếu có cách nào để người H’mong thoát khỏi số phận nghèo khó, lạc hậu nhiều đời đeo
bám, thì nó sẽ không bắt đầu từ những thùng quà từ thiện từ miền xuôi chuyển lên, mà từ
chính những người như Khang A Tủa.
- Hành trình đến với Đại học Fulbright của Khang A Tủa giống như một câu chuyện cổ
tích của Mù Cang Chải - một câu chuyện không bắt đầu từ đồng lúa, mà bắt đầu từ cậu bé
H’Mong 5 lần 7 lượt bỏ học, có ông bố người Mông mù chữ và nghèo thê thiết, nhưng
nhẫn nại tột cùng để đưa con đến Đại học Fulbright.
- “Ruộng nhà em ít lắm. Một mùa thu hoạch chỉ được 20 bao thóc, mà nhà em có 6 anh
em. Từ khi còn là một đứa trẻ chưa kịp lớn, em đã hiểu rằng nếu em không đi học, thì
em sẽ giống như bố mẹ mình, ngày ngày đi làm ruộng, mà dù chăm chỉ cần mẫn thế
nào cũng không có cách nào đủ ăn. Chẳng có tương lai nào ở đó cả…” - đó là một
buổi chiều cuối năm, Tủa ngồi bên hiên ngôi nhà sàn cheo leo giữa lưng chừng núi, chậm
rãi kể câu chuyện vì sao với Tủa, đi học là lựa chọn không thể khác.
- Bố Tủa là một ông bố người Mông mù chữ, nói tiếng Kinh còn không thạo. Nhưng kể cả
ngày hôm nay, khi Tủa đã là chàng sinh viên nổi tiếng của Đại học Fulbright, Tủa vẫn
ngưỡng mộ và đầy tự hào khi nói về ông bố mù chữ ấy - người đã dạy cho Tủa những
bài học giá trị nhất về cuộc đời, mà bài học đầu tiên đó là không bao giờ được từ bỏ việc
học.
- Năm 7 tuổi, Tủa đã từng bỏ học vì quá sợ những trận đòn khắc nghiệt của thầy giáo
chủ nhiệm. Nhưng bố Tủa, một ông bố người Mông mù chữ đã kiên quyết nói với con
mình: “Con phải đến trường thôi, vì con không thể thất học như bố được”.
- Sau khi để con trai nghỉ học ở nhà 1 năm, mùa khai giảng năm sau, ông bố người Mông
đích thân dẫn con đến lớp, vừa đi vừa thì thầm, thủ thỉ: “Bố thích đi học lắm mà không
được nên bố hứa sinh các con ra sẽ không bao giờ để các con thất học”.
- Dù nhà quanh năm không đủ ăn; dù để trang trải cuộc sống, bố Tủa phải đi làm phu mỏ,
phu khuân vác, nhưng để con trai mình không sợ đến trường, bố Tủa đã gác hết mọi
chuyện mưu sinh để ngày ngày cùng con đi học, nhẫn nại ngồi học cùng con trai hết ngày
này đến ngày khác, cho đến tận khi Tủa nói với bố rằng cậu đã bắt đầu thấy yêu trường
học.
- “Người Kinh các anh chị thấy ruộng bậc thang rất đẹp đúng không? Nhưng với
những đứa trẻ vùng cao tụi em, đó là nỗi ám ảnh. Để đến trường, ngày ngày em phải đi
qua những thửa ruộng bậc thang mà đường bờ be chỉ rộng hơn một gang tay người lớn.
Những ngày mưa, bờ ruộng trơn, em ngã lăn lông lốc xuống những thửa ruộng phía dưới,
đau điếng người, quần áo lấm lem bùn, vừa khóc vừa ôm cặp đến lớp. Em lại về ăn vạ bố.
Lại đòi bỏ học”.
- Bố Tủa không dỗ dành con trai, nhưng ông đi vào rừng nhiều buổi chiều, mỗi lần về
mang theo một ôm to những cây mương già. Rồi mỗi ngày một tí, trên những thửa ruộng
bậc thang mà Tủa phải đi qua để đến trường, ông cặm cụi, cần mẫn làm một cây cầu khỉ
nhỏ xíu để Tủa và bạn bè có thể bám men theo đến trường mà không bị ngã khi trời
mưa.
- “Ruộng đất rồi sẽ có thể sẽ không còn. Nhưng cái chữ thì không bao giờ mất. Con
đừng bao giờ từ bỏ” - Ông luôn nói với con trai mình như thế.
- Có lần, Tủa tâm sự với bố: “Nếu con đi học, thì bố mẹ chắc chỉ đủ sức nuôi mình con.
Thế nghĩa là con đã chặn đứng tương lai của các em mình”. Vì nghe lời bố, Tủa đã kiên
trì đi học mỗi ngày, kể cả khi bữa cơm của Tủa ở trường nội trú chỉ có cơm với rau rừng.
Vì nghe bố, Tủa đã trở thành một trong những học sinh giỏi nhất của trường Phổ thông
Dân tộc Nội trú Việt Bắc một thời - là thủ khoa của kì thi tốt nghiệp năm đó.
- Nhưng Tủa luôn mang trong lòng mình một nỗi dằn vặt. Tủa luôn sợ nếu mình đi học đại
học, thì có nghĩa là cậu sẽ chặn đứt con đường tương lai của các em mình. Mà Tủa thì
không đành lòng khi cả gia đình 7 người phải hi sinh cho mình. Những ngày trước khi
thi Đại học, bố bị tai nạn mất sức lao động, Tủa một lần nữa nghĩ đến việc bỏ học. Tủa
về nhà, ngày ngày đi xuống con dốc nhỏ để đến ruộng lúa của gia đình. Tủa không ngại
việc làm lụng vất vả, không ngại trở thành trụ cột gia đình, nhưng trong sâu thẳm, Tủa
đau khổ khi mỗi ngày đi qua con đường ấy, vì cậu biết cậu không thuộc về đồng lúa. Bố
Tủa lại một lần nữa động viên con trai: “Mình không thể thay thế cuộc đời này bằng
cuộc đời khác. Bố mẹ sinh con ra không vì kỳ vọng con sẽ hi sinh cho gia đình”. Và
Tủa lại khăn gói đi thi Đại học.
- Ngày nhận được kết quả báo đỗ vào Đại học Bách Khoa, Tủa ngồi với bố suốt đêm. Hai
người đàn ông trụ cột trong gia đình cùng nhau giải bài toán làm thế nào để Tủa có thể đi
học.
- Nhà Tủa có một vườn thảo quả tít sâu trong rừng, một ruộng lúa nhỏ không năm nào
trồng đủ thóc cho một gia đình 9 miệng ăn. Nhà Tủa còn có 1 đàn gà 10 con.
- Bố Tủa nói: “1 con gà đẻ được 15 quả trứng mỗi tháng. Mỗi quả trứng bán được 2 nghìn
đồng. Học phí của trường Bách Khoa là hơn 5 triệu mỗi năm. Cứ cho là 10 con gà cùng
đẻ một lúc, bố vẫn không có cách nào để nuôi con đi học. Nhưng con dù thế nào cũng
không được bỏ học”.
- Sau khi quyết với nhau như thế, bố Tủa rút ra 2 triệu đồng nhăn nheo, nhàu nhĩ, là toàn
bộ số tiền mà ông đã tích cóp cả đời. Ông dặn dò con trai: “Đó là toàn bộ những gì bố có.
Con cầm nó đi học, rồi sau này phải tự tìm cách lo cho mình”.
- Và cậu bé người Mông xuống Hà Nội với 2 triệu bố cho, nhập học ở trường Đại học
Bách Khoa rồi tự lăn lộn mưu sinh theo mọi cách mà cậu có thể, kể cả việc đi mua từng
thùng mì tôm về bán dạo trong ký túc xá.
- Từng là biểu tượng “con nhà người ta”, sụp đổ vào thời khắc rời bỏ Bách Khoa, và vụt
sáng trở lại với giấc mơ FulBright Việt Nam
- Dù trở thành sinh viên của trường Đại học Bách khoa là giấc mơ của Tủa, nhưng khi đã
đạt được giấc mơ ấy, thì cậu lại nghi ngờ chính bản thân mình. Trên facebook cá nhân,
Khang A Tủa có viết một note nhỏ như thế này: “Chọn trường để học cũng như chọn vợ,
chọn chồng để lấy. Đã là chọn người chung đường với mình mãi thì phải chọn người phù
hợp với mình nhất, chứ không phải chọn kẻ giàu, người sang hay chọn kẻ đẹp người
xinh”.
- “Chọn trường để học cũng như chọn vợ, chọn chồng để lấy. Đã là chọn người chung
đường với mình mãi thì phải chọn người phù hợp với mình nhất, chứ không phải chọn kẻ
giàu, người sang hay chọn kẻ đẹp người xinh”.
- Chọn trường cũng vậy, phải chọn trường có sứ mệnh phù hợp với sứ mệnh của mình, có
môi trường sống và học tập phù hợp với tính cách của mình chứ đừng chọn trường vì cái
danh, cái top…”.
- Tủa thi vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội chỉ vì chưa một người Mông Mù Cang
Chải nào từng thi đỗ ngôi trường này. Mà cả đời Tủa cho đến lúc đó, Tủa chỉ nghĩ đến
việc chọn những gì “top” nhất, chứ không phải là những gì mình thích nhất.
- Sau hơn 1 năm học thì Tủa sớm nhận ra Đại học Bách Khoa Hà Nội dù vẫn luôn là một
trường đại học hàng đầu, nhưng lại không hề phù hợp với Tủa. Tủa thích làm thầy
giáo hơn là thích học Hoá; Tủa thích làm những công việc liên quan đến xã hội, đến
cộng đồng hơn là ngồi từ ngày này qua ngày khác trong phòng thí nghiệm: “Nó giống
như là em cưới một cô gái vừa đẹp, vừa giỏi, vừa giàu, nhưng lại không hề đồng điệu
với em về tâm hồn vậy”.
- Nên cuối cùng, sau hơn 2 năm học Bách Khoa, Tủa đã lựa chọn “ly hôn”, “kết thúc một
cuộc tình tưởng như lãng mạn nhưng lại đầy rẫy những khổ đau”.
- Ngày Tủa quyết định thông báo với bố về sự lựa chọn của mình, Tủa nói: “Con bỏ học ở
đây vì con thấy ở đây không có cái mà con muốn học. Nhưng không có nghĩa là con sẽ
bỏ học vĩnh viễn. Con sẽ học ở ngoài đời, ở những công việc xã hội mà con làm và một
ngày nào đó chọn một ngôi trường mà con thích học”.
- Bố của Tủa, một người bố đã có lời thề không để con cái của mình thất học, một người
bố đã bằng mọi cách để thuyết phục con trai đến trường, sẵn sàng ngồi học cùng con trên
lớp, sẵn sàng làm cầu khỉ cho con đi qua những thửa ruộng bậc thang, sẵn sàng làm
những công việc có thể phải trả giá bằng tính mạng để nuôi con đi học…vậy mà riêng
lần này, ông nói: “Con hãy học theo cách con muốn, lựa chọn điều con nghĩ mình nên
làm…”. Sau câu nói của bố, “chàng trai Mông đầu tiên của Mù Cang Chải đỗ Bách
Khoa” đã viết đơn xin nghỉ học.
- Trong suốt hơn một năm sau khi nghỉ học, Khang A Tủa cùng những cô bạn, cậu bạn
người Mông thành lập dự án “action for Hmong’s Development” – “ Hành động vì sự
phát triển của người H’mong”. Tủa vừa tranh thủ đi làm thêm ở các nhà hàng, quán ăn để
kiếm sống; vừa dành thời gian đi khắp các vùng núi cao của người Mông để đi sưu tầm
lại các câu chuyện cổ tích của người Mông, mang về tập hợp lại nó trong một bộ sách
bằng cả tiếng Mông và tiếng Kinh, rồi gửi đến các trường học vùng cao, hy vọng các thầy
cô giáo vùng cao sẽ dùng chính những câu chuyện đó để dạy trẻ con người Mông; Tủa
làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận như ISEE trong những dự án mà cậu cảm thấy có
thể giúp ích cho cộng đồng mình.
- Một nhà tuyển trạch của Đại học Fulbright Việt Nam đã vô tình bắt gặp Tủa trong một dự
án xã hội như thế và khuyến khích Tủa nộp đơn vào Đại học Fulbright Việt Nam.
- “FUV không chỉ tìm kiếm những người giỏi nhất, xuất sắc nhất, mà còn chọn cả
những viên ngọc thô – những người mà chúng tôi nhìn thấy ở họ tiềm năng và sự sẵn
sàng thay đổi”. Đó là những gì Chủ tịch Đàm Bích Thuỷ nói với tôi khi tôi phỏng vấn
bà.Và ở FUV, có lẽ chẳng có gì thô mộc và hoang dã như Khang A Tủa.
- Khi nộp đơn dự tuyển vào Fulbright, vốn Tiếng Anh của Tủa chỉ là thứ Tiếng Anh mà
Tủa học mót được khi phục vụ các du khách Tây trong quán ăn.
- “Để viết bài luận trong hồ sơ dự tuyển, em đã dùng google translate 100%”– Lời thú
nhận thật thà của Tủa đã khiến tôi không thể không phá lên cười. Không phải lúc nào
trong cuộc đời làm báo của mình, tôi cũng nhận được một câu trả lời nằm ngoài mọi trí
tưởng tượng của tôi như thế.
- Khi tham gia vòng phỏng vấn chính thức của FUV cùng với rất nhiều thí sinh khác trong
cả nước, Tủa có lẽ không có gì nhiều nhặn ngoài sự can đảm và lạc quan.
- “Khi mà các thầy cô trong ban tuyển sinh phỏng vấn em bằng Tiếng Anh, em thậm chí
không thể hiểu họ nói gì chứ đừng nói trả lời họ. Cuối cùng em trả lời phỏng vấn bằng
Tiếng Việt. Các bạn thí sinh khác cùng tham gia phỏng vấn với em đã giúp em dịch
sang Tiếng Anh. Em đến bây giờ vẫn mãi cảm động, vì có thêm em tức là có thêm một
người cạnh tranh, có thêm một đối thủ. Các bạn ấy có thể lựa chọn không giúp em để
cho mình thêm cơ hội, nhưng đã không làm thế. Nên kể cả khi ấy chưa biết mình
trúng tuyển, em đã biết rằng em thích được học cùng với những người bạn như thế, ở
một nơi ấm áp như thế”.
- Hôm đó, các giáo sư trong hội đồng tuyển sinh hỏi:
- Nếu được kiến tạo một môn học mới trong năm đồng kiến tạo, em sẽ đề xuất gì?
- Tủa trả lời:
- Một môn học về văn hoá bản địa.
- Một cuộc tranh luận quyết liệt đã nổ ra trong Hội đồng tuyển sinh về trường hợp của
Tủa. Những người phản đối lo ngại về trình độ Tiếng Anh của Tủa; lo ngại về khoảng
cách 5 tuổi sẽ khiến Tủa không thể hòa đồng được với bạn bè cùng khóa. Nhưng
những người ủng hộ thì tin rằng Tủa là viên ngọc thô mà FUV có thể mài giũa.
- Nên cuối cùng, Tủa được chọn. Trong hồ sơ trúng tuyển của Tủa, Hội đồng FUV có ghi
rõ: “Tủa được chọn vì đã kể một câu chuyện thuyết phục và thể hiện được đích xác
những phẩm chất mà Fulbright tìm kiếm ở các sinh viên đồng kiến tạo, đó là tinh thần
ham học hỏi, tính tiên phong, hướng tới cộng đồng và nỗ lực bền bỉ”.
- Cả một chương trình hỗ trợ đặc biệt về Tiếng Anh đã được FUV thực hiện với Tủa, để
giúp Tủa có thể bắt nhịp được với bạn bè.
- Tủa không bao giờ than vãn, nhưng có những tháng, Tủa vẫn phải dành phần lớn khoản
tiền học phí của mình để gửi về nhà giúp bố mẹ nuôi em. Cho đến tận bây giờ, bố mẹ Tủa
vẫn không hề biết gì về Fulbright ngoài những lời kể của con trai. Họ vẫn sống trong ngôi
nhà sàn nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi, vẫn ngày ngày lo sao kiếm đủ thóc để nuôi
cả gia đình.
- Đó là lý do Tủa và các bạn bè mình lập những dự án hành động vì sự phát triển và tương
lai của người Mông. Ví dụ như mùa hè vừa rồi, Tủa ở Hà Nội, vừa chạy xe ôm, vừa thực
hiện dự án Vườn Mơ để đưa 22 trẻ em người Mông ở vùng cao Tây Bắc xuống Hà
Nội, dạy cho chúng những bài học, những kỹ năng đầu tiên về việc sinh tồn giữa thành
phố
- Cũng mùa hè vừa rồi, Tủa lập dự án “Ná Nả, Mẹ ơi, mẹ ơi”, để các bà mẹ người Mông
có thể bán những sản phẩm do chính họ làm ra với người miền xuôi và cả người
nước ngoài.
- “Người Mông không thích buôn bán, vì tin rằng việc đó làm mình xấu đi” - Tủa nói -
“nhưng em hy vọng Ná Nả của chúng em sẽ học được cách bán những sản phẩm mình
làm ra với đúng giá trị của nó. Và quan trọng hơn thế, Ná Nả sẽ được mở mang đầu óc,
giao lưu với thế giới bên ngoài sau cả một đời chỉ loanh quanh với đồng lúa và góc nhà”.
- Tủa gánh trên mình tương lai và kỳ vọng của nhiều người. Nên đôi khi, nó vô tình trở
thành gánh nặng. Ở Fulbright, Tủa nổi tiếng vì là “chàng trai Mông đầu tiên ở Fulbright”.
Nhưng chúng tôi không có ý định viết về Tủa như một người hùng. Vì sự thực là chặng
đường của Tủa một năm qua ở Fulbright Việt Nam không hề dễ dàng.
- Kể cả đã trải qua một khóa học Tiếng Anh hàn lâm do FUV tài trợ suốt mùa hè, thì Tủa
vẫn bước vào năm học đồng kiến tạo (100% chương trình được xây dựng và giảng dạy
bằng Tiếng Anh) với rất nhiều khó khăn.
- Những ngày lên lớp mà không thể hiểu 1/5 những gì thầy cô nói, là việc Tủa đã trải qua.
Phải tốn gấp 3 thời gian so với bạn bè để làm bài tập về nhà, là việc Tủa đã trải qua.
- Bị một quỹ giáo dục cắt học bổng vì thành tích học tập không như kỳ vọng, cũng là nỗi
ngượng chín mặt mà chàng trai người Mông luôn khao khát lọt “Top” phải đối mặt.
- Tủa kể: “Vì chẳng có trải nghiệm nào trong đó là dễ dàng, nên có lần em đã tâm sự với
một giáo sư về nỗi mặc cảm thua kém lớn dần lên mỗi ngày trong lòng em. Vị giáo sư
ấy nói với em như này: Đừng quan tâm cậu hơn ai hay thua kém ai. Cậu chỉ cần tự
hỏi cậu ngày hôm nay có tốt hơn chính cậu ngày hôm qua hay không là đủ”.
- Đó là câu nói giúp Tủa trút đi được tất cả những gánh nặng trong lòng, để sẵn sàng tham
gia vào các buổi học mà không hề e sợ; sẵn sàng hỏi những từ mình không biết; sẵn sàng
đưa ra một ý kiến nào đó mà không sợ bị bạn bè cười.
- “Bài biện luận đầu tiên của em bị giáo sư môn Biện luận gạch đỏ chi chít, chữa từng câu,
từng từ. Nhưng bây giờ thì những gạch bút đỏ đã ít dần đi mỗi ngày. Ngày xưa em luôn
phải gồng mình lên để sống. Bây giờ em sẽ cười lúc em vui và khóc khi em cảm thấy
buồn. Em đang học cách để là chính mình nhưng ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”.
- Ngày 25/3/2019, Tủa nhận được một tấm card visit mà Đại học Fulbright làm cho Tủa.
Trên tấm card có ghi “Khang A Tủa/ Co-design year student/ Sinh viên đồng kiến tạo”.
Tình cờ thay, 3 năm trước, cũng vào đúng ngày 25/3, Tủa rời khỏi Đại học Bách Khoa
Hà Nội.
- Tủa giữ gìn tấm card visit đó rất nâng niu, vì với Tủa đó là những tháng ngày mông lung
nhất của tuổi 20. Nhưng hôm nay, khi đang trải qua năm học chính thức đầu tiên sau năm
đồng kiến tạo, Tủa nói, sau khi ly hôn với “cô nàng xinh đẹp” Bách Khoa, Tủa hài lòng
và hạnh phúc với sự kết đôi của mình với “cô gái” FUV.
- Ở FUV, Tủa rất nổi bật khi đứng giữa các bạn đồng môn với chỏm tóc đuôi gà đặc trưng
của người Mông và bộ quần áo dân tộc do chính mẹ Tủa kiên nhẫn từng mũi khâu cả
năm trời.
- “Em không muốn quên mình là ai, mình từ đâu tới” – Tủa giải thích.
- Năm Tủa học lớp 10, vì là học sinh giỏi, Tủa được xuống trường nội trú Việt Bắc ở Thái
Nguyên học. Ở trường, Tủa mặc quần áo như người Kinh và đã quên rất nhiều từ tiếng
Mông. Một ngày, trên tay Tủa xuất hiện một cái nốt ruồi nho nhỏ. Không biết từ “nốt
ruồi” trong tiếng Mông có nghĩa là gì, Tủa về nhà hỏi mẹ. Nhưng mẹ Tủa – một người
đàn bà Mông không nói được một từ tiếng Kinh đã không thể nào hiểu được câu hỏi của
con mình - một đứa con người Mông nhưng lại đang quên dần tiếng Mông.
- “Em đang mất đi sự kết nối thiêng liêng với người em yêu thương, gần gũi nhất”– Tủa
sợ hãi nhận ra điều đó.
- Sau ngày hôm đó, Tủa quay lại trường, nhờ những người giỏi tiếng Mông nhất dạy nói và
viết tiếng Mông. Rồi Tủa mặc quần áo Mông đi học, cho đến tận bây giờ, để không quên
cội nguồn của mình.
- Tủa mang trong lòng mình rất nhiều nỗi ưu tư về dân tộc Mông của mình, về gia đình
mình, về giáo dục, về tương lai và số phận của người Mông. Và có lẽ đó là lý do Tủa là
một trong 54 sinh viên đầu tiên được FUV lựa chọn để cùng “đồng kiến tạo” lên lịch sử
và tương lai của ngôi trường này. Tủa nói: “Em không thích cách người Kinh lên vùng
cao làm từ thiện. Vì sau khi nhận quần áo, nhận lương thực, nhận tiền… người vùng cao
ngày càng ỷ lại vào sự giúp đỡ. 100 năm trước, người Mông nổi tiếng với khả năng tự
cung tự cấp. Giờ dân tộc em phụ thuộc vào sự cứu trợ từ phân bón đến giống lúa… mà
vẫn không đủ ăn.
15. Vì Quyết Chiến – Cậu bé đạp xe 103 km từ Sơn La ra Hà Nội để được gặp em trai
"Em sợ em trai mất nên muốn xuống Hà Nội. Em không biết Hà Nội ở đâu, nhưng nhớ
em quá, chưa bao giờ 2 anh em được nhìn mặt nhau". Chiến cất cặp sách vào bàn, xin
ông nội 10 nghìn giả vờ xuống trạm ăn quà, nhưng thực chất cậu băng qua đường bản
Bướt, lén tìm cách ra quốc lộ 6, hướng thẳng Hà Nội.
Chiến đạp một mạch không nghỉ, không mệt, không đói. 5 tiếng trôi qua, đi qua 15 con
đèo lớn nhỏ, Chiến mệt lả ở Hoà Bình. Không biết đường, cậu bé cứ chọn tuyến đường
lớn mà đi, đoạn nào không biết thì hỏi. Đôi chân sưng vù, hai chiếc dép rách bươm. Mỗi
lần đổ dốc hay qua đoạn đường khúc khuỷu, cậu bé phải lấy chân làm phanh "bất đắc dĩ",
mùi dép chảy nhựa "khét lẹt" bốc lên. Đoạn nào khó đi, Chiến xuống xe dắt bộ.

"Em có sợ nguy hiểm chứ, nhưng nghĩ đến em trai thì sợ hãi bay đi đâu hết luôn. Em đi
hướng bên phải, bám ven đường, nhìn trước nhìn sau mới đi. Có đoạn em mệt quá bị
ngất, một chiếc xe khách đi qua tưởng em bị tai nạn, họ xuống hỏi xin số điện thoại bố
mẹ em. Các chú mới gọi cho bố. Nếu không gặp xe đó, em dự định đạp tiếp, chưa nghĩ về
sau sẽ như nào..." - Chiến kể.
Đến khoảng 8h tối, ông nội nhận được điện thoại của anh Nam, báo "thằng Chiến nó đạp
xe xuống Hà Nội. Lúc ấy nói chung, cảm giác lòng tôi nặng nề lắm, vừa bực vừa thương
cháu. Ban đầu, tôi còn không nghĩ được gì, tưởng tượng như có cái gì đó đè nặng lên vai.
Cả 2 ông bà dọn cơm tối, nhưng chưa ai dám ngồi ăn".
16. Nguyễn Công Hùng
- Nguyễn Công Hùng sinh tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi mới 2
tuổi, vì mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân. Nhưng anh vẫn cố gắng đi
học, đến năm học lớp 7, anh phải nghỉ vì bệnh ngày càng trầm trọng, cơ thể chỉ còn chưa
đầy 20 kg. Năm 15 tuổi, Nguyễn Công Hùng liệt gần như hoàn toàn, chỉ còn cử động
được 2 ngón tay rồi cuối cùng là 1 ngón tay.
- Bằng nghị lực của mình, Nguyễn Công Hùng vẫn tự học để đến năm 21 tuổi (2003), anh
mở Trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh còn sáng lập trang website mang
tên www.nghilucsong.net với nội dung hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm thông tin về việc
làm và học tập với hơn 30.000 thành viên khắp thế giới, 100.000 bài viết được sẻ chia.
- Năm 2005, Nguyễn Công Hùng được Tạp chí Công nghệ Thông tin eChip trao tặng danh
hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
- Anh đã qua đời trong chuyến công tác ở Miền Tây vào ngày 31/12/2012.
- Giải thưởng và vinh danh
- Năm 2006, Nguyễn Công Hùng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Giải thưởng
"Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu", Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trao tặng "Gương mặt trẻ tiêu biểu" và được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trao
bằng khen "Thanh niên tiêu biểu" của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- Năm 2010, Trung tâm Nghị lực sống của anh đoạt giải thưởng đặc biệt về "Cơ sở đào tạo
công nghệ thông tin cho người khuyết tật tốt nhất" trong cuộc thi Victa Awards 2010 của
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
- Năm 2011, Nguyễn Công Hùng được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng kỷ
niệm chương "15 năm – Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu"
- "Tôi ví hành trình đời sống của tôi giống như việc đi lấy chân kinh vậy. Khả năng sống
độc lập, tự tin, trung thực và yêu thương người đồng cảnh là những quyển kinh mà ai
muốn có nó đều phải cần cù chăm chỉ"
17. Ông Tây dọn rác
James Joseph Kendall, 37 tuổi, một người Mỹ đến từ Springfield (bang Ohio, Mỹ) còn
được mệnh danh là “ông Tây nhặt rác”, “ông Tây lội mương thối”. Trong 3 năm qua,
James đã cùng với các tình nguyện viên của mình nhặt được khoảng 2 nghìn tấn rác tại
hàng trăm địa điểm khác nhau ở Hà Nội.
Hai ngày, dọn 7 tấn rác thải dưới chân cầu Long Biên
Một buổi chiều cuối tuần, James Joseph Kendall tất bật cùng khoảng hơn 100 bạn trẻ,
tình nguyện viên thu gom, dọn dẹp rác dưới khu vực chân cầu Long Biên (Hà Nội).
Người đàn ông nước ngoài, trán ướt đẫm mồ hôi nhưng nổi bật trong đám đông bởi nụ
cười thân thiện.
James Joseph Kendall cho biết, trong hai ngày cuối tuần anh và các tình nguyện viên đã
dọn được khoảng 7 tấn rác thải ở khu vực cầu Long Biên
Anh liên tục đi lại, chăm chú quan sát và đánh dấu các khu vực cần dọn dẹp. James cũng
tích cực lội xuống khu vực sình lầy, vớt từng bao rác, nhặt từng túi bóng nilon rồi cho lên
xe đẩy, chở đến địa điểm tập kết
Cùng với James, rất nhiều người nước ngoài cũng tham gia chiến dịch dọn dẹp cầu Long
Biên. Họ vừa xắn tay dọn rác, vừa vui vẻ hô vang khẩu hiệu: “I love Viet Nam. I love Ha
Noi”. Một số người dân đi qua, ấn tượng với hành động đẹp của nhóm bạn trẻ, cũng dừng
xe tham gia nhặt rác cùng.
Người ướt đẫm mồ hôi nhưng James luôn nở nụ cười tươi, không quên pha trò với mọi
người
Chỉ trong một thời gian ngắn, rác thải đã được thu gom đáng kể, một số khu vực đã được
làm sạch sẽ.
Kết thúc 2 ngày cuối tuần, James hào hứng “khoe” nhóm của mình đã thu gom được
khoảng 7 tấn rác thải các loại. Đây là lần thứ 2 chàng trai người Mỹ cùng với các tình
nguyện viên tham gia làm sạch và dọn rác dưới cầu Long Biên.
“Năm ngoái chúng tôi thu gom được 14 tấn rác, năm nay số lượng đã giảm đi một nửa.
Dù còn rất nhiều việc phải làm nhưng rõ ràng đây là một dấu hiệu tích cực”, James cười
nói.
James Joseph Kendall không phải là cái tên xa lạ với người dân Thủ đô. Chàng trai người
Mỹ còn được mệnh danh là “ông Tây dọn rác”, “ông Tây lội mương thối” nhờ hàng loạt
các hoạt động vì môi trường. Đến Việt Nam được khoảng 5 năm, James hiện là trưởng
nhóm của CLB Keep Ha Noi Clean với hơn 4 nghìn thành viên tham dự.

Đều đặn hàng tuần, nhóm của anh tham gia thực hiện dọn dẹp, làm sạch các điểm công
cộng ở Hà Nội. James nhẩm tính, trong suốt những năm qua, anh đã cùng các thành viên
trong nhóm thu gom và nhặt được khoảng 2 nghìn tấn rác tại hàng trăm các địa điểm
khác nhau.
“Nhiều người hay hỏi tôi “Vì sao lại làm điều đó?” còn tôi thì luôn tự hỏi ngược lại:
“Tại sao chúng ta lại không thể nhặt rác, bảo vệ môi trường sống của mình?”, James
nói.
Trước đó, năm 2012 James lên kế hoạch đến Việt Nam du lịch trong khoảng 1 tháng
nhưng rồi đã quyết định quay lại do “trót phải lòng đất nước và con người” nơi đây.
“Tôi yêu mọi thứ ở Hà Nội. Con người, cảnh vật ở đây đều rất đẹp, thân thiện và dễ mến.
Ngay khi đặt chân đến Việt Nam, tôi đã có cảm giác thân thuộc và muốn gắn bó lâu dài”,
James nói.
James bắt đầu công việc dọn rác của mình ở Hà Nội vào năm 2016. Lần đó, khi đi qua
khu vực Trung Hòa Nhân Chính, thấy dòng nước đen kịt rác thải, bốc mùi hôi thối khó
chịu, James đã cùng nhóm bạn của mình “xắn tay” vào dọn dẹp.
Anh không ngần ngại lội dưới dòng nước thải để vớt rác. Hình ảnh “ông Tây” trán nhễ
nhại mồ hôi, vớt rác dưới cống bẩn lộ thiên ở Hà Nội khi đó đã lập tức gây “sốt” trong
cộng đồng. “Tôi không nghĩ sẽ nổi tiếng và được nhiều người biết đến vậy. Tôi dọn rác
vì đơn giản là thấy bẩn và nghĩ mình cần phải làm điều gì đó”, James tâm sự.
Sau lần đó, James quyết định thành lập nhóm tình nguyện, chuyên dọn rác và tham gia
các hoạt động bảo vệ môi trường ở Hà Nội. Các địa điểm được nhóm James ưu tiên làm
sạch là các cống rãnh lộ thiên, công viên, đường phố, gầm cầu… ở Hà Nội. Mỗi tuần,
James đều cùng các thành viên bàn bạc đưa ra ý tưởng và thảo luận, lên kế hoạch dọn dẹp
các khu vực nhiều rác thải.
Điều mà chàng trai Mỹ này cảm thấy vui nhất đó chính là thái độ thân thiện, cởi mở của
những người dân Hà Nội. Ban đầu, khi biết James có ý định làm sạch đường phố, dọn
mương thối, nhiều người đã khuyên anh nên từ bỏ vì cho rằng đây là công việc “mất
công, vô ích”.
Thế nhưng, sau vài ngày chứng kiến sự nhiệt tình, tâm huyết của James cũng như nhìn
thấy rõ hiệu quả mà nhóm đã làm được, nhiều người dân xung quanh cũng bắt tay vào
thực hiện. Trong đó, có không ít các em nhỏ và những người lớn tuổi, người nước ngoài.
“Tất cả mọi người đều dành cho chúng tôi tình cảm trân trọng. Họ bắt tay, nở nụ cười và
khuyến khích chúng tôi. Thậm chí, một số người còn nấu cơm, mang hoa quả và đồ ăn
đến tận nơi cho cả nhóm”, James xúc động nói.
Chàng trai người Mỹ nhớ nhất là lần dọn dẹp ở khu vực Tây Hồ. Khi đó, một thành viên
trong đội bị thương nhẹ do dẫm phải đinh khi lội cống vớt rác. Ngay lập tức, người dân
xung quanh đã hỗ trợ lấy xe đưa đi cấp cứu, còn các bác sỹ ở bệnh viện thì từ chối lấy
tiền điều trị. Hay lần khác, khi dọn rác ở phố cổ Hà Nội đến 2 giờ sáng sau đêm trung
thu, James được người dân xung quanh hỗ trợ nhiệt tình, mang tặng nước uống và
khăn lau mồ hôi.

“Mọi người nói muốn cùng chúng tôi làm các việc có ý nghĩa cho cộng đồng. Điều này
đã làm tôi rất vui và xúc động”, “Tôi yêu Hà Nội và yêu Việt Nam nên tôi mong muốn
có thể chung tay, góp phần giúp nơi đây trở nên tươi đẹp, đáng sống hơn”, James bày tỏ.
18. Đặng Trần Thủy Tiên- Tôi đẹp nhất khi tôi tự tin
Hoa khôi Đặng Trần Thủy Tiên: “Ung thư chỉ là thử thách trong cuộc đời"
Với nghị lực phi thường cùng tinh thần lạc quan để chiến thắng căn bệnh ung thư, Đặng
Trần Thủy Tiên đã trở thành người truyền cảm hứng và lan tỏa những điều tích cực tới
cộng đồng.
Bàng hoàng khi nhận tin mắc ung thư
Tháng 6.2019, Đặng Trần Thủy Tiên - cô nữ sinh khi ấy mới chỉ 19 tuổi bàng hoàng
khi nhận tin mình bị mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 2A, giai đoạn không sớm, không
muộn nhưng cũng không thể khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn. Mọi thứ dường
như sụp đổ trước mắt đối với cô sinh viên năm nhất.
“Khi đó, tôi thực sự bàng hoàng, cảm giác không thể tin được bởi bản thân chưa bao
giờ nghĩ mình sẽ bị mắc bệnh ung thư vú ở độ tuổi trẻ như vậy. Khoảnh khắc đó, tôi
cảm giác mình như đang rơi vào một hố sâu không có điểm dừng”
“Cảm giác trời đất như sụp đổ, em như người bị phán án tử. Em phẫn uất và cảm thấy
vô cùng bất công”, Thủy Tiên kể lại.
Theo Thủy Tiên, dù bề ngoài cô vẫn luôn phải tỏ ra vui vẻ, lạc quan vì không muốn gia
đình mình bị tác động nhưng sâu bên trong, cô cảm thấy rất buồn và có phần tuyệt vọng.
“Lúc đó, tôi cho rằng mình chính là người đau khổ nhất hơn bất kỳ ai khác” Thủy
Tiên chia sẻ.
“Cạo tóc” như một lời tuyên chiến với căn bệnh
Tuy nhiên, sau khi đến bệnh viện điều trị, cô nhận ra rằng còn nhiều số phận khác có
hoàn cảnh khó khăn, bệnh nặng hơn mình, mình còn may mắn hơn vì có gia đình ở bên
cạnh.
Khác với nhiều bệnh nhân ung thư, trước khi phải truyền hóa chất, Thuỷ Tiên chủ động
cạo trọc đầu, không để tóc tự rụng khi có hoá chất đi vào cơ thể.
Ngày 1.7.2019, Thuỷ Tiên được phẫu thuật cắt nửa ngực trái, tiếp đó là hành trình hóa trị
kết hợp xạ trị. Mỗi tuần một lần, Thuỷ Tiên lúc này phải truyền hóa chất nên đã chủ động
xin bảo lưu kết quả học tập tại Trường Đại học Ngoại Thương để tập trung chữa bệnh.
Ung thư chẳng thể làm cho cô gái trẻ gục ngã, bởi nó chỉ giống như một “thử thách”
trong cuộc sống mà buộc Tiên phải vượt qua.
“Em cho phép mình có thể buồn, có thể khóc nhưng không được phép gục ngã, bởi
sau lưng em còn có rất nhiều người đang tin tưởng và trông cậy. Ung thư thì ung thư
thôi, em sẽ chiến đấu với nó!”“
Tôi nhận ra rằng, mình còn quá nhiều thứ để phải cố gắng, còn gia đình, còn tương
lai ở phía trước để mình cần phải vượt qua” - Tiên chia sẻ.
Bên cạnh việc thực hiện liệu trình của bác sĩ, Thủy Tiên còn xây dựng lộ trình riêng cho
chính bản thân mình. Tháng 10.2019, Thuỷ Tiên tự tin tham gia cuộc thi Hoa khôi Đại
học Ngoại thương và đoạt giải “Hoa khôi truyền cảm hứng”. Khoảnh khắc trong đêm
chung kết bước trên sân khấu với mái đầu cạo trọc, Thuỷ Tiên cảm thấy cô được là chính
mình.Tiên nhớ lại cảm xúc khi tham gia cuộc thi: “Chẳng ai muốn mình rơi vào hoàn
cảnh đó, không ai muốn mình bị mắc căn bệnh này, nhưng khoảnh khắc ấy tôi lại
cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết. Tôi không phải che đậy, hay giấu diếm bởi bệnh tật
không tha bất cứ ai".Khoảng thời gian sau đó, Thủy Tiên tham gia nhiều hoạt động ý
nghĩa nhằm lan tỏa năng lượng sống mạnh mẽ của mình đến với cộng đồng. Cô cũng
dành nhiều thời gian cho những người cùng cảnh ngộ và hiểu rằng có những người còn
khó khăn hơn, hành trình chiến đấu với căn bệnh còn khắc nghiệt hơn mình nhưng họ vẫn
rất lạc quan, kiên cường.Ngày 28.10.2020, sau hơn 1 năm điều trị, Thủy Tiên đã chiến
thắng hoàn toàn căn bệnh ung thư và trở về với cuộc sống đời thường mà cô hằng mong
ước.
Ở thời điểm hiện tại, Tiên đã trở lại là cô sinh viên năng động của Trường Đại học Ngoại
Thương. Ngoài ra, Thủy Tiên đang tham gia một quỹ cho bệnh nhân ung thư, để có thể
đóng góp một phần công sức của mình giúp đỡ các bệnh nhi bị ung thư.Tiên cũng dành
lời khuyên tới những bệnh nhân đang điều trị ung thư, để vượt qua căn bệnh này cần có
nhiều yếu tố như tin tưởng vào khoa học phát triển, yếu tố tài chính, nhưng tinh thần mới
chính là yếu tố quyết định để có thể chiến thắng căn bệnh này.Bởi lẽ, chính tinh thần, sự
lạc quan đáng ngưỡng mộ ấy đã đóng góp không nhỏ vào quá trình điều trị ung thư của
Thuỷ Tiên. Đó như một loại “biệt dược” giúp Thuỷ Tiên chiến thắng căn bệnh quái ác.
Nụ cười của Tiên ngày hôm nay vẫn thật sáng, rạng ngời giống như những tia nắng của
những ngày hạ chí. Và cô gái ấy, có lẽ sống giống như loài hoa Thủy Tiên- sứ giả đem
đến những điều may mắn và hạnh phúc cho cuộc đời.
Thủy Tiên cho biết, quyết định dự thi vì bị thu hút bởi chủ đề “She is the difference” (cô
ấy là điều khác biệt). “Em nghĩ bất cứ ai sinh ra trên đời đều là một bản thể riêng biệt, em
cũng vậy. Em tham gia để được một lần thử thách bản thân. Em cũng hy vọng câu chuyện
của em sẽ khích lệ mọi người cố gắng chiến đấu với những căn bệnh đang phải đối đầu.
Em làm được thì mọi người cũng có thể làm được. Ung thư có thể đến với bất cứ ai, bất
cứ lứa tuổi nào, bất cứ thời điểm nào chứ nó không phải thứ xa vời.
Các bạn trẻ có thể buồn, có thể khóc nhưng tuyệt đối đừng bao giờ gục ngã. Đừng bao
giờ ngừng hy vọng, biết đâu có phép mầu xảy ra!”, Thủy Tiên nói. Kết quả Thủy Tiên đã
vào top 12 gương mặt nữ sinh xuất sắc, và ở vòng thi chung kết tối 15.12, cô được trao
giải thưởng “Người đẹp truyền cảm hứng”.
Ngoài năng tập thể dục, Tiên ăn uống đúng giờ và chủ yếu là ăn đồ ăn mẹ nấu, ăn nhiều
rau xanh, ít dầu mỡ. “Quan trọng nhất, em không còn thức đêm để học, làm bài hay ôm
điện thoại nữa. Mọi người cũng nên như thế, đừng chủ quan với sức khỏe của mình, hãy
cố gắng thay đổi những thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe, hãy ngủ sớm hơn và
ăn uống lành mạnh”, Thủy Tiên nhắn nhủ.
Trong suy nghĩ của Thủy Tiên, ung thư là chu trình di căn và tái phát, có thể đưa cô quay
trở lại bệnh viện bất cứ lúc nào. Nhiều người điều trị cùng đợt với cô đã có người qua đời
ở giữa chừng liệu trình, nhưng cũng có nhiều người đã tìm thấy những chỉ số sức khỏe
lạc quan hơn. Thủy Tiên luôn nhủ lòng, sợ hãi cũng không ích gì, điều duy nhất có ý
nghĩa là lạc quan, kiên trì.
“Em tuyệt đối tuân thủ những căn dặn của bác sĩ và em tin vào khoa học. Với em bây giờ,
dù chỉ còn một ngày để sống thì cũng phải sống thật ý nghĩa, không để mỗi ngày trôi
qua phí hoài. Bây giờ cho đến sau này nữa, em chỉ có một ước mơ, đó là sức khỏe”,
Thủy Tiên nói.
19. Nông Văn Dũng
Câu chuyện cảm động về chàng trai mắc bệnh Down, dành 10 năm để học lớp 1 với
khát khao được trở thành thầy giáo
Tôi thật bất ngờ khi bắt gặp cảnh tượng một cậu bé mắc hội chứng Down đang đứng
trước một đám trẻ và tự xưng là thầy.
Ghé thăm căn nhà nhỏ cuối đường làng của em Dũng tại xã Krông Nô – Huyện Lak –
Tỉnh Đắk Lắk, tôi thật bất ngờ khi bắt gặp cảnh tượng một cậu bé mắc hội chứng Down
đang đứng trước một đám trẻ và tự xưng là thầy.
Các thầy cô trường Tiểu học Quang Trung xã Krông Nô – Huyện Lak – Tỉnh Đắk Lắk
không ai còn lạ lẫm với Nông Văn Dũng hay được mọi người gọi là Cu Tý, một chàng
trai mắc Hội chứng Down dành gần chục năm học lớp một. Tuy nhiên do sức khỏe ngày
một yếu, lên lớp không có khả năng tiếp thu kiến thức còn tuổi tác đã lớn nên Nhà trường
để gia đình đưa Dũng về nhà tự học.
Bố của em trầm ngâm hồi nhớ ngày ấy Dũng thích đi học lắm, hôm nào cũng đến lớp kể
cả khi Nhà trường tổ chức lao động. Hồi Cu Tý còn bé bố mẹ đã sắm vở và bút để tự dạy
cho con tại nhà nhưng em không thích bởi ngồi ngoài sân nhìn ra đường thấy các bạn
được mặc bộ đồng phục rất đẹp, sáng nào cũng thế, bố em liền quyết định đưa Cu Tý đến
trường, năm 7 tuổi em nhập học vào lớp một. Dũng biết viết chữ, biết đọc được các số
đếm từ 1 đến 10 nhưng khi hỏi ngược lại thì em phải suy nghĩ và không đáp lại được
ngay.
Cô Thuần – Giáo viên chủ nhiệm mà em rất yêu quý luôn động viện để Cu Tý đi học, gia
đình em thuộc diện hộ nghèo được cấp dụng cụ học tập miễn phí đấy là động lực để
Dũng đến lớp, năm lên 10 tuổi em đã tự đi bộ đến trường trên quãng đường dài hơn 1 cây
số. Có lần Cu Tý đi học về bị người ta tạt nước ướt nhẹp, bị trêu chọc còn bị đánh nhưng
em vẫn đến trường.
Như thường lệ, em thức dậy và chuẩn bị đi học thì bố em đã khuyên suốt 1 tuần liền "Con
ốm rồi! nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ làm những công việc nhỏ thôi, mẹ sẽ dạy chữ cho
con" Cu Tý mới chịu ở nhà và nghỉ học cho đến giờ, em cũng có ước mơ được trở thành
một thầy giáo nhưng thực quá xa vời.
"Chúng em chào thầy ạ!" tiếng chào thánh thót của 7 em nhỏ trong xóm cùng vang lên.
Cu Tý bắt đầu lên lớp, đem nào sách, nào vở, nào bút mà mình có phân phát cho đám trẻ.
Những tưởng đây là trò chơi của con nít, nhưng bố mẹ các bé lại rất vui và an tâm để Cu
Tý đứng lớp, một phần lớp học ấy giúp các em nhỏ vừa chơi vừa học Cu Tý có thể dạy
cho các em đếm số và bảng chữ cái, phần khác Cu tý được thỏa niềm đam mê trở thành
thầy giáo. Với Cu Tý hôm nào cũng là ngày khai giảng bởi hôm nào em cũng chỉ dạy
đếm số, dạy hát dạy bảng chữ cái lặp đi lặp lại suốt hai năm nay.
Nông Văn Dũng (22 tuổi) khi sinh ra đã rất yếu, năm 3 tuổi vẫn chưa biết bò. Gia đình
khó khăn không có kinh phí để đưa em đi chạy chữa nhưng nhiều lần đã thử các phương
pháp dân gian vẫn không khỏi, không ai biết Cu Tý bị bệnh gì cho đến khi có đoàn bác sĩ
tới buôn làng khám chữa bệnh miễn phí mới biết em mắc Hội chứng Down từ đó gia đình
không còn tìm cách chữa trị nữa.
Bố mẹ Cu Tý đã lớn tuổi, người ta hay nhắc đến ông với cái tên Ông Nhạc què, ông kể:
"Lúc còn ở Cao Bằng cũng không biết mình bị bệnh gì chỉ thấy phù nề chân trái đau nhức
đi khám nhưng hồi đó chưa có thuốc đặc trị sau nó biến chứng cứ mỗi lần bước đi lại đau
cả 2 bắp chân xong cuối cùng bị tàn phế mất chân trái, lại thêm gánh nặng cho gia đình
khi bị bệnh về tim đã 4 lần chạy chữa ở Sài Gòn mới được về nhà còn mẹ Cu Tý (66 tuổi)
là lao động chính trong gia đình do tuổi già nên đau nhức liên miên và cũng vừa đi theo
đoàn khám bệnh miễn phí ở Sài Gòn vài hôm nữa mới về".
20. Ánh Viên
Ở tuổi 25, Ánh Viên đáng ra phải trở thành ngôi sao châu Á. Nhưng căn bệnh thành
tích và sai lầm về chiến lược đã khiến cho “Iron Girl – cô gái thép” chỉ dừng ở “ao
làng” Đông Nam Á.

Tài năng hiếm có


VĐV TDDC Đinh Phương Thành đã trở thành người thứ 6 của thể thao Việt Nam giành
vé tham dự Olympic Tokyo 2020. Trước đó, ngành Thể thao đặt mục tiêu có 20 suất
tham dự và có vận động viên giành huy chương ở Olympic 2020. Nhưng đến thời điểm
hiện tại, thể thao Việt Nam chính thức thất bại trước chỉ tiêu “20 suất tham dự Olympic
2020”.
Ngay cả Ánh Viên vẫn chưa có suất đến Nhật Bản. Cô gái vàng của thể thao Việt Nam
đang phải trông chờ vào giải bơi vô địch các nhóm tuổi Việt Nam 2021, tổ chức vào
tháng 5 này tại TPHCM là giải có tính chuẩn Olympic 2020. Nhưng với diễn biến phức
tạp của Covid-19, chưa chắc giải đấu sẽ diễn ra và nếu thế, Ánh Viên hết cơ hội đến Nhật
Bản.
Kình ngư Ánh Viên là tài năng đặc biệt của thể thao Việt Nam. Sau thời gian tập huấn
cùng đội tuyển, chỉ trong nửa năm cuối 2011, Ánh Viên liên tiếp lập những kỷ lục khiến
cả làng bơi phải kinh ngạc: 10 HCV/10 nội dung tham dự tại giải các nhóm tuổi toàn
quốc, trong đó có 7 kỷ lục quốc gia.
Đến Giải vô địch các nhóm tuổi Đông Nam Á sau đó, Viên cũng phá 2 kỷ lục khu vực và
giành 6 HCV cùng danh hiệu VĐV xuất sắc nhất. Tại SEA Games 26 ở Indonesia, cô bé
mới tuổi 15 của Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi có riêng cho mình 2 HCB nội dung
400 m hỗn hợp và 400 m ngửa với những thông số đầy ấn tượng.
Đặc biệt, trên đường đua xanh giải Grand Prix Indianapolis, trước những tay bơi Mỹ có
đẳng cấp hàng đầu thế giới, Ánh Viên gây sốc khi đạt chuẩn B nội dung 200m ngửa nữ.
Tháng 6/2012, tại giải vô địch bơi lội Đông Nam Á 2012 ở Singapore, ở nội dung 200m
bơi ngửa sở trường, Ánh Viên không chỉ giành HCV mà còn vượt qua chuẩn B để tiếp
cận dần tới chuẩn A Olympic (2 phút 10 giây 84).
Ngoài ra, kình ngư Việt Nam còn phá thêm chuẩn B Olympic nội dung 400m hỗn hợp cá
nhân với thành tích 2 phút 17 giây 67.
Ánh Viên làm nên lịch sử khi giành vé đến Olympic London 2012, được thi đấu 2 nội
dung (200m ngửa nữ và 400m hỗn hợp cá nhân nữ). Cô gái quê Cần Thơ cũng chính là
VĐV nhỏ tuổi nhất của đoàn TTVN (Ánh Viên sinh tháng 11/1996) từng tham dự các kỳ
Thế vận hội.
Ánh Viên đã đi vào lịch sử bơi lội Việt Nam tại SEA Games 27 - 2013, khi trở thành nữ
VĐV đầu tiên giành được tấm HCV môn bơi lội sau 54 năm (từ SEAP Games đầu tiên
vào năm 1959).
Cũng trong năm 2013, thành tích cụ thể của Ánh Viên bao gồm: 11 HCV, hai HCB, phá
7 kỷ lục tại giải bơi vô địch các nhóm tuổi Đông Nam Á; 6 HCV tại Đại hội Thể thao
Học sinh Đông Nam Á; 3 HCV, 1 HCB tại Đại hội Thể thao trẻ châu Á 2013 với những
thông số tiệm cận châu lục.
Đặc biệt, việc giành tới 3 HCV và phá 2 kỷ lục SEA Games, đóng góp vào thành tích
năm HCV cho đội tuyển bơi lội Việt Nam đã đưa cô gái trẻ lên ngôi “Nữ hoàng” đường
đua xanh Đông Nam Á.
Kể từ đó đến nay, Viên luôn dẫn đầu về số lượng HCV đoạt được tại các kỳ SEA Games
mà đỉnh cao nhất là tại SEA Games 2015 giành 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ và phá 8 kỷ lục
của Đại hội.
Tại kỳ SEA Games 2 năm sau đó, dù phong độ không còn như trước nhưng Viên vẫn
giành được 8 HCV và ở kỳ SEA Games 2019, tiểu tiên cá đã bật khóc vì chỉ giành 6
HCV. Tuy nhiên thành tích 6 HCV cũng đã đủ để cô bước lên bục vinh danh “VĐV xuất
sắc nhất của SEA Games 30”.
Với đơn vị chủ quản, đoàn thể thao Quân đội, Ánh Viên với biệt danh “tiểu tiên cá” cứ
xuống nước là có huy chương. Số HCV cô giành được từ hệ thống các giải quốc nội lên
đến hàng trăm.
Chỉ riêng tại giải bơi vô địch quốc gia bể 25 m, diễn ra ở Thừa Thiên - Huế vào tháng 4
vừa qua, Ánh Viên giành tổng cộng 15 HCV, 1 HCB ở nội dung cá nhân, 2 HCV và 2
HCB ở nội dung tiếp sức, góp công lớn giúp đoàn Quân đội giành ngôi nhất toàn đoàn
với 22 HCV, 11 HCB và 7 HCĐ.
Hay trước đó, giải bơi VĐQG 2020 khép lại với thắng lợi gần như tuyệt đối của đoàn
Quân đội nói chung và Nguyễn Thị Ánh Viên nói riêng. Bởi trong lúc đoàn Quân đội (17
HCV) bỏ xa đoàn thứ 2 là TPHCM tới 10 HCV thì 14 HCV của riêng Ánh Viên đã bằng
toàn bộ số HCV mà các đoàn nằm ngoài Top 3 đạt được.
Đừng trách “tiểu tiên cá”
Ánh Viên là VĐV được đầu tư lớn nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam. Ngành Thể thao
đặt mục tiêu cô sẽ giành HCV Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) và tiếp cận thành tích
thế giới.
Tổng cục TDTT và đơn vị chủ quản của Ánh Viên là Quân đội cùng cấp kinh phí cho
thầy trò Ánh Viên đi tập huấn dài hạn ở Mỹ.
Giai đoạn đầu, kinh phí trung bình 4-5 tỉ đồng/năm. Những năm gần đây, số tiền đó có
khi lên tới 7-8 tỉ đồng/năm (năm 2018 là 350.000 USD), đưa Ánh Viên trở thành VĐV
được đầu tư lớn nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam.
Năm 2019, kinh phí Tổng cục TDTT cấp cho bộ môn bơi lội là 270.000 USD, nhưng tiền
đầu tư riêng cho Ánh Viên đã vào khoảng 170.000-180.000 USD (chưa kể kinh phí của
đoàn thể thao Quân đội). Để có sự so sánh rõ hơn, thì tất cả các VĐV khác của đội tuyển
bơi lội Việt Nam năm 2019 hưởng phần còn lại khoảng 100.000 USD.
Bên cạnh bơi lội, điền kinh và bắn súng là hai môn được Tổng cục TDTT đầu tư trọng
điểm cho các mục tiêu SEA Games, ASIAD, Olympic. Những năm qua, điền kinh và bắn
súng được đầu tư trên dưới 200.000 USD/năm/bộ môn.
Việc Ánh Viên sa sút đã bắt đầu từ năm 2016 nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa có giải
pháp hữu hiệu dẫn đến việc làng bơi Việt Nam trước nguy cơ lớn mất đi tài năng hiếm có
này.
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, việc Tổng cục TDTT “dễ dãi” để cho Ánh Viên gần
như chỉ tập luyện với HLV Đặng Anh Tuấn suốt 8 năm đã dẫn đến thất bại.
Quá trình tập luyện của Ánh Viên thường xuyên được báo cáo tốt, nhưng thành tích thi
đấu của cô lại lao dốc. Tại ASIAD 2018, nơi Ánh Viên được kỳ vọng là ở đỉnh cao sự
nghiệp có thể giành HCV, cô lại ra về tay trắng. Giải bơi vô địch thế giới 2019, Ánh Viên
đã gây thất vọng khi thất bại ở cả ba nội dung sở trường là 200m hỗn hợp cá nhân nữ,
400m tự do, 400m hỗn hợp cá nhân.
Điều quan trọng nhất, Tổng cục TDTT không dám mạnh dạn bỏ mục tiêu SEA Games
của Ánh Viên để tập trung cho ASIAD, hoặc những sân chơi lớn hơn bởi những tấm
HCV khu vực của cô giành được có ý nghĩa vô cùng lớn với đoàn thể thao Việt Nam.
Nhưng tài năng của Ánh Viên không thể làm tốt hai việc cùng một lúc, bởi cô đã bị vắt
sức ở SEA Games thì mục tiêu ASIAD, Olympic thất bại là điều thấy rõ. Khi còn đương
chức Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông Vương Bích Thắng cho biết: “Nhiệm vụ của
Ánh Viên hiện nay là tập trung giành thành tích ở SEA Games 30. Khả năng vươn lên
tầm châu Á của Ánh Viên ở thời điểm này rất khó”.
Trong khi đó, ông Trần Đức Phấn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết: “Mục
tiêu đầu tư cho Ánh Viên đúng là để giành HCV ASIAD và tham dự các giải tầm thế giới
hoặc Olympic. Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư cái gì là thành công cái đó.
Tôi cho rằng, đầu tư cho Ánh Viên như vậy cũng là phù hợp, dù mục tiêu mong muốn
chưa đạt. Trong điều kiện nguồn lực của thể thao Việt Nam, chỉ đầu tư được như vậy và
Ánh Viên vẫn phải thi đấu ở nhiều mặt trận. Nếu không đầu tư thì Ánh Viên cũng không
có được những thành tích như vừa rồi”.
Khi đánh giá về phong độ sa sút của Ánh Viên tại giải bơi vô địch thế giới 2019, HLV
Đặng Anh Tuấn chia sẻ, học trò của ông thi đấu chưa tốt bởi tập trung điều chỉnh điểm
rơi phong độ tốt nhất cho SEA Games 30 tại Philippines. Quả thật, cứ đến SEA Games,
Ánh Viên luôn phải gánh trọng trách HCV cho cả đoàn thể thao Việt Nam.
Với bản thân Ánh Viên, cô luôn chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh và cả những áp lực vô cùng
lớn về thành tích. Một số nhà chuyên môn cho rằng, cô gái quê Cần Thơ đã rơi vào tình
cảnh chín ép, quá tải và nửa vời, gắn với căn bệnh thành tích cùng cách làm dàn trải của
ngành thể thao.
Không có một kình ngư nào lại thi đấu đủ các loại giải như Ánh Viên. Trước khi đại dịch
Covid-19 ập đến, trung bình một năm Viên đã phải tham dự gần 10 giải đấu, có rất nhiều
giải không phù hợp với đẳng cấp của mình.
Thông số kỹ thuật của Ánh Viên giảm dần qua từng năm. Nhưng những người có trách
nhiệm dường như không làm gì để cải thiện tình trạng đó, bởi Ánh Viên vẫn là “con gà
đẻ trứng vàng ở SEA Games”, cho dù mục tiêu đầu tư cho cô là hướng đến ASIAD và
Olympic.
Ánh Viên từng là hiện tượng, được đánh giá có thể vươn lên tầm thế giới. Nhưng đến giờ
tài năng hiếm có của thể thao Việt Nam đã chạm trần và chỉ có thể đua tranh huy chương
ở “vùng trũng” Đông Nam Á.

"Ánh Viên - Em đã có đủ huy chương cho cuộc đời mình rồi"


Dân trí "Trong thế giới của những VĐV đỉnh cao, người ta không chấp nhận những kẻ
kém cỏi" - đó là bài học đầu tiên mà những người dìu dắt Ánh Viên đã dạy cho cô từ năm
cô 13 tuổi.
Thật ra, trước SEA Games 30, sau những đêm dài triền miên uống thuốc an thần, Ánh
Viên đã từng gửi lên Liên đoàn Thể thao dưới nước một lá đơn xin giải nghệ. Lá đơn ấy
đương nhiên không được chấp thuận, Ánh Viên vẫn đạt được 6 HCV và là VĐV giành
được nhiều HCV nhất toàn khu vực Đông Nam Á trong kỳ SEA Games năm đó. Nhưng
điều tôi nhớ nhất không phải là 6 HCV ấy, mà là hình ảnh Ánh Viên bật khóc nức nở trên
bục nhận huy chương, mà gương mặt cô khi ấy, nhìn thế nào cũng không phải gương mặt
của một người hạnh phúc với thành công của mình. Sau này, khi gặp nhau, Ánh Viên nói
với tôi, tất cả những huy chương ấy không thể giúp cô chối bỏ một sự thật rằng cô đã qua
thời kỳ đỉnh cao của mình và có thể sẽ không bao giờ tìm lại được nó nữa.
Ở kỳ Olympic này, Ánh Viên không đặt ra bất cứ mục tiêu nào. Cô nhận được một suất
vé mời tham dự Olympic và đến đó với tâm thế của một vị khách tham quan, đứng ở gần
đỉnh Olympia để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, chứ không phải để chinh phục nó nữa.
Ánh Viên - Em đã có đủ huy chương cho cuộc đời mình rồi
Tại SEA Games 30, Ánh Viên vẫn đạt được 6 HCV và là VĐV giành được nhiều HCV
nhất toàn khu vực Đông Nam Á trong kỳ SEA Games năm đó (Ảnh: Tuấn Mark).
Hơn một năm qua, thay vì những chuyến đi tập huấn nước ngoài một thầy, một trò với
kinh phí vài tỷ đồng mỗi năm, Ánh Viên trở về tập luyện tại Trường Đại học TDTT
TPHCM. Không còn HLV riêng, không còn chế độ ăn uống đặc biệt, Ánh Viên bây giờ
tập trong một đội chung với 10 VĐV khác với một cô giáo hướng dẫn chung. Ánh Viên
luôn chờ đợi sự sắp xếp của Liên đoàn suốt nhiều tháng qua, nhưng không có sự sắp xếp
nào khác dành cho cô cả. Có lẽ là, thành tích giảm dần của Ánh Viên đã khiến Liên đoàn
Thể thao dưới nước quyết định dành phần kinh phí ấy để đầu tư cho những VĐV khác trẻ
hơn, tiềm năng hơn và Ánh Viên gần như tự xoay xở với những bài tập của mình.
Thực may là Ánh Viên đã đối mặt với nó một cách bình thản, hào quang trong quá khứ
không cản trở cô chấp nhận hiện tại. Ánh Viên bảo với tôi: "Thể thao rất khắc nghiệt, mà
vinh quang của nó là một vòng tròn, một ngôi sao tỏa sáng cũng ắt sẽ có ngày lu mờ,
nhường chỗ cho một ngôi sao khác. Không ai đủ kiên nhẫn và chờ đợi một VĐV đã hết
thời" - khi nói những lời này, Ánh Viên đã chấp nhận nhường sân chơi đỉnh cao cho
người khác.
Không ai có quyền trách Ánh Viên vì cô đã xếp cuối bảng trong tất cả các nội dung thi
mà cô tham gia ở Olympic Tokyo năm nay, bởi một lẽ Olympic vẫn là sân chơi quá lớn
với Việt Nam. Một Ánh Viên đang loay hoay vì đánh mất phong độ và không nhận được
sự đầu tư và hỗ trợ cần thiết sẽ không thể nào làm nên bất cứ phép màu nào, vì Olympic
không phải là nơi dành cho những câu chuyện cổ tích. Nên thay vì nói về thành tích của
Ánh Viên, ép cô phải thực hiện giấc mơ Olympic vốn vẫn ngoài tầm với của thể thao
Việt Nam, thì có lẽ việc cô gái vàng của bơi lội Việt Nam sẽ xoay xở thế nào với cuộc
sống trong tương lai, sau khi rời bỏ thi đấu đỉnh cao, sẽ thiết thực hơn nhiều.
Trong suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình, Ánh Viên có 7 năm sống ở nước ngoài,
có 7 ngày nghỉ phép mỗi năm, có 30 phút trò chuyện với bố mẹ mỗi tuần, cô bị cấm sử
dụng điện thoại và Facebook, không được mặc váy, không được trang điểm, không được
làm tóc, không được sơn móng tay. Nhiều người có thể biết việc Ánh Viên đã có 150
huy chương các loại, nhưng rất ít người có thể tưởng tượng rằng cô ấy không có dù
chỉ một người bạn. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên của Ánh Viên, thầy giáo cô là người đi
mua từng gói băng vệ sinh. Người đàn ông khác giới duy nhất mà Ánh Viên giao
tiếp trong 358/365 ngày/7 năm cũng chính là thầy giáo của cô.
Những con số rất ngắn gọn và lạnh lẽo nói lên một sự thật: Ánh Viên đã đánh đổi cơ
hội sống một cuộc đời bình thường để đổi lấy 150 tấm huy chương cho chính cô và
cho vinh quang của thể thao nước nhà. Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và trả lời cho
câu hỏi: Ánh Viên (và nhiều VĐV Việt Nam khác) sẽ phải làm gì tiếp theo để trở lại
với cuộc sống bình thường?
Ở những nền thể thao phát triển như Mỹ - quốc gia luôn nằm trong top đầu mọi kỳ
Olympic, Chính phủ không bỏ tiền ra để đầu tư cho các VĐV. Nước Mỹ cũng không có
bất cứ ngôi trường Đại học nào chuyên về Thể dục Thể thao. Thay vào đó, các trường đại
học luôn có chính sách để thu hút những sinh viên có năng khiếu thể thao. Những công ty
kinh doanh thể thao sẽ có trách nhiệm tìm kiếm nhân tài, nuôi dưỡng và đầu tư cho
những VĐV ấy tham gia thi đấu đỉnh cao. Lợi nhuận của họ sẽ đến khi các VĐV này
thành công và mang về các hợp đồng quảng cáo, tiếp thị. Và phần lợi nhuận đó được chia
cho cả hai, trong một bản hợp đồng được ký với những điều khoản chặt chẽ.
Nhà nước không phải đầu tư dù chỉ một dollar vào đó, nhưng sẽ có nhiều quy định pháp
luật để điều hòa mối quan hệ giữa VĐV với các doanh nghiệp thể thao, đảm bảo quyền
cơ bản của VĐV không bị xâm phạm, để mọi thứ được phát triển bền vững. Điều quan
trọng và nhân văn nhất là họ sẽ luôn đảm bảo cho mọi vận động viên sau khi giải nghệ
đều có thể sống được bằng một nghề nghiệp khác, với tấm bằng đại học của mình.
Ánh Viên ở tuổi 24 tuổi vẫn có phần ngây ngô trong các mối quan hệ xã hội, chưa có mối
tình đầu và thậm chí chưa hình dung hết được cách để sống độc lập khi không có HLV
riêng của mình bên cạnh. Nhưng có lẽ cô vẫn là một trường hợp may mắn vì trong một
năm qua, dù không được đầu tư để tiếp tục thi đấu đỉnh cao, nhưng cô lại có thêm thời
gian để lần đầu tiên trong cuộc đời thiếu nữ của mình - bắt đầu có vài người bạn. May
mắn vì, cô có nhiều huy chương, có nhiều tiền thưởng trong suốt những năm qua nhờ
thành tích chói lọi của mình, nên nếu không thể trở thành HLV, Ánh Viên có thể dùng
tiền đó để mở quán ăn như ước mơ mà cô từng chia sẻ. Hiện thực đó vẫn còn tốt đẹp hơn
nhiều cựu VĐV không thể kiếm đủ tiền để lo cuộc sống đơn giản cho mình sau khi đã hi
sinh tất cả những năm tháng đẹp nhất cho thể thao đỉnh cao.
Thế nên mặc kệ mọi người giờ phút này vẫn đang bàn tán về thành tích của Ánh Viên,
mặc kệ việc Ánh Viên không bao giờ sử dụng điện thoại khi thi đấu, nhưng hôm qua, tôi
vẫn nhắn cho cô một tin nhắn: "Em đã có đủ huy chương cho cuộc đời mình rồi. Hy
vọng giờ là lúc em có thể tìm kiếm tình bạn và tình yêu".
21. Phạm Đức Chinh
Chàng trai không tai chinh phục con đường làm khoa học
Phạm Đức Chinh sinh ra không có vành và ống tai nên khó nghe, chậm nói, nhưng tốt
nghiệp đại học loại giỏi, quyết tâm trở thành nhà hóa học.
7h sáng, Chinh (26 tuổi, người Thái Bình) đã có mặt ở phòng thí nghiệm của Viện
Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Một ngày làm việc thông thường của anh bắt đầu bằng việc đến phòng lab để kiểm tra
tình trạng vận hành máy móc đồng thời hướng dẫn sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp
hoặc làm thí nghiệm cô đặc các loại nước hoa quả.
Nhìn chàng trai dị dạng sọ mặt, không có gò má, hở hàm ếch, không vành tai và ống tai,
ít người nghĩ anh từng tốt nghiệp loại giỏi, nằm trong top 20 của trường, đang đảm
nhiệm vai trò là trợ lý nghiên cứu tại Viện. Công việc của Chinh nhiều người mơ ước,
nhưng con đường anh đến với nhiệm vụ này không "trải hoa hồng".
Chinh mắc di tật bẩm sinh từ nhỏ. Do không vành tai và ống tai nên nghe rất khó khăn.
Lên ba tuổi, anh mới bắt đầu tập nói. Năm 7 tuổi, vào lớp một Chinh cảm nhận rõ sự
khác biệt với mọi người.
"Với ngoại hình không giống ai, kết cấu cơ mặt không hoàn chỉnh đã buộc mình phải học
cách thích nghi và nỗ lực để được đến trường", anh nói. Lớp 8, Chinh làm quen với môn
Hoá học và thấy hứng thú. Anh say mê, tìm hiểu thêm về các thí nghiệm cơ bản hay các
phản ứng hoá học và nghĩ "tương lai của mình đây rồi". Từ đó, chàng trai Thái Bình bỗng
tìm thấy niềm vui khi đến trường, thành tích học tập ngày càng cải thiện. Từ học sinh
trung bình, Chinh vươn lên thành học sinh khá, giỏi, riêng tổng kết môn hoá học luôn
trên 9.
"Mọi người đều nghĩ mình không thể đi học, thậm chí nói 'vì khuyết tật nên được thầy
cô nâng đỡ'. Lời xúc phạm nhiều đến nỗi không thể kể ra hết trong một ngày", Chinh
nói.
“Mọi người nói về ngoại hình mình ra sao cũng được, nhưng mình sẽ bị tổn thương
nếu ai đó nghi ngờ về khả năng học tập. Phải chăng mọi người nghĩ người dị tật
không thể học giỏi?”, Chinh tâm sự.
Tình cờ một lần, Chinh nghe các thầy cô giới thiệu về Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh
quyết định thi vào ban khoa học tự nhiên để theo đuổi ước mơ vào khoa kỹ thuật hoá học
của trường.
Xác định đường đi, Chinh nỗ lực và nghiêm khắc hơn với bản thân mình. May mắn hơn
khi anh có sự động viên từ bố mẹ để có thêm động lực bước tiếp. "Chinh là con một, lại
thiệt thòi đủ bề nhưng chưa bao giờ chúng tôi nghĩ sẽ bỏ mặc con", bà Vũ Thị Oanh, mẹ
Chinh nói. Nhờ đó, Chinh chưa từng thấy lạc lõng giữa cuộc đời.
Ngoài bố mẹ, Chinh còn một người bạn thân là anh Đoàn Trọng Quang, 25 tuổi. Từ mẫu
giáo, Quang đã cùng Chinh đến trường. Những ngày mưa gió, anh sang chở Chinh đi
học. Trong giờ học, anh thường nhắc lại lời thầy cô khi Chinh không nghe rõ nên mọi
người gọi họ là "đôi bạn cùng tiến". Quang cũng tự nhận mình là "bảo kê" trung thành
và bênh vực Chinh mỗi khi anh bị mọi người trêu chọc.
"Mọi người đều nghĩ là mình là người giúp đỡ cho Chinh nhưng thực chất là ngược lại.
Nhờ Chinh, mình học được cách đối mặt để vươn lên và sống ý nghĩa hơn mỗi ngày",
Quang nói.
Năm 2012, Chinh đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm 25,5 và môn hoá 9 điểm.
Biết đi học xa nhà sẽ thêm gánh nặng cho cha mẹ nhưng chàng trai 1,5 mét muốn được
thử sức ở môi trường mới. Ngoài thời gian tự học, anh còn được bạn bè hỗ trợ và giáo
viên giúp đỡ, đến tận bàn giảng lại chỗ không nghe được.
"Ở đây, tôi được chào đón vì chẳng ai kỳ thị khi tiếp xúc với một người khuyết tật. Nhờ
đó tôi không mất quá nhiều thời gian để ổn định", Chinh nói.
Năm 2017, anh tốt nghiệp loại giỏi với số điểm 3.2 và nằm trong top 20 của trường.
Riêng kì 1 năm 3, anh là một trong hai người được học bổng loại A với số điểm là 3.9/4.
Năm năm đi học, Chinh đều đặn đạp xe đến trường, không nghỉ buổi nào, bất kể thời tiết
nắng mưa. Đến nay, anh viết được ba bài báo nghiên cứu khoa học, trong đó có một bài
báo quốc tế. Anh dự định tiếp tục nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực và bộ môn
mà mình đang theo học.
Hai năm sau, anh quay lại trường học cao học đồng thời làm trợ lý nghiên cứu và phát
triển các ứng dụng hợp chất thiên nhiên.Theo Chinh, công việc nghiên cứu rất bận và
phải đầu tư nhiều thời gian. Thế nhưng, nghiên cứu khoa học giúp anh quên hết mọi
muộn phiền và khó khăn trong cuộc sống. Chàng trai chìm đắm trong các thí nghiệm bởi
với anh, niềm vui của một nhà khoa học là tạo nên những khám phá thú vị.
Ngoài thời gian rảnh, Chinh còn thích đọc sách để trau dồi thêm kiến thức cho mình.
Những cuốn sách nghiên cứu được anh gối đầu giường, "thích là với tay lấy đọc". Tự
nhận mình là người lạc quan, Chinh chưa bao giờ thấy tủi thân vì sinh ra khác biệt. Anh
luôn dặn mình phải thích nghi và đi lên bằng chính khả năng của mình.
"Tôi không muốn bị gọi là khuyết tật vượt khó, tôi muốn được làm người bình
thường", Chinh nói.
“Dù bản thân có thiệt thòi so với những người bình thường, nhưng tôi thấy mình là
một người vô cùng may mắn. May mắn khi bố mẹ luôn ủng hộ và sát cánh bên tôi;
thầy cô luôn yêu thương, tạo điều kiện; những người bạn luôn bên cạnh động viên,
giúp đỡ khi cần. Bởi vậy, mỗi khi gặp khó khăn, tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ
bỏ cuộc”, Chinh chia sẻ.
22. Khánh Vy
Khánh Vy gây ấn tượng bởi nhan sắc xinh đẹp cùng gu thời trang kín đáo, thanh lịch khi
dẫn sóng. Tuy nhiên, từng có lần cô nàng đã làm trái lời mẹ, để đăng ảnh gợi cảm trên
trang cá nhân. Khánh Vy chia sẻ: "Trước đó tôi đã xin phép mẹ rồi nhưng mẹ không cho.
Mẹ tôi nói hơi hở, mẹ không thích. Tôi thì muốn nghĩ theo một hướng khác, đó là giá trị
của một con người không chỉ được đánh giá trên cơ thể của người ấy.
Việc mình ăn mặc thế nào để cảm thấy thoải mái, tự tin và có thể truyền đi sự tích cực,
yêu bản thân tới người khác quan trọng hơn. Đương nhiên việc ăn mặc cũng phải nằm
trong khuôn khổ, một chuẩn mực xã hội nhất định. Đây là một trong những lần tôi đi trái
lại với lời mẹ nói. Nếu mẹ đang xem thì con xin lỗi mẹ nhưng thực sự con rất thích bộ
ảnh này và con nghĩ nó không xấu".
23. MC Diệp Chi
Theo BTV Diệp Chi, nhà báo Tùng Chi đã tạo dựng được hình ảnh "một người phụ nữ
thép", đủ sự tin tưởng, sự từng trải và kiến thức để khiến cho không chỉ các bạn học sinh
mà cả khán giả cảm thấy thông tin chị đưa ra rất chắc chắn và đáng tin cậy. Do vậy, đây
cũng là một trong những yếu tố khiến Diệp Chi phải đắn đo suy nghĩ.
"Chị Tùng Chi gần như đã tạo dựng được thương hiệu cho Olympia và tôi sẽ làm gì thay
thế chị, tôi có làm cho thương hiệu ấy giảm sút không?" - BTV Diệp Chi nói - "Khi nhận
công việc mới, tôi không nghĩ quá nhiều cho bản thân mà chỉ sợ mình làm không tới sẽ
ảnh hưởng nhiều người. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng để hoàn thành tốt nhất có thể. Còn
thành công hay không phải chờ sau chương trình, khán giả chính là người sẽ cho mình
biết".
Nhớ về những ngày thông tin Diệp Chi sẽ thay thế Nhà báo Tùng Chi ở vị trí dẫn chương
trình, không ít những ngờ vực, hoài nghi đã được khán giả đặt ra. Nhưng rồi, với màn
chào sân ấn tượng cùng lối dẫn điềm tĩnh, thông minh nhưng không kém phần dí dỏm, nữ
MC ngày càng chiếm được cảm tình của khán giả.
Nói về vai trò mới, Diệp Chi cho biết: "Đây không phải lần đầu tiên tôi được mời dẫn
Đường lên đỉnh Olympia. Cách đây khoảng 5, 6 năm, tôi đã từng được mời dẫn, nhưng
thời điểm đó tôi chưa sẵn sàng nên chưa nhận làm. Lần này, lúc đầu tôi cũng từ chối vì
nghĩ mình không có thời gian để làm tốt công việc ấy".
“Như mình ngày trước, cũng cần một quãng thời gian để hiểu, để lắng nghe những phản
hồi và điều chỉnh, để trở thành một phần của Olympia được khán giả chấp nhận. Nhớ lại
ngày đầu tiên, đọc những comment nghi ngại, ngờ vực của nhiều người, mình cũng chạnh
lòng lắm. Chỉ biết im lặng tiếp thu và làm việc chăm chỉ, cố gắng hơn. Mọi sự so sánh
đều khập khiễng và không mang nhiều ý nghĩa.”
“Hãy đặt niềm tin vào những người trẻ nhé. Như mình ở tuổi 20, chưa hề có bất kỳ kinh
nghiệm gì nhưng đã được người đi trước tin tưởng, động viên để xuất hiện trong chương
trình đầu tiên của cuộc đời và trở thành cô gái Rung Chuông Vàng kể từ ngày đó. Nếu
không được tin thì đâu có mình của hôm nay.”
24. Hoàng Xuân Vinh
Hoàng Xuân Vinh mang về huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Việt Nam (Nguồn:
Dân Trí)
Không phải là một vị thần, anh là Hoàng Xuân Vinh. Trải qua rất nhiều thất bại trong
những cuộc thi, và cả thế vận hội Olympic trước đó 4 năm, anh còn bị cận và tập luyện
với đạn giả, bia giấy. Để rèn luyện sự tập trung, anh đã đứng hàng nghìn giờ bất động.
Ngay trước lượt bắn cuối cùng, Hoàng Xuân Vinh còn bị đối thủ dẫn trước, chiếc huy
chương vàng tưởng như đã nằm chắc trong tay Felippe Almeida – vận động viên nước
chủ nhà. Nhưng kỳ tích đã xảy ra, cúp vàng danh giá Olympic Rio cuối cùng đã thuộc về
anh sau loạt bắn cuối cùng. Không chỉ Hoàng Xuân Vinh, mà mỗi người Việt sẽ không
thể nào quên giây phút vinh quang đó – sự vinh quang đổi bằng mồ hôi và nước mắt.
25. Thầy Trần Bình Phục
"Tôi không nghĩ mình là thầy giáo. Từ đó thật quá lớn lao với tôi. Tôi chỉ là người
giúp bọn trẻ biết đến con chữ, biết học để làm người thôi"
Lớp học 0 đồng giữa đảo xa của thầy giáo “áo xanh” bị ung thư máu
Đó là câu chuyện hết sức đặc biệt của Thượng úy Trần Bình Phục - Bộ đội Biên phòng
tỉnh Cà Mau, thầy giáo bị ung thư máu mở lớp học 0 đồng xoá mù chữ cho trẻ em nghèo
vùng biển đảo xa xôi.
6 lần viết đơn xin ra đảo
Cách đất liền 35km về phía Tây, lớp học nhỏ của thầy trò thượng úy Trần Bình Phục (SN
1972) đang công tác tại Đồn biên phòng Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau nằm lặng lẽ dưới những tán cây già trên ngọn núi thuộc đảo Hòn
Chuối.
Đều đặn 6h30 hằng ngày, thầy Phục một mình đi bộ từ Đồn biên phòng Hòn Chuối (trên
đỉnh núi) xuống gành Chướng để đón tụi nhỏ lên lớp. Thầy trò cùng trèo vất vả leo lên
303 bậc thang để lên lớp học. Đường thì dốc lại có nhiều đoạn trơn trượt rất nguy hiểm,
thế nên có lúc thầy phải cõng tụi nhỏ trên lưng.
9 năm trước, khi đang ở độ tuổi sung sức, trong một lần vào viện điều trị, bác sĩ thông
báo Thượng uý Trần Bình Phục mắc bệnh ung thư máu do nhiễm phóng xạ. Nhờ tuân thủ
theo liệu pháp điều trị, sau một năm các tế bào ung thư đã được ngăn chặn phát triển, anh
Phục được xuất viện, nhưng cảm thấy mình không còn phù hợp với nhịp sống xô bồ nơi
thành thị.
Từ đó, anh quyết định viết đơn xin ra đảo Hòn Chuối để công tác, vì trước đây đã từng có
dịp ghé đảo và cảm thấy rất yêu mến nơi này. Nơi đảo xa, không đường, không điện,
không nước sạch, thế nên quyết định của anh Phục bị gia đình và cơ quan ngăn cản. 5 lần
nộp đơn đều bị thủ trưởng từ chối. Không nản chí, anh viết lá đơn thứ 6 và cuối cùng
cũng được chấp nhận.
Nhọc nhằn hành trình mang con chữ lên đảo
Chính bởi cuộc sống du mục, trôi nổi, thu nhập chính phụ thuộc vào công việc đánh bắt
hải sản nên người lớn trên đảo phải thường xuyên đi biển, trẻ em ở nhà chẳng được ai dạy
dỗ.
Thầy giáo Phục đã xin ban chỉ huy cho phép mở một lớp học tình thương dạy chữ cho lũ
trẻ con trên đảo. Ban đầu, mong muốn đó của thầy giáo mang quân hàm xanh vấp phải sự
ngăn cản của gia đình các cháu, bởi họ cho rằng chỉ cần biết lặn, biết đi biển là có thể
sống. Nhiều lần thầy Phục bị người dân xua đuổi, nặng lời, nhưng anh vẫn kiên nhẫn,
miệt mài thuyết phục. Người lớn gật đầu rồi, anh lại quay sang thuyết phục tụi nhỏ bởi
việc phải đi học thì chẳng khác nào cực hình với chúng.
Lớp học ban đầu chỉ có 5 em nhỏ theo học với đủ các lứa tuổi. Cơ sở vật chất vô cùng
thiếu thốn, trò phải ngồi học trên những chiếc bàn ghế nhựa cũ mèm. Lớp học được dựng
tạm bằng mấy thang gỗ và vài miếng tôn cũ. Ngày nắng thì nóng như đổ lửa, ngày mưa
thầy trò phải dắt nhau chạy như chuột chạy đồng vì mưa dột.
Khó khăn là thế nhưng thầy trò vẫn cùng nhau vượt qua. “Nhiều người hỏi có từng ý
nghĩ từ bỏ việc dạy học không. Có chứ, tôi từng nghĩ bỏ nhiều lần chứ không phải 1
lần nhưng mỗi khi nhìn tới các em, thấy đôi mắt của các em lại là động lực để tôi tiếp
tục”, anh Phục nói.
Hiện tại, 100% các em trong độ tuổi đến trường đều được đi học, biết đọc, biết viết, biết
được những kiến thức căn bản của chương trình giáo dục hiện hành. Có những em đã
được đưa vào đất liền để tiếp tục học tập. Đến nay đã có 4 em đã tốt nghiệp đại học ra
trường và có việc làm ổn định.
Trước câu hỏi nếu được phân công nhiệm vụ đi nơi khác, cảm giác của anh như thế nào,
Thượng uý Trần Bình Phục chia sẻ: “Bản thân là lính thì nhiệm vụ bao giờ cũng đặt trên
hết. Nếu được phân công, tôi sẽ chấp hành nhiệm vụ thôi nhưng thực sự rất muốn gắn bó
với Hòn Chuối lâu dài hơn, gắn bó, đồng hành cùng trẻ nhỏ để cùng các em, giúp các em
vươn dài hơn trên con đường trí thức”.
“Ngọn hải đăng” mang tên Trần Bình Phục
Trên đảo nhỏ, một mình thầy Phục xoay sở với 23 em học sinh từ lớp 1 cho đến lớp 7. Cứ
học sinh lớn đến đâu, anh lại mở lớp dạy đến đó. Để rồi nhiều em nhỏ gia đình có điều
kiện, hoặc lớn hơn đã chuyển vào đất liền học tập. Nhiều em có ý trí cũng đã thi đậu vào
các trường Đại học và hiện đã có việc làm ổn định, đó là niềm vui không chỉ của các em,
của gia đình, mà còn là niềm vui vô bờ bến của người thầy giáo mang quân hàm xanh khi
những “đứa con” của mình đã lớn lên, đã trưởng thành và có ích cho xã hội.
“Cái khổ ghê gớm nhất của con người không phải là chuyện đói ăn, đói mặc mà chính
là đói tri thức. Vì thế, muốn đẩy lùi cái khó khăn đó không có con đường nào khác
ngoài việc phải đến trường, phải có tri thức. Mà ở đây, tôi không chỉ dạy các con kiến
thức, mà còn dạy các con làm người. Để từ đó, biến những hoài bão, những ước mơ
của các con trở thành hiện thực”, Đại úy Phục bộc bạch.
Câu chuyện đưa cái chữ ra đảo nhỏ của những người lính biên phòng Trần Bình Phục
thực sự là câu chuyện dài, thấm đẫm sự hi sinh và tình thương vô bờ bến với lũ trẻ trên
đảo Hòn Chuối. Ấy thế, câu chuyện về cái duyên đưa người thầy giáo đến với hòn đảo
nhỏ này còn ly kỳ và hấp dẫn hơn rất nhiều. Tâm sự về những kỷ niệm ấy, Đại úy Trần
Bình Phục nhớ lại, năm 1997, sau cơn bão Linda, anh được điều ra công tác ở đồn biên
phòng đảo Hòn Chuối. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiếu thốn đủ thứ, khiến nơi này chỉ
có vài chục nóc nhà nheo nhóc, cơm không đủ bữa, chạy lần quanh năm. Chính những
hình ảnh đó đã ám ảnh và thôi thúc Đại úy Trần Bình Phục quyết tâm xin ra đảo.
5 lần viết đơn tình nguyện xin ra đảo công tác, là 5 lần Đại úy Trần Bình Phục bị cấp
trên từ chối, trong đó có cả lần anh bị Thủ trưởng đơn vị xé đơn trước mắt; không những
vậy, gia đình, bạn bè khi biết tin anh viết đơn tình nguyện ra đảo ai nấy đều bất ngờ và
ngăn cản, lý do cũng là bởi anh đang mang trong người căn bênh ung thư. Vì thế, nhiều
người còn gay gắt mắng anh “khùng”. Không nản chí, vượt qua áp lực gia đình, anh tiếp
tục viết lá đơn thứ 6, và rồi mong ước của anh cuối cùng cũng thành hiện thực. “Khi đó
cảm xúc tôi vui lắm, không thể diễn tả nổi”, Đại úy Phục nhớ lại.
Giờ đây, lớp học nhỏ của thầy Phục đã đông hơn, dần đi vào ổn định, mỗi sớm, lũ trẻ đều
bắt đầu ngày mới bằng việc đến lớp. Song, tâm nguyện sâu xa của người thầy giáo ấy vẫn
là việc, đến một ngày nào đó sẽ có các thầy cô giáo thực thụ ra với các em. “Dù gì tôi
cũng chỉ là một người lính, về mặt chuyên môn sư phạm cũng có phần hạn chế, không
giống như các thầy cô giáo thực thụ. Các em được truyền thụ kiến thức bởi các thầy cô
đó, chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa đảo và đất liền. Khi đó, các em
cũng đỡ bỡ ngỡ hơn”, thầy Trần Bình Phục bày tỏ.
Khi được hỏi về sức khỏe của anh, người thầy giáo mang quân hàm xanh khẽ cười rồi
bảo, hàng ngày tôi vẫn lên lớp cùng các em, được lên lớp nó như sức mạnh vô hình giúp
tôi đứng vững, chiến đấu tốt hơn và giúp cho học trò tốt hơn. Anh khẳng định: Tôi vẫn
ổn! Mỗi năm các anh chị đến đây vẫn thấy tôi còn cầm phấn dạy các con nghĩa là tôi vẫn
ổn. Đó chính là điều tuyệt vời nhất!
26. Nguyễn Thị Thu Nhi
Trong niềm vui chiến thắng, Thu Nhi hướng về camera hét lớn: "I’m from Vietnam"
(Tôi đến từ Việt Nam): "Tôi chỉ muốn hét lên để mọi người trên thế giới biết mình đến
từ VN và các võ sĩ VN cũng có thể bước lên đài danh vọng thế giới".
Nữ võ sĩ Nguyễn Thị Thu Nhi đã làm nên lịch sử cho boxing Việt Nam khi đánh bại
đương kim vô địch người Nhật Bản Etsuko Tada vào chiều 23-10 để đoạt chiếc đai WBO
thế giới hạng minimum tại Nhà thi đấu Ansan (Hàn Quốc).
Hơn 1 năm trước, Thu Nhi cũng đã viết nên kỳ tích cho boxing VN khi giành đai WBO
châu Á - Thái Bình Dương. Và để viết tiếp lịch sử, Thu Nhi đã âm thầm lên núi tập luyện
tại Uzbekistan để hướng đến chiếc đai WBO thế giới.
Tuổi thơ cơ cực và mối duyên tình cờ với boxing
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thu Nhi đã phải rời An Giang lên TP.HCM từ khi còn
rất nhỏ để ở cùng bà ngoại và làm đủ việc kiếm sống như đi bán vé số, phụ việc ở quán
ăn... và cơ duyên đến với võ thuật của cô thật tình cờ.
Từ Hàn Quốc, nơi đăng quang cùng chiếc đai vô địch WBO thế giới, Thu Nhi kể: "Ban
đầu tôi đến với võ thuật vì trường trung học có tổ chức lớp dạy để cộng thêm điểm thể
dục. May mắn là thầy của tôi dạy cả võ cổ truyền lẫn boxing. Tập võ cổ truyền được một
thời gian, thầy phát hiện tôi có tố chất nên hướng sang boxing. Có thể coi đây là cơ
duyên của đời tôi".
Nhưng đời võ sĩ cũng không dễ dàng cho cô gái trẻ, không chỉ vì mệt mỏi và đau đớn
trong tập luyện mà cả áp lực của cuộc sống cơm áo gạo tiền.
Cô kể: "Khi mới tập luyện, do chưa được vào đội tuyển nên không có tiền lương, không
có thu nhập. Đáng sợ nhất ở thời điểm đó là việc tập 2 - 3 buổi/ngày khiến tôi không có
thời gian để làm chuyện khác. Tôi từng có ý nghĩ bỏ cuộc để kiếm sống. Nhưng tôi đã
nhận ra niềm đam mê boxing nhen nhóm chính từ những ngày rèn luyện gian khổ
đó".

Trận thắng mở ra con đường chuyên nghiệp


Năm 2015, ông bầu người Hàn Quốc Kim Sang Bum của CLB boxing Cocky Buffalo
(quận 7, TP.HCM) tổ chức giải bán chuyên đầu tiên tại VN và mời cô đấu một trận biểu
diễn. Sau đó, Thu Nhi còn gây chấn động làng boxing quốc tế khi đánh bại tay đấm lừng
danh thế giới Gretchen Abaniel (Philippinnes) tại Giải boxing Victory 8 năm 2018.
Thu Nhi nói: "Ngay sau chiến thắng đó, ông Kim Sang Bum đã mời tôi đến CLB Cocky
Buffalo tập luyện để phát triển con đường chuyên nghiệp".
Được đầu tư bài bản, Thu Nhi cải hiện đáng kể các kỹ năng chiến đấu. CLB Cocky
Buffalo còn mời cựu vô địch WBA Park Yong Kyun, một tên tuổi lừng danh của Hàn
Quốc, trực tiếp sang huấn luyện cô. Sự lì đòn, ý chí thi đấu ngoan cường, máu lửa cùng
sự khổ luyện trong thời gian này đã trang bị hành trang đầy đủ để Thu Nhi bước chân vào
con đường chuyên nghiệp 3 năm trước.
Khổ luyện vươn đến ngôi cao thế giới
Trước trận tranh đai WBO thế giới, Thu Nhi đã thắng cả 4 trận chuyên nghiệp của mình,
trong đó có 1 trận thắng bằng knock-out. Dù vậy, để chuẩn bị cho trận so găng cùng nhà
vô địch WBO người Nhật Bản Etsuko Tada, Thu Nhi cùng các đồng đội ở CLB Cocky
Buffalo đã sang Uzbekistan - một quốc gia rất phát triển về boxing - để tập luyện.
Tại Uzbekistan, họ được đến khu luyện tập trên núi Yangiabad - nơi các tuyển thủ
Uzbekistan vừa tham dự Olympic Tokyo 2020 và các võ sĩ mạnh của Cuba, Anh,
Kazakhstan và Hungary... tập luyện ở đây.
"Chuyến tập huấn này đã rèn cho tôi thể lực, tốc độ cùng sự chính xác khi ra đòn. Nhưng
lúc mới qua, tôi đã gặp nhiều khó khăn do ăn uống không được. Chỉ 3 ngày đầu tôi sụt
mất 4kg và bị tụt đường huyết. Sau đó, tôi tự nhủ phải cố gắng vì những ước mơ phía
trước nên cố ăn cho có sức. Ăn mãi rồi cũng quen để thích nghi với mọi người".
Và những gian khổ của Thu Nhi đã được tưởng thưởng xứng đáng. Dù bị những đòn tấn
công rất mạnh của Etsuko Tada làm chảy máu ở mí mắt nhưng cô vẫn kiên cường đáp trả
và chiếm ưu thế với những cú ra đòn chính xác, uy lực. Kết thúc 10 hiệp đấu, trọng tài đã
tuyên chiến thắng thuộc về Thu Nhi với điểm số 96 - 94. Thu Nhi đã tạo ra lịch sử khi trở
thành tay đấm đầu tiên của boxing VN vô địch thế giới.
Trong niềm vui chiến thắng, Thu Nhi đã hướng về camera hét lớn "I’m from Vietnam"
(Tôi đến từ Việt Nam). "Đó là cảm xúc của tôi ở thời điểm đăng quang. Khi thấy camera,
tôi chỉ muốn hét lên để mọi người trên thế giới biết mình đến từ VN và các võ sĩ VN
cũng có thể bước lên đài danh vọng thế giới", Thu Nhi chia sẻ.
"Tôi sẽ còn đi tiếp"
Một ngày sau chiến thắng, Thu Nhi chia sẻ: "Boxing đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi
theo hướng tích cực. Tính tình của tôi trở nên điềm tĩnh hơn, lại có thu nhập tốt để lo cho
gia đình. Ngoài ra, tôi rất vui khi được nhiều người biết đến. Khi ra đường, mọi người
thường nhận ra tôi là nhà vô địch boxing.
Đến thời điểm này, trận đấu với Etsuko Tada là khó khăn nhất với tôi. Nhưng trong tương
lai, tôi sẽ đối mặt với những trận đấu bảo vệ đai vô địch WBO thế giới trước sự thách đấu
của nhiều võ sĩ mạnh khác. Tôi cũng phải tính đến chuyện lên hạng cân cao hơn để thử
thách bản thân. Tôi sẽ còn đi tiếp nữa chứ không dừng lại đây. Ước mơ của tôi với
boxing vẫn còn nhiều lắm!".
“Tôi dành tặng chiến thắng này cho gia đình nói riêng, cho người hâm mộ Việt Nam
đã theo dõi, ủng hộ tôi từ trước đến nay”, Thu Nhi cho biết.

27. Đen Vâu


'Xin nói thẳng, tôi xuất thân bần nông, công nhân'
Đen Vâu (tên thật là Nguyễn Đức Cường), sinh năm 1989. Tuổi 18, anh không tiếp tục
học đại học mà chọn làm công nhân dọn rác bãi biển thuộc ban quản lý Vịnh Hạ Long vì
mong muốn có một cuộc sống an toàn, ổn định.
Đen Vâu từng gây ấn tượng khi kể về quá khứ với VietNamNet: "Xin nói thẳng, tôi xuất
thân từ bần nông, công nhân nên rất quý trọng đồng tiền. Ai ra trường cũng mong làm
bác sĩ, kỹ sư, trong khi mình đi lao động chân tay thấy hơi ngại với bạn bè cũng bình
thường thôi. Hồi đó, tôi mới 18 tuổi, không nghĩ được nhiều".
Đen Vâu tránh nói về nghề cũ vì không muốn mọi người nghĩ về quá khứ của mình thiếu
tích cực hoặc cho rằng anh thiệt thòi, thậm chí vu cho anh là kể lể quá khứ để gợi lòng
thương hại. Anh chưa từng chối bỏ quá khứ, trái lại, thâm tâm rapper luôn biết ơn quá
khứ đã cho anh động lực theo đuổi âm nhạc, cho anh vốn sống để ca từ dày dạn thêm.
Sau 7 năm làm công nhân, Đen Vâu xin nghỉ việc không lương để mở quán cà phê với
mục đích gặp gỡ những người có cùng sở thích Rap. Kinh doanh thua lỗ, anh xin đi làm
lại để lấy tiền trang trải chi phí cửa hàng. Mãi đến năm 2016, rapper mới xin nghỉ việc và
đóng quán.
Rapper mang làn sóng Rap trở lại
Nhận định Đen Vâu "một bước thành sao" hay nghệ sĩ mới nổi là hoàn toàn sai. Anh vốn
nổi đình nổi đám từ tận năm 2014 với hit Đưa nhau đi trốn có góp giọng Linh Cáo.
Nói thêm về Đưa nhau đi trốn, Đen Vâu kể rằng từng định thu nó như ca khúc cuối cùng.
Thời ấy, anh không có tiền thu âm ca khúc. Một người em thân thiết tên Trường Đặng
làm việc ở phòng thu đã cho anh lén thu âm sau 12 giờ đêm khi chủ phòng thu đã về.
Khuya hôm ấy, Đen Vâu nói với bạn rằng: Thu xong bài này anh bỏ nhạc, anh không còn
động lực nữa. Không ngờ, Đưa nhau đi trốn lại trở thành hit khiến cái tên Đen Vâu vang
dội cộng đồng
Sau những năm giữa thập niên 2000, làn sóng Rap chìm dần, nhường chỗ cho Teen-pop.
Phải đến hơn 10 năm sau vào 2019, Đen Vâu mới chính thức mang làn sóng Rap trở lại.
Các hit Mười năm, Bài này chill phết, Hai triệu năm, Lối nhỏ, Cảm ơn... được phát khắp
nơi. Đen Vâu là nghệ sĩ Việt Nam được nghe nhiều nhất trên nền tảng trực tuyến Spotify
năm đó.
Ấn tượng ở chỗ, Đen Vâu "tung hoành" năm 2019 ngay cả khi đó là năm những sao trẻ
mainstream hoạt động mạnh mẽ, đơn cử là cuộc đối đầu dữ dội giữa Sơn Tùng M-TP và
cặp đôi Jack - K-ICM khi ấy.
Như vậy, Đen Vâu được xem như là người tiên phong mang làn sóng Rap trở lại, hai
cuộc thi Rap chỉ đưa làn sóng ấy lên vị trí cao nhất mà nó xứng đáng trong năm 2020.
Khủng hoảng đằng sau "from zero to hero"
Ấn tượng đầu tiên về Đen Vâu là sự thật thà, tự ti và khiêm tốn ngay cả khi đã là rapper
hạng A. Đen Vâu tự nhận mình không đẹp trai, ăn mặc lôi thôi. Năm 2014, lần đầu đi
diễn và được trả cát-sê 4 triệu đồng, anh nhớ mãi trong đời. Kiếm được tiền từ âm nhạc,
anh có "sửa soạn" bằng cách mua quần áo. Tiền giúp anh không còn rụt rè khi bước chân
ra đường, giúp anh thỉnh thoảng mời bạn bè ăn một bữa, chủ yếu là đầu tư âm nhạc và
gửi về ba mẹ. Đen Vâu không có nhiều nhu cầu tiêu xài cho bản thân.
Đen Vâu từng stress rất lâu và loay hoay trong sự công kích. Như bài Anh đếch cần gì
ngoài em bị công kích vì dùng từ không phù hợp đại chúng; bài Đưa nhau đi trốn bị chỉ
trích cổ xúy lối sống vô trách nhiệm... Đây là vấn đề không khó hiểu đối với người tiên
phong mang Rap trở lại mainstream như Đen Vâu.
Đen Vâu chỉn chu hơn xưa nhưng không hào nhoáng, càng không sống bề nổi.
"Tôi vẫn tự hỏi rất nhiều lần có nên thay đổi mình cho dễ nghe hơn, gần gũi hơn không?
Nhưng cuối cùng, nếu thay đổi mình, tôi có thể mất tất cả. Khi được khán giả biết đến, tôi
cũng mất một số thứ nhưng may là chưa mất mình. Tôi vẫn là tôi và mọi người thích tôi
vì điều đó. Có thời gian tôi loay hoay, đi đâu cũng chỉ có một bài hit để diễn. Hay hễ lên
sân khấu là hồi hộp, không biết mình ăn mặc có lôi thôi quá không...", anh nhớ lại.
Khi được: Vì sao đã nổi tiếng mà vẫn tự ti?, Đen Vâu nói vì anh biết mình là ai, đang ở
đâu. "Những thứ tôi làm không có gì mới, toàn là học hỏi từ nghệ sĩ nước ngoài và làm
lại cho phù hợp với Việt Nam. Tôi đâu có sáng tạo cái gì đâu? Cách rap này, nhịp beat
này… đâu có gì mới lạ.
Có chăng tôi lấy ra được từ tâm hồn mình những điều gần gũi với con người Việt Nam
nên được đón nhận thôi. Tôi may mắn chứ không phải tài giỏi gì hết, trong khi nhiều anh
em ngoài kia vẫn còn đang loay hoay. Tôi vào nghề như con ếch nhảy khỏi miệng giếng.
Trên thế giới có hàng nghìn nghệ sĩ Indie tài giỏi. Sản phẩm của họ view vài chục nghìn
thôi nhưng nghe rất đỉnh", Đen Vâu khiêm tốn.
Năm 2020, Đen Vâu không rầm rộ dù làn sóng Rap dâng đến đỉnh điểm, nhiều đồng
nghiệp của anh bước lên từ Underground để phát triển sự nghiệp trước đại chúng - như
anh hằng mong đợi. Các sản phẩm một triệu like, Trời hôm nay nhiều mây cực và gần
nhất là Đi về nhà đều tốt, không tệ đi hay là bước lùi, nhưng bão hòa giữa vô số sản phẩm
Rap khác.
Đen Vâu vẫn nổi tiếng và kiếm tiền rất tốt từ công việc. 6 - 7 năm trước, nhạc anh nhuốm
màu khổ vì cuộc sống nhiều khó khăn. Sau này, âm nhạc ấy vẫn đời nhưng lạc quan, tích
cực hơn. Giống như anh từng nói, được sống và làm công việc mình yêu thích là hạnh
phúc nhất trên đời.

Đen Vâu: 'Người ta gọi tôi là... thằng rapper nhà quê'
Đen Vâu nói các ca khúc của anh giống thơ hơn rap, vẻ ngoài thì hiền lành chứ không nổi
loạn..., và nam rapper không định thay đổi bản thân theo mong muốn của người khác.
- Điều gì khiến anh mất 10 năm mới làm liveshow đầu tay?
- Tôi không để tâm lắm đến thời gian dài hay ngắn. Tôi chỉ nghĩ rằng thời điểm này mình
đã đủ độ chín để có thể mời khán giả đến thưởng thức đêm nhạc riêng. Độ chín mà tôi nói
đến ở đây là sự tự tin vào bản thân, rằng mình có thể làm được một đêm nhạc hoành
tráng, chỉn chu.
Tôi biết fan đã chờ ngày này từ lâu nên muốn họ được thỏa sức nghe Đen rap nhiều hơn,
không chỉ là một vài bài như ở các sự kiện, chương trình tôi từng tham gia. Với 'Show
của Đen', tôi sẽ hát với tất cả những gì mình muốn và khán giả mong đợi.

- Anh từng nói chỉ cần hát 3 - 4 bài đã mất giọng, còn liveshow lần này hát đến 20 bài.
Thời gian qua anh đã tập luyện ra sao?
- Cả tuần nay, ngày nào tôi cũng rap hết sức để xem mình làm được tới đâu. Sức khỏe
của tôi không được như các anh chị nghệ sĩ khác. Nhiều khi tôi tự hỏi, tại sao các đồng
nghiệp lại giỏi thế, có thể hát hàng chục bài trong một show mà vẫn giữ được phong độ.
Tôi hy vọng lần này mình sẽ kiểm soát được bản thân, không "cháy" quá nhiều ở phần
đầu rồi bị "sập" về cuối. Tôi cũng sẽ nhờ khán giả hát cùng mình nữa.
Lần đầu làm show, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Có quá nhiều công
đoạn, nhiều người phải "care" mà ekip của tôi lại quá ít nhân sự. Ngoài chuyện lo về sức
khỏe, phần lời của các ca khúc rất dài nên để thuộc, nhớ và rap được hết trên sân khấu là
một thử thách không nhỏ.
"Tôi có bao giờ nghĩ đến việc mình phải nổi bật hay mờ nhạt trên sân khấu đâu. Cái
tôi đặt lên hàng đầu là khán giả đến xem show phải vui. Nếu mình bị cho mờ nhạt
thì có lẽ bản thân làm chưa tốt, phải cố gắng ở những lần sau. Tôi không định làm gì
hầm hố trên sân khấu. Tôi chỉ cần một chiếc áo thun, bước lên sân khấu và rap như
bao rapper trên thế giới".
- Đen Vâu đã đầu tư như thế nào cho liveshow này?
- Tôi không muốn tiết lộ về chi phí nhưng nói chung là nhiều - một số tiền mà từ bé đến
lớn tôi chưa từng thấy. Đây là số tiền tôi tích cóp được sau nhiều năm đi hát. Ngoại tiền
làm nhạc, làm MV, trang trải chi phí sinh hoạt, đây là tất cả những gì tôi có. Tôi vẫn nói
vui với mọi người xung quanh rằng: "Sau liveshow này, mình lại trở về con số 0". Nhưng
tôi vẫn còn kiếm tiền được nên không có gì phải tiếc cả. Với số tiền đó, tôi có thể mời
những người trân trọng mình đến nghe nhạc đã là điều đáng quý.
Ban đầu, tôi đi tìm nhà tài trợ nhưng không ai đồng ý vì mọi thứ gấp gáp quá. Một số
người nói rằng muốn làm gì phải có kế hoạch trước nhưng tôi cứ hứng lên là làm thôi. Dù
biết làm liveshow sẽ lỗ, tôi vẫn quyết định thực hiện và sẽ cân nhắc để con số lỗ đó
không quá lớn.
- Tham vọng của Đen Vâu với liveshow lần này là gì?
- Tôi chỉ nghĩ đến việc trong liveshow khán giả sẽ lần đầu tiên nghe rap được trình diễn
với ban nhạc live. Những thứ mình làm đã là nghệ thuật rồi, không phải là thứ âm nhạc
của lũ trẻ ngoài đường như ngày xưa nữa.
Tôi không có tính xa được điều gì cả mà cứ xem mọi thứ rất bình thường. Những người
bạn của tôi như Ngọt, Vũ, họ đã làm show ầm ầm nhưng chưa nói gì, còn tôi mới chỉ mới
làm đêm nhạc đầu tiên nên chẳng có gì là ghê gớm cả. Tôi cũng không nghĩ việc thực
hiện show diễn này là để tăng cát-xê. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng làm show để tri ân khán
giả và tự thỏa mãn bản thân, để xem mình có đủ sức để làm như những người anh em.
Nhiều người nói làm liveshow để nâng tầm vóc của nghệ sĩ. Tôi nghĩ một liveshow
không thể nào nâng tầm vóc của tôi lên được. Tôi chỉ cố gắng hoàn thành tốt phần việc
của mình là truyền nhiệt huyết cho khán giả.
- Điều tự hào và tiếc nuối nhất của anh sau 10 năm làm nghề là gì?
- Tôi tự hào nhất là mình vẫn còn gắn bó được với công việc, đam mê và tình yêu dành
cho rap ngày càng lớn. Còn điều tiếc nuối thì có lẽ là "tại sao mình không làm nó sớm
hơn". Người ta nói khoảng 20-25 tuổi là quãng thời gian thanh xuân đẹp nhất của mỗi
người nhưng lúc đó tôi lại khá ù lì, rụt rè, nhốt mình trong phòng nên các sáng tác cũng
theo đó mang màu sắc u tối. Tính ra tôi thành công cũng khá muộn đấy. Phải đến 2016
tôi mới bắt đầu có được những hợp đồng, cat-xê... đúng nghĩa.
Còn về tư duy âm nhạc và cách viết nhạc của tôi vẫn vậy. Có điều tinh thần các ca khúc
nay đã khác. Ngày xưa, các ca khúc của tôi mang màu sắc cô độc, u tối do muốn chia sẻ
nỗi lòng, còn bây giờ thì "chill" hơn vì tôi mong khán giả được thư giãn nhiều hơn.
- Đen Vâu từng có không ít ca khúc gây tranh cãi nên bị chỉ trích, anh từng đối mặt với
chuyện này như thế nào?
- Tôi là người dễ bị tác động bởi những điều tiêu cực hay bình luận chỉ trích. Tôi không
thể bỏ ngoài tai những lời như thế được hay mặc kệ... nó bởi mình đâu phải thánh thần.
Thời gian ra mắt bài Đưa nhau đi trốn, người ta chỉ trích tôi rất nhiều, chởi bới, cho rằng
vô trách nhiệm cũng có, nên tôi bị suy sụp rất nhiều...
Còn hiện tại khi đọc những bình luận đó, tôi không còn bị nặng nề. Những lời khen đúng,
tôi dành sự nể trọng, còn lời chê đúng tôi cũng rất trân trọng. Tuy nhiên, vẫn còn đó
những lời bình luận rất khó nghe. Nhiều lúc tôi nghĩ, người với người với nhau tại sao lại
nói năng những lời như thế. Nếu không thích thì tôi đâu có bắt mọi người nghe nhạc của
mình đâu...
- Anh nghĩ gì khi bị gọi là 'rapper nhà quê'?
- Tôi thấy họ nói có sai đâu. Tôi sinh ra và có cuộc sống đúng dân quê. Tôi đâu phải
người nổi tiếng, cũng chẳng đặt tham vọng phải nổi tiếng nên nếu có bị gọi như thế thì
cũng chẳng sao hết... Tôi vui với cuộc sống thường nhật. Những đứa trẻ con trong xóm
bắt đầu biết đến tôi. Mỗi lần về quê ở Hạ Long, bọn chúng lại chạy theo hô "Chú Đen,
chú Đen kìa"... Trước đó nhiều người hàng xóm không biết tôi làm gì, cứ thấy ở trong
nhà viết viết cái gì đó, lâu lâu lại đi rồi lại về, người thì cứ gầy hốc hác... Nhưng giờ thì
họ biết tôi làm gì rồi. Bố mẹ thì vui vì lâu lâu lại thấy con trai trên tivi...
Tôi từng làm công nhân trước khi đến với rap chuyên nghiệp. Tôi từng nói không muốn
nhắc nhiều về điều này không phải vì muốn chối bỏ hay sợ hãi, xấu hổ về quá khứ... Đơn
giản, tôi không muốn để người khác nghĩ mình dùng hoàn cảnh để làm "cần câu nước
mắt" hay tìm sự thương hại ở khán giả. Mọi người đâu biết chính quá khứ vất vả đó là
động lực rất lớn để thay đổi con người, cho tôi nghị lực, sự mạnh mẽ...
- Anh rút ra điều gì từ khi hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp?
- Tôi nghĩ sự chuyên nghiệp nằm ở tinh thần, không phải hình thức. Bây giờ là thời buổi
của những ý tưởng nên đừng đánh giá cái gì qua hình thức, xem nó đầu tư ít hay nhiều.
Hãy nắm tinh thần tổng quát của ca khúc.
Ngày xưa chỉ cần thu âm vài bài, vài câu xong tung lên mạng. Còn bây giờ, âm nhạc là
thứ thay cho tiếng nói của nhiều người nên phải chuyên nghiệp.
Tôi xuất phát là một người bình thường thì sẽ thấy được những điều đẹp đẽ ở đời thường.
Mọi người vẫn hay hỏi tôi lấy cảm hứng ở đâu nhưng thực ra, nhạc của Đen Vâu không
có gì cao siêu cả. Nó chỉ xuất phát từ những điều rất bình thường. Nhưng vì tôi viết theo
cách riêng, truyền đạt theo cách khác và khán giả hứng thú với điều đó.
Tôi không biết mình có sức ảnh hưởng đến công chúng ra sao nhưng biết bản thân xuất
phát từ đâu và thuộc về nơi nào. Nhiều người nói tôi khiêm tốn nhưng không phải. Tôi
biết mình là ai, luôn nhìn lên những người cao hơn để cố gắng phát triển. Với những
người đó, tôi luôn thấy mình nhỏ bé.
- Đen Vâu đang ở đâu giữa ranh giới của một nghệ sĩ Indie và Mainstream?
- Tôi không biết mình nằm ở vị trí nào bởi có người nói Đen Vâu là Indie nhưng có người
lại bảo tôi là nghệ sĩ đi hát nhận cát-xê - nghĩa là mainstream rồi.
Tôi nghĩ điều khác nhau ở đây là cách thức hoàn thành một sản phẩm. Tôi tự viết nhạc, tự
sản xuất - có thể gọi là Indie. Trong khi đó, mainstream là mọi người đi mua bài, cộng tác
với người này người kia để ghép nó thành một khối. Tôi không biết mình nằm ở đâu
nhưng nghĩ rằng khán giả đừng nên đánh giá vấn đề này quá bởi bản chất của một nghệ sĩ
là sáng tác gì, hát gì, không phải đứng ở vị trí nào.
- Anh nói vậy không sợ bị 'ném đá' sao?
- Tôi hiểu ý của bạn. Nếu nói như vậy có thể những người trong cộng đồng Indie sẽ cảm
thấy bị... phản bội. Tuy nhiên, sự phát triển của Internet có lẽ đã làm thay đổi mọi thứ.
Ngày xưa, tôi thích Underground vì nội dung, cách thức làm một bài nhạc. Bây giờ
Underground không còn là thứ gì quá xa vời với đời sống âm nhạc thường nhật nữa, mọi
thứ đều được lan tỏa.
Hiện có những bạn trẻ chỉ cần một bài nhạc là nổi tiếng khắp Việt Nam nên mọi thứ
dường như bị xóa nhòa hết rồi. Khán giả nên nhìn nhận về phong cách âm nhạc sẽ hợp lý
hơn là xem nghệ sĩ đang đứng ở đâu. Có nhiều nghệ sĩ Indie nổi tiếng trên toàn thế giới
bởi âm nhạc của họ, nhưng thật khó để khẳng định rằng họ đang ở đâu... Và tôi cũng vậy.
Nếu tôi nhận mình là Indie thì những người trong cộng đồng này sẽ khắt khe, cho rằng tôi
đi hát mà. Còn nếu nhận mình là mainstream cũng không được bởi bản thân hiện tại đang
ôm đồm quá nhiều thứ một cách vô tội vạ... Vì thế tôi mới nói đang không biết mình
đang ở đâu.
- Anh trông không giống cách người ta hình dung về một rapper. Điều gì khiến anh khác
biệt?
- Rap bắt nguồn từ nước ngoài và có chất riêng. Ở rap có sự khác biệt mà ở các thể loại
âm nhạc khác không có, đó là trong một thể loại, bạn có thể chia sẻ, bộc lộ hết các cảm
xúc hỷ - nộ - ái - ố. Tôi và nhiều rapper khác cùng góp sức để tạo nên một tổng thể bức
tranh. Rap cũng có những lúc cần sự thoải mái nhưng cũng có lúc cần năng lượng để
bùng cháy hơn.
Còn rap như thế nào là do tâm tính của mỗi người. Rap bộc lộ rõ tính chất của người
nghệ sĩ nhất. Như tôi đây sẽ khó để thệ hiện được vẻ cool ngầu nên thường chọn cách
viết nhẹ nhàng hơn. Có rapper thì có cá tính và sự sôi động hơn. Họ thích đi cà phê, đi
bar... Bản chất của tôi đã là thế rồi nên để cố tỏ ra khác biệt như cool ngầu thì không bao
giờ được.
- Khi nổi tiếng, anh sẽ vẫn sống và sáng tác theo ý thích cá nhân hay sẵn sàng chiều lòng
khán giả?
- Tôi từng có khoảng thời gian loay hoay trong những sự lựa chọn như thế này. Hiện tôi
vẫn chiều lòng mọi người nhưng sẽ theo cách riêng của tôi. Phải nói rằng nhạc của tôi
như vậy là nhẹ nhàng lắm rồi. Có người nói nhạc rap của tôi là ủy mị, không giống rap
mà giống thơ... nhưng tôi không bận tâm lắm. Mọi sáng tác của tôi hiện vẫn phụ thuộc
cảm xúc rất lớn. Chẳng hạn như trước bài Lối nhỏ, tôi từng có ý tưởng viết ca khúc Bùng
cháy nhưng mà loay hoay suốt một năm nay mà vẫn chưa xong nổi... Còn có ca khúc thì
viết vài ngày, có bài vài tháng thì xong...
Mỗi bài rap đều mang dấu ấn, kỷ niệm riêng trong cuộc đời tôi. Chẳng hạn, nghe lại Cây
bàng sẽ nhớ lúc đó mình vui như thế nào hay nghe Lộn xộn 1 sẽ nhớ lại cảm xúc luôn đau
đáu, lo lắng về tương lai... Còn khi nghe lại Trả lại cho em thì biết mình từng bị từ chối
như thế nào... Mỗi bài hát là nơi lưu giữ ký ức của riêng... Tôi không thể chọn ra được
đâu là bài nào là thích nhất, tâm đắc nhất. Mình phải yêu nhạc của bản thân trước thì mới
mong khán giả thích nó được. Giờ khi đọc lại những bản rap cũ trong tôi vẫn còn nguyên
sự xúc động. Một khi đã đặt bút xuống viết, đã dám làm thì phải dám chịu. Rap là âm
nhạc của người thật việc thật mà.
- Anh xây dựng cuộc sống riêng tư ngoài âm nhạc như thế nào?
- Tôi đang hạnh phúc, kiếm được tiền từ đam mê, đủ trang trải cho cuộc sống cá nhân và
đỡ đần cho bố mẹ. 10 năm trước đi hát nhưng tôi vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ đấy.
Còn hiện tại thì tôi đưa được cho bố mẹ kha khá tiền hàng tháng, sắm sửa được nhiều
món đồ trong nhà như tivi, tủ lạnh...
Còn ở Sài Gòn, tôi vẫn ở nhà thuê. So với những đồng nghiệp khác, tôi có thể chưa là gì
nhưng tôi có quyền tự hào với chính mình. Tự hào nhất là âm nhạc, rằng chỉ có Đen Vâu
mới viết được như thế, chỉ cần nghe là biết nhạc của tôi ngay.
Đen Vâu từng bị chê 'vô công rồi nghề'
Hàng xóm ở quê nhà Hạ Long xì xào khi Đen Vâu thi thoảng lại biến mất vài ngày, lúc
trở về thì người đen đúa, hốc hác.
- Liveshow kỷ niệm 10 năm ca hát của anh diễn ra tối 9/11. Theo đuổi nhạc rap nhiều
năm, anh được gì?
- Tôi đang hạnh phúc vì sống khỏe nhờ rap, kiếm được nhiều tiền từ đam mê. 10 năm
trước, tôi phải ngửa tay nhờ bố mẹ chu cấp thì giờ, tôi đã dành dụm, gửi về rất nhiều tiền
cho gia đình ở Hạ Long. Dù so với nhiều nghệ sĩ cùng trang lứa, tôi chưa là gì, vẫn ở nhà
thuê nhưng tôi tự hào với những gì gặt hái được và dùng tiền đầu tư cho âm nhạc.
Đôi khi, tôi tiếc vì mình đã không đi hát sớm hơn. Lúc 20 đến 25 tuổi - thời gian đẹp nhất
đời người, tôi lại ù lì. Khi đó, tôi loay hoay, mất định hướng, chỉ nhốt mình trong phòng,
âm nhạc vì thế cũng u ám, nhuốm màu tiêu cực. 26 tuổi, tôi mới nhận những đồng cát-xê
đầu tiên. Bây giờ tư duy âm nhạc, ca từ của tôi vẫn như thế, có điều tinh thần thoải mái
hơn. Ngày trước, tôi hay hát về những điều u tối. Giờ, bài nhạc của tôi nghe "chill" hơn,
thư giãn hơn, hướng mọi người đến sự lạc quan, yêu đời.
- Anh dùng âm nhạc để trải lòng mình như thế nào?
- Với tôi, mỗi bài hát là một cách tôi lưu giữ ký ức. Nghe Cây bàng, tôi nhớ lần đầu tiên
mình đặt chân lên sân khấu chuyên nghiệp. Bài Trả lại cho em là một sáng tác sau lần tôi
bị từ chối trong tình yêu. Với bài Lộn xộn 1, tôi kể lại một giai đoạn hỗn loạn của bản
thân vì vừa bỏ nghề công nhân, chuyển hướng đi hát khi vẫn đau đáu về tương lai. Thỉnh
thoảng, tôi viết nhạc dựa trên câu chuyện của bạn bè, người thân. 
- Nhiều lần anh tránh kể về công việc cũ  - một nhân viên thu gom rác ở quê nhà, vì sao
vậy?
- Ở Hạ Long, tôi từng làm nhân viên thu gom rác thải trên biển suốt bảy năm, từ lúc mới
học xong cấp ba đến khi bắt đầu đi hát. Nhiều người khi nghe tôi nhắc tới nghề cũ đều
thấy thiệt thòi cho tôi. Tuy nhiên, tôi không muốn mọi người nghĩ về quá khứ của mình
thiếu tích cực. Tôi rất sợ ai đó sẽ cho rằng tôi kể lể về nghề nhặt rác để gợi lòng thương
hại. Ngược lại, tôi phải cảm ơn những ngày tháng đó đã tiếp thêm động lực để tôi phấn
đấu hơn trên con đường âm nhạc. Nghề cũ cũng cho tôi nhiều vốn sống để ca từ dày dạn
thêm. Tôi chưa bao giờ chối bỏ quá khứ của mình. 
- Từ khi nào, anh cảm nhận mình nổi tiếng?
- Có lẽ từ lúc người quen ở quê biết tôi thực ra là một rapper chứ không phải một kẻ lông
bông, vô công rồi nghề. Ở Hạ Long, nhà tôi nằm cách biệt thành phố, khuất trong núi,
đường sá lầy lội, lợn gà chạy đầy. Hồi tôi chưa nổi tiếng, hàng xóm hay sang nhà tôi
"méc" bố mẹ, đại loại: "Sao tao thấy thằng Cường nhà mày cứ đi đâu một thời gian rồi về
nhà, người đen đúa, hốc hác. Đêm thức, ngày ngủ đến trưa mới dậy, nghề nghiệp thì
chẳng biết làm gì". Gần đây, khi tôi trở về, những đứa trẻ trong xóm bắt đầu la lên: "A
chú Đen, chú Đen về rồi". Người quen cũng kể với gia đình về những lần thấy tôi trên
tivi. Điều quan trọng nhất, tôi thấy bố mẹ vui hơn hẳn.
Hai, ba năm trước, tôi không nghĩ sẽ có ngày mình được ống kính vây quanh. Với tôi,
mọi thứ diễn ra cứ từ từ. Khi đi hát, tôi không đặt mục tiêu danh vọng, chỉ làm để thỏa
mãn đam mê.
- Ca từ của anh không ít lần gây tranh cãi, anh nói sao?
- Năm 2018, bài Anh đếch cần gì nhiều ngoài em tôi hát chung với Vũ, Thành Đồng được
chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Một bộ phận khán giả tranh cãi vì từ "đếch", cho rằng tôi
dùng từ dung tục trong bài hát. Thực ra, tôi thấy ca từ tôi viết ra không bậy bạ gì, chỉ là
lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Trước bài này, với ca khúc Đưa nhau đi trốn và nhiều bài khác, tôi cũng bị nhiều người
quy là cổ vũ lối sống thiếu trách nhiệm. Lúc đó, tôi suy sụp lắm. Tôi chỉ nói thay tiếng
lòng của nhiều bạn trẻ là dân văn phòng - những người "giữa thành phố sống chồng lên
nhau" (lời ca khúc Bài này chill phết). Khi tôi viết câu "cùng lắm thì mình về quê, mình
nuôi cá và trồng thêm rau", tôi chỉ muốn trấn an người nghe rằng: luôn có một lối thoát
cho mình. Tôi không hô hào, kêu gọi khán giả thấy cuộc sống khó khăn quá thì hãy
buông xuôi. Có thể một phần do lỗi của tôi khiến họ hiểu sai, vì ca từ chưa đủ sức nặng
để khán giả tiếp cận thông điệp mình muốn truyền tải. 
- Các MV của anh thường được dàn dựng đơn giản, ít tốn kém. Sao anh không đầu tư
hơn?
- Tôi nghĩ sự chuyên nghiệp của một nghệ sĩ nằm ở tinh thần, không phải hình thức. Đây
là thời đại của "idea" (ý tưởng). Một MV được nghe nhiều chắc chắn không chỉ vì nó
được dàn dựng tốt, kỹ xảo đẹp, kinh phí cao.
Như trong MV Hai triệu năm, tôi chỉ quay từ đầu đến cuối cảnh ngâm mình trong nước,
bài hát vẫn dẫn đầu top trending (thịnh hành) của Youtube. Tôi không cố tình làm hời hợt
để ra "chất" Đen Vâu, mà ý tưởng trong đầu tự nhiên hình thành như vậy. Tôi đọc được
một bình luận dưới MV đó: "Nghệ sĩ nổi tiếng mà làm MV kiểu này thì không tôn trọng
khán giả". Tôi sững sờ, nghĩ: "Trời ơi, họ đánh giá dựa vào chất gỗ hay nước sơn vậy?".
Bài đó viết về tình yêu, con người từ lúc thể đơn bào xuất hiện đến lúc có thuyết tiến hóa
của Darwin. Tôi mất khoảng ba tháng để nghĩ ra ý tưởng đó. Với nhạc rap, tôi luôn hy
vọng khán giả sẽ tập trung vào lời hát hơn, MV chỉ bổ trợ.
- Trước liveshow, anh lo sợ điều gì? 
- Tôi sợ nhất là mất giọng. Một tuần nay, ngày nào tôi cũng rap hết sức để xem khả năng
mình hát liên tục được bao nhiêu bài. Nhìn các đồng nghiệp xung quanh như Vũ, Ngọt,
tôi khâm phục, tự hỏi vì sao họ có thể hát mười mấy, 20 bài trong vài giờ. Tôi tìm cách
kiềm chế mình, ít gào khi hát, tránh "cháy" quá mức từ đầu chương trình để rồi "sập
nguồn" sau đó. Việc nhớ lời cũng là một thử thách với tôi. Trước đây, tôi chỉ hát cùng
lắm hai, ba bài một show. Tôi vừa nhờ trợ lý in lại toàn bộ lời bài hát mình sẽ biểu diễn
để xem dài tới đâu.
Tôi dùng tiền túi làm show, tích góp từ thù lao đi hát bấy lâu. Dù bán hết vé, show cũng
sẽ lỗ, nên tôi chỉ tính toán sao cho việc lỗ chấp nhận được. Tôi không kỳ vọng liveshow
này sẽ giúp bản thân thăng hạng, cát-xê tăng, mà chỉ một cột mốc đánh dấu chặng đường
âm nhạc. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã làm tới liveshow thứ tư, thứ năm. Tôi mới rục
rịch làm chương trình đầu tiên.
Rapper Đen tên thật là Nguyễn Đức Cường, sinh năm 1989 ở Hạ Long. Anh từng sáng
tác các bài: Đưa nhau đi trốn, Đi theo bóng mặt trời, Trời ơi con chưa muốn chết, Cô gái
bàn bên, Ta và nàng... Tại chương trình Bài hát Việt năm 2011, Đen đoạt giải "Bài hát
được khán giả yêu thích nhất" với ca khúc Cây bàng. Nhiều ca khúc của anh dẫn đầu top
thịnh hành của Youtube: Anh đếch cần gì nhiều ngoài em, Bài này chill phết, Hai triệu
năm, Lối nhỏ...

Bài Ngày lang thang đã thay đổi hoàn toàn cách anh nhìn cuộc sống. Nó ra đời từ một
chuyến đi phượt lên Hà Giang. Vì sao anh lại quyết định đi đến đó?
Mảnh đất địa đầu của tổ quốc luôn thôi thúc tôi phải đặt chân đến. Vì nó vừa tự hào, vừa
thiêng liêng. Nên khi bạn rủ đi phượt là tôi thu xếp đi liền, và tôi không bao giờ nghĩ
được chuyến đi ấy đã làm thay đổi hoàn toàn cách mình nhìn về cuộc sống này. Tôi chưa
bao giờ đặt chân đến những vùng đất tương tự như Hà Giang trước đó. Hồi bé tôi sống
trong Đồng Nai, lớn lên thì ra Hạ Long. Làm sao tôi biết có những mảnh đất mà nhà này
cách nhà kia mấy cây số. Muốn đi qua nhà người khác thì phải… trèo qua một ngọn đồi.
Và họ chỉ có một phương tiện di chuyển là đi bộ, trên những cung đường mà đến đi xe
máy mình còn thấy mệt. Họ sống thật là kham khổ, không có điện, không có Internet,
không có phương tiện giải trí gì cả. Nhưng thật ngạc nhiên là ai cũng… cười cả. Mình có
quá nhiều thứ mà sao không hạnh phúc? Sao họ lại hạnh phúc với nương ngô và những
quả đồi?
Nghe Đen nói chuyện, tôi lại nhớ đến chuyến đi Bhutan. Ở đó, họ cũng không có rất
nhiều thứ mà chúng ta cho là thiết yếu để sống vui vẻ. Họ thậm chí còn không ăn thịt.
Vậy mà đấy là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất. Sau chuyến đi ấy về, tôi
chợt nhận ra: hạnh phúc có khi là một sự lựa chọn.
Tôi cũng cảm thấy thế. Chúng ta bị thế giới văn minh áp lên mình những quy chuẩn về
hạnh phúc, nhưng quên mất hạnh phúc hoàn toàn là lựa chọn, như anh vừa nói. Mình
hạnh phúc khi nào? Khi mình… thấy hạnh phúc, đúng không? Thật sự đơn giản như vậy
mà. Tham vọng thật sự khiến con người đau khổ.

Trong những bài hát, thường có một nhân vật nữ mà Đen gọi là “em”. Vậy “em” ở
đây là một nhân vật cụ thể, hay chỉ là một nhân vật trữ tình?
Câu hỏi này sao chưa ai hỏi tôi nhỉ? Và anh đúng rồi, có những bài là cụ thể, nhưng đa số
là nhân vật trữ tình để tôi truyền đi thông điệp của mình. Tôi muốn nói chuyện với một
cô gái, để câu chuyện của mình trở nên thật cá nhân.
“Em dạo này ổn không, còn đi làm ở công ty cũ?” e là nhân vật… trữ tình rồi.
Anh tinh tế phết nhỉ! Thực ra chuyện tình cảm của tôi cũng không suôn sẻ lắm đâu. Ngày
xưa tôi toàn… yêu đơn phương thôi. Cũng đáng tội. Ngày xưa tôi ốm nhom ốm nhách
(giờ… vẫn thế), lại còn nghèo (giờ… đỡ nghèo hơn) mà toàn đi thích những cô đẹp thôi.
Nên mình tự ti, đâu có dám thổ lộ. Tự yêu rồi tự buồn vậy thôi.

Nếu ngại nói thì… viết thư? Chứ ai lại đi viết… lên cây để mình mình biết như ông
Phan Mạnh Quỳnh?
Tôi có viết thư chứ. Ngày xưa bạn tôi muốn cưa gái đều nhờ tôi viết thư tỏ tình đó. Tôi
viết đâu dính đó. Bạn tôi có bồ nhờ thư tôi nhiều lắm. Nhưng đến khi tôi tự viết cho mình
thì… fail.
Không sao đâu anh. Vì những mối tình bất thành mới tạo ra chính… chúng ta của
ngày hôm nay.
Có thể ạ. Ngay từ ngày bé tôi đã thích đọc truyện của chú Nguyễn Nhật Ánh rồi. Và tôi
rất thích cách yêu của những nhân vật nam trong ấy. Cứ lầm lũi, âm thầm, có thể lửng lơ,
có thể bất thành nhưng thật đẹp. Mắt Biếc là một ví dụ như vậy, bồ câu không đưa thư,
bàn có năm chỗ ngồi… cũng đều vậy.

Ngoài Ngày lang thang, còn bài hát nào đánh dấu một sự thay đổi triệt để nơi anh?
“Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” cũng mang đến cho tôi một sự thay đổi khác về mặt tư
duy. Trước đó tôi cũng rất băn khoăn về việc nên viết cái mình thích hay viết cái khán giả
thích. Nói chứ mình cũng đâu thoát khỏi cái suy nghĩ là khán giả ngoài kia họ thích nghe
cái gì. Thời gian ấy, mọi người có vẻ thích những bài hát có màu sôi động. Nhưng với
“Anh đếch cần gì nhiều ngoài em”, tôi quyết định làm cái gì mà mình thích thôi. Phải
chân thành với cảm xúc của mình trước đã, nên tôi đã tìm về tiếng guitar mộc mạc. Rồi
khán giả cũng thích bài ấy rất là nhiều.

Tất cả những bài hát của anh đều mang một tinh thần rất lạc quan. Có vẻ anh luôn tin
là mình sẽ thành công. Ngay khi người ta chưa biết Đen Vâu là ai, tôi đã nghe anh tự
tin mình là chợ đầu mối bán nhạc chill, nghe anh rao hãy lấy nhạc Đen mà gối đầu
giường. Điều gì mang đến cho anh niềm tin to lớn như thế, để giúp anh luôn đi theo
bóng mặt trời?
Tôi không nghĩ nhiều về sự thành công lắm đâu. Tôi tin vào điều mà Tiên Tiên từng nói
hơn: “Vì tôi còn sống”. Ngay từ trước lúc đi hát, tôi cũng chưa bao giờ chán chường với
cuộc sống này đến mức phải lao vào ăn chơi, chưa từng trầm cảm đến mức phải nghĩ đến
tự tử. Ngay khi là một công nhân vớt rác trên biển, tôi vẫn cảm thấy đời thật đẹp. Những
khó khăn mà tôi trải qua lại càng làm tôi muốn sống nhiều hơn. Nên sự lạc quan trọng
nhạc của tôi không phải gồng lên mà có, nó là chính con người tôi đó. Tôi muốn nói với
mọi người là hãy cứ sống đi đã, rồi chuyện gì tới sẽ tới thôi. Với tôi, chuyện sống trong
hiện tại quan trọng hơn việc đuổi theo một thành công nào đó trong tương lai. Vì làm sao
biết được mình sẽ thành công? Và làm sao định nghĩa được thành công là gì? Người ta
kinh doanh chục tỷ, trăm tỷ còn chưa dám nói chuyện thành công nữa mà.
Tôi cũng không khác gì bao bạn chơi nhạc khác. Cũng như Thịnh Suy, Ngọt, Cá Hồi
Hoang…, chúng tôi cùng làm thứ nhạc mà mình thích, rồi up lên mạng, và để cho bài hát
tự có đời sống của riêng nó. Nếu nó đến được với đông người thì vui, không thì mình
lại… làm tiếp. Nghĩ nhiều quá về thành công, để nó ám ảnh mình làm gì.
Nhưng sự lạc quan của anh, phong cách sống rất chill của anh rốt cục là từ bản thân
mà ra, hay được truyền cảm hừng từ một người nào đó?
Không ai có thể lạc quan mãi được. Tôi cũng cần những người có thể kéo mình ra khỏi
những cảm xúc tiêu cực. Những lúc mệt mỏi, tôi cũng hay nương tựa vào những bài hát.
Có một thời gian, bài The Nights của Avicii đã giúp tôi rất nhiều, với những ca từ như:
“Cha tao nói với tao là con hãy sống một cuộc đời mà con sẽ nhớ về nó". Đấy, âm nhạc
của người khác đã vực tôi dậy, nên tôi nghĩ hay là mình viết cái của mình, rồi sẽ có lúc
nó vực người khác lên.
00:05:16
Đen Vâu: "Sống đã là một sứ mệnh thiêng liêng"
Một người khát sống ắt sẽ sợ chết, vì thế mà anh mới viết “Trời ơi con chưa muốn
chết” có phải không?
Ngày ấy, tôi xem tin tức một nghệ sĩ lớn bị bệnh và qua đời, tôi nghĩ lại bản thân mình:
nếu người đó là mình, mình sẽ tiếc nuối gì? Và tôi đã có câu trả lời trong bài hát đó. Tôi
sẽ tiếc những bài hát dang dở,  những nơi chốn mà mình chưa kịp đến. Nhưng tiếc nhất
có lẽ là sẽ không được… sống tiếp.
Anh cứ sống phiêu du tự tại như thế, hèn chi nhạc anh… chill phết. Câu hỏi đặt ra:
khi đã có thành công rồi, liệu Đen sẽ mất đi cái chill ấy để toan tính hơn trong sự
nghiệp?
Tôi chưa bao giờ toan tính hay đặt ra mục tiêu gì cả. Tôi không biết điều ấy là đúng hay
sai. Ước mơ lớn nhất của tôi bây giờ cũng giống như… anh thôi: muốn mình được viết
thật nhiều. Rồi những bài hát ấy tới đâu thì tới. Làm sao ta biết cái gì chờ đợi mình phía
trước đây? Mỗi ngày viết được hai ba câu, một tháng viết xong một bài là tôi mừng rồi.
Tôi chả có mục đích gì khác đâu.

Bây giờ anh đã có danh tiếng, dù da mặt chưa cần dày thêm. Anh có sợ sự nổi tiếng
làm mình thay đổi?
Tôi có một cái may là tôi luôn nhìn từ dưới lên. Công việc của tôi thay đổi, chứ cách
mình nhìn đời… cũng vậy. Trước giờ chỉ nhìn vào những điều tích cực, giờ vẫn thế thôi.
Tất nhiên càng vươn lên, thì mình càng thấy nhiều vấn đề, nhưng mình vẫn luôn cố tích
cưc để thích nghi với nó, chứ tôi không nghĩ cách sống của mình có gì khác. Càng làm
việc thì tôi càng nhận ra: công việc mình đang làm thực chất cũng chỉ là… công việc, như
bao nhiêu người. Chẳng qua mình có cái may mắn là tìm được cái việc phù hợp với mình
và sống được với cái nghề ấy. Và công việc thì ai cũng đáng quý như ai, chứ nếu xã hội
mà toàn nghệ sĩ hết như chúng tôi chắc… banh quá.

Tôi xin phản biện. So với thời làm công nhân vệ sinh, rõ ràng thế giới của anh đã
khác. Có thể anh vào đời bằng lối nhỏ, những giờ anh đã bước ra đại lộ rồi. Anh có
fan, có fame, có nhãn hàng, có nhiều thứ mà nhiều nghệ sĩ khao khát…
Tôi luôn nghĩ nghề trước và sau của mình đều có chung một mục đích: phục vụ. Hồi
trước tôi còn phụ bán quán cơm cho người ta. Rồi cùng bạn mở quán cà phê, cũng pha
nước, rửa ly, bưng bê. Tôi đã luôn làm cái việc phục vụ suốt từ khi ra đời đến giờ. Công
việc hiện tại của tôi cũng thế: phục vụ… bản thân mình, và phục vụ người nghe của
mình.

Nhưng tất cả các bài hát của anh chẳng phải chỉ có duy nhất một chủ đề ấy sao: nỗi
trăn trở của một con người luôn khao khát được vươn lên. Nhưng bây giờ, chẳng phải
anh đã đứng ở cái vị trí mà anh từng muốn sao? Cách mình đứng ở dưới đất với trên
núi phải khác nhau chứ đúng không?
Thực ra tôi chỉ chuyển từ nỗi trăn trở này sang… nỗi trăn trở khác thôi anh.  Anh nghĩ
xem: nhạc của tôi có mình tôi viết cho tôi hát thôi, tôi đâu thể đặt hàng ở đâu được. Rồi
sẽ ra sao nếu ba tháng, sáu tháng mà tôi không viết được bài nào hết. Viết bây giờ đã trở
thành một nhu cầu giống như thở rồi anh à. Tôi luôn sợ mình sẽ không viết được nữa.
Nên làm sao có chuyện tôi ngừng suy nghĩ, ngừng trăn trở được chứ. Tôi sợ rồi mình sẽ
không… được phục vụ mọi người nữa. Như anh thôi, anh cũng cần phải viết, ngòi bút
của anh cần phải phục vụ bạn đọc của anh. Mà muốn vậy thì ta phải làm việc. Được phục
vụ, được sống có ích, đấy chả phải là một điều ý nghĩa sao?

Điều gì đã làm nên ngôn ngữ trong nhạc của Đen? Thơ ư?
Tôi ít đọc thơ lắm. Tập thơ duy nhất mà tôi mua là của Huy Cận. Tôi còn nhớ bài “Thi
nghé” với mấy câu thật dễ thương: “Nghé hôm nay đi thi. Cũng dậy từ gà gáy. Người dắt
trâu mẹ đi. Nghé vừa đi vừa nhảy...”. Còn lại tôi ít đọc thơ, tôi chủ yếu đọc tiểu thuyết,
như truyện Kim Dung chẳng hạn. Tôi rất thích những nhân vật và những môn phái tiêu
dao tự tại, không ràng buộc mình vào một khuôn khổ nào cả.
Nhưng sự chill… cực đoan của anh thực ra cũng kềm hãm sự phấn đấu. Anh nghĩ
sao nếu cả xã hội này ai cũng…. chill, không còn muốn tranh đua nữa?
Tôi có tranh đua chứ, nhưng tôi không để ý chí tranh đua biến mình thành một con người
nhỏ nhen, xấu tính. Trong “Trời ơi con chưa muốn chết” tôi cũng viết đó thôi: con chưa
muốn chết khi anh em con còn chơi nhạc. Vì khi còn chưa nổi, tôi thấy bạn mình viết
được một bài hay, tôi cũng ghen tỵ chứ. Nhưng đó là một sự ghen tỵ tích cực, để nhắc
nhở là mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Sự ganh đua là cần thiết chứ. Mình phải tự đặt
ra những đối thủ để vượt qua chứ anh.
Vậy hiện tại đối thủ của anh là ai?
Câu hỏi gì… khó dữ vậy anh? (Bối rối, suy nghĩ). Hỏi gì… thẳng vậy? (Bối rối). Ai ta?
Nói gì cho nó hay ta?
Anh cứ… nói đại thôi.
Thực ra thì khi nhìn lại, cách tôi viết bây giờ khác người quá. Nên tôi chả thấy ai làm đối
thủ của mình. Không phải tôi nói không ai xứng làm đối thủ nhé. Thực ra tôi thích tìm
bạn hơn tìm đối thủ đó. Có một ai hát hay sáng tác giỏi thì mình xem đó làm gương để
phấn đấu, để… mời hợp tác nữa. Anh thấy đó, tôi hợp tác hát với đồng nghiệp nhiều kinh
khủng.

Biển có ảnh hưởng thế nào đến sáng tác của anh?
Ảnh hưởng lớn lắm chứ anh. Vì tôi sống với biển. Tôi không đến với biển như một khách
du lịch mà là một người con của biển. Tôi đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc của biển.
Tôi đã trải qua những ngày đứng trước biển mà mồ hôi đầm đìa vì không có một cơn gió.
Những ngày biển dịu êm dễ chịu, những lúc biển giận dữ vì những cơn bão, rồi những
ngày biển lạnh lẽo mùa đông. Trên biển còn có ngọn hải đăng nữa. Biển giống cuộc đời
vậy, có khi nó sẽ tấn công ta, có khi nó sẽ vỗ về ta. Nhưng tôi vẫn yêu biển, như vẫn yêu
đời.
Trên đời này ai cũng như ai, muốn có tiền nhà và xe. Anh muốn cái gì nhất trên đời
này?
Tôi cũng muốn có nhà và xe chứ anh. Nhưng nó không phải là lẽ sống của tôi. Tôi muốn
cái gì nhất ư? Tôi muốn được hạnh phúc.
Một câu trả lời thật… triết học.
Vì tôi thấy nhiều người phải đau đầu lắm anh. Lúc tôi viết cái câu “cùng lắm thì mình về
quê, mình nuôi cá và trồng thêm rau”, tôi bị chửi lắm. Người ta nói tôi cổ súy cho lối
sống an phận. Nhưng anh nhìn xem, bây giờ người ta toàn mua nhà ngoại ô, toàn xây
trang trại tự trồng rau tự ăn cả. Vậy sao mình không… về thẳng quê mà không cần nghĩ
đến chuyện phải giàu. Có nhiều người phải sống đến cuối đời mới biết mình cần gì. Tôi
thì biết mình cần hạnh phúc.
Anh nói mình cần, nghĩa là anh chưa có?
Tôi đang đi tìm anh ạ. Nhưng tôi cũng không phải là một kẻ bất hạnh đâu. Tôi có việc để
làm.
… Nhưng lại chưa có người để yêu?
Vì tôi yêu bản thân mình quá. Và vì tôi đang muốn dồn hết năng lượng cho âm nhạc. Tối
làm xong về nhà mệt thì tôi chỉ muốn nghỉ ngơi, đọc vài trang sách, tôi lười nhắn tin qua
lại lắm.

Hãy kể về cái lần anh cảm thấy nản lòng và được một ai đó kéo lên đi.
Có. Ngày xưa tôi làm cho ban quản lý vịnh Hạ Long. Có mấy người ở UNESCO qua dạy
tiếng Anh miễn phí cho trẻ em làng chài. Có một cô tên là Gabriele, mà tụi tôi vẫn hay
gọi thân mật là “Chị Năm”, nhìn giống Adele. Có một cái thú vị: chị là người đầu tiên
thấy cá heo ở Vịnh Hạ Long, chị còn nhảy xuống chơi với chúng nó. Chị ấy khá thân với
tôi, tôi cũng khoe nhạc của mình cho chị. Rồi tôi bày tỏ sự băn khoăn của mình với chị:
“Em viết cho vui, chứ em không biết liệu người ta có nghe nhạc của em hay không? Em
không rap được tiếng Anh, mà cũng không ngầu như mấy rapper bên Tây.” Chị mới bảo:
“Đừng bao giờ nghĩ đến điều đó. Rap là thứ mà khi mày làm tốt, người ta sẽ bỏ qua hết
mọi khái niệm về ngôn ngữ”. Tôi mới hỏi: “Trời ơi, làm sao có thể nghe khi không hiểu
nội dung được?”. Chị mới bảo: “Mày hãy tin tao. Tao nghe rap từ khi mày còn chưa đẻ.
Mày cứ làm đi”.
Câu nói của chị đã giúp tôi lên tinh thần rất nhiều. Một thời gian sau chị quay lại, tôi
khoe chị một tấm hình mà mình biểu diễn, khoe: “Gabriele ơi, tôi đã là một rapper rồi”.

Anh có tin, con người sinh ra cùng với một sứ mệnh?


Ai cũng có sứ mệnh của riêng mình. Nói hơi xa một tí, tại sao thiên nhiên lại ban cho con
người việc sinh nở vậy? Có phải để con người sinh con không? Nên với tôi, được sinh ra
đã là một điều kỳ diệu rồi. Mỗi người sinh ra đã là một sứ mệnh rồi. Nên tôi cứ trở đi trở
lại chúng ta phải phục vụ đó. Chỉ cần bạn sống thật tốt là một sứ mệnh rồi.
Trên Netflix có một chương trình thiên nhiên thật hay. Tôi xem cái show và thấy cái lá,
cọng cỏ cũng có sứ mệnh của có. Có một loài sâu nửa đêm trèo lên ngọn cỏ, nó thả một
giọt mật xuống, một loài khác ăn giọt mật đó lại đi ra phân, một con khác lại ăn cái phân
đó mà sống. Tôi thấy thiên nhiên thật kỳ diệu, và sự tồn tại của mỗi cá thể trên đời đều đã
mang một sứ mệnh thiêng liêng. Tôi là một con người bình thường, đang làm những điều
bình thường. Nên hãy để tôi sống cuộc đời của tôi, đừng trao cho tôi một sứ mệnh nào đó
lớn lao hơn thế, tôi không làm nổi đâu.
Còn các bạn, hãy hoàn thành sứ mệnh của mình đi: đó là hãy sống thật hạnh phúc!

Đen Vâu, anh công nhân vệ sinh trở thành hot rapper

Sở hữu những ca khúc 'triệu view' trên Youtube và nhiều giải thưởng âm nhạc uy tín, Đen
Vâu (Nguyễn Đức Cường) là một trong những cái tên 'hot' nhất của
giới underground hiện nay.
Trước khi trò chuyện với Đen Vâu, tôi đã rất tò mò về anh, về con đường đến với âm
nhạc của anh, về cách anh rời bỏ công việc của một công nhân vệ sinh từng gắn bó bởi sự
"an toàn và ổn định” để trở thành một rapper nổi tiếng nổi tiếng.
“Khi đóng cánh cửa này lại, cánh cửa khác sẽ mở ra”
Tốt nghiệp cấp 3, Đen Vâu đi làm ngay và trở thành một công nhân vệ sinh bãi biển ở
thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) và gắn bó với nghề này suốt 7 năm. 
Nhưng cũng có thời gian Đen Vâu xin nghỉ không lương, cùng em trai mở một quán cà
phê để vừa kiếm sống, vừa làm nơi gặp gỡ với những người chung sở thích. Quán lỗ, Đen
Vâu tiếp tục đi làm để lấy tiền trang trải cho việc duy trì quán, cốt giữ lấy niềm vui. Đến
năm 2016, anh mới chính thức nghỉ  việc, đóng quán. 

“Điều gì đã khiến anh thay đổi?”, tôi hỏi. “Nhìn những bạn bè mình, họ đi học cắt tóc,
học làm xăm, sống ở đâu cũng được. Tôi nghĩ nghỉ công nhân vệ sinh thì làm những công
việc đó thôi”, Đen Vâu kể.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu những dự định mới, Đen Vâu cùng bạn bè đi xuyên Việt.
Mỗi lúc dừng chân, Đen Vâu hát cho mọi người nghe. Và trong hành trình ấy, Đen Vâu
bất ngờ được mời hát ở Huế. “Đó là lần đầu tiên tôi được biểu diễn trên sân khấu chuyên
nghiệp và nhận được cát-sê 4 triệu đồng. Ấn tượng rất đặc biệt vì tôi chưa từng nhận số
tiền lớn như thế bao giờ, cũng chưa từng nghĩ là mình có thể đi biểu diễn trước khán giả”.
Đen Vâu nói và cho biết chuyến đi ấy là bước ngoặt lớn của cuộc đời. 
Tôi hỏi: “Điều gì đã khiến anh dám thoát ra khỏi sự an toàn và ổn định?”. Anh đáp: “Tôi
từng muốn có một cuộc sống an toàn và ổn định nên đã chọn nghề công nhân vệ sinh. Rồi
lại nghĩ rằng xã hội thay đổi theo từng ngày, và chẳng có gì là an toàn cả. Khi bạn mạnh
dạn đóng cánh cửa này lại, thì cánh cửa khác sẽ mở ra, nếu cảm thấy bế tắc quá thì hãy
tìm một hướng đi khác. Thấy thoải mái thì mới làm công việc tốt được”, Đen Vâu chia
sẻ.

“Tôi không sợ sự nổi tiếng khiến mình lạc lối”


Đen Vâu đến với rap một cách tình cờ và đam mê rap từ thuở cắp sách đến trường. Đó là
một lần vô tình được nghe một ca khúc và thấy thích, lên mạng lục tìm thì mới biết đó là
nhạc rap. Rồi càng tìm hiểu, anh càng thích thể loại này. Những năm 2004 - 2005, nhạc
rap bắt đầu được biết đến với sự trẻ trung, mới mẻ. Cậu học sinh cấp 3 khi ấy suốt ngày
ngồi tập viết lời rap kín các quyền vở, đọc đi đọc lại và nghêu ngao hát. Mỗi lần trường
có văn nghệ là Đen Vâu lại hào hứng thể hiện đam mê rap trước bạn bè.
Năm 2014, anh viết ca khúc Đưa nhau đi trốn và gửi cho Linh Cáo, một người bạn ở Huế
quen trên diễn đàn. Từ Quảng Ninh và Huế, cả hai cùng thu âm và nhờ một người hoàn
thiện phần nhạc. Ngay khi được chia sẻ trên mạng xã hội, Đưa nhau đi trốn đã trở thành
“hit” và cái tên Đen Vâu bắt đầu được yêu thích. “Tôi đã may mắn khi gặp được những
người bạn trên các diễn đàn, không có họ có lẽ tôi đã dừng cuộc chơi lâu rồi. Một số
người đi trước, có tài hơn tôi, nhưng có lẽ không có động lực nên đã từ bỏ”, Đen Vâu
chia sẻ.

Đen Vâu cho biết có lúc giật mình khi thấy cuộc sống của mình đã thay đổi: “Trước kia,
tôi chẳng biết cuộc sống bên ngoài thế nào vì ban ngày đi làm trên bãi biển, buổi tối lại
trực trên tàu, lúc nào cũng thấy tự ti hay cô độc”. Nhưng một chuyến đi đến Hà Giang
năm 2014 đã khiến Đen Vâu thay đổi cái nhìn về cuộc sống. “Rất nhiều người trên ấy họ
khổ hơn mình mà vẫn luôn tươi cười. Phát hiện ấy làm tôi nhận ra nhiều điều tích cực và
làm theo nó", anh nói.
Âm nhạc đã mang đến cho Đen Vâu nhiều thứ, từng chẳng dám nghĩ đến việc thuê một ê-
kíp chuyên nghiệp quay MV, thu âm ở studio... thì nay anh đã có thể. Ngoài việc thỏa
mãn với đam mê âm nhạc, Đen Vâu đã có thể giúp đỡ bố mẹ, gia đình.
“Nhưng sự nổi tiếng quá nhanh có thể khiến người ta lạc lối hay đánh mất mình, anh có
sợ điều đó không”, tôi hỏi. “Tôi biết mọi người thích mình về điều gì, vì sao âm nhạc của
tôi lại lan tỏa. Nếu tôi là người thực dụng, tôi sẽ trở thành người khác. Tất nhiên sự yêu
thích, lan tỏa đó sẽ không còn. May là tôi vẫn làm điều tôi thích, cách tôi viết nhạc bây
giờ không khác gì so với trước đây, chỉ có điều âm nhạc đã cho tôi nhiều hơn mà thôi”,
Đen Vâu nói. 
28. Don Ritchie
Donald Taylor Ritchie , OAM (9 tháng 6 năm 1926–13 tháng 5 năm 2012) là một người
Úc, người đã can thiệp vào nhiều nỗ lực tự sát. Anh đã chính thức giải cứu ít nhất 160
người từng có ý định tự tử bằng cách nhảy khỏi một vách đá ở Sydney có tên là Khoảng
trống .
Đầu đời
Ritchie gia nhập Hải quân Hoàng gia Úc vào năm 1939 với tư cách là một Thủy thủ trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai trên tàu HMAS Hobart và chứng kiến sự đầu hàng vô điều
kiện của Lực lượng Đế quốc Nhật Bản tại Vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9 năm 1945,
chính thức kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương . Sau chiến tranh,
ông là một nhân viên bán bảo hiểm nhân thọ .
Sự can thiệp
Chính thức, ông đã cứu 160 người tự tử tính đến năm 2009 trong khoảng thời gian 45
năm, mặc dù gia đình ông tuyên bố con số gần 500. Ritchie sống cạnh The Gap, một vách
đá ở Sydney , Australia , được biết đến với nhiều lần tự sát.
Khi nhìn thấy ai đó trên vách đá gặp nạn, Ritchie sẽ băng qua đường khỏi tài sản của
mình và bắt chuyện với họ, thường bắt đầu bằng những câu: "Tôi có thể giúp gì cho bạn
được không?" Sau đó, Ritchie sẽ mời họ trở lại nhà mình để uống một tách cà phê và trò
chuyện. Một số người mà anh ấy đã giúp đỡ sẽ quay lại nhiều năm sau đó để cảm ơn anh
ấy vì những nỗ lực của anh ấy trong việc ngăn cản quyết định của họ.
Ritchie giải thích sự can thiệp của anh ta vào những nỗ lực tự tử rằng, "Bạn không thể chỉ
ngồi đó và xem chúng."
Giải thưởng
Năm 2006, anh được trao tặng Huân chương Huân chương Australia vì những hành động
cứu người của mình, [2] trích dẫn chính thức là vì "phục vụ cộng đồng thông qua các
chương trình ngăn chặn tự tử." [3] Ritchie và vợ Moya cũng được Hội đồng Woollahra ,
cơ quan chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về The Gap, vinh danh là "Công dân
của năm" năm 2010 . [4] Anh ấy đã nhận được Giải thưởng Anh hùng Địa phương cho
Úc vào năm 2011, Hội đồng Ngày Quốc gia Úc nói rằng: "Những lời nói và lời mời tử tế
của anh ấy vào nhà của anh ấy trong lúc khó khăn đã tạo ra một sự khác biệt to lớn ... Với
những hành động đơn giản như vậy, Don đã cứu được một số kiếp bất thường. "
29. Yến Canvas
Tiktoker Yến Canvas: Từ họa sĩ vẽ tranh tự do đến Tiktoker về thiên nhiên dân dã
SVVN - Tiktoker Yến Canvas (Nguyễn Hải Yến) là một cô gái trẻ xinh đẹp và tài năng.
Cô nàng sở hữu kênh Tiktok với hơn 420 nghìn lượt theo dõi, đăng tải những nội dung về
thiên nhiên núi rừng, cuộc sống thôn quê. Nhìn những video bình dị, hấp dẫn ấy, ít ai biết
đằng sau đó là câu chuyện về những sự chọn lựa của tuổi trẻ.
Câu chuyện về những “bước ngoặt”
Cơ duyên nào đã đưa bạn đến với hoạt động sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội
Tiktok để nổi tiếng như hiện tại
Mình không nghĩ mình là người nổi tiếng, cũng chưa dám gọi đó là thành công, với mình,
có lẽ đó nên gọi là sự khởi đầu. Khởi đầu của mình khá may mắn khi được mọi người chú
ý và yêu mến.
Mình biết đến Tiktok khá muộn vào khoảng tháng 6 năm 2020. Mình có xem một bạn vẽ
tranh và đăng tải lên Tiktok, mình thấy hay nên cũng thử tải ứng dụng này về để đăng
video lên. Đơn giản chỉ là để làm kỉ niệm quay lại quá trình vẽ tranh của mình. Không
ngờ ngay từ video đầu tiên đã được mọi người ủng hộ rất nhiệt tình và có khá nhiều
người đặt mình vẽ tranh qua Tiktok. Lúc đó mình cảm thấy Tiktok rất tiềm năng nên đã
chăm chỉ làm video hơn.
Trước khi Hà Nội thực hiện chỉ thị 16, mình về quê ở Thái Nguyên mà không mang họa
cụ. Bị dịch COVID-19 ngăn cản với công việc trước đó, mình có nhiều thời gian rảnh rỗi
hơn. Mình nảy ra ý tưởng quay các nội dung đăng lên Tiktok về cuộc sống làm lụng, về
cảnh sắc thôn quê, về các sản phẩm mình làm được trên chính mảnh đất mình đã sinh ra
này. Nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người xem, mình lấy đó là động lực để ra nhiều
video chủ đề này hơn. Không biết có thể nói dịch COVID là "cơ duyên" của mình không?
Cô gái xinh đẹp, năng động Hải Yến đến với Tiktok không phải là sớm nhưng đã để lại
được những dấu ấn và khởi đầu của riêng mình.
Được biết trước khi đến với một hình ảnh cô Yến dân dã gắn liền với thiên nhiên núi
rừng, bạn từng là một họa sĩ tự do. Vậy giữa sáng tạo nội dung trên Tiktok và vẽ tranh thì
đâu mới là đam mê thực sự của chị?
Tất nhiên là mình vẫn yêu vẽ rất nhiều. Mình vẫn vẽ và nhận vẽ tranh theo đơn đặt hàng
của khách. Nhưng vì thời gian dành cho tiktok quá nhiều nên mình vẽ ít và chậm hơn so
với trước kia.
Đam mê thực sự không thể gói gọn trong một sở thích vẽ tranh hay quay nội dung chủ đề
thôn quê. Nó là một cái gì đó trừu tượng hơn. Đam mê của mình là được sống một cuộc
sống tự do có thể hòa mình vào thiên nhiên và vẽ những thứ mình thích.
Khoảng thời gian trước do mình nhận vẽ tranh theo yêu cầu nhiều nên mình cảm thấy khá
stress. Mình muốn trau dồi thêm về kĩ năng vẽ và vẽ chậm lại chứ không phải hối hả vẽ
chỉ để kiếm tiền. Khi rẽ sang một hướng đi mới này mình không nghĩ là mình từ bỏ đam
mê vẽ mà mình chỉ đi chậm lại để lấy đà bước xa hơn mà thôi.
Trước khi được biết đến rộng rãi như một Tiktoker yêu thiên nhiên, Hải Yến từng là một
họa sĩ tự do tại Hà Nội.
Để đạt được sự yêu mến cũng như xây dựng được kênh TikTok phát triển như hiện tại,
chị gặp khó khăn và thuận lợi gì?
Mình thấy mình khá có duyên với tiktok, ngay từ những ngày đầu những video đầu tiên
lên sóng mình đã nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ban đầu chủ đề kênh của mình là
vẽ, thậm chí bây giờ chỉ là những video nấu ăn làm vườn đơn giản mọi người đều ủng hộ
và yêu quý mình. Vì thế mình cho rằng làm Tiktok không hề khó đối với mình.
Trong cái nhìn của mình, khi ta thực sự để tâm vào một vấn đề và chăm chỉ nỗ lực với
nó, ắt hẳn sẽ nhận được trái ngọt. Hoạt động Tiktok cũng giống như những câu chuyện về
vườn cây nhỏ của mình: gieo hạt và chờ mong từng ngày nó nảy mầm, vươn mình mạnh
mẽ
Chị tìm cảm hứng và ý tưởng để sáng tạo các nội dung trên Tiktok như thế nào? Hiện nay
có không ít các nhà sáng tạo nội dung khai thác đề tài thôn quê, thiên nhiên núi rừng, chị
đã làm gì để tạo nên dấu ấn riêng cho mình?
Mình sinh ra và lớn lên ở Thái Nguyên, quê của những đồi chè bát ngát, của những khu
rừng núi đồi trập trùng, của những con người chất phác đôn hậu. Mình yêu quê hương
mình, yêu thiên nhiên và cuộc sống bình dị nơi ấy. Nhờ tình yêu ấy và các góp ý, câu hỏi
của mọi người, các ý tưởng làm nội dung cứ nảy ra trong mình, giúp mình tạo dựng video
với nhiều nội dung đa dạng.
Dấu ấn riêng là vấn đề mình không quá đặt nặng. Bởi mình biết, mình là duy nhất, nên
mình chỉ cần là chính mình thì tự khắc sẽ có dấu ấn riêng, không trộn lẫn với ai khác.
Cô gái sinh ra và lớn lên tại Thái Nguyên - nơi có những đồi chè xanh bạt ngàn đã làm
nảy sinh những ý tưởng độc đáo.
Yêu thiên nhiên và cảm thấy hạnh phúc khi hòa mình với thiên nhiên nên các sản phẩm
của cô nàng trên Tiktok được đón nhận tích cực.
Tự nhận bản thân không phải là "nhà nông giỏi" nhưng Yến Canvas luôn không ngừng
học tập để tạo ra các sản phẩm như mong muốn.
Trong các nội dung như làm các sản phẩm từ lá trà, các loại xà phòng, đi khám phá rừng,
trồng cây,... chị thích làm về nội dung nào nhất? Trên MXH luôn có những ý kiến tiêu
cực trái chiều, chị đối mặt với những vấn đề ấy như thế nào?
Mình thích làm về nội dung khám phá rừng nhất, và cũng thích trải nghiệm khi thực hiện
những video đó nhất. Trong những video đó, tự mình được khám phá cảnh sắc hùng vĩ
tươi đẹp của chính quê hương mình, từ đó mình nuôi dưỡng được tình yêu thiên nhiên đất
nước và truyền được cảm xúc ấy đến với những người theo dõi mình.
Có một vấn đề đối với Tiktok nói riêng hay mạng xã hội nói chung mà mình e ngại đó là
việc chia sẻ những chuyện cá nhân thì luôn có những luồng thông tin trái chiều. Mỗi
video trên Tiktok thì chỉ có độ dài 1-3p thôi nên đôi khi người xem không hiểu hết được
mọi phương diện của vấn đề. Ban đầu mình cũng khá sốc với những lời nói tiêu cực
nhưng bây giờ mình đã vượt qua điều đó rồi. Hiện tại mình chỉ tập chung vào những điều
tích cực và những người yêu quý mình thôi.
Chị có lời khuyên gì cho các bạn trẻ trên hành trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai của
mình không? Theo chị người trẻ nên ở lại thành phố lập nghiệp hay quay về để phát triển
quê hương?
Rời bỏ thành phố, nơi đã gắn bó hơn 10 năm, Yến quyết định về quê “sống thử” một năm
để trải nghiệm và lựa chọn bước đi cho tương lai.
Mình nghĩ các bạn trẻ nên giàu trải nghiệm. Nghĩa là học nhiều, làm nhiều công việc, đi
thật nhiều nơi, quen biết thật nhiều người. Chỉ khi trải qua nhiều kinh nghiệm thì các bạn
mới biết mình thích và có thể làm công việc gì mà thôi.
Về quê hay ở phố thì ở đâu cũng có cái hay riêng. Mình rất yêu Hà Nội, nhưng sau 10
năm ở Hà Nội mình chợt nhận ra muốn có một ngôi nhà nhỏ ở ven rừng, có đất để trồng
rau, chiều chiều đạp xe ra đồng hóng gió. Nhưng đôi khi mình cũng nhớ cuộc sống ở Hà
Nội cuộc sống tiện nghi, những buổi tối náo nhiệt.
Về quê hay ở phố cũng chỉ là một sự lựa chọn. Ở đâu thì cũng phải có sự chuẩn bị về
công việc phù hợp, nếu có kinh tế ổn định thì bạn ở đâu cũng được, miễn là bạn thích và
bạn hạnh phúc vì sự lựa chọn của mình.
30. Derrick Ngô
Chuyện về nam sinh gốc Việt mồ côi cha, ngủ gầm cầu trúng tuyển Đại Học Harvard
2021-12-10 17:28
Một học sinh gốc Việt ở Houston, bang Texas (Mỹ) đã vượt qua hoàn cảnh vô gia cư, tốt
nghiệp thủ khoa trung học và được nhận vào Đại học Harvard.
Đó là câu chuyện của Derrick Ngô, 18 tuổi. Ngoài Harvard, Derrick còn nhận được thư
mời nhập học của 3 trường đại học danh giá khác bao gồm: Đại học Texas ở Austin, Đại
học Princeton ở New Jersey, Đại học Columbia ở New York.
Trước đó, cậu đã tốt nghiệp thủ khoa của trường trung học Energy Institute.
Ít ai biết, cậu học sinh gốc Việt ở Houston này lại là một người vô gia cư. Derrick mồ côi
cha từ năm lên 2 tuổi, còn mẹ cậu từng vào tù vài lần.
Cậu kể: “Mẹ tôi rất mê đánh bài. Anh em tôi thường phải theo bà đến sòng bài và ngồi
trong bãi đậu xe đợi mẹ đánh bài trở về”.
Derrick cho hay, gia đình cậu không có nguồn thu nhập ổn định nên nhiều lúc trong nhà
không đủ thức ăn cho mấy anh em. Đó cũng là trở ngại lớn nhất trong cuộc đời cậu khi
thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ.
Đến năm 15 tuổi, Derrick bắt đầu ra sống một mình. Thỉnh thoảng cậu vẫn nhận được trợ
cấp tiền thuê nhà từ mẹ. Tuy vậy, số tiền đó chỉ đủ cho cậu trang trải các chi phí cơ bản.
Đến năm 17 tuổi, cậu trở thành người vô gia cư.
Chính vì vậy, Derrick cho rằng mình phải trở thành một con người trái ngược hoàn toàn
với mẹ và gia đình.
Derrick cho rằng mình phải trở thành một con người trái ngược hoàn toàn với mẹ và gia
đình.
“Tôi nhận ra rằng nếu không biết tận dụng trường học, giáo dục và tất cả những gì mình
có để học tập thì tôi sẽ mãi mãi không bao giờ thoát được hoàn cảnh hiện tại”, Derrick
nói.
Nỗi thất vọng thời thơ ấu khiến Derrick quyết dồn hết tâm trí vào việc học để thay đổi
tương lai của mình tốt hơn. Derrick Ngô kể rằng, cậu đã phải chuyển tổng cộng 12 trường
từ nhỏ đến lớn.
Mỗi ngày, Derrick đều đi xe buýt đến trường và lúc nào cũng dành hết tâm trí cho chuyện
học. Cậu cho rằng, để có được thành công ngày hôm nay là nhờ vào sự kỷ luật và không
bao giờ quên mục tiêu của mình.
“Tôi nghĩ lúc nào mình cũng phải có mục tiêu. Cho dù mục tiêu này còn xa và khó khăn,
nhưng rồi một ngày nào đó sẽ thành hiện thực”.
Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc tại trường trung học, Derrick đã nộp đơn vào Đại học
Harvard, Đại học Texas ở Austin, Đại học Princeton ở New Jersey, Đại học Columbia ở
New York và được nhận vào cả 4 trường.
Cuối cùng, Derrick quyết định sẽ nhập học tại Harvard vào mùa thu tới. Hiện cậu vẫn
đang phân vân giữa ngành Triết học và Kinh tế.
Khi được hỏi về tương lai, Derrick cho biết mình chưa có kế hoạch cụ thể về nghề nghiệp
sẽ theo đuổi. Tuy nhiên chàng trai gốc Việt bày tỏ mong muốn sẽ tạo nên những thay đổi
lớn để giúp đỡ cuộc sống của những người khác.
31. Khong biet trach ai
Nỗi lòng vợ nạn nhân chết thảm dưới bánh xe khách vì sự vô cảm của người đi đường:
"Đau đớn vì chồng không được cứu giúp, nhưng biết trách ai?"
Khi xem lại đoạn clip chồng gặp tai nạn nhưng không ai đứng ra giúp đỡ, người vợ đã
không thể giấu nổi đau lòng: "Tôi đau đớn quá vì không ai cứu giúp chồng mình đang
nằm giữa đường cả".
Người đi đường vô tâm quay mặt, thanh niên bị xe khách cán tử vong
Vụ việc người đàn ông tự ngã xe và bị xe khách cán qua người tử vong trong đêm vì
không có người giúp đỡ khiến dư luận không khỏi đau lòng, xót xa.
Liên quan đến vụ việc, theo thông tin trên Dân Trí cho biết, gia đình đã lo xong hậu sự
cho anh P.H.P. - nạn nhân của vụ tai nạn thương tâm.
Trước đó, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông đi xe máy bất
ngờ ngã ra đường và bất tỉnh, mặc dù lúc này phía sau có 4 phương tiện khác đang đi đến
nhưng không 1 ai dừng lại giúp đỡ, để rồi chỉ ít phút sau đó người đàn ông này bị xe
khách cán tử vong.
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã khiến dư luận không khỏi bức xúc trước thái độ
vô cảm, vô tâm của những người có mặt lúc đó, khiến người đàn ông tử vong thương
tâm.
Nạn nhân trong vụ việc đau lòng là anh P.H.P., ngụ xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương
Sau 5 ngày xảy ra vụ tai nạn đau lòng, người thân gia đình anh P. đã lo xong hậu sự cho
anh P.. Nhắc đến cái chết thương tâm của chồng, chị Trương Thị N. - vợ anh P. đã không
giấu nổi đau xót trước sự ra đi đột ngột của chồng:
"Xem đoạn clip chồng tôi bị tai nạn ngã xuống đường, lúc đó có 4-5 xe máy đi qua thấy
anh ấy nhưng mọi người không dừng lại. Tôi đau đớn quá vì không ai cứu giúp chồng
mình đang nằm giữa đường cả", Dân trí dẫn lời chị Nhi.
Dường như nỗi đau càng nhân lên gấp bội khi chị xem lại đoạn clip nơi chồng xảy ra tai
nạn. Không 1 ai đứng lại giúp đỡ người đàn ông ấy, họ chỉ ngoảnh lại nhìn rồi bỏ đi. Sự
vô cảm của những người đi đường lúc đó dường như đã gián tiếp dẫn đến cái chết thương
tâm của người đàn ông.
Nhớ lại đêm xảy ra sự việc, chị N. không giấu nổi nghẹn ngào, đau đớn:
"Đêm 11/12 anh P. điều khiển xe máy đi chơi với bạn, hơn 21h thì tôi được người dân gọi
báo chồng mình bị tai nạn trên đường ĐT 741, đoạn qua xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo
nên lập tức chạy ra. Đến nơi, tôi thấy người dân tập trung rất đông, tôi nghĩ chồng chắc bị
tai nạn nặng lắm chứ không nghĩ anh ấy chết rồi".
"Nếu được giúp sau khi tự ngã, chắc chồng tôi sẽ không bị xe khách cuốn vào gầm rồi ra
đi bỏ lại vợ con như vậy. Tôi đau lắm nhưng không biết trách ai bây giờ".
Dòng tâm trạng: "Đau em rất đau, nhớ em rất nhớ, anh yên nghỉ nhé anh, vĩnh biệt anh
mãi mãi..." của chị N. trên MXH sau sự ra đi của chồng khiến ai nấy không khỏi xót xa,
đau lòng.
Nguồn trên còn cho biết thêm, anh P. là lao động chính trong gia đình, anh có nghề
nghiệp ổn định, đủ chăm lo cuộc sống ổn định cho cả gia đình. Vợ chồng anh. có 2 con
gái, tuy nhiên bé lớn 8 tuổi sức khỏe không tốt, còn đứa nhỏ mới 3 tuổi. Trong cuộc sống
hàng ngày anh rất quan tâm vợ con, sống hòa nhã với hàng xóm nên ai cũng quý mến.
Về phía phương tiện gây tai nạn, chị N. cho biết, sau vụ tai nạn, phía công ty xe khách đã
đến nhà thăm hỏi gia đình và chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng.
Thông tin trên Người lao động cũng cho biết thêm, Công an huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương cho biết vẫn đang tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao
thông khiến anh P.H.P (30 tuổi, ngụ Phú Giáo, Bình Dương) tử vong.
Vụ việc đau lòng cũng đã gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Không ít ý kiến
trái chiều liên quan đến vụ việc. Đa số các ý kiến đều tỏ thái độ bức xúc trước thái độ thờ
ơ, vô cảm của những người đi đường lúc anh P. ngã xe.
Nếu chỉ 1 trong số những người chứng kiến lúc đó có hành động giúp đỡ thì có thể sẽ
không xảy ra sự việc đau lòng sau đó. Nhưng rồi những người đó đều lựa chọn bỏ đi, để
mặc người đàn ông nằm giữa đường. Có thể họ lựa chọn bỏ đi vì "sợ" vạ lây, bởi đã có
nhiều trường hợp giúp đỡ người bị tai nạn nhưng lại bị hiểu nhầm là người gây tai nạn,
nên việc họ lựa chọn như vậy cũng có thể hiểu được.
Tuy nhiên, không thể dùng lý do này để biện minh cho việc bỏ mặc người bị nạn, bởi đây
không chỉ là vấn để đạo đức mà còn liên quan đến tính mạng người khác.
Như thông tin đã đưa, vào khoảng 21h30 đêm ngày 11/12, anh P.H.P điều khiển xe máy
trên đường ĐT 741 hướng Bình Dương đi Bình Phước. Khi đi gần tới đèn tín hiệu giao
thông đoạn ngã ba cây khô thuộc ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo thì tự té
ngã ra giữa đường.
Thời điểm nạn nhân té giữa đường có 4 chiếc xe máy đi phía sau. Bốn người đi xe máy
đều dừng lại nhìn người vừa ngã rồi lại điều khiển xe đi tiếp. Không lâu sau đó, chiếc xe
khách lao tới tông trúng khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
32. Lê Bá Ninh
Nam sinh khuyết tật giành học bổng 5 tỷ đồng: Thành công nhờ bài luận về con mắt
giả của mình
Lê Bá Ninh, trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, trúng tuyển Đại học Soka, Mỹ.
Trong bài luận gửi tới bộ phận tuyển sinh của trường, nam sinh viết về con mắt giả của
chính mình.
"Hôm đó khoảng 9h ngày thứ sáu, em bật máy tính lên, thấy thư chúc mừng từ Đại học
Soka. Em báo tin ngay cho bố mẹ, bạn bè. Sau đó, em mở tiếp thư thứ hai thì biết được
cấp học bổng", học sinh lớp 12 chuyên Anh, kể lại. Bá Ninh được hỗ trợ khoảng 5 tỷ
đồng trong suốt 4 năm học.
Ninh là học sinh nổi bật ở trường chuyên Lam Sơn. Năm lớp 9, em giành giải nhất kỳ thi
học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp thành phố và cấp tỉnh. Lớp 10 và 11, Ninh giành huy
chương bạc trong kỳ thi giao lưu học sinh giỏi giữa các trường chuyên khu vực Duyên
hải và Đồng bằng Bắc Bộ và giải ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh
năm lớp 12.

Bá Ninh sinh ra trong gia đình có hai anh em, bố mẹ là viên chức. Với mong muốn du
học khi điều kiện kinh tế gia đình không khá giả, cậu nung nấu ý định tìm gói hỗ trợ học
bổng toàn phần.

Đến hè năm lớp 11, 10X mới quyết định du học, khá muộn so với nhiều bạn chuẩn bị kế
hoạch dài hơi. “Hồ sơ phải có trình bày hoạt động ngoại khóa, thành tích học tập, điểm
các kỳ thi chứng chỉ. Em phải chuẩn bị rất gấp gáp”, Ninh kể.
Kết quả điểm số chuẩn hóa Ninh đạt được khá ấn tượng: Sat 1: 1500/1600, Sat 2: thi hai
môn Lịch sử Mỹ được 720/800 và Toán 2 được 790/800; Ielts 8.0.
Trước khi nộp hồ sơ, Ninh đã tìm hiểu chương trình học của các trường và thấy Đại học
Soka phù hợp bản thân.
Theo nam sinh, Mỹ có hai hệ thống đại học là National University (NU) và Liberal Arts
College (LAC). Cậu thấy mình phù hợp môi trường các trường LAC.
"Số học sinh trong lớp ít, qua đó giúp sinh viên tương tác với giảng viên nhiều hơn. Em
cũng khá hứng thú với chương trình học theo mô hình tập trung và các khối ngành của
Đại học Soka"
Trong hồ sơ gửi xét tuyển đại học, bài luận của nam sinh đề cập con mắt giả của mình. 3
tuổi, Ninh bị cao giác mạc, phẫu thuật mắt phải và lắp mắt giả thẩm mỹ. Khiếm khuyết
ấy khiến nam sinh mặc cảm.
Ninh viết về hành trình của chính mình, từ chỗ tin rằng khiếm khuyết là giới hạn cho
tương lai, đến nỗ lực hết sức để chứng minh không chỉ cho mọi người xung quanh, mà
còn cho chính bản thân mình rằng điều đó là không đúng.
"Từ những trải nghiệm của bản thân, em cũng viết về cái nhìn sai lệch của nhiều người
đối với người khuyết tật, về sự thương hại tưởng chừng vô hại nhưng trên thực tế có thể
khiến việc hòa nhập cộng đồng trở nên khó khăn hơn", 10X tâm sự.

Ninh cho rằng em tự thấy mình là người may mắn vì vẫn có thể nhìn được và quan trọng
nhất là được học hành, điều nhiều người khuyết tật ở nước ta không được hưởng vì các lý
do khác nhau.
"Ước mơ của em là giúp những người khuyết tật tiếp cận cơ hội học tập bình đẳng, để
tiềm năng của họ không bị phí hoài", nam sinh bày tỏ.
Bá Ninh chia sẻ em muốn gửi lời cảm ơn bố mẹ đã động viên và ủng hộ con trai du học.
Bố mẹ chính là người giúp Ninh suy nghĩ tự lập và không bao giờ can thiệp quá sâu đến
những vấn đề của con trai.
Ngoài giờ học, Ninh thích nhảy và hay nghiên cứu về các lĩnh vực điện ảnh, thanh nhạc...
Em còn tích cực tham gia các hoạt động hội nhóm của trường để tích lũy kỹ năng sống.
Chàng trai này là chủ tịch kiêm trưởng ban tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh của trường;
thành viên ban nội dung trại hè Tranh biện Cam Debate 2017; đại biểu Hội nghị mô
phỏng Liên Hợp Quốc VYMUN 2017...

Theo kế hoạch, đầu tháng 8/2018, Bá Ninh sang Mỹ nhập học. Nam sinh dự định theo
học khối ngành Xã hội nhân văn của Đại học Soka.
33. Lã Thanh Hà
Mẹ Việt nuôi 2 con gái nhận học bổng toàn phần từ đại học Harvard và bí quyết dạy
con

Để rèn được 2 con gái trưởng thành như ngày hôm nay, chị Lã Thanh Hà đã rèn cho con
những thói quen nghiêm khắc ngay từ nhỏ.
Nhắc đến những "mẹ hổ" có tiếng, phải kể đến chị Lã Thanh Hà, hiện là bác sĩ, đồng thời
là giảng viên, trưởng khoa Da liễu Học viện Y dược.
Chị nổi tiếng khi đã nuôi dạy 2 con gái xinh đẹp, trưởng thành và đều thi đỗ Đại học
Harvard - ngôi trường top đầu đào tạo trên thế giới.
Đầu năm 2012, cô con gái cả Tôn Hà Anh nhận được học bổng toàn phần từ Đại học
Harvard, bên cạnh học bổng toàn phần của các đại học hàng đầu Mỹ như Princeton,
Columbia, Brown và Wellesley College. 6 năm sau, cô con gái thứ hai Tôn Hiền Anh -
cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam - cũng nhận học bổng toàn phần
của ngôi trường danh giá này.
Và mới đây nhất, bà mẹ đã chia sẻ 4 điều quan trọng trong việc giáo dục con cái.
"Ai cũng kỳ vọng và mong các con có thể tự giác học, tự giác giỏi. Trẻ em không thể sinh
ra đã tự giác mà cần sự giáo dưỡng liên tục. Nhưng tôi cũng đồng cảm với những khó
khăn của các bậc bố mẹ. Có một sự thật, để nuôi một đứa trẻ nên người, chúng ta không
chỉ "tốn não" mà còn đánh đổi rất nhiều thứ - thậm chí là cả niềm vui, đam mê, công việc
của bản thân.

1. ÁP SÁT TỪ BÉ
Bạn nhỏ nào cũng ham chơi. Nên tôi cố gắng bám sát các con từ đầu để tạo thói quen học
hành. Khi Hà Anh bắt đầu đi học là lúc tôi sinh Hiền Anh. Ông xã đi công tác biền biệt.
Quay cuồng trong bỉm sữa, công việc nên tôi gắng tranh thủ thời gian. Cứ mỗi chiều vừa
nấu cơm vừa trông Hiền Anh thì Hà Anh phải kê bàn ngồi học cạnh mẹ trong căn bếp
4m2. Đứa thì khóc lóc nôn ọe tùm lum. Đứa thì hỏi trên trời dưới bể. Nhiều lúc phát khóc
nhưng thấy con bé mồ hôi nhễ nhại chua lòm vừa viết vừa hỏi, bao nhiêu yêu thương con
trào dâng. Tôi lại thấy như mình có lỗi với con mỗi khi cho là "vất vả". Cố lên Hà ơi.. tôi
nhủ thầm.
Hiền Anh đi học cấp 1 là khi tôi lại đi học tiếp. Hai đứa luôn ngồi học cùng mẹ, vừa học
vừa tranh thủ kèm cho các con. Có lần tôi mệt quá ngủ gật thì giật mình thấy Hà Anh hét
toáng lên. Thì ra Hiền Anh lấy nước đổ lên đầu chị vì... hỏi bài mà chị mải học không trả
lời. Đấy, ngày nào cũng đau đầu nghe 2 chị em chí chóe chứ không phải ngoan từ bé đầu.
2. LÀM GƯƠNG VƯỢT QUA CÁM DỖ
Ngày nghỉ cuối tuần ai cũng muốn nghỉ ngơi, nhưng tôi cũng thôi vì hai con phải học
thêm. Sáng trời có mưa như bão cũng phải đi học. Hiền Anh ngồi tròn như củ khoai trong
áo mưa của mẹ. Đến nơi chị ta còn gà gật không chịu xuống xe xong lè nhè: "Mẹ ơi đến
rồi à.." ra vẻ đầy tiếc nuối. Chiều trời nắng chói chang lại đưa con sang tận Long Biên.
Cả vùng trời không có 1 bóng cây dựng xe giữa trời nắng chờ con. Giờ mỗi lần nhìn thấy
những ông bố bà mẹ với ánh mắt mỏi mòn chờ con mùa thi nắng như đổ lửa, tôi như thấy
hình ảnh mình của ngày xưa.
Nhiều khi mình kỷ luật con nhưng chính mình cũng... sa ngã. Một mùa hè nhiều năm
trước, nhà lần đầu có máy tính cài trò chơi bắn gà. Hiền Anh rủ mẹ và chị cùng chơi.
Chơi cho vui thành ra nghiện. Một thời gian ngắn tôi giật mình khi nhận ra trưa nào mình
cũng chỉ mong nhanh về nhà để chơi cùng con. Cả mẹ lẫn con ngày nào cũng xếp hàng
chơi rất đam mê. Tôi quyết định thu lại máy (dù bản thân cũng tiếc..). Trong làm việc,
sếp không làm gương thì không nói được nhân viên. Trong dạy con, mình không vượt
qua được cám dỗ thì đừng nghĩ đến chuyện con trẻ nghe lời. Mình chơi game thì không
thể bảo con đi đọc sách. Tạm biệt bắn gà… từ đây.
3. LẠT MỀM BUỘC CHẶT
Tuy nhiên, vợ chồng tôi không ủng hộ dạy con theo phương pháp độc đoán hay bạo lực.
Nhà tôi thường áp dụng bản kiểm điểm. Việc này giúp các con có cơ hội diễn giải lại sự
việc và chủ động chỉ ra những điều cần khắc phục - không khác cán bộ đi làm phải viết
tường trình. Hơn nữa, tôi cũng nhìn được các bạn ấy có đang hiểu sai ở đâu không chứ
không phải viết lấy lệ. 2 chị em khá nghịch ngợm nên đều viết chồng to chồng nhỏ.
Nếu như tôi giờ giấc có phần lung tung vì còn đi trực đêm ở bệnh viện thì ông xã đã 60
tuổi vẫn 5h sáng không kể đông hè dậy tập thể dục và sống chuẩn hơn cả giờ đồng hồ.
Chồng tôi áp kỷ luật thép này lên cả 2 đứa. Nghỉ hè, các bạn vẫn phải dậy lúc 5h sáng để
chơi thể thao bắt đầu ngày mới. Mỗi buổi sáng là một trận chiến inh ỏi giữa 2 bố con. Hà
Anh mắt nhắm tịt, vùi mặt vào gối và hét lên:
"Một tí nữa thôi! Con chưa mở được mắt! Chói quá chói quá! Ba đừng bật đèn lên!"
Còn ông xã thì cứ đứng ở cửa hò cho đến khi con bé lổm ngổm bò dậy. Tôi xót con ngủ
không được tròn giấc. Nhưng không thể phủ nhận là 2 đứa được rèn cho tính kỷ luật, giờ
nào việc nấy vì phương pháp có phần hơi.. quân phiệt của ông xã.
4. CHỈ ĐƯỢC TIẾN KHÔNG ĐƯỢC LÙI
Hà Anh và Hiền Anh cũng khá bướng bỉnh. Để nắn gân 2 cô nương ương ngạnh này, có
một luật bất thành văn ở nhà là: Con sẽ được làm thứ con thích với 2 điều kiện: Một là
khi đã chọn thì không được cả thèm chóng chán. Hai là con sẽ phải chấp nhận hậu quả
nếu ba mẹ đã khuyên mà con không nghe.
Hè lớp 5, Hiền Anh xin mẹ đi học bơi ở trường 10/10. Tôi đã nhiều lần nhắc và biết là
với cá tính của con, con bé sẽ lại đăng ký muộn nhưng kệ tôi không giúp. Cuối cùng tất
cả các lớp đều hết chỗ, chỉ còn duy nhất lớp lúc 5h15 sáng. Nghĩa là con phải dậy vào 4
rưỡi sáng khi trời còn tối và tập trong nước bể bơi lạnh cóng. Trong 2 tháng tiếp theo, con
bé vẫn kiên trì đi học bơi và không dám kêu ca (vì con hiểu chính con đã tự gây ra điều
này). Tôi thương con nhưng muốn con tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình và
nếu đã chọn thì không bỏ cuộc ngay cả khi gặp trở ngại.
Con đã lớn không có nghĩa là mọi việc dễ dàng hơn. Hà Anh tốt nghiệp Harvard và bắt
đầu đi làm ở McKinsey thời gian đầu rất khó khăn. Con bé tuần nào cũng gọi điện về
phát khóc vì áp lực. Tôi động viên con: Cái gì mới cũng không dễ dàng. Đã chọn thì hãy
bước tiếp. Không thể vì khó khăn bước đầu mà chán nản và sinh tâm lý muốn nhảy việc,
thì trên đời này sẽ không có cái gì thành công đến với mình. Nếu qua 6 tháng mà con vẫn
cảm thấy không phù hợp, chúng ta sẽ nói chuyện tiếp. Sau đó Hà Anh đã dần trở nên yêu
thích công việc cố vấn chiến lược mà con tí nữa thì bỏ cuộc.
Không ai có được tất cả. Thật ra đằng sau mỗi dấu son cũng nhiều nước mắt. Tôi, ông xã,
và 2 bạn đều chấp nhận đánh đổi thời gian, sức khỏe, sở thích. Đó là con đường chúng tôi
đã chọn. Nhưng cuộc sống muôn hình muôn vẻ, có nhiều lối đi khác nhau. Chút tâm sự
này chỉ để chia sẻ cùng mọi người. Không ai có quyền áp đặt quan điểm dạy con cho
người khác và không có công thức chung nào. Nếu có, chỉ có một mẫu số chung là sự yêu
thương vô bờ bến dành cho các con của chúng ta…"

Bác sĩ Lã Hà
34. Lê Thị Việt Linh
Vượt qua trầm cảm vì body shaming, nữ MC 'lột xác' xinh đẹp, tự tin khẳng định
bản thân
SVVN - Bị ám ảnh chuyện cân nặng trong khoảng thời gian dài, MC Việt Linh đã từng
rơi vào trạng thái trầm cảm và hành hạ bản thân.
MC Việt Linh (tên đầy đủ là Lê Thị Việt Linh, sinh năm 1999) vừa tốt nghiệp Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Báo Truyền hình. Sở hữu nét đẹp sắc sảo, đầy
cuốn hút, Việt Linh là gương mặt nổi bật trên sóng của Truyền hình Dân Việt từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường và nhận được không ít sự quan tâm, yêu quý từ độc giả.
Nhắc đến nghề báo, cô nàng chia sẻ: “Linh cảm thấy rất may mắn và tự hào vì được làm
nghề, đó là đam mê chứ không đơn thuần chỉ là nghề nghiệp nữa. Nghề báo mang đến
cho Linh nhiều cơ hội và cũng rất nhiều khó khăn. Theo mình, nghề nào cũng vậy, có áp
lực thì mới có kim cương”.
Nhìn lại chặng đường trưởng thành của bản thân từ một cô sinh viên, giờ đây đã là một
phóng viên - MC trẻ nhất của THDV, Việt Linh vui vẻ: “Kiến thức là vô hạn, chỉ có
chúng ta là hữu hạn thôi. Bởi vậy, Linh chỉ biết cố gắng làm sao để qua mỗi ngày mình
lại trở thành phiên bản tốt hơn của hôm trước là Linh an lòng rồi”.
Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, ngoài nghiệp vụ, kỹ năng,... ngoại hình cũng là một
trong những yếu tố quan trọng. Nhắc đến vấn đề này, Việt Linh không ngần ngại thừa
nhận bản thân đã nhiều lần bị chê bai: “Thực ra, body shaming là vấn đề không phải của
riêng ai, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Là người có nguồn năng
lượng tích cực dồi dào, nhưng khi phải nhận nhiều lời ra tiếng vào vì vóc dáng, ngoại
hình, mình cũng đã bị vùi sâu trong sự ám ảnh, tự ti một thời gian dài”.
Người ta thường nói rằng, nếu những thử thách, khó khăn trong cuộc sống không giết
được mình thì sẽ làm mình mạnh mẽ hơn. Có lẽ câu nói này rất đúng với trường hợp của
MC Việt Linh. Cô nàng sinh năm 1999 đã vượt qua những ngày tháng kinh khủng ấy
bằng việc tập gym lại dáng, lựa chọn thẩm mỹ để có gương mặt đẹp hơn, từ đó thể hiện
bản thân, niềm đam mê với nghề cầm míc.
Cô chia sẻ thêm: “Mình đã vực dậy, thay đổi bằng cách thẩm mỹ và tập gym, thế nhưng
điều không may xảy ra. Có lần, mình đã bị ngất trong wc tại nhà vì tập luyện quá sức, ăn
quá ít dẫn đến suy nhược cơ thể; mộng du, trong đêm tự cắt tóc và cào cấu lên mặt nhưng
sáng mai tỉnh dậy thì hoàn toàn không nhớ gì. Khoảng thời gian đó thật ám ảnh và tồi tệ”.
Bất luận những lời nói tiêu cực, khiếm nhã, nữ MC đã mạnh mẽ vượt qua, cô thẳng thắn:
“Trải qua rồi Linh mới nhận ra rằng, dù xấu dù đẹp cũng là cơ thể của mình, trước diễn
biến phức tạp của đại dịch như hiện nay, mình chỉ mong cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng
tốt, bỏ ngoài tai những lời nói khiếm nhã, dành thời gian đó chăm sóc cho bản thân nhiều
hơn”.
Bỏ qua những tiêu cực trước đó, Việt Linh luôn xuất hiện với hình ảnh chỉn chu, trau
chuốt từ phong thái đến trang phục. Là một MC, phóng viên trẻ cô cho rằng tốt gỗ bao
giờ cũng hơn tốt nước sơn. Nhan sắc, ngoại hình dù đẹp thế nào, nhưng không có kiến
thức, không có năng lực cũng chỉ là bình hoa di động thôi.
35. Ngô Minh Hiếu – Hiếu PC
Ngô Minh Hiếu (nickname "HiếuPC" ) từ năm 15 tuổi đã bắt đầu làm hacker. Đến năm
25 tuổi, Hiếu bị tuyên án 40 năm tù vì đánh cắp số an sinh xã hội của 200 triệu người Mỹ.
"Tôi là Ngô Minh Hiếu. Tôi là người đã hack và lấy dữ liệu số an sinh xã hội của 200
triệu người Mỹ. Ngày nhận án, tôi cảm giác mình là một tên sát nhân. Lần đầu dùng tên
HiếuPC là lúc tôi lớp 7. Ngày đó, ai cũng có nickname cả. Tôi dùng máy tính để bàn
khám phá thế giới Internet rộng lớn nên tôi quyết định chọn tên HiếuPC".
Đó là cách HiếuPC, người từng là tên tội phạm mạng nguy hiểm nhất nước Mỹ giới thiệu
về bản thân. Hiếu thừa nhận phần giới thiệu này anh đã nói đi nói lại suốt 7 năm trong
những buổi thuyết trình trước hàng nghìn phạm nhân tại các nhà tù Mỹ. Hiếu xem việc kể
lại sai lầm, tội lỗi của bản thân để những người khác tránh xa là một cách bù đắp những
mất mát mà anh đã gây ra cho hàng trăm triệu người.
“Việc hack số an sinh xã hội từ các website Mỹ rồi bán lại không phải thứ gì đó quá khó
ở thời mà an ninh mạng chưa được chú trọng. HiếuPC không làm việc mà người giỏi nhất
muốn làm. Hiếu đã đánh cắp những thông tin mà hacker tệ nhất cũng không muốn lấy”,
một chuyên gia an ninh mạng cùng thời với HiếuPC nhận xét.
Bản thân Hiếu cũng thừa nhận điều này. Hiếu không nhận biết được tầm quan trọng của
số an sinh xã hội ở Mỹ. Kết lại, bản án 40 năm mà Hiếu phải nhận là cái giá của sự bồng
bột tuổi trẻ.
- Anh bắt đầu trở thành hacker như thế nào?

Lúc trước, nhà cũng có một chút điều kiện nên tôi được mua, lắp ráp máy tính để bàn. Hè
năm lớp 8, tôi đi sâu vào mảng an ninh mạng và cảm thấy rất thích. Lớp 9 tôi bỏ nhà vào
TP.HCM, ba tôi lo lắng quá cũng chuyển vào đi theo con. Học trường nào là tôi chuyển
trường đó vì ham đam mê vi tính quá nên việc học đi xuống. Từ học sinh giỏi, tôi dần
xuống hạng khá rồi trung bình. Đam mê máy tính quá nên tôi thường thức khuya. Đến
lớp tôi chỉ biết copy bài bạn.
Đến năm lớp 10, tôi đã kiếm được khá nhiều tiền từ việc hack thẻ tín dụng ngân hàng rồi
bán lại cho người khác. Học hết cấp ba, tôi đã có rất nhiều tiền. Lúc này tôi tự bỏ chi phí
đi du học ở New Zealand để thay đổi môi trường và học thêm về mạng máy tính. Lúc ấy,
tôi khao khát trở thành một kỹ sư mạng máy tính.
Nhưng qua đến New Zealand, tôi lại tiếp tục hack thẻ tín dụng. Tôi bán thông tin nhiều
đến mức suýt nữa bị cảnh sát nước này bắt. Thời đó, tôi còn quá trẻ. Tôi chỉ nghĩ có tiền
là được chứ không nghĩ đến tội lỗi. Kiếm được nhiều tiền từ những việc phi pháp, tính
cách tôi lúc đó rất kiêu ngạo và suy nghĩ nông cạn.
- Anh hack liên tục nhiều năm như vậy mà không bị phát hiện sao?
Có chứ. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Cảnh sát New Zealand đã tìm ra tôi. Đầu tiên,
họ gọi cho chị tôi ở Việt Nam thông báo việc có nhiều giao dịch bất chính liên quan đến
tôi. Thời đó tôi rất ngô nghê, hack xong chuyển tiền về tài khoản tên mình ở Việt Nam.
Tôi chỉ nghĩ việc mình làm là ăn cắp vặt, sẽ chẳng ai để ý đến.
Ngay sau cuộc gọi đó, tôi đã gom hết đồ điện tử trong nhà đem gửi chỗ khác. Bao nhiêu
phôi thẻ tín dụng giả làm được tôi đi vứt vào thùng rác. Dù biết mình đang bị điều tra, tôi
vẫn đi rút tiền, máy nuốt luôn thẻ, tôi bỏ chạy ngay sau đó. Mua vé máy bay và về thẳng
Việt Nam.
May mắn là chính phủ New Zealand không quá mạnh tay với tôi. Họ chỉ yêu cầu tôi trả
lại tiền cho nạn nhân. Nếu họ tiếp tục điều tra, có thể tôi đã ở tù ngay lúc đó.
- Sau khi trở về từ New Zealand anh làm gì?
Về Việt Nam, tôi nộp hồ sơ vào trường tài năng của Đại học Khoa học Tự nhiên. Học
được gần 2 năm, tôi lại hack vào hệ thống của trường. Tôi lấy thông tin thầy cô, đề thi rồi
cho lại bạn bè. Mọi thứ quá dễ dàng khiến tôi nghỉ học. Lúc đó tôi nghĩ rằng, mình hack
có tiền thì đi học làm gì nữa?
Dù tôi từng hứa với cha mẹ không hack nữa. Nhưng một thời gian sau, bạn bè trong giới
rủ rê tôi bắt đầu hack số an sinh xã hội vì có rất nhiều người muốn mua chúng.
Bán số an sinh xã hội kiếm được nhiều hơn hack thẻ tín dụng. Thẻ ngân hàng rất nguy
hiểm vì liên quan tới tiền bạc và phải trực tiếp làm. Số an sinh xã hội lấy dễ dàng và bán
mỗi thông tin 1 USD cho bên thứ ba. Những kiến thức hack do tôi tự nghiên cứu trên các
diễn đàn thế giới ngầm của Nga.
Ban đầu nghĩ rất đơn giản. Nó không liên quan tới tiền bạc, không liên quan tới ngân
hàng là không sao hết. Nhưng tôi chưa nhận thức được số an sinh xã hội quan trọng đến
chừng nào. Tôi lấy được 200 triệu số an sinh xã hội và 3 triệu số đã được bán. Đến giờ, 3
triệu người đó vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi hành động của tôi.
Ví dụ, tôi mất số an sinh xã hội, mãi mãi tôi không thể lấy lại được. Số đó được dùng để
mở thẻ tín dụng, vay trả góp, mua nhà, mua xe, cho con đi học, lấy tiền hoàn thuế, lấy
tiền thất nghiệp… Mỗi thông tin quan trọng của một đời người như vậy bị tôi bán lấy 1
USD.
- Kiếm được nhiều tiền từ rất sớm như vậy có khiến anh hạnh phúc?
Tôi thấy đồng tiền mình kiếm được quá dễ. Tôi dùng tiền đó mua xe hơi, tổ chức các
cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Nhiều người nghĩ hacker chỉ ngồi cả ngày cạnh máy tính
nhưng thật ra không phải.
Sau mỗi phi vụ, hacker chìm trong những cuộc chơi không đầu không cuối. Giờ nhìn lại,
ngày đó tôi sống không có linh hồn, tôi chạy theo đồng tiền, tôi không phải là tôi. Nếu
thời gian quay lại, tôi sẽ không chọn cách sống đó.
- Cảnh sát Mỹ đã bắt anh như thế nào?
Ngày ra tòa, tôi được cho xem lại quá trình cảnh sát điều tra và bắt mình. Tập tài liệu ghi
lại vụ án của tôi dày hàng trăm trang. Tôi rất bất ngờ vì không hiểu sao họ lại có toàn bộ
mọi thứ về mình như vậy.
Thời đó, tôi thường lên các trang chuyên giấy tờ tòa án, thậm chí là FBI để tìm xem mình
có thuộc diện truy nã hay tố giác chưa. Nhưng tôi đâu ngờ bản án của tôi bị giữ kín cho
tới tháng 9/2013. Tức 7 tháng sau khi tôi bị bắt, cả thế giới mới biết đến vụ án của tôi.
Trong bản quá trình điều tra, họ đã tìm tôi từ năm 2010. Trước đó họ không biết tôi là ai.
Tới năm 2012, họ mới biết chính xác tôi là Ngô Minh Hiếu. Các thông tin như email, nơi
sinh sống mới được tìm ra.
Trước đó, mật vụ Mỹ đã cài chip hoặc phần mềm theo dõi vào laptop của bạn thân tôi,
một ông trùm botnet ở Nga. Bất cứ những gì anh ta gõ, hình ảnh webcam đều được gửi
về mật vụ. Từ đó, họ biết hết thông tin của tôi và toàn bộ những người từng mua bán
thông tin với tôi.
Sau đó, mật vụ Mỹ đã khóa toàn bộ tài khoản, chặn các thông tin tôi hack được và thông
báo cho các công ty cung cấp dữ liệu. Tôi không hoạt động được nữa nên sinh ra túng
quẫn. Từ mỗi ngày tôi làm được 10.000 USD, giờ không có đồng nào.
Nắm được điểm yếu đó, cảnh sát Mỹ đã phối hợp với một người bạn của tôi. Người này
đã bị bắt ở Anh trước đó. Theo lời cảnh sát, anh ấy dụ tôi sang đảo Guam. Người bạn đó
hứa hẹn cung cấp cho tôi dữ liệu lớn về người dân Anh và Mỹ. Lúc ấy, tôi quá tham
lam để có thể tỉnh táo. Cuối cùng, tôi bị bắt tại Guam và dẫn độ về Mỹ.
- Anh có thấy mình xứng đáng với mức án 40 năm tù?
Ban đầu tôi thấy mức án đó quá nặng với tôi. Lúc làm chuyện đó, tôi không biết việc
mình làm gây ảnh hưởng lớn đến như vậy. Thậm chí, tôi có thể kiếm được nhiều
tiền hơn và chịu ít năm tù hơn nếu tôi hiểu số an sinh xã hội hoạt động như thế nào.
Trong bản án, tội nặng nhất của tôi là gây tổn thất tiền thuế trong khi tôi không trực tiếp
kiếm tiền từ việc đó. Tôi chưa từng nghĩ số an sinh xã hội quan trọng như vậy.
Người ta buộc tội tôi đồng lõa lấy hơn 68 triệu USD tiền thuế. Trong khi, tôi chỉ kiếm
được tổng cộng 3 triệu USD.
Mỗi số an sinh xã hội tôi bán 1 USD. Những người mua về kiếm được hàng chục nghìn
USD từ đó. Lúc ra tòa, tôi nói mình không chiếm đoạt số tiền lớn như vậy. Tòa nói, anh
không bán thì sao những người mua lại số đó có được tiền?
Những người mua của tôi, họ kiếm tiền nhiều hơn tôi, có người kiếm 20 triệu USD nhưng
lại ở ít năm tù hơn tôi 5-10 năm là tối đa. Luật Mỹ tính tội theo số lượng nạn nhân.
Khi ra tòa, tôi nhận được 13.000 lá thư tố cáo chỉ trong một thời gian ngắn. Trong
ngày xét xử, tôi cảm thấy mình như một kẻ giết người hàng loạt. Lúc này tôi cảm thấy
mình thật ngu ngốc và hiểu 40 năm là xứng đáng với mình. Mức án cho sự thiếu hiểu
biết.
- Điều gì khiến anh nhớ nhất trong thời gian lĩnh án?
Khi tôi ở tù tại Texas, một người cảnh sát đến nói chuyện xã giao với tôi. Người đó
cũng không biết về án của tôi như thế nào. Nhưng ông kể rằng mình có một người
bạn rất tội, có chồng đi lính Iraq. Mới đây, cô ấy lại mất số an sinh xã hội không thể
nhận trợ cấp, hoàn thuế...
Khi tôi nghe tới đó, tôi tưởng tượng như từ trời xanh có người muốn nói với tôi điều gì
vậy. Hành động của tôi đã hủy hoại tài chính, gia đình của họ như thế nào. Tôi không
chắc cô ta có phải nạn nhân của tôi hay không, nhưng điều đó khiến tôi nghĩ đến 3
triệu người đã vì tôi mà khổ sở. Trước khi tôi rời khỏi trại đó, tôi đã gửi lời xin lỗi đến
bạn anh ta.
- Điều gì khiến anh chỉ phải ở tù 7 năm?
Bản án đầu tiên đưa ra cho tôi là 40 năm tù. Sau khi ở 2 năm, tôi cải tạo tốt, khai báo
thành khẩn, nên được giảm án xuống 13 năm. Trong thời gian ở tù, tôi học thêm tâm lý
học, marketing, quản lý kinh doanh, kỹ năng mềm, được hơn 25 chứng chỉ như vậy. Học
càng nhiều, tôi càng được giảm án.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ mình cần học, cần sống tốt, cần làm lại cuộc đời. Tôi hoàn toàn
không biết học tập sẽ giúp mình được giảm án. Tôi chỉ nghĩ là mình cần tích cực hơn
thôi.
Bên cạnh đó, tôi còn đi chia sẻ kinh nghiệm sống, kể lại câu chuyện của mình để truyền
cảm hứng cho hàng nghìn tù nhân khác. Điều này giúp bản án 13 năm được giảm thêm
còn 7 năm.
Một ngày nọ, quản ngục gọi tên tôi và thông báo tôi được trả tự do. Tôi rất bất ngờ với
thông tin đó và cảm thấy những cố gắng của mình đã được đền đáp.
- Làm sao anh có thể cập nhật kiến thức về an ninh mạng trong thời gian ở tù?
Khác với những gì mọi người nghĩ, trong tù tôi vẫn được đọc thêm các sách về an ninh
mạng, tôi được dùng máy tính để gửi email, máy tính bảng Facetime với gia đình. Thậm
chí tôi còn được học các khóa lập trình.
- Được sử dụng máy tính trong tù, anh có từng nghĩ sẽ hack nơi đó?
Đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi thôi. Nhưng tôi không dám, tôi sợ tự mình kéo
dài thời gian về với gia đình.
- Anh nghĩ gì về hình tượng hacker trong các bộ phim?
Tôi không tin vào những tin tặc Robinhood, hack của người giàu chia cho người
nghèo. Tôi nghĩ, mình vẫn có thể làm việc tốt và giúp được người nghèo cùng lúc.
Trong các bộ phim, nhà sản xuất thường thêm thắt cho cuộc sống hacker có màu sắc một
tí. Chứ thực tế, hacker rất khác. Tôi nhớ, lúc nhỏ hay xem phim như vậy, tôi rất muốn
thành hacker. Tôi nghe từ hacker ngầu quá. Tôi mở máy lên, vào CMD bấm chữ “hack”
và enter nhưng không gì xảy ra cả. Sau này đi học mới biết mọi thứ không đơn giản như
vậy.
Tôi từng nói chuyện với Anonymous. Nhóm này thường hack các trang lớn, truyền tải
thông điệp, làm chính trị. Họ có thật nhưng khác với trên phim. Dù kỹ năng cao, nhiều
người trong số họ vẫn bị bắt.
- Khi trở về Việt Nam, anh thấy không gian mạng có gì thay đổi?
Trước đây tôi không nghĩ mình sẽ dùng Facebook. Tôi không muốn chia sẻ thông tin cá
nhân của mình quá nhiều trên mạng xã hội. Thế nhưng ngày về, tôi đã phải tạo Facebook.
Đơn giản vì có người giả mạo tôi để lừa đảo bạn bè. Điều này khiến tôi khá sốc bởi thế hệ
hacker của chúng tôi trước đây không làm vậy.
Trước đây hacker là sử dụng kỹ thuật và chia sẻ chúng cho cộng đồng. Bây giờ hacker tôi
thấy toàn người bán dữ liệu chứ không chia sẻ nhiều về kỹ thuật. Tôi khá bất ngờ khi bây
giờ họ bán cả thẻ tín dụng trên Facebook. Tôi nghĩ cộng đồng bây giờ đa phần không
phải hacker mà nên được gọi là tricker, những người khai thác kẽ hở.
- Dự tính trong tương lai của anh là gì?
Trong thời gian tới, tôi sẽ chia sẻ cho người dùng về kiến thức an ninh mạng và nói với
các bạn trẻ ngày nay đừng đi theo con đường tôi đã đi ngày xưa. Tôi muốn viết sách, xây
dựng cộng đồng và đạo đức hacker.
Hai tháng sau ngày phỏng vấn HiếuPC, tôi gặp lại anh tại một quán cà phê ở quận 8.
Khác với khi trở về từ Mỹ, Hiếu lúc này tràn đầy năng lượng tích cực và có nhiều chuyện
để kể với tôi hơn. Hiếu tự hào thông báo có công việc mới.
“Trong thời gian tới, tôi kỳ vọng sẽ xây dựng được cộng đồng những người giỏi về an
ninh mạng thông qua group Facebook 'Nhận thức an ninh mạng cùng HieuPC'. Chúng tôi
sẽ ở đây để bảo vệ an toàn cho người Việt trên môi trường Internet. Xa hơn, tôi nghĩ
mình sẽ thành lập một công ty về giải pháp bảo mật. Tôi biết ơn xã hội này đã chấp nhận
trao cơ hội để tôi làm lại cuộc đời”, Hiếu nói khi được tôi đưa về nhà bằng xe máy,
phương tiện hơn 7 năm rồi anh chưa ngồi.

Hiếu PC: Từ một hacker giỏi nhất thế giới… đến chuyên gia về an ninh
mạng
Về lâu dài, Hiếu muốn cố vấn cho giới trẻ Việt Nam, giúp họ đi đúng hướng, tránh xa
con đường tội phạm mạng. Hiếu không hề giấu giếm quá khứ của mình. Trên trang
LinkedIn vừa được lập, Hiếu công khai rằng mình là một tội phạm mạng từng bị kết án.
"Tôi hi vọng rằng có thể giúp mọi người thay đổi suy nghĩ, chuyển sang làm những
điều tốt đẹp", Hiếu nói. "Đã đến lúc phải làm điều gì đó đúng đắn, tốt đẹp cho thế giới
mà tôi đã từng phá hoại".
"Nhà tù là một nơi khó chịu nhưng nó cho tôi có thời gian để suy nghĩ về cuộc sống
và lựa chọn của mình", Hiếu chia sẻ thêm. "Tôi đã tự hứa rằng sẽ làm nhiều điều tốt
đẹp hơn trong những ngày sau này. Bây giờ, tôi hiểu rằng tiền chỉ là một phần của
cuộc sống. Nó không phải là tất cả và không thể mang lại cho bạn hạnh phúc thực sự.
Tôi hy vọng rằng những tội phạm mạng khác có thể nhìn vào tấm gương của tôi để
dừng những hành vi xấu xa và sử dụng kỹ năng của mình để giúp thế giới tốt đẹp
hơn".
Tờ báo Nikkei của Nhật Bản vừa có bài viết về Ngô Minh Hiếu, hay còn được biết đến
với tên gọi Hiếu PC. Bài viết đã chia sẻ hành trình của Hiếu PC từ một hacker giỏi nhất
thế giới… đến chuyên gia về an ninh mạng.
Ngô Minh Hiếu từng được chính quyền Mỹ đánh giá là một trong những hacker nguy
hiểm nhất thế giới, quay trở về Việt Nam muốn dùng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ
năng cũng như trí tuệ của mình để giúp ích cho cộng đồng, xã hội và phục vụ cho đất
nước.
Từ một hacker mũ đen…
Ngô Minh Hiếu, từng là hacker tuổi teen khét tiếng một thời, sinh ra ở Gia Lai, lớn lên tại
Cam Ranh và trở thành cái tên mà chính quyền Mỹ miêu tả là một trong những tên trộm
danh tính đình đám nhất tại nhà tù liên bang, khiến nhiều người liên tưởng về Leonardo
DiCaprio trong bộ phim Catch Me If You Can (Hãy bắt tôi nếu có thể) năm 2002.
Cũng giống như nhân vật Frank Abagnale do Leonardo DiCaprio thủ vai, Hiếu đã thực
hiện các vụ lừa đảo trên mạng nhiều năm trước khi bị bắt và sau này đã hợp tác để giúp
các đặc vụ Mỹ tóm gọn nhiều hacker hơn. Thế nhưng giống với nhân vật Rami Malek
trong bộ phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ - Mr. Robot, Hiếu đã trải qua thời thơ ấu của
mình trong một cửa hàng máy tính do người chú làm chủ để học những kỹ năng mà sau
này được anh sử dụng để trở thành một hacker "khét tiếng", cũng như hành trình quay về
đóng góp cho đất nước.
Những tội của Hiếu trước đây ở Mỹ đều được thực hiện trên không gian mạng. Bằng
cách xâm nhập vào cơ sở dữ liệu riêng tư, bao gồm số an sinh xã hội và địa chỉ cá nhân,
Hiếu có thể bán thông tin này cho các mạng lưới tội phạm.
Vào thời điểm bị mật vụ Mỹ bắt giữ vào năm 2013, các nhà chức trách ước tính rằng anh
đã kiếm được khoảng 2 triệu USD, số tiền mà anh sử dụng để mua những chiếc xe ô tô
đua thể thao hoặc trải qua những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch từ nước này sang nước
khác, gồm cả Malaysia và Thái Lan.
Ngô Minh Hiếu từng được chính quyền Mỹ đánh giá là một trong những hacker nguy
hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Lien Hoang/Nikkei)
"Tôi là một người ích kỷ. Ngày trước, tôi thích những thứ xa xỉ. Điều đó thật vô nghĩa.
Bây giờ tôi nói với mẹ, có thể ăn ba bữa một ngày ở nhà vẫn tốt hơn là đồ ăn trong tù",
Hiếu của tuổi 31 đã chia sẻ sau những vấp váp tuổi trẻ.
Tại thời điểm bị bắt ở Mỹ, Hiếu nghĩ rằng tội trộm cắp danh tính không tồi tệ như những
việc khác mà anh đã làm như bán dữ liệu thẻ tín dụng. Giờ đây, Hiếu muốn nhấn mạnh
rằng anh đã hiểu hành vi trộm cắp danh tính có thể gây tổn hại như thế nào.
"Tôi không biết tội phạm mạng nào khác đã gây ra thiệt hại về tài chính cho nhiều người
Mỹ hơn Ngô (Hiếu)", nhân viên mật vụ Matt O'Neill nói với KrebsOnSecurity, một blog
mạng cho biết các bài viết của họ đã cảnh báo Matt O'Neill về các hoạt động hack từ
Hiếu.
Đổi chiếc mũ đen lấy mũ trắng, Hiếu giúp chính phủ Mỹ truy tìm tội phạm mạng. Hiếu
đã đưa ra những lời khai về chuyên môn và lời khuyên cho các sĩ quan đóng giả mình
trong một chuỗi các vụ theo dấu trên mạng góp phần bắt được 20 tội phạm về công nghệ
cao. Hiếu đã sử dụng các phương pháp tương tự khi chính anh bị Mật vụ Mỹ bắt: Giao
dịch tin nhắn trực tuyến với hacker nhưng thực chất là cảnh sát.
Bị một người mà anh nghĩ là một hacker khác dụ đến lãnh thổ Guam thuộc Thái Bình
Dương của Mỹ, Hiếu bị triệu tập đến phòng điều tra sân bay ngay sau khi máy bay hạ
cánh.
"Tôi như phát điên lên, mất hết cảm giác, tôi như người mất hồn", Hiếu chia sẻ và thổ lộ
thêm rằng anh vẫn còn ớn lạnh khi nhớ lại 2 tháng bị giam giữ ở Guam, nơi anh ngủ trên
sàn nhà mà không có cả bàn chải đánh răng. "Đó là một nhà tù thực sự"!
Cuối cùng, Hiếu được đưa đến đất liền Mỹ, nơi anh bị kết án. Trong thời gian thụ án,
Hiếu đã dành thời gian học origami, trị liệu nhóm, gọi FaceTime về Việt Nam và giúp đỡ
các quan chức thực thi pháp luật.
Anh từng bị cùm cổ tay và cổ chân đến 15 nhà tù khác nhau trên cả nước, thường xuyên
mặc "quần áo mỏng như tờ giấy" giữa trời lạnh.
Lúc đó, "bạn sẽ cảm thấy cuộc đời của mình thật vô giá trị, cảm thấy như mình là một
con vật", Hiếu nhớ lại về quá trình bị chuyển giao giữa các nhà tù.
… đến chuyên gia về an ninh mạng
Sau khi chấp hành xong bản án 7 năm tù giam (giảm từ 13 năm) vì bán hồ sơ 13.000
người trong hơn 200 triệu danh tính mà anh thu thập được bằng cách hack vào nhiều cơ
sở dữ liệu thông tin người tiêu dùng khác nhau, Hiếu từ Mỹ trở về TP. Hồ Chí Minh sinh
sống và làm việc.
Quay trở về Việt Nam, Hiếu đầu quân cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng
quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 12/2020.
Bên cạnh đó, vào thời gian rảnh rỗi Hiếu cũng tham gia giảng dạy về an ninh mạng cho
sinh viên Việt Nam, các giám đốc điều hành và nhiều người khác quan tâm đến vấn đề
bảo mật như một hành trình chuộc lại lỗi lầm của mình.
Trước đây chính quyền Mỹ muốn Hiếu sử dụng "đầu óc tội phạm để bắt tội phạm" giống
với công việc hiện tại của anh tại Việt Nam là quét web đen để tìm các mối đe dọa và đào
tạo về an ninh.
Hiếu cho biết anh nhận công việc mới với mong muốn đóng góp, giúp đỡ cho cộng đồng,
xã hội.
Vậy giúp đỡ cộng đồng là gì? Hiếu trả lời bằng cách rút hai chiếc điện thoại. Một là chiếc
điện thoại phổ thông Philips, chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi thoại. "Nó không thông
minh nhưng bảo vệ tôi", Hiếu chia sẻ.
Chiếc còn lại là một chiếc điện thoại thông minh Huawei được trang bị một ứng dụng do
anh phát triển có tên là "Chống lừa đảo" (Fight Scams). Ngoài giờ làm việc, Hiếu sử
dụng ứng dụng, cũng như trang Facebook với 200.000 người theo dõi của mình, hoặc
thông qua các bài phát biểu tại các trường đại học và hội nghị để đưa ra những lời khuyên
cho mọi người về an ninh mạng.
"Tôi lẽ ra có thể sử dụng các kỹ năng của mình để làm rất nhiều thứ, thay vì đuổi theo
con đường ma quỷ", và con quỷ làm mù mắt anh chính là tiền, Hiếu chia sẻ thêm.
Lớn lên giữa những cánh đồng lúa mì gần Vịnh Cam Ranh, nhưng Hiếu đã chọn TP. Hồ
Chí Minh là nơi để phát huy những kỹ năng máy tính, những kinh nghiệm quý báu của
một thanh niên đã từng lầm lỡ nhằm góp sức mình vào phục vụ cộng đồng và xã hội.
Hiện tại, Hiếu cũng đang thực hiện một cuốn hồi ký và anh cho biết đã nhận được lời đề
nghị từ một hãng phim trong nước muốn mua bản quyền phim truyện của anh.

36. Đặng Lê Nguyên Vũ


Đặng Lê Nguyên Vũ: Từ vô danh tới anh hùng
Đặng Lê Nguyên Vũ là một thương hiệu đặc biệt. Tạp chí National Geographic Traveller
gọi là “Vua cà phê”. Tạp chí Forbes đặt cho danh vị “zero to hero”. 18 năm qua, cái tên
này là hình ảnh đại diện cho những hoài bão, tham vọng, khát khao vươn ra thế giới của
doanh nhân Việt…
Bắt đầu từ nghĩ khác
Cách nghĩ khác đầu tiên làm thay đổi cuộc đời Đặng Lê Nguyên Vũ có lẽ là quyết định
rời bỏ đại học y, chuyển sang thu mua cà phê về rang xay. Nghe kể lại, mẹ ông khóc ròng
vì quyết định này. Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ đã quyết bỏ 6 năm học ngành y thay vì
biến cuộc đời mình trở nên vô dụng.
Trên chiếc xe đạp cà tàng, đến từng đại lý thu mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp, những ý
tưởng lớn dần theo những vòng quay bánh xe. Nung nấu trong đầu chàng trai Tây
Nguyên này là câu hỏi: Tại sao Việt Nam, mà chủ yếu là Buôn Ma Thuột, nơi có hạt cà
phê vào loại ngon nhất thế giới, xuất khẩu cà phê cũng vào hàng đầu thế giới, nhưng giá
trị thu về vẫn thấp, nông dân vẫn nghèo?
Cách nghĩ khác tiếp theo làm thay đổi sự nghiệp của anh chàng kinh doanh cà phê rang
xay đó là chỉ có chế biến mới tạo nên giá trị. Tư duy này hiện giờ là phổ biến, nhưng cách
đây 18 năm, khi Hãng cà phê Trung Nguyên ra đời, xuất khẩu cà phê thô vẫn là mục tiêu
chính. Thậm chí, ý tưởng chế biến cà phê của Vũ bị kêu là khùng, chứ chưa nói đến tham
vọng chế biến cà phê ngon để xuất khẩu.
Ngay cả việc Đặng Lê Nguyên Vũ đã đặt tên cho doanh nghiệp của mình cũng rất khác,
nghe khá ngông, đó là “Hãng cà phê Trung Nguyên”. Trong tiếng Việt và trong ý niệm
của giới kinh doanh nói chung, hãng là một cơ sở to tát, chứ không thể là một căn nhà
nhỏ ọp ẹp và chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ công suất thấp như của ông chủ Hãng cà
phê Trung Nguyên khi đó.
Trái ngược với những lời bàn tán, không lâu sau, thương hiệu cà phê Trung Nguyên vượt
ra khỏi ranh giới Đắk Lắk. Năm 1998, cuộc đổ bộ rầm rộ, với sức công phá mạnh đã giúp
cà phê Trung Nguyên phủ khắp các ngõ ngách của Sài Gòn, tới từng dân nghiền cà phê.
Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra cách thức để khách hàng tự mình trở thành người sành
điệu về cà phê, tự tạo hình ảnh cá nhân qua sự lựa chọn khác nhau trong từng hương vị
của cà phê.
Thậm chí, người ta đã gọi tất cả các loại cà phê ngon, có gu là cà phê Trung Nguyên như
một chỉ dẫn cho thị trường cà phê Việt Nam, như cách mà người Việt vẫn gọi xe máy là
Honda…
Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê” một
cách chính thức trên tờ tạp chí uy tín National Geographic Traveller và vào tháng 8/2012,
Tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi “zero to hero” (nhân vật từ vô danh
thành anh hùng).
Đến làm khác
Nhưng thương hiệu Đặng Lê Nguyên Vũ được tạo nên không chỉ bởi nghĩ khác mà chính
là dám làm khác, dám thay đổi thói quen, thông lệ. Quan trọng hơn, nhìn lại một chặng
đường, có thể gọi đúng tên chìa khóa của sự thành công trong sự nghiệp của doanh nhân
Đặng Lê Nguyên Vũ là tầm nhìn.
Thương hiệu Đặng Lê Nguyên Vũ được tạo nên không chỉ bởi nghĩ khác mà chính là
dám làm khác, dám thay đổi thói quen, thông lệ.
Khi phân tích bài toàn kinh tế của xuất khẩu cà phê, rằng nhà xuất khẩu cà phê thô chỉ
được hưởng một phần nhỏ, trong khi lượng tiền khổng lồ rót vào túi những hãng chế biến
cà phê, doanh nhân Nguyên Vũ bắt tay ngay vào nghiên cứu và chế biến cà phê. Nghĩa là
thay đổi cách làm cũ, con đường cũ.
Đối diện với Vua cà phê, lúc nào cũng thấy sức sáng tạo, hay nói đúng là nhu cầu sáng
tạo luôn chảy trong người của ông. Lúc nào cũng thấy ông nghĩ về việc làm sao để đưa cà
phê Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới, bí quyết xây dựng thương hiệu
cà phê của các nước khác, các hãng cà phê hàng đầu khác trên thế giới là thế nào; làm
cách nào để chế biến cà phê ngon nhất…
Chính Đặng Lê Nguyên Vũ tìm ra điểm hạn chế của cà phê Việt Nam, nghiên cứu và đệ
trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, các dự án phát triển ngành cà phê Việt Nam, trong
đó phần quan trọng là giúp đỡ nông dân trồng cà phê từ khâu canh tác đến thu hoạch và
tiêu thụ, hướng đến mục tiêu đưa ngành cà phê Việt Nam đạt 20 tỷ USD/năm…
Rồi ông cũng lên quy trình trồng cà phê theo triết lý khoa học – văn hóa – tâm linh.
Nghĩa là, trồng cà phê theo lối tự nhiên, không độc hại, gây tổn thương môi trường; thu
hoạch, chế biến theo tiêu chuẩn tiên tiến, cùng với việc tổ chức các lễ hội cà phê, lễ hội
cồng chiêng, tôn vinh những sáng tạo trong lĩnh vực cà phê và xây dựng những biểu
tượng, niềm tin trong một thế giới đang khủng hoảng.
Không lúc nào thấy Vũ mệt mỏi khi nói và hành động vì cà phê Việt Nam, vì giấc mơ
đưa Đắk Lắk trở thành Thiên đường cà phê, “Thánh địa cà phê toàn cầu”…
Nói như Đặng Lê Nguyên Vũ, ước mơ – khao khát – hành động chưa bao giờ là những
điều không tưởng. Với ông, ước mơ phải thật lớn, khao khát phải cháy bỏng và thực hiện
chúng với niềm tin mãnh liệt bằng tất cả sức mình và theo đường lối cấp tiến khoa học.
Bản sắc cà phê Trung Nguyên và bản sắc “Vũ”
Trong những giấc mơ thành đạt của Đặng Lê Nguyên Vũ luôn có dấu ấn đậm nét của
lòng tự tôn dân tộc và tình yêu thương vô bờ bến với những người dân cùng đồng hành
với mình. Sự gắn kết này khiến thành công của Vũ trong sự nghiệp cà phê của mình gắn
liền với sự hiện diện ngày một rõ ràng của diện mạo cà phê Việt Nam, bản sắc cà phê
Việt Nam và tầm ảnh hưởng của cà phê trong tâm thức, đời sống của người dân Việt
cũng như thế giới.
Không hề quá khi nói rằng, sự xuất hiện của Đặng Lê Nguyên Vũ đã đánh thức cà phê
Việt Nam, làm cho tầm vóc cà phê lớn lên, có sức sống, có hồn. Trước Vũ và đến tận giờ
này, không có ai trăn trở đi tìm và xây dựng học thuyết về cà phê, khơi dậy văn hóa cà
phê…
Tháng 11/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ là người châu Á duy nhất được mời tham dự Hội
thảo “Thiết lập chương trình nghị sự quốc tế” tổ chức tại Lucerne (Thụy Sĩ) và gây kinh
ngạc khi khẳng định “học thuyết cà phê” sẽ thay thế các học thuyết đã gãy đổ. Tham luận
của ông đã được đăng trên cuốn Báo cáo chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 và Báo cáo trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu 2012.
Sự kiện này hỗ trợ cho chiến lược mà Đặng Lê Nguyên Vũ đã dành bao tâm huyết, đó là
chinh phục thị trường thế giới, để Việt Nam nói chung và Trung Nguyên nói riêng sẽ là
thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới! Nếu bạn muốn là người dẫn đầu, hãy cạnh tranh
với những người dẫn đầu vì chỉ cần chiến thắng họ, bạn chắc chắn là người dẫn đầu – đó
chính là con đường mà Vũ vạch ra và theo đuổi để đạt mục tiêu của mình.
Trên con đường ấy, Trung Nguyên đang tiến vào thị trường Mỹ với những bước đi vững
chắc, lấy châu Á là thị trường nội địa của mình và tâm điểm bệ phóng là Singapore.
Sứ mạng với thế hệ trẻ
Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng hề giấu giếm bí quyết thành công của mình. Trái lại, ông còn
đặt rất nhiều kỳ vọng ở thế hệ trẻ kế tiếp và tin rằng, mỗi người đều có thể trở thành con
người tài giỏi. “Mọi công dân đều có quyền nghĩ lớn”, ông Vũ thẳng thắn.
Ông chia sẻ: “Tôi tự thấy mình có sứ mệnh với thanh niên Việt Nam, mong muốn họ tin
rằng, những gì tôi có thể làm được, họ cũng làm được”.
Thậm chí, ông còn muốn mình là nguồn cảm hứng để khơi dậy sức mạnh ở họ. Vì bản
thân ông, từ xuất phát điểm thấp, một hành trình dài đầy thử thách, nhưng ông đã làm
được và tiếp tục làm hơn thế nữa. Các bạn trẻ hiện giờ, với nhiều điểm thuận lợi hơn,
hoàn toàn có điều kiện để gây dựng một sự nghiệp thành công hơn nếu thật sự dám dấn
thân.
Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định, rất nhiều thanh niên Việt Nam có thể có mộng làm
giàu, dám nghĩ, dám làm, nhưng điều đó chưa đủ, mà phải biết cách thực hiện nữa: “Nếu
không ước mơ, làm sao có hiện thực? Nếu không hành động, đừng mong có thành quả”,
ông chia sẻ.
Công thức thành công của ông Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ là: (1) Phải có ước mơ
lớn, (2) Lựa chọn đúng lĩnh vực và (3) Giải quyết vấn đề một cách thông minh. Chính
nhờ yếu tố thứ 3 mà những ước mơ lớn của Đặng Lê Nguyên Vũ không hề viển vông mà
đang dần trở thành hiện thực khiến nhiều người khâm phục. Nghĩ được, làm được, còn gì
tuyệt vời hơn thế nữa!
Đặng Lê Nguyên Vũ đã bắt đầu việc “truyền lửa” đến các bạn trẻ bằng việc tặng sách
“Nghĩ giàu làm giàu” và “Quốc gia khởi nghiệp” cho thanh niên cả nước. Trong năm
2014, ông tiếp tục tặng các cuốn sách tiếp theo gồm “Khuyên học” và “Đắc nhân tâm”.
Ông tin rằng, có những cuốn sách sẽ làm thay đổi cuộc đời, nhưng không nhiều.
Nhưng doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ cũng nhắn gửi, không có công thức chung cho
tất cả và từng bạn trẻ cần tìm đọc có chọn lọc để tìm ra công thức cho chính bản thân
mình.
37. Minh Hiếu – Tất Minh
- Nói về trường hợp này, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội - GS. TS Tạ Thành Văn khuyên người
thân nên động viên Minh Hiếu "chấp nhận kết quả, tuân thủ theo đúng quy chế tuyển sinh
và không nên mong chờ một sự ưu tiên cá biệt cho mình". Hiệu trưởng trường Y Hà Nội:
'Nam sinh 10 năm cõng bạn đến trường thiếu 0,25 điểm nên chấp nhận kết quả' GS Văn -
Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội giải thích về trường hợp của Minh Hiếu. GS Văn cho biết:
"Cho dù mình đã làm một việc rất tốt, được cộng đồng xã hội đánh giá cao nhưng khoảng
cách 0,25 điểm là khoảng cách của hàng chục thí sinh".
- "Minh chưa bao giờ tự ti về bản thân, thậm chí còn là chỗ dựa tinh thần cho cha mẹ.
Minh thường tâm sự với cô nay mai con muốn làm trong ngành Công nghệ thông tin chỉ
cần ngồi một chỗ. Khi đó con sẽ kiếm việc, tự nuôi sống bản thân và cha mẹ sau này.
Minh không thích nhận đặc quyền của người khuyết tật vì với Minh, em cũng là con
người bình thường và em mong mọi người cũng đón nhận em với những cảm xúc và suy
nghĩ vẹn nguyên như thế", mẹ Minh tâm sự. Để rồi sau 12 năm, công đèn sách không phụ
hai cậu học trò khi cả Minh và Hiếu đều đạt trên 28 điểm, không môn nào dưới 9 trong
kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.
- "Thực sự lúc mới bắt đầu cõng bạn đi, nhiều người cũng dòm ngó và buông lời đùa:
‘Thằng ý khuyết tật thì cho đi học làm gì?’, ‘Đằng nào cũng bỏ học, đèo nó làm gì?’. Lúc
đó mình không suy nghĩ nhiều, cứ đưa bạn như bình thường. Sau một thời gian người ra
cũng dần quen, kệ đi và không còn bàn tán về hai đứa nữa".
- Hồi đầu năm, Hiếu quyết định đồng hành với Minh theo học cùng trường đại học sẽ tiện
đường đưa đón bạn. Thế nhưng, quyết định này bị Minh quả quyết từ chối. Nam sinh tâm
sự: "Hiếu đã cõng em đi suốt hơn 10 năm nay và đó là điều khiến em rất trân trọng bạn.
Em chỉ mong Hiếu có thể hạnh phúc và theo đuổi nghề nghiệp đã chọn. Vì em mà bạn
phải hi sinh thì em sẽ rất buồn lòng"
- Còn với Tất Minh, nỗi lo trong cậu là: "Nỗi lo lớn nhất của em là việc sinh hoạt ở trường
và đi lại sẽ không có Hiếu bên cạnh. Từ hồi đầu năm hai đứa cũng đã nghĩ về chuyện này
và đã đến lúc chúng em cần tự bước đi trên đường đời của mình".
- Khi được hỏi về việc liệu có cơ hội, Hiếu vẫn sẽ tiếp tục cõng cậu bạn thân của mình suốt
đời thì nam sinh này không ngần ngại trả lời: "Thực sự nếu được cõng bạn Minh 4 năm
đại học tiếp theo thì em cũng tình nguyện suốt thời gian tới. Minh là người bạn rất thân
thiết với em và nếu 1 ngày nào đó mà thiếu Minh thì em sẽ thấy như thiếu vắng cái gì đó
trong ngày hôm đấy và không còn ý nghĩa nào cả".
38. Phan Thị Kim Phúc
Mẫu gương tha thứ của Bà Phan Thị Kim Phúc, «Em bé Napalm» năm xưa
“Tôi không thể thay đổi quá khứ, nhưng với tình yêu tôi có thể thay đổi tương lai”. Bà
Phan Thị Kim Phúc - “Em bé Napalm” năm xưa đã xác quyết như trên sau 47 năm phải
chịu đựng hậu quả chiến tranh. Bà thanh thản nói điều này với chính mình và truyền
thông thế giới, mặc dù vết thương trên thân mình vẫn còn làm bà đau đớn.
Phan Thị Kim Phúc, hay còn được gọi là “Em bé Napalm”, sinh năm 1963, người Canada
gốc Việt, nổi tiếng với bức ảnh được trao Giải Pulitzer chụp ngày 8 tháng 6 năm 1972 tại
Trảng Bàng, do nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn Associated Press, ghi lại hình
ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm,
khi em đang di tản khỏi ngôi làng của mình.
Tấm ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam.
Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, Kim Phúc thuật lại rằng trong bức ảnh cô
đang kêu la "Nóng quá, nóng quá". Ngay ngày hôm sau, tấm ảnh được đưa lên trang bìa
của tờ New York Times. Về sau, tác giả của nó được trao Giải Pulitzer và bức ảnh được
chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh
có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
Nhiếp ảnh Nick Út đưa Kim Phúc và những đứa trẻ đang bị thương khác vào Bệnh viện
Barksy ở Sài Gòn. Vết thương quá nặng nên người ta không tin là cô bé có thể sống sót.
Tuy nhiên, sau 14 tháng điều trị tại bệnh viện và phải trải qua 17 cuộc phẫu thuật, Kim
Phúc được về nhà. Nick Út tiếp tục viếng thăm cô cho đến khi ông rời Sài Gòn năm
1975.
Về sau, Kim Phúc kể lại những ngày tháng đau thương khi bà cố gắng phục hồi vết bỏng
do bom napalm: "Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình
sẽ chết đi. Tôi cảm thấy tức giận, cay đắng. Tôi vô vọng, mọi thứ đều tiêu cực. Tôi biết
mình không thể sống như thế này mãi mãi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong của một
cô gái nhỏ đã giúp tôi vượt qua".
Có điều gì bí ẩn ở đây mà tại sao một người đã có những nổi đau như vậy lại có thể thốt
ra những lời tha thứ và lạc quan như thế? Thưa, đó là một đức tin kiên vững đến từ thể
xác, con tim, linh hồn. Với niềm tin này, bà đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Được
cứu từ hỏa ngục”; nội dung kể lại hành trình thiêng liêng dẫn đến một sự thanh thản mà
hiện nay bà có được.
Bà chia sẻ: “Tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi, tự chất vấn: Tại sao lại là tôi? Tại sao điều này
xảy ra? Tôi cần câu trả lời".
Trước đó bà đã là tín đồ của một tôn giáo ở Trung Quốc, và bà dựa vào giáo lý của tôn
giáo này để tìm câu trả lời cho những nỗi đau của mình. Nhưng như bà nói: "Tôi rất sùng
đạo nhưng khi màn đêm xuống, tôi vẫn không có bình an, không có tình yêu, với một tâm
hồn trống rỗng".
"Một bước ngoặt trong cuộc đời tôi": Khi được mời kể lại hành trình tìm lại chính mình,
bà Kim Phúc nói về những đau khổ nhưng luôn với nụ cười nở trên khuôn mặt, một
khuôn mặt mà đôi lúc biểu lộ cảm xúc căng thẳng khó kiểm soát. Nhưng bà cố gắng tiếp
tục mỉm cười và đưa tay đặt lên trái tim, nhẹ nhàng cúi xuống và cương quyết chia sẻ tiếp
câu chuyện của mình: “Năm 19 tuổi, tôi đến một thư viện, và tìm đọc tất cả các sách
Công giáo, trong số đó tôi tìm thấy một cuốn Tân Ước. Đó là một bước ngoặt lớn trong
cuộc đời tôi”.
Đó là một bước ngoặt mà bà muốn kể lại để truyền tải một tinh thần “hòa bình và hy
vọng”. Bà cho biết, trong cuốn sách của bà, bà không hề nói về tôn giáo, nhưng nói về
niềm tin, về chính đức tin của bà, về cách mà bà được tự do trong tâm hồn. Theo bà,
trong hình trình cuộc sống đầy biến động từ Việt Nam tới Cuba bà phải đối diện với
những cuộc phiêu lưu, những đau khổ; và bốn năm qua bà đã trải qua 11 lần điều trị bằng
laser nhưng với ý chí và niềm tin mạnh mẽ bà đã vượt qua tất cả. Người phụ nữ cười nhẹ
nhàng, lịch sự nói: “Chính Chúa Giêsu cho tôi sức mạnh”.
Ngày 27 tháng 11-2015, bà Phan Thị Kim Phúc mở đầu Ngày Nicolas và Dorothée de
Flüe ở St-Maurice, Thụy Sĩ bằng câu chuyện đau thương cuộc đời mình. Bà trở nên nổi
tiếng nhờ bức hình chụp sau khi bị bom napalm dội xuống trong cuộc chiến tranh Việt
Nam, làm cho bà bị phỏng nặng. Bà làm chứng về lòng tha thứ, “thử thách lớn nhất” của
đời bà.
“Sự lành lặn cơ thể là một thử thách. Cuộc sống mới của tôi ở nước ngoài là một thử
thách. Tha cho những người đã gây nên các đau khổ này là một thử thách còn lớn hơn”,
nụ cười mĩm và giọng nói thanh thản tóm lại cuộc đời đau khổ cũng như ngoại hạng của
bà Phan Thị Kim Phúc. Bà sống sót sau trận dội bom ở Tây Ninh năm 1972 và bà được
ông Nick Ut, nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn AP lưu danh qua những tấm hình chụp
này, hình một em bé bị bom làm phỏng, chạy trần truồng hốt hoảng trên đường. Bức hình
trở thành biểu tượng cho sự khủng khiếp của chiến tranh và đã được truyền đi khắp thế
giới.
“Tôi đi qua biển lửa”
Ông Nick Ut đưa bà vào bệnh viện. Phòng cấp cứu thấy tình trạng của bà quá nặng nên
họ đành bỏ qua. Ba ngày sau, cha mẹ thấy con mình nằm hấp hối ở nhà hòm. Nhờ ông
Nick Ut can thiệp, bà được chuyển về một bệnh viện ở Sàigòn và được săn sóc ở phòng
dành cho người bị phỏng nặng. Bà cho biết mình “đã đi qua biển lửa”.
Nạn nhân lần thứ nhì
Qua biển lửa là đau đớn về thể xác. Việc chữa trị rất lâu và rất đau, – bom napalm với
nhiệt độ 1200 -, bà đã phải chịu 17 lần giải phẫu. Lần cuối cùng là tại Đức năm 1984.
Chữ trị và trị liệu phục hồi đã lấy mất đi tuổi thơ của bà. Rồi đến đau đớn về mặt tinh
thần. Bà bắt đầu ghi tên học ngành Y nhưng phải ngưng vì chính quyền vào thời đó lợi
dụng bà để tuyên truyền. Bà bị theo dõi thường xuyên, phải đi diễn thuyết liên tục, bà
không còn được nghỉ ngơi để thanh thản sống. Bà thở dài cho biết: “Tôi trở thành nạn
nhân lần thứ nhì, tôi sống như con chim trong lồng”. Bà sống trong hận thù, tức giận,
chất vấn vì sao phải bám rịt vào cuộc đời. “Tôi phải thay đổi tâm hồn tôi, nếu không
hận thù sẽ giết tôi. Tôi tìm cách làm sao để tìm lại bình an và tình yêu”.
Các thử thách xảy ra liên tục
Năm 19 tuổi, bà tìm được câu trả lời khi vào thư viện, bà đọc được quyển Thánh Kinh.
“Khi đọc, tôi biết Chúa đã có một chương trình cho cuộc đời tôi. Mọi sự thành sáng rõ dù
tình trạng chung quanh tôi không thay đổi”. Bà trở lại đạo, các thử thách cứ tiếp tục
chồng chất. Chính quyền đóng cửa nhà thờ. Mục sư và các nhân viên bị kết án từ ba đến
sáu năm tù. Rồi năm 1986, bà được nhà nước cho đi Cuba để tiếp tục học Y khoa, một
cách đưa bà đi xa và cũng để kiểm soát bà. Một mình, không bạn bè, bị theo dõi và không
thể giữ đạo được, bà phải báo cáo sinh hoạt hàng tuần của mình.
“Tôi có một bí mật, bà kể như tâm sự với cử tọa, quyển Thánh Kinh nhỏ đã giúp tôi đứng
vững. Các vấn đề sức khỏe buộc tôi phải ngưng hẳn việc học Y”. “Tôi phải tìm một giấc
mơ khác”. Bà lao mình vào học tiếng Tây Ban Nha và mơ sống ở Phương Tây. Cơ hội
đến khi bà đi hưởng tuần trăng mật ở Matxcơva. Trên chuyến về, máy bay ghé Canada,
bà cùng chồng bỏ trốn và xin tị nạn ở đây. “Giờ phút này dài như cả cuộc đời của tôi”, bà
Kim Phúc nhớ lại. Bà bắt đầu cuộc đời mới “không có gì. Khi trốn ở phi trường, chúng
tôi để lại tất cả trên máy bay: giấy tờ, tiền bạc. Chúng tôi bắt đầu bằng con số không,
nhưng chúng tôi có đức tin”.
Khó khăn để tha thứ
“Khó khăn lớn nhất đời tôi là tha thứ. Điều này đối với tôi gần như là không thể được.
Tôi không biết phải làm như thế nào. Các vết sẹo không phải chỉ ở da thịt. Tôi còn mang
trong người các vết thương tinh thần và cảm xúc”, bà than thở. Kim Phúc tìm lối thoát
cho mình trong lời cầu nguyện và thêm vào đó là một phương pháp cụ thể để thay đổi
thái độ sống. Chấm dứt hỏi “tại sao là tôi?”, tôi xin ơn tin tưởng phó thác, vâng lời Chúa
và phải sống tích cực. “Tôi bắt đầu đếm tất cả ơn tôi đã nhận được và tôi ngừng than
vãn”, bà cho biết.
Tôi phải thải đi tất cả hận thù, tức giận. Bà trút ly cà phê đen, tượng trưng cho sự tăm tối
của tâm hồn vào một cái ly khác. Bà cụ thể hóa cách mà lời cầu nguyện đã giúp bà loại đi
các tư tưởng tiêu cực, sau đó bà đổ đầy ly nước, tượng trưng cho các ơn nhận được do
Chúa ban: vui vẻ, bình an, tình thương và tha thứ. Trong khi bà nói chuyện, màn hình
chiếu cảnh bà bị phỏng nên các hình ảnh này thật thuyết phục. “Lần đầu tiên khi thấy các
bức hình này, tôi rất khó chịu. Sau này tôi mới ý thức, chính các bức hình này là món quà
vô biên cho tôi. Tôi có thể phục vụ cho điều tốt. Đó là đời tôi”, bà kể cho báo Công giáo
Thụy Sĩ. Bà dùng tấm hình này như con đường đi đến sự tha thứ.
Không thể nghi ngờ lòng chân thành và đức tin sâu đậm của người thoát cảnh địa ngục
này. Con đường của bà đi đến với lòng thương xót thì thật ngoại hạng. Kim Phúc là
chứng nhân, bà tránh gây cảm xúc. Bà gần với cử tọa, bà nhận biết “không cần phải sống
trong cảnh chiến tranh mới tuyệt vọng”, có một số người trong phòng này gặp cảnh thất
nghiệp, bệnh tật và đối diện với cơn giận nổ ra trong lòng họ. “Xin quý vị hãy đến với
Chúa Giêsu và xin Chúa đổ cái ly của quý vị, Ngài sẽ làm cho quý vị thành một tạo vật
mới”, bà kết luận.
Hiện nay Kim Phúc sống ở ngoại ô Toronto, Canada. Bà lập gia đình và là mẹ của hai
người con trai 18 và 21 tuổi. Bà phụ trách một Tổ chức mang tên mình để trợ giúp cho
các em bé nạn nhân của chiến tranh.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
39. Tiền Hồng Diễm
"Cô bé bóng rổ" bị cắt bỏ toàn bộ phần thân dưới khiến hàng triệu người quặn lòng
năm xưa giờ sống thế nào?
20 năm trước, một vụ tai nạn thương tâm đã khiến cho cuộc sống yên bình của "cô bé
bóng rổ" bị đảo lộn hoàn toàn. Nhưng quyết không chịu đầu hàng số phận, cô gái Trung
Quốc đầy nghị lực ấy vẫn viết nên những kỳ tích khiến người ta không khỏi trầm trồ.
Ai nhìn cũng nghĩ đây chỉ là cục bông trắng tròn để rồi ngỡ ngàng khi biết sự thật, đoán
được thì chứng tỏ bạn cũng tinh mắt đấy!
Yêu xa 2 năm, chàng trai bất ngờ hủy hôn vì người yêu "hiện nguyên hình" vào phút chót
Bố để quên điện thoại ở nhà, chàng trai mở tin nhắn ra xem rồi chết lặng khi thấy ảnh của
bạn gái và sự thật che giấu đằng sau
Vụ tai nạn kinh hoàng cách đây 20 năm đã cướp đi đôi chân của "cô bé bóng rổ", tuy
nhiên, với nghị lực đáng nể, Tiền Hồng Diễm đã mạnh mẽ vươn lên thành ngôi sao bơi
lội sáng giá, và được xem là "cô gái khuyết tật nghị lực nhất" truyền cảm hứng cho biết
bao người.
Tai nạn ập đến
Năm 2005, hoàn cảnh của "cô bé bóng rổ" đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc vô
cùng xót xa, thương cảm.
Trong một vụ tai nạn giao thông xảy ra vào năm 2000, cô bé 4 tuổi Tiền Hồng Diễm,
sống tại huyện Lục Lương, thành phố Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã bị
thương nghiêm trọng và phải cắt bỏ toàn bộ phần thân dưới mới có thể duy trì sự sống.
Vụ tai nạn khủng khiếp đã lấy đi gần như mọi thứ của cô bé ngây thơ. Tiền Hồng Diễm
xuấ‌t thân trong một gia đình làm nông, do kinh tế eo hẹp nên không có tiền lắp chân giả.
Ông nội của Tiền Hồng Diễm đã cắt một quả bóng rổ lắp vào người cháu gái để cô bé
tiện di chuyển. Chẳng bao lâu sau, những hình ảnh của Tiền Hồng Diễm đã lập tức thu
hút sự quan tâm của dư luận Trung Quốc.
Năm 2003, Tiền Hồng Diễm chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Lúc tỉnh dậy cháu thấy
chân mình rất lạnh. Cháu bảo mẹ xỏ giày cho nhưng mẹ không nói gì, chỉ thấy 2 hàng
nước mắt chảy xuống. Sau đó cháu nhận ra cả cuộc đời này không còn cơ hội xỏ giày
nữa".
Sau khi xuất viện, vết thương chưa lành hẳn khiến cô bé không thể ngồi trong một thời
gian dài, cũng như không thể đi bất cứ nơi nào hay tự chăm sóc cho bản thân. Bé gái hồn
nhiên năm nào đã trở nên ít nói và trầm tính hơn.
Trong suốt 5 năm kể từ khi vụ tai nạn xảy đến, cô bé nghị lực này đã dần thích nghi với
"đôi chân mới" và đổi tới 8 quả bóng rổ.
Trong một chương trình phỏng vấn dành cho người khyết tật, khi được hỏi muốn nhận
món quà gì nhất trong dịp Tết, Tiền Hồng Diễm đã trả lời luôn là "muốn một trái bóng
rổ". Cũng trong chương trình này, Tiền Hồng Diễm đã chia sẻ về quãng thời gian đầu trở
lại trường cũng như phút giây chạnh lòng khi thấy bạn bè đồng trang lứa có thể tung tăng
nô đùa. Nhưng nhờ thầy cô và bạn bè đối xử rất tốt, Tiền Hồng Diễm dần lạc quan trở lại.
Tiền Hồng Diễm chơi đùa cùng các bạn trong xóm
Bước ngoặt tạo nên kỳ tích cuộc đời
Năm 2007, Tiền Hồng Diễm nhận được đôi chân giả miễn phí đầu tiên và đến điều trị
phục hồi chức năng tại Trung tâm Nghiên cứu Phục hồi Chức năng Bắc Kinh. Cũng trong
thời gian này, số phận dường như đã mỉm cười với cô gái nhỏ.
Nhờ có sự động viên và giúp đỡ của mọi người, Tiền Hồng Diễm được nhận vào câu lạc
bộ bơi lội cấp quốc gia dành cho người khuyết tật. Huấn luyện viên Trương - người đã
đưa cô đến với bộ môn này - cho hay: "Tiền Hồng Diễm rất có tiềm năng bơi lội, do sử
dụng thân trên quanh năm nên sức lực ở cơ tay và cơ bụng linh hoạt hơn người bình
thường, bởi vậy rất phù hợp để bơi lội."
Tiền Hồng Diễm và những người bạn cùng cảnh ngộ tham gia chương trình Hướng Tới
Hạnh Phúc vào năm 2016
Thời gian đầu, thiếu hụt ở nửa thân dưới đã khiến việc học bơi của Tiền Hồng Diễm gặp
rất nhiều khó khăn, cô không thể nổi hay di chuyển trong nước.
"Dường như không có cách nào để em thở được trong nước, lúc nào em cũng bị ngạt." -
Hồng Diễm chia sẻ.
Thế nhưng, với ý chí quật cường và con tim tràn đầy nhiệt huyết, Tiền Hồng Diễm miệt
mài luyện tập, mỗi ngày đều tập bơi 10.000m trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Để trở thành
một vận động viên, cô phải cố gắng hơn người khác gấp nhiều lần.
Trải qua quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ, Tiền Hồng Diễm trở thành vận động viên
bơi lội tiềm năng, ngôi sao sáng đại diện cho Trung Quốc tham dự các kì thi thể thao
dành cho người khuyết tật. Nỗ lực phi thường vượt lên số phận của Tiền Hồng Diễm
khiến nhiều người ngưỡng mộ và cảm phục.
Tuy nhiên, cô gặp một cú số‌c lớn khi ông nội đột ngột qua đời ngay trước vòn‌g loại
Paralympic diễn ra vào năm 2011. Điều này ảnh hưởng nhiều tới tinh thần thi đấu của
Hồng Diễm và cô chỉ giành được 1 huy chương đồng, không thể bước tiếp vào vòn‌g
trong.
Áp lực vì không thể làm hài lòng sự kỳ vọng của người hâm mộ, Tiền Hồng Diễm đã trở
về quê nhà của mình. Bản thân cô thừa nhận rằng việc n‌ổi tiếng quá sớm đem đến cho
mình nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo không ít áp lực.
Sau 3 năm điều chỉnh lại tâm trạng, tháng 9/2014, "cô bé bóng rổ" đã quay trở lại và
giành chức vô địch tại Paralympic 2014 ở hạng mục bơi ếch 100m. Khi được hỏi nguyên
nhân khiến cô yêu thích và quyết định gắn bó với bơi lội, Hồng Diễm cho biết: "Sau giờ
học, các bạn khác có thể chạy nhảy vui đùa, còn tôi thì không. Thế nhưng lúc ở dưới bể
bơi thì tôi với mọi người đều giống như nhau, và đây chính là nguyên nhân khiến tôi
thích bơi lội."
Trải qua 20 năm nỗ lực bền bỉ và gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá trong bơi lội,
đến năm 2019, "cô bé bóng rổ" đã giải nghệ và nuôi ước mơ trở thành huấn luyện viên
giúp đỡ nhiều vận động viên khuyết tật khác.
Hiện giờ, cô đã là nhân viên chính thức của Trung tâm phục vụ người khuyết tật, luôn
giúp đỡ mọi người cùng cảnh ngộ bằng nụ cười hồn nhiên cùng tấm lòng nhiệt thành của
mình. Khi được hỏi đến chuyện tình cảm, Tiền Hồng Diễm chỉ bẽn lẽn đáp: "Chưa dám
nghĩ tới, sợ phải đi tìm bạn trai."
"Chẳng phải cũng nhờ vụ tai nạn đó em mới có được ngày hôm nay đó sao? Em nghĩ đây
là số mệnh và là một phần mà cuộc đời em bắt buộc phải trải qua, một khi vượt qua sẽ có
thể biến đau thương thành kỳ tích." - Tiền Hồng Diễm chia sẻ.
Trong cuộc đọ sức giữa hy vọng và thất vọng, nếu đủ dũng cảm và quyết tâm, chiến
thắng sẽ thuộc về hy vọng. Cuộc sống có quá nhiều trắc trở, than thở chỉ có thể hủy hoại
cuộc đời của chúng ta, hãy đối mặt với những bất công của số phận bằng một nụ cười
tươi tắn như "cô bé bóng rổ" và biến đau khổ thành "tài sản" của riêng mình
40. Ngụy Vĩnh Khang
- Thần đồng bị buộc thôi học vì ăn phải có người đút
- Ngụy Vĩnh Khang (sinh năm 1983, tại tỉnh Hồ Nam) được coi là thần đồng từ năm 2 tuổi
khi học thuộc 1.000 kí tự tiếng Trung. 4 tuổi học xong tiểu học, 8 tuổi thi đỗ vào trường
trung học trọng điểm của tỉnh. 13 tuổi Ngụy Vĩnh Khang thi đỗ Đại học Tương Đàm với
thành tích xuất sắc. Bốn năm sau lại thi đỗ cao học tại Trung tâm nghiên cứu Vật lí cao
cấp của Viện Khoa học Trung Quốc với thành tích xếp thứ hai.
- Đầu những năm 90, Ngụy Vĩnh Khang được coi là "huyền thoại" trong nền giáo dục
Trung Quốc. Thành tích của cậu được rất nhiều phụ huynh tại đất nước tỷ dân coi như là
hình mẫu lý tưởng để nuôi dạy con cái.
- Từ khi con được gọi là "thần đồng", bà Tăng Học Mai, mẹ của Vĩnh Khang, vốn là một
công nhân bình thường đã nghỉ việc chỉ để chăm con, kinh tế phụ thuộc vào người chồng.
Năm 1991, khi Vĩnh Khang 8 tuổi và lên học trường trung học trọng điểm của thành phố,
bà Tăng đã thuê một căn nhà nhỏ gần trường để ở cùng con. "Con chỉ cần học, mọi thứ đã
có mẹ lo", bà nói với con trai.
- Thời điểm này, mặc dù Vĩnh Khang đã lớn nhưng ăn vẫn có mẹ đút, tắm đã có mẹ lo.
Sáng ngủ dậy, bà Tăng đã cho sẵn kem đánh răng vào bàn chải, khăn mặt đã nhúng sẵn
nước.
- "Khi con trai đói, tôi mang cơm vào tận phòng cho con. Khi con khát tôi mang nước dâng
tận miệng. Thậm chí có hôm con mắc tiểu, tôi còn mang bô tới tận nơi. Với tôi khi đó,
chỉ cần Vĩnh Khang học giỏi là đủ, tất cả việc khác đã có mẹ phục vụ".
- Ở với mẹ, Vĩnh Khang không được đi chơi mà luôn phải ở nhà học bài. Khi bạn bè cậu
đến nhà, bà Tăng đều lấy cớ con trai bận học, không thể tiếp. Vì thế Vĩnh Khang không
có thói quen nói chuyện với người khác, bạn bè dần xa lánh. Nhiều lúc cậu cũng muốn ra
ngoài cho đầu óc thoải mái, bà Tăng lại bảo: "Học nhiều mới có tương lai". Nghe mẹ nói
vậy, Vĩnh Khang lại vào bàn học.
- Ngay cả khi con vào đại học, bà Tăng cũng đi theo để phục vụ con trai. Tuy nhiên vào
năm 2000, khi Vĩnh Khang đỗ vào Viện Khoa học Trung Quốc để làm nghiên cứu sinh,
nhà trường yêu cầu cậu phải sống và học tập một mình.
- Bao năm có mẹ phục vụ, giờ phải tự làm mọi việc, Vĩnh Khang không thể thích nghi.
Cậu không biết cởi quần áo khi nóng, mặc thêm quần áo khi lạnh. Quần áo bẩn không
biết giặt, vứt mỗi thứ một nơi. Phòng ốc lúc nào cũng cực kỳ bừa bộn và bẩn thỉu bởi chủ
nhân không biết dọn dẹp. Thậm chí đến ngày thi tốt nghiệp, Vĩnh Khang cũng quên mất
thời gian nên nhận điểm 0, làm mất cơ hội học lên tiến sĩ.
- Tháng 8 năm 2003, Ngụy Vĩnh Khang bị Viện Khoa học Trung Quốc cho nghỉ học với lí
do không thể thích nghi được với việc học nghiên cứu sinh. Sự thực là do cậu không thể
thích nghi được với cuộc sống.
- Nhận được tin từ nhà trường, bà Tăng lập tức đến tìm Vĩnh Khang. Bà dẫn con ra ngoài
hành lang tòa nhà rồi hét lên "Nhảy lầu hay đâm vào xe mà chết đi. Con làm mẹ tức
chết", nói rồi bà òa khóc nức nở. Sau buổi hôm đó, bà Tăng bỏ về quê ở Hồ Nam, không
liên lạc với con trai.
- Sau khi bị trường cho thôi học, Vĩnh Khang không dám về nhà mà đi lang thang khắp 16
tỉnh thành, khi chỉ còn 500 tệ. Đến khi trong túi không còn một đồng, cậu đã nhờ cậy tới
cảnh sát để được về nhà. "Chuyên đi của tôi kéo dài 39 ngày. Thời gian này tôi đã phải tự
lo cho mình, đó là kinh nghiệm tốt", Vĩnh Khang nói.
- Thời gian sau đó, Vĩnh Khang cũng thử tìm việc nhưng đều thất bại. Năm 2005, một viện
nghiên cứu hàng không vũ trụ biết tới tình cảnh của cựu "thần đồng" đã mời về làm việc,
nhưng chỉ thời gian ngắn anh cũng nghỉ việc với lý do "không hợp nhau". Từ đó anh đi
khắp các thành phố lớn để tìm việc, song song với việc theo học thạc sĩ vật lý tại Đại học
Công nghệ Bắc Kinh.
- Hiện nay Vĩnh Khang đang làm việc tại một công ty phát triển phần mềm. Anh chỉ là một
nhân viên bình thường, công việc cũng đã kéo dài được 4 năm.
- Giờ nói về con trai, bà Tăng cho hay bản thân đã thấy mình sai. "Tôi đã dạy con không
đúng. Thời đó tôi chỉ chú tâm đến giáo dục trí thức và thi cử mà quên giáo dục tinh thần
tự lập và các kỹ năng sống cho Vĩnh Khang", bà nói.
- Người phụ nữ này cho biết thêm, sau khi bị Viện Khoa học Trung Quốc cho nghỉ học, về
nhà anh đã được mẹ hướng dẫn lại mọi việc đơn giản nhất, bắt đầu từ tự ăn và tự tắm
giặt.
- "Từ đó đến giờ, tôi rất ngại xuất hiện chỗ đông người. Bởi họ sẽ hỏi Vĩnh Khang dạo này
thế nào rồi, tôi chẳng biết trả lời ra sao", người mẹ chia sẻ.
- Sau khi Vĩnh Khang rời Hồ Nam lên thành phố lớn làm việc, bà Tăng đã nhiều lần từ
chối sống với con trai với lý do "Để con tự do".
- Năm 2010, khi Vĩnh Khang lập gia đình và sinh con, ngày vào thăm cháu trong viện,
người mẹ nắm tay con dâu giãi bày: "Hãy để cho cháu mẹ có một tuổi thơ hạnh phúc.
Đừng giống như bố nó".
41. Akinori Kimura
Quả táo của ông là quả táo thần kì, cắt thành hai nửa để hai năm không hư thối! Đằng sau
phép màu này là câu chuyện khiến người ta cảm động.
Bạn của tôi giới thiệu cho tôi một cuốn sách, kể về câu chuyện kiên trì trồng táo trong 20
năm của một người Nhật Bản tên là Akinori Kimura.
Đây đương nhiên không phải là một cuốn sách về kĩ thuật nông lâm nghiệp, chính xác mà
nói, đây là một cuốn sách khích lệ ý chí. Bởi vì, rất nhiều người sau khi đọc xong, thậm
chí muốn khóc, trong đó kể cả tôi. Tên sách gọi là Trong cuộc đời này, ít nhất hãy một
lần làm kẻ ngốc.
"Kẻ ngốc" Kimura là một người nông dân Nhật Bản bình thường. Sau khi kết hôn, do vợ
bị dị ứng với thuốc trừ sâu, lại tình cờ đọc được cuốn sách Phương pháp làm nông tự
nhiên, thế là ông đã hạ quyết tâm trồng táo không cần phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
Ngành nông nghiệp hiện nay đã hoàn toàn ỷ lại vào nông dược, cây táo càng là như thế.
Hiện nay, sau khi sử dụng nông dược, hết thảy giống táo đều là kết quả do nhân công tạo
thành. Một khi ngừng sử dụng nông dược, đối với cây táo mà nói thì chính là một tai họa
lớn.
Cây táo của Kimura cũng không ngoại lệ, từ khi ông bắt đầu thử nghiệm, mảnh ruộng
duy nhất cũng bị cầm gán nợ. Ông không thể không lên thành phố làm công. Con gái của
ông viết trong bài tập làm văn rằng, cha của tôi là một nông dân, nhưng tôi chưa từng
được nếm trái cây nhà trồng.
Khi ông định từ bỏ, con gái đã động viên ông, cha ơi, nhất định phải kiên trì, nếu không
những gì chúng ta đã làm chẳng phải phí công hay sao?
20 năm sau, quả táo của Kimura trở thành trái cây thần kì nhất thế giới. Quả táo của ông
cắt thành hai nửa, để trong không khí hai năm không hư thối, chỉ là trở thành quả khô héo
rũ hết hương, các chuyên gia lắc đầu liên tục than rằng thật không thể tưởng tượng nổi.
Đầu bếp trưởng nhà hàng Tokyo ở Pháp thì nói, nếu xử lí tốt quả táo của Kimura, thì có
thể để đến một năm. Quả táo của ông ăn quá ngon, toàn bộ người Nhật Bản đều điên
cuồng tranh lấy: "Cả đời chỉ cần được ăn một lần là tốt rồi".
Quả táo diệu kì của
Kimura cả đời chỉ làm một việc – trồng táo. Điều ông làm dường như chỉ ngốc một lần,
nhưng thật ra là ngốc cả đời.
Không cần thuốc trừ sâu và phân hóa học, không diệt trừ cỏ, muốn trồng táo căn bản
là điều không thực tế. Ngốc hơn nữa là, ông còn xem quả táo như con của mình,
thường xuyên tâm sự với cây táo. Kimura thường xuyên khẽ vuốt ve những cây này,
xin lỗi chúng: "Khiến các ngươi vất vả như vậy, ta thật sự xin lỗi. Cho dù không nở
hoa cũng không vấn đề gì, không kết quả cũng không sao cả, nhưng các ngươi ngàn vạn
lần đừng chết nhé".
Cây lớn lên không ra quả, ông luôn cảm giác là do bản thân ông đã sai. Mười năm kia,
ông không biết xin lỗi cây táo bao nhiêu lần. Đương nhiên, có lúc ông cũng cổ vũ khích
lệ cây: "Thật quá kì diệu, ta biết ngươi đã rất cố gắng".
Mà năm đầu tiên cây táo nở hoa, Kimura vui đến phát khóc. Ông mang theo rượu trắng
đến vườn cây, rót một ít lên mặt đất, cùng táo đối ẩm.
Sau khi thành công, khi đối diện với vô vàn tán dương, Kimura lại tự giễu: "Có thể vì
tôi quá ngu ngốc, cây táo cũng không chịu nổi, đành kết trái rồi."
Bí quyết trồng táo của Kimura là gì vậy? Tôi cho rằng chính là xem cây táo như một sinh
mệnh để đối đãi.
Kimura từ đầu đến cuối chỉ theo đuổi một quan điểm: Quả táo là nhân vật chính, tôi chỉ là
trợ giúp nó lớn lên, vì con người dẫu cố gắng thế nào cũng không cách nào chỉ dựa vào
bản thân mà khiến quả táo ra hoa kết trái.
Vì vậy, nếu vì để cây táo ra hoa kết trái, chọn dùng đủ loại thủ đoạn, làm cỏ, bón phân,
phun thuốc, như vậy hiệu quả và lợi ích là có, nhưng quả ra cũng không phải là quả tự
nhiên, sau khi nở, gặp gió liền hỏng.
Mà đây lại là kiến thức của nền giáo dục đương thời giảng dạy.
Phụ huynh và thầy cô giáo hao tốn tâm sức để tạo đủ loại môi trường học tập tốt nhất cho
trẻ. Làm cỏ giống như việc tịch thu máy tính, cấm sách ngoài khóa học, hủy bỏ vận
động... Tóm lại, hết thảy không quan hệ với học tập thì hoàn toàn cấm; bón phân giống
như đủ loại lớp học thêm, dù là thầy cô trên trường dạy chính khóa, hay là học thêm bên
ngoài, thậm chí mời thầy về nhà một kèm một, phụ huynh nôn nóng, trực tiếp thúc đẩy
tăng cường sinh trưởng là ngành sản xuất có tiền đồ nhất; phun thuốc giống như đủ loại
thuyết giáo, giáo dục đạo đức, những câu chuyện về sự chăm chỉ, các món canh tâm linh,
huấn luyện dã ngoại, phụ đạo tâm lí... đều giúp con trẻ loại bỏ quấy nhiễu, tiêu trừ tạp
niệm, tập trung tinh lực, hướng tới trường thi.
Những tháng ngày cây táo không nở hoa, Kimura từng cùng mọi người trong nhà ra vườn
bắt côn trùng, côn trùng nhiều vô cùng, mỗi ngày bắt được hàng trăm hàng ngàn con, côn
trùng trong vườn lại vẫn không giảm bớt chút nào. Cho đến một ngày, Kimura đột nhiên
hiểu ra một đạo lí: Cây táo cũng muốn sống sót vậy! Côn trùng khắp nơi đều có, chỉ có
thể để cây táo tự kiên cường hơn, mới có thể chống lại sự xâm hại của côn trùng.
Quả táo diệu kì của
Vườn trái cây của Kimura là một thế giới côn trùng phong phú, đủ loại vi sinh vật, giun,
đỉa, bươm bướm, chim bay, loài nào cần có đều có. Lúc không có kết quả, vườn trái cây
càng giống một vườn thực vật, với đủ loại cỏ dại sinh sôi, ngoại trừ cây đậu nành mà
Kimura cố ý gieo trồng.
Kimura gieo trồng đậu nành từ một lần ngẫu nhiên tình cờ. Vào thời điểm ông gặp khó
khăn, ông quyết định leo lên núi tìm cái chết. Sau khi lên đến đỉnh núi, ông vô tình phát
hiện một gốc cây tươi tốt, kết đầy trái.
Trên núi cũng có côn trùng xâm hại, tại sao loài cây này có thể sinh trưởng tốt như thế?
Thông qua quan sát, Kimura phát hiện, thì ra là bùn đất không giống, độ xốp, không khí,
độ ấm, thậm chí mùi đất cũng khác với ở nhà. Tâm trí ông chợt thông suốt, đất đai mới
thật là điểm cốt yếu cho việc gieo trồng táo, cây táo và thiên nhiên hòa cùng một thể,
nhân loại ngu muội lại dùng nông dược ngăn cách nó với tự nhiên.
Thông qua vô vàn nghiên cứu và thí nghiệm, ông gieo trồng rất nhiều đậu nành trong
vườn, cải thiện hàm lượng phân đạm trong đất, cũng khiến vi sinh vật trong đất phong
phú hơn.
"Không có bất kì sinh mệnh nào có thể tồn tại tách biệt với thế giới," Kimura nói. Cây táo
không thể, con người cũng không thể.
Hết thảy hình thức giáo dục, nếu tách cá nhân ra khỏi xã hội, nền giáo dục như vậy nhất
định sẽ không có sức sống. Giáo dục chính là cuộc sống, xã hội chính là trường học. Chế
độ giáo dục hiện nay chẳng phải cũng ngu muội giống người ta ỷ lại vào nông dược hay
sao?
Kimura trở thành chuyên gia gieo trồng cây ăn quả. Tuy vậy, trong vườn của ông, các
loại cây quả, đủ loại thực vật tùy ý sinh trưởng, chỉ là đến mùa Thu sẽ cắt cỏ, để cho độ
ẩm của đất giảm xuống, "để nói cho cây táo rằng mùa Thu đã đến". Ông không cần phân
bón, mà đất vẫn có thể bảo trì tốt độ phì nhiêu. Mặc dù kỹ thuật cắt tỉa lá cây trông có vẻ
bình thường, nhưng ông đều có lí luận của mình.
Thế giới hôm nay tràn đầy nông dược, tràn đầy lý luận lợi ích và hiệu quả, có bao
nhiêu người sẽ kiên trì đến mười năm chỉ để đợi cây táo nở 7 đóa hoa? Đây cũng là ý
chí của Kimura, giống như cây táo của ông, kiên định, bất chấp trải qua gian nan vất
vả để nhận lấy mùi hương thơm nồng và ngọt ngào.
Quả táo diệu kì của
Cả đời này, ít nhất làm một lần ngốc, đó chính là dụng tâm chuyên chú làm một việc gì
đó. Trồng táo cũng vậy, giáo dục cũng vậy, làm chuyện gì cũng đều như vậy.
Ngành nghề mà thế giới này cần có nhất để liên kết tình cảm chính là giáo dục. Trồng cây
táo – chúng ta thừa nhận là một loại kĩ thuật trong cuộc sống, vậy đầu tư tình cảm vào,
liệu có cần thiết không?
Trong 4-5 năm đầu, mỗi ngày Kimura đều vuốt ve chừng 800 cây trong vườn, nói chuyện
với chúng. Đó là thời điểm tình hình cây táo trở nên bết bát nhất, một vài cây cũng bắt
đầu dao động, thậm chí vừa đẩy nhẹ liền ngã.
Có người giễu cợt ông, có người nói, Kimura điên thật rồi, nhưng ông vẫn không quan
tâm. Trong nội tâm ông tràn đầy sự áy náy, ông cảm thấy ông đã đẩy những cây kia vào
đáy vực. Khi Kimura vuốt ve cây táo, cùng chúng nói chuyện, rõ ràng không có gió, ông
lại cảm thấy cành cây có chút lay động, dường như cây táo cũng muốn nói với ông: "Tôi
đã biết, chúng tôi đã biết rồi".
Có một hiện tượng có thể cần phải giải thích, những cây táo được Kimura cầu xin chúng
sống tốt, một phần trong số ấy cuối cùng vẫn tồn tại được. Có một khu vực có gần 82
cây, ông không nói chuyện gì với chúng; số cây này toàn bộ héo rũ rồi.
Chuyên nghiệp là gì vậy? Kimura trả lời: "Tâm kết hợp với kĩ thuật, mới thật sự là
chuyên nghiệp."
Có người so sánh quả táo của Kimura khác với những quả táo khác, cho rằng quả táo của
Kimura là có tình cảm. Hoặc là, như nhiều bình luận cho rằng, đó là những quả tảo tràn
đầy "sinh mệnh lực". Chúng không chỉ là sinh mệnh của quả táo, mà còn là sinh mệnh
của Kimura.
Hôm nay, nếu chúng ta đến vườn táo của Kimura, sẽ nhìn thấy một tấm bảng gỗ, trên đó
viết: "Cảnh cáo côn trùng! Nếu các ngươi tiếp tục bừa bãi gây hại, ta sẽ mạnh mẽ sử dụng
nông dược!" Côn trùng hiểu những lời này sao? Tôi nghĩ là có thể. Cây táo hiểu được,
côn trùng lại không hiểu được sao? Côn trùng hiểu, con người có thể không hiểu sao?
42. Dao Chảo Thị Yến
Cô gái người Dao ở xã nghèo biên giới ‘thiếu thốn đủ thứ‘ trúng học bổng 50.000 USD:
Học về làm giàu cho quê hương

Nỗ lực tự học tiếng Anh rồi nỗ lực giành được học bổng thạc sĩ trị giá hơn 50.000 USD,
cô gái người Dao Chảo Thị Yến chỉ có một ước mơ giản dị là được nghiên cứu về quản lý
và bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn sống của những người quê mình.
Nhà của Yến ở tận thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc - xã xa nhất của huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai. Gia đình em có 4 anh chị em nhưng chỉ có một mình Yến đi học đại học. Yến
cho biết, em cũng là người đầu tiên sinh ra ở cái xã giáp biên giới Việt - Trung xuống
dưới xuôi học đại học.
Khóa học của Yến ở Trường THPT Số 2 Bát Xát cũng là khóa học thứ 2 của ngôi trường
này. "Sau khi học xong lớp 9 em phải ở nhà mất 3 năm rồi mới thuyết phục được bố mẹ
cho đi học cấp 3" - Yến nhớ lại.
Ban đầu học THPT Yến dự định sẽ thi đại học để trở thành giáo viên. "Ở trên đấy chúng
em cũng không biết ngành gì khác ngoài giáo viên với y tế nên em đã chọn ngành giáo
viên" - Yến kể.
Thế nhưng trận lũ lịch sử năm 2008 đã làm thay đổi ý định của cô gái dân tộc Dao.
"Trong trận lũ đó, có một làng gần nhà em đã bị lũ cuốn hết. Ruộng nhà em cũng bị lũ
cuốn mất sạch" - Yến vừa nhớ lại vừa rơm rớm nước mắt. Dường như ký ức về những
trận lũ vẫn còn rất khủng khiếp với em.
"Sau này xuống trường được xem ti vi em mới biết là do rừng không bảo vệ tốt nên mới
hay có những trận lũ như thế. Vì thế, em đã quyết định theo học ngành quản lý tài nguyên
rừng và môi trường để làm kiểm lâm bảo vệ rừng" - Yến nói.
Để thực hiện ước mơ của mình, dù đang học khối C để thi làm giáo viên, cô gái sinh năm
1990 đã quyết định chuyển sang thi khối A vào Trường ĐH Lâm nghiệp. Và Yến đã đậu
dù với mức điểm đầu vào không cao.
Ở kỳ đầu tiên của ĐH, khi nghe nhà trường giới thiệu về ngành đào tạo tiên tiến, đào tạo
hoàn toàn bằng tiếng Anh, Yến đã nộp đơn xin học ngành này. "Em nghĩ là giả dụ em
học các ngành mà không biết tiếng Anh thì sau này ra trường không xin được việc nên
quyết định xin vào học ngành này để được học cả tiếng Anh" - Yến nói.
Thế nhưng, việc nghe giảng bằng tiếng Anh là một điều không hề dễ dàng với một cô gái
dân tộc Dao đến từ vùng cao. Yến kể, mãi tới khi học cấp 3 em mới được học tiếng Anh
mà cũng chỉ học số đếm với mấy câu chào hỏi thôi vì thế, khi nghe cac thầy giảng bằng
tiếng Anh, em gần như không biết 1 từ nào.
"Thậm chí là bài giới thiệu bản thân đơn giản nhất em cũng không giới thiệu được" - Yến
kể. "Năm thứ nhất em nghỉ học suốt vì ngại. Lên lớp nghe giảng thầy giói nói các bạn
cười mà em không hiểu vì sao các bạn lại cười nên rất ngại".
Đến năm thứ 2, nghĩ rằng bố mẹ đã phải chịu rất nhiều khổ cực để có tiền cho mình đi
học, Yến quyết tâm tìm cách học tiếng Anh bằng được để có thể tiếp thu được bài giảng.
Sau một năm nỗ lực, học bằng nhiều phương pháp khác nhau cùng với sự hỗ trợ của bạn
bè, cuối năm thứ 2, Yến bắt đầu nghe được các thầy giáo giảng. "Từ năm thứ 3 thì em bắt
đầu giao tiếp được bình thường" - Yến nói.
Từ một học sinh có điểm dưới trung bình, Yến đã vươn lên trở thành một học sinh xuất
sắc của lớp. Từ năm thứ 3 ĐH, kỳ nào Yến cũng giành học bổng cho học sinh xuất sắc.
Điểm khóa luận tốt nghiệp em cao thứ 2 toàn khóa còn điểm tổng kết chung, em xếp thứ
3 toàn khóa.
Yến cho biết, các khoản học bổng mà em nhận được cũng đủ giúp em đóng học phí còn
tiền sinh hoạt thì em đi làm ở sân golf ở gần trường để có thu nhập thêm bù vào. Vì thế,
từ năm thứ 3, em cũng ít phải xin bố mẹ tiền nữa. Tuy nhiên, việc cho em đi học đại học
lại học ngành tiên tiến với mức học phí cao cũng khiến bố mẹ em chật vật. Em trai của
Yến cũng vì thế mà không đi học đại học nữa.
Tốt nghiệp ra trường vào tháng 12/2014, Yến đã xin làm nhiều công việc như phiên dịch
cho một công ty may hay làm bộ phận chăm sóc khách hàng cho một công ty du lịch ở
Lào Cai. Thế nhưng, mơ ước trở thành một nhà khoa học để bảo vệ rừng vẫn tiếp tục đeo
đuổi Yến.
Trong thời gian này, Yến vẫn làm hồ sơ xin học bổng ở Nhật và Đức. Tới đầu năm nay,
Yến chính thức nhận được học bổng của chương trình SUFONAMA để theo học thạc sĩ
ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường ĐH Gottingen (CHLB Đức).
Ngoài chu cấp hoàn toàn học phí, học bổng này cũng cấp cho Yến mỗi tháng 1.000 Euro
sinh hoạt phí trong vòng 2 năm của chương trình đào tạo thạc sĩ. Tổng giá trị của học
bổng là 47.500 Euro (hơn 50 ngàn USD).
Hỏi Yến về dự định tương lai, sau khi em hoàn thành chương trình thạc sĩ ở nước ngoài,
Yến băn khoăn nói rằng: "Em cũng không biết thế nào. Bạn em nói rằng, nếu về nước thì
sẽ không có việc làm nhưng em thì vẫn muốn về nước làm việc hơn".
"Em rất thích hướng nghiên cứu về quản lý lưu vực, thủy văn nên em mong muốn được
áp dụng những kiến thức học được vào công việc ở Việt Nam sau này" - Yến nói. Em
cũng cho biết, chính các thầy giáo trong Trường ĐH Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy giáo
người Mỹ - GS Lee Macdonald và thầy Bùi Xuân Dũng, người hướng dẫn khóa luận tốt
nghiệp của em chính là những người đã truyền thêm cảm hứng và giúp đỡ em rất nhiều.
Tôi hỏi Yến rằng, em là cô gái sinh ra ở vùng cao mà lại thích theo đuổi nghiên cứu như
vậy thì bố mẹ em có phản đối không? Yến cười nói rằng, khi nghe em giành được học
bổng và sang Đức học, mẹ em chỉ nói với em là: "Mày cứ đi học thế thì bao giờ mới lấy
chồng?". "Bây giờ em về làng thì đã trở thành già làng rồi. Các bạn bằng tuổi em đều đã
lấy chồng và sinh con cả" - Yến cười nói.
Cuối tháng 8 này, Yến sẽ lên đường sang Đức để học thạc sĩ với ước mơ của mình. Thế
nhưng, ước mơ nhỏ của cô gái dân tộc Dao còn mang theo một ước vọng lớn hơn cho
vùng quê Nậm Chạc của mình.
Trong bài luận nói về lý do xin học bổng gửi tới trường ĐH của Đức, Yến viết: "Tôi sinh
ra và lớn lên ở vùng miền núi với trình độ dân trí của người dân rất thấp. Những người ở
quê tôi không cho con cái họ, nhất là các bé gái đi học cấp 3 hay đại học do hoàn cảnh
kinh tế khó khăn cũng như sự lạc hậu trong nhận thức".
"Nếu tôi có cơ hội ra nước ngoài học, nó sẽ giúp thức tỉnh những người dân quê tôi. Họ
sẽ nhận ra sự quan trọng của việc đi học và nhiều trẻ em quê tôi sẽ được đi học ở trường
cấp 3 và đại học. Sẽ có thêm nhiều trẻ em vượt qua được những khó khăn của cuộc sống,
vượt qua được điều kiện kinh tế khó khăn và sự lạc hậu trong nhận thức của cha mẹ
chúng để có được một tương lai tươi sáng hơn".
43. Jack Ma
7 thất bại của Jack Ma và 7 bài học vô cùng quý giá
"Thứ quan trọng nhất mà bạn có đó chính là sự kiên nhẫn" (Jack Ma).
Jack Ma - ông chủ tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc năm nay đã 51 tuổi
và sở hữu khối tài sản có giá trị lên tới 23,3 tỷ USD, từng thực hiện IPO (chào bán cổ
phiếu lần đầu ra công chúng) với giá trị 150 tỷ USD. Tuy nhiên, Jack Ma đã từng chỉ là
một giáo viên dạy tiếng Anh với số tiền kiếm được khoảng 12 USD/tháng.
Thành tựu mà Jack Ma đạt được ngày hôm nay quả thực sẽ khó tin so với những khởi đầu
đầy khiêm tốn đó. Hơn thế nữa, trong suốt cuộc hành trình, ông cũng đã từng thất bại rất
nhiều lần và thậm chí còn gặp vô vàn khó khăn không thể lường trước được. Vậy ông chủ
Jack Ma đã vượt qua những nghịch cảnh đó như thế nào để có được thành công khiến cả
thế giới phải kinh ngạc như hôm nay? Đáp án của câu hỏi này đã được tác giả Alp
Mimaroglu tổng hợp trên trang Entrepreneur với tiêu đề "How Jack Ma Overcame His 7
Biggest Failures?" (Jack Ma đã vượt qua 7 thất bại của mình như thế nào?) sẽ mang đến
cho độc giả những câu chuyện hết sức thú vị về tỷ phú Jack Ma trên con đường giữ vững
sự lạc quan giống như anh hùng Forrest Gump mà ông mến mộ.
1. Không từ bỏ dù đã trượt rất nhiều kỳ thi ở trường
Jack Ma không phải là một học sinh xuất sắc. Trên thực tế, ông còn gặp rất nhiều khó
khăn khi học cấp hai. "Tôi không vượt qua được một bài thi quan trọng ở trường tiểu học
hai lần, tôi trượt 3 lần trong kỳ thi ở cấp hai và dù đã thi hai lần nhưng tôi vẫn không thể
bước vào cánh cổng của trường đại học...".
Tuy nhiên, Jack Ma không phải là người duy nhất. Hầu hết những bộ não vĩ đại của thế
giới như Albert Einstein, Winston Churchill và Abraham Lincoln đều đối mặt với rất
nhiều khó khăn về học tập nhưng cuối cùng, họ vẫn làm được những điều khiến cả thế
giới phải thán phục.
2. Chỉ được 1/120 điểm thi toán cho kỳ thi bước vào đại học
Trượt là một chuyện. Giành được số điểm chưa đầy 1% số điểm của cả bài thi bước vào
đại học lại là một chuyện hoàn toàn khác. Đó không phải bởi vì ông không có thời gian
để chuẩn bị. Đến tận hôm nay, Jack Ma vẫn gặp khó khăn với các phép tính mặc dù thực
tế, Alibaba là một hãng công nghệ.
Jack Ma từng chia sẻ rằng "Tôi không giỏi về toán học, chưa bao giờ học quản trị và vẫn
không thể đọc các báo cáo tài chính".
Tuy nhiên, điều này cũng nói lên rằng Jack Ma không cần giỏi về các phép toán để trở
thành tỷ phú. Có lẽ, còn ngạc nhiên hơn khi ông cũng chưa bao giờ nghe đến từ "máy
tính" trong suốt thời thơ ấu của mình.
3. Bị Harvard từ chối 10 lần nhưng không hề nản chí
Bị Harvard từ chối 10 lần là chuyện rất bình thường nhưng điều "không bình thường" ở
đây là Jack Ma đã can đảm gửi hồ sơ lên tới 10 lần. Phải có sự kiên nhẫn và niềm tin vô
cùng lớn mới có thể giúp ông giữ vững ý chí của mình đến vậy. Ngoài ngôi trường danh
tiếng này, Jack Ma cũng nộp hồ sơ vào Đại học Sư phạm Hàng Châu và sau này trở thành
giáo viên môn tiếng Anh.
4. Vẫn lạc quan dù đã bị 30 công ty từ chối
Sau khi tốt nghiệp đại học, Jack Ma đã ứng tuyển vào 30 công việc khác nhau và đều liên
tục bị từ chối. Thậm chí, ông còn nộp hồ sơ để xin làm cảnh sát. Tuy nhiên, họ còn trả lời
ông một cách thẳng thừng rằng "Không đủ tiêu chuẩn", chẳng cần phải đợi qua một ngày
để xét duyệt.
Điều rất may rằng, giống như anh hùng trong bộ phim yêu thích của ông - Forrest Gump,
Jack Ma vẫn không ngừng cố gắng: "Ngày hôm nay khắc nghiệt, ngày mai còn khắc
nghiệt hơn nhưng ngày kia sẽ tươi sáng".
5. Là ứng viên duy nhất trong số 24 người bị KFC từ chối
Trong số 24 ứng viên nộp hồ sơ vào KFC, có 23 người được nhận và Jack Ma là người
duy nhất bị loại. Ông cho rằng phần lớn lý do nằm ở việc mình không có ngoại hình ưa
nhìn và chiều cao khiêm tốn. Vợ ông - bà Zhang Ying (người đã lấy ông trước khi ông
trở nên giàu có) thì không quan tâm tới điều này. Bà nói rằng "Mã Vân không phải là một
anh chàng điển trai nhưng tôi yêu anh ấy bởi vì anh ấy có thể làm nhiều thứ mà những
người đàn ông sở hữu ngoại hình đẹp không thể làm".
6. Không thể thuyết phục thung lũng Silicon đầu tư vốn cho Alibaba
Sau khi đã thành lập Alibaba, Jack Ma cũng trải qua rất nhiều thất bại. Công ty không hề
có lợi nhuận trong 3 năm đầu tiên. Ngay trong thời gian đầu, họ mở rộng thị trường quá
nhanh và gần như sụp đổ khi sự kiện dot-com (sự suy sụp của các công ty Internet vào
năm 2000) xảy ra. Có thời điểm, Jack Ma chỉ còn đủ tiền mặt để giữ công ty tồn tại trong
khoảng 18 tháng và nguy cơ phá sản vô cùng lớn.
Jack Ma chia sẻ rằng: "Tôi gọi Alibaba là 1.001 sai lầm".
7. Nói với 18 đối tác của Alibaba rằng không một ai trong số học được làm lãnh đạo
Một trong những quyết định tài chính và tạo động lực sai lầm nhất mà một CEO có thể
mắc phải đó là việc Jack Ma nói với 18 nhà đầu tư của Alibaba (những người góp vốn
vào Alibaba với tổng giá trị lên tới 60.000 USD) rằng không ai có thể được thăng tiến lên
vị trí quản lý. Kế hoạch của Jack Ma là thuê các nhà quản lý bên ngoài để làm việc cho
mình.
Khi nói về điều này, ông nhấn mạnh đó là sai lầm lớn nhất mà ông từng phạm phải: "Bài
học mà tôi học được từ những ngày đen tối ở Alibaba là bạn phải khiến đội của bạn có
giá trị, sáng tạo và tầm nhìn".
Nếu ban đầu bạn không thành công, đừng từ bỏ.
Jack Ma là câu chuyện có thật về một tấm gương thành công bằng ý chí vượt qua mọi
nghịch cảnh của cuộc sống. Tuy nhiên, điều ấn tượng không nằm ở giá trị tài sản ông có
mà là ở sự kiên nhẫn. Jack Ma là bằng chứng cho khẳng định rằng không hề có bất cứ
thất bại nào (kể cả sự khủng hoảng có tuyệt vọng đến mức nào) có thể khiến chúng ta từ
bỏ việc đạt được giấc mơ mình mong muốn.
"Nếu không từ bỏ, bạn vẫn còn cơ hội. Từ bỏ là thất bại lớn nhất".

Jack Ma: Ông trùm TMĐT đi lên từ hai bàn tay trắng
Sau khi Alibaba tiến hành IPO, Jack Ma là cái tên thường xuyên được nhắc tới bởi sự liều
lĩnh và nghị lực của mình.
Là người sáng lập Alibaba.com, một trong những website thương mại điện tử lớn nhất và
thành công nhất, đang ở tuổi 50 và Jack Ma có thể làm mê hoặc đông đảo người nghe
bằng những phát biểu về tương lai của lĩnh vực thương mại điện tử. Bên cạnh đó, ông còn
được ví như "Bill Gates của Trung Quốc" và là một trong những người có ảnh hưởng
nhất đến ngành công nghệ thông tin thế giới.
Ông cho biết cảm hứng làm việc của ông tới từ nhân vật chính trong bộ phim Hollywood
nổi tiếng "Forrest Gump". Bài học mà ông có được từ bộ phim là: "Dù mọi thứ thay đổi
thế nào thì bạn vẫn là bạn, tôi vẫn là tôi của 15 năm trước, khi mỗi tháng tôi chỉ kiếm
được 20 USD".
Khi trò chuyện riêng, Jack Ma thú nhận rằng ông là người hay xấu hổ và không thực sự
thích thú với sự chú ý của đám đông ngưỡng mộ.
Học dốt toán, nền tảng gia đình kém...
Thành công đến vậy nhưng Jack Ma chưa từng học qua một trường lớp công nghệ nào.
Ngạc nhiên hơn nữa, ông nguyên là một giáo viên tiếng Anh.
Sinh năm 1960 tại Hàng Châu trong một gia đình có bố công tác ở ngành kịch nói, mẹ
làm trong lĩnh vực sửa chữa đồng hồ. Theo China Daily, bố mẹ ông đều không được học
hành đến nơi đến chốn. Mỗi tháng gia đình Jack Ma sống dựa vào 40 USD tiền lương
hưu của bố ông.
Jack Ma lớn lên với giấc mơ trở thành một một cảnh sát hoặc một nhà khoa học. Theo
BBC, ngay từ bé, ông đã tỏ ra rất có năng khiếu học tiếng Anh và vô cùng yêu thích môn
học này, tuy nhiên ông lại học rất kém môn Toán.
Từ năm 12 tuổi, ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng ông cũng đi xe đạp 45 phút tới một
khách sạn để nói chuyện với các du khách người Mỹ, qua đó trau dồi tiếng Anh. Ròng rã
như thế trong 9 năm trời, cộng với bằng Đại học Sư phạm Hàng châu Khoa Tiếng Anh,
ông đã trở thành một người cực giỏi thứ ngôn ngữ này và hoàn toàn có thể sống sung
túc, yên ả bằng nghề dạy học và biên phiên dịch.
Nhưng vào năm 1985, chuyến đi thăm một người bạn ở Australia đã làm thay đổi định
hướng cuộc đời Jack Ma. Ông nhớ lại: “Kiến thức trong nước dạy cho tôi rằng Trung
Quốc là nước giàu nhất thế giới, nhưng khi tới Australia mọi thứ đều khác hẳn. Tôi
bắt đầu nghĩ mình phải dùng đến trí óc của chính mình để đánh giá, để suy nghĩ.”.
Sau đó, Jack Ma bắt đầu để ý nhiều hơn đến các hoạt động kinh doanh.
Và cuộc đời vẫn có những ngã rẽ không thể ngờ tới. Năm 1995, trong một chuyến đi
ngắn tới thành phố Seattle (Mỹ), có doanh nhân nói với ông rằng, với Internet, chỉ cần
ngồi nhà cũng có thể tìm hiểu thông tin doanh nghiệp. Kể từ đó Jack Ma đã thấy ngay
đây là một nguồn khai thác thông tin rất tuyệt vời mặc dù mới lần đầu biết thế nào
Internet.
Về nước, Jack Ma hăng hái lên mạng nhưng thất vọng khi chẳng thấy thông tin nào về
các doanh nghiệp Trung Quốc. Ý tưởng thành lập một website chuyên cung cấp thông tin
về các doanh nghiệp Trung Quốc bất ngờ xuất hiện từ đó.
Cùng với việc viết đơn xin thôi việc, Jack Ma vay bạn bè được số tiền 2.000 USD và bắt
tay ngay vào việc thực hiện ý tưởng. Với những mối quan hệ rộng rãi trong thời gian đi
làm phiên dịch, ông đã nhận được sự hỗ trợ về thông tin và kỹ thuật từ nhiều nguồn để
xây dựng website, trong đó có Bộ Ngoại thương Trung Quốc. Với ông khi đó, hỗ trợ kỹ
thuật là vô cùng quan trọng vì ông hoàn toàn mù tịt với mảng này.
Hăng say với ý tưởng mới, mỗi ngày Jack Ma làm việc tới 16 tiếng đồng hồ. Hiện công
ty của ông có trên 3.000 nhân viên, nhưng ở thời điểm đó, nỗ lực lắm Jack Ma cũng chỉ
dám thuê hơn 20 người. Khi đó ở Trung Quốc, Internet vẫn là một thứ xa xỉ, không ít
người cho rằng việc làm của Jack Ma là phí công vô ích.
Qua tìm hiểu ở Mỹ, ông cũng biết, không giống như những trang web giao dịch giữa
doanh nghiệp với người tiêu dùng, kiểu website giao dịch giữa các doanh nghiệp như ông
đang xây dựng rất dễ gặp thất bại. Do đó, trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp vừa và
nhỏ đang bùng nổ ở Trung Quốc, ông quyết định hướng website của mình vào đối tượng
này.
Với ước muốn trang web thông tin của mình sẽ là cả một kho báu thông tin vô tận và quí
giá cho mỗi doanh nghiệp, giống như kho báu mà Alibaba đã mở ra trong câu chuyện cổ
tích “Alibaba và 40 tên cướp”, Jack Ma quyết định lấy cái tên Alibaba để đặt cho trang
web này.
Nhưng toàn bộ số vốn mà Jack Ma có ban đầu chẳng mấy chốc đã hết veo. Lại một lần
nữa ông chạy đôn chạy đáo khắp nơi để vay mượn. Lần này, dù vẫn e dè trước dự án của
Jack Ma nhưng bạn bè và họ hàng cũng cho ông vay tổng số tiền 60.000 USD. Tuy nhiên
số vốn này vẫn còn quá ít ỏi so với những yêu cầu của việc xây dựng trang web, và
không bao lâu sau, ông lại nhẵn túi
Với tài ăn nói khéo léo và những mối quan hệ rộng rãi, Jack Ma đã thuyết phục được một
quỹ đầu tư mạo hiểm của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) bỏ ra 5 triệu USD để đầu tư
vào công ty của ông.
Nghị lực và thành công từ hai bàn tay trắng
Với chất lượng dịch vụ tốt, giá cả phải chăng, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng
Alibaba không ngừng tăng lên. Hiện tại, Alibaba đã là một công ty toàn cầu với 22.000
nhân viên và 90 văn phòng trên thế giới. Hai website phổ biến nhất của hãng là Taobao
và Tmall đóng góp tới 80% doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc. Mỗi ngày,
hai website này có hơn 100 triệu lượt truy cập.
Alibaba còn điều hành một dịch vụ thanh toán điện tử, quỹ đầu tư, kinh doanh điện toán
đám mây và một số dịch vụ khác cho điện thoại di động. Bên cạnh đó, Alibaba tiến hành
mua lại các công ty trong lĩnh vực giải trí, thể thao, truyền thông và cả một đội bóng đá.
Jack Ma luôn tin tưởng các công ty Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đấu lại đối thủ
quốc tế. “Trí tuệ của người Trung Quốc cũng tốt không kém. Đây là lý do chúng ta dám
đối đầu với doanh nghiệp Mỹ. Chúng ta có thể chiến thắng các tên tuổi lớn nhờ tinh thần
luôn luôn đổi mới”, Jack Ma cho biết trong buổi họp với các nhà đồng sáng lập năm
1999.
Tinh thần này đã giúp Alibaba dám thách thức eBay khi hãng này thống trị thị trường
C2C (người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng) Trung Quốc năm 2003. Để giành thị
phần, Jack Ma đã tổ chức một buổi họp tại căn hộ của mình và chuẩn bị cho dự án lớn
tiếp theo. “eBay là con cá mập ở đại dương, còn chúng ta là cá sấu ở sông Trường Giang.
Nếu đánh nhau ở đại dương, chúng ta sẽ thua. Nhưng nếu ở sông, chúng ta sẽ thắng”, ông
nói.
Ngay sau đó, nhóm đã cho ra đời Taobao, có nghĩa “tìm kiếm kho báu” trong tiếng Trung
Quốc. Nền tảng này tương tự eBay, nhưng được thiết kế phù hợp hơn với thị trường địa
phương và không tính phí người dùng.
“Trong mắt eBay, Jack Ma chẳng khác nào một kẻ ngốc. Còn từ quan điểm của một nhà
đầu tư phố Wall, Jack Ma là kiểu người sẵn sàng liều cả Alibaba để đánh bại eBay. Điều
đáng sợ hơn một đối thủ thông minh là đối thủ liều lĩnh đến mức sẵn sàng ném vào toàn
bộ tiền mà không hy vọng có lợi nhuận”, Erisman nói.
Tuy nhiên, chiến lược này đã thực sự thành công. Năm 2005, Taobao đã có gần 70% thị
phần bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc. Cùng năm đó, Alibaba được Yahoo đầu tư 1 tỷ
USD để lấy 40% cổ phần. Đến năm 2006, eBay tuyên bố rút khỏi thị trường này.
Khi được hỏi về bí quyết thành công, Jack Ma cho biết: “Tôi không phải là một
chuyên gia công nghệ. Nhưng tôi nhìn công nghệ với con mắt của những khách hàng,
những con người bình thường.”.
Còn nhiều chuyên gia trong giới công nghệ thông tin thì cho rằng, thành công của
Alibaba là website này biết cách đáp ứng những nhu cầu cụ thể ở Trung Quốc, trong khi
nhiều đối thủ nước ngoài khác như người khổng lồ tìm kiếm trên mạng Google hay
website thương mại trực tuyến eBay lại không chịu điều chỉnh để thích nghi với những
điều kiện cụ thể ở đây.
Nhìn về phía trước, Jack Ma chia sẻ, giấc mơ của ông là dùng những nguồn lực của tập
đoàn để cải thiện đời sống của mọi người dân Trung Quốc, đặc biệt là 900 triệu nông dân
của nước này. Ông nói: “Phải có một cách nào đó để sử dụng kinh nghiệm và bí quyết
của chúng tôi để giúp họ sống đỡ khổ hơn.”
44. Steve Jobs
Steve Jobs: Sử dụng quy tắc 30% để mang Apple trở lại từ ‘vực thẳm
Tập trung vào những thứ tốt nhất của tốt nhất, Steve Jobs đã biến Apple thành một trong
những công ty có giá trị nhất thế giới với hơn 200 tỉ USD.
Khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn.
Từng được biết đến như một thương hiệu của sự đổi mới và sáng tạo, Apple đã phải chịu
đựng sự quản lý nghiêm ngặt và thiếu tính tập trung. Apple đã xây dựng danh tiếng của
mình về sự đơn giản và chất lượng, nhưng hiện tại họ đang nghiên cứu rất nhiều sản
phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm không tốt nhất.
Steve Jobs ngay lập tức bắt đầu làm việc cật lực để thay đổi điều này. Trong vòng một
thập kỷ, công ty sẽ được chuyển đổi.
Trong một cuộc phỏng vấn mà Steve Jobs đã đưa ra hơn 20 năm trước, ngay sau khi ông
được Apple tái tuyển dụng. Trong đó, ông đã tiết lộ một trong những bí mật sẽ dẫn đến
thành công trong tương lai của Apple:
“Chúng tôi đã kiểm tra lộ trình sản phẩm trong tương lai … và những gì chúng tôi nhận
thấy là 30 phần trăm trong số đó là cực kỳ tốt. Và khoảng 70 phần trăm trong số chúng là
khá tốt, hoặc những điều mà chúng tôi không thực sự cần phải làm. Các hoạt động kinh
doanh mà chúng tôi không thực sự cần phải tham gia. Và vì vậy, chúng tôi đã gạt bớt một
trong số đó, từ đó chúng tôi có thể tập trung cùng một lượng tài nguyên ban đầu thậm chí
nhiều hơn vào những gì còn lại vốn là giá trị lõi – và thêm một vài điều mới vào”.
Các tài nguyên mà chúng tôi đầu tư bằng hoặc lớn hơn chúng tôi đã có, nhưng nó dựa
trên ít thứ hơn vì vậy chúng tôi sẽ làm tốt hơn chúng tôi nghĩ.
Lời khuyên của Steve Jobs là về nhiều hơn sự tập trung đơn giản – đó là một cách đơn
giản để áp dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
Tôi thích gọi nó là quy tắc 30 phần trăm.
Tại sao bạn cần quy tắc 30 phần trăm
Chúng ta sống trong một thời đại của sự xao lãng. Những thông báo hay sự chú ý mới
không bao giờ là kết thúc, giao tiếp tức thời và dễ dàng truy cập vào nguồn thông tin vô
tận. Nỗi sợ bỏ lỡ sự dịch chuyển, bị bỏ lại… thúc đẩy chúng ta cố gắng làm mọi thứ mà
tâm trí và trái tim của chúng ta mong muốn.
Nhưng bạn sẽ dần khám phá ra một sự thật cơ bản:
Bạn không thể làm mọi thứ.
Và nếu bạn cố gắng, bạn sẽ không làm gì tốt cả.
Steve Jobs biết rõ điều này. Ông bước chân vào Apple năm 1997, công ty do chính ông
đồng sáng lập và bị lật đổ từ hơn một thập kỷ trước đó, và ông thấy sự hỗn loạn. Ông
thấy sự mất đoàn kết và ông thấy Apple thiếu định hướng.
Để chống lại điều này, Jobs đã ưu tiên số một cho việc thu hẹp dòng sản phẩm của Apple
– và đảm bảo rằng bất cứ điều gì công ty làm ra, nó đều làm rất tốt.
Kết quả là một trong những bước ngoặt đáng chú ý nhất trong lịch sử kinh doanh. IPod.
Iphone. IPad. Thiết kế máy tính mới và cải tiến. Các cửa hàng bán lẻ trông giống như một
cái gì đó trong tương lai.
Bằng cách tập trung vào 30 phần trăm, tốt nhất trong số tốt nhất, Apple đã xây dựng lại
danh tiếng của mình để tạo ra những sản phẩm đơn giản, sạch sẽ, đẹp mắt, rất đáng để sử
dụng. Công ty tiếp tục nổi trội đến ngày hôm nay dựa trên triết lý mà nó phát triển dưới
sự lãnh đạo của Steve Jobs.
Làm thế nào để áp dụng quy tắc 30 phần trăm với bạn
Thật dễ dàng và thú vị nếu bạn đang làm những thứ bạn thích. Nhưng đừng quên rằng
mọi nhiệm vụ, mọi dự án đều cần một lượng tài nguyên cụ thể. Cho dù bạn là người hòa
giải hay CEO, những tài nguyên đó đều có giới hạn.
Vì vậy, bạn phải tự hỏi:
Tôi có đang sử dụng tốt nhất các nguồn lực của mình không?
Tôi có tập trung vào 30 phần trăm – nghĩa là, làm điều tốt nhất của tốt nhất chưa?
Hay tôi đang lãng phí thời gian vào những phiền nhiễu?
Cần suy nghĩ sâu sắc để trả lời đúng những câu hỏi này. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn
sắp xếp thời gian trong suốt cả tuần, tháng và năm để lùi lại một bước và phân tích tình
huống của bạn một cách khách quan nhất có thể.
Sau đó, một khi bạn trả lời những câu hỏi đó, hãy thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Điều
này có thể có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ những thứ bạn quan tâm hoặc những thứ bạn đang làm
tốt.
Nó có thể có nghĩa là từ chối các cuộc họp.
Bỏ lỡ cơ hội.
Và đưa ra lựa chọn khó khăn.
Bởi vì hãy nhớ rằng, không ai có thể làm tất cả.
Nhưng nếu bạn suy nghĩ thấu đáo, hãy chọn một cách khôn ngoan và làm việc chăm chỉ –
bạn có thể làm đúng.
3 câu chuyện trong bài diễn văn ‘kinh điển’ của Steve Jobs tại Đại học Stanford
Lần đầu tiên, Steve Jobs – nhà sáng lập kiêm TGĐ hãng công nghệ Apple nói về cuộc đời
mình, về lý do ông bỏ học đại học, về tình yêu, cuộc sống và cả về cái chết.
Năm 2005, Steve Jobs được mời tham dự lễ trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên của
trường Đại học Stanford với tư cách là khách mời danh dự. Tại đây, trước hàng ngàn sinh
viên, Steve Jobs đã có một bài diễn văn dù chỉ kéo dài chưa đến 15 phút nhưng những gì
ông nói đã trở thành “kinh điển”. Lần đầu tiên trong cuộc đời đầy những biến cố thăng
trầm, vinh quang và cay đắng của mình, Steve Jobs đã tiết lộ những chuyện mà ông chưa
từng nói như lý do vì sao ông bỏ học, về tình yêu, cuộc sống và cả về cái chết.
Đến nay, những câu nói của ông vẫn được những nhiều người trích dẫn, sử dụng như
những “kim chỉ nam” cho cuộc đời của họ.
Ngày 5/10/2011, Steve Jobs đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 56. Để tưởng nhớ Steve Jobs, chúng
ta hãy cùng nghe lại bài diễn văn và 3 câu chuyện về cuộc đời ông.
Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một
trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học.
Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi
muốn kể cho các bạn nghe ba câu chuyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy
thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu chuyện
Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những dấu chấm
Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời
trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed.
Tại sao tôi lại bỏ học?
Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ,
độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con
nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để
tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị
thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã đổi ý và muốn nhận
một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.
Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa
đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi
hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết
được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp
trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới
đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.
17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học
danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để
đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học.
Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng
chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết
kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học. Vì vậy tôi đã quyết
định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi
việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết
định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi
không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị
hơn rất nhiều.
Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi
phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng
5 USD, tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia
thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở
đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố gắng theo
đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:
Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật
viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ
đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học
bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp.
Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ,
học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học
mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.
Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên,
10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính Machintosh, tất
cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả
những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ
nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ
chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Windows copy những mẫu chữ đó
của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi
không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá
nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng. Tất nhiên là khi tôi đang ở trường đại học thì
tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng
10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.
Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có
nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại
mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ
nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác
như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó
chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.
Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát
Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu
những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi.
Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara
bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân
viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính
Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có
thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển
lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.
Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của
chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có
mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở
tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc
đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.
Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã
làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được
chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư
xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ
cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý
những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng
trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.
Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa
thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công
đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi
đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.
Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác
tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar
đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi.
Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện
thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật
mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.
Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không
bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin.
Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của
tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó
luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm
phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm
những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công
việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp
tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và
cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng
qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình,
đừng từ bỏ.
Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết
Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: Nếu bạn sống mỗi ngày đều
như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng
bạn đã đúng. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong
suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm
nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm
nay? Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi
điều gì đó.
Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn
cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả
mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất
khi bạn phải đổi mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng.Ý nghĩ
rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt
nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì
đó.
Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.
Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30
sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến
tụy là cái gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không
chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa
thôi. Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách
họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Điều đó có nghĩa là hãy về và sử
dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng
trong khoảng mười năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình
bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời
vình biệt.
Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành
kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn sâu xuống dạ dày, sâu xuống
ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó,
tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân
tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một
trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã
được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn
cái cảm giác đó một vài thập kỹ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các
bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích
nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.
Không ai muốn chết. Thâm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không
muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải
đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái
chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc
sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các
bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở
nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.
Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó.
Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của
những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm
của chính bản thân bạn.
Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác
của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những
điều khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới,
cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách
này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Anh ta đã
tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60,
trước khi có máy tính cá nhân và máy tính xách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng
máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35
năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những
công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.
Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và
sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ
bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng
nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người
ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“. Đó
là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và
tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn
bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.
Steve Jobs - cố CEO của Apple đã đưa ra những bài học sâu sắc về cuộc sống, triết
lý kinh doanh phản ánh thông qua các sản phẩm và sự thành công của Apple.
"Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau. Khi bạn hỏi những người sáng tạo làm thế nào
để làm nên một sản phẩm, họ sẽ cảm thấy ngượng ngùng một chút vì thực ra họ không
làm gì cả. Những gì họ làm dần sáng tỏ theo thời gian và đến như một điều tự nhiên"
"Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ
mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo
chính trái tim mình".
"Hãy là thước đo về chất lượng. Một số người không quen sống trong môi trường mà sự
hoàn hảo được kỳ vọng".
"Bạn không thể kết nối mọi thứ để nhìn về phía trước, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi
nhìn lại. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng những gì ở hiện tại bằng cách nào đó sẽ kết nối
trong tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó - linh tính, số phận, cuộc đời, sự
nghiệp hay bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo
nên sự khác biệt trong cuộc đời của tôi"
"Công việc chiếm một phần lớn cuộc sống mỗi người và cách duy nhất để hài lòng là làm
những gì mà mình nghĩ là to lớn. Và cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời đó
là yêu những gì mình làm. Nếu bạn không tìm thấy lý tưởng này, hãy tiếp tục tìm kiếm,
đừng nản lòng. Trái tim sẽ chỉ lối cho bạn và mọi chuyện sẽ tốt dần theo thời gian. Vì thế
hãy quyết tâm đến cùng. Đừng bỏ cuộc".
"Là người giàu nhất trong nghĩa trang không quan trọng với tôi... Khi đi ngủ và nghĩ rằng
mình đã làm điều gì đó tuyệt vời... đây mới là điều tôi quan trọng".
"Tôi thấy tự hào về những điều chúng tôi chưa làm cũng như đã làm. Sáng tạo có nghĩa là
nói 'không' với hàng nghìn thứ".
"Tôi nghĩ rằng nếu bạn làm được điều gì đó tuyệt vời, đừng sống với cảm xúc đó quá lâu.
Hãy tiếp tục nghĩ đến những việc cần làm tiếp theo"
"Phải rời khỏi Apple là điều tốt nhất từng đến với tôi. Gánh nặng thành công được thay
thế bằng cảm giác nhẹ nhõm của người mới bắt đầu. Tôi được tự do bước vào quãng thời
gian sáng tạo nhất trong cuộc đời mình".
"Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Một lần home-run còn hơn hai lần double".
(Home-run và double là thuật ngữ trong môn bóng chày”
"Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc một câu ý nói là: 'Nếu bạn sống mỗi ngày như ngày cuối trong
cuộc đời, một ngày nào đó bạn sẽ làm được những điều đúng đắn'. Câu nói này ám ảnh
tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi:
'Nếu hôm nay là ngày cuối trong đời mình, liệu mình có muốn làm những việc như hôm
nay?' Và liên tiếp là những câu trả lời 'Không'. Tôi nhận ra mình cần thay đổi".
"Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không
thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối".
DANH NGÔN
1. Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.
2. Thời gian của bạn có hạn, đừng lãng phí để sống cuộc đời của người khác. Đừng nhốt
mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những
người khác. Đừng để quan điểm ồn ào của kẻ khác át đi tiếng nói bên trong của riêng
bạn. Và điều quan trọng nhất, hãy dũng cảm đi theo sự mach bảo của trái tim và trực
giác của mình. Chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ
là thứ yếu.
3. Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực
hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những
hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ
này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng.
Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy suy nghĩ rằng bạn
vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái
tim.
4. Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người
khác. Đừng nghe những lời giáo điều – đó là sống với kết quả suy nghĩ của người
khác. Đừng để âm thanh của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn.
Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng
biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
5. Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ
giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời.
Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi
6. Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không
thành đạt là sự kiên trì tuyệt đố
7. Là người giàu nhất trong nghĩa trang không quan trọng với tôi… Khi đi ngủ và nghĩ
rằng mình đã làm điều gì đó tuyệt vời… đây mới là điều tôi quan trọng
8. Công việc sẽ chiếm một phần lớn trong cuộc đời bạn, và cách duy nhất để có thể thực
sự thỏa mãn là làm điều bạn tin là đáng giá. Và cách duy nhất để làm điều đáng giá là
yêu điều mình làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng thỏa hiệp.
Cũng giống như tất cả mọi điều thuộc về con tim, bạn sẽ biết khi nào bạn tìm thấy nó.
Và, cũng giống như những mối quan hệ tuyệt vời, nó chỉ trở nên tốt hơn cùng với thời
gian. Vì vậy hãy tiếp tục tìm kiếm cho tới khi tìm thấy nó. Đừng thỏa hiệp.
9. Hãy cứ khát khao, Hãy cứ dại khờ
10. Đây là một trong những câu thần chú của tôi: Tập trung và Đơn giản. Một thiết kế
đơn giản khó hơn nhiều so với thiết kế phức tạp và bạn phải làm việc thật chăm chỉ để
có được những thiết kế như thế. Một khi thành công, bạn có thể thay đổi mọi thứ”.
Steve Jobs luôn đề cao tới yếu tố thiết kế của sản phẩm. Chính vì vậy, có thể thấy rõ
các sản phẩm của Apple tuy đơn giản nhưng đều là những kiệt tác.
11. Mô hình kinh doanh của tôi là ban nhạc The Beatles: Họ là bốn chàng trai có thể kiểm
soát những khuynh hướng tiêu cực của nhau, họ cân bằng lẫn nhau. Và tổng số quan
trọng hơn những phần rời rạc. Những điều lớn lao trong kinh doanh không được thực
hiện bởi một người mà bởi một nhóm người.
12. Bạn không thể kết nối mọi thứ để nhìn về phía trước, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi
nhìn lại. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng những gì ở hiện tại bằng cách nào đó sẽ kết
nối trong tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó – linh tính, số phận, cuộc
đời, sự nghiệp hay bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ làm tôi thất vọng và
nó đã tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời của tôi
13. Nếu bạn làm gì đó tuyệt vời thì hãy tạo ra thêm một điều tuyệt vời khác thay vì ngồi
đó và nghĩ về thành tích vừa đạt được quá lâu. Hãy nghĩ xem mình nên làm điều gì
tiếp the
14. Đôi lúc bạn phạm sai lầm khi đang đổi mới. Tốt nhất là hãy nhanh chóng chấp nhận
nó và tiếp tục cải thiện các đổi mới khác của mình.
15. Và điều đó đến từ việc nói không với 1000 thứ để chắc chắn chúng tôi không đi sai
đường hay cố gắng làm quá nhiều. Chúng tôi luôn nghĩ về những thị trường mới mình
có thể bước vào, nhưng chỉ bằng cách nói không bạn mới có thể tập trung vào những
điều thật sự quan trọng.
16. Công việc chiếm một phần lớn cuộc sống mỗi người và cách duy nhất để hài lòng là
làm những gì mà mình nghĩ là to lớn. Và cách duy nhất để làm những công việc tuyệt
vời đó là yêu những gì mình làm. Nếu bạn không tìm thấy lý tưởng này, hãy tiếp tục
tìm kiếm, đừng nản lòng. Trái tim sẽ chỉ lối cho bạn và mọi chuyện sẽ tốt dần theo
thời gian. Vì thế hãy quyết tâm đến cùng. Đừng bỏ cuộc…
17. Vấn đề với cuộc đua mở kinh doanh trên Internet không phải là việc quá nhiều người
mở công ty; đó là việc quá nhiều người không theo đuổi đến cùng. Đó là điều có thể
hiểu được ở mức độ nào đó, bởi có quá nhiều thời khác tràn ngập tuyệt vọng và đau
đớn, khi bạn phải sa thải nhân viên và hủy bỏ nhiều việc và đối mặt với những tình
huống đặc biệt khó khăn. Đó là lúc bạn biết được mình là ai và giá trị của mình là gì.
18. Đổi mới không phải là việc bạn bỏ ra bao nhiêu tiền cho nghiên cứu và phát triển. Khi
Apple tung ra sản phẩm Mac, IBM tiêu tốn tiền R&D hơn ít nhất 100 lần. Đây không
phải là vấn đề tiền bạc. Đây là về chuyện bạn có những con người như thế nào, bạn
được lãnh đạo như thế nào, và bạn đạt được đến đâu.
19. Đó là một trong những câu thần chú của tôi – tập trung và đơn giản. Đơn giản có thể
khó hơn phức tạp: Bạn phải vất vả làm suy nghĩ của mình gọn gàng để khiến nó đơn
giản. Nhưng đến cuối sẽ có tác dụng, vì khi bạn làm được điều đó, bạn có thể di
chuyển cả núi.
20. Đây là những kẻ điên rồ, lạc lõng, phản kháng, đầy rắc rối, những cái chốt tròn trong
những cái lỗ vuông… những người có cách nhìn khác biệt – họ không ưa luật lệ…
Bạn có thể trích dẫn họ, không tán đồng với họ, vinh danh họ hoặc lăng mạ họ, nhưng
điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi bởi vì họ thay đổi nhiều điều… họ thúc
đẩy nhân loại tiến lên phía trước, và trong khi một số người có thể thấy họ là điên rồ,
chúng tôi thấy những thiên tài, bởi chỉ những người đủ điên rồ để nghĩ mình có thể
thay đổi thế giới mới là những người thay đổi thế giới.
21. Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc một câu ý nói là: ‘Nếu bạn sống mỗi ngày như ngày cuối trong
cuộc đời, một ngày nào đó bạn sẽ làm được những điều đúng đắn’. Câu nói này ám
ảnh tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và
tự hỏi: ‘Nếu hôm nay là ngày cuối trong đời mình, liệu mình có muốn làm những việc
như hôm nay?’ Và liên tiếp là những câu trả lời ‘Không’. Tôi nhận ra mình cần thay
đổi
22. Tôi muốn phát ra một âm thanh trong vũ trụ".
45. Kito Aya
Cô gái qua đời ở tuổi 25, nhưng điều gì khiến cô trở thành bất tử?
“Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi
họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự
tồn tại như thế”…

Khi viết những dòng trên, có lẽ Kito Aya không thể ngờ rằng cô sẽ trở thành bất tử. Và
cho đến nhiều chục năm sau, người ta vẫn nhắc đến Aya như một tấm gương về niềm tin
và nghị lực sống phi thường.
Kito Aya sinh năm 1962 tại Toyohashi, Nhật Bản. Ở tuổi 15, cô mắc một căn bệnh nan y
tên là thoái hóa dây sống tiểu não. Căn bệnh khiến Aya dần dần mất đi khả năng vận
động, cho tới khi cơ thể cô bị liệt hoàn toàn.
Thể trạng yếu ớt đã ngăn trở Aya khỏi tất cả mọi ước mơ, dự định. Nhưng với một sức
sống mãnh liệt và niềm tin vào tương lai, cô luôn cố gắng sống tốt từng ngày từng giờ,
can đảm vượt qua thái độ kỳ thị và ánh mắt soi mói của những người xung quanh. Ngày
ngày, Aya vẫn kiên trì viết nhật ký cho tới khi cô không còn cầm bút được nữa. Cuốn
sách, đúng như tên gọi của nó “Một lít nước mắt”, đã làm rung động trái tim của hàng
triệu độc giả. Nhưng đằng sau những trang sách thấm đẫm nước mắt ấy còn là bài học
cho mỗi chúng ta.
1. Hãy sống hết mình và biết yêu cả những điều giản dị
Đọc nhật ký của Aya, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy cuộc sống thật đẹp, và đẹp
ngay cả trong những điều nhỏ nhặt nhất. Đó là được bước đi trên phố, được “chạy như
điên” giữa các hành lang lớp học, hay được vào hiệu sách và chọn một cuốn mình yêu
thích,… tất cả đều là niềm hạnh phúc vô bờ.
Ai đó có thể mỉm cười trước lời kể hồn nhiên của Aya khi cô viết: ”Một chú ruồi lớn bay
đến đập vào cửa sổ. Thông thường là nên giết nó, nhưng khi nghĩ đến chuyện sang mùa
hạ nó sẽ sinh ra rất nhiều ruồi con, mình cảm nhận được “sinh mạng” quan trọng đến
nhường nào, mình không nỡ giết nó“; hay khi cô chuyện trò với chiếc xe lăn: “Chắc tao
nặng lắm à, xin lỗi mày, cố giúp tao mày nhé!” . Với Aya, cơ thể tật nguyền không thể
ngăn cô sống trọn vẹn cho tới những giây phút cuối cùng.
2. Đừng bao giờ mất hy vọng và niềm tin
Có lẽ điểm sáng nhất trong cuốn nhật ký của Aya là tình yêu cuộc sống. Đó là khi cô tự
nhủ với bản thân rằng “Hãy sống! Mình muốn hít thở thật sâu dưới bầu trời xanh.” Ngay
cả trong những thời điểm bi đát nhất của cuộc đời, cô vẫn nhìn thấy ánh sáng nơi cuối
đường: “Một lúc nào đó, ánh sáng sẽ lại lấp lánh chiếu rọi, những hàng cây sẽ lại đâm
chồi. Hãy hi vọng, hãy hướng tới tương lai…”
Nếu bệnh tật có thể cướp đi thể trạng của Aya thì chính niềm tin đã cho cô sức sống:
“Mình tin vào sự tồn tại của Chúa. Khi nghĩ rằng Chúa vì muốn thử thách mình nên mới
bắt mình chịu những khổ ải này, mình thấy vững lòng hơn. Mình muốn giữ mãi tâm trạng
này.“
Hơn lúc nào hết, chính niềm tin đã cho Aya sức mạnh. Sức mạnh đứng dậy sau khi ngã:
“Vấp ngã ư? Chẳng vấn đề.
Dù thế nào ta vẫn có thể đứng lên.

Lúc vấp ngã hãy ngước lên nhìn trời kia.


Bầu trời xanh bao la ngút ngàn tầm mắt.
Có thấy nó đang mỉm cười với bạn không?
Bạn đang còn sống.”
Sức mạnh vượt qua cái nhìn kỳ thị của những người xung quanh: “Dẫu là hôm nay, ngày
mai hay mãi về sau, ngày nào cũng sẽ phải đối mặt với sự tủi thẹn và đau đớn, nhưng
mình chưa bao giờ lẩn tránh.”
Và sức mạnh để vượt lên chính mình: “Trên bầu trời xanh ấy, những đám mây trắng bồng
bềnh trôi thật đẹp. Phải rồi, từ giờ trở đi, hễ khi nào cảm thấy bế tắc, mình sẽ ngước lên
nhìn trời. “Tôi sẽ ngẩng đầu nhìn trời cao mà bước đi, nước mắt sẽ vì thế mà không tuôn
rơi.”
3. Có một sức mạnh tên là “yêu thương”
Đồng hành cùng Aya trong cuộc chiến với bệnh tật là một người mẹ tuyệt vời. Chính mẹ
đã phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của Aya và đưa cô đi khắp nơi để chữa bệnh.
Bà cũng là người ở bên động viên, an ủi, và tiếp thêm nghị lực cho Aya: “Chừng nào mẹ
còn ở bên cạnh và bênh vực cho mình, mình sẽ không bỏ cuộc. Ông trời ơi, con sẽ nghe
lời mẹ hết mực. Con cảm nhận được tình yêu qua những hành động của mẹ. Con sẽ trở
thành một người có ích hơn và mạnh mẽ hơn…”
Không chỉ có mẹ, Aya còn nhận được tình yêu và sự quan tâm từ bạn bè, thầy cô, và các
bác sĩ trong bệnh viện. Khi cô bé phải vịn tay vào hành lang để lết đi từng bước khó
nhọc, chỉ một lời động viên đã cho cô thêm ý chí: “Đúng vậy! Mình hiểu rồi! Phải quyết
tâm! Đây là lời tuyên chiến vô song! Hãy vượt ngọn núi Niitaka!”
Và nếu như y học không thể chữa khỏi căn bệnh nan y của Aya thì chính tình yêu thương
đã cho cô sức mạnh để vượt qua 10 năm đau khổ. Aya qua đời ở tuổi 25, quãng thời gian
đủ ngắn để thấy đời người là hữu hạn, nhưng cũng đủ dài để một cái tên trở thành bất tử.
Một lít nước mắt không chỉ là nước mắt! Câu chuyện của Aya nhắc nhở chúng ta rằng, vì
cuộc sống ngắn ngủi nên hãy trân trọng, vì sự sống hữu hạn nên hãy tận dụng từng phút
từng giây, và vì đời người không phải là bất tận, nên hãy sống trọn vẹn mỗi ngày.
46. Nick Vujicic
Tuổi thơ của anh trôi qua trong muôn vàn khó khăn. Nick phải thường xuyên đối mặt với
nỗi cô đơn và tuyệt vọng khi bị bạn bè xa lánh. Anh đã từng tự hỏi bản thân mình về mục
đích của cuộc sống. Vào lúc Nick Vujicic lên 8 tuổi và 10 tuổi, anh đã từng nghĩ đến tự
tử để kết thúc cuộc đời bất hạnh. Chia sẻ về quãng thời gian này, anh nói: ” Quãng thời
gian đó là thời kỳ khó khăn mà tôi không bao giờ quên. Thế nhưng được sự ủng hộ của
gia đình, tôi đã bắt đầu có thái độ sống đúng đắn để có thể vượt qua thời kỳ khốn khổ
đó”.
Cha mẹ Nick vẫn luôn cố gắng để Nick có thể theo học tại các trường công lập như bình
thường. Gia đình của Nick vẫn luôn mong mỏi rằng anh có thể sống một cuộc đời bình
thường như bao người khác. Chính điều này đã giúp cho Nick hòa nhập với cuộc sống
xung quanh. Anh theo học trường trung học MacGregor State và được nhà trường bầu
chọn làm đại diện cho học sinh. Khi tròn 17 tuổi, anh đã tham gia vào các công tác từ
thiện và diễn thuyết.
Ngoài những buổi diễn thuyết, Nick vẫn theo học đầy đủ chương trình học như người
bình thường. Anh xuất sắc tốt nghiệp cử nhân ngành kế toán và lập kế hoạch tài chính
của trường đại học Griffith năm 21 tuổi.
Năm Nick Vujic 15 tuổi, anh vô tình tìm được câu chuyện về người đàn ông mù trong
sách Kinh Thánh. Vào lúc đó, Nick đã nhận ra rằng: ” Cuộc đời của tôi không phải bị
trừng phạt, rằng tôi là sự sáng tạo của Chúa để thể hiện công việc của ngài thông qua tôi”.
Kể từ lúc đó, Nick Vujicic đã ấp ủ ước mơ lớn lên được mang hy vọng đến với từng con
người trên khắp năm châu.
Sau khi hoàn thành chương trình học, Nick đã quảng bá công việc của mình thông qua
các chương trình truyền hình. Anh đi diễn thuyết nhiều nơi và sáng lập tổ chức phi lợi
nhuận Life Without Limbs. Năm 2010, anh cho phát hành đĩa CD mang tên Life’s
Greater Purpose. Đến năm 2007, Nick thành lập công ty Attitude Is Altitude. Cuốn sách
đầu tay của anh cũng đã đến tay hàng triệu độc giả và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Tuy nhiên, cũng có những lúc công việc kinh doanh của anh không được như mong đợi.
Có những thời điểm anh mắc nợ số tiền lên đến 50.000 USD. Thế nhưng, bằng nghị lực
vươn lên phi thường trong cuộc sống Nick đã vượt qua những khó khăn đó để thành công
rực rỡ trong sự nghiệp.
Những câu nói tạo động lực của Nick
Khuyết tật lớn nhất của con người là đầu hàng số phận.
"Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu BẠN thất bại, bạn sẽ cố
làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta
tưởng. Điều quan trọng là CÁCH bạn ĐẾN ĐÍCH. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ
chứ?"
"Nếu bạn không nhận được một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở thành một điều kỳ diệu".
"Nghĩ mình chưa đủ giỏi là một sự lừa dối. Cũng là sự lừa dối khi nghĩ mình chẳng đáng
giá điều gì".
"Những thách thức trong cuộc sống là để làm VỮNG MẠNH thêm NIỀM TIN của chúng
ta. Chúng KHÔNG phải để vùi dập chúng ta"
"Cuộc sống không chân tay? Hay cuộc sống không có giới hạn?"
"Tôi khuyến khích bạn chấp nhận rằng bạn có thể không nhìn thấy con đường ngay bây
giờ, nhưng điều đó không có nghĩa là không có con đường".
"Một số vết thương chóng lành hơn nếu bạn tiếp tục tiến bước".
"Bạn có thể ngập chìm trong những thứ tiền có thể mua được, và bạn vẫn sẽ đau khổ như
nhân loại vẫn thế. Tôi biết những người có cơ thể hoàn hảo mà không có được một nửa
hạnh phúc mà tôi tìm thấy. Trong những chuyến đi của tôi, tôi thấy nhiều niềm vui ở
những khu ổ chuột ở Mumbai hay nhà tế bần ở châu Phi hơn ở những khu dân cư kín
cổng cao tường giàu có và những điền trang rộng ngút ngàn triệu đô.
Vì sao vậy? Bạn sẽ tìm thấy sự thỏa mãn khi tài năng và đam mê của bạn được sử dụng
hoàn toàn. Hãy nhận ra sự tự thỏa mãn tức thời. Hãy chống lại cám dỗ trong việc giành
được một vật chất nào đó như ngôi nhà hoàn hảo, những bộ quần áo cá tính nhất hay
chiếc xe hợp thời nhất. Hội chứng 'Nếu tôi có X, tôi sẽ hạnh phúc' là một sự ảo tưởng lớn.
Khi bạn tìm hạnh phúc ở những món đồ, chúng không bao giờ là đủ. Hãy tìm hạnh phúc
ở quanh mình. Hãy tìm hạnh phúc trong chính bản thân mình".
"Không có mục tiêu nào quá lớn. Không có ước mơ nào quá xa vời".
"Có khi nào bạn cảm thấy bị kẹt trong hoàn cảnh nào đó, và rồi phát hiện ra cái kìm kẹp
duy nhất chính là sự thiếu tầm nhìn, thiếu dũng cảm hay sự thất bại trong việc nhận ra
rằng bạn có những lựa chọn tốt hơn?".
"Có thể tôi không có tay để nắm tay vợ tôi, nhưng tôi không cần tay để nắm lấy trái tim
cô ấy. Đó là thứ tôi sẽ nắm lấy".
"Tôi có lựa chọn hoặc giận dữ với Chúa vì những thứ tôi KHÔNG CÓ, hoặc biết ơn vì
những gì tôi CÓ"
"Tôi yêu cuộc sống của tôi, vì tôi đã thấy mục đích của mình".
"Chúa cho bạn một cái miệng nhưng Ngài cho bạn hai chiếc tai, vì vậy bạn nên lắng nghe
gấp đôi bạn nói".
"Với mỗi sự khuyết tật mà bạn có, bạn được ban phúc cho thừa những khả năng để vượt
qua các thách thức của bạn".
"Tôi ở đây để nói với bạn rằng dù hoàn cảnh của bạn có là gì, chừng nào bạn còn thở,
chừng đó bạn còn có thể đóng góp".
"Nỗi sợ hãi là khuyết tật lớn hơn cả việc không chân, không tay".
CUỘC ĐỜI
Nick Vujicic tên đầy đủ là Nicholas James Vujicic, sinh ra và lớn lên tại Melbourne, Úc
vào ngày 1 tháng 2 năm 1982. Lúc sinh ra, anh không có chân tay như bình thường mà
chỉ có hai bàn chân nhỏ, mỗi bàn chân chỉ có hai ngón. Anh bị hội chứng bẩm sinh tetra-
amelia – một loại rối loạn di truyền hiếm gây ra tình trạng không có chân tay.
Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp. Vì thế cả Nick
và bố mẹ suốt nhiều năm vẫn tự hỏi tại sao điều đó lại xảy ra với gia đình họ. Ban đầu, bố
mẹ của Nick bị sốc nhưng họ dần thay đổi để yêu thương hết mực và giúp con vượt qua
tuổi thơ khó khăn.
Vujicic nói rằng nếu anh được sinh ra ở một nước lạc hậu nào đó thì có lẽ anh đã bị coi là
sự nguyền rủa hay nỗi xấu hổ và bị giết chết ngay từ khi mới ra đời. Từ khi 18 tháng tuổi,
Nick đã được bố dạy bơi. Năm Nick 6 tuổi, người bố vốn là lập trình viên máy tính đã
dạy Nick cách gõ phím và làm quen với máy vi tính. Nhờ làm quen với máy vi tính nên
anh có thể dùng bàn chân bé tẹo teo có 2 con nhỏ xíu gõ máy tính với tốc độ 45 từ 1 phút,
sử dụng gót chân và gót chân. Sự khuyết tật dường như đã đem lại cho Nick buộc khả
năng khéo léo bậc thầy trong việc giải quyết các hoạt động thường ngày, từ chuyển động
của đôi vai, hai ngón chân của bàn chân trái rất ngắn
Ngay từ bé, anh bắt đầu tập cho mình biết đánh răng, biết uống nước, biết chải tóc, biết
trả lời điện thoại. Đặc biệt hơn, khi Nick đến tuổi đi học, bố mẹ anh không gửi con vào
trường dành cho những trường hợp khuyết tật mà lại cho con trai cùng học với những đứa
trẻ bình thường bởi cả hai đều muốn con mình học cách sống tự lập ngay trong hoàn cảnh
khó khăn nhất. Nick từng tâm sự rằng: “Đó là một quyết định đúng, tôi luôn thầm cám ơn
bố mẹ vì đã cho tôi học trong môi trường của những học sinh bình thường.”
Tuy vậy, sự tự ti cũng luôn tồn tại trong cậu bé Nick. Trong thời gian đi học, Nick chỉ ao
ước được sống bình thường như những người khác nhưng anh luôn có cảm giác bị gạt ra
ngoài rìa, trở thành kẻ kỳ cục và bị bắt nạt vì ngoại hình quá khác thường. Nhiều lần lòng
tự trọng vô giá mà cha mẹ Nick mất nhiều công sức để xây dựng cho anh sụp đổ trong
chốc lát vì sự châm chọc của những người bạn tàn nhẫn cùng lớp, họ đã gọi anh với
những cái tên như quái vật hoặc người ngoài hành tinh. Chính sự tàn nhẫn độc ác đó cùng
với sự chán nản của Nick đã dẫn tới vụ tự tử đầu tiên của anh. Nick tự tử bất thành năm
10 tuổi trong bồn tắm nhưng tình yêu của bố mẹ đã giúp anh vượt qua giai đoạn khó khăn
này. Nick viết: “Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng chừng đã có lúc nhấn chìm tôi. Hơn ai hết,
tôi từng muốn tự tử và đã từng rất nhiều lần bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng tôi đã can đảm
đứng dậy sau hàng ngàn lần ngã.”
Khi lớn hơn một chút, anh bắt đầu tìm kiếm sự độc lập như bất cứ người trẻ tuổi nào.
“Mặc dù đó là một việc đầy đáng đối với họ, nhưng cha và mẹ của tôi đã thực hiện tốt
nhiệm vụ khi chuẩn bị cho tôi những gì cần thiết để thích nghi với cuộc sống phía
trước.”- anh chia sẻ một cách thành thật.
Vươn tay giúp đỡ
Nick thường nói rằng: “Thường thì chúng ta cứ tự nhủ rằng mình không đủ thông
minh hoặc không đủ hấp dẫn hoặc không đủ tài năng để theo đuổi. Vâng, chúng ta tin
những gì người khác nói về chúng ta hoặc tự đặt ra những giới hạn cho bản thân
mình. Tồi tệ hơn khi bạn tự coi mình là một người vô giá trị, nghĩa là bạn đã đặt ra
giới hạn cho những điều kỳ diệu. Tôi không có tay để chạm vào người khác nhưng trái
tim tôi có thể chạm vào làm rung động trái tim người tôi yêu.” Câu nói đó cũng chính là
lựa chọn để khởi đầu một cuộc sống tràn đầy niềm tin của Nick, dù anh đã từng tuyệt
vọng và đớn đau đến tận cùng.
Nick Vujicic từng rất chăm chỉ cầu nguyện Chúa sẽ ban cho anh đôi chân và đôi tay. Anh
nói với Chúa rằng “Nếu lời cầu nguyện của anh không được hồi đáp, anh sẽ không bao
giờ cầu nguyện nữa.” Tuy nhiên, quan điểm của anh sau đó đã thay đổi hoàn toàn. Đó là
thời điểm để ăn đưa cho anh đọc bài báo viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống
anh đã vượt khó như thế nào. Vujicic nghiệm ra rằng anh không phải là người duy
nhất thiệt thòi như vậy nên bắt đầu tự làm mọi thứ và rồi anh nhận ra những điều
mình đã làm có thể sẽ truyền cảm hứng cho những người khác nữa.
Khi học cấp hai Nick Vujicic đã tích cực vận động, kêu gọi quyên góp cho một tổ chức từ
thiện địa phương và các phong trào vì người khuyết tật. Lên mười bảy tuổi, anh bắt đầu
được mời diễn thuyết và tự mình lập ra tổ chức phi chính phủ là Life Without Limbs. Từ
đó trở về sau thì anh bắt đầu cống hiến nhiều và nhiều hơn nữa thời gian của mình để
diễn thuyết trước đám đông. Thông điệp của anh luôn là hy vọng, một thông điệp nói với
mọi người rằng họ có thể làm được không chỉ tồn tại mà còn có thể vươn lên.
Nỗ lực không ngừng nghỉ
Nick Vujicic tốt nghiệp đại học Griffith năm 21 tuổi với hai chuyên ngành kế toán và lập
kế hoạch tài chính nhưng cuộc đời đã đưa anh trở thành một người diễn thuyết truyền
cảm đi khắp nơi trên thế giới để truyền cảm hứng về những vấn đề của giới trẻ.
Năm 1990, Nick vinh dự nhận giải thưởng Công dân trẻ Nick Úc cho những nỗ lực của
mình. Cuốn sách đầu tiên của anh là Life Without Limits: Inspiration of a Ridiculously
Good Life được xuất bản năm 2010. Ngoài ra, anh còn có những cuốn sách khác được
biết đến rộng rãi như: Unstoppable, Limitless, Stand Strong.. Sách của anh đã được dịch
ra hơn 30 thứ tiếng và được bán hơn triệu bản trên toàn thế giới.
“Tôi đã từng tự hỏi tại sao số phận lại quá khắc nghiệt với tôi. Hơn ai hết, tôi đã từng
rất tuyệt vọng, từng muốn tự tử trốn chạy khỏi cuộc đời và rất nhiều lần định bỏ cuộc.
Nhưng cuối cùng tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng nghìn lần ngã, dù bạn có vấp ngã
hàng trăm lần. Đừng tuyệt vọng, đừng bỏ cuộc, hãy đứng dậy.” Những bộc bạch trước
chân tình của Nick trong cuốn sách đã chạm vào trái tim của độc giả khắp nơi trên thế
giới .
Nguồn cảm hứng của nhân loại
Kể từ buổi phát biểu truyền cảm hứng đầu tiên của Nick khi anh còn là một thiếu niên,
cho đến nay, với hơn 1600 bài nói chuyện anh đã đặt trước đến hơn 57 quốc gia chia sẻ
câu chuyện của mình cho hơn 400 triệu khán giả. Cái tên Nick Vujicic đến nay trở thành
một biểu tượng mãnh liệt của tinh thần vượt lên số phận, và truyền cảm hứng mạnh mẽ
nhất hành tinh.
Ngoài công việc viết sách và diễn thuyết, Nick là diễn viên chính cho bộ phim ngắn The
Butterfly Circus, đoạt giải cao nhất của Doorpost Film năm 2009 và giải Phim ngắn hay
nhất tại Liên hoan phim Method Fest. Khi đó, Nick cũng được trao giải Diễn viên xuất
sắc nhất, The Butterfly Circus cũng giành giải Phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim
Feel Good, Hollywood năm 2010.
Hạnh phúc mỉm cười
Một trong những món quà lớn mà cuộc đời dành cho sự dũng cảm và nghị lực phi thường
của Nick Vujicic là cuộc hôn nhân với cô gái người lai xinh đẹp Kanae Miyahara ra. Mối
tình đẹp với người vợ cực kỳ quyến rũ nhưng kín đáo được Nick kể lại trong cuốn sách
“Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng”. Kanae và chị gái đến nghe buổi nói chuyện của Nice tại
ngoại ô thành phố Dalas, Texas của Mỹ cùng với vợ chồng người bạn tên là Tami. Mang
dòng máu lai của mẹ là người Mexico và bố là người Nhật. Cả hai chị em Kanae và
Yoshi đều rất đẹp nhưng Nick kể rằng anh chỉ chú ý đến Kanae nên không thể rời mắt
khỏi người đẹp trong suốt buổi hôm đó. Nick thậm chí còn hãy tập trung vào bài diễn
thuyết của mình.
Sau buổi nói chuyện, Kanae và Yoshi đến chẳng Nick rất nhanh để nhường chỗ cho
người khác muốn tiếp xúc với vị diễn giả đặc biệt nhưng Nick đã níu chân họ lại để quen.
Nick kể rằng anh thực sự muốn liên lạc với Kanae để có cơ hội tìm hiểu người đẹp nhiều
hơn. “Tôi muốn đưa em địa chỉ email của tôi để biết chắc rằng em có nó” – đó là điều
Nick nói, cho dù lúc đó anh có một phần nài nỉ cầu xin, nhưng bố tôi dạy rằng người đàn
ông thực sự không cầu xin. Tôi cố gắng làm theo lời bố cho dù lúc đó tôi đã quá si mê cô
gái ấy” – Nick tâm sự. “Vâng, được ạ! Chúng ta hãy liên lạc”, Kanae nói và chào ra về.
Nick từ đó hy vọng sẽ nhận được email từ Kanae, nhưng Kanae đã có bạn trai và không
hề email cho anh cho đến khi họ gặp lại ba tháng sau đó. Hoá ra Kanae đã hiểu nhầm là
Nick thích chị gái cô. Mọi nhầm lẫn được xoá bỏ trong một cuộc nói chuyện ở lần gặp lại
này
Kanae nói trong một bài phỏng vấn rằng “Đối với tôi, việc yêu Nick không hề có gì lạ.
Tôi yêu con người anh ấy như vậy. Trước đó, tôi từng hẹn hò với một số anh chàng
nhưng thấy mệt mỏi. Tôi gặp Nick khi đang tìm kiếm một vài thứ khác và tôi tìm thấy tất
cả những điều đó ở anh ấy.” Kanae cho biết trong thời gian yêu nhau, họ gặp phải khá
nhiều phản ứng thú vị, Nick cầu hôn Kanae trên chiếc thuyền buồm ở Santa Barbara vào
năm 2011, anh dùng miệng để đeo nhẫn vào tay bạn gái. Đám cưới đẹp như truyện cổ
tích của họ diễn ra vào tháng 2 năm 2012. Họ đi nghỉ tuần trăng mật rồi chào đón cậu con
trai đầu long kháu khỉnh là nặng gần 4 kg vào một năm sau đó.
Nick đã đi một chặng đường dài, anh ấy đã được ôm bởi các vị tổng thống, các vị vua và
hàng triệu người khác đang phải chịu đựng những trở ngại riêng về thể chất và tinh thần.
Không có chân, anh đã bước đi đi trên con đường đầy yêu thương và nghị lực mà Chúa
đã sắp đặt cho anh. Và cho dù không có tay, anh vẫn có thể và ôm cả thế giới với tình yêu
thương vô điều kiện. Điều thật sự tuyệt vời chính là anh không đổ lỗi cho bất kỳ ai về
việc điều bạn không có được, đặc biệt là Chúa. Anh biết Chúa yêu anh bởi chỉ vì anh
được là chính mình và anh đã được tạo ra trong sự hoàn hảo.
47. Renald Moore
Kẻ sát nhân hoàn lương trở thành thủ khoa đại học Mỹ
18 tuổi, Moore bị kết án 20 năm tù do bắn một người đàn ông trong phi vụ buôn bán ma
túy. Ở chốn ngục tù lạnh lẽo, anh dần thay đổi và quyết định đi học đại học khi 39 tuổi.
Renald Moore, 42 tuổi, đã vượt qua những trở ngại lớn trong cuộc đời để có thể tự hào
bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp Phát thanh, Truyền hình và Phim tại Đại học Texas
Southern (Houston, Texas, Mỹ).
Moore được ông bà nuôi dưỡng suốt thời thơ ấu. Người dân Houston luôn chứng kiến cậu
bé Moore gây rối với bạn bè và thầy cô trong những năm tháng đó. "Lần đầu tiên tôi bị
bắt là hồi lớp 8 do một vụ ẩu đả ở trường. Vụ tàng trữ ma túy đầu tiên của tôi là năm
1989, khi 14 tuổi", Moore chia sẻ trên Huffington Post ngày 20/12.
Cuối cùng, anh bỏ học và dành thời gian tuổi trẻ tại Ủy ban Thanh niên Texas, trại cải tạo
ở thành phố Crockett. Lối sống liều lĩnh khiến sau này anh còn bị giam ở nhà tù của hạt
vì tội danh tàng trữ ma túy và trốn tránh, chống bắt giữ. Năm 1993, anh bắn một người
đàn ông do không thỏa thuận được trong phi vụ buôn bán ma túy và bị kết án 20 năm tù
về tội giết người. Khi đó anh đủ 18 tuổi.
Ở chốn ngục tù lạnh lẽo, Moore nhận thức rõ việc mình đã đoạt mạng một con người.
Từng bước một, Moore bắt đầu hướng tới một cuộc sống tích cực hơn. "Tôi quyết tâm
thay đổi và không ngừng cầu Chúa giúp tôi thực hiện. Khi đối diện với con quỷ trong
người mình, tôi buộc phải suy ngẫm rất nhiều, rất khó khăn. Lỗi lầm của tôi đã ảnh
hưởng đến rất nhiều người", Moore nhớ lại.
Renald Moore 39 tuổi mới đi tìm mục tiêu sống của mình và mẹ đã khuyến khích anh học
đại học.
Từ năm 2000, khi ở trong tù, Moore đã học để lấy bằng giáo dục đại cương (Liberal
Arts). Anh ra tù năm 2013 và về sống với gia đình, tuy nhiên bất đồng với bố dượng lại
khiến anh trở thành kẻ vô gia cư.
"Tôi lang thang từ nơi này đến nơi khác, ở lại vài đêm ở Star of Hope - nơi dành cho
những kẻ vô gia cư trú chân, vạ vật ở chỗ Đội quân Cứu tế một hai đêm, ngủ ở ga tàu
điện ngầm và thậm chí ở chân cầu. Tôi tự nhủ chẳng thà ngủ dưới chân cầu còn hơn
quay lại cuộc sống tội phạm", anh nói.
Moore nộp đơn xin việc vào rất nhiều nơi nhưng không được nhận. Cho đến năm 39 tuổi,
Moore mới đi tìm mục tiêu sống của mình. Mẹ khuyến khích anh nên đi học đại học. Và
Đại học Texas Southern chính là nơi anh tìm được cơ hội làm lại cuộc đời.
Tuy nhiên, khi đặt chân đến trường lần đầu tiên, Moore đối mặt với thử thách khác.
"Công nghệ là rào cản lớn nhất sau khi tôi ra tù. K Tôi không biết cách gửi email,
không biết cách tải tài liệu, không biết truy cập vào website trường để xem bài tập và
điểm số", anh kể lại.
Moore được điều trị chứng trầm cảm và được văn phòng phục vụ người khuyết tật ở
Texas Southern hỗ trợ rất nhiều trong thời gian đại học. Ở đó, người ta chỉ cho anh nhiều
thứ vốn xa lạ với tù nhân lâu năm.
Cũng từ khi vào đại học, Moore phát hiện ra niềm đam mê với diễn xuất. Anh được giao
vai chính trong vở nhạc kịch “Johnny B. Goode” của giáo sư kiêm nhà viết kịch Thomas
Meloncon.
Với 3,9 điểm trung bình toàn khóa, Moore trở thành thủ khoa của trường.
Hành trình đạt điểm trung bình đại học 3,9 của Renald Moore vất vả hơn người bình
thường gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, Moore hiểu rằng không phải câu chuyện của ai cũng có thể có cái kết đầy
tươi sáng. "Sống cuộc đời của một trùm ma túy hoàn toàn không có giá trị. Những
câu chuyện cổ tích về trộm cướp đều là thêu dệt. Rất hiếm người đi trộm cướp suốt đời
rồi sau đó nghỉ hưu. Thực tế, kết cục của họ là ở trong tù, phụ thuộc vào ma túy hoặc
tê liệt. Lối sống đó có rất nhiều cám dỗ, nhưng hãy tìm một người đáng tin cậy kéo bạn
ra khỏi đó để làm điều mình thích một cách hết mình", Moore chia sẻ.
48. Malala Yousafzai - Cô gái dũng cảm nhất thế gian
Vào buổi chiều ngày 9 tháng 10 năm 2012, trên một chiếc xe buýt từ trường về nhà; cô bé
15 tuổi Malala Yousafzai đang vui vẻ trò chuyện cùng bạn bè. Chiếc xe vừa ra khỏi thành
phố Mingora, Pakistan; thì bị hai kẻ cầm súng chặn giữa đường. Chúng ngang tàng bước
lên xe, hỏi: “Đứa nào là Malala Yousafzai?”

Cả chiếc xe lặng ngắt như tờ. Nhưng một số em, bằng bản năng, ngoái nhìn Malala. Theo
hướng mắt ấy, hai gã đàn ông nhận diện ra cô bé. Ngay trong tích tắc, chúng giơ súng
lên. “Đoàng! Đoàng!”. Hai phát súng vang lên, nhắm vào cô bé. Một phát trúng đầu. Một
phát trúng cổ. Xong, chúng xuống xe; tẩu thoát. Sự việc kéo dài chưa đến 5 phút.
Cuộc thanh trừng trắng trợn, nhắm vào cô bé thường dân dấy lên làn sóng phản ứng dữ
dội của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Câu chuyện của Malala Yousafzai
Sẽ có người thắc mắc, tại sao chúng lại ra tay tàn nhẫn như vậy với một bé gái? Hai tên
sát thủ ấy thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan Taliban, hoạt động rất mạnh tại Mingaro,
Pakistan. Taliban cấm phụ nữ đến trường và tham gia các hoạt động xã hội. Tất nhiên, cô
bé Malala Yousafzai không chấp nhận điều đó. Em kiên trì đến trường mỗi ngày. Tinh
thần khát khao theo đuổi tri thức ấy đã đưa Malala đến với thế giới.
Năm 2009, lúc mới 12 tuổi, Malala nhận viết blog cho hãng thông tấn BBC. Trong các
bài viết, Malala mô tả cuộc sống tại quê nhà Swat Valley, nơi Taliban chiếm đóng. Cô bé
luôn đề cao việc phải phổ cập giáo dục cho phụ nữ. Những bài viết sắc bén của blogger
Gul Makai – Hoa bắp (bút danh BBC đặt để bảo vệ danh tính Malala) khiến thế giới phải
chú ý.
Bị tuyên bố xử tử vắng mặt
Từ những bài viết trên BBC, thế giới biết rõ hơn thực trạng của người dân dưới ách
Taliban. Một năm sau, The New York Times đã sang tận Pakistan để làm phim tài liệu về
cuộc đời cô bé. Từ đó, Malala Yousafzai được thế giới biết đến như một nhà hoạt động
nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền trong các quốc gia Hồi giáo. Khi Malala càng được thế
giới ca ngợi vì tinh thần đấu tranh bền bỉ cho phụ nữ, em càng trở thành cái gai trong mắt
Taliban. Taliban xem cô bé là kẻ thù và ra lệnh hạ sát em.
Bản án tử hình Malala Yousafzai được đăng tải rộng rãi trên báo chí địa phương. Thậm
chí, chúng còn được nhét dưới cửa nhà em. Nhưng Malala không hề sợ hãi. Mặc cho tử
thần treo lơ lửng trên đầu, mặc tinh thần bị khủng bố; Malala vẫn tiếp tục đến trường và
vận động các bạn gái đi học. Hậu quả là em bị bắn trên chuyến xe buýt từ trường về nhà.
Thật may, hai phát súng không hạ gục được cô bé 15 tuổi. Sau nhiều tháng liền hôn mê,
em tỉnh giấc. Nhiều bệnh viện lớn ở Tây phương hứa sẽ điều trị cho em. Gia đình Malala
chọn bệnh viện Queen Elisabeth Hospital ở Birmingham, Anh, nơi nổi tiếng điều trị các
quân nhân bị thương tật. Sau mấy tháng nằm viện, sức khỏe của em hồi phục.
Giáo dục là ưu tiên hàng đầu
Đầu năm 2013, Malala Yousafzai tiếp tục đến trường tại Birmingham. Khi đã đến được
xứ tự do, Malala càng tích cực vận động cho quyền được đi học của phụ nữ, đặc biệt là
những phụ nữ đạo Hồi. Tháng 7– 2013, chỉ 9 tháng sau khi bị bắn, Malala Yousafzai đã
có cuộc phát biểu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, kêu gọi quyền đi học cho phụ nữ.
Em bảo: “Những kẻ khủng bố tưởng rằng họ sẽ thay đổi định hướng và hoài bão của tôi,
nhưng chẳng có điều gì của cuộc đời tôi thay đổi cả ngoại trừ: sự mềm yếu, sợ hãi và
tuyệt vọng đã mất đi. Sức mạnh, năng lực và sự can đảm được sinh ra. Tôi không chống
ai cả. Tôi cũng chẳng đứng đây để nói lên sự trả thù cho cá nhân tôi đối với Taliban hay
bất kỳ nhóm khủng bố nào. Tôi chỉ muốn lên tiếng về quyền được học cho mọi đứa trẻ.
Tôi muốn giáo dục cho những đứa con trai, con gái của Taliban và tất cả những nhóm
khủng bố và những nhóm cực đoan”.
Bạn có tưởng tượng được không, đó là những lời nói từ một cô bé 17 tuổi. Cô bé ấy đã
chiến đấu từ năm 11 tuổi trong một xã hội bị Taliban cai trị. Lòng dũng cảm vô biên của
em đã chinh phục cả thế giới, như lời cô bé hóm hỉnh tự nhận; “Thật sự em có sợ ma một
chút. Nhưng em không sợ Taliban. Không hề!”. Từ sau bài phát biểu chấn động ấy; Liên
Hiệp Quốc chọn sinh nhật của em (12–7 thường niên) làm ngày Malala.
Nobel hòa bình trẻ nhất thế giới
Một buổi chiều cuối hạ; người ta gọi cô bé 17 tuổi ra khỏi lớp học khi cô đang chăm chú
nghe giảng môn Hóa học và thông báo rằng: vài hôm nữa, cô sẽ chính thức trở thành
người trẻ tuổi nhất trong lịch sử từng được nhận giải thưởng Nobel hòa bình cho những
nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em của mình. Cô gái nhỏ kỳ diệu ấy mang tên Malala Yousafzai,
một người Pakistan từng bị phiến quân Taliban bắn hai phát vào đầu 2 năm về trước. Ở
tuổi 17, em là người nhận giải Nobel trẻ nhất trong lịch sử hơn trăm năm của giải thưởng
có uy tín nhất thế giới này. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã gọi Malala là “niềm kiêu
hãnh” của đất nước Pakistan.
Đấu tranh vì nữ quyền
Nhưng danh hiệu, giải thưởng cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến Malala Yousafzai. Em
bảo: “Đây không phải là kết thúc, đây chính là mở đầu cho những hoạt động của tôi. Giải
thưởng này, tôi xin dành cho tất cả trẻ em”. Và Malala đã làm đúng như vậy: hoạt động
không mệt mỏi cho nhân quyền và nữ quyền trong thế giới Hồi giáo. Trong cuộc phỏng
vấn với nữ nhà báo Christiane Amanpour của CNN (mà TTGĐ từng có dịp đề cập),
Malala hy vọng một ngày nào đó, em sẽ trở thành thủ tướng Pakistan. “Thông qua chính
trị, tôi có thể phục vụ đất nước mình”. Một tháng trước, Malala đã chính thức tốt nghiệp
cấp 3.
Hiện nay, em đang có chuyến đi đến Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latin để vận
động, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục. Tuổi trẻ tài cao,
nhiều chính trị gia và nhà cầm quyền cho rằng, trong thế hệ Milleniums này, Malala
Yousafzai sẽ là cánh chim đầu đàn, đưa thế giới trở thành một nơi tốt đẹp, đáng sống
hơn.

8 lý do Malala Yousafzai truyền cảm hứng cho thế giới


TT - Ngày 10-10, cô gái 17 tuổi Malala Yousafzai đã trở thành người trẻ nhất trên thế
giới và là người Pakistan đầu tiên đoạt giải Nobel hòa bình.

Malala bị Taliban bắn vào đầu năm 2012 vì dám yêu cầu quyền tiếp cận giáo dục dành
cho tất cả mọi người. Kể từ đó, cô gái người Pakistan đã khiến thế giới đi từ ngạc nhiên
này đến ngạc nhiên khác khi liên tục đấu tranh cho giáo dục trẻ em và quyền lợi của các
cô gái khắp thế giới, bằng lòng dũng cảm và niềm đam mê vô tận.

Báo Huffington Post của Mỹ đã liệt kê tám nguyên nhân giải thích tại sao Malala đã
truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta:

1. Lòng dũng cảm vô biên


Đầu năm 2008, Malala đã bắt đầu đấu tranh cho quyền giáo dục. Theo Toronto Star, cha
cô dẫn cô đến Peshawar nói chuyện với một câu lạc bộ báo chí địa phương. Cô phát biểu
trước đám đông: “Tại sao Taliban dám tước đoạt quyền tiếp cận giáo dục của tôi?”, đồng
thời tiết lộ cô đã giấu mấy quyển sách giáo khoa trong quần áo khi đến trường.
Năm đó Malala chỉ mới 11 tuổi. Ngoài ra, Malala bắt đầu viết blog cho BBC lúc 11 tuổi
mô tả cuộc sống của mình dưới chế độ Taliban.
Sau khi ám sát Malala thất bại, những kẻ khủng bố tuyên bố sẽ “tấn công” cô một lần nữa
nếu có cơ hội nhưng Malala cho biết cô không sợ bị dọa dẫm.
“Thật sự tôi có sợ ma một chút. Nhưng tôi không sợ Taliban. Không hề” - Malala quả
quyết với Đài NDTV năm 2013.

2. Đầy lòng trắc ẩn


Malala từng khiến người dẫn chương trình Jon Stewart của The Daily Show không nói
nên lời khi cô chia sẻ rằng nếu được gặp trực tiếp một thành viên của Taliban, cô muốn
gửi họ thông điệp như sau: “Tôi sẽ nói với ông ấy giáo dục quan trọng với chúng tôi như
thế nào, và tôi thậm chí muốn con cái ông ấy cũng được đến trường”.

3. Đấu tranh cho quyền đi học của mỗi trẻ em


Ngày 12-7 năm ngoái, khi Liên Hiệp Quốc công bố ngày sinh nhật của Malala là Ngày
Malala, cô gái phát biểu với đám đông rằng cô sẽ đại diện cho 57 triệu trẻ em không được
đến trường trên khắp thế giới.
“Ngày Malala không phải là ngày của riêng tôi - cô phát biểu trong một bài diễn văn tại
trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York - Ngày hôm nay là ngày dành cho mọi phụ nữ, mọi
bé trai và bé gái lên tiếng về các quyền lợi của họ”.
“Một đứa trẻ, một giáo viên, một quyển sách và một cây viết có thể thay đổi thế giới -
Malala phát biểu thêm - Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục luôn phải được đặt ưu
tiên hàng đầu”.

4. Truyền cảm hứng cho hàng triệu người khác


Trong những tuần lễ sau khi bị Taliban bắn vào đầu, đặc phái viên đặc biệt của Liên Hiệp
Quốc về giáo dục trên toàn cầu phát động đơn kiến nghị mang tên cô gái người Pakistan.
Đơn kiến nghị Malala kêu gọi Liên Hiệp Quốc tái cam kết thực hiện mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ thứ 2: cam kết rằng tất cả trẻ em trên thế giới đều được đến trường trước
năm 2015. Đơn kiến nghị này nhận hơn 3 triệu chữ ký. Lá đơn cũng khiến Chính phủ
Pakistan nhanh chóng thông qua dự luật quyền tiếp cận giáo dục, bảo đảm cung cấp giáo
dục miễn phí cho tất cả trẻ em.

5. Ủng hộ phụ nữ trẻ khắp mọi nơi


“Chúng ta phải giúp các cô gái chống lại những rào cản trong cuộc sống của họ, khuyến
khích họ đứng lên và dũng cảm lên tiếng, vượt qua nỗi sợ hãi trong tâm hồn họ”, Malala
chia sẻ trong một bữa ăn tối vào tháng 8 năm nay với tạp chí Forbes.
Một tháng trước đó, cô gái đã gặp Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan ở Abuja,
Nigeria nhằm bày tỏ sự ủng hộ dành cho 291 cô gái bị nhóm khủng bố Boko Haram bắt
cóc. Lúc đó, cô gửi thông điệp đến những kẻ bắt cóc: “Hãy hạ vũ khí của các ông xuống.
Hãy phóng thích những chị em của các ông. Thả tự do cho những người con gái của đất
nước này. Họ không phạm tội gì cả”.

6. Quỹ Malala thay đổi thế giới


Malala phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến toàn cầu Clinton năm 2014 rằng Quỹ Malala và
Tổ chức Echidna Giving sẽ cam kết ủng hộ 3 triệu USD cho các sáng kiến giáo dục ở các
quốc gia phát triển, theo ABC News.
Cũng trong năm nay, Malala và những thành viên khác của Quỹ Malala đã giúp đỡ hàng
trăm trẻ Syria tị nạn ở Jordan. Malala và tổ chức của cô đã ủng hộ và giúp đỡ hơn 1 triệu
trẻ em tị nạn Syria bị mất nhà cửa do chiến tranh và giúp các em đến trường.

7. Không để kẻ thù cản trở mình


Malala có nhiều người ủng hộ khắp thế giới nhưng cũng có người căm ghét và cáo buộc
cô là “cái loa tuyên truyền của phương Tây”. Cô nói với BBC năm ngoái liên quan đến
những cáo buộc này: “Cha của tôi nói rằng giáo dục không phải là phương Đông hay
phương Tây. Giáo dục là giáo dục. Đó là quyền lợi của tất cả mọi người”.
8. Ước mơ lớn và tuyệt vời
Malala nói với nhà báo Christiane Amanpour của CNN vào năm ngoái rằng cô hi vọng
một ngày nào đó sẽ trở thành thủ tướng của Pakistan. “Thông qua chính trị, tôi có thể
phục vụ toàn bộ đất nước mình”.

Cô rất tin tưởng vào ước mơ lớn của mình. “Điều quan trọng là bạn phải luôn yêu cầu thế
giới hãy làm cái gì đó. Nhưng thỉnh thoảng có một số thứ không được thực hiện, do vậy
bạn phải thử sức và phải hoàn thành những thứ này” - cô gái Pakistan phát biểu vào tháng
8 năm nay.

Malala Yousafzai: Cô gái hồi sinh ngoạn mục sau khi bị bắn vào đầu năm 15 tuổi và
trở thành biểu tượng toàn cầu cho giáo dục nữ giới
Malala Yousafzai trở thành một biểu tượng toàn cầu về sức mạnh và sức đề kháng
khi ở tuổi 15, cô đã sống sót một cách kỳ diệu khi bị Taliban bắn vào đầu.

Malala Yousafzai, người Pakistan, là người trẻ nhất trên thế giới đạt giải Nobel Hòa bình
từ năm 1901 đến nay. Malala là một nhà hoạt động nữ quyền và là một biểu tượng toàn
cầu cho giáo dục nữ giới. Cô nổi tiếng sau khi bị tay súng của lực lượng Hồi giáo Taliban
bắn vào đầu khi mới 15 tuổi.
Tuổi thơ của Malala
Vào ngày 12/7/1997, Malala Yousafzai được sinh ra tại Mingora, một thành phố thuộc
Thung lũng Swat của Pakistan. Ngay từ khi sinh ra, Malala đã rất thích việc học, cô yêu
sách và quyết định muốn trở thành bác sĩ.
Cha cô là ông Ziauddin Yousafzai, một giáo viên tận tâm với nền giáo dục. Ông thành lập
trường của riêng mình và để con gái theo học ở đó. Thế nhưng, trường học của Ziauddin
trở thành mục tiêu đặc biệt của Taliban. Lực lượng Hồi giáo này đã ban hành một sắc
lệnh không cho các bé gái được đến trường và đưa ra những mối đe dọa đến với gia đình
ông Ziauddin. Trường học của ông bị buộc phải đóng cửa một thời gian dài và đã mở lại
ngay trước thời điểm Malala bị bắn.
Cha của Malala sớm nhìn thấy một điều đặc biệt từ con gái mình. Ông khuyến khích cô
suy nghĩ cởi mở và bày tỏ ý kiến chính trị của mình một cách tự do. Sau khi hai em trai
của Malala đi ngủ, Malala và cha thường sẽ ngồi lại thảo luận về chính trị đến tận đêm
khuya.
Khi mới 11 tuổi, Malala đã là một nhà hoạt động hăng hái. Cô viết blog về những áp bức
trong cuộc sống dưới thời Tabilan. Cô thường xuyên lên tiếng về việc Taliban tước đi
quyền giáo dục của mình. Một năm trước khi bị bắn, Malala đã giành được Giải thưởng
Hòa bình cho Trẻ em Quốc tế và Giải Hòa bình Thanh niên đầu tiên của Pakistan.
Bị bắn khi đang trên đường đi học về
Năm 2007, khi Malala chỉ mới 10 tuổi, quê hương yêu dấu của cô bắt đầu thay đổi khi
các chiến binh Taliban bắt đầu xuất hiện khắp nơi. Bạo lực nhanh chóng lan khắp Thung
lũng Swat và các mối đe dọa đổ xuống các trường chỉ dành cho nữ.
Câu chuyện về Malala đã được cả thế giới biết đến khi cô bị bắn khi đang trên đường từ
trường về nhà vào năm 2012, khi mới chỉ 15 tuổi, tại khu vực Thung lũng Swat của
Pakistan. Cô đã thu hút sự chú ý của các chiến binh vì đã lên tiếng ủng hộ và đấu tranh
giành quyền đi học cho nữ giới.
Một tay súng đã bước lên xe buýt và hỏi "Ai là Malala?". Sau đó, hắn bắn vào đầu
Malala 3 viên đạn, đồng thời khiến cả hai người bạn cùng lớp của cô bị thương nặng.
Xe cứu thương đến và đưa Malala vào một bệnh viện quân đội trong tình trạng nguy
kịch. Sau cuộc phẫu thuật kéo dài năm giờ, viên đạn đã được gỡ bỏ, nhưng tình trạng của
cô vẫn không ổn định. Cô bị hôn mê và nhiễm trùng. Ngay sau đó, có rất nhiều lời đề
nghị điều trị cho Malala đến từ khắp nơi trên thế giới.
Chính vì thế, gia đình nữ sinh 15 tuổi này đã đưa cô đến Birmingham, Anh để điều trị
phục hồi chức năng vì những vết thương đe dọa đến tính mạng. May mắn rằng Malala đã
thoát chết và hồi phục nhanh chóng.
Những hoạt động sau khi bị Taliban bắn
Vào tháng 1/2013, Malala Yousafzai cuối cùng đã được xuất viện sau khi được tái tạo
hộp sọ và được cấy ốc tai điện tử để khôi phục thính giác. Cuộc sống của cô sau vụ nổ
súng rất khác. Malala nhận thấy mình phải đối mặt với hai sự lựa chọn: rút lui để an toàn,
hoặc tiếp tục cuộc chiến vì nhân quyền. Cô tự nhủ với mình rằng: "Tôi đã đối mặt với cái
chết. Đây là cuộc sống thứ hai của tôi. Đừng sợ - nếu sợ, tôi không thể tiến về phía
trước."
Vì vậy, thay vì rút lui và ở ẩn, Malala bước lên vai trò là đại sứ toàn cầu cho giáo dục nữ.
Sau khi hồi phục, Malala cùng cha mình thành lập Quỹ Malala, một tổ chức phi lợi nhuận
với nhiệm vụ tạo ra một thế giới mà mọi cô gái trẻ đều có quyền kiểm soát tương lai của
mình.
Tháng 7/2013, Malala được mời đến phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Cô
tuyên bố mình sẽ không im lặng và sẽ đứng lên giành nữ quyền. Một năm sau đó, nữ sinh
này đoạt giải thưởng về nhân quyền Sakharov danh giá của Liên minh châu Âu (EU).
Năm 2014, Malala Yousafzai trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng Nobel Hòa
bình. Ngoài Quỹ Malala, nhà hoạt động này còn là một nhà viết sách và là Sứ giả Hòa
bình của Liên Hợp Quốc.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Davos năm 2018, Malala từng nói rằng: "Tôi đã bắt đầu lên
tiếng khi tôi 11 tuổi và tôi không biết tiếng nói của mình có gây ảnh hưởng đến người
khác hay không. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi nhận ra rằng mọi người đang lắng nghe tôi
và giọng nói của tôi truyền đến mọi người trên khắp thế giới. Vì vậy, thay đổi là có thể và
đừng giới hạn bản thân, đừng dừng lại, chỉ vì bạn còn trẻ."
Tám năm sau khi bị Taliban bắn, người ủng hộ giáo dục nữ giới đã chia sẻ một bức ảnh
ăn mừng tốt nghiệp bằng Triết học, Chính trị và Kinh tế tại Đại học Oxford ở Anh. Trên
trang cá nhân có hơn 3 triệu người theo dõi, cô bày tỏ cảm xúc rằng: "Thật khó để bày tỏ
niềm vui và lòng biết ơn của tôi ngay bây giờ."
22 tuổi, Malala Yousafzai đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho giáo dục nữ giới và đã đi
khắp thế giới, từ Nhà Trắng đến trại tị nạn để bảo vệ và vận động cho quyền lợi của nữ
giới.
Trong khoảng thời gian này, Malala đã viết 2 cuốn sách. Cuốn đầu tiên có tên là "Tôi là
Malala", được xuất bản với sự giúp đỡ của nhà văn Christina Lamb. Cuốn sách kể về
cuộc sống của cô những ngày còn ở Pakistan và sự kiện đã đưa cô đến với cuộc sống
mới.
Cuốn sách thứ hai xuất bản năm 2017 có tên là "Bút chì ma thuật của Malala". Cuốn sách
được viết dành riêng cho trẻ em. Cuốn sách kể về Malala ngày còn nhỏ đã từng khao khát
có một cây bút chì đặc biệt cho phép cô làm mọi thứ như vẽ một chiếc khóa trên cửa để
anh chị em không làm phiền mình. Malala nói: "Tôi nghĩ mọi đứa trẻ đều muốn có một
cái khóa như vậy. Và nếu tôi có một cây bút chì như vậy, tôi sẽ sử dụng nó để vẽ nên một
thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hòa bình."

Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ của mình, Malala đã thể hiện sức mạnh và sự can
đảm đặc biệt khi đối mặt với khủng bố. Nỗ lực trong cuộc sống của Malala đã củng cố
niềm tin của cô về một thế giới tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn. Tiếng nói của cô đã mang lại
nền giáo dục cho hàng ngàn trẻ em và đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người khác.
Malala Yousafzai là bằng chứng cho thấy tuổi tác không có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh
cho những gì đúng đắn, rằng bất cứ ai cũng có thể và nên lên tiếng để cải thiện thế giới
xung quanh.
(Theo Goalcast)

49. Lê Hoài Anh


Doanh nhân Lê Hoài Anh: “Khi có nghìn tỷ, tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc”
Lê Hoài Anh là nữ doanh nhân đầu tiên ở Việt Nam sở hữu siêu xe Bentley và nhiều siêu
xe khác, ở trong những biệt thự lộng lẫy, trên người lấp lánh đồ hiệu. Nhưng giờ, bà lại
cho rằng những điều đó không quan trọng và cần thiết nữa.
Chủ tịch HAL’S GROUP Lê Hoài Anh là nữ doanh nhân tiên phong trong việc đưa các
dòng thương hiệu mỹ phẩm cao cấp vào thị trường Việt Nam. HAL’S hiện là đơn vị phân
phối độc quyền hàng đầu của các hãng mỹ phẩm, nước hoa nổi tiếng tại Việt Nam như:
L’Occitane, Bvlgari, Sisley, Clarins, Inglot, Christina… Công ty chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực phân phối các sản phẩm làm đẹp: Mỹ phẩm, trang sức, thời trang, thực phẩm
chức năng… Doanh thu hàng năm của tập đoàn từ 190 đến hơn 200 tỷ đồng, tăng trưởng
mỗi năm 20-25%.
Bà Lê Hoài Anh từng trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh, như xuất khẩu nông sản, hải
sản, mỹ nghệ, nhập khẩu, kinh doanh bán lẻ. Tên tuổi bà trở nên nổi tiếng sau khi Công
ty Thủy Lộc của bà trở thành nhà phân phối độc quyền thương hiệu mỹ phẩm Shiseido –
Nhật Bản và phát triển thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2011, Shiseido bất ngờ
chấm dứt hợp đồng phân phối độc quyền của Thủy Lộc.
Sau đó xảy ra mâu thuẫn giữa các cổ đông của các cửa hàng Shiseido với Công ty
Shiseido và Thủy Lộc. Mâu thuẫn này khiến cho hợp đồng phân phối bán lẻ giữa Thủy
Lộc và Shiseido phải chấm dứt, công ty bị kiện ra tòa.
Năm 2011, khi đang có ngàn tỷ trong tay, nữ doanh nhân Lê Hoài Anh bất ngờ lâm cảnh
phá sản vì thương hiệu mỹ phẩm Shiseido chấm dứt làm ăn.
Kể từ đó, nữ doanh nhân ít xuất hiện trước công chúng, lặng lẽ gây dựng lại cơ nghiệp.
Lần đầu chia sẻ với báo giới, bà Hoài Anh nói: “Tôi phải cảm ơn biến cố cuộc đời này, có
nó tôi mới được như ngày hôm nay”.
Doanh nhân Lê Hoài Anh: "Khi có nghìn tỷ, tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc"
Tôi từng có nghìn tỷ, rồi cũng mất
Thương vụ hợp tác giữa Công ty Thủy Lộc của bà với Shiseido đổ vỡ sau 14 năm phát
triển rực rỡ, đã để lại cho bà những tổn hại gì?
Có thể nói Shiseido như một đứa con tinh thần đã được tôi chăm sóc, nuôi dưỡng tử tế,
khôn lớn. Khi Shiseido muốn mua lại việc kinh doanh, tôi dù không muốn bán, nhưng
cuối cùng cũng đã bàn giao cho họ 68 cửa hàng phân phối sản phẩm. Nhưng một số cá
nhân làm việc cho Shiseido tại Việt Nam còn muốn hơn thế, để rồi sau đó xảy ra tranh
chấp hợp đồng thương mại, dẫn tới kiện tụng với Công ty Thuỷ Lộc, đẩy tôi vào khủng
hoảng.
Khoảng 30% nhân viên của tôi, đã nghe lời xúi giục, ép buộc của một số người đứng ra
kiện cáo, biểu tình, nói rất xấu về công ty, về tôi.
Công ty Thủy Lộc bị phá sản đã đành. Một số hoạt động kinh doanh bất động sản của tôi
với bạn bè, đối tác cũng bị giành giật và chiếm đoạt. Họ tưởng tôi đã “chết” nên đạp thêm
cho tôi “chết hẳn”. Tôi kiếm được rất nhiều tiền, trong tay từng có cả nghìn tỷ đồng
nhưng rồi mất đi cũng gần chừng ấy.
Mất tiền, rất đau. Nhưng đau hơn cả là mất niềm tin vào bạn bè, đối tác. Khi ấy, lúc nào
tôi cũng nghĩ: Sao một đối tác Nhật Bản lại có thể làm như vậy với tôi, sau chừng ấy năm
tôi vun đắp cho họ? Sao bạn tôi, người bạn mà tôi giúp từ thuở hàn vi nỡ đối xử với tôi
như thế này? Tôi từng nghĩ, chả dám tin vào ai, như vậy sống làm gì? Và tôi đã hai lần
tìm đến cái chết.
Bà làm thế nào để đi qua thử thách ấy?
Khi đó, mẹ tôi lập tức bán miếng đất của bà lấy tiền đưa tôi. Con gái tôi đang ở Úc cũng
gom hết khoản tiền hơn 20.000 USD dành dụm được sau mấy năm đi làm. Chồng tôi
cũng vậy, ba người gom được chừng 100.000 USD giúp tôi ngay lập tức trả lương kỳ còn
lại cho nhân viên, đóng tất cả bảo hiểm…
Trong khi 30% nhân viên quay lưng thì 70% nhân viên còn lại rất tốt, vẫn đứng bên tôi
khi ấy và nhiều người tiếp tục làm việc cùng tôi đến giờ.
Có những người bạn như ông chủ L’Occitane – thương hiệu mỹ phẩm mà tôi đang phân
phối khi ấy – đã lẳng lặng sang Việt Nam vào dịp đám cưới con gái tôi, rồi nói: “Tôi ở
đây, tôi giúp gì được cho bạn?”. Ông ấy khẳng định vẫn tin tưởng việc hợp tác với tôi.
Có một thời gian, tôi tắt điện thoại, không liên lạc với ai. Một số người bạn tìm cách liên
lạc với chồng tôi, đưa tôi đi ăn.
Tất cả những điều đó cho tôi thấy rằng, chẳng ai trọn vẹn được cả, nhưng nếu mình đàng
hoàng thì những người tốt vẫn bên mình. Rồi tôi tĩnh tâm và thấy rằng mình phải làm lại.
Lúc giàu có nhất, tôi chưa bao giờ hạnh phúc
Ngoài thương vụ Shiseido đổ vỡ, bà còn phải trải qua khủng hoảng nào khác? Và bài học
bà nhận được là gì?
Bên cạnh Shiseido, cũng có một, hai thương hiệu nước ngoài tôi phân phối không thành
công, như Esprit. Rồi tôi cũng từng khốn khổ khi thị trường bất động sản lao dốc vào
năm 2013…
Đi qua những thất bại như thế, tôi được tôi luyện vững vàng hơn, học được nhiều bài học
hơn.
Không ai nói trước được điều gì. Song nếu giờ có xảy ra khủng hoảng nữa, chưa biết tôi
có thể mất bao nhiêu tiền, nhưng chắc chắn tôi sẽ không đau lòng như thế nữa, không để
mình bị rơi sâu, mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực như vậy nữa!
Cho nên, tôi nghĩ rằng, đã là doanh nhân, có thành công thì cũng có lúc thất bại. Nhưng
nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ hạn chế phần nào mức độ thiệt hại để bạn vẫn còn gượng
dậy được.
Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư. Rất may, bên cạnh Shiseido, tôi cũng
phân phối nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như: L’Occitane, Bvlgari, Sisley, Clarins…
Thời điểm đó, nếu tôi chỉ làm với Shiseido, cả gia tài tôi ở đó, thì tôi lấy gì để vịn vào mà
đứng dậy?
Và bài học quan trọng nhất với tôi là đừng bao giờ để mất hết lòng tin.
Mọi người có hỏi tôi, nếu bây giờ để làm lại, tôi có hết mình như thế không? Tôi nói với
họ rằng có nhìn những thương hiệu tôi mới phân phối không, tôi vẫn hết mình như thế.
Đừng bao giờ mong tôi vấp phải cái ổ gà này mà muốn lúc nào tôi cũng sợ ổ gà. Sợ thì
cẩn thận hơn một chút thì được, nhưng không lẽ cứ đứng mãi mà không dám bước?
Doanh nhân Lê Hoài Anh: "Khi có nghìn tỷ, tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc"
Bà là nữ doanh nhân đầu tiên ở Việt Nam sở hữu siêu xe Bentley và nhiều siêu xe khác, ở
trong những biệt thự lộng lẫy, trên người lấp lánh đồ hiệu. Nhưng giờ, bà lại cho rằng
những điều đó không quan trọng và cần thiết nữa. Điều gì làm bà thay đổi như vậy?
Tin hay không tùy bạn, nhưng nói thật lòng lúc giàu có nhất, nổi tiếng nhất về của cải, tôi
chưa bao giờ cảm thấy mình hạnh phúc. Ở trong căn nhà vài triệu USD mới xây dựng mà
vợ chồng nguội lạnh. Đi xe Bentley đời mới nhất mà tôi phải khóc trong chiếc xe ấy
nhiều lần vì sự phản bội của người chồng cũ.
Ngày nào cũng vào ra khách sạn 5, 6 sao, đồ hiệu đeo đầy người mà tôi chỉ toàn bè chứ
hầu như không có bạn. Uống rượu đắt tiền, ăn sơn hào hải vị mà tôi không thấy ngon.
Thân thể béo phì, già nua trước tuổi, đủ thứ bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao…
Rồi khi rơi vào khủng hoảng, tôi phải dời căn biệt thự 4-5 triệu USD sang một căn hộ
chừng 200.000 USD. Sống ở đó, tôi thấy rằng vẫn tiện nghi, đủ đầy. Tôi bán chiếc xe
Bentley 400.000 USD để mua một chiếc xe Ford trả góp, lấy tiền thanh toán nợ nần, đồng
thời đầu tư tiếp.
Đến cuối năm 2013, chúng tôi đã vượt qua khủng hoảng, bắt đầu kinh doanh có lãi từ đầu
năm 2014 đến nay. Khi đó, chồng tôi lái xe chở tôi đi làm và tôi thấy rất vui. Sau những
trải nghiệm đó, tôi mới thấm thía rằng niềm hạnh phúc đâu chỉ ở những giá trị vật chất
đó.
Thực lòng, tôi xin cảm ơn những biến cố mà tôi đã gặp, những mất mát của cải vật chất
mà tôi đã trải qua để giúp tôi nhận ra được chân tình của người yêu thương tôi. Tôi cũng
giảm được gần 40 kg, khỏi bệnh tật, trẻ ra rất nhiều và đã kết hôn với người yêu thương
tôi gần 10 năm qua, người cùng tôi vượt qua bao gian khó.
Thật sự bây giờ nếu muốn tôi vẫn có thể mua siêu xe, ở nhà triệu USD, ra vào những nơi
sang trọng nhất, nhưng với tôi điều ấy hoàn toàn không quan trọng và cần thiết nữa. Tôi
thấy vui và hạnh phúc với một chiếc ô tô tốt bình thường, một căn nhà nhỏ đầy ắp tiếng
cười, những tối vui với những người bạn thực sự, nhìn thấy con tôi ngoan, giỏi và hiếu
thảo, nhìn thấy công ty mình gây dựng bao nhiêu năm vượt qua nhiều khó khăn, phát
triển khỏe mạnh, gần ngàn nhân viên, có những nhân viên làm việc cho tôi hơn 20 năm
vẫn sống đầy đủ, hạnh phúc…
Cảm ơn bà!
“Khi còn trẻ, người ta dễ mắc phải những sai lầm chạy đuổi theo những ảo vọng mà quên
đi những chân tình, những giá trị thật của cuộc sống. Cuộc sống này không phải là những
cuộc chạy đua, cuộc sống là một hành trình mà chúng ta có thể từng bước khám phá và
tận hưởng.
Rất nhiều tỉ phú nổi tiếng trên thế giới đã chọn một cuộc sống giản dị và hạnh phúc. Họ
vẫn không ngừng cống hiến cho xã hội mỗi ngày. Tôi không phải là tỉ phú nhưng tôi chọn
cho mình cuộc sống ấy. Tôi vẫn luôn nỗ lực mỗi ngày” – Doanh nhân Lê Hoài Anh chia
sẻ.
Theo Báo Giao Thông
50. Grigory Perelman
Grigori Yakovlevich Perelman (tiếng Nga: Григорий Яковлевич Перельман, sinh ngày
13 tháng 6 năm 1966), đôi khi còn được biết đến với tên Grisha Perelman, là một nhà
toán học người Nga có nhiều đóng góp đến hình học Riemann và tô pô hình học. Đặc
biệt, ông đã chứng minh giả thuyết hình học hóa của Thurston. Việc này đã giải giả
thuyết Poincaré, được đề ra năm 1904 và được xem là một trong những bài toán chưa
có bài giải quan trọng hóc búa nhất cho đến khi được giải.
Hơn nữa, tất cả các thiên tài toán học đều mắc bệnh tự kỷ. Tự kỷ trước hết là sống khép
kín, cách li với thế giới bên ngoài, tuyệt đối tin vào lẽ phải và tầm quan trọng của mình.
Ví dụ, khi được hỏi ai là thầy của anh, Perelman trả lời một cách đầy tự tin: “Tôi không
có những người thầy, mọi thứ đều do tôi tự phấn đấu”.
TẠI SAO NHÀ TOÁN HỌC PERELMAN TỪ CHỐI GIẢI THƯỞNG?
Grigory Yakovlevich giải thích điều này bởi thực tế là lương tâm không cho phép anh ta
có được một triệu, do một số nhà toán học khác. Nhà khoa học lưu ý rằng ông có nhiều lý
do để lấy tiền và không lấy nó. Anh không thể quyết định trong một thời gian dài.
Grigory Perelman, một nhà toán học, đã trích dẫn sự bất đồng với cộng đồng khoa học là
lý do chính để từ chối giải thưởng. Ông lưu ý rằng ông coi quyết định của mình là không
công bằng. Grigory Yakovlevich nói rằng ông tin rằng sự đóng góp của Hamilton, một
nhà toán học người Đức, cho giải pháp của vấn đề này không kém gì ông.
Nhân tiện, một lát sau, ngay cả một giai thoại cũng xuất hiện về chủ đề này: các nhà toán
học cần phân bổ hàng triệu lần thường xuyên hơn, có thể ai đó vẫn sẽ quyết định lấy
chúng. Một năm sau khi Perelman từ chối, Demetrios Christodoul và Richard Hamilton
đã được trao giải Shaw. Giải toán là một triệu đô la. Giải thưởng này đôi khi còn được
gọi là giải thưởng Nobel của phương Đông. Hamilton đã nhận được nó để tạo ra một lý
thuyết toán học. Sau đó, nó đã được nhà toán học người Nga Perelman phát triển trong
các tác phẩm của ông dành cho việc chứng minh phỏng đoán Poincare. Richard đã chấp
nhận giải thưởng này.
Bốn năm trước, Perelman từng được trao huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất
trong lĩnh vực toán học, từ Liên minh Toán học Quốc tế. Vào thời điểm đó, Perelman
phát biểu: "Tôi không hứng thú với tiền bạc hay danh vọng. Tôi không muốn bị trưng bày
như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại
sao tôi không muốn mọi người nhìn mình". Ông từ chối nhận giải và cũng không tới dự
buổi lễ.
Đám cưới là ngày trọng đại và đáng nhớ. Mỗi cặp đôi có một cách riêng để lưu lại dấu ấn
của ngày đặc biệt này. Với cặp đôi Heather Mosher và David, sống ở Connecticut, họ
cũng có một đám cưới khó quên ngay trên giường bệnh, khi cô dâu vẫn đang tiếp tục
chiến đấu với căn bệnh ung thư vú.
Tháng 5/2015, cặp đôi này quen nhau tại một lớp học nhảy. Những tưởng câu chuyện
tình yêu của họ sẽ là tháng ngày ngọt ngào bên nhau, nhưng Heather bị phát hiện mắc
ung thư vú hôm 23/12/2016. David cho hay: "Heather không biết tôi sẽ cầu hôn cô ấy vào
tối hôm đó. Tôi tự nhủ cần phải cho cô ấy biết không được gục ngã".
Màn cầu hôn đã được David chuẩn bị chu đáo, ấn tượng và lãng mạn với một cặp ngựa,
một cỗ xe ngựa. Sau đó, hai người bước lên xe và David cầu hôn bạn gái dưới ánh đèn
trên đường phố.
Nhưng 5 ngày sau đó, Heather được chẩn đoán mắc ung thư vú thể bộ ba âm tính (triple-
negative breast cancer). Đây là dạng ung thư vú nặng và khó điều trị. Tháng 9/2017, tế
bào ung thư vú di căn lên não. Vì tình hình sức khỏe ngày càng chuyển biến xấu, Heather
được đặt ống thở để duy trì sư sống. "Cô ấy rất kiên cường, bất cứ ai ở hoàn cảnh đó cũng
có thể đã bỏ cuộc", David nói.
Ban đầu, đám cưới được ấn định vào ngày 30/12/2017. Tuy nhiên, sau khi trao đổi riêng,
bác sĩ khuyên nên tổ chức đám cưới sớm hơn. Vì vậy, đám cưới được diễn ra hôm
22/12/2017, sớm hơn dự kiến một tuần.
Trong ngày trọng đại, David mặc áo tuxedo và chuẩn bị một chiếc bánh cưới để cả hai cắt
khi buổi lễ kết thúc. Cô dâu mặc váy cưới màu kem, sơn móng tay màu đỏ thẫm, mang
tóc giả màu nâu. Khi đám cưới diễn ra, Heather vẫn đeo trên mũi ống trợ thở oxy. "Tôi
biết đây là lần cuối cùng cả hai ở bên nhau", chú rể chia sẻ.
Sau đám cưới 18 tiếng, Heather qua đời trong sự tiếc thương của chồng mới cưới và gia
đình. Khi tham dự đám tang của vợ, David xác định sẽ mang theo bên mình tinh thần
sống của người vợ đã qua đời. "Heather từng nói "Em muốn tiếp tục chiến đấu", nó là
câu thần chú mà tôi nhận được. Cô ấy đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, và tôi sẽ
tiếp tục chiến đấu đến giây phút cuối đời ", David tâm sự.
51. Norman Morrison
Chuyện về người Mỹ tự thiêu trước Lầu Năm Góc phản đối chiến tranh Việt Nam
Dân trí Norman Morrison tự thiêu trước Lầu Năm Góc để phản đối chiến tranh Việt Nam,
để lại người vợ trẻ nuôi dưỡng 3 đứa con nhỏ.
Chuyện về người Mỹ tự thiêu trước Lầu Năm Góc phản đối chiến tranh Việt Nam -
Một ngày tháng 11/1965, Norman Morrison rời khỏi nhà cùng con gái út Emily, lái xe
hơn 64 km tới Washington DC. Chỉ cách Lầu Năm Góc vài mét, Norman đổ dầu lên
người trước khi châm lửa. Ngọn lửa bốc cao hơn 3 mét.
Trở về nhà sau khi đón hai con lớn từ trường học, Anne, vợ của Norman, không biết
chồng mình đã làm gì. Khi trời tối, Anne vẫn thắc mắc không rõ Norman đã đưa Emily đi
đâu. Sau đó, điện thoại đổ chuông. Người gọi tới là một phóng viên.
Biết Anne chưa rõ chuyện gì đã xảy ra, phóng viên đã gợi ý cho cô gọi điện tới bệnh
viện. Anne làm theo và được báo tin rằng Norman đã bị bỏng nặng.
“Bằng trực giác, tôi biết anh ấy không qua khỏi”, Anne nhớ lại.
Nhân viên bệnh viện trấn an Anne rằng, con gái Emily của cô không bị thương.
Anne nhờ bạn bè chăm sóc Ben, 6 tuổi, và Christina, 5 tuổi, còn những người khác lái xe
đưa cô tới Washington. Tại bệnh viện, Anne đón Emily. Cô bé có vẻ vẫn ổn. Anne cũng
nhận lại các vật dụng của Norman, gồm: ví, lược, nhẫn cưới và chiếc áo được anh mua tại
Scotland sau khi họ kết hôn.
Anne viết thông báo gửi truyền thông với nội dung: Norman đã đánh đổi mạng sống để
bày tỏ sự lo ngại của anh trước những mất mát về người và những đau khổ do hành động
can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam gây ra.
Là những người yêu chuộng hòa bình, Norman và Anne đã cùng nhau nỗ lực để chấm dứt
chiến tranh. Họ cầu nguyện, biểu tình, vận động hành lang, không đóng thuế chiến tranh,
viết thư cho các báo và các nhà cầm quyền. Nhưng nếu Anne biết trước kế hoạch tự thiêu
của Norman, cô có thể sẽ làm gì đó để ngăn anh lại.
Vào sáng hôm sau, tại nhà riêng của họ, Anna phải báo tin cho hai con Ben và Christina.
“Tôi thực sự không biết mình đang nói gì nữa. Tôi chỉ biết cầu nguyện và cầu xin sự giúp
đỡ. Tôi nói với các con rằng, cha của chúng đã mất vì những đứa trẻ ở một đất nước xa
xôi đang phải chịu đau khổ. Anh ấy đã ra đi để giúp đỡ những đứa trẻ ấy và ngăn chiến
tranh gây ra những đau khổ và mất mát như vậy”, Anne kể lại. Giọng cô lạc đi và cô bắt
đầu khóc dù câu chuyện đã xảy ra hàng chục năm.
Sau khi nghe câu chuyện của Norman, nhiều người vẫn không hiểu những gì anh đã làm.
Đối với những đứa con còn quá nhỏ của anh, câu chuyện này càng khó hiểu hơn.
Một điều vẫn luôn ám ảnh Anne là quyết định của Norman khi đưa con gái Emily đi cùng
tới Washington. Thông tin do nhân chứng đưa ra cũng có nhiều mâu thuẫn. Trước khi
chết, Norman đưa Emily cho một người phụ nữ khác? Hay đặt cô bé trên nền đất? Anne
cũng chỉ biết rằng Emily không bị bầm tím, bị thương, cháy xém hay bỏng.
Thế hệ trẻ có thể ít người biết đến Norman Morrison. Nhưng vào thời điểm đó, hành
động tự thiêu của anh từng xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo trên toàn thế giới.
Ảnh hưởng của vụ việc này tại Mỹ cũng không đồng nhất. Một số người cho rằng
Norman bị “mất trí” khi hành động như vậy. Trong khi đó, nhiều người khác cảm động
với những gì Norman đã làm. Họ viết thư cho Anne để chia sẻ, thậm chí gọi Norman là
một "vị thánh". Anne giữ tất cả những bức thư đó trong những chiếc hộp và chuyển từ
nhà này sang nhà khác. Suốt nhiều năm, Anne vẫn sợ hãi tới mức không muốn nhìn lại
chúng.
Khi Anne gặp Norman gần 10 năm trước khi anh qua đời, người đàn ông này gây ấn
tượng với cô là một người vui vẻ và hấp dẫn, chân thật nhưng quyết đoán. Norman quan
tâm sâu sắc đến mọi người xung quanh. Anh mãnh liệt và có khiếu hài hước đặc biệt.
Khi Norman qua đời, Christina mới 5 tuổi. Cô vẫn nhớ một vài ký ức quý giá về người
cha của mình, trong đó có những khoảnh khắc được nắm tay cha tới trường.
Một ngày sau khi Norman qua đời, một bức thư được gửi từ Washington cho Anne với
nét chữ của Norman.
Trong phong bì để lại cho người vợ trước khi tự thiêu, Norman Morrison viết:
"Anne yêu quý, đừng chỉ trích anh. Đã nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, anh chỉ cầu
nguyện được thấy điều anh phải làm. Sáng nay, thật tình cờ anh đã thấy nó, rõ ràng như
điều anh biết vào đêm thứ sáu, tháng 8/1955 rằng em sẽ trở thành vợ anh... Hãy hiểu
rằng anh yêu các con, nhưng phải hành động vì những đứa trẻ trong ngôi làng của vị
linh mục".bức thư viết.
Việc giải thích cho bọn trẻ hiểu hành động của Norman là điều vô cùng đau đớn với
Anne.
“Chúng đặt ra nhiều câu hỏi. Không có cách nào tốt hơn à? Tại sao bố phải là người làm
như vậy?”, Anne nói.
Một ngày, Christina đã bật ra một sự thật đau lòng rằng, hành động tự thiêu của cha cô
cũng “không ngăn được chiến tranh”.
“Là một bé gái muốn cảm nhận được sự đặc biệt từ cha, trái tim tôi như tan vỡ. Ben cũng
như vậy. Cuộc sống vẫn tiếp tục, nhưng ngôi nhà của chúng tôi trở nên buồn bã và trống
trải lạ kỳ”, Christina chia sẻ.
Anne từng tới Việt Nam vào năm 1999. Bà đi cùng hai con Christina và Emily, khi đó đã
ngoài 30 tuổi. Họ ngạc nhiên trước sự tiếp đón nồng nhiệt của Việt Nam và gặp nhiều
người Việt Nam.
“Những gì mọi người muốn làm nhất là kể những câu chuyện về việc họ đã ở đâu khi
nghe tin Norman qua đời, với những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt họ”, Anne nói.
Anne cho biết bà tới Việt Nam để “nói lời cảm ơn vì sự tốt bụng và tình yêu” của người
dân Việt Nam dành cho gia đình bà.
“Là một người con, điều duy nhất giúp tôi hiểu về cái chết của cha mình là biết được
nỗi đau xảy ra tại Việt Nam. Trong chuyến đi, tôi gặp những đứa trẻ nói với chúng tôi
rằng, sự hy sinh của cha tôi có ý nghĩa như thế nào đối với họ. Đây là sự xoa dịu
không gì tả xiết đối với tôi”, Christina cho biết.
52. Mẹ đẻ của Vaccine AstraZeneca – Sarah Gilbert
Bà đã cùng nhóm đồng nghiệp của mình nỗ lực hết công sức để mong muốn tìm kiếm ra
loại vaccine hiệu quả và giá rẻ đến với nhiều nước, kể cả những nước nghèo vẫn có điều
kiện tiếp nhận. Đối với nhiều hãng vaccine "cuộc đua" này không chỉ dừng lại ở mức đẩy
lùi dịch bệnh mà còn nhận được lợi nhuận lớn phía sau những liều vaccine được bán ra,
nhưng với bà Gilbert cuộc chạy đua lần này không với mục đích kiếm tiền.
Bà Gilbert và trường đại học Oxford đã hợp tác với hãng dược AstraZeneca để sản
xuất vaccine trên quy mô lớn, với điều kiện vaccine sẽ được bán trên cơ sở phi lợi
nhuận.
Bằng chứng là hiện nay liều vaccine này được bán ra với khoảng khoản 3 USD/liều. Vị
giáo sư này cũng đã từng khẳng định: "Ngay từ đầu, chúng tôi coi đây là một cuộc chạy
đua với virus chứ không phải một cuộc chạy đua với các nhà phát triển vaccine khác.
Chúng tôi là trường đại học và chú Không chỉ từ chối việc kiếm lợi nhuận lớn với việc
kinh doanh vaccine trong bối cảnh hiện nay, mà bà còn làm nhiều người ngưỡng mộ bởi
những suy nghĩ và hành động đầy tính nhân văn của mình. Bà nói: "Tôi từ chối nhận
bằng sáng chế vaccine. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công
nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine".ng tôi không làm việc này để kiếm tiền".
Dữ liệu tạm thời cho thấy loại vaccine này có khả năng bảo vệ tới 70% nhưng theo các
nhà nghiên cứu, nó có thể lên tới 90% theo liều lượng điều chỉnh.
53. Hamza Bendelladj được phong là Robin Hood của giới hacker bởi chính tài năng và
các hành động hiệp nghĩa nổi tiếng của mình.
Một hacker người Algeria đã bất ngờ nở nụ cười ngay khi bị bắt giữ vì cáo buộc trộm gần
300 triệu USD để làm từ thiện.
Hamza Bendelladj, một sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính được tung hô
như huyền thoại ở Algeria - một quốc gia có nền chính trị bất ổn. Chàng trai sinh năm
1988 tại vùng Tizi-Ouzou (Algeria) này là một hacker cực kì có tiếng, hoạt động dưới bí
danh “BX1”.
Hamza bị các cơ quan an ninh Mỹ cáo buộc sử dụng trojan có tên SpyEye để lấy tiền từ
các ngân hàng phương Tây và gửi tới các quỹ từ thiện tại Palestine, Algeria, gần khu vực
anh sống. Đây là một phần mềm độc hại, chuyên được cài ẩn vào các tập tin được gửi đến
hơn 200 ngân hàng ở Mỹ.
Ở thế giới ngầm, vùng Algeria và khu vực Trung Đông, Hamza là vị anh hùng. Thế
nhưng ở phương Tây, Hamza lại là cái gai trong mắt của FBI. Anh nằm trong top đầu
những tội phạm công nghệ bị truy nã trên khắp thế giới. Hamza và bạn mình, Aleksandr
Andreevich Panin (được biết dưới bí danh Gribodemon và Harderman) bị truy cứu trách
nhiệm cho sự biến mất của 20 triệu USD tại các ngân hàng phương Tây.
Vài người quen của Hamza cho biết, anh có thể nói được 5 ngoại ngữ và thành thạo trong
việc mã hóa. Với khả năng này, Hamza hoàn toàn có thể đạt được vị trí cao trong xã hội
Algeria. Tuy nhiên, anh lại chọn việc đột nhập vào hệ thống các ngân hàng, sử dụng các
trojan để lách vào kẽ hở bảo mật làm mục tiêu hàng đầu.
Hamza bị truy nã gắt gao trên toàn thế giới trong suốt 3 năm. Vào năm 2013, anh bị bắt
tại Thái Lan và bị trục xuất về Mỹ. Anh bị cáo buộc 23 tội danh khác nhau, liên quan tới
mã độc và ngân hàng trong suốt 3 năm từ 2009 đến 2011. Theo đó, Hamza và Panin đã
tạo ra phần mềm tội phạm từ năm 2009 tại Nga. Họ đã bán SpyEye thông qua các giao
dịch online với giá từ 1.000 USD tới 10.000 USD. Một trong những khách hàng của họ bị
nghi ngờ đã trộm được 3,2 triệu USD trong vòng 6 tháng chỉ thông qua SpyEye.
Hamza bị bắt trong chuyến du lịch cùng vợ và con gái. Theo báo cáo tại hiện trường bắt
giữ, Hamza không hề chống cự mà còn nở nụ cười với gia đình mình, vẫy chào tạm biệt
họ trước khi bị đưa đi.
Sau khi lấy được lời khai của Hamza về nơi cất giữ số tiền lấy cắp, các nhà lập pháp
không khỏi bất ngờ sửng sốt. Hàng trăm triệu USD nhận được thông qua các vụ cướp phi
pháp đã được Hamza lặng lẽ gửi tới những quỹ từ thiện lớn nhỏ ở Palestine.
Một tài khoản Twitter tên Hassan_JBr cho biết: “Người hùng Algeria này là một trong
mười hacker nguy hiểm nhất thế giới. Hamza đã thành công trong việc lấy cắp 280 triệu
USD từ 217 ngân hàng và gửi tới Palestine để từ thiện”. Dòng trạng thái của tài khoản
này đã thu hút hơn 4.500 lượt quan tâm và được share rộng rãi.
Dư luận xôn xao và nổi sóng. Đa phần đều ủng hộ và tỏ ra thông cảm với hành động
của Hamza. Nhiều trang web lớn trên thế giới đều bị hack nhằm tỏ lời bênh vực
Hamza. Website của hãng bay Air France cũng xuất hiện dòng hashtag
#FreeHamzaBendallaj.
Tuy nhiên, dù được ví như hiện thân của Robin Hood phiên bản online thì Hamza vẫn bị
kết án 15 năm tù cho việc ăn cắp hàng trăm triệu USD và gây nhiễm độc làm lộ thông tin
của gần 1,4 triệu máy tính ở Mỹ. Hamza bị phát hiện khi anh đang thực hiện một vụ mua
bán bản sao của virus SpyEye với giá 8.500 USD.
Với nụ cười khi bị bắt giữ, Hamza hiện lên trên ống kính với vẻ bình thản, nhẹ nhõm. Và
từ đó, anh được mệnh danh là “hacker mỉm cười”.
54. Novakdjokovic
Novak Djokovic là một nam vận động viên thể thao quần vợt chuyên nghiệp người
Serbia gốc Croatia. Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP) xếp hạng Novak Djokovic là số 1
thế giới tại thời điểm hiện tại. Hai em trai của anh, Marko và Djordje, cũng là những tay
vợt và đang trên con đường đi lên chuyên nghiệp. Novak Djokovic đã giành được 17
danh hiệu Grand Slam đơn nam. Anh giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng ATP trong hơn
280 tuần, một kỉ lục đáng nể. Ngoài ra, anh đã giành được kỷ lục tám giải Úc mở rộng,
năm giải Wimbledon, ba giải Mỹ mở rộng và một giải Pháp mở rộng.
Djokovic là tay vợt người Serbia đầu tiên xếp hạng số 1 trên bảng xếp hạng ATP, đánh
một dấu mốc lớn cho sự nghiệp quần vợt thế giới. Và là tay vợt nam đầu tiên đại diện cho
Serbia giành được một danh hiệu Grand Slam đơn nam, mang vinh quang cho nước nhà.
Anh là nhà vô địch thế giới ITF sáu lần, thành tích khó có ai có thể xô đổ được. Anh là
tay vợt nam đầu tiên đã vô địch tất cả chín giải Masters 1000 và giành Career Golden
Masters, một điều mà chưa ai có thể làm được.
Lần này, Nole không thể phàn nàn rằng mình chưa được cảnh báo. Cách đây 4 năm, sau
trận đấu tại ATP World Tour Finals. Một phóng viên người Anh đặt câu hỏi rất kỹ cho
Djokovic về thói quen đập vợt mỗi khi tức giận.
Cuộc trao đổi giữa hai người diễn ra chưa tới một phút. Trước đó, mọi thứ bắt đầu khi
Nole đánh trái bóng mạnh hướng về đội ngũ huấn luyện.
Anh muốn xả cơn giận sau khi để thua Dominic Thiem trong set đầu tiên. Trái bóng lướt
qua đầu các HLV, dội ngược lên hàng ghế trống gần đó và may mắn không trúng ai.
Trong phòng họp báo, Djokovic trả lời phóng viên người Anh về hành động nóng nảy
của mình: “Chẳng tin được. Các anh luôn chú ý đến những điều đó sao”.
Phóng viên người Anh đáp: “Nhưng nếu anh cứ tiếp tục hành động như thế…”. Djokovic
cắt lời người hỏi và đáp: “Tôi tiếp tục hành xử như vậy? Thế sao tôi không bị truất quyền
thi đấu?”.
Djokovic không hề lo ngại cơn giận của mình có thể ảnh hưởng đến người khác. “Nếu
trái bóng trúng ai đó ư? Như vậy thì tuyết cũng có thể rơi ở sân O2. Đây không phải
chuyện quá to tát, và lần đầu tiên tôi làm như vậy”, tay vợt người Serbia nói.
Nole không hề sai về tính khí của mình. Tháng 6/2016, anh bị khán giả la ó vì ném chiếc
vợt vào tấm bảng phía sau lưng mà không hề quan sát có ai gần đó.
Hành động này suýt khiến Djokovic trả giá. Chỉ cần cây vợt trúng trọng tài, tay vợt người
Serbia sẽ đối mặt nguy cơ lớn bị xử thua.
Nole gặp may, vì trọng tài kịp né trước. Cũng ở Roland Garros 2016, sân chơi Djokovic
giành được chức vô địch. Tay vợt người Serbia nhiều lần nổi nóng và có hành động xấu
xí.
Khi trả lời phóng viên về tính khí nóng nảy, Nole tỏ ra bình thản: “Đúng là tôi có những
lần không giữ được bình tĩnh. Tôi đã ném cây vợt xuống đất, nó bị trượt và văng tới chỗ
trọng tài biên. Nhưng tôi đã rất may mắn. Thế thôi”.
Phóng viên hỏi tiếp: “Vậy ra, anh may mắn thật?”. Djokovic đáp: “Đúng, tôi quá may”.
Bốn năm sau, sự may mắn không còn đứng về Djokovic. Trong cơn tức giận, tay vợt
người Serbia đánh bóng về cuối sân, trúng mặt trọng tài dây.
Nữ trọng tài ôm mặt ngã xuống. Sau tình huống này, trận đấu tạm dừng. Trọng tài chính
và ban tổ chức US Open thảo luận ngay trên sân về hành vi của Nole. Cuối cùng, hạt
giống số một bị xử thua.
Telegraph mô tả bên trong Djokovic như chứa đựng dòng dung nham sục sôi. Nó có thể
phun trào bất cứ lúc nào.
Đôi lúc, điều này giúp Nole thăng hoa, và ngược lại khiến anh mất kiểm soát. Vụ việc tại
US Open 2020 trở thành ví dụ điển hình.
Novak Djokovic: ‘Tôi không so sánh mình với Federer hay Nadal’
Tay vợt số một thế giới người Serbia mới đây tuyên bố anh không có hứng thú trước việc
so sánh bản thân với Roger Federer, Rafael Nadal hay bất kỳ vận động viên nào khác.
Novak Djokovic cho biết mặc dù giới quần vợt nói chung thường đem anh ra so sánh với
Roger Federer và Rafael Nadal, anh không quá coi trọng những cuộc tranh luận như vậy.
“Tôi chỉ so sánh bản thân với chính mình từ 15 năm trước”, Djokovic chia sẻ với báo
Blic của Serbia. “Bởi vì, với tất cả những so sánh khác, chúng sẽ khiến ta lạc lối”, tay vợt
số một thế giới nói thêm. “Bạn có biết đã bao nhiêu lần chúng ta mất bình tĩnh vì những
thứ như thế không?”..
“Ý tôi là, theo tôi được biết, tôi đã ngừng so sánh mình với những người khác từ khoảng
5 năm trước. Tôi không muốn so bì bản thân với bất kỳ ai cả”, anh nhấn mạnh.
15 năm trước, Novak Djokovic là một thanh niên 18 tuổi thậm chí chưa có bất kỳ danh
hiệu Masters 1000 nào mang tên mình. Và 5 năm trước, Djokovic cuối cùng cũng đạt
được ước mơ của mình khi trở thành tay vợt thứ 8 trong lịch sử quần vợt gom đủ bộ sưu
tập 4 danh hiệu Grand Slam (Career Grand Slam) sau khi giành chức vô địch giải Pháp
Mở rộng 2016.
“Tôi tự viết câu chuyện đích thực về cuộc đời mình bởi tôi là người duy nhất hiểu rõ tôi
100%”, Djokovic nói. “Đó là lý do vì sao mà tôi luôn biết điều mình muốn đạt được, thứ
mà tôi muốn làm với cuộc sống của mình và người mà tôi muốn trở thành”.
Janko Tipsarevic đánh giá cao Djokovic vì khiêm tốn
Cựu tay vợt số 8 thế giới Janko Tipsarevic ca ngợi Novak Djokovic là một người khiêm
tốn và đức tính này không thay đổi theo thời gian
“Novak cực kỳ khiêm tốn bên ngoài sân đấu”, Tipsarevic mới đây chia sẻ trong một
chương trình podcast. “Anh ấy có thể là người không màng vật chất nhất mà bạn từng
gặp”.
“Giống như khi bạn kiếm được nhiều tiền, tạo ra được nhiều của cải, con người thường
có xu hướng thay đổi. Novak, từ giây phút tôi biết anh ấy cho đến nay, không thay đổi
một chút nào”, Tipsarevic nói về tay vợt đồng hương của mình.
“Cậu ấy chắc chắn là người phi vật chất nhất mà tôi từng biết”, Tipsarevic cho hay. “Một
người đàn ông với trái tim rộng lớn, luôn cố gắng giúp đỡ tất cả mọi người, đặc biệt là
người Serbia và các đồng đội”.
Theo Tipsarevic, yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của Djokovic là sự vững
vàng về tinh thần. Anh cho rằng dù Rafael Nadal và Roger Federer có tập luyện chăm chỉ
như Djokovic thì họ cũng không thể sánh với anh về mặt chuyên môn trên sân đấu.
Tipsarevic nhấn mạnh rằng không vận động viên nào có thể sánh được với sự chuyên
nghiệp và những hy sinh của Djokovic ngoài đời.
“Tôi biết anh ấy không luyện tập nhiều trên sân như Rafar hay Roger. Nhưng mức độ
chuyên nghiệp và sự hy sinh bên ngoài sân đấu, tôi nghĩ không vận động viên nào sánh
được với anh ấy”, Tipsarevic nói thêm.
Novak Djokovic một lần nữa chứng minh được lý do vì sao anh là tay vợt đứng đầu thế
giới sau khi chiến thắng giải Australian Open 2021 hồi tháng hai bất chấp chấn thương.
Huyền thoại người Serbia đã đánh bại đối thủ đang ở đỉnh cao phong độ Daniil
Medvedev trong trận chung kết và giành danh hiệu Grand Slam thứ 18 về cho mình.

55. Gallile
Năm 1581, Galilei vào học y ở Ðại học Pisa. Trong năm đầu tiên học đại học, quan sát
một đèn treo đu đưa ở nhà thờ Pisa, ông đã nhận ra rằng chiếc đèn luôn luôn mất cùng
một thời gian để thực hiện một dao động dù phạm vi đu đưa rộng hay hẹp như thế nào.

Ðiều này về sau được ông kiểm chứng bằng thực nghiệm, từ đó đề xuất sử dụng nguyên
lý con lắc trong điều tiết đồng hồ.

Cuộc đời vĩ đại của Galileo Galilei – ‘Cha đẻ của khoa học hiện đại’ - anh 3
Galileo Galilei là người đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ
Sau đó, khi được học hình học, ông bắt đầu say mê toán học. Năm 1585, vì không có
tiền, ông phải thôi học, trở về Florence giảng dạy. Ở đây, năm 1586, Ông công bố một
luận văn về cân thủy tĩnh, luận văn này đã làm ông nổi tiếng khắp nước Ý. Năm 1589,
nhờ một cuộc thảo luận về trọng tâm của các vật rắn, ông được mời làm giảng viên toán
học ở Ðại học Pisa.

Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu về lý thuyết chuyển động, lần đầu tiên bác bỏ quan niệm
của Aristotle về chuyển động rơi. Năm 1592, do khó khăn về tài chính, ông chuyển sang
giảng dạy toán học ở Ðại học Padua; ở đây, trong suốt 18 năm, ông đã có nhiều khám phá
khoa học quan trọng.

Tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển động, vào khoảng năm 1604, ông đã chứng minh bằng
lý thuyết rằng các vật rơi tuân theo một quy luật sau này gọi là chuyển động nhanh dần
đều. Ông cũng đã đưa ra định luật về chuyển động rơi theo đường parabol. Câu chuyện
ông làm thí nghiệm chứng minh các vật rơi như nhau ở tháp nghiêng Pisa không được
chứng tỏ là có bằng chứng thực tế.

Galileo Galilei và chiếc kính viễn vọng


Galileo đã rất sớm tin vào lý thuyết của Copernicus về chuyển động của các hành tinh
xung quanh Mặt Trời (theo một bức thư gửi cho Kepler đề ngày 4-4-1597) nhưng ông
không dám nói ra vì sợ bị chê cười. Năm 1609, khi ở Venice, ông được biết là có phát
minh về kính ngắm thấy được các vật ở xa. Trở về Padua, ông đã tự làm ra một chiếc
kính viễn vọng có độ phóng đại bằng 3 và sau đó đã nhanh chóng đưa lên tới 32.

Với chiếc kính viễn vọng này, ông đã chăm chú quan sát bầu trời và chỉ từ cuối 1609 đến
đầu 1610 đã phát hiện ra một loạt sự kiện bất ngờ: bề mặt Mặt Trăng lồi lõm, dải Ngân
Hà là một tập hợp sao, Sao Mộc có các "mặt trăng" của nó.

Ông cũng đã quan sát Sao Thổ, các vết đen trên Mặt Trời, các "tuần trăng" Sao Kim. Các
quan sát thiên văn đầu tiên của ông được công bố năm 1610 trong tác phẩm "Siderius
Nuncius" (Sứ giả của các vì sao).

Cuộc đời vĩ đại của Galileo Galilei – ‘Cha đẻ của khoa học hiện đại’ - anh 4
Galileo Galilei sử dụng kính viễn vọng. Ảnh minh họa
Năm 1611, Galileo đến Rome và trình diễn chiếc kính viễn vọng của ông trước các nhân
vật quan trọng ở triều đình của Giáo hoàng. Do được tiếp đón nồng nhiệt, trong ba báo
cáo nói về các vết đen của Mặt Trời ấn hành ở Rome năm 1613, ông đã tỏ ra có một lập
trường xác định hơn đối với lý thuyết của Copernicus. Theo ông, chuyển động của các
vết đen ngang qua bề mặt Mặt Trời là chứng cớ về sự đúng đắn của Copernicus và sự sai
lầm của Ptolemy.

Nhờ có kính viễn vọng mà con người có thể quan sát các ngôi sao cách Trái đất hàng
triệu năm ánh sáng
Với tài thuyết giảng, các ý kiến của ông đã được phổ cập bên ngoài giới đại học và tạo ra
một dư luận mạnh mẽ. Các giáo sư theo học thuyết Aristotle tìm cách chống lại ông và họ
đã được sự hợp tác của các thầy tu, những người này bí mật tố cáo Galileo với Tòa án
Giáo hội.
Năm 1616, tác phẩm "De revolutionibus..." của Copernicus bị đưa vào danh mục sách
cấm. Trước khi lệnh cấm được ban hành, Giáo chủ Hồng y Robert Bellarmine, với tư
cách cá nhân, đã báo cho Galileo biết là từ nay trở đi ông không được bảo vệ lý thuyết
của Copernicus nhưng vẫn có thể bàn cãi về lý thuyết này như là một giả định toán học.
Trong 7 năm sau đó, Galileo rút về nghiên cứu ở nhà riêng tại Bellosguardo gần
Florence. Năm 1623, để trả lời một cuốn sách của Orazio Grassi về bản chất của sao chổi
nhằm vào ông, ông đã viết "Saggiatore..." (Người thí nghiệm...), một cuộc luận chiến
tuyệt diệu về thực tại vật lý và một sự trình bày về phương pháp khoa học mới.
Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng "Quyển sách của Tự nhiên...
được viết bằng chữ toán học". Cuốn sách được đề tặng Giáo hoàng Urban VIII và được
ông này nhiệt tình tiếp nhận.
‘Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!’
Năm 1624, Galileo lại đến Rome với hy vọng xin bỏ lệnh cấm năm 1616. Ông không làm
được việc này nhưng được Giáo hoàng cho phép viết về "các hệ thống thế giới", của
Ptolemy cũng như của Copernicus, nhưng phải đi đến kết luận được Giáo hoàng đặt ra:
con người không thể biết thế giới thực sự là gì vì Chúa có thể mang lại cùng những hệ
quả theo những cách mà con người không thể tưởng tượng được và con người không
được hạn chế cái quyền tuyệt đối của Chúa.
Galileo trở lại Florence và vào năm sau hoàn thành tác phẩm vĩ đại "Dialogo sopra i due
masimi sistemi del mondo, tolemaico e copernicano" (Ðối thoại về hai hệ thống thế giới
chính - của Ptolemy và của Copernicus). Cuốn sách xuất hiện năm 1632 và được khắp
châu Âu ca ngợi là một kiệt tác về văn học và triết học, nhưng Giáo hoàng thì rất tức giận
và ra lệnh khởi tố Galileo.
Mặc dầu đau ốm và già nua, tháng 2/1633, Galileo phải đến Rome để chịu xét xử trước
Tòa án Giáo hội. Ông bị buộc tội "bảo vệ và giảng dạy" học thuyết Copernicus và buộc
phải nói lên rằng ông "thề từ bỏ mãi mãi, nguyền rủa và ghét cay ghét đắng" những sai
lầm đã phạm phải.
Tòa án buộc ông tội ngồi tù nhưng Giáo hoàng giảm xuống là quản thúc tại nhà ở Arcetri
gần Florence mà ông trở lại vào tháng 12/1633. Tội này kéo dài suốt 8 năm cho đến khi
ông qua đời. Người ta kể rằng sau khi bị tuyên án, ông đã giậm chân xuống đất và kêu lên
"Eppur, si muovo" (Dù sao thì Trái Đất vẫn quay), song đây chỉ là truyền thuyết.
Sau khi bị tuyên án, Galileo đã giậm chân xuống đất và kêu lên "Eppur, si muovo" (Dù
sao thì Trái Đất vẫn quay)
Bị quản thúc tại nhà, Galileo vẫn không ngừng làm việc. Chính thời gian này, Galileo đã
dành trọn thời gian cho một trong những tác phẩm tốt nhất của ông, “Hai khoa học mới”.
Ở đây, ông đã tóm tắt công việc mà mình đã làm trong khoảng 40 năm, về hai khoa học
hiện được gọi là động học và sức bền vật liệu. Cuốn sách này nhận được sự đánh giá cao
từ Albert Einstein. Nhờ tác phẩm này, Galileo thường được gọi là "người cha của vật lý
hiện đại".
Ngoài ra, năm 1637, vài tháng trước khi bị mù, ông đã khám phá ra hiện tượng chuyển
động của Mặt Trăng. Ngọn lửa thiên tài trong con người ông không hề tắt. Ông đã nghĩ
đến việc sử dụng con lắc trong điều tiết đồng hồ mà sau này năm 1656, Christiaan
Huygens áp dụng trong thực tế. Ông giảng cho các học trò Vincenzo Viviani và
Evangelista Torricelli những ý tưởng cuối cùng về lý thuyết va chạm khi ông lên cơn sốt
và qua đời ngày 8 tháng Giêng năm 1642.
Di sản to lớn để lại cho khoa học hiện đại
Ðóng góp trực tiếp của Galileo cho thiên văn học là những khám phá với chiếc kính viễn
vọng của ông. Biên giới của vũ trụ nhìn thấy đã được ông mở rộng ra rất nhiều. Trong hai
năm sau khi khám phá ra các vệ tinh của Sao Mộc, ông đã lập các bảng chính xác về sự
quay của các vệ tinh này.
Các quan sát của ông về các vết đen của Mặt Trời đã đạt độ chính xác rất cao và từ đó
ông đã rút ra những kết luận rất quan trọng: sự tự quay của Mặt Trời và sự xoay vòng của
Trái Ðất.
Có một điều kỳ lạ là Galileo không biết các định luật về chuyển động hành tinh của
Kepler, người đương thời của ông. Ông tin rằng các quỹ đạo hành tinh phải là đường tròn
để duy trì một trật tự hoàn hảo của vũ trụ. Song ông cũng đã có một số niềm tin đúng đắn
như rồi sẽ phát hiện ra các hành tinh ở bên ngoài sao Thổ, ánh sáng có tốc độ hữu hạn tuy
rất lớn. Ông cũng đã nói đến việc chế tạo kính hiển vi từ năm 1610 nhưng mãi đến năm
1624, khi nhìn thấy một chiếc kính hiển vi phức hợp ở Rome, ông mới làm ra một chiếc.
Galileo đã có những đóng góp vào cái hiện nay được gọi là công nghệ, phân biệt rõ khỏi
vật lý thuần tuý, và đề xuất nhiều thứ khác. Điều này không giống với sự phân biệt của
Aristotle, ông coi mọi vật lý của Galileo là techne hay tri thức hữu ích, trái ngược với
episteme, hay sự xem xét theo quan điểm triết học đối với các những nguyên nhân của sự
vật. Trong giai đoạn 1595–1598, Galileo sáng chế và cải tiến một La bàn Địa lý và Quân
sự thích hợp sử dụng cho các pháo thủ và những người vẽ bản đồ.
Đây là việc cải tiến các thiết bị đã được thiết kế trước đó của Niccolò Tartaglia và
Guidobaldo del Monte. Với các pháo thủ, ngoài một cách mới và an toàn hơn để nâng độ
chính xác của pháo, nó còn cung cấp một cách tính toán nhanh chóng lượng thuốc súng
cho các viên đạn pháo ở các kích thước và vật liệu khác nhau. Như một công cụ địa lý, nó
cho phép xây dựng một hình đa giác đều bất kỳ, tính toán diện tích bất kỳ phần nào của
hình đa giác hay hình tròn, và thực hiện nhiều tính toán khác.
Ðóng góp quan trọng nhất của Galileo rõ ràng là đóng góp vào việc thiết lập cơ học như
một khoa học. Trước Galileo đã có một số khám phá về lực nhưng chính ông mới là
người đầu tiên làm rõ ý tưởng lực là một tác nhân cơ học. Tuy ông không phát biểu về sự
phụ thuộc giữa chuyển động và lực thành các định luật, nhưng các công trình của ông về
động lực học luôn luôn cho thấy có các định luật này. Ông là người đã mở đường cho
Isaac Newton sau này hoàn thành môn cơ học được gọi một cách đúng đắn là cơ học
Galileo - Newton.nhẫnNe
Khi còn sống, Galileo Galilei đã từng nói: “Chân lý luôn hàm chứa một sức mạnh; anh
càng muốn công kích nó thì nó lại càng vững chắc, và cũng là anh đã chứng minh cho
nó”. Cho đến giờ, hệ thống các học thuyết khoa học của ông vẫn là điểm tựa chắc chắn
cho khoa học hiện đại phát triển. Trên mộ chí của Galilei, người ta kính cẩn ghi lên dòng
chữ: “Ông đã mất thị giác, vì trong thiên nhiên không có cái gì ông chưa nhìn thấy”.
56. Newton
Từng thu được số tiền lớn từ chứng khoán nhưng do không kiểm soát được cảm
xúc, nhà bác học Issac Newton đã nhận phải thất bại nặng nề.
Trong đầu tư chứng khoán, những người thành công nhất chưa chắc đã là người thông
minh nhất, thậm chí những người có chỉ số IQ cao lại thường xuyên thua lỗ. Ví dụ điển
hình nhất là trường hợp thiên tài vật lý, toán học Issac Newton đã gặp thất bại nặng nề
trong đầu tư chứng khoán khi cố gắng gia tăng thu nhập từ lĩnh vực này.
Vào năm 1720, Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea Bubble, một trong những
cái tên “hot” nhất tại Anh khi đó. Một thời gian sau khi đầu tư, cổ phiếu South Sea
Bubble đã tăng rất mạnh, Newton lập tức thực hiện hóa lợi nhuận và thu về khoản lợi
nhuận gấp đôi, tương đương 7.000 bảng Anh.
Tuy vậy, chỉ vài tháng sau khi Newton chốt lời, cổ phiếu South Sea Bubble vẫn tiếp tục
tăng khiến nhà bác học không thể kiềm chế thêm được nữa và mau chóng cuốn vào đám
đông, mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn nhiều thời điểm chốt lãi.
Không may mắn cho Newton bởi ngay sau khi ông tái gia nhập thị trường thì cổ phiếu
South Sea Bubble lập tức lao dốc giảm mạnh. Kết quả, ông mất cả vốn lẫn lãi với số tiền
khoảng 20.000 bảng Anh, một con số rất lớn vào thời điểm đó. Và kể từ ngày đó ông cấm
bất kỳ ai nói từ “South Sea Bubble” trước mặt mình.
Thất bại trong việc đầu tư của Newton không phải do ông thiếu năng lực, thông tin hay
tầm hiểu biết kinh doanh. Việc chưa hình thành được một kỷ luật cho cảm xúc là nguyên
nhân chính dẫn đến thất bại của Newton.
Sau thất bại trong thương vụ đầu tư vào South Sea Bubble, Newton đã nói: “Tôi có thể
tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự
điên rồ của con người”.
Câu chuyện trên cũng là ví dụ cho thấy sự khắc nghiệt trong đầu tư chứng khoán mà nhà
đầu tư không cẩn thận sẽ rất dễ sập bẫy. Điều quan trọng nhất trong đầu tư không phải là
trí thông minh mà cần tránh lao theo xu hướng đám đông và phải xây dựng được nguyên
tắc mua/bán thì mới có thể tồn tại.
Nhà đầu tư thiên tài Warren Buffett từng có câu nói nổi tiếng: “Việc đầu tư thành công
trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu
sắc hay thông tin. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết
định và khả năng khiến cho cảm xúc không phá hủy nền tảng đó. Bạn phải tự đưa ra kỷ
luật cho cảm xúc”.
5 Bài Học Để Đời Từ Isaac Newton:
Suy nghĩ một cách kiên nhẫn
“Nếu tôi đã phục vụ cho công chúng điều gì đó, thì là nhờ ý nghĩ nhẫn nại của tôi.”
Ta không dành đủ thời gian suy nghĩ một cách kiên nhẫn! Albert Einstein đã nói, “Không
phải vì tôi thông minh đến vậy, mà chỉ vì tôi ở lại với vấn đề lâu hơn.”
Nếu bạn chỉ dành ra một ít thời gian trong ngày để “nghĩ”, bạn có thể giải quyết được rất
nhiều các vấn đề của mình.
…Bạn có thể thậm chí giải quyết một vài trong số những vấn đề của thế giới.
Nỗ lực để trở nên tinh tế
“Sự tinh tế là nghệ thuật của việc nêu ra một quan điểm mà không tạo thêm kẻ thù.”
Solomon đã nói rằng, “Một lời đáp trả nhẹ nhàng xua tan sự phẫn nộ, nhưng một từ chói
tai lại khuấy động sự giận dữ.” Tất cả chúng ta đều có thể trau dồi sự lanh trí, tài ngoại
giao, khéo léo, sự sắc sảo, và sự duyên dáng của chính mình. Solomon tiếp tục, “Như
những quả táo vàng đặt trên đĩa bạc là một từ được nói ra trong đúng hoàn cảnh,” hãy nỗ
lực để trở nên tinh tế trong mọi việc bạn làm.
Xây dựng cầu nối
“Tất cả chúng ta xây quá nhiều tường nhưng lại không đủ cầu.”
Tony Robbins đã nói, “Chất lượng cuộc sống chúng ta chính là chất lượng của các mối
quan hệ.” Đây là lí do vì sao bạn phải dành thời gian xây dựng những cầu nối thay vì
những bước tường.
Khi ta “xây cầu” thực sự là ta đang dựng xây một cuộc sống tốt hơn. Joseph F.Newton
từng nói, “Người ta cô đơn vì họ xây tường thay vì xây những chiếc cầu.”
Theo đuổi tri thức
“Nếu tôi luôn nhìn xa hơn người khác, đó là bằng việc đứng trên vai những người khổng
lồ.”
Không cần thiết phải làm lại chiếc bánh. Để tiến lên tất cả những gì bạn phải làm là xây
dựng lên từ những gì người khác đã làm trước đó. Bắt đầu bằng việc học hỏi những gì
người khác biết.
Khi bạn theo đuổi tri thức, bạn đã định vị bản thân một cách có chiến lược trên vai những
người khổng lồi: từ đó bạn có thể nhìn ra những gì người khác không thể.
Mưu cầu sự thật
“Một người có thể tưởng tượng ra nhiều thứ giả dối, nhưng anh ta chỉ có thể hiểu những
điều đúng đắn, vì nếu chúng là giả, sự biết về chúng không gọi là hiểu.”
Ta phải mưu cầu sự thật! Có một câu nói khuyết danh rằng, “Sự thật rất nặng, vì thế rất ít
người bận lòng mang theo nó.” Hãy là một trong số ít những người theo đuổi sự thật cả
ngày lẫn đêm. Blaise Pascal từng nói, “Một khi tâm hồn bạn được mở mang bởi sự thật,
nó chẳng bao giờ trở về kích thước ban đầu được nữa.”
57. Lisa Sheppard
Vượt qua định kiến, cô gái 29 tuổi từ bỏ nghề y tá sang làm kỹ sư khí đốt
SVVN - Lisa Sheppard (29 tuổi) là kỹ sư khí đốt đến từ phía Nam xứ Wales (Anh).
Quyết định từ bỏ công việc y tá sang làm kỹ sư, Lisa phải nhận nhiều lời mỉa mai chỉ vì
là phụ nữ.
Sau 6 năm gắn bó với công việc y tá tại một phòng khám nha khoa, Lisa đã quyết định đi
học để trở thành kỹ sư khí đốt ở tuổi 25.
“Khi tốt nghiệp, tôi không biết mình muốn làm gì, chỉ biết mình cần công việc gì đó
ngoài bàn giấy. Tôi không muốn bị mắc kẹt trong văn phòng. Tôi đã theo học ngành y
nha khoa, song tôi dần nhận ra, công việc này không dành cho mình”, Lisa chia sẻ trên
Metro.
Tình cờ thấy chương trình học nghề kỹ sư khí đốt trên mạng, Lisa quyết định đăng ký với
tâm thế chẳng còn gì để mất. Cô cũng là học viên nữ duy nhất trong khóa học 4 năm đó.
Vượt qua định kiến, cô gái 29 tuổi từ bỏ nghề y tá sang làm kỹ sư khí đốt ảnh 1Lisa
Sheppard (Ảnh: Metro)
Khi chuyển sang công việc mới, Lisa đã phải nghe nhiều lời trêu chọc, coi thường như:
“Cô không thể làm được công việc của đàn ông đâu”, “Cô nên ở trong bếp lau chùi, dọn
dẹp thôi”…
Công việc kỹ sư phổ biến với nam giới đến nỗi, khi đi làm việc bên ngoài, nhiều người
bày tỏ sự hoài nghi khi nghe Lisa giới thiệu. Thế nhưng, bỏ qua những mỉa mai, Lisa hiện
là nữ kỹ sư duy nhất trong công ty mà cô đang làm việc.
Lisa cho biết, hầu như mỗi ngày cô đều nhận được sự ngạc nhiên của mọi người khi nói
về công việc của mình. Ngay cả khi đến nhà khách hàng, họ cũng nói với Lisa rằng, họ
không mong đợi sẽ có một nữ kỹ sư đến.
Đối diện với những bình luận tiêu cực, cô gái 29 tuổi không quá để tâm. Bởi với cô, chỉ
cần chứng minh năng lực qua kết quả công việc.
“Cũng vì công việc của mình, tôi hay bị mọi người mặc định phải theo hình tượng
tomboy hay tương tự như vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn rất nữ tính, thích mặc váy và đi giày
cao gót. Theo tôi, làm kỹ sư không có nghĩa là bản thân không được nữ tính, phải đóng
đinh theo các quan niệm của mọi người”, Lisa nói.
Vượt qua định kiến, cô gái 29 tuổi từ bỏ nghề y tá sang làm kỹ sư khí đốt ảnh 2Lisa hy
vọng câu chuyện của mình sẽ là động lực để thúc đẩy phụ nữ theo đuổi công việc yêu
thích (Ảnh: Metro)
Nữ kỹ sư 29 tuổi mong câu chuyện của mình sẽ thu hút được nhiều nữ giới quan tâm và
tham gia vào lĩnh vực này. Lisa cũng chia sẻ, có nhiều khách hàng của cô là phụ nữ và họ
cảm thấy thoải mái hơn khi có nữ kỹ sư đến nhà làm việc, nhất là các bà mẹ đơn thân.
“Đây là lý do tại sao tôi chia sẻ công việc và câu chuyện của mình lên Instagram. Tôi hy
vọng đó sẽ là động lực để thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các ngành nghề tương tự. Chắc
chắn điều này sẽ góp phần phá vỡ định kiến về những công việc vốn được cho là của phái
mạnh”, nữ kỹ sư nói.
58. Marian Avila
Nghị lực trở thành người mẫu chuyên nghiệp của cô gái mắc hội chứng Down
SVVN - Với sự nỗ lực theo đuổi ước mơ, tích cực truyền cảm hứng, Marian Avila đã
vinh dự nhận được giải thưởng Quincy Jones Exceptions Advocacy do tổ chức hội chứng
Down toàn cầu trao tặng vào năm 2020.
Mặc dù sự nghiệp người mẫu của Avila bắt đầu từ năm 2015, nhưng gần ba năm trở lại
đây, tên tuổi của cô mới được biết đến rộng rãi. Câu chuyện về cô người mẫu ‘lệch
chuẩn’ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều khán giả theo dõi cô.
Avila cho biết, cô đã ước mơ trở thành người mẫu chuyên nghiệp ngay từ khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, việc mắc hội chứng Down bẩm sinh, lại sở hữu chiều cao khiêm tốn 1m6 từng
khiến Avila không được chào đón tại các sàn diễn thời trang. Dẫu vậy. Avila vẫn không
ngừng nỗ lực theo đuổi đam mê và cuối cùng cũng có cơ hội sải bước trên sàn catwalk.
Năm 19 tuổi, Avila hoàn thành khóa đào tạo người mẫu. Sau đó, cô nhận lời mời tham
gia tuần lễ thời trang của Seville, các show của NTK Francis Montesinos và làm người
mẫu cho một số chương trình gây quỹ từ thiện được tổ chức tại Tây Ban Nha.
Năm 2018, cơ hội sải bước tại tuần lễ thời trang New York (Mỹ) đã đánh dấu bước tiến
lớn trong sự nghiệp của Avila. Cô cũng là người mẫu mắc hội chứng Down đầu tiên được
tham gia sàn diễn thời trang tầm cỡ này.
Sau buổi trình diễn này, hình ảnh và câu chuyện của cô mẫu mắc hội chứng Down liên
tục xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí thời trang lớn như New York Times, Vouge, Vanity
Fair... Cô cũng nhận được nhiều lời mời tham dự các show diễn lớn và chính thức trở
thành gương mặt đại diện cho một chiến dịch thời trang của thương hiệu Levi’s vào năm
23 tuổi.
“Những người mắc hội chứng Down cũng có thể như bao người bình thường khác và tôi
hạnh phúc với con người của mình. Tôi biết ơn mọi người đã tin tưởng và chấp nhận tôi,
một người không hoàn hảo theo cách nhìn của xã hội”, nữ người mẫu chia sẻ.
Marian Avila đã vinh dự nhận được giả thưởng Quincy Jones Exceptions Advocacy do tổ
chức hội chứng Down toàn cầu trao tặng vào năm 2020
Với sự thành công và nổi tiếng của mình, cô gái 24 tuổi đã giúp cộng đồng có cái nhìn
tích cực, cởi mở hơn với những người mắc hội chứng Down. Trên mạng xã hội, Avila
thường chia sẻ những bài viết truyền cảm hứng, giúp những người có hoàn cảnh giống
mình trở nên lạc quan, tự tin hơn trong cuộc sống.
Nhờ sự nỗ lực và đóng góp tích cực cho cuộc vận động xã hội quan tâm đến những người
mắc hội chứng Down, Marian Avila đã vinh dự nhận được giả thưởng Quincy Jones
Exceptions Advocacy do tổ chức hội chứng Down toàn cầu trao tặng vào năm 2020.
“Tất cả chúng ta đều có thể thực hiện ước mơ của mình. Nếu chúng ta quyết tâm, sẽ
không có bất cứ rào cản nào ngăn được giấc mơ ấy”, Avila khẳng định.
Cô gái 24 tuổi đã giúp cộng đồng có cái nhìn tích cực, cởi mở hơn với những người mắc
hội chứng Down
59. Lê Đức Thọ
Cơn "chấn động" khi ông Lê Đức Thọ từ chối, Kissinger "tự hào" nhận Nobel Hòa bình -
Time, New York Times nói gì?
Trong lịch sử Giải Nobel Hòa bình, chỉ có duy nhất một trường hợp từ chối nhận là ông
Lê Đức Thọ trong khi "đối thủ" của ông Kissinger lại "tự hào" và vui vẻ nhận thưởng. Sự
từ chối đã gây chấn động truyền thông quốc tế năm 1973 cùng không ít chỉ trích với ông
Kissinger trên hai tờ báo lớn của nước Mỹ là Time, New York Times. Báo Quân đội nhân
dân Điện tử xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tư liệu về sự kiện này do phóng viên
vừa lược dịch trên báo chí quốc tế.
Lê Đức Thọ: Nhà lãnh đạo tài năng, tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy
Quan điểm của đồng chí Lê Đức Thọ về bố trí, sử dụng cán bộ
Dấu ấn đồng chí Lê Đức Thọ với cuộc đàm phán tại Hội nghị Paris
Năm 1973, trên bàn thương lượng nhằm mang lại hòa bình thống nhất đất nước cho Việt
Nam, ông Lê Đức Thọ đã có màn đấu trí cân não với cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ,
tiến sĩ Henry Kissinger. Cùng năm đó, Giải Nobel hòa bình thế giới đã lựa chọn giữa ông
Lê Đức Thọ và Kissinger… Cuối cùng Hội đồng chuyên gia của giải thưởng danh giá
nhất thế giới này đã chọn cả hai. Thế nhưng, khi hai cái tên được vinh danh, chỉ có
Kissinger bước lên bục danh dự.

Cơn "chấn động" khi ông Lê Đức Thọ từ chối, Kissinger "tự hào" nhận Nobel Hòa bình -
Time, New York Times nói gì?
Cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, tiến sĩ Henry Kissinger đàm
phán về cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra tại Việt Nam. Ảnh tư liệu
Cơn "chấn động" khi ông Lê Đức Thọ từ chối, Kissinger "tự hào" nhận Nobel Hòa bình -
Time, New York Times nói gì?
Màn hình trang web giải Nobel Hòa bình năm 1973
“Coi chúng tôi cũng như Mỹ, điều đó là sai lầm, tôi không nhận Giải thưởng Nobel”

Việc này đã gây ra một cơn “chấn động” trước sự kiên quyết của Nhà ngoại giao lỗi lạc
Lê Đức Thọ. Ngay lập tức, hàng loạt các trang báo lớn của thế giới đã đưa tin. Một bài
viết trên tờ New York Times đăng ngày 24-10-1973 có tựa đề: “Tho Rejects Nobel Prize,
Citing Vietnam Situation” (Lê Đức Thọ từ chối Giải Nobel Hòa Bình vì cục diện của
Việt Nam).

Trong đó có nói ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải thưởng với lý do đơn giản: "Hòa
bình thực sự vẫn chưa được lặp lại và ông làm vì dân tộc của ông".

Ông Lê Đức Thọ nói: "Hòa bình chưa thực sự thiết lập ở miền Nam Việt Nam. Vì thế, tôi
không thể nhận giải thưởng này", New York Times trích lời.
Tôi chỉ có thể "xem xét" nhận giải thưởng khi Hiệp định Paris được tôn trọng, chiến tranh
ngừng lại và hòa bình thực sự được thiết lập ở miền Nam Việt Nam", New York Times
dẫn lời Trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội.

Tuy nhiên, sau đó, ông Lê Đức Thọ đã viết một bức thư giải thích về quyết định của mình
gửi cho bà Aase Lionaes, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel của Quốc hội Na Uy năm
đó. Trong bức thư không hề nhắc tới người đồng giải thưởng Nobel năm đó với ông Lê
Đức Thọ là Kissinger.

Hành động của ông Lê Đức Thọ cho thấy quan điểm đanh thép của Việt Nam, cùng một
lập trường nhất quán rằng Hiệp định Paris không phải một thỏa hiệp giữa hai bên mà là
một chiến thắng trước Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam không thể hài lòng khi đứng chung bậc
cùng với người đại diện cho phe mà họ đã đánh bại - Henrry Kissinger.

Cơn "chấn động" khi ông Lê Đức Thọ từ chối, Kissinger "tự hào" nhận Nobel Hòa bình -
Time, New York Times nói gì?
Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ là người duy nhất từ chối giải Nobel Hòa bình. Ảnh: Time
Cũng theo tạp chí TIME, việc ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải không phải chỉ là "hòa
bình". Theo TIME, vào năm 1978, khi Anwar Sadat và Menachem Begin nhận giải gây
tranh cãi, hòa bình lâu dài rõ ràng không phải là điều kiện tiên quyết. Những người chiến
thắng trong quá khứ bao gồm “Aristide Briand và Gustav Stresemann, các chính khách
Pháp và Đức đã giành giải thưởng năm 1926 cho các Hiệp ước hòa bình Locarno và “Nhà
ngoại giao Mỹ Frank Kellogg, là người khởi xướng Hiệp ước Kellogg-Briand không
tưởng năm 1928” đã minh chứng cho điều này.

Cũng trong bức thư ông Lê Đức Thọ trả lời phỏng vấn của nữ phóng viên hãng thông tấn
Mỹ UPI Synvana Foa ngày 15-3-1985 mà thư ký của ông – Lưu Văn Lợi có ghi chép lại.

Trong đó, về sự kiện này, ông Lê Đức Thọ nói: "Bây giờ tôi nói về Giải thưởng Nobel.
Chúng tôi biết, Giải thưởng Nobel là một giải thưởng lớn với thế giới. Từ xưa đến nay có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng tại sao tôi không nhận? Tôi không phải có khó khăn
như bà nói đâu. Chỉ một điều là ai làm cho hòa bình? Bà biết rằng đây là giải thưởng
Nobel cho hòa bình”.

Mỹ tiến hành xâm lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại,
giành độc lập đưa hòa bình cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm
hòa bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ.

Trong thư gửi Ủy ban Giải Nobel, tôi đã phân tích kỹ Mỹ tiến hành chiến tranh như thế
nào? Nhưng Ủy ban Giải đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ
gây chiến tranh và người tạo (làm) hòa bình. Coi chúng tôi cũng như Mỹ. Điều đó là sai
lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. Vì vậy tôi đã không nhận Giải thưởng Nobel!”.
Cơn "chấn động" khi ông Lê Đức Thọ từ chối, Kissinger "tự hào" nhận Nobel Hòa bình -
Time, New York Times nói gì?
Cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, tiến sĩ Henry Kissinger, hai
người tạo ra những huyền thoại ngoại giao về cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra tại Việt
Nam. Ảnh tư liệu.
“Niềm vui” bên bờ đại dương

Đối lập với sự từ chối của ông Lê Đức Thọ, ông Kissinger đã tự hào nhận giải thưởng trị
giá 510.000 USD vào năm 1973 như một bài đăng ngắn gọn trên tờ New York Times.
“Ngoại trưởng Kissinger vẫn dự định đến Oslo vào ngày 12 tháng 12 để nhận giải Nobel
Hòa bình”.

Tạp chí TIME danh tiếng của Mỹ có viết một bài ngày 25 tháng 10 năm 2015 đã viết
quyết định của Ủy ban Nobel đã "khơi dậy một cơn bão chỉ trích chưa từng có".

"Chỉ có Nhà Trắng là vui vẻ thông báo về sự kiện này. Kissinger rất vui vẻ khi biết tin,
trong khi Tổng thống Nixon thậm chí còn phát biểu cho rằng giải thưởng này là “sự
tưởng thưởng xứng đáng cho nghệ thuật đàm phán của người Mỹ trong cuộc chấm dứt
chiến tranh và mang lại hòa bình ở Việt Nam”, theo TIME.

Niềm vui đó không tồn tại được lâu vì truyền thông Mỹ hiển nhiên không đồng tình với
Nixon và Kissinger. Tờ New York Times gọi giải thưởng Nobel năm đó là “Nobel vì
Chiến tranh". Tờ Washington thì cho rằng “người Na Uy thực sự rất có khiếu hài hước”.

Còn diễn viên hài nổi tiếng chuyên châm biếm chính trị Tom Lehrer thậm chí đã phát
biểu: “Châm biếm chính trị đã trở nên lỗi thời kể từ khi Henry Kissinger được trao giải
Nobel Hòa Bình’’.

Trong khi đó, một độc giả của TIME đã để lại bình luận rằng: “Việc trao giải Nobel Hòa
bình cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ giống như trao cho Xaviera Hollander (Người
đẹp vui vẻ) một giải thưởng cho đức tính cao cả”
60. Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Mẹ ruột Hoa hậu Thuỳ Tiên: "Tôi chỉ mong con gái là 1 người bình thường, điều gì
càng cao sẽ càng áp lực"
Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đang là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trên mạng xã hội ở thời
điểm hiện tại. Vượt qua 59 đối thủ nặng ký trong cuộc thi, người đẹp sinh năm 1998 đã
xuất sắc đăng quang ngôi vị cao nhất Miss Grand International 2021. Trải qua 20 ngày
chinh chiến hết mình tại cuộc thi, Thuỳ Tiên đã đem vinh quang về cho hàng triệu khán
giả Việt Nam.
Sau khi đăng quang, những thông tin về mỹ nhân 9x đang là tâm điểm sự quan tâm, chú ý
củ
a cư dân mạng. Nhiều khán giả rất tò mò về phản ứng của mẹ ruột nàng Hậu đình đám
sinh năm 1998 này sau khi con gái đăng quang Miss Grand International 2021. Ngay sau
1 ngày Thuỳ Tiên chiến thắng cuộc thi, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn nóng với mẹ ruột
của Tân Hoa hậu.
Khi biết được con gái đã đăng quang một cuộc thi sắc đẹp danh giá trên thế giới, cô có
cảm xúc như thế nào?
Là một người mẹ, tôi rất là vui, hạnh phúc và tự hào. Tôi cũng cảm nhận được Tiên rất
may mắn. Ngoài ra, tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người từ Việt Nam đến Thái Lan đã đồng
hành trong suốt hành trình của Tiên, giúp Tiên thực hiện ước mơ của mình.
Khoảnh khắc Thuỳ Tiên được gọi tên là Hoa hậu Hoà bình Thế giới 2021 chắc hẳn
rất đặc biệt đối với cô?
Lúc Thuỳ Tiên đăng quang, ngay lúc đó tôi đã không cầm được nước mắt. Ở nhà có mấy
chị em thân thiết cũng ôm lấy nhau rồi khóc luôn vì hạnh phúc. Cảm động với hồi hộp
lắm, khoảnh khắc đó làm cho tôi xúc động rồi khóc luôn.
Cuộc sống của cô có thay đổi gì nhiều kể từ khi Thuỳ Tiên đăng quang Hoa hậu?
Sau đó có rất nhiều bạn bè nhắn tin gửi lời chúc, chúc mừng tôi rồi chúc mừng Tiên. Còn
cuộc sống của tôi vẫn diễn ra bình thường, không có gì thay đổi cả. Nhưng chắc chắn
cuộc sống của Tiên sẽ có nhiều thay đổi vì đang mang trong mình trách nhiệm rất lớn lao.
Tôi tin Tiên sẽ làm được nhiều hoạt động có ý nghĩa cho cuộc sống.
Sau khi đăng quang, Thuỳ Tiên có gọi điện chia sẻ niềm vui này với cô và gia đình?
Tiên đã gọi về cho tôi và nói: "Mẹ ơi con đã làm được rồi, con cảm ơn mẹ". Sau đó thì cả
2 mẹ con khóc, khoảnh khắc đó rất xúc động.
Hành trình chinh chiến của Thuỳ Tiên tại cuộc thi Hoa hậu Hoà bình Thế giới chắc
hẳn có nhiều khó khăn, Thuỳ Tiên có bao giờ tâm sự điều đó với cô?
Quá trình tập luyện Tiên đã rất cố gắng nên không gặp quá nhiều khó khăn. Trước đó,
con gái tôi đã là một cô gái rất mạnh mẽ, giống như đàn ông vậy. Khi bước lên sân khấu,
Tiên đã rất tự tin. Tôi cũng động viên, nói con gái cứ cố gắng hết mình, tự tin và tỏa sáng
là được. Những cái còn lại cứ để cho may mắn định đoạt.
Trong các phần thi của Thuỳ Tiên, cô ấn tượng với phần thi nào nhất?
Tôi tự hào về tất cả phần thi của Tiên. Tiên rất tự tin, Tiên đã cố gắng rất nhiều nên tôi
xem tất cả mọi vòng thi từ đầu đến cuối, vòng nào cũng tự tin nên vòng nào cũng thấy tự
hào.
Trước khi Thuỳ Tiên bước vào nghệ thuật, cô ủng hộ hay phản đối con gái lựa chọn
con đường này?
Tôi rất là thoải mái, đặc biệt là những chuyện riêng tư hay quyết định của con gái. Tôi
không can thiệp và ngăn cản. Quan trọng là Tiên thích và đam mê là được. Tất cả những
chuyện trong cuộc đời, muốn bứt phá phải gặp trở ngại, không như mình mong đợi nên
có cái gì đó xảy ra thì cũng coi như là thuyền to thì sóng cả cho nên mình đã quyết định
thì phải chấp nhận khó khăn xảy ra. Tôi cũng khuyên con gái vậy thôi chứ không ngăn
cản.
Là một người mẹ, tôi chỉ mong Tiên có cuộc sống bình an, hạnh phúc và vui vẻ trong
cuộc sống thôi. Bản thân tôi chỉ mong Tiên là một người bình thường, chứ không mong
Tiên sẽ trở thành cái gì to lớn cả, vì trong cuộc sống, điều gì càng cao sẽ càng áp lực. Cho
nên tôi không muốn Tiên bị đặt nặng điều đó.

Xuất sắc đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi, Thuỳ Tiên cũng đang là tâm điểm
sự chú ý khi vướng vào những ồn ào xoay quanh chuyện nợ nần. Cô nghĩ sao về điều
này?
Tiên hành xử không đúng nhưng tôi không trách vì lúc đó Tiên còn nhỏ và bồng bột,
không tự chủ và kiềm chế được. Vì Tiên còn trẻ vậy cho nên tôi cảm thấy tiếc cho con
gái lúc đó để người ta có cơ hội làm khó mình. Chứ tôi không trách móc hay bàn tán gì
cả. Còn chuyện nợ tiền trước đó tôi cũng không rõ nên không phán xét gì cả.
Nếu được nhắn nhủ một điều tới con gái Thuỳ Tiên, cô muốn nói điều gì?
Hãy mạnh mẽ, tự tin, vững vàng trên con đường phía trước dù có chuyện gì xảy ra đi nữa,
đó cũng sẽ là những bài học, để cho mình có thêm sức mạnh, mạnh mẽ và kiên cường
hơn trong cuộc sống. Hãy cố gắng đứng vững trên đôi chân của mình.

61. Chuyện tình


Ngưỡng mộ câu chuyện của chàng tài xế và cô gái bị bỏng nặng
” Em tháo khẩu trang ra nói chuyện bình thường đi, anh chỉ là thằng bụi đời chứ không
có gì hơn em “
Không ngẫu nhiên mà câu chuyện của chị Hương, anh Thái được mọi người xung quanh
nhắc đến với đầy sự ngưỡng mộ và trân trọng như thế.
Câu chuyện bắt đầu từ sự cố trong một lần giúp ngoại rót dầu năm 10 tuổi, chị bị bỏng
đến 90% và đã phải trải qua gần 10 lần phẫu thuật đau đớn.
Về nhà, Hương nhốt mình trong phòng với nỗi mặc cảm, tự ti về ngoại hình của mình. Cô
bé nghỉ học, gần như không bước chân ra khỏi cửa.
Thiếu tự tin vào ngoại hình của mình, chưa bao giờ Hương nghĩ đến chuyện yêu đương
và kết hôn. Thế nhưng, điều chị không dám mơ ước lại tìm đến một cách tình cờ. Hương
kể, chuyện tình đầy xúc động của mình bắt đầu từ tháng 3 vừa qua.
Khi vô tình tham gia vào một nhóm dành cho những người độc thân ở Quảng Ngãi, chị
gặp được anh Thái – (một nửa đời mình). Được biết, anh là người chủ động nhắn tin và
làm quen sau khi đọc được bài chia sẻ của chị Hương trên nhóm.
Trong lần đầu tiên quyết định gặp mặt, mặc cảm vì vẻ ngoài của mình, chị còn không
dám cởi khẩu trang để nói chuyện. Nhưng chính lúc đó, câu nói của anh Thái khiến chị
cảm động: “Em tháo khẩu trang ra nói chuyện bình thường đi, anh chỉ là thằng bụi đời
chứ không có gì hơn em”.
Rồi mọi điều tốt đẹp cuối cùng cũng đến, chuyện tình của cặp đôi cứ lớn dần, mặc kệ
những sự hoài nghi, ngạc nhiên của mọi người. Biết bạn gái thiệt thòi hơn những người
phụ nữ khác, Thái chủ động quan tâm, thể hiện niềm tự hào khi có Hương bên cạnh.
Được biết, anh chị đã tổ chức đám hỏi ở Quảng Ngãi vào tháng 7 và đến tháng 12 sẽ
chính thức cử hành hôn lễ.
“Sau này ai cũng phải già rồi xấu đi nên việc gì phải phân biệt người này người kia.
Mình cứ sống sao cho hai đứa thấy vui, nghèo nhưng giữ cái tình là được” – Anh xúc
động tâm sự.
Tình yêu chẳng cần phải phô ra cho mọi người thấy, cũng chẳng cần những món quà xa
xỉ, lời nói hoa mỹ. Chỉ cần chân thành, bình yên bên nhau xây dựng hạnh phúc, vậy là đã
đủ rồi.
62. Doãn Thanh Vân
Từng là học sinh yếu kém, nữ sinh đã trở thành tiến sĩ Harvard: Nhờ có Mẹ luôn
tưởng khích lệ
Dù con gái luôn bị giáo viên mắng “dốt như lợn” hay liên tục là người có thành tích học
tập tệ nhất lớp, mẹ Thanh Vân vẫn luôn khích lệ con: “Đừng lo lắng, thời điểm con trở
nên xuất sắc không còn xa”.
Cái tên Doãn Thanh Vân đang trở thành hiện tượng của Trung Quốc bởi hành trình vươn
lên từ một đứa trẻ “thất bại từ vạch xuất phát” để trở thành tiến sĩ Harvard. Cô gái sinh
năm 1990 hiện cũng đang là một Luật sư nổi tiếng ở Mỹ.
Từng đạt danh hiệu "Người tranh luận hay nhất" trong Giải hùng biện Quốc tế, tháng 11
vừa qua, Thanh Vân tiếp tục tham gia chương trình "Người đặc biệt" dành cho những
nhân vật có khả năng hùng biện giỏi nhất cả nước và là ứng viên vô địch.
Với những thành tích ấy, có lẽ không ai ngờ, Doãn Thanh Vân từng là đứa trẻ xếp cuối
lớp trong suốt những năm cấp 1, cấp 2. Thậm chí, cô còn bị giáo viên mắng “dốt như
lợn” ngay trước lớp. Tuy nhiên, nhờ những câu nói động viên kịp thời của cha mẹ, Thanh
Vân đã đạt được những thành tích xuất sắc trong các năm cấp 3 và cả sau này.
Mẹ Thanh Vân vốn là giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường trung học tại địa phương,
còn cha cô là một người làm thuê với mức lương trung bình.
Bước vào tiểu học, thành tích học tập của Thanh Vân luôn xếp tốp cuối của lớp. Thậm
chí giáo viên còn mắng cô bé là “dốt như lợn” ngay trước cả lớp. 
Một giáo viên khi ấy đã gặp phụ huynh của Thanh Vân và nói: “Đứa trẻ này có lẽ không
thể vào được trường trung học. Gia đình nên tính chuyện gửi con tới một trường kỹ thuật
nào đó càng sớm càng tốt”. Dẫu vậy, mẹ cô bé vẫn không trách mắng mà về động viên
con: “Mẹ nghĩ con sẽ tiến bộ hơn trong năm học tới”.
Lên lớp 4, thành tích của cô vẫn không cải thiện. Lúc này, mẹ cô bé lại động viên con:
“Đừng lo lắng, mẹ đã tính toán lại. Thời điểm con trở nên xuất sắc không còn xa. Có lẽ là
lên đến cấp 2 con sẽ có kết quả tốt”.
Nhưng cô đã chứng minh dự đoán của mẹ hoàn toàn sai khi từ tiểu học đến trung học,
Thanh Vân đã trải qua 6 lần chuyển trường học tại nông thôn đến quận huyện và cả các
trường cấp tỉnh.
Việc chuyển trường thường xuyên cũng làm kết quả học tập của Thanh Vân liên tục rơi
xuống thấp nhất.
Nhưng bất cứ khi nào con gái chán nản, bà mẹ lại động viên con: “Có thể họ là củi nhỏ
nên nhanh bắt lửa, còn con là củi to nên phải cần thời gian bén lửa. Con hiện giờ chưa
bằng họ, nhưng sau này con nhất định sẽ hơn họ".
Về phần cha Thanh Vân, ông cũng luôn sát cánh bên con mọi lúc. Khi thấy con gái nằm
bò xuống đất, lấy bùn đắp thành đường ray để chơi, ông bố quyết định mua một đường
ray xe lửa về cho con thoả niềm mong ước.
Thậm chí, khi ngôi nhà quá nhỏ, ông đã bán hết sofa và đồ đạc trong phòng khách để lấy
chỗ cho con chơi. Vì vậy, cô bé Thanh Vân luôn sống rất hồn nhiên, vui vẻ.
Năm trung học, một lần Thanh Vân vi phạm nội quy của trường, giáo viên chủ nhiệm đã
gọi điện cho phụ huynh lên để chỉ trích. Trước mặt giáo viên, ông nghiêm khắc nhắc nhở
con gái.
Thế nhưng, ngay khi ra khỏi trường, sợ con gái bị tổn thương, ông đã rủ Thanh Vân đi ăn
lẩu. "Vừa nãy gặp thầy, bố giả vờ nghiêm nghị đó, chứ sự việc không nghiêm trọng đâu.
Cố lên con gái", ông bố nói với con.
Được cha mẹ luôn tin tưởng, gieo những niềm lạc quan và không bao giờ bỏ rơi khi thất
bại, cô bé vốn đứng cuối lớp bắt đầu lấy lại sự tự tin và cố gắng.
Lên cấp 3, Thanh Vân dần cải thiện thứ hạng và đến năm cuối trung học, cô đã trở thành
một học sinh xuất sắc, đạt học bổng toàn phần của Đại học Hong Kong.
“Con thấy đó, chỉ có mình con mới quyết định được bản thân sẽ là ai trong tương lai", mẹ
Thanh Vân nói khi cô giành được học bổng toàn phần.
Hòan thành chương trình đại học, Thanh Vân tiếp tục giành được học bổng và theo học
tiến sĩ Luật tại Đại học Harvard. Đến hiện tại, Doãn Thanh Vân đã trở thành một Luật sư
có tiếng tại Mỹ.
Thanh Vân cho rằng, bản thân là người may mắn khi rất nhiều người hoài nghi về khả
năng của mình, thế nhưng cha mẹ cô vẫn rất lạc quan. Dù con có thể thành tài hay không,
họ cũng không bao giờ nói với con những câu vùi dập ý chí.
63. Bố bé Haghatta
Con gái bị xe tông rơi vào nguy kịch, ông bố làm hành động không tưởng với tài xế
đang khóc nức nở
Những giọt nước mắt của anh tài xế cộng với thái độ ân cần hiểu chuyện của bố bé
Haghatta đã tạo nên cảnh tượng khiến nhiều người xúc động.
Thấy cô gái thất tình, ông chú giả vờ an ủi rồi thò tay quấy rối, một đoạn tin nhắn nhỏ
khiến hắn "câm như hến" ngay trên tòa
Nhét tiền tiết kiệm vào "heo đất tự chế", đến ngày đập lợn người phụ nữ phát hoảng với
cảnh tượng trước mắt, dân mạng thi nhau an ủi
Bé gái bị sang chấn tâm lý được chó cưng ở bên an ủi và đoạn clip quay việc làm của đứa
trẻ dành cho con vật "gây sốt" MXH
Câu chuyện này xảy ra tại thành phố Guaratuba, Paraná, Brazil vào chiều ngày 15/4 vừa
qua. Khi đó, 2 người đàn ông ôm nhau, một người khóc nức nở, một người ra sức an ủi,
đã nhận được nhiều sự chú ý của người đi đường. Biết được câu chuyện phía sau, mọi
người đều dành nhiều lời khen cho thái độ và hành động của họ.
Trước đó vài phút, con gái 10 tuổi của người đàn ông bên phải có tên là Haghatta, đã bị ô
tô của người còn lại đâm trúng. Khi ấy, bé Haghatta đã ném một quả bóng qua bên đường
rồi chạy vội ra để nhặt lại món đồ thì không ngờ một chiếc xe đang lao tới. Sự việc xảy ra
quá nhanh khiến người ngồi trong xe không kịp trở tay, kết quả là gây ra tai nạn.
Bé Haghatta sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ nhận định tình trạng của đứa
trẻ khá nghiêm trọng.
Cơ quan chức năng cho biết, tài xế không hề vi phạm luật giao thông, cũng chẳng chạy
quá tốc độ và hoàn toàn đủ điều kiện để cầm lái. Chỉ là đứa trẻ lao ra đường quá nhanh
khiến anh không thắng kịp mà thôi. Tự đổ lỗi cho bản thân khiến đứa trẻ bị thương, người
tài xế bước ra xe và bật khóc không ngừng.
Bố bé Hagtatta không ngừng an ủi người tài xế đã tông trúng con gái anh.
Hầu hết các bậc phụ huynh trong trường hợp này đều không thể kiềm chế sự bức xúc,
nhất là khi các con của mình rơi vào nguy kịch. Thế nhưng, bố bé Haghatta lại khác.
Nhìn tài xế khóc nức nở, anh đi đến bên cạnh và ôm chầm lấy người đó để an ủi, nói với
đối phương rằng không ai có lỗi trong chuyện này.
"Tôi không cần phải tha thứ cho anh. Anh đâu cố ý đâm vào con gái tôi. Đó là một vụ tai
nạn ngoài ý muốn. Tôi chỉ xin anh hãy cầu nguyện cho con gái tôi, từ tận sâu trong đáy
lòng của anh. Hãy cầu cho con bé sống sót vượt qua và hồi phục trở lại" - bố bé Haghatta
nói với anh tài xế.
Đoạn clip sau khi được đăng tải lên mạng xã hội Brazil đã lập tức trở nên viral. Những
giọt nước mắt của anh tài xế cộng với thái độ ân cần hiểu chuyện của bố bé Haghatta đã
tạo nên cảnh tượng khiến nhiều người xúc động.
"Tôi nhìn thấy sự thật tình của anh ấy. Đây không phải là lúc để cự cãi. Chúng tôi chỉ
muốn ôm và giúp đỡ nhau vượt qua chuyện này" - bố của bé Haghatta nói với truyền
thông địa phương.
Về phía bé Haghatta, may mắn là sau nhiều ngày tiếp nhận điều trị, sức khỏe của đứa trẻ
đã dần hồi phục và có thể xuất viện trở về nhà. Đây chính là cái kết đẹp nhất cho câu
chuyện này.

64. Picassco
Một bài học hay từ câu chuyện của Picasso
Thuở niên thiếu, Paulo Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15
đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa
hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picasso không?”. Chưa đầy một tháng, tên tuổi
của ông đã lan khắp Paris, tranh của ông bán được và ông trở nên nổi tiếng từ đó.
Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
Thành công sẽ đến với những người tài giỏi và theo đuổi đam mê của mình, tuy nhiên nó sẽ
đến nhanh hơn nữa nếu bạn tạo cơ hội để nó xảy ra.
65. Thomas Edison
Thomas Edison là một nhà phát minh, nhà khoa học và một thương nhân cực kì thành
công với những phát minh có tác động đáng kể lên toàn thế giới. Những phát minh như
máy ghi âm, máy ảnh chụp hình động, và chiếc bóng đèn điện chiếu sáng suốt ngày đều
là thành quả lao động của Edison.
Được xem là “Thầy phù thủy của công viên Menlo” bởi một nhà báo, ông đã là một trong
những nhà phát minh sản xuất hàng loạt các sáng chế của mình và nhờ đó thường được
ghi nhận cho việc tạo ra phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghiệp đầu tiên.

Edison được xem là một trong những nhà phát minh có sức sáng tạo dồi dào nhất trong
lịch sử, với việc giữ 1.093 bằng sáng chế của Hoa Kì, cũng như nhiều bằng sáng chế ở
Anh, Pháp và Đức. Hôm nay tôi muốn nói về bảy bài học đáng ngạc nhiên ta có thể học
được từ “Thầy phù thủy của công viên Menlo”.

CÓ THỂ
“Gần như mỗi người phát triển một ý tưởng đưa nó đến một điểm nơi mà điều đó
dường như là không thể, và rồi anh ta nhụt chí. Đó không phải chỗ để mất hết chí
khí.”
Những rào chắn là những biển báo hiệu để bạn biết rằng thành công đang ở đâu đó rất
gần. Rào chắn ở đó để loại bỏ sự thiếu kiên định. Rào chắn giúp bạn có đủ khả năng để
thành công. Đừng bị nhụt chí khi mọi thứ dường như là không thể, trời luôn tối nhất chỉ
trước lúc bình minh.

ĐỔ MỒ HÔI
“Thiên tài là 1% cảm hứng và 99% sự đổ mồ hôi.”
Thomas Edison đã nói, “Lí do nhiều người không nhận ra cơ hội là vì nó quanh quẩn
mang theo chiếc áo khoác và trông như thể là sự làm việc hết mình.” Không có thành
công nào thiếu sự khổ luyện; thành công là một điều chỉ có được sau nhiều công sức lao
động. Thành công chỉ đến với những người nỗ lực phấn đấu vì nó, và cũng nhờ có lao
động mà bạn trở thành một người có giá trị, và giá trị của bạn thu hút thành công.

NĂNG LỰC
“Nếu ta đã làm tất cả những gì mình trong khả năng của mình, ta sẽ thực sự làm
kinh ngạc chính bản thân mình.”
Đa số mọi người đang sống dưới mức khả năng của chính họ. Họ chưa bao giờ tập trung
toàn lực vào một mục tiêu đơn lẻ, do đó họ hoàn toàn không ý thức được khả năng mình
sở hữu. Mỗi người đều giỏi về một mặt nào đó, và nếu mục tiêu đơn lẻ được trao cho tài
năng đó trong thời gian vài năm, những việc đáng ngạc nhiên sẽ được hoàn thành. Bạn có
năng lực làm kinh ngạc chính bản thân mình.

SỰ CÔ ĐỘC
“Ý nghĩ tốt nhất được tạo ra trong sự cô độc.”
Tôi có được những ý nghĩ tuyệt nhất khi khóa mình trong một căn phòng tĩnh lặng. Hãy
dành thời gian mỗi ngày trốn vào một căn phòng yên tĩnh, ít ra là 5 phút, để có được ý
những ý nghĩ tuyệt vời nhất. Rất khó để suy nghĩ về việc đạt được những điều không thể,
khi bạn bị bủa vây bởi những người chỉ muốn nói về những điều có thể. Hãy tìm đến một
căn phòng yên lặng ngay hôm nay, và bắt đầu tìm ra tất cả khả năng có thể của bạn.

SỰ KHÔNG NGỪNG NGHỈ


“Sự không ngừng nghỉ là sự không hài lòng và sự không hài lòng là điều cần thiết
đầu tiên cho sự tiến bộ.”
Thomas Edison đã nói rằng, “Hãy chỉ ra cho tôi một người đàn ông hoàn toàn thỏa mãn
và tôi sẽ chỉ cho bạn một kẻ thất bại.” Nếu bạn hoàn toàn hài lòng, bạn không thể tiến bộ
lên được. Chẳng điều gì xảy ra cho đến khi bạn trở nên không vừa lòng. Nếu bạn có thể
sống với việc thừa 30 pound (14 kí), liệu bạn có hài lòng với ý kiến đó (không hạnh phúc,
nhưng hài lòng), thì bạn không có quyền năng thay đổi nó. Hãy nhớ rằng, “Sự không hài
lòng là điều cần thiết đầu tiên cho sự tiến bộ.”
TẦM NHÌN XA TRÔNG RỘNG
“Tôi không thất bại. Tôi chỉ vừa tìm ra 1000 cách không phát huy hiệu quả.”
Tầm nhìn xa là tất cả! Edison từng nói, “Kết quả ư! Tại sao vậy, mọi người, tôi đã thu
được rất nhiều kết quả. Tôi biết hàng ngàn thứ không phát huy tác dụng.” Đó là
cách ta nên nhìn nhận cuộc đời mình, không phải là một tập hợp của những thất bại, mà
là một chuỗi những thử nghiệm cần thiết giúp chúng ta nhận ra những gì không hiệu quả.
Từ cách nhìn này, ta có thể tập trung vào làm những điều có hiệu quả, từ tầm nhìn này ta
có thể thành công.

NỖ LỰC HẾT MÌNH, KIÊN ĐỊNH, VÀ SUY NGHĨ THỰC TẾ


“Ba thành tố lớn để đạt được bất kì điều gì có giá trị là: sự nỗ lực hết mình, tính
kiên định và suy nghĩ thực tế.” Không gì có thể thay thế cho những nỗ lực, nó là nền
tảng cho thành công. Nếu bạn không sẵn sàng làm việc thật chăm chỉ, bạn thậm chí chẳng
có cơ hội nào để thành công. Không ai đã thành công và nói rằng “Việc đó thật sự dễ
dàng!”

Thêm vào đó, bạn phải có một thái độ không từ bỏ, bạn phải sẵn sàng cam kết với một
mục tiêu bạn tha thiết, và không bao giờ mất tập trung. Và chìa khóa cuối cùng là “suy
nghĩ thực tế”, tất cả chúng ta đều có điều này, nhưng ta không hề sử dụng chúng như
cách ta nên làm.

Nói tóm lại, “bạn có những gì làm nên thành công,” bạn có khả năng làm việc chăm chỉ,
giữ tập trung, và sử dụng suy nghĩ thực tế, câu hỏi đặt ra là “Bạn sẽ làm điều đó chứ?”
Tôi cho là bạn sẽ.
66. Mathatma Gandhi
Chuyện chiếc dép bị rơi của Gandhi và bài học nhân tâm sâu sắc

Câu chuyện khiến nhiều người hiểu ra rằng, cho đi chính là để ta nhận lại được nhiều
hơn.
Nói đến Mahatma Gandhi (1869-1948), ai cũng nhớ đến "linh hồn lớn", vị lãnh tụ vĩ đại
của người dân Ấn Độ.
Ẩn sau ông là vô vàn những câu chuyện, bài học lớn. Thế nhưng câu chuyện chiếc dép
của ông đã trở thành một giai thoại, là bài học mọi người dân Ấn Độ đến nay vẫn nhớ
mãi.
Câu chuyện là...
Một lần Gandhi đi công tác bằng tàu hỏa. Tàu bắt đầu chuyển bánh, Gandhi nhảy vội lên
tàu, một chiếc giày của ông không may rơi xuống.
Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó được, bởi tàu chạy càng lúc càng nhanh.
Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía
chiếc giày kia.
Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông và hỏi ông rằng: "Tại sao
ngài lại làm vậy?".
Gandhi mỉm cười và giải thích: "Một đôi dép mà mất đi một chiếc thì sẽ chẳng làm gì
được cả. Tôi có giữ lại cũng vô ích, thà rằng tôi ném nó về phía chiếc còn lại kia, để lỡ có
người nghèo nào nhặt được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và dùng được
đôi giày của tôi".
Lúc này mọi người đã hiểu ra và cảm phục ông, chỉ trong một giây rất ngắn ngủi, một
con người điềm đạm như Gandhi lại có thể nhanh chóng hiểu ra được điều đó và hành
động rất nhanh.
Bài học ẩn đằng sau đôi giày của Gandhi dành cho chúng ta:
Sự thật là trong cuộc sống, chúng ta thường ít khi nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về
bản thân mình nhiều hơn.
Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh
của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí
trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Gandhi đã có một hành động thật cao
quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.
Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư
tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng
ta còn không quan tâm lo lắng cho những người bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó
khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?
Xung quanh ta còn biết bao nhiêu người khó khăn. Họ đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ
thiếu thốn không phải lúc nào cũng là vật chất, mà đôi lúc chỉ là một lời động viên an ủi.
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích
riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa. Chắc chắn rằng, nếu bạn
biết cho đi, bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn.
67. Bills Gate
Từ Bill Gates đến Jack Ma: 4 bài học vô giá từ các tỷ phú năm 2019
Trên thế giới chỉ có khoảng 2.604 tỷ phú đô la – chiếm 0,0002% dân số hành tinh - và
hơn 67% số tỷ phú đó là tự lập. Trong năm 2019, một số tỷ phú tự lập đã chia sẻ những
bài học về cuộc sống và cách họ đạt được thành công. Dưới đây là bốn bài học nổi bật.
Warren Buffett: Đầu tư vào bản thân
Buffett, huyền thoại của giới đầu tư, nói rằng khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể làm không
liên quan gì đến tiền.
“Cho đến nay, khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể làm là đầu tư vào chính mình”, Buffett
nói với tổng biên tập Yahoo Finance, Andy Serwer vào tháng Tư.
“Cách tốt nhất để làm điều đó”, Buffett gợi ý, “trước tiên là học cách giao tiếp tốt hơn cả
bằng văn viết và lời nói, vì nó sẽ tăng giá trị của bạn lên ít nhất 50%”.
“Nếu bạn không thể giao tiếp với ai đó, thì nó giống như nháy mắt với một cô gái trong
bóng tối. Không có gì xảy ra”, Buffett nói với Serwer. Ông nhấn mạnh thêm: “Bạn cần
phải rèn luyện khả năng đưa ra ý tưởng của mình”.
Lời khuyên thứ hai của ông đó là bắt đầu chăm sóc cơ thể và tâm trí khi bạn vẫn còn trẻ.
“Bạn chỉ có một tâm trí và một cơ thể trong thế giới này và bạn không thể chỉ bắt đầu học
cách chăm sóc nó khi bạn đã già. Vào lúc đó, bạn đã rỉ sét, và đã quá muộn.
Vì vậy, chăm sóc bản thân khi từ khi con trẻ rất quan trọng. Và nếu bạn đầu tư vào bản
thân, không ai có thể lấy nó ra khỏi bạn”, Buffett nói.
Buffett, người có tài sản ròng trị giá hơn 89 tỷ USD, nói thêm ông tin rằng thành công
thực sự của một người sẽ thể hiện khi họ đến tuổi 60 và 70.
“Vâng, tôi đã nói rất nhiều lần rằng nếu bạn 65 hoặc 70 tuổi trở đi và những người mà
bạn yêu cũng thực sự yêu bạn, bạn đã thành công”, Buffett nói với Serwer.
Jeff Bezos: Hay thay đổi suy nghĩ
Bezos bắt đầu xây dựng Amazon bằng cách bán sách từ nhà để xe ở Seattle của mình vào
năm 1994. Ngày nay, ông sở hữu tài sản ròng trị giá hơn 111 tỷ USD.
Trong suốt chặng đường để đạt được thành công của mình, Bezos nói rằng ông đã học
được rằng điều quan trọng là phải cởi mở và sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của bản thân.
“Những gì tôi đúc kết được đó là những ai có khả năng thay đổi suy nghĩ của bản thân sẽ
đạt được thành công”, Bezos nói tại cuộc họp lại của Amazon ở Las Vegas vào ngày 6
tháng 6.
“Tất cả mọi người đều ở cũng một điểm xuất phát về ý nghĩ ban đầu, nhưng họ chăm chỉ,
nhạy bén và họ tìm tòi mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi và họ có thể thay đổi”, nói nói thêm.
Trên thực tế, Bezos cho biết những người chiến thắng trong cuộc sống thường là những
người đã làm việc chăm chỉ để tìm ra niềm tin của mình, sau đó họ chủ động khẳng định
niềm tin đó.
Bezos nói bằng cách tư duy này, nó sẽ cho phép bạn và doanh nghiệp của bạn sáng tạo
hơn, linh hoạt hơn và cuối cùng là thành công hơn.
Rất nhiều người tự mãn khi họ mới chỉ kiếm được một chút tiền. Nhưng Bill Gates, 64
tuổi, hiện đang là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản lên tới 113 tỷ
USD, nói rằng ông đã tìm mọi cách để kiểm soát cái tôi của mình kể từ khi trở thành tỷ
phú ở tuổi 31.
Gates luôn khiêm tốn bằng cách làm những việc bình thường như rửa bát sau mỗi bữa tối
và lái xe đưa con đến trường vào buổi sáng, ông nói tại sự kiện của The New York Times
vào ngày 6 tháng 11.
Ông cũng kết bạn với những người luôn khiêm tốn, trong đó, người bạn thân nhất của
ông là tỷ phú Warren Buffett.
“Nếu tôi cảm nhận thấy mình hơi có chút tự mãn, tôi sẽ ngay lập tức tự kiểm điểm lại bản
thân”, Gates nói.
Người sáng lập và tỷ phú của Alibaba, Jack Ma tin chắc rằng bất kỳ ai cũng có thể thành
công giống như ông
Sau khi học đại học, Jack Ma, người lớn lên ở Hàng Châu, Trung Quốc, đã bị từ chối 30
công việc trước khi trở thành giáo viên tiếng Anh.
Sau đó, vào năm 1995, sau khi biết đến Internet, ông đã nảy ra ý tưởng bắt đầu trang
thương mại điện tử Trung Quốc, Alibaba với hai bàn tay trắng. Hôm nay, Jack Ma sở hữu
khối tài sản trị giá 46 tỷ USD.
“Tôi nghĩ mọi người đều có thể thành công nếu thực sự cố gắng”, Ma nói tại hội nghị
Viva Tech ở Paris vào tháng 5.
“Tôi đã thành lập tập đoàn Alibaba vào năm 1999 tại căn hộ của mình. Nếu tôi có thể
thành công, thì 80% số người trên thế giới cũng có thể. Bởi vì khi đó tôi gần như không
có gì, trừ việc tin tưởng vào tương lai”, Ma nói.
Ông tiếp tục mô tả những gì mà ông tin là ba chìa khóa để thành công, đó là suy nghĩ
khác biệt, không bao giờ từ bỏ và sử dụng khéo léo các kỹ năng mà bạn có.
“Nếu nghĩ về những điều mọi người đều nghĩ, thì không có cơ hội”, Jack Ma nói ở Paris.
“Để thành công, Ma nói, điều cần thiết là phải suy nghĩ về những điều mà chưa ai nghĩ
đến”.
Thứ hai, Ma, người đã bị Harvard từ chối (10 lần), nói rằng đừng để khó khăn cản bước
tiến của bạn.
“Tất nhiên, bạn không vui khi bị mọi người từ chối. Nhưng hãy ngủ ngon, thức dậy, và
thử lại lần nữa”, ông nói ở Paris.
“Cuối cùng, sử dụng khéo léo những kỹ năng bạn có”. Jack Ma cho biết khi ông thành
lập Alibaba, ông không biết gì về công nghệ, tiếp thị hay bất cứ điều gì về công cụ pháp
lý trên mạng liên quan đến việc bắt đầu một công ty thương mại điện tử, nhưng ông giỏi
về giao tiếp với khách hàng.
“Tôi chỉ biết về giao tiếp”, ông nói.
“Bạn dành thời gian cho những khách hàng của bạn, và khi họ vui vẻ - bạn đã chiến
thắng!” Jack Ma nói.
10 bài học quý giá từ vĩ nhân sống của làng công nghệ
Những bài học này sẽ giúp ích không chỉ trong sự nghiệp mà còn cả trong cuộc đời của
chúng ta.
1. Hãy tự soi sáng cho những con đường tối tăm
Con đường sự nghiệp, cũng như còn đường đời đôi khi rất tối tăm. Nhiệm vụ của chúng
ta là phải tìm thấy con đường đó, và soi sáng nó bằng mọi cách, để chúng ta có thể thấy
được đích đến nơi cuối con đường. Đôi khi người khác cho rằng con đường đó là sai, đôi
khi họ lại nghĩ con đường đó quá xa vời. Nhưng chúng ta đừng nản chỉ, hãy cứ đi và soi
sáng nó đến khi về đích.
Cũng giống như Bill Gates đã tin rằng máy tính cá nhân là tương lại của nhân loại, ông
tin rằng nó sẽ là một đồ dùng cần thiết cho mỗi gia đình, nó sẽ khiến cách làm việc của
chúng ta sẽ thay đổi, và ông đã làm được điều đó.
2. Phải hành động thật nhanh
Trong cái xã hội mà mọi thứ thay đổi với tốc độ chóng mặt như thế này, nếu chúng ta
không thay đổi theo kịp thì sẽ trở nên lạc hậu và tự đào thải. Bill Gates từng nói: "Trong
kinh doanh, nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang gặp rắc rối thì đã quá trễ". Nếu
không cảnh giác với sự thay đổi mọi lúc mọi nơi thì chúng ta sớm muộn cũng bị đào thải.
3. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Không nên làm việc một cách đơn lẻ, nếu chúng ta hoạt động theo một nhóm ăn ý và hiểu
nhau thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Đó chính là lí do Bill Gates lại chọn
những con người cực kì thông minh như Paul Allen và Steve Ballmer để đi cùng ông
trong cuộc hành trình của mình. Một khi đã 'gần' những 'bóng đèn' rất sáng ấy, Bill Gates
có thể thu thập được hàng vạn ý tưởng hay từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn nữa, ông
còn biết cách chọn đúng người giỏi về những mặt mà ông đang yếu để có thể hỗ trợ ông.
4. Sáng tạo là trái tim và tâm hồn trong kinh doanh
Trong kinh doanh, sáng tạo là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài, nếu
không sáng tạo thì doanh nghiệp đó sẽ chết. Thế giới này thay đổi từng giờ từng phút, để
có thể sống được trong cơn bão này, chúng ta phải luôn sáng tạo. Đó có thể là sáng tạo
trong sản phẩm, sáng tạo trong quy trình kinh doanh hay sáng tạo trong hướng phát triền
thị trường. Bill Gates đã phải sáng tạo rất nhiều để đưa công ty Microsoft trở nên lớn
mạnh như ngày hôm nay.
5. Nên quan tâm đến những người làm việc cho/với chúng ta
Bill Gates đã nói rằng: "Một tổ chức muốn trở nên mạnh mẽ thì cần có sự cam kết đồng
lòng từ mọi cá nhân có liên quan". Ông chăm sóc nhân viên của ông rất chu đáo, điển
hình là việc có một văn phòng riêng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho những nhân
viên của ông. Việc quan tâm đến đồng nghiệp từ những điều nhỏ nhặt nhất như vậy sẽ
khiến họ cảm mến ta và dốc toàn lực cho công ty hơn.
6. Những lời chê bai là thứ chúng ta nên nghe
Chúng ta trở nên tiến bộ hơn khi chúng ta nghe những lời chê bai nặng nề và sửa đổi từ
những lời nói ấy. Cái làm chúng ta trở nên rắn rỏi hơn là từ những lời chúng ta CẦN
nghe, chứ không phải những lời chúng ta MUỐN nghe. Bill Gates đã chia sẻ: "Những lời
chê bai từ khách hàng là những bài học quý giá nhất."
7. Hãy ăn mừng mỗi khi thành công, và rút ra kinh nghiệm mỗi lần thất bại
Đừng lặp lại lỗi lầm và đừng quá say sưa trong chiến thắng, Bill Gates đã nói: "Ăn mừng
chiến thắng là điều nên làm nhưng cái quan trọng hơn là hãy vươn lên từ thất bại."
8. Ủy quyền cho mọi người
Hãy tin tưởng trao quyền hạn và thông tin cho đúng người đúng việc và họ sẽ làm tốt
nhất công việc của mình từ những thông tin đó. BIll Gates tâm sự: "Tôi thường hay uỷ
quyền cho mọi người, tôi nghĩ nếu mình giao thông tin và nhiệm vụ cho những người phù
hợp thì họ có thể vui vẻ làm tốt chuyên môn của họ, và họ sẽ trở nên trường thành và tiến
bộ hơn rất nhiều'."
9. Nuôi dưỡng tâm hồn
Bill Gates từng nói: "Tôi có rất nhiều ước mơ từ thuở bé có lẽ vì tôi thích đọc sách, sau
này đa số ước mơ đó tôi đều có cơ hội để thực hiện". Chúng ta nên đọc thật nhiều để
không chỉ khám phá bản thân, mà còn để biết mình thực sự thích gì và làm gì. Hãy đọc,
đọc thật nhiều, đọc bất kì thể loại nào cũng được, miễn là phải đọc. Chúng ta không biết
được rằng ý tưởng mới, sáng kiến mới hay phát minh mới sẽ loé lên khi mình tình cờ đọc
đúng một chủ đề nào đó gây cảm hứng cho chúng ta. Có thể nói rằng, việc đọc (sách hay
báo mạng) chính là cái la bàn chỉ lối cho tương lai của mình.
10. Hãy cho đi
Nhà lãnh đạo đại tài của Microsoft rất nổi tiếng với việc làm từ thiện. Bill Gates đã lập
rất nhiều quỹ từ thiện và có đóng góp cho những dự án phi lợi nhuận mà ông nghĩ sẽ làm
thế giới này tốt đẹp hơn. Hãy cho đi rồi sẽ nhận lại, bằng cách này hoặc cách khác. Và có
khi chúng ta sẽ được nhận lại nhiều hơn chúng ta tưởng tượng. Chúng ta cho người khác
chính ta cho bản thân của chính mình. Và Bill Gates đã làm được điều đó, ông được mọi
người biết đến không chỉ là đầu tàu của Microsoft, mà còn là một nhà hảo tâm hết lòng vì
cộng đồng.

1.Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó.
2.Đừng so sánh mình với bất cứ ai trong thế giới này. Nếu bạn làm như vậy có nghĩa bạn
đang sỉ nhục chính bản thân mình.
3.Thế giới chẳng quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Họ sẽ trông chờ bạn làm được
điều gì đó trước khi bạn tự hài lòng với bản thân mình.
4.Ăn mừng thành công cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài
học của sự thất bại.
5.Thành công là một người thầy tồi tệ. Nó quyến rũ những người thông minh vào ý nghĩ
rằng họ sẽ chẳng bao giờ thất bại.
6.Tôi chỉ dùng khoảng 10% não mình để nghĩ về việc kinh doanh. Nó không phức tạp
lắm đâu.

68. Nhà sáng lập Knight


10 bài học từ thành công của nhà sáng lập Nike
Với gia tài 23,6 tỷ USD, Phil Knight hiện đang là tỷ phú giàu thứ 29 thế giới, theo xếp
hạng của Bloomberg.
Làm thế nào bạn có thể thành lập được 1 trong những công ty thể thao lớn nhất và mang tính biểu
tượng nhất thế giới, cùng lúc đó xây dựng nên một gia tài hàng tỷ USD?
Phil Knight, nhà sáng lập của công ty Nike, gần đây đã tiết lộ câu trả lời trong cuốn sách bán chạy
nhất của mình “Shoe Dog: A Memoir by the Creator of Nike”. Và đây là một số bí quyết quan trọng
nhất để thành công mà ông đã chia sẻ trong cuốn sách.
1. Hãy sử dụng những năm tháng trẻ tuổi của mình để học hỏi và khám phá
Sau khi tốt nghiệp đại học và trải qua 1 năm trong hải quân, chàng trai Phil Knight 24 tuổi quyết định
thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới. Khi ấy là đầu những năm 1960, và đi du lịch vẫn còn
được xem là chuyện lạ lùng và đắt đỏ. Knight đã xin tiền bố mẹ, rồi lên máy bay tới Hawaii.
Trong những tháng tiếp theo, Knight tiếp tục chuyến đi vòng quanh thế giới của mình và đi tới Nhật
Bản, Hong Kong, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Kenya, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Anh, cùng
một vài nước khác. Nhiều bài học về lịch sử, văn hóa, và kinh tế trong những chuyến đi này đã được
ông nhớ mãi và áp dụng vào cuộc sống.
2. Hãy tin vào những gì mình làm
Công việc đầu tiên của Knight là đi bán các bộ bách khoa toàn thư ở Hawaii. Công việc thứ hai của
ông là bán chứng khoán. Ở công việc đầu tiên, ông làm rất tệ, và chỉ đạt mức “xoàng” ở công việc thứ
hai. Knight nghĩ mình là người hướng nội nên có lẽ nghề nhân viên bán hàng là không phù hợp. Tuy
nhiên, khi chuyển sang bán giày, chính ông cũng ngạc nhiên khi thấy mình là “bậc thầy” gần như ngay
từ ngày đầu tiên.
Tại sao? Vì lần này, Knight tin vào những gì mình làm. Khi còn học Đại học Oregon, ông là vận động
viên điền kinh của đội tuyển trường. Knight chạy vì ông giỏi chuyện đó, thích làm điều đó, và muốn
chiến thắng trong mọi cuộc đua. Nó sẽ khiến cho ông trở thành một người bán giày đáng tin cậy. Đây
là sản phẩm ông tin vào, và đó là môn thể thao ông đặt trọn niềm tin.
3. “Just do it” (Hãy cứ làm điều mình thích)
Khi đi du lịch vòng quanh thế giới, Knight có một ý tưởng “điên rồ” là trở thành nhà phân phối ở Mỹ
cho một công ty quần áo Nhật Bản. Ở những năm 24 – 26 tuổi, dù không có tiền lẫn công ty, và cũng
không có nốt thành công trong việc bán hàng, nhưng Knight vẫn lên tàu lửa đi từ Tokyo đến Kobe, và
sắp xếp một cuộc gặp với các nhà quản lý đến từ Onitsuka, một công ty Nhật Bản rất nổi tiếng với
những chiếc giày mang thương hiệu Tiger.
Khi được hỏi ông có đại diện cho công ty nào không, Knight trả lời là có (dù thật sự khi ấy ông không
hề có công ty). Vài năm sau, ông lại khiến đối tác tin rằng ông có một văn phòng ở bờ Đông nước Mỹ
trong khi sự  thật là không có, và ông cũng cam kết mua một số giày dù khi ấy không đủ tiền để trả
trước.
Dù vậy, trong mỗi trường hợp trên ông đều làm đúng theo những lời mình từng nói dối: lập ra một
công ty (đó là Blue Ribbon, sau này đổi tên thành Nike), mở một văn phòng Bờ Đông ở Wellesley
(bang Massachusetts), và trả đủ tiền cho đơn hàng của mình.
4. Tìm những đối tác đáng tin cậy, trong công việc lẫn đời sống cá nhân
Từ ban đầu, Knight tạo dựng công ty với sự giúp đỡ của vài nhân viên trung thành:  họ là các cựu vận
động viên cùng trường đại học hay ở các đội tuyển từng cạnh tranh với ông, là cựu huấn luyện viên
của ông, là một số kế toán và luật sư đáng tin cậy, ... Knight đã đặt niềm tin vào họ.
Và ngược lại, họ cũng tin vào ông: bố mẹ của một trong những nhân viên ban đầu thậm chí còn trao
cho Knight những đồng xu tiết kiệm cuối cùng khi công ty ông cần tiền. Họ làm thế bởi vì “Nếu bạn
không tin vào công ty mà con trai mình đang làm việc thì còn tin ai?”
Knight bắt đầu hẹn hò với vợ mình là Penny khi ông khoảng 30 tuổi, và bà đã có tác động sâu sắc
tương tự đến ông. “Bà ấy không phải là bạn gái, mà là bạn đời”, Knight nói. Lúc đầu, Penny giúp ông
với vai trò là người kế toán đầu tiên của Blue Ribbon. Sau đó, bà trở thành chỗ dựa vững chắc trong
gia đình. Từ hồi ký của Knight, có thể thấy rõ ràng là ông xem những nhân viên ban đầu ấy, cùng với
công ty và người bạn đời, là một phần rất quan trọng trong thành công sau này của mình.
5. Đừng bất cẩn, nhưng khi đã quyết định làm thì hãy dồn hết tâm huyết
Có vài năm, Knight từng làm việc toàn thời gian trong các công việc kế toán và trợ giảng, và tới ban
đêm và cuối tuần thì lại làm việc tiếp ở Blue Ribbon. Vài năm sau đó, ông bỏ các công việc ban ngày
để dành toàn thời gian cho công ty mình.
Lý do Knight vẫn đi làm các công việc khác có một phần là vì ông không chắc rằng công ty khởi
nghiệp của mình sẽ thành công, và một phần là vì ông cần thu nhập ổn định để thanh toán các hóa đơn
của mình. Nhưng khi Knight quyết định dành toàn tâm toàn ý với Blue Ribbon, thì không thể quay
đầu lại. Suýt nữa là ông đã đem cả căn nhà của mình làm thế chấp để vay vốn kinh doanh.
6. Hãy bảo đảm rằng bạn biết những gì mình muốn, và hãy nói nó ra
Dần dà, Knight học được cách đàm phán các thỏa thuận kinh doanh, trong đó có những thỏa thuận về
tài chính, sản xuất, phân phối và hợp đồng lao động. Ông cho rằng điều rất quan trọng trong việc đàm
phán là biết những gì bạn muốn, và hãy nói thẳng ra.
Chẳng hạn, đối với một đối tác tài chính, Knight nói thẳng rằng ông sẽ không chấp nhận cho công ty
đó lấy bất kì cổ phiếu nào ở Blue Ribbon – họ sẽ chỉ được phép cho vay tiền. Đối với một trong những
nhà cung cấp ban đầu, Knight cho họ thấy rõ việc giao hàng đúng hạn là quan trọng như thế nào. Bằng
cách trình bày rõ ràng về những mục tiêu của mình, ông đã tránh được những hiểu lầm về sau.
7. Luôn có kế hoạch B
Một trong những bài học quan trọng nhất của Knight là khi ông biết rằng nhà cung cấp giày duy nhất
của mình là Onitsuka đã bí mật làm việc với các nhà phân phối khác tại Mỹ, và loại Knight ra khỏi
cuộc chơi. Ngay khi phát hiện ra điều này, Knight bắt đầu tiến hành kế hoạch B: sản xuất loại giày của
riêng mình.
Khoảng một năm sau, khi Onitsuka thật sự cắt đứt quan hệ làm ăn với ông, thương hiệu Nike đã có
mặt ở các cửa hàng. Giày của Knight ban đầu vẫn còn gặp nhiều vấn đề về chất lượng, nhưng ít nhất
là ông đã có thương hiệu riêng. Nó cho phép ông và 30 nhân viên bắt đầu cuộc chơi bằng sản phẩm
của riêng mình, và tiếp tục duy trì hoạt động của Blue Ribbon. Nếu Knight bị trễ mất 1 năm, thì việc
Onitsuka chấm dứt hợp đồng có lẽ cũng đã đồng nghĩa với sự kết thúc của Blue Ribbon.
8. Hãy giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp của bạn
Có vài lần, Knight đã kiên quyết giữ quyền kiểm soát công ty bằng cách từ chối lời đề nghị thâu tóm
từ Onitsuka, và từ chối chia lại cổ phần cho một số (chứ không phải tất cả) nhân viên ban đầu của
công ty. Điều đó nghe có vẻ “khắc nghiệt”, nhưng là nhà sáng lập, Knight thấy điều đó là cần thiết để
giữ cổ phần kiểm soát trong công ty.
Sau hơn một thập kỷ kinh doanh, Knight mới đồng ý tiến hành IPO, nhằm bán một lượng lớn cổ phiếu
cho công chúng. Nhưng một lần nữa, ông làm việc đó theo cách riêng của mình: các cổ đông bên
ngoài sẽ chỉ có quyền tiếp cận với cổ phiếu loại B, nghĩa là cũng được chia cổ tức, nhưng không có
quyền bỏ phiếu. Là cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phiếu loại A, Knight tiếp tục giữ quyền kiểm soát
công ty.
9. Mang đến hi vọng và lý tưởng cho các đồng đội
Khi Onitsuka cắt hợp đồng và Blue Ribbon bị rơi vào hoàn cảnh “một mình một ngựa”, bầu không khí
tại công ty lúc đầu rất u ám. Các mẫu giày của Onitsuka là nhân tố tạo nên thành công của công ty, và
giờ đây cũng chính đối tác này đã cắt đứt quan hệ làm ăn với Blue Ribbon.
Để vực dậy tinh thần của nhân viên, Knight đã mang đến một câu chuyện về niềm hi vọng, lạc quan
và tự tin. Ông bảo với họ rằng không phải Onitsuka đã tạo nên thành công cho Blue Ribbon, mà là
chính nhờ vào sự làm việc chăm chỉ của họ. Việc chia tay với Onitsuka đồng nghĩa là đã tới lúc Blue
Ribbon có thể làm mọi chuyện theo cách của riêng mình: họ có thể giao hàng nhanh hơn và tùy biến
sản phẩm tốt hơn theo nhu cầu của thị trường Mỹ. Câu chuyện đó đã có tác dụng, và vực dậy tinh thần
của các nhân viên ở Blue Ribbon.
10. Luôn giữ tinh thần chiến đấu, nhưng phải biết khi nào đủ là đủ
Suốt khoảng 15 năm đầu tồn tại của Nike, Knight đã trải qua nhiều thăng trầm hầu như không có hồi
kết, mà ông chỉ vượt qua được bằng cách liên tục chiến đấu để sống sót. Ông chiến đấu để giành
nguồn vốn vay, đối đầu pháp lý với nhà cung cấp cũ Onitsuka, và thậm chí có lúc đấu với cả chính
phủ Mỹ vì cho rằng họ tính thuế nhập khẩu không công bằng với ông.
Knight luôn chiến đấu với tất cả nỗ lực, như thể sự sống sót của công ty đang bị đe dọa (mà thật sự là
rất thường xuyên như thế). Nhưng khi mọi chuyện bớt căng thẳng hơn, và thời điểm thỏa thuận đến thì
ông biết khi nào là điểm dừng. Knight đã dàn xếp vụ kiện với Onitsuka bằng cách nhận phân nửa số
tiền ông muốn ban đầu; và trong thỏa thuận với chính phủ Mỹ, Knight chấp nhận trả cho họ 1/3 số tiền
ban đầu mà họ bảo ông mắc nợ. Điều đó chắc hẳn đã làm mất đi của Knight chút sĩ diện nhưng nó cho
phép ông tiếp tục công việc kinh doanh. Ông biết khi nào đủ là đủ.
Nửa thế kỷ sau chuyến đi đầu tiên của ông tới Nhật Bản, Phil Knight không còn là một chàng thanh
niên mạo hiểm nhưng non nớt của ngày xưa nữa. Ông giờ đây là nhà sáng lập và chủ tịch danh dự của
công ty thể thao lớn nhất thế giới là Nike, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 85 tỉ USD. Giống như
một vận động viên đạt được huy chương vàng Olympic, ông phải bỏ ra hàng ngàn giờ tập luyện để có
được thành công của ngày hôm nay. Trong cuốn tự truyện của mình là “Shoe Dog”, Knight đã chia sẻ
tất cả các bài học mà mình đã học được suốt quãng thời gian ấy. Nếu bạn chỉ đọc một cuốn hồi ký
doanh nhân trong năm nay thì hãy chọn cuốn sách này.

69. Albert Einstein


Lý thuyết hạnh phúc của Albert Einstein: Sống khiêm tốn mà bình yên còn hơn giàu
có đầy âu lo
Nếu hỏi ngẫu nhiên 3 người mà bạn tình cờ gặp được ở trên đường rằng hạnh phúc với họ
là gì, thì chắc chắn, bạn sẽ nhận được 3 đáp án hoàn toàn khác nhau. Đây là một khái
niệm khá trừu tượng, bởi nó sẽ thay đổi với từng cá nhân, từng hoàn cảnh hoặc thậm chí
là từng khung giờ trong một ngày. Nhưng nó là thứ mà tất cả mọi người đều hướng đến
và thường thì không thể đạt được.
Nếu có bí quyết để trở nên hạnh phúc thì hầu hết tất cả mọi người đều sẵn sàng chi hàng
nghìn, thậm chí là hàng triệu USD để có được nó. Và trên thực tế, đã có một số người
làm như vậy. Vài năm trước, một cuộc đấu giá nhỏ đã diễn ra tại Jerusalem. Trong số các
vật phẩm được đấu giá, có 2 mảnh giấy trông rất đỗi bình thường nhưng giá trị của chúng
lại không hề nhỏ. Một mảnh được định giá 1.56 triệu USD. Và mảnh còn lại có giá 240
nghìn USD.
Chúng có gì đặc biệt mà lại khiến người ta sẵn sàng bỏ cả gia tài để sở hữu? Đó chính là
bí quyết có được hạnh phúc của Albert Einstein, một người đàn ông thiên tài.
Lựa chọn của Achilles
Một trong những điều ấn tượng nhất của "The Illiad", được kể lại bởi người thợ rèn thời
cổ đại Homer chính là những lựa chọn mà Achilles có được khi vừa mới được sinh ra bởi
người mẹ của mình, nữ thần Thetis: Sống một cuộc đời ngắn ngủi, không hạnh phúc
nhưng đầy vinh quang, được ghi nhớ muôn đời. Hay sống một cuộc sống lâu dài, hạnh
phúc, bình yên nhưng sẽ sớm bị lãng quên.
Achilles chọn một cuộc đời vinh quang. Ông không ngừng chiến đấu, giết chết Hector,
người bảo vệ vĩ đại của thành Troy. Nhưng sau đó, Achilles lại ra đi bởi một mũi tên bắn
vào gót chân của Paris. Những chiến tích của ông đã đi vào huyền thoại và hàng nghìn
năm sau vẫn được đưa ra thảo luận như một vị anh hùng đáng kính.
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ bản sử thi của Homer, bạn sẽ thấy sự lưỡng lự, phân vân của
Achilles. Ban đầu, ông hướng về quê hương và muốn sống một cuộc đời bình yên và
hạnh phúc. Nhưng bằng một cách nào đó, trong sâu thẳm, người anh hùng vĩ đại này biết
đâu mới thật sự là con đường mà mình nên đi.
Con đường của Einstein
Hàng nghìn năm sau. Vào năm 1921, Albert Einstein được trao giải Nobel Vật lý và là
người đứng đầu trong lĩnh vực này. Ông đã có những chuyến công du ở rất nhiều nước,
tham gia vào các bài giảng và có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình với công chúng trên
toàn thế giới. Như một phần trong hành trình của mình, Einstein đã đến thăm Nhật Bản
vào năm 1922.
Câu chuyện kể rằng khi nhà khoa học lỗi lạc này đang rời khỏi khách sạn của mình ở
Tokyo thì một nhân viên khuân vác hành lý đã đến và đưa cho ông một thứ gì đó. Và
không biết vì lý do gì mà Einstein lại không cho anh ta tiền tip như thường lệ. Thay vào
đó, ông lấy giấy bút ra và viết, thứ mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là lý thuyết hạnh phúc
của Einstein.
Albert Einstein từng nói: "Một cuộc sống bình lặng và khiêm tốn sẽ mang lại nhiều hạnh
phúc hơn là việc theo đuổi thành công nhưng lại thường xuyên phải bồn chồn, lo lắng."
Theo những người khám phá ra thuyết tương đối, việc chạy theo tiền bạc, quyền lực và
xây dựng sức ảnh hưởng sẽ rất mệt mỏi và thường xuyên bồn chồn, lo lắng. Còn một
cuộc sống bình lặng, khiêm tốn sẽ mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc hơn. Hãy dừng lại
một chút và suy nghĩ về những gì mà Einstein đã nói.
Điều mà hầu hết tất cả mọi người trong thế giới hiện đại coi là quan điểm sống sai lầm.
Trái ngược hoàn toàn với những người rao giảng về "văn hóa sống vội" của thế kỷ 21,
người đàn ông được mệnh danh là biểu tượng của thiên tài lại tin rằng một cuộc sống
bình lặng và khiêm tốn mới thật sự là hạnh phúc. Hoàn toàn trái ngược với Achilles, ông
khuyên mọi người nên chọn một cuộc sống bình yêu lâu dài.
Triết lý sống của Einstein
Albert Einstein rất hâm mộ Baruch Spinoza, một nhà triết học người Hà Lan, gốc Do
Thái và sống ở thế kỷ 17. Phần lớn các triết lý trong cuộc sống mà Einstein chiêm
nghiệm được đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhà tư tưởng vĩ đại này.
Cuộc sống của Spinoza như một bức tranh thu nhỏ, là minh chứng rõ ràng nhất cho ý
tưởng của Einstein về sự bình yên và khiêm tốn. Ông từ chối chức vụ giáo sư và một số
tiền lớn để có được một cuộc sống bình dị. Mặc dù khá khó khăn, nhưng sự lựa chọn này
đã mang đến cho Spinoza thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là không gian để theo đuổi những
ước mơ của riêng mình một cách hoàn toàn tự do.
Cũng giống như Spinoza, Einstein không quá bận tâm đến danh vị hay tiền bạc. Trong
một cuộc phỏng vấn khá nổi tiếng năm 1929, ông đã đi sâu hơn vào việc mô tả điều khiến
ông thật sự hạnh phúc:
Albert Einstein đã nói: "Tôi hạnh phúc vì tôi không đòi hỏi thứ gì từ bất kỳ ai. Tôi không
quan tâm đến tiền bạc. Chức danh hay quyền lợi đều không có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi
không cần những lời khen ngợi sáo rỗng. Điều duy nhất có thể mang lại cho tôi niềm vui,
ngoài công việc, cây vĩ cầm và chiếc thuyền buồm của tôi, là sự đánh giá cao của những
người đồng nghiệp."
Sau đó, nhà khoa học huyền thoại này đã đối chiếu những điều nêu trên với cuộc sống
của những người đứng đầu ngành công nghiệp vào thời của ông. Trong khi họ nỗ lực tìm
kiếm sự giàu có và thành công, nghĩ rằng điều đó sẽ mang lại cho họ tự do, thì những gì
mà họ nhận được chỉ là sự trói buộc gò bó.
Ông cũng từng nói: "Đôi khi, tôi tiếc cho những người đàn ông như Ford. Mọi người tìm
đến đều mong muốn có được một thứ gì đó từ họ. Những người đàn ông như vậy không
phải lúc nào cũng nhận ra rằng "sự tôn thờ" mà họ nhận được không xuất phát từ sự trân
trọng và yêu mến vì nhân cách, mà là quyền lực hoặc sự giàu sang của họ. Vấn đề này
cũng xảy ra với rất nhiều người, kể cả những vị vua vĩ đại nhất. Nó như một bức tường,
cản trở tầm nhìn của họ."
Suy nghĩ của Einstein hoàn toàn có thể phản ánh được trí tuệ của người xưa. Và nó vẫn
vững vàng trước thử thách của thời gian.
Albert Einstein từng nói: "Chúng ta không thể phủ nhận rằng so với những gì đang xuất
hiện ở các trường đại học hiện nay, thì kiến thức của những người Hy Lạp và các nhà
hiền triết phương Đông xưa đã để lại có trình độ cao hơn rất nhiều."
Câu nói này của Einstein hoàn toàn có thật và gợi lên một điều gì đó thật sự sâu sắc. Nó
cho thấy suy nghĩ của Einstein về việc bạn nên hạn chế những mong muốn của mình
hoặc nghe theo lời giảng của Đức Phật để từ bỏ bản ngã. Điều đó sẽ giúp bạn có được
một cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều so với các lựa chọn thay thế trong thời đại hiện nay.
Mỗi cuộc sống có một kiểu phấn đấu khác nhau
Sống một cuộc đời khiêm tốn không có nghĩa là bạn được phép ngừng cố gắng. Einstein
đã từng khuyên mọi người nên gắn cuộc đời mình với việc nỗ lực, cố gắng hoàn thành
các mục tiêu.
Để hiểu hơn về điều này, chúng ta có thể tìm đến một nhà triết học vĩ đại người Đức,
sống ở thế kỷ 19, Friedrich Nietzsche. Khái niệm "ý chí quyền lực" được ông mô tả là
những sức mạnh đến từ bên trong, thúc đẩy hành động của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó sẽ
có nhiều cách thể hiện khác nhau.
Nó thường được hiểu là việc mà một ai đó cố gắng "thống trị" những người khác. Nó
cũng là thứ thôi thúc mọi người tìm đến sự giàu có, quyền lực và danh tiếng. Nhưng theo
góc nhìn và sự hiểu biết của Einstein thì đây lại là một con đường dẫn đến những sai lầm.
Ý chí quyền lực còn có thể giúp bạn hoàn thiện bản thân, bồi đắp thêm kiến thức và sự
sáng tạo.
Đó là cách tốt nhất để tâm trí của bạn hoàn toàn tập trung và chìm đắm vào việc mình
đang làm mà không nhận ra dòng chảy của thời gian. Một số nhà tâm lý học cho rằng đây
là trạng thái chúng ta tiến gần nhất tới sự hạnh phúc. Albert Einstein cũng có cùng quan
điểm, và trong một bức thư gửi cho con trai, ông đã chia sẻ về điều này như sau.
"Hãy nhớ, đây là cách tốt nhất để học hỏi và rèn luyện bản thân: làm việc với tất cả niềm
yêu thích, đến mức không thể nhận ra thời gian đang trôi qua một cách nhanh chóng. Và
đôi khi, ta cũng vậy, mải làm việc đến mức quên cả bữa cơm trưa."
Thay vì cố gắng kiểm soát người khác, trở nên giàu có hoặc quyền lực, thì Albert
Einstein lại gắn cuộc đời của mình với việc khám phá, tìm ra cách mà thế giới đang vận
hành. Ông không cần sở hữu nhiều ngôi nhà sang trọng, xe hơi đắt tiền hay đăng ảnh
khoe khoang trên mạng xã hội. Ngay cả khi được mọi người tín nhiệm và có cơ hội để trở
thành Tổng thống của Israel, ông cũng lịch sự từ chối.
Làm thế nào để áp dụng điều này vào cuộc sống của bạn
Bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về các bước để áp dụng lời khuyên này vào cuộc sống của
mình bằng cách tự hỏi bản thân một số câu hỏi đơn giản như:
Điều mà bạn đang làm có thật sự xứng đáng để cố gắng và phấn đấu? Bạn có thật sự cần
vị trí quản lý cấp trung đó không? Hay bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu làm một công việc
khác? Chiếc xe đời mới đó có thật sự cần thiết, trong khi bạn hoàn toàn có thể đi xe bus?
Và Albert Einstein đã có câu trả lời cho riêng mình:
"Hầu hết mọi người đều nỗ lực để có thêm nhiều tài sản, sự thành đạt và vẻ hào nhoáng.
Nhưng với tôi, tất cả những điều đó đều vô nghĩa."
Người Epicureans cổ đại đã đúng khi họ tuyên bố rằng chúng ta hoàn toàn có thể sống và
trở nên thịnh vượng ngay cả khi không có quá nhiều tiền bạc hay quyền lực.
Tất nhiên sẽ không có công thức chính xác cho sự hạnh phúc. Là con người, chúng ta có
những nhu cầu khác nhau và hoàn cảnh sống cũng vậy. Có thể tôi đang độc thân, nhưng
bạn đã có gia đình và những đứa trẻ bụ bẫm. Vì vậy, cách để có được một cuộc sống bình
yên và hạnh phúc của mỗi chúng ta sẽ không giống nhau. Như người xưa đã nói, tất cả
chỉ là tương đối.
Tuy nhiên, góc nhìn sâu sắc của Einstein về những thứ mang lại hạnh phúc có thể áp
dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc có được một cuộc sống bình lặng và khiêm tốn sẽ
khiến bạn hài lòng và thoải mái hơn rất nhiều so với việc chạy theo những thứ vô bổ
ngoài kia.
Hãy suy nghĩ về những điều thật sự quan trọng đối với bạn. Tiền? Gia đình? Vị trí quản
lý yêu cầu bạn phải làm việc 24/7?...
Những lời khuyên tốt nhất không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Đừng quá nóng vội,
theo thời gian, bạn sẽ có được những gì mà mình muốn. Như điều mà Einstein đã ghi lại
trong mẩu giấy khi đưa cho nhân viên khuân vác:
"Chỉ cần có ý chí, sẽ có cách để thực hiện."

EBIV1. Hãy đơn giản hóa


"Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không
hiểu điều đó"- Albert Einstein
Khi bạn phức tạp hoá một thứ nào đó lên thì bạn sẽ càng khó hiểu bản chất bên trong của
nó. Hãy nhớ tới những người thầy cô giỏi nhất mà bạn từng học trong cuộc đời mình. Họ
có làm cho một chủ đề trở nên phức tạp hơn với tràn ngập các từ ngữ bạn không hiểu,
hay họ làm cho nó trở nên dễ hiểu hơn bằng cách đơn giản hoá nó?
EBIV2. Sự sáng tạo
"Sự sáng tạo có khả năng truyền từ người này sang người khác vì vậy hãy chuyển giao
nó" - Albert Einstein.
Hãy truyền cảm hứng cho những người khác làm những việc mà họ yêu thích. Sử dụng
sự sáng tạo của bạn để tạo ra công việc mới. Bạn sẽ không bao giờ biết những người khác
sẽ tạo ra những điều gì. Đã đến lúc sử dụng trí sáng tạo của bạn để tạo ra những sản phẩm
hoặc sáng kiến có thể tạo ra được hiệu ứng đô-mi-nô trên toàn thế giới.
EBIV3. Hãy làm việc chăm chỉ và phạm sai lầm
"Có một cách chắc chắn để không mắc phải sai lầm đó là không có ý kiến mới nào của
riêng bạn" - Albert Einstein.
"Bạn sẽ không bao giờ thất bại cho đến khi bạn ngừng cố gắng" - Albert Einstein.
Einstein đã dành phần lớn cuộc đời của mình để nghiên cứu lý thuyết vật lý - một vài
điều ông đã không tìm ra và một số khác chúng ta đã biết hôm nay. Bạn sẽ không bao giờ
biết điều nào sẽ được giải quyết nhưng kiên nhẫn là chìa khoá của nó. Bạn phải tiếp tục
làm việc chăm chỉ và tiếp tục cố gắng giải đáp những vấn đề của mình. Thất bại sẽ không
bao giờ xảy ra cho đến khi bạn ngừng cố gắng.
EBIV4. Sống trong hiện tại
"Tôi không bao giờ suy nghĩ về tương lai - Nó đến sớm thôi" - Albert Einstein
Bạn chỉ có một điều chắc chắn đó là thời khắc hiện tại là cái mà bạn có ngay lúc này. Bạn
có thể khiến cho mình lo lắng về tương lai như việc lên một kế hoạch mà có thể không
diễn ra theo cách được định sẵn. Vấn đề trên hết là hãy sống trong hiện tại, trong hôm
nay. Làm hết sức của mình vào thời điểm hiện tại và đừng lo lắng về ngày mai.
Hiện tại là một món quà quí giá
EBIV5. Hãy dám khác biệt
"Tôi không bao giờ có được những khám phá của mình bằng những suy nghĩ truyền
thống" - Albert Einstein
Những điều lớn lao cần một quá trình của việc suy nghĩ ngoài "cái khuôn" của chính
mình và làm những việc khác biệt. Nếu bạn tiếp tục làm việc theo quy tắc cũ, bạn sẽ chỉ
đang tạo ra những điều bình thường, những kết quả thông thường. Hãy suy nghĩ khác đi
và rồi có thể bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho mình.
EBIV6. Hãy tưởng tượng
"Tưởng tượng là một dạng thức cao nhất của việc nguyên cứu" - Albert Einstein.
"Tôi có đủ khả năng của một hoạ sĩ để vẽ một cách tự nhiên dựa vào trí tưởng tượng của
mình. Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức thì có giới hạn. Trí tưởng
tượng là cái bao quanh thế giới" - Albert Einstein.
Trí tưởng tượng là chiếc chìa khoá. Khi bạn tưởng tượng một điều gì đó khác, rồi bạn bắt
đầu chia sẻ nó với mọi người. Sau đó, mọi người sẽ bắt đầu thấy thế giới mà bạn tưởng
tượng nhờ vào đó bạn có sự liên kết và giúp đỡ những người khác. Hãy dành thời gian
của ngày hôm nay để mơ mộng, tưởng tượng và hãy chia sẽ ý tưởng của bạn với những
người xung quanh.
Kiến thức là hữu hạn, trí tưởng tượng là vô hạn
EBIV7. Làm những điều không thể
"Chỉ những ai nỗ lực hết mình mới có thể đạt được những điều dường như là không thể" -
Albert Einstein.
Nghe thì hơi buồn cười nhưng nếu bạn sẵn sàng gánh lấy rắc rối, khi đó bạn có thể đạt
được điều không thể. Khi bạn vượt qua những gì người khác nghĩ là hợp lý, một điều
ngạc nhiên sắp sửa xảy ra. Bạn có thể hoàn thành một điều từng một lần là trở ngại.
EBIV8. Tôn trọng mọi người
"Chúng ta học từ cuộc sống thường ngày là sống cho những người xung quanh mình
trước, cho những người luôn nở nụ cười và khiến ta hạnh phúc" - Albert Einstein.
"Cuộc sống sẽ không đáng sống, trừ khi nó được sống vì những người khác" - Albert
Einstein.
Nếu bạn đặt mọi người lên trước, họ sẽ trân trọng và nhìn nhận bạn là một người thành
thật quan tâm người khác. Dành ít nhất một vài phút của cả ngày bận rộn và gắn kết với
người khác mà không có sự phân tâm nào. Hãy cho họ biết rằng bạn trân trọng họ. Cảm
ơn họ và gửi tặng họ những lời khen mà họ xứng đáng có được. Nó không chỉ giúp ngày
hôm đó của họ trở nên tốt đẹp hơn, mà họ còn cảm kích vì điều đó và nhớ rằng bạn là
người đã mang nó đến cho họ.
Tôn trọng mọi người
EBIV9. Hãy chia sẻ
"Học sinh không phải là một thùng chứa cần bạn phải lắp đầy mà là một ngọn đuốc cần
bạn thắp sáng" - Albert Einstein.
Chia sẻ ý tưởng của bạn với người khác. Điều này có thể thắp sáng lên một tia lửa mà có
thể kích thích người khác làm những điều mà họ mong muốn thực hiện. Nếu bạn chỉ giữ
những sáng kiến và kiến thức cho riêng mình, thì bạn sẽ không thể giúp đỡ được một ai.
Nếu như bạn đang nắm một chìa khoá có thể giải quyết vấn đề của một ai đó. Bạn có sẵn
lòng chia sẻ nó với họ không?
EBIV10. Luôn sẵn sàng học hỏi
"Việc học là kinh nghiệm. Những thứ khác chỉ là những thông tin" - Albert Einstein
Học là một hành trình chứ không phải là việc ngâm mình trong tất cả các thông tin. Hãy
lặn tìm trong nó và luôn ghi nhớ rằng có một số điều sẽ hữu ích còn số khác thì không.
Việc học không phải là thứ có thể phù hợp cho tất cả con đường, nhưng đó là một hành
trình của riêng bạn.
Kiến thức là vô tận , bạn đã sẵn sàng nắm bắt lấy nó?
EBIV11. Làm những điều đúng đắn
"Luôn làm những điều đúng. Việc này sẽ làm hài lòng một số người và làm những người
còn lại ngạc nhiên" - Albert Einstein
Khi bạn đi đến một ngã ba đường hay khi ý thức của bạn đưa ra một quyết định, hãy chọn
những đúng đắn. Bạn có thể sẽ cảm thấy các lựa chọn khác dễ làm hơn hoặc sẽ tạo ra cho
bạn nhiều tiền hơn. Nhưng khi bạn biết rằng lựa chọn kia sẽ cho bạn nhiều cơ hội trong
tương lai hoặc chỉ đơn giản đó là điều đúng đắn cần làm, và bạn phải làm nó. Đôi khi
những con đường khó khăn sẽ tốt hơn con đường nhiều người đã đi. Sau đó, hãy dành
thời gian để theo dõi những giá trị đặt được và làm những điều đúng đắn giúp bạn có thể
tách ra khỏi đám đông.
Cuộc sống mỗi người luôn tồn tại những ẩn số và lời giả thú vị, nhưng có những triết lí
sống vẫn luôn là hằng số bất biến. Nếu bạn nắm bắt được những qui luật này của cuộc
sống, bạn sẽ thành công. Hãy học cách mà những người tài giỏi đã từng làm, và bạn sẽ có
được thành công như họ.
BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI THIÊN TÀI ALBERT EINSTEIN
Như một lẽ thường tình, mỗi người xuất hiện lại nhìn vạn vật theo một cách mới mẻ khác
nhau, người có tầm nhìn làm đảo lộn những tư tưởng mà chúng ta vẫn thường nghĩ về thế
giới.
Với những tư tưởng còn đang trong quá trình hình thành, năm 22 tuổi Albert Einstein đã
một mình rong ruổi suốt dọc dãy núi Alps. Trong những năm tháng tuổi trẻ đi dọc qua
các dãy núi, Einstein hy vọng có thể tìm ra những mô hình chưa được khám phá và
những quy luật cơ bản của tự nhiên. Suốt cuộc đời Einstein đi tìm kiếm sự hài hòa, không
chỉ trong lĩnh vực khoa học của ông mà còn cả trong thế giới nhân loại nữa.
Mọi người trên thế giới đều muốn tìm hiểu về nhà vật lý lý thuyết sinh người Đức -
Albert Einstein nhưng ông vẫn còn là một bí ẩn lớn. Chúng ta mới chỉ thấy hình ảnh xuất
hiện trước công chúng của ông và nó cũng có thể bí ẩn đối với ngay chính bản thân ông.
Hãy cùng đọc 7 bài học cuộc sống thiết thực dưới đây, nó sẽ tiết lộ cho chúng ta về cách
mà Albert Einstein tư duy và làm nên những điều kỳ diệu trong thời kỳ đó nhé!
1. Theo đuổi trí tò mò
"Tôi không có tài năng đặc biệt. Tôi chỉ đam mê tò mò thôi."
Điều Einstein muốn truyền đạt qua thông điệp này đó chính là trí tò mò - tiền đề dẫn dắt
ông qua khắp các tư tưởng nền tảng trong cuộc đời. Nhiều người trong chúng ta nói rằng
mình tò mò nhưng lại thường bỏ cuộc khi cần hành động để tìm ra và trả lời các câu hỏi
nghi vấn.
Theo đuổi trí tò mò của bạn cho dù đó là bất cứ điều gì. Mọi vấn đề sẽ không ngừng được
đào sâu hơn. Đó là điều giúp chúng ta khác biệt với những người bình thường khác trên
thế giới. Đi sâu, tìm tòi những điểm chưa từng có ai nghĩ tới vì điều kỳ diệu thường được
tìm thấy khi đạt đến mức độ thâm sâu.
Hãy tiếp tục làm sâu sắc hơn thêm tầm nhìn của bạn và trả lời tất cả các câu hỏi còn đang
thắc mắc. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc đời bỗng trở nên thật lạ thường với trí tò mò
không dứt đó.
2. Kiên trì là vô giá
"Không phải là tôi thông minh, chỉ là tôi tìm hiểu vấn đề lâu hơn mọi người thôi."
Bên cạnh nhà vật lý lý thuyết sinh người Đức - Albert Einstein, cũng như rất nhiều nhà
nghiên cứu trước đó (đặc biệt là những người cực kỳ thành công), mà tôi đã tìm hiểu và
sau đó đúc rút ra rằng chính sự kiên trì đã mang đến cho họ những khám phá vĩ đại.
Họ nói rằng mọi vấn đề xảy ra đều có ít nhất một cách giải quyết. Nếu chúng ta kiên trì,
dành thời gian tìm hiểu sâu một vấn đề, chẻ nhỏ và nghiền ngẫm từ mọi góc cạnh khác
nhau, chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra ít nhất một giải pháp.
Do vậy, dù bạn đang nghĩ về điều gì, chẳng hạn như tầm nhìn, thì bạn luôn có thể xử lý
tốt nếu bạn kiên trì. Hãy nhớ rằng đừng từ bỏ khi vấn đề chưa được giải quyết nhé!
3. Phạm sai lầm
"Một người không bao giờ phạm sai lầm là người không bao giờ thử làm điều gì
mới mẻ."
Điều này không có nghĩa là "cứ mắc lỗi thì bạn sẽ đi theo con đường của Einstein". Hàm
ý của nó muốn nhắc nhở chúng ta nên mạnh mẽ xóa tan nỗi sợ hãi và tiếp cận những điều
chưa biết. Có thể chúng ta muốn đi đến và làm việc ở Alaska nhưng chúng ta sẽ chả bao
giờ biết được làm việc ở Alaska sẽ thế nào nếu mãi ở nguyên Chicago.
Dám khám phá, dám mắc sai lầm. Đó chính là điểm khác biệt giữa người thành công
và người thất bại. Bạn sẽ không bao giờ học được cách khắc phục những điểm yếu của
bản thân nếu không dám thử và mắc sai lầm.
4. Tạo ra giá trị
"Thay vì cố trở thành người thành công, hãy tạo ra giá trị."
Hầu hết mọi người đều hiểu sai về từ "thành công", nó không chỉ là đơn thuần là giàu có,
sở hữu một cơ sở kinh doanh lớn được vận hành tự động không cần có sự hiện diện của
bạn. Mà thành công là từng bước đạt được những điều vừa nói ở trên, nhờ vậy chúng ta
có thể trân trọng những điều này khi tạo lập và duy trì chúng.
Người tạo ra giá trị khuyến khích người khác sống đúng cách và làm đúng việc. Hãy sống
một lối sống phù hợp với những giá trị về tôn giáo, triết lí và tinh thần. Người có giá trị
phải luân lý, đạo đức, khuôn phép, chính trực, có nguyên tắc và thật thà. Để có được tất
cả những điều đó, mỗi người trong chúng ta đều nên cố gắng phấn đấu đạt được.
5. Sự hiểu biết đến từ kinh nghiệm
"Thông tin không phải là hiểu biết. Nguồn hiểu biết duy nhất là kinh nghiệm."
Khi nhìn thấy người tài giỏi trong một tình huống nhất định, chúng ta thường kết luận
người đó là người có kinh nghiệm. Không phải vì họ đọc nhiều hay có một thư viện lớn
ngay ở nhà, mà bởi vì họ từng trải qua rất nhiều tình huống tương tự như vậy và đến giờ
có được khối lượng kiến thức khổng lồ trong lĩnh vực đó.
Hãy quay trở lại mục 3, chúng ta nên cố gắng mắc sai lầm và trải nghiệm cảm giác không
giải quyết được vấn đề như thế nào. Đó là cách chúng ta tích lũy kinh nghiệm.
6. Học các luật lệ và chơi tốt hơn
"Bạn phải nắm rõ các luật lệ của trò chơi. Sau đó bạn sẽ chơi tốt hơn bất cứ ai."
Trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ được dạy về các luật lệ trò chơi. Dù có thích hay không,
chúng ta vẫn bắt buộc phải học cách chơi theo luật. Ví dụ, luật của trò chơi trở thành
người thành công là phải luôn kiên trì, bền bỉ và tích lũy kinh nghiệm chẳng hạn. Nếu
chúng ta học được cách kiên trì, bền bỉ và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn người khác,
chúng ta sẽ luôn đi trước mọi người một bước.
Điều này không có nghĩa là bạn phải cư xử giống tất cả mọi người hay phải làm những
thứ giống hệt những người thành công làm. Khi hiểu biết đầy đủ về các quy tắc của trò
chơi, bạn có khả năng chơi tốt hơn, thách thức cả luật chơi hay thậm chí là thay đổi nó.
7. Tưởng tượng là sức mạnh
"Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là hình ảnh nhìn thấy trước về những điều hấp dẫn
sẽ đến trong cuộc đời. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả hiểu biết."
Khi đã hiểu rõ về các thuật ngữ "hiểu biết" và "kinh nghiệm", thì "tưởng tượng" là thứ
giống như thế giới 3D trong đầu của chúng ta vậy. Mọi người thường cho rằng trí tưởng
tượng có được từ hiểu biết, trải nghiệm và trên hết là từ việc đọc.
Đọc những thứ trong chuyên môn của chúng ta, ví dụ như về viết blog và SEO thì chẳng
có gì không thể tưởng tượng hay thực hiện để giúp cho website có thể lan truyền rộng rãi.
Khả năng tưởng tượng chính là khả năng hình dung ra một bức tranh rõ ràng về tương lai
của bạn, nó sẽ được phác họa ra khi bạn làm một việc cụ thể nào đó.
Một ví dụ đơn giản:
Khi chúng ta chơi đá bóng và bạn có bóng. Nếu bạn cố gắng rê bóng, sẽ có một vài khả
năng có thể xảy ra. Khả năng xấu nhất là bạn làm mất bóng và có thể bị đối phương phản
công, nhưng nếu bạn rê bóng thành công qua một cầu thủ thì bạn có thể chuyền bóng cho
một đồng đội không bị kèm và rõ ràng trận đấu sẽ khởi đầu thuận lợi cho đội bạn.
Trí tưởng tượng thường phức tạp hơn điều này rất nhiều, khi cả một cuộc sống phía trước
đang chờ chúng ta ra quyết định, nhưng cuộc sống lại được tạo nên bởi rất nhiều những
lựa chọn nhỏ nhặt khác. Vậy tưởng tượng chính là công cụ tốt nhất để làm được những
điều tốt hơn đó.
70. Walt Disney
7 bài học cuộc sống từ Walt Disney
Trải qua rất nhiều thất bại để đi đến thành công, ông vua giải trí Walt Disney đã rút ra 7
bài học cuộc sống vô cùng quý giá.
Walt Disney là tập đoàn truyền thông đa quốc gia với tổng giá trị tài sản khổng lồ.
Thương hiệu này gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu người, thậm chí là hàng tỷ người.
Đơn giản bởi vì đây được xem là thương hiệu nổi tiếng nhất lịch sử thế giới.
Và tất cả chỉ bắt đầu bởi một người đàn ông...
Chỉ có một số ít người có khả năng thay đổi thế giới như Walt Disney. Ông đã chứng
minh rằng hoàn cảnh và trình độ học vấn không quyết định bạn sẽ trở thành người như
thế nào. Những gì mà Walt Disney trải qua là những bài học vô cùng quý giá cho những
ai muốn khởi nghiệp.
1. Bạn phải là một người bán hàng
"Vấn đề lớn nhất của cả cuộc đời tôi là… tiền. Tôi đã phải tốn rất nhiều tiền để biến
những giấc mơ trở thành sự thật."
Mọi người thường muốn tránh nghề bán hàng nhưng sự thật bán hàng là kỹ năng quan
trọng nhất mà bạn hoàn toàn có thể chinh phục. Và như Walt đã nói, những giấc mơ cần
rất nhiều tiền và tiền đến từ việc bán hàng.
Walt tin vào chính mình, tin vào giấc mơ của ông và do đó, ông thuyết phục được người
khác theo mình. Khi bộ phim "Snow White" đang trong quá trình sản xuất thì Disney đã
ngốn gần hết số tiền ông có. Nhiều người cho rằng đây là một dự án điên rồ, thậm chí gia
đình ông đã nài nỉ ông từ bỏ, nhưng Disney không hề nao núng.
Ông đã trực tiếp gặp gỡ các nhà sản xuất khác, cho họ xem những cảnh phim thô và
thuyết phục họ đầu tư tiền vào bộ phim này. "Snow White" trở thành bộ phim rất ăn
khách ngay sau đó và đánh dấu cho thời đại vàng của phim hoạt hình. Để tăng sự hấp dẫn
cho thiên đường Disneyland, Walt đã phải thuyết phục các hãng phim truyền hình đầu tư
xây dựng các công viên hiện đại.
Kế hoạch này không chỉ nhằm nâng cấp thiên đường giải trí Disney mà còn đem lại cơ
hội cho rất nhiều người được thưởng thức những bộ phim đặc sắc. Đây thực sự là một
chiến dịch quảng cáo ngoạn mục và thành công nhất và nó đã giúp cho Disneyland trở
thành điểm đến quốc tế cho đến tận ngày nay.
2. Người lãnh đạo phải tập trung, sáng tạo và khơi nguồn cảm hứng
"Bạn có thể thiết kế và sáng tạo, và xây dựng một nơi tuyệt vời nhất trên thế giới. Nhưng
nó phải làm cho giấc mơ của nhiều người trở thành sự thật.”
Bí quyết lãnh đạo của Walt Disney là những câu chuyện dí dỏm, hài hước. Nói chọ họ
cần làm gì và truyền cảm hứng để họ hành đông thông qua những câu chuyện. Walt đi
sâu vào từng chi tiết và biến chúng thành những thứ thật sống động. Ông truyền cảm
hứng cho nhân viên của mình, biến họ thành một phần của câu chuyện.
Khi sản xuất bộ phim Snow White, Walt đọc thuộc hết toàn bộ câu chuyện, hành động
như các nhân vật, thậm chí bắt chước cả giọng và cách di chuyển. Walt có khả năng xuất
sắc khi thuê những người tài năng hơn mình và kết nối họ với nhau vì một mục đích
chung.
Walt hiểu điểm mạnh của họ là gì và không bao giờ chấp nhận sự thiếu ý chí. Ông không
bao giờ vội vàng khen ngợi nhưng lại luôn hiểu rõ về những gì ông ấy quan sát được và
kỳ vọng.
3. Không ngừng hoàn thiện
"Bất cứ khi nào tôi chuyển động, tôi cũng luôn luôn nghĩ về những sai lầm mà mình mắc
phải và làm thế nào để cải thiện nó."
Walt tin vào tương lai. Sau khi Snow White đạt được những thành công vang dội thì
Cinderella, Alice in Wonderland, Fantasia cũng được người xem đón nhận rất nồng nhiệt.
Nhiều người đã cho rằng, có thể Walt sẽ dừng lại và tận hưởng vòng nguyệt quế của
mình, nhưng đó không phải là phong cách của Walt. Thay vào đó, Walt đã xây dựng một
công viên giải trí dành cho các gia đình. Kể từ khi Disneyland được mở cửa, Walt đã đi
bộ quanh công viên và kiểm tra mọi lối đi, để ý đến từng chi tiết và thăm dò ý kiến của
khách hàng. Nếu có sai sót, Walt sẽ trực tiếp kiểm định nó. Với Walt, không có gì là đảm
bảo hoàn mỹ cả.
4. Sẵn sàng đón nhận thử thách
"Chúng ta phải luôn tiến về phía trước, mở những cánh cửa mới và đón nhận những điều
mới, bởi vì chúng ta luôn tò mò và sự tò mò sẽ đem đến những điều kỳ diệu.”
Walt đã trải qua rất nhiều thử thách trong sự nghiệp. Ngay cả bây giờ, cũng không ai chắc
rằng Disney sẽ mãi thành công hay thất bại. Rất nhiều lần, Walt đã phải thế chấp và bán
tài sản cá nhân của mình và ông cảm thấy rất nặng nề. Walt luôn cân nhắc một cách kỹ
lưỡng mọi mặt và một khi đã đưa ra quyết định, ông không bao giờ dao động.
Năm 1955, Disneyland trở thành một cuộc chơi may rủi nhất trong lịch sử kinh doanh
Mỹ. Walt đối mặt với khó khăn tài chính và nhận được rất nhiều sự phản đối của những
người xung quanh. Nhưng Walt vẫn tiến bước. Ngày hôm nay, thiên đường giải trí
Disney mang về hàng tỷ doanh thu mỗi năm và hàng triệu lượt khách du lịch
5. Thay đổi thái độ về sự thất bại
"Cả đời tôi có rất nhiều bất hạnh, nhưng tất cả những rắc rối và trở ngại đã tăng sức mạnh
cho tôi.…Bạn sẽ không hề biết điều này nhưng khi có điều gì không may xảy ra với bạn
thì đó cũng là điều tốt đẹp nhất mà thế giới ban tặng bạn.
Walt đã thất bại rất nhiều. Studio đầu tiên của ông – Laugh O’ Grams chưa hề thu được
một đồng nào. Nhưng đáng chú ý nhất là sự thất bại của Oswald the Lucky Rabbit. Walt
đã mất mọi thứ, studio, công nghệ, những đồng nghiệp và cả sự sáng tạo. Nhưng từ đống
tro tàn của sự thất bại đã hình thành nên một nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất.
Micky Mouse – Cái tên được rất nhiều bạn nhỏ yêu mến mà Walt đã sáng tạo ra trên
chuyến tàu về nhà hôm đó.
6. Tin vào chính mình, ngay cả khi mọi người cho rằng bạn điên
"Khi bạn tin vào thứ gì đó, hãy tin tưởng hoàn toàn vào nó. Một cách hoàn toàn và không
do dự."
Walt có một người anh trai là Roy. Có lần Walt đã nêu ra một ý tưởng với Roy nhưng đã
bị Roy phản bác và khuyên Walt nên dừng lại. Nhưng Walt đã không từ bỏ, ông vẫn tiếp
tục và tìm cách huy động nguồn tài chính. Rất nhiều người đã nói rằng Walt không thể
cctạo ra một bộ phim hình ảnh, không thể nào khớp một nhân vật hoạt hình với một diễn
viên thực thụ.
Người ta cũng nói rằng chú chuột Mickey là một ý tưởng điên khùng vì chẳng có người
phụ nữ nào thích nó cả. Nhưng Walt đã chứng minh điều ngược lại. "Không thể" là từ chỉ
dành cho những người không dám thất bại nhưng Walt dám. Walt có niềm tin không lay
chuyển được vào chính mình và điều mình đang làm. Đó là tất cả.
Vào ngày mở cửa Disneyworld, 5 năm sau khi Walt qua đời, có một người đã nói với
giám đốc Mike Vance rằng thật đáng tiếc khi Walt không còn sống để chiêm ngưỡng nó.
Nhưng Vance đã trả lời rằng "Anh ấy đã thấy nó nên nó mới có ở đây hôm nay".
Phải mất 16 năm thì Walt mới được phép sản xuất Mary Poppins, bộ phim mà đến nay
được cân nhắc là một trong những bộ phim hay nhất lúc bấy giờ. Vấn đề mà Walt đối mặt
đó là tác giả P.L Travers chưa thực sự nổi tiếng, do đó khó có thể chuyển thể câu chuyện
thành phim được. Phải đến lần thứ 302 thì Walt mới đạt được sự chấp thuận của các hãng
phim truyền hình. Một câu chuyện khó tin khác là Want đã từng bị sa thải khi vừa được
nhận vào tờ báo đầu tiên do thiếu tính sáng tạo và hiện đại.
Sự đàn hồi là khả năng chịu đựng và phục hồi rất nhanh từ những hoàn cảnh khó khăn.
Walt đối mặt với rất nhiều thách thức mà một người bình thường rất dễ từ bỏ. Walt có thể
tự nâng mình lên bởi vì anh ấy tin vào bản thân và giấc mơ của chính mình. Chính vì vậy
mà Walt đạt được kết quả vượt sức tưởng tượng của rất nhiều người.
Khi Walt được hỏi về bí mật tạo nên thành công của mình, Walt đã suy nghĩ một lúc và
sau đó trả lời rằng: "Tôi mơ, tôi kiểm tra lại giấc mơ của mình một lần nữa bằng niềm tin
của mình. Tôi dám đương đầu với thử thách và tôi biến viễn cảnh mà tôi nhìn thấy thành
sự thật".
Ngày hôm nay những quy luật thành công không có gì khác biệt. Nếu Walt Disney, một
người đàn ông xuất thân trong một gia đình nghèo không được học tập đầy đủ có thể tạo
nên một đế chế giải trí từ con số không, vậy thì điều gì đang ngăn bạn thực hiện giấc mơ
của chính mình?
Những bài học từ Walt Disney
TTCT - Trái với suy nghĩ của nhiều người, phần lớn sự nghiệp của Walt E. Disney có
được là nhờ đấu tranh cực nhọc nhiều hơn là thành công “từ trên trời rơi xuống”. Và
những gì Walt đã trải qua thật sự rất đáng để chúng ta suy nghĩ
Walt Disney với một nhân vật bất tử của ông - chuột Mickey
TTCT - Trái với suy nghĩ của nhiều người, phần lớn sự nghiệp của Walt E. Disney có
được là nhờ đấu tranh cực nhọc nhiều hơn là thành công “từ trên trời rơi xuống”. Và
những gì Walt đã trải qua thật sự rất đáng để chúng ta suy nghĩ.
* Quyền sở hữu (nói cách khác là sở hữu trí tuệ) luôn là chìa khóa hàng đầu. Trong thời
kỳ đầu của sự nghiệp, Walt đã sáng tạo một nhân vật thỏ Oswald trên danh nghĩa của
phim trường Universal Studios.
Nhưng khi ông buộc phải thương lượng với Universal để có số thù lao khá hơn thì “một
gáo nước lạnh” được hắt vào mặt, Universal mới chính là người sở hữu bản quyền nhân
vật này, và như vậy Walt đừng hòng có bất cứ “xơ múi” gì trong việc chia chác lợi nhuận
từ nhân vật mà ông đã mang nặng đẻ đau.
Từ đó về sau, Walt đăng ký sở hữu tất cả những gì ông tạo dựng nên.
* Đam mê và quyết tâm. Đây là điều không chỉ có ở Walt mà còn ở bất cứ ai được xem là
thành công nhiều bất ngờ. Tuy vậy, vẫn nên nói qua một chút về những khó khăn mà
Walt đã gặp phải, qua đó giúp thấy được niềm đam mê cùng quyết tâm phi thường của
ông.
Để làm nên bộ phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn (hoàn thành năm 1937, phát hành tháng
1-1938), Walt đã phải bỏ ra ba năm ròng rã, với ngân sách ban đầu là 500.000 USD - một
số tiền khổng lồ so với mức trung bình để thực hiện một bộ phim hoạt hình ở thời điểm
những năm 1930: thường chỉ vào khoảng 10.000 USD. Các đối thủ của ông, vợ ông và
anh trai ông đều tiên đoán rằng Disney rồi sẽ khánh kiệt.
Song ông vẫn cương quyết theo đuổi mục tiêu của mình, dù rằng suốt thời gian làm bộ
phim Walt hết “đánh đu” cùng tình trạng sút giảm sức khỏe của bản thân đến tình hình tài
chính ảm đạm. Khi ngân sách đã cạn kiệt, cần phải có thêm một khoản tiền nửa triệu
USD nữa, ông đã đem trình bày những gì ông trông chờ ở thành công của bộ phim với
giới chủ đầy khó khăn của Ngân hàng Bank of America để nhận được số vay ông đang
cần.
Kết quả, bộ phim đã thu về hơn 8 triệu USD (tính theo mức trượt giá sẽ là 98 triệu USD
vào thời điểm này) khi mà giá vé xem dành cho người lớn là 25 cent và 10 cent đối với
trẻ em (!).
XEWCTstg.jpgDisneyland thu hút cả năm châu. Hàng loạt Disneyland đang tiếp tục
được triển khai ở nhiều nước, có cả VN* Thực hiện những ấn phẩm tồn tại bất chấp thời
gian.Pinocchio (1940), Fantasia (1940) và Bambi (1942) đều gặp thất bại trong lần trình
chiếu đầu tiên. Thế chiến 2 đã cắt đứt đường ra thị trường quốc tế của các bộ phim này.
Tinh thần quốc gia lại quay mặt với những gì mang tính đa cảm, nhất là nơi công cộng.
Những sự việc trên đã khiến Disney nợ 4 triệu USD và dường như Bank of America cũng
sắp chấm dứt vai trò “ông bụt” của mình đối với hãng.
May mắn thay, trong một cuộc họp mang tính sống còn (đối với Disney), A.P. Giannini -
người sáng lập ngân hàng - đã đứng dậy tuyên bố với ban điều hành ngân hàng rằng
những bộ phim Disney làm thật vĩ đại và sẽ sống mãi, còn chiến tranh thì chẳng thể nào
tồn tại dài lâu được. Và mọi người đều nhất trí tiếp tục duy trì vai trò mạnh thường quân
với hãng sau phát biểu này. Lời khẳng định của Giannini đã thành sự thật khi những năm
sau đó cả ba bộ phim này đều đem lại những lợi nhuận thuộc hàng kinh điển.
* Thử nghiệm thị trường. Bộ phim đầu tiên về thiên nhiên Seal island (1949) đã không
thật sự khiến Walt hài lòng khi hầu như chẳng rạp nào chịu nhận chiếu nó cả. Sau nhiều
tháng khó chịu vì sự “bám dính lì lợm” của bộ phim với các ngăn kệ, Walt tìm được một
rạp ở Pasadena bằng lòng cho chiếu. Sau cùng, Seal island đã đoạt giải thưởng hàn lâm
cho thể loại phim ngắn, mở đầu cho loạt phim về thiên nhiên được yêu thích rộng rãi sau
này.
* Nên biết dừng lại. Walt từng có ý định và đã thực hiện bằng cách cho xây một rạp xiếc
ở Disneyland mặc lời khuyên không nên của các thành viên ban điều hành. Kết quả, một
nghệ sĩ nhào lộn xinh đẹp đã... lộn nhào xuống bên dưới vì vuột tay khi đang trình diễn
trước hàng bao khán giả nhỏ, lũ lạc đà có bướu thì không ngừng... phun nước bọt vào
đám đông khách tham quan, bọn không bướu thì tìm được cách xổng chuồng và chạy
xuống khu Main Street khiến mọi người hoảng sợ... Những sự kiện này sau cùng đã khiến
Walt “ngộ” ra và biết đâu là điểm dừng.

BÙI NGUYỄN QUÍ ANH (Theo Stephen Schochet)


71. Nguyễn Tiến Huy
Thấm thía với bài học "Không phải việc của tôi" của giám đốc 8 năm thăng 8 cấp
Câu chuyện ý nghĩa về những bài học trong cuộc sống được chia sẻ bởi một vị giám đốc
mỗi năm thăng một cấp đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và ngưỡng mộ từ cộng
đồng mạng.
Những ngày vừa qua, cộng đồng mạng và đặc biệt là các bạn trẻ đang hào hứng truyền
tay nhau chia sẻ bài viết "Không phải việc của tôi". Đó là những tâm sự và đúc kết về quá
trình làm việc và bí quyết duy nhất để giúp vị giám đốc trẻ chỉ mất 1 năm để thăng 1
chức.
Chúng tôi xin được phép chia sẻ câu chuyện trên:
"Không phải việc của tôi
Năm thứ nhất: Tôi là nhân viên thiết kế web. Một ngày nọ, sếp giao cho tôi thiết kế logo
và ấn phẩm của công ty. Tôi đã dành một đêm để học một phần mềm mới về thiết kế in
ấn, sau đó hoàn thành nhiệm vụ.
Năm thứ 2: Tôi vẫn là một nhân viên thiết kế, sếp yêu cầu tôi hỗ trợ đội bán hàng. Tôi vui
vẻ chạy xe máy khắp các con đường, đi giới thiệu sản phẩm mới.
Năm thứ 3: Tôi thành lập Butchi Creative, chúng tôi thiết kế bìa đĩa. Khách hàng hỏi
chúng tôi, liệu có thể giúp họ làm MV với mức giá cực thấp. Tôi đồng ý và cùng team bắt
đầu sản xuất một trong những MV bằng hoạt hình đầu tiên ở VN.
Năm thứ 4: Tôi dừng hoạt động của Butchi Creative và gia nhập Who Digital. Trong
cuộc phỏng vấn, tôi nói rằng tôi sẽ luôn tìm giải pháp cho những gì được công ty giao
cho, kể cả những gì tôi không làm được hay không phải việc của tôi. Và tôi đã làm thế
trong 8 năm tiếp theo.
Năm thứ 5: Người đàn anh trong công ty xin nghỉ, tôi xin nhận làm cả mảng lập trình ứng
dụng Flash. Tôi được thăng chức sau một dự án đầu tiên mò mẫm từng dòng code. Tôi
chủ động tham gia cùng cả bên lập trình cơ sở dữ liệu, góp ý kiến cho họ trong những gì
họ làm.
Năm thứ 6: Sếp cho tôi xem một website và hỏi tôi liệu có thể học được công nghệ này
để áp dụng cho campaign sắp tới không? Tôi nói chỉ cần họ đã làm được ở nước ngoài thì
tôi sẽ học được. Tôi được thăng chức sau khi chứng minh điều này.
Năm thứ 7: Trưởng nhóm sáng tạo của công ty là một anh người Philipines đột ngột nghỉ
khi đang làm một dự án quan trọng của công ty. Tôi tiếp quản dự án khi chưa có đủ kinh
nghiệm. Tôi được thăng chức sau khi hoàn thành xong dự án.
Năm thứ 8 (2011): Công ty dịch chuyển cơ cấu để chuẩn bị cho sáp nhập với tập đoàn
Ogilvy. Sếp nói với tôi: tao sẽ trao cho mày cái chức danh của tao là Experience Director,
vì mày đúng là như thế.
Có người hỏi tôi: Làm thế nào anh có thể thăng chức mỗi năm một lần như vậy?
Trả lời: Tôi không bao giờ nói "Không phải việc của tôi"."
Người chia sẻ câu chuyện này có tên là Nguyễn Tiến Huy, chuyên gia hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực Digital Marketing. Từ vị trí một nhân viên thiết kế web bình thường,
anh đã trở thành giám đốc điều hành của một công ty thuộc lĩnh vực Digital Marketing tại
TP. HCM sau những nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ suốt 8 năm trời với bí quyết quan
trọng giúp anh thành công "Không phải việc của tôi".
Theo chia sẻ của anh Huy, bí quyết "Không phải việc của tôi" có nghĩa là khi bạn được
giao bất kỳ công việc gì, đừng bao giờ nói rằng "Tôi không biết". Dù nó có khó khăn và
vất vả đến đâu, bạn hãy dùng thực lực và khả năng để chứng minh rằng bạn chắc chắn sẽ
làm được việc đó. Dù cho đó có thể không phải là kỹ năng mà bạn biết hay bạn giỏi nhất
thì bằng sự cố gắng và học hỏi, bạn nhất định phải hoàn thành nó theo cách tốt nhất mà
bạn có thể.
Mỗi năm, vị Giám đốc trẻ đều được thăng chức 1 lần. Ngoài những công việc tập trung
vào khả năng chuyên môn mà anh đã có thì anh chưa bao giờ nói "Tôi không biết" và
luôn luôn vui vẻ đương đầu với những công việc khác được giao dù nó có khó khăn tới
mức nào. Bằng thực lực cùng với sự may mắn, anh đã có được vị trí như ngày hôm nay
mà nhiều người phải ngưỡng mộ.
Sau khi câu chuyện của anh Huy được chia sẻ trên mạng xã hội, đã có rất nhiều bạn trẻ
ủng hộ và tỏ ra ngưỡng mộ sự tài năng và cố gắng của vị Giám đốc này, coi đó là một bài
học sâu sắc, là động lực và tấm gương cho chính bản thân mình.
Câu chuyện chính là bài học sâu sắc về tính chủ động của mỗi người trong bất kỳ công
việc nào. Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ có suy nghĩ rằng, khi đi làm ở một công ty nào
đó, chúng ta chỉ cần làm đúng và tốt công việc chuyên môn của mình. Nếu không phải
việc mà mình không biết hay quá khó khăn thì không cần quan tâm và làm nó nữa. Đó
chính là sự "bằng lòng" với bản thân mà sự "bằng lòng" đó sẽ chỉ khiến cho bạn luôn
giậm chân tại chỗ mà không bao giờ tiến bộ được.
Những vấn đề khó khăn đôi khi lại chính là cơ hội để bạn được thử sức và thể hiện tài
năng của mình. "Ngại khổ, ngại khó" hay đôi khi là sự lười biếng, ngại phải tiếp xúc và
đương đầu với thử thách, vấn đề mới sẽ chỉ khiến bạn ngày càng thụt lùi về phía sau mà
thôi.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình với suy nghĩ và quan niệm của anh Tiến
Huy, nhiều người lại tỏ ra nghi ngờ, băn khoăn về những "may mắn" mà anh đã có.
Nhiều bình luận lên tiếng rằng, ở anh hội tụ cả tài năng và sự thức thời, đặc biệt là đúng
thời điểm và cách lựa chọn. Có những người, việc gì cũng "ôm" vào mình, khi cấp trên
gọi luôn luôn có mặt ngay lập tức, chưa bao giờ ngại khó, thế nhưng kết quả mà người đó
nhận được là trở thành "công cụ sai vặt" của những người khác, khiến họ trở nên vô cùng
mệt mỏi.
Một người dùng mạng khác cũng cho rằng: "Công việc của anh Huy là rất đặc thù, không
phải công việc nào cũng có thể làm hết như vậy, ôm đồm mọi thứ chỉ khiến bản thân
người làm bị ức chế. Hơn nữa, nếu không có những thời điểm may mắn nhất định thì có
lẽ anh cũng sẽ không thể thăng tiến dễ dàng như vậy được.
Sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều về câu chuyện mà mình đã chia sẻ, anh Tiến
Huy đã phản hồi lại như sau:
Sau tất cả những bình luận về sự "may mắn" có được, anh Huy cho rằng:
"Hỏi và đáp xung quanh câu chuyện "Không phải việc của tôi"
1. Nên có một mục tiêu dài hạn để làm cơ sở cho mỗi quyết định làm hay không làm.
Trong trường hợp của tôi, tôi muốn thành lập một công ty Việt Nam có thể đứng ngang
hàng với các bạn Tây, nên tôi lao vào mọi góc cạnh để tìm hiểu. Đến giờ thì tôi đã có một
công ty tạm có thể xem là đứng ngang hàng với một số bạn Tây.
2. Không bao giờ nói "Không phải việc của tôi" không có nghĩa là luôn luôn phải nói
"Tôi sẽ làm việc đó", mà là "Tôi sẽ đề xuất cho anh một giải pháp cho việc đó". Có thể là
bạn làm, hoặc là không. Điều đó cho thấy leadership skill của bạn.
3. "Đó là do may mắn ở trong môi trường được trọng dụng": Các bạn có quyền đuổi việc
sếp của mình nếu các bạn đã làm điều số 2 trong nhiều năm mà không có kết quả.
4. "Anh đã may mắn có cơ hội vì người ta nghỉ việc": Trong thực tế thì khi bạn đã làm
tốt, một người sếp tốt đã chuẩn bị sẵn cho bạn quyết định thăng chức ngay khi thời điểm
đến. Khi có 1 dự án phù hợp hay một nhân sự nghỉ thì chỉ là một thời điểm tốt để đưa
quyết định cho bạn.
5. "Anh mà ở trong môi trường nhà nước thì ...": Môi trường là do chúng ta lựa chọn,
không phải ngược lại."
Phản pháo lại những bình luận trái chiều về câu chuyện của mình, anh Huy đã nêu lên tất
cả những bằng chứng và cơ sở để khẳng định những việc anh đã thực hiện trong suốt thời
gian qua là đúng đắn và dựa trên nỗ lực thực sự của mình.
Một số những bình luận ác ý có thể đã phủ nhận hoàn toàn mọi công sức và khả năng của
anh Huy, dù vậy câu chuyện mà vị Giám đốc trẻ tài năng này chia sẻ cũng vẫn là một bài
học hay và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các bạn trẻ.
72. Abraham Lincoln
Abraham Lincoln là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Ông lên nắm quyền từ tháng
3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lin Coln đã dẫn dắt
thành công nước Mỹ qua những thời khắc đen tối nhất… cuộc nội chiến Mỹ.
Cuối cùng, Lincoln đã có thể bảo vệ nước Mỹ và chấm dứt chế độ nô lệ.
Trước cuộc bầu cử của ông năm 1860, với tư cách là tổng thống Đảng Cộng
hòa đầu tiên của nước Mỹ, Lincoln là một luật sư không chuyên, một nhà lập
pháp của bang Illinois, một thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ, và là một ứng cử
viên hai lần bất thành cho vị trí thượng nghị sĩ Mỹ.
Về vấn đề nô lệ, Lincoln rất bộc trực và cởi mở đấu tranh chống lại sự mở rộng
chế độ này. Thái độ ấy đã mang lại cho ông sư tôn vinh của Đảng Cộng hòa
năm 1860; sau năm đó ông được bầu làm Tổng thống.
Trong suốt thời gian đương nhiệm, ông đã đưa ra những biện pháp dẫn đến sự
khai trừ chế độ nô lệ, bao gồm việc ban hành Tuyên bố Giải phóng năm 1863 và
thông qua Biên bản chuyển quyền thứ 13 cho quốc hội Mỹ.
Chỉ 6 ngày sau sự đầu hàng quy mô lớn của các lực lượng liên bang (dưới sự
chỉ huy của tướng Robert E. Lee), Lincoln đã trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên
bị ám sát.
Lincoln được các học giả đánh giá là một trong những vị tổng thống Mỹ vĩ đại
nhất từng có.

Dưới đây là 7 bài học lớn từ Abraham Lincoln:


Chuẩn bị cho thành công
“Cho tôi sáu tiếng để chặt một cái cây, và tôi sẽ dành bốn tiếng đầu tiên mài sắc lưỡi
búa.”
Trước khi bạn thành công, bạn phải chuẩn bị. Khi Lincoln còn là một luật sư
không chút tiếng tăm ở vùng Illinois xa xôi, ông đã chuẩn bị cho thành công, khi
Lincoln trở thành một hạ sĩ bang Illinois, ông cũng đã đang chuẩn bị cho thành
công, và thậm chí khi ông thua trong cuộc bầu cử Thượng nghị sĩ Mỹ hai lần,
ông cũng đang chuẩn bị cho thành công. Bạn đang làm gì để chuẩn bị cho thành
công? Lincoln đã nói, “Tôi sẽ chuẩn bị và một ngày nào đó cơ hội của tôi sẽ
đến.”
“Vội vàng”
“Mọi thứ có thể đến với những người chờ đợi, nhưng chỉ là những thứ để lại bởi những
người vội vàng.”
Bạn không thể thong thả đi đến mục tiêu, bạn phải hành đồng; bạn phải bước
nhanh để đạt được động lượng cần thiết để thoát khỏi lực hấp dẫn của những
điều bình thường. Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống đến với những
người vội vàng. Có phải bạn cũng đang “vội vàng”?
Nhớ rằng sự vĩ đại là có thể
“Việc một số người đạt được thành công vang dội là bằng chứng cho tất cả rằng những
người khác cũng có thể đạt được nó.”
Nếu một ai khác có thể thành công trong ngành kinh doanh của bạn, đó là bằng
chứng rằng bạn cũng có thể thành công như họ. Nếu ai đó giàu có trong bang
bạn ở, đó là bằng chứng rằng bạn cũng có thể giàu có. Bạn có tất cả những điều
tuyệt vời nhất con người có: trí tuệ và ý chí. Đừng biện hộ nữa, nếu ai đó có thể
làm được thì bạn cũng có thể… Và ai mà biết được? Bạn có thể có khả năng
làm việc đó nhanh hơn và tốt hơn; đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của
mình
Tỏ ra xứng đáng với danh tiếng
“Danh tiếng giống như chiếc bình đẹp, một khi bị vỡ nó rất khó để sửa.”
Hãy làm việc để trở thành người theo cách bạn muốn được công nhận. Đừng cố
gắng trông thật tốt, hãy tốt thật sự. Một cái tên tốt có giá trị hơn vàng vòng và
rubi tinh chọn.
Tập luyện việc được trọng vọng.
Bạn có thể cũng trung thực, và sự liêm chính không kém cạnh, bước vào với sự
khiêm tốn, và có những nguyên tắc như những con người vĩ đại nhất từng sống.
Xem trọng mỗi năm trong đời
“Và cuối cùng, không phải những năm trong đời bạn quan trọng, mà chính là cuộc đời
trong những năm của bạn.”
Lincoln đã không sống quá lâu, nhưng “cuộc đời trong năm của ông” đã có tác
động sâu sắc đến thế giới. Bạn có đang xem trọng những năm đời của mình?
Bạn có đang thay đổi thế giới? Bạn có khả năng làm điều đó; nếu bạn có thể đọc
và hiểu những từ ngữ này, thì bạn có khả năng tạo nên một ảnh hưởng sâu
rộng, và đó không phải là một bài giảng đạo vô nghĩa, đó là một thực tế rất thật,
nhưng bạn sẽ nắm lấy nó chứ, bạn sẽ tin nó và biến nó thành thực tế “của bạn”
chứ?
Nhìn về mặt tích cực của mọi thứ
“Ta có thể phàn nàn vì hoa hồng có gai, hoặc vui sướng vì trên cành gai lại có hoa
hồng.”
Tôi bạn tìm kiếm thứ gì đó để phàn nàn, nhất định rồi bạn sẽ tìm ra! “Luôn” có
một cơ hội để bị “xúc phạm”! Đừng nắm lấy chúng; chúng “chẳng bao giờ” dẫn
đến thứ gì tích cực cả. Hãy học cách quan sát hoa hồng trong cuộc sống; đời
đầy rẫy hoa hồng, nếu như bạn dành thời gian quan sát chúng.
Không ngừng tiến bộ
“Con đường để một chàng trai trẻ trưởng thành là cải thiện bản thân bằng mọi cách anh
ta có thể…”
Nếu bạn cải thiện mỗi ngày, tưởng tượng những tiến bộ bạn có thể có trong 20
năm. Bạn có thể có một tác động đáng kể lên thế giới trong 20 năm! Hãy nhớ
rằng, chậm mà chắc sẽ chiến thắng cuộc đua; thành Rome không được xây
trong một ngày. Hãy làm việc tốt hơn một chút mỗi ngày, và cuối cùng, bạn sẽ
hoàn thành ước mơ của mình.
LÁ THƯ TỔNG THỐNG LINCOLN GỬI ĐẾN THẦY HIỆU TRƯỞNG CỦA CON
TRAI
Home BÀI HỌC VỀ MỤC TIÊU LÁ THƯ TỔNG THỐNG LINCOLN GỬI ĐẾN
THẦY HIỆU TRƯỞNG CỦA CON TRAI
Abraham Lincoln là một trong những Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ bên cạnh Tổng
thống khai quốc Washington, ông đã bãi bỏ chế độ nô lệ, chặn đứng được tình trạng chia
rẽ Nam – Bắc, bảo vệ sự thống nhất nước Mỹ.
Phẩm cách đạo đức cao thượng của Lincoln luôn được mọi người ca ngợi. Trong đoạn
kết bài diễn văn nhậm chức tổng thống lần thứ hai, ông nói:“Đừng làm hại ai, hãy nhân từ
với tất cả mọi người; với sự kiên định chính nghĩa, Thượng Đế sẽ cho chúng ta thấy
chính nghĩa, để chúng ta tiếp tục hoàn thành những gì mình đang làm. Hàn gắn vết
thương của đất nước, chăm sóc những quả phụ, cô nhi gây ra bởi chiến tranh – làm tất cả
để chúng ta đạt được và trân quý công lý cũng như hòa bình lâu bền giữa chúng ta, và với
tất cả các quốc gia”.
Con người Lincoln, hơn cả một tổng thống, là con người đạo đức, phấn đấu cho những
điều lương thiện. Ông cũng nổi tiếng là một diễn giả tài giỏi. Ngay sau khi ông qua đời,
người ta đã sưu tầm bài diễn văn, phát biểu, lá thư của ông.
Lá thư mà tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai
ông theo học 200 năm trước gặp nhiều nghi vấn, rằng lá thư không phải của Lincoln vì
không nằm trong tập hợp các tác phẩm của ông. Sở dĩ nhiều người tin rằng đây là lá thư
của Tổng thống bởi vì cuối lá thư có đề tên tác giả là Lincoln.
Dù thế lá thư này vẫn thường được đọc vang lên tại lễ khai giảng ở các trường nói tiếng
Anh, nhiều giáo viên và phụ huynh xem lá thư này là chuẩn mực nhằm giáo dục cho học
sinh và con em mình.
Sau đây là nội dung lá thư theo bản dịch của Nguyễn Tất Thịnh:
“Gửi thầy hiệu trưởng nhân ngày đưa con đến trường”
“Thưa Thầy, Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này – rằng không phải luôn có sự
công bằng và tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu biết : cứ
mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực – Cứ
mỗi chính trị gia ích kỉ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm – Cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì sẽ có
một người ta có thể kết thành bạn.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu : mỗi đồng
đô la kiếm được do công sức của mình quý hơn nhiều 5 đô la nhặt được trên hè phố – Xin
hãy dạy cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ với giá cao nhất nhưng không cho phép ai
ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin Thầy dạy cho cháu biết thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử, biết chấp
nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng – Xin hãy dạy cháu biết mỉm cười
ngay cả khi buồn bã, rằng không có xấu hổ nào trong những giọt nước mắt – Xin dạy
cháu tránh xa sự đố kị và hung hăng, đó là những điều làm người ta dễ bị đánh bại nhất –
Hãy dạy cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những
kẻ thô bạo – Biết chế giếu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những sự ngọt ngào đầy
cạm bẫy – Xin hãy dạy cho cháu có sức mạnh ngoảnh mặt làm ngơ trước đám đông đang
gào thét và không chạy theo thời thế, nhưng đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho
là đúng và đi đến cùng con đường của mình.
Xin Thầy giúp cháu nhìn thấy được sự kì diệu của sách, nhưng cũng cho cháu có đủ thời
gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn, kì diệu của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu
trời, những dòng suối trong vắt trên thảo nguyên và những buổi bình minh rực rỡ – Xin
Thầy hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi chỉ có sự
thử thách của lửa mới tôi luyện nên con người bản lĩnh.
Xin Thầy hãy giúp cháu có niềm tin chính đáng vào bản thân dù tất cả mọi người xung
quanh đều cho rằng ý kiến của cháu là sai lầm – Dạy cho cháu biết cách lắng nghe tất cả
mọi người nhưng cũng biết cách sàng lọc qua tấm lưới của chân lí để đón nhận được
những điều tốt đẹp – Xin giúp cháu có được sự dũng cảm để không dung thứ sự sai trái
và bền chí để là người dũng cảm – Xin dạy cho cháu biết rằng phải luôn có niềm tin tuyệt
đối vào bản thân nhờ thế cháu mới có niềm tin tuyệt đối vào Nhân loại.
Đó là yêu cầu quá lớn, nhưng xin Thầy hãy cố gắng, và như thế con trai tôi quả thật là
cậu bé Hạnh phúc.”
73. Warren Buffett
Công thức tạo nên thành công của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett
Ở tuổi ‘xưa nay hiếm’ tỷ phú – nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett là một tỷ phú hàng
đầu nước Mỹ, sỡ hữu gói tài sản 97 tỷ USD. Ông có lời khuyên tâm đắc nhất của về
thành công lại không liên quan lỗ lãi trong báo cáo tài chính hay danh mục cổ phiếu. Vậy
bí quyết thành công của Warren Buffett là gì?.
Harland Sanders: Bài học từ 1009 lần thất bại và 1 lần thành công của “cha đẻ” KFC
Chân dung ông Đỗ Anh Tuấn – Đại gia Thanh Hóa vừa lọt Top 10 người giàu nhất sàn
chứng khoán Việt
Phải nằm nhà vì ốm, thanh niên 27 tuổi tạo ra Startup 7,8 tỷ USD trong căn bếp của mình
Ở tuổi 90, tỷ phú Warren Buffett thường được xem là một huyền thoại của giới đầu tư.
Ông là chủ tịch hãng đầu tư Berkshire Hathaway và hiện sở hữu tài trị giá 97 tỷ USD,
theo Bloomberg. Tuy nhiên, một trong những lời khuyên tâm đắc nhất của ông về thành
công lại không liên quan lỗ lãi trong báo cáo tài chính hay danh mục cổ phiếu.
Công thức tạo nên thành công của tỷ phú Warren Buffett
“Khoản đầu tư tốt nhất của bạn là vào chính bản thân mình”, Buffett mới đây chia sẻ với
Andy Serwer, tổng biên tập tờ Yahoo Finance.
Trước hết, “hãy học cách giao tiếp tốt hơn trong cả nói lẫn viết, việc này sẽ giúp tăng ít
nhất 50% giá trị của bạn. Không thể giao tiếp với ai đó giống như nháy mắt với một cô
gái trong bóng tối vậy. Chẳng thể xảy ra điều gì cả”, Buffett nói với Serwer. “Bạn phải có
khả năng trình bày ý kiến của bản thân”.
Thứ hai, hãy bắt đầu chăm sóc cơ thể và trí tuệ của mình khi vẫn còn trẻ, Buffett khuyên.
Công thức tạo nên thành công của tỷ phú Warren Buffett
“Nếu tôi cho bạn một chiếc ôtô và nó là chiếc ôtô duy nhất mà bạn có trong suốt phần đời
còn lại, chắc chắn bạn sẽ chăm sóc nó theo cách mà chính bạn không thể tin nổi. Với bất
kỳ vết xước nào, bạn sẽ sửa ngay, bạn sẽ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, giữ nó trong garage
và làm mọi thứ có thể”, tỷ phú 90 tuổi nói. “Chính xác bạn cũng chỉ sở hữu một cơ thể và
trí tuệ trên đời này, và bạn sẽ không thể bắt đầu chăm sóc nó khi 50 tuổi. Nếu không làm
gì, tới thời điểm đó, bạn sẽ ‘mòn rỉ’. Vì vậy, đây là điều vô cùng quan trọng. Và nếu bạn
đầu tư vào bản thân mình, không ai có thể lấy nó đi từ bạn”.
Công thức tạo nên thành công của tỷ phú Warren Buffett
Tuy vậy, Warren Buffett cũng nổi tiếng với thói quen uống Coke và ăn đồ ăn nhanh ở
McDonald’s. Vì thế, Warren Buffett thừa nhận rằng mọi người nên làm theo những gì
ông nói chứ đừng làm theo những gì ông làm. Ông cũng cho biết rằng những món ăn yêu
thích của ông không thay đổi từ năm 6 tuổi.
Cuối cùng, định nghĩa “thành công” thực sự của nhà đầu tư huyền thoại không liên quan
gì tới tiền bạc. “Tôi đã nói rất nhiều lần rằng khi bạn đến tuổi 65-70 hoặc hơn, nếu những
người mà bạn muốn yêu thương thực sự yêu thương bạn, đó chính là thành công”, Buffett
chia sẻ.
74. Drew Housman
Tôi tốt nghiệp Harvard nhưng: Cảm thấy đời mình là một thất bại và chẳng đáng
sống

Trong khi bạn bè đã bắt đầu giàu có, lấy được người trong mộng, và đi du lịch nước
ngoài, chàng trai tốt nghiệp Harvard này lại cảm thấy mình như một kẻ dị biệt, vì cuộc
đời mình hoàn toàn thất bại. Thế nhưng cái kết của câu chuyện anh kể lại cho chúng ta
một bài học đầy giá trị về cuộc sống.

Trên diễn đàn Quora, khi được hỏi "Bạn cảm giác như thế nào khi theo học một trường
tinh hoa và sau đó trở thành một đứa hoàn toàn thất bại?", chàng trai Drew Housman đã
có một câu trả lời vô cùng thú vị.
Với gần 800.000 lượt xem trên toàn cầu, anh chàng này đem lại cho người đọc một góc
nhìn khác từ trải nghiệm của một sinh viên Harvard – những bạn trẻ tài năng mà chúng ta
vẫn tưởng một khi vào được Harvard thì phần đời còn lại sẽ trải đầy hoa hồng.
Tuy vậy, cái kết câu chuyện Harvard này lại dạy cho chúng một bài học rất giá trị về sự
cố gắng trong cuộc sống. Dưới dây là phần lược dịch câu trả lời của anh.
Mất sạch tài sản nhưng nhờ 7 câu hỏi, người đàn ông lấy lại được nhiều hơn những gì đã
mất
"Cảm giác đau khổ.
Tôi tốt nghiệp Harvard năm 2009 với một (nửa) kỹ năng duy nhất bán được trên thị
trường: chơi giỏi bóng rổ. [Housman theo học ngành Anh Văn và Lịch Sử, khó xin việc
hơn các ngành kinh tế hay kỹ thuật khác].
Không quá xuất sắc để vào giải NBA, nhưng tôi cũng đủ khá để chơi ở giải hạng hai tại
Israel. Đó chẳng phải là giấc mơ tuổi thơ khi bạn tập ném bóng vào rổ ở nhà hay sao?
Không đúng cho lắm, nhưng đó là lời mời làm việc duy nhất, vậy nên tôi chấp nhận.
Sau 3 năm và một đống chấn thương, tôi vẫn đang chơi bóng rổ tại Israel. Tôi vẫn còn xa
mới chạm đến ước mơ chơi giải NBA của mình, và tâm trí tôi bắt đầu bấn loạn.
Cảm giác làm việc trong văn phòng sẽ như nào? Liệu tôi có đang hối hận khi không có
nổi một công việc làm thêm mùa hè hay thực tập sinh trong suốt 7 năm học qua? Trời ơi,
tôi thậm chí còn chưa bao giờ viết một cái CV! Liệu đi làm công sở là tôi phải vận một
chiếc quần kaki, tôi ghét quần kaki lắm, làm ơn đừng!!!
Tinh thần của tôi ngày càng tệ. Tôi cảm thấy tê liệt vì sự lưỡng lự của mình. Tôi đang
uống một liều thuộc độc, pha chế giữa nỗi sợ hãi, thêm chút sự mất động lực. Tôi không
biết mình muốn làm gì trong đời thực, và tôi cũng không muốn phải cạnh tranh khốc liệt
để thành công ngoài đời...
Tôi cảm thấy mình như một kẻ dị biệt. Những bạn bè [Harvard của tôi] đang kiếm hàng
đống tiền, kết hôn với người trong mộng của họ, và có những kỳ nghỉ hoành tráng. Tôi sẽ
là một kẻ vác mặt đến buổi họp lớp sau 5 năm và tâm sự về việc làm một gã bảo vệ cũng
không thực sự quá tệ một khi bạn đã quen việc.
Tôi không nhìn thấy tương lai của mình. Tôi bắt đầu có những suy nghĩ tự tử. Nếu tôi
nhảy khỏi một tòa nhà, tôi sẽ không phải chịu đời sống ngột ngạt của dân văn phòng,
không phải xấu hổ khi đi họp lớp, không cần phải giải thích với mọi người rằng tôi có lẽ
là người đầu tiên bỏ phí tấm bằng tốt nghiệp Harvard...
Chuyện hay là, trong khi tôi than thở rằng mình không có kỹ năng nào phù hợp với thị
trường việc làm và cuộc đời tôi chỉ đáng bỏ đi, tôi lại rất chăm chỉ làm một việc sẽ giúp
tôi kiếm tiền trong tương lai: tập viết blog...
Khi nhiều người ghé thăm blog của tôi, và tôi bắt đắt thử viết kịch bản cho các chương
trình truyền hình, tôi quyết định ứng tuyển vào một công việc tại một Agency Tài năng
Hollywood. Tôi được nhận, tiếp tục viết, làm việc chăm chỉ, và chuyển sang một công
việc hấp dẫn hơn khi được làm việc với các giám đốc sản xuất chương trình TV.
Hóa ra thị trường cần tôi nhiều hơn mình tưởng, và nhờ cật lực làm việc, tôi có thể bù
đắp vào những thiếu sót trong bản CV của mình...
Tôi cảm thấy biết ơn vì một cơ hội mới, và cuối cùng tôi bắt đầu nhận ra rằng chẳng việc
gì mình phải ghen tị với lũ bạn có sự nghiệp "tốt hơn" làm gì. Quan trọng nhất là trong
bất kì tình huống nào mình cũng cần cố gắng nhất có thể.
Vì vậy, kể cả khi mọi chuyện tồi tệ đến mức bạn không biết cuộc đời này có đáng sống
hay không, hãy thử cố gắng tiến lên. Thử nhúng mình vào một hoạt động nào đó khiến
bạn hạnh phúc. Rồi cuộc đời sẽ ổn thỏa thôi. Bạn không phải một thất bại, tôi cũng vậy."
75. Jordan Windle
Xúc động bố đồng tính đơn thân nuôi cậu bé quặt quẹo thành VĐV Olympic

(VTC News) - Cậu bé suy dinh dưỡng nặng, toàn thân ghẻ lở, nhiễm trùng đã trở thành
vận động viên Olympic nhờ tình yêu vô bờ bến của ông bố đồng tính đơn thân.
Giống như một câu chuyện cổ tích, trái tim nhân hậu và tình yêu thương vô bờ bến của
ông bố đồng tính đơn thân Jerry Windle đã giúp cậu con trai giành lấy sự sống từ tay tử
thần và trở thành vận động viên.
Giành giật sự sống cho em bé kiệt sức
Là người đồng tính độc thân, ông Jerry Windle luôn bị mỉa mai rằng ông sẽ không bao
giờ có thể làm cha. Điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức khiến ông thực sự tin rằng làm cha là
điều quá xa vời đối với mình. Thế nhưng vào một ngày nọ, cuộc sống của Jerry thay đổi
hoàn toàn và hành trình làm cha bắt đầu.
Hôm đó, khi đang đọc tạp chí, ông Jerry vô tình đọc câu chuyện về cuộc sống những cậu
bé mồ côi ở Campuchia. Không mất nhiều thời gian đắn đo, ông nhấc máy liên lạc ngay
với cơ sở nhận con nuôi tại Campuchia. Quyết định đó đã vô tình kết nối cuộc đời ông
với một cuộc đời nhỏ bé cách xa nửa quả địa cầu.
Vào tháng 6/2000, ông Jerry vội vã đến Phnom Penh, Campuchia. Cậu con trai tương lai
của ông tên là Jordan, 2 tuổi, lúc đó đang sống trong một trại trẻ mồ côi; cha mẹ đẻ của
bé qua đời 1 năm trước đó. Cậu bé mới chập chững biết đi, lại bị suy dinh dưỡng, ghẻ lở
và nhiễm trùng nặng.
Ông Jerry và cậu con trai người Campuchia của mình.
Sau buổi gặp gỡ, Jerry đón Jordan về nhà ở Florida, Mỹ và tận tình chăm sóc cho cậu con
trai khỏe mạnh trở lại.
Những ngày đầu làm cha, như bao phụ huynh khác, Jerry cũng phải đối mặt với vô vàn
khó khăn, càng gian nan hơn khi Jordan gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Cậu bé chỉ nặng 7
kg, ốm yếu và kiệt sức. Jerry thậm chí không dám chắc liệu con trai có thể qua khỏi hay
không. Tuy nhiên, bằng tình yêu thương và khao khát có con của mình, ông đã làm tất cả
những gì có thể để con trai không phải chịu đau đớn.
Ngày đó, hai cha con chỉ có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, trước khi Jordan học
tiếng Anh.
Theo đuổi giấc mơ Olympic
Giấc mơ Olympic của Jordan bắt đầu khi cậu bé 7 tuổi. Tại trung tâm lặn, Jordan được
huấn luyện viên Tim O’Brien, con trai của huấn luyện viên lặn nổi tiếng Ron O’Brien, để
mắt tới. Sau đó, cậu bé tham gia một chương trình lặn đặc biệt và bắt đầu đạt những
thành công đầu tiên.
Cũng trong khoảng thời gian này, Jordan có cơ hội gặp gỡ người đoạt Huy chương Vàng
Olympic, đồng thời là nhà hoạt động LGBT Greg Louganis. Jordan thậm chí còn được
gọi là “Louganis nhí”.
Cậu bé ốm yếu ngày nào đã thành vận động viên cường tráng.
Sau 3 lần thử sức với cuộc đua Olympic (lần đầu tiên vào năm 13 tuổi, lần thứ hai vào
năm 16 tuổi), Jordan đạt được ước mơ của mình và trở thành vận động viên chính thức
của đội tuyển Mỹ thi ván cứng 10m đơn nam tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Dù thi đấu đại diện cho đội tuyển Mỹ, một phần trái tim Jordan vẫn hướng về quê nhà
Campuchia. Anh xăm hình lá cờ Campuchia trên cánh tay mình để mọi người có thể nhìn
thấy nó khi anh thi đấu.
Trong buổi trả lời phỏng vấn, Jordan gửi lời tri ân tràn đầy yêu thương đến người cha
Jerry: “Khi mọi người hỏi tại sao tôi đến với bộ môn nhảy cầu, tôi đáp: Vì bố tôi và tình
yêu ông dành cho khi tôi tham gia bộ môn đó. Nếu không có sự hy sinh, tình yêu và sự
ủng hộ của bố trong suốt quãng thời gian chúng tôi sống cùng nhau, tôi thực sự không thể
trở thành một người như hôm nay. Tôi phải cảm ơn bố vì tất cả và vì những thành tích tôi
đạt được. Đó là hành trình tuyệt vời của hai bố con và chúng tôi vẫn đang đi tiếp trên
hành trình đó”.
Trước những lời gan ruột này của con trai, ông Jerry nói khiêm nhường: "Tôi biết con tôi
đã phải bỏ nhiều công sức để đạt được những điều này”.
Hai cha con Jordan đã kể lại câu chuyện tình thân kỳ diệu đầy cảm hứng của họ trong
cuốn sách dành cho trẻ nhỏ mà họ là đồng tác giả, xuất bản vào năm 2011. Cuốn sách có
tựa đề “An Orphan No More: The True Story of a Boy”, kể về câu chuyện một con gà
trống bị những con vật khác nói rằng nó không thể làm cha nếu không có gà mái. Một
ngày nọ, con gà trống đó tình cờ bắt gặp một quả trứng mà không ai mong muốn. Khi quả
trứng nở ra, bên trong lại là một chú vịt con. Nhưng dù ngoại hình có khác biệt, hai cha
con gà và vịt đã chứng minh rằng ở đâu có tình yêu, ở đó có gia đình.
Là một người con nuôi đa xuyên chủng tộc, Jordan Windle, vận động viên thi đấu vào
thứ Sáu vừa rồi, chia sẻ rằng anh bị bắt nạt khi còn nhỏ vì có một người cha đồng tính và
"chỉ đơn giản vì khác biệt.”
Trầm trồ với Jordan Windle thực hiện một cú lặn hoàn hảo từ bục 10 mét - tương đương
với nhảy chúi đầu từ một toà nhà ba tầng - bạn sẽ không bao giờ biết anh ta sợ hãi bất cứ
điều gì.
Anh chia sẻ với NBC Asian America, "Tôi sợ độ cao nhưng tôi thích tạo nên một màn
trình diễn. Được rơi từ độ cao 10m và tạo một tia nước nhỏ như vậy - phản ứng của khán
đài thật sự tuyệt diệu."
Sau khi xếp thứ nhì tại vòng loại Olympic vào tháng 6, sinh viên năm cuối của Đại Học
Texas tại Austin sẽ thi đấu sơ bộ trong nộ dung lặn bục 10m ở thế vận hội Tokyo vào thứ
Sáu. Vận động viên lặn 22 tuổi, người được nhận nuôi từ 18 tháng tuổi từ Cambodia bởi
một người cha Mỹ đồng tính độc thân, đã dành 15 năm qua để chuẩn bị cho khoảnh khắc
này.
Windle bộc bạch, “Trên chuyến bay kéo dài 10 giờ tới đây, tôi không thể ngủ. Tôi cứ
ngồi đó với đầy lo lắng và thật sự hơi run khi nghĩ đến việc phải thi đấu trước hàng triệu
người theo dõi. Nhưng trong ngày đầu tiên tôi xuống hồ, tất cả mọi lo lằng đường như
biến mất có vẻ vì trong tâm trí và trái tim tôi, tôi xứng đáng ở đây."
Windle, vận động viên trẻ tuổi nhất lọt vào vòng loại môn lặn của Thế vận hội ở tuổi 12,
đã dậy sóng trong làng thể thao kể từ anh bắt đầu năm 7 tuổi tại một trại hè dưới nước ở
Nam Florida.
Tim O'Brien, con trai của huấn luyện viên bơi lội Ron O’Brien của Đại sảnh Danh vọng
Olympic và Paralympic Hoa Kỳ, ngay lập tức phát hiện ra cách Windle duỗi thăng ngón
chân và có tư thế vai đằng sau cổ một cách tự nhiên. Ông tin rằng một ngày Windle có
thể trờ thành nhà vô địch quốc gia.
Windle sau này vô địch quốc gia lứa tuổi thiếu niên sáu lần, vô địch quốc gia cấp trung
học bảy lần và nhà vô địch NCAA hai lần, lập nên kỷ lục bơi lặn nội dung lặn bục nam ở
Giải vô địch Big 12 năm 2018.
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp bơi lặn, anh được so sánh với huyền thoại Olympic và nhà
hoạt động Greg Louganis, người cũng được nhận làm con nuôi và huyến luyện Windle
qua nhiều năm. Khi Windle và cha anh đồng tác giả cuốn sách thiếu nhi, “An Orphan No
More: The True Story of a Boy (Không Còn Mồ Côi: Dựa Trên Câu Chuyện Có Thật Về
Một Cậu Bé),” Louganis đã viết lời mở đầu.
Với tư cách là con nuôi đachủng tộc, Windle kể rằng anh bị bắt nạt khi còn nhỏ vì có một
người cha đồng tính và "chỉ đơn giản vì khác biệt.” Là đồng minh lâu năm của cộng đồng
LGBTQ, Windle sử dụng nền tảng của mình để giáo dục và khuyến khích mọi người ủng
hộ những người thường bị bỏ quên bởi xã hội và góp phần trong chiến dịch chống bắt nạt
“It Gets Better” khi anh còn nhỏ.
Trong khi hàng triệu người Mỹ sẽ cổ vũ nhiệt tình cho Windle khi anh thi đầu vào tuần
này, anh cũng là anh hùng cho quê hương của mình và là vận động viên lặn gốc
Cambodia đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội.
Khi Windle trở về Cambodia vào 2016 với tư cách là vô địch quốc gia, sự có mắt của anh
gây bão giới truyền thông. Triển lãm lặn của anh ở Phnom Penh được tham dự bởi hàng
trăm học sinh và trẻ em mồ côi địa phương mà anh đã truyền cảm hứng qua một người
phiên dich.
Kể từ khi vào đội lặn quốc gia Hoa Kỳ, Windle chia sẻ rằng anh thấy lượng người theo
dõi từ Cambodia trên mạng xã hội tăng bất ngờ.
“Thật sự ấm lòng khi biết mọi người sẵn sàng tìm đến tôi và chia sẻ câu chuyện của họ,
cũng như những tương đồng mà chúng tôi có, bởi vì điều đó tạo một liên kết chặt chẽ hơn
với nơi tôi sinh ra và khiến tôi càng muốn giúp họ nhiều hơn," Windle chia sẻ. Anh có
hình xăm lá cờ Cambodia trên bắp tay trái của mình vào ngày Lễ Tạ ơn khi anh 18 tuổi.
Vận động viên Olympic dự định trở lại Cambodia trong tương lai và hy vọng một ngày
nào đó sẽ bắt đầu một chương trình dạy lặn phi lợi nhận ở quốc gia Đông Nam Á này.
“Một khi tôi đến thăm, trải nghiệm cho tôi thấy rằng có những người ngoài đó đang tìm
kiếm cơ hội. Tôi có thể chia sẻ câu chuyện của mình và cho họ cơ hội để nắm lấy và sống
một cuộc đời tuyệt với trong tương lai.”
Nhưng giờ đây, mục tiêu chính của anh là tận hưởng những ngày cuối của chặng đường
đi Thế vận hội và trình diễn những cú lặn phi thường mà anh đã chăm chỉ tập luyện kể từ
bé.
Windle chia sẻ, “Khi lặn, mọi thứ chậm đi trong tức khắc. Thật sự bạn chỉ ở trên không
trong chưa đầy hai giây nhưng khi bạn phải quay và thực hiện động tác lặn của mình, và
bạn hoàn toàn sống trong khoảnh khắc đó, mọi thứ chậm lại và bạn có thể nhìn thấy màu
sắc và mọi người - đây thực sự là một môn thể thao đặc biệt.”

76. Adamm Khoo


Khám phá tiểu sử, gia đình của Adam khoo
Adam khoo tên đầy đủ là Adam Khoo Yean Ann. Ông sinh ngày 4 tháng 8 năm 1974 tại
Singapore và được biết đến với vai trò là một doanh nhân, nhà diễn giả, tác giả của nhiều
cuốn sách nổi tiếng khắp Châu Á. Cha ông là Vince Khoo là chủ một công ty quảng cáo,
mẹ ông là etyL. Khoo-Kingsley. Adam khoo từng lọt top 25 những gương mặt triệu phú
trẻ tuổi nhất xứ sở đảo với tài sản ròng khoảng 1,3 tỷ đô la khi mới 26 tuổi. Hiện tại, ở
tuổi 44, chủ tịch của tập đoàn mang tên ông có mái ấm hạnh phúc bên người vợ Sally
Ong và 2 cô công chúa nhỏ hạ sinh năm 2014 và 2015.
2. Hành trình chạm đến thành công của cậu bé bị gắn mác chậm tiến
2.1. Từ cậu bé bị gắn mác lười nhát, chậm tiến
Được sinh ra trong một gia định bình thường như bao gia đình khác, nhưng tuổi thơ của
cậu bé Adam lại là những “tháng năm giữ dội” vì những trận “mưa đòn” đến thái độ bật
lực của bố mẹ ông vì tính ham chơi, lười biếng. Khác xa với hình dung của nhiều người
trẻ về triệu phú quốc đảo, người đàn ông mang lại cho họ nguồn cảm hứng về thành công
không phải là một cậu bé ham học. Trong buổi chia sẻ và trải lòng của mình trước hàng
trăm nghìn khán giả châu Á, Adam khoo đã từng nhận mình là một đứa trẻ lười biếng và
không có gì ngoài kỹ năng xã hội rất kém.
Ông rất ghét đọc sách, niềm đam mê của những đứa trẻ ngoan và của hàng loạt những
triệu phú vẫn ca ngợi thời bấy giờ. Niềm hứng thú duy nhất của Adam khoo không phải
những bài học, việc đến trường mà là vùi đầu hàng giờ vào truyện tranh, các trò chơi điện
tử thâu đêm suốt sáng và TV. Đây chính là căn nguyên của kết quả học tập thậm tệ và nỗi
thất vọng khôn cùng của bậc phụ huynh đã dồn hết niềm tin vào cậu con trai.
Tuổi thơ của vị tỷ phú trẻ tuổi nhất Singapore sau này thậm chí còn được đánh giá là cậu
bé ngốc nghếch, chậm tiến. Adam khoo những năm ấy sở hữu một bảng thành tích thậm
tệ và nhiều lần bị chuyển trường. Ngay cả khi, được đồng ý nhận vào một ngôi trường có
chất lượng đào tạo kém nhất Singapore, vị trí xếp hạng của cậu bé vẫn nằm trong tốp cuối
của trường.
Chuỗi biểu hiện “lùi” đầu tiên xảy ra vào năm Adam khoo lên 8 tuổi. Khi ấy, cậu bé họ
Khoo bị đuổi khỏi trường Tiểu học St Stephen vì kết quả học tập rất kém và hành vi
“ghét” giáo viên dạy và bạn bè. Đến những năm cấp hai khi đã lớn hơn vài tuổi, bản chất
trong cậu bé tên Adam cũng không hề thay đổi.
Thái độ thờ ơ, lãnh cảm với học tập và thái độ lẫn kết quả học tập “không thể chấp nhận”
tiếp tục làm đau đầu bố mẹ cậu khi con trai của họ lần lượt bị đến 6 trường trung học từ
chối. Cuối cùng, họ đành gửi Adam vào một ngôi trường xếp vào hạng bét của Singapore
thời gian đó là Trung học Ping Yi với hi vọng mong manh rằng, môi trường giáo dục tại
đây có thể thay đổi được sự lười biếng và kết quả học tập của cậu bé.
Mặc dù đã hi vọng song Bà Betty Khoo cũng không thể nào trốn tránh được sự buồn
phiền khi giáo viên ngôi trường than thở rằng “ Tại sao một cậu học sinh cấp hai không
giải nổi bài toán của học sinh lớp 4”. Thậm chí, tại năm đầu theo học trung học, Adam
Khoo chỉ vượt qua được 5 trong số 8 môn học và nằm trong tốp 10...từ dưới lên trong
tổng 160 học sinh của trường.
2.2. Đến tỷ phú trẻ tuổi nhất trong lịch sử
Những tưởng rằng, chuỗi những thất bại ê chề trong thời niên thiếu của Adam Khoo - thứ
giết chết hy vọng về sự thay đổi cậu con trai trong bố mẹ của cậu, là vết nhơ khó lau sạch
và tác động nhân cách và tiền đồ của cậu bé sau này. Nhưng may mắn thay, điều đó là
không xảy ra. chương trình của Ernst & Young - tạm gọi chương trình đánh thức tư duy
não bộ cho học sinh trung học được bố mẹ Adam lựa chọn. Không ai ngờ đây chính là
bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và quá trình gây dựng sự nghiệp sau này của Adam
Khoo.
Chính khóa học kéo dài 5 ngày tại khách sạn Ladyhill có tên Super -Teen Camp do sáng
lập viên, cố vấn Tiến sĩ Ernest Wong, giáo viên chính của Ernnesco - trung tâm ngôn ngữ
Động Lực đã thực sự trở thành một phép màu với Adam Khoo. Đây đích thực là bước
đệm quan trọng giúp cậu bé Adam “làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh”.
Bước vào tuổi 13, Adam Khoo được gửi tới chương trình giáo dục dành cho những đứa
trẻ tài năng được dạy bởi Ernest Wong, người đi đầu về công nghệ học cấp tốc, lập trình
ngôn ngữ tư duy (NPL), và phương pháp học toàn não bộ. Từ đó trở đi, niềm tin của
Adam Khoo đã thay đổi. Cậu tin rằng mình có thể làm được. Ernest Wong đã chỉ ra rằng
mọi người đều có thể là một thiên tài và một nhà lãnh đạo dù có xuất phát điểm thấp.
Ernest Wong nói rằng: '"Điều duy nhất ngăn chúng ta lại là một niềm tin sai lầm và một
thái độ tiêu cực.”
Lời nói này đã có ảnh hưởng lớn tới Adam Khoo. Cuối cùng thì cậu cũng tin rằng nếu
người khác có thể được điểm A thì cậu cũng có thể. Adam Khoo kém cỏi bởi cậu còn trẻ
và luôn tin vào những lời nói tiêu cực từ người khác.

Lần đầu tiên trong đời, Adam Khoo đặt ra mục tiêu của mình, đó là giành được điểm A ở
tất cả các môn. Cậu quyết tâm trong ngắn hạn sẽ vào được trường Victoria (trường trung
học tốt nhất ở Singapore), và mục tiêu dài hạn là vào trường đại học Quốc gia Singapore
để học cùng những sinh viên tài năng nhất.
Với sự giúp đỡ tận tình của tiến sĩ Wong và những bài học về sự sáng tạo trong ngôn
ngữ, đã đánh thức tiềm năng về học tập trong cậu bé ngỗ nghịch 13 tuổi. Chỉ sau một
năm phấn đấu, Adam Khoo từ cậu bé tưởng chừng như chẳng còn tia hy vọng về thay đổi
trở thành một tài năng nằm trong tốp 18 những học sinh có thành tích học tập tốt nhất
trường. Hành trình trở thành triệu phú của Adam Khoo được nhen nhóm lên bởi quá trình
rèn luyện, học tập nghiêm túc tại các ngôi trường một cách xuất sắc.
Kết thúc những năm tháng phổ thông, bảng thành tích vàng của Adam Khoo làm trong
làm cả bố mẹ ông cũng ngỡ ngàng. Ngày thi tốt nghiệp trung học, như mục tiêu rắn chắc
Adam đặt ra trước đó, cậu bé bị gắn mác là ngu ngốc, lười biếng với thành tích thậm tệ
năm nào đã nằm trong tốp 1, học sinh xuất sắc của trường Ping Yi với 6 điểm A trên 6
môn tốt nghiệp.
Với những nỗ lực và phương pháp học tập của mình, Adam Khoo đã thực hiện được
tham vọng trở thành học sinh của cấp cao đẳng Victoria Junior với 3 điểm A cho môn
học mà mình yêu thích. Tại đây, ông đã học tập chăm chỉ rèn luyện với nhiều vai trò vai
nhau để đạt được mục tiêu lớn thứ hai trong đời của mình là đậu đại học Quốc gia
Singapore. Đây chính là ngôi trường nổi tiếng bậc nhất xứ sở đảo tập trung những nhân
tài.
Không những đậu đại học tốp 1 quốc gia mà cậu bé bị gắn mắc ngu dốt, chậm tiện năm
nào còn trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu nhất tại NUS khi nằm trong tốp
10 những gương mặt tài năng của NUS được học theo một chương trình học riêng được
thiết kế cho sinh viên được đánh giá là thiên tài.
3. Hành trình gây dựng sự nghiệp của triệu phú trẻ tuổi Adam Khoo
Nổi đình đám với những bước tiến ngoạn mục thời thơ ấu, là động lực của những ai đang
đi tìm cho mình phương án tư duy não bộ và bứt phá sức mạnh của bản thân, tuy vậy, có
lẽ giải đáp về hành trình gây dựng sự nghiệp từ một cậu bé “bất trị” thành vị triệu phú trẻ
tuổi nhất Singapore là câu hỏi hút được sự quan tâm của dư luận nhiều nhất.
Sau khi tốt nghiệp đại học quốc gia Singapore và hoàn thành nghĩa vụ quốc gia tại không
quân của Cộng hòa Singapore, giấc mơ kinh doanh bỗng trào mạnh trong con người
thanh niên tên Adam khoo.
Lúc 21 tuổi, ông cùng những người bạn thân khi đang còn học đại học sáng lập ra
Curroul Entertainment, đây là công ty chuyên quản lý, tổ chức sử kiện. Thời điểm mới
sáng lập, công ty thu hút khách hàng đông đảo vì những chương trình tổ chức “có một
không hai” và danh tiếng của Adam. Với sự đi lên của công ty ông và công sự quyết định
đăng ký lại một cái tên thông dụng hơn là Event Gurus Pte Ltd.
3 năm sau, ở tuổi 24, Adam Khoo nhận được bằng danh dự NLP( ngôn ngữ lập trình tư
duy) tại Washington. Chính điều đã thay đổi Adam Khoo thời niên thiếu đã trở thành
người bạn đồng hành trong sự nghiệp, nhưng không phải với vai trò là người học mà là
một chuyên gia về tư duy ngôn ngữ.
Anh trở thành huấn luyện viên tại Superteen. Đồng thời là chủ quản của rất nhiều chương
trình đào tạo cho cấp lãnh đạo tại Hội đồng Hỗ trợ phát triển Trung Quốc, Hiệp hội
chuyên gia Hồi giáo và Đại học Pelita Harapan ( UPH) tại Jakarta, Indonesia.
Nhưng chưa hết, đó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ trong hành trình chạm lấy ước mơ thành
công của Adam Khoo, từ giáo dục làm nòng cốt, ông lấn sân sang kinh doanh và trở
thành cố vấn, chuyên gia cho nhiều công ty bảo hiểm, quảng cáo hàng đầu tại Singapore
để thúc đẩy tăng doanh số. Chính những bước nhảy vọt trong tư duy và năng lực của cậu
con trai đã xóa mờ đi hình ảnh cậu bé ngỗ nghịch trong ông. Ông đi đến quyết định, giao
quyền tiếp quản công ty quảng cáo của mình cho Adam. Chỉ trong vòng 3 tháng tình hình
kinh doanh đi xuống của công ty không những đảo ngược tình thế mà còn gia tăng lợi
nhuận đến hơn 30%.
Nhưng dấu ấn mang tên Adam rõ nhất trong sự nghiệp của triệu phú Singapore phải kể
đến Adam Khoo Learning Technologies Group Pte Ltd - Tập đoàn hùng mạnh về giáo
dục chuyên về phương pháp tìm kiếm và phát huy tiềm năng của con người . Tập đoàn
được sáng lập bởi Adam Khoo vào năm 2002. Hiện tại, số lượng chi nhánh của tập đoàn
này có mặt tại 7 quốc gia và được biết đến là đại diện tư nhân về Giáo dục lớn nhất Châu
Á. Hằng năm tổ chức của của triệu phú Singapore trở thành “lò” kiến tạo nên nguồn cảm
hứng phát triển bản thân của hàng ngàn người trên khắp châu Á.
Với vai trò là vị “thuyền trưởng” của Adam Khoo Learning Technologies Group, Adam
Khoo trở thành một trong những vị diễn giả, người truyền cảm hứng đánh thức tài năng
trong con người nổi tiếng khắp châu Á. Không chỉ thông qua những khóa học, Adam
Khoo còn được biết đến là một tác giả. Chính những kinh nghiệm xương máu đã tích lũy
kể từ thời điểm khi gặp tiến sĩ Ernest Wong và niềm tin rằng “Điều duy nhất ngăn chúng
ta lại là một niềm tin sai lầm và một thái độ tiêu cực”. Những khóa học vượt biên giới,
nhượng quyền thương hiệu của Tập đoàn, lợi nhuận từ công ty sự kiện và công ty quảng
cáo…Lợi nhuận mang lại trung bình đạt khoảng trên 30 triệu Đô la Singapore đã biến
Adam Khoo trở thành tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất Singapore.
Ông trở thành Giám đốc điều hành của công ty Quảng cáo Adcom (S) Pte Ltd, Đồng sáng
lập và Giám đốc điều hành của Event Gurus Pte Ltd, và Đồng sáng lập & Chủ tịch điều
hành của Adam Khoo Learning Technologies Group Pte Ltd. Với vị trí chủ chốt và
nguồn lợi nhuận khủng thu về từ hoạt động kinh doanh đã biến Adam Khoo nằm trong
gương mặt triệu phú trẻ tuổi nhất Singapore, khi ấy ông mới 26 tuổi. Theo the Executive,
hiện tại tổng tài sản ước tính của CEO Adam Khoo Learning Technologies Group Pte Ltd
ước tính đạt trên 1,3 tỷ Đô la Singapore.
Triệu phú Singapore đồng thời được biết đến là một tác giả nổi tiếng. Ông là chả đẻ của
hàng loạt những cuốn sách về phương pháp tư duy và phát triển bản thân bán chạy nhất,
tiêu biểu có thể kể đến như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, “Làm chủ tư duy, thay đổi vận
mệnh”, Bí quyết gây dựng sự nghiệp Bạc tỷ”...
Khi được hỏi về chìa khóa thành công trong sự nghiệp của mình, triệu phú Singapore cho
rằng “Thành công không phải là cái đích bạn đạt được, mà nó là một quá trình, và nếu
bạn tiếp tục vươn lên, tiến tới thì bạn đang thành công rồi. Bên cạnh đó, hãy luôn hạnh
phúc và biết ơn vì những gì bạn có.”
77. Chàng trai bán thận mua Iphone
Chàng trai bán thận mua iPhone 10 năm trước giờ ra sao
TRUNG QUỐCCha mẹ Wang Gang rơi nước mắt khi nhìn đứa con 27 tuổi nằm liệt
giường vì bán thận để mua iPhone.
Năm 2011, smartphone bắt đầu phổ biến ở Trung Quốc. Những chiếc điện thoại màn hình
cảm ứng dần thay thế cho điện thoại nút bấm. Điện thoại thông minh trở thành món đồ
được giới trẻ yêu thích nhưng lại quá đắt đỏ. Mười năm trước, một chiếc iPhone 4S có
giá hơn 4.000 nhân dân tệ (14,2 triệu đồng).
Năm đó, Wang Gang 17 tuổi cũng khao khát sở hữu một chiếc điện thoại Apple nhưng
gia cảnh không cho phép. Một ngày cậu nhìn thấy tờ rơi quảng cáo cho vay bên đường.
Tuy nhiên tiền lời quá cao, Wang không có khả năng chi trả. Người ta gợi ý cậu bán đi
một quả thận.
Wang Gang nói dối mình 23 tuổi để đi theo một người đàn ông tên Chenzhou đến một
phòng bệnh vô danh ở Hồ Nam để làm phẫu thuật. Quả thận của Wang bán được 22.000
nhân dân tệ (78,5 triệu đồng). Số tiền này, cậu mua một chiếc iPhone 4S và một chiếc
iPad.
Chàng trai 17 tuổi giấu việc này với gia đình. Nhưng sau đó các cơn đau liên tục kéo đến,
vết mổ sưng tấy và lở loét. Wang phải thú thật với cha mẹ mình và được đưa đến bệnh
viện cấp cứu. Cậu may mắn giữ lại được mạng sống, nhưng quả thận còn lại đã bị tổn
thương nặng, giám định thương tật cấp độ ba. Chi phí điều trị lên đến 1,8 triệu nhân dân
tệ (6,4 tỷ đồng) - con số khổng lồ gia đình cậu không thể gánh vác.
Gia đình Wang Gang đã kiện người thực hiện ca mổ và người dẫn Wang đi bán thận ra
toà. Gia đình cậu nhận được 1,5 triệu nhân dân tệ tiền bồi thường, nhưng vẫn không đủ
chi trả viện phí.
Câu chuyện của Wang Gang trở thành chủ đề được chú ý khắp thế giới.10 năm trôi qua,
giờ Wang Gang đã là chàng trai 27 tuổi. Ở tuổi này, bạn bè của anh đã bắt đầu lập gia
đình, xây dựng sự nghiệp, nhưng Wang phải nằm liệt giường, uống thuốc suốt đời, chạy
thận mỗi tuần.Theo Sina, việc học của Wang cũng bị gián đoạn nhiều năm, những sinh
hoạt cơ bản đều phụ thuộc gia đình. Chàng trai bán thận mua iPhone năm đó giờ chỉ nặng
khoảng 50 kg, cao 1,87m. Bố mẹ anh vẫn rơi nước mắt mỗi khi thấy con trai mình.10
năm qua đi, chiếc iPhone mà Wang khao khát giờ chỉ có giá vài chục nhân dân tệ. Những
gì anh phải đánh đổi là di chứng cả đời và gánh nặng cho cha mẹ già.Câu chuyện của
Wang tiếp tục trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội mỗi khi đến "mùa" iPhone mới.
Mỗi bài viết thu hút hàng trăm triệu lượt đọc và hàng nghìn lượt bình luận. Ngoài những
bình luận cảm thông, chia sẻ với Wang và gia đình. Nhiều người cho rằng câu chuyện
của Wang là minh chứng cho chủ nghĩa thực dụng hào nhoáng. "Không ít bạn trẻ trở
thành 'nô lệ' của những thương hiệu xa xỉ. Những chiếc smartphone đời mới không đơn
thuần là một món đồ công nghệ, mà trở thành một chuẩn mực để khẳng định 'đẳng cấp'
với bạn bè. Nhưng hãy nhớ, một chiếc iPhone mới không thể biến bạn thành người giàu",
bình luận của tài khoản Xiao Zhing nhận được nhiều tán thành trên Weibo.
78. Hoàng Thùy Linh
Hoàng Thùy Linh nghẹn ngào kể cô mua tặng mẹ một chiếc nhẫn nhân dịp
mẹ 60 tuổi nhưng bà bảo: "Tay mẹ xấu thế này thì đeo không đẹp đâu!
Mới đây trong chương trình Không Khóc, khi chứng kiến những giây phút
trùng phùng của một đôi mẹ con trên màn ảnh, nữ ca sĩ Hoàng Thùy Linh
đã không kìm được sự xúc động.
Chung mạch cảm xúc về tình mẫu tử và gia đình, Linh nhớ đến người mẹ
của mình, người phải luôn di chuyển giữa Sài Gòn và Tam Đảo để vừa lo
cho cô con gái nổi tiếng, vừa chăm sóc người chồng tuổi đã cao. Cô cũng
nhớ đến bố của mình, ông sống rất tình cảm, nấu ăn ngon, luôn bật hết
đèn trong sân vườn mỗi khi con gái về thăm, đồng thời tâm sự, sẻ chia,
định hướng cho con gái.
“Cả một tuổi trẻ vất vả! Khi con gái gặp nhiều khó khăn thì mẹ luôn đồng
hành. Ngày xưa khó khăn lắm, làm gì có đồ diễn, mẹ phải ngồi khâu từng
hạt kim sa làm đồ diễn cho con. Cả tuổi trẻ chẳng chi tiêu gì cho bản thân
cả. Chỉ dành tất cả cho chồng, cho con” – nữ ca sĩ kể về mẹ. Cô cũng tâm
sự bao nhiêu năm làm nghề, đến tận thời điểm này, mẹ cô vẫn là người
quản lý thu nhập cho cô
Gần đây, nhân dịp sinh nhật 60 tuổi của mẹ, Hoàng Thùy Linh đã mua một
chiếc nhẫn làm quà tặng: “Lần này tôi muốn tặng cho mẹ một món quà.
Khi tôi mang chiếc nhẫn ra, mẹ rất vui. Nhưng sau mẹ lại bảo ‘tốn kém quá
hay là mai con mang đi trả đi. Nhiều tiền thế này thì mẹ đeo không hợp
đâu. Tay mẹ xấu thế này thì đeo không đẹp đâu!”. Trước hành động này
của mẹ, Hoàng Thùy Linh nghẹn ngào kể cô vừa buồn, vừa thương, vừa
tức, rất nhiều cảm xúc đan xen, thế nhưng cuối cùng cô nghĩ có thể mẹ
không quen và cô không áp đặt mẹ.
Nhớ về quãng thời gian khó khăn trong quá khứ, nữ ca sĩ chia sẻ: “Trong
khoảng thời gian nuôi tôi khôn lớn, có những khó khăn khiến bố mẹ tôi rất
buồn, rất vất vả. Đến bây giờ mọi thứ ổn một chút, thì bố mẹ đã rất lớn tuổi
rồi”.
Khi được ngỏ lời thổ lộ một điều gì đó đến bố mẹ thông qua máy quay,
Hoàng Thùy Linh nghẹn ngào nói: “Con rất yêu và thương bố mẹ. Con biết
là đã có rất nhiều quãng thời gian khó khăn mà con làm bố mẹ phiền lòng.
Con chỉ mong bố mẹ khỏe mạnh, bình an và sống bên cạnh con thật lâu”.
Sau đó, cô không kiềm chế được cảm xúc, rơi nước mắt khi bộc
bạch: “Tôi không thể nào tưởng tượng được một ngày không còn bố
mẹ ở bên cạnh. Tất cả những gì tôi có được ngày hôm nay đều nhờ
vào tôi có một gia đình quá tuyệt vời”.
Trong chương trình, câu chuyện chia ly - đoàn tụ mà Hoàng Thùy Linh
theo dõi là một cuộc ly tán từ năm 1984. Cậu bé bị thất lạc khi đi tàu lửa
cùng mẹ từ Bình Định vào Sài Gòn buôn bán, khi đó tròn 7 tuổi. Người mẹ
để lạc mất đứa con trai út, 30 năm sau đó không một ngày nào có thể “ăn
ngon, ngủ yên”. Bà lang thang khắp hang cùng ngõ hẹp để tìm con, gào
khan cả giọng thì bà viết thông tin của con lên một tấm bảng đeo trước
ngực. Cứ thể cuộc hành trình tìm con kéo dài 30 năm trong vô vọng.
Cậu con trai đi lạc may mắn được một gia đình tử tế thấy tội nghiệp nhận
về nuôi. Và 30 năm, anh đã trưởng thành thành một người đàn ông vững
chãi, đã lập gia đình và có 2 con trai. Anh luôn đau đáu, ám ảnh tiếng còi
tàu của ngày xa mẹ. Như chưa hề có cuộc chia ly đã giúp mẹ con họ đoàn
tụ sau hơn 3 thập kỷ chia cách, để người mẹ có thể nói với con mình một
câu: “Mẹ không bỏ con. Mẹ chỉ để lạc mất con”.

79. Lê Doãn Ý
Chàng sinh viên trả lại sổ tiết kiệm hơn 1,3 tỷ đồng nhặt được
Nhà có tới 6 anh chị em đang đi học, bố mẹ phải đi làm thuê, nhưng Lê Doãn Ý đã quyết
định trả lại hai sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,3 tỷ đồng nhặt được.
Một tuần nay câu chuyện chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà
Nẵng) trả lại hơn 1,3 tỷ đồng được nhiều người truyền tai nhau. Những cuộc điện thoại từ
TP HCM, Hà Nội gọi đến khiến Ý bất ngờ. "Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất
chứ có chi mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống
tốt hơn", chàng trai quê gốc Hà Tĩnh, nay đã chuyển lên sống tại Gia Lai, tâm sự.
Chiều 22/3, Ý sang nhà bạn trên đường Phan Tứ (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) chơi,
tình cờ nhìn thấy chiếc ví ai đó đánh rơi ở con hẻm nhỏ. Nhặt lên mở ra xem, Ý bất ngờ
khi thấy bên trong ví có 15,5 triệu đồng tiền mặt, một điện thoại iPhone 5S, giấy tờ xe SH
và hai sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,3 tỷ đồng mang tên Phạm Ngọc Minh Thư.
"Em định mở máy gọi cho người thân của chủ nhân chiếc ví, nhưng điện thoại lại cài mật
khẩu", Ý kể. Một lát sau có người gọi đến máy của nạn nhân, nhưng vội tắt. Lần theo số
điện thoại này, Ý chủ động liên lạc và biết người gọi là chồng của chị Thư. "Em muốn trả
lại chiếc ví nhặt được", Ý nói và có cảm giác phía đầu bên kia chỉ muốn nhận lại giấy tờ
bị mất chứ không đề cập đến số tiền.
Chàng sinh viên Lê Doãn Ý đang phải đi làm thêm để trang trải việc học hành. Ảnh:
Nguyễn Đông.
"Nhặt được của rơi với số tài sản lớn, em hồi hộp điện thoại cho bạn gái và em trai đang
học tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Em trai trêu tiền nhiều thế anh để mà tiêu, nhưng
em quả quyết không phải tiền do mình làm ra thì phải trả lại cho người bị mất, vì họ đang
rất buồn", Ý thật thà nói. Gia đình có 6 anh em, bố Ý đi làm thợ hồ, còn mẹ phải đi giúp
việc, tuy nhiên bố mẹ luôn dặn các con phải sống tốt.
Thời gian hẹn gặp chủ nhân chiếc ví bị gián đoạn do Ý không thể bỏ lễ nhà thờ ngày chủ
nhật, cũng không kịp trình báo công an, điện thoại lại hết pin. Lễ vừa xong, cậu vội ra
quán nước sạc pin để gọi cho chị Thư vì biết chị đang lo lắng. Địa điểm trả lại tài sản là
nhà nghỉ Sao Mai trên đường Dương Văn An (phường Mân Thái, quận Sơn Trà), nơi Ý
làm thêm từ 19h đến 7h sáng.
Gặp chị Thư trong bộ dạng căng thẳng, Ý muốn trả lại ngay tài sản nhưng vẫn cẩn thận
cầm chứng minh nhân dân để nhận dạng, hỏi lại ngày sinh, quê quán. "Em vui lây khi
nhìn thấy chị Thư mừng rỡ nhận lại tất cả tài sản trong ví", Ý kể và cho biết đúng lúc đó
có hai người đàn ông bước vào hỏi phòng nhà nghỉ rồi sau đó giới thiệu là công an.
Thiếu tá Nguyễn Hồng Quang, Trưởng công an phường Mân Thái, cho biết do chị Thư lo
sợ việc nhận lại tài sản sẽ gặp bất trắc, lại có 4 địa chỉ nhà nghỉ Sao Mai trên cùng địa bàn
nên đã nhờ công an giúp đỡ. "Chúng tôi phải mật phục để đề phòng có diễn biến xấu,
nhưng đó chỉ là sự hiểu nhầm", vị thiếu tá nói và cho biết chị Thư đã cho Ý tiền để cảm
ơn, nhưng cậu sinh viên từ chối nhận. Ý được chủ nhà nghỉ Sao Mai khen là hiền lành,
chịu khó.
"Hành động của Ý là minh chứng còn nhiều người tốt trong thời buổi này", thiếu tá
Quang nói và khuyến cáo những người nhặt được tài sản cũng như người đánh mất cần
đến cơ quan công an gần nhất khai báo, tránh để hiểu nhầm. "Chúng tôi đang đề nghị
công an quận khen thưởng hành động đẹp của Ý", trưởng công an phường Mân Thái nói
thêm.
Trên trang Facebook của mình, chị Phạm Ngọc Minh Thư cho biết 1,3 tỷ đồng trong sổ
tiết kiệm là số tiền gia đình chị vừa bán nhà. Chiếc ví bị mất trên đường chị tới tiệm may
lấy áo dài.
"Nói thiệt tình, tất cả mọi người không ai ngờ được, một sinh viên nghèo, ở trọ tại môi
trường có nhiều đối tượng trộm cắp và phức tạp (đường Phan Tứ) lại trung thực và đạo
đức đến vậy. Nếu là người khác, hoặc là họ lấy tiền mặt, còn quăng giấy tờ và điện thoại
đi, hoặc là tham hơn sẽ đòi tiền chuộc để chuộc lại giấy tờ, hoặc xin pass điện thoại để
đổi giấy tờ. Nói một cách thực tế, người tốt như em, có lẽ ngàn người mới có một", chị
Thư viết.
80. Quy tắc “No Time”
“No Time”: Quy tắc để thúc đẩy sự sáng tạo của Steve Jobs và Albert Einstein
Theo khoa học thần kinh, tạm bỏ qua hết những thứ làm chúng ta bận rộn và dành một ít
thời gian để hoàn toàn không làm gì là chìa khóa để thúc đẩy sự sáng tạo.
'No Time': Quy tắc để thúc đẩy sự sáng tạo của Steve Jobs và Albert Einstein
Một yếu tố cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp đó là thực hiện
một thói quen thích hợp hàng ngày, như khoa học và lịch sử đã chỉ ra.
Mặc dù thói quen hàng ngày của bạn có thể lành mạnh và hiệu quả, nhưng nó cũng có thể
khiến bạn trở nên bận rộn và ngăn cản sự sáng tạo, theo nghiên cứu từ Inc.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều người thành công trên thế giới đã cống hiến một phần
lớn cuộc đời của họ tới quy tắc “No Time” (không có nhiều thời gian).
Ông Steven Kotler, tác giả của cuốn sách “The Art of the Impossible” và cũng là một
diễn giả của chương trình TED, đã chỉ ra rằng “No Time” liên quan đến những khoảnh
khắc yên tĩnh trong đó một người có thể tự cô lập bản thân khỏi những ‘ồn ào’ của thế
giới.
Để có một cuộc sống có lợi và hài lòng, bạn nên tính đến các hoạt động để thể hiện lòng
biết ơn, ‘đàm đạo’ với thiên nhiên và kết nối với bản thân, tất cả các nghiên cứu đều cho
rằng đây là những cách để bạn có thể phát triển bản thân.
Tương tự như vậy, khoa học cũng chỉ ra rằng “No Time” cũng cần thiết như những thói
quen hằng ngày, bởi vì nếu bạn dành phần lớn thời gian trong ngày cho tất cả những thói
quen hiện có này, chưa chắc bạn sẽ có thời gian cho chính mình.
Bạn không có đủ thời gian cho “No Time” trong lịch trình của mình.
“No Time” còn được gọi là “khoảng thời gian yên tĩnh, một mình, cách biệt với những ồn
ào và nhu cầu của thế giới.”
“No Time” này là một bóng tối hoàn toàn không thuộc về ai khác ngoài chính bản thân
chúng ta. Những mối quan tâm hay bận rộn khác không thuộc khoảng không đó, vì vậy
bạn có thể trở thành những phiên bản hoàn toàn khác.
Các nghiên cứu của khoa học thần kinh cho thấy rằng các khối thời gian khi bị ngắt kết
nối có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sáng tạo.
Ông Steven Kotler giải thích:
“Những áp lực buộc não bộ phải tập trung vào các yếu tố chi tiết, kích hoạt bán cầu não
trái và ngăn chặn toàn bộ bức tranh lớn.
Chúng ta không hài lòng với sự vội vàng, điều này khiến tâm trạng của chúng ta bị xáo
trộn và hạn chế sự tập trung của bản thân. Do đó, chúng ta bị giới hạn về những yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo.”
Nói cách khác, “No Time” giúp chúng ta đủ thư giãn để nhìn thấy được bức tranh lớn
hơn và cho phép những ý tưởng sáng tạo hơn xuất hiện.
Steve Jobs và Albert Einstein đều áp dụng “No Time”.
Mặc dù trên thực tế, Kotler tự coi mình là một chuyên gia về khoa học thần kinh của sự
sáng tạo, nhiều nhân vật thành công khác cũng đã nắm bắt được điều này.
Albert Einstein đồng ý rằng có rất nhiều lần những ý tưởng có giá trị nhất đến với ông
trong khi ông không làm gì cả và chỉ là tận hưởng thời gian của riêng mình.
Giáo sư Adam Grant từ Wharton từng nói rằng: “Khoảng thời gian Steve Jobs trì hoãn và
cân nhắc các phương án là thời gian để cho các ý tưởng khác biệt khác xuất hiện”.
Điều đáng nói là cả hai thiên tài này là họ đều thực hiện rất tốt việc đưa những ý tưởng
của họ vào thực tế.
“No Time” không chỉ đủ để có thể thay đổi thế giới, nó còn là một thành phần thiết yếu
và là một phần của toàn bộ bức tranh lớn.
Khi bạn lên kế hoạch cho một thói quen nào đó, ‘No Time’ nên là thứ được đưa vào cuộc
sống hàng ngày của mình.
Bạn sẽ dần thấy được sự thay đổi trong cách suy nghĩ và sáng tạo của bản thân !
Hà Anh | MarketingTrips
81. Sophy Ron
Sophy Ron: Từ ‘lọ lem nhặt rác’ đến nữ thủ khoa tài năng
SVVN - “Không bao giờ bỏ cuộc, dù bạn ở trong hoàn cảnh nào”. Đó là phương châm
sống của Sophy Ron – cô gái từng trải qua tuổi thơ cơ cực ở bãi rác Camphuchia nay
giành học bổng toàn phần của Đại học Melbourne (Úc) khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Sophy Ron (24 tuổi) sinh ra và lớn lên tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Cô tốt
nghiệp thủ khoa tại Cao đẳng Trinity (trực thuộc Đại học Melbourne) vào năm 2019. Sau
đó, cô giành được một học bổng khác tại Đại học Melbourne để tiếp tục theo đuổi hành
trình tri thức của mình.
Sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng, thế nhưng ít ai biết rằng đến tận năm 11 tuổi,
nữ thủ khoa này mới có cơ hội đi học. Tuổi thơ của Sophy Ron là những ngày tháng gắn
liền với bãi rác Steng Meanchey – nơi từ lâu đã trở thành biểu tưởng của sự nghèo đói tại
Campuchia.
Từ khi còn nhỏ, mỗi ngày Sophy đều phải đi bới rác để kiếm tiền phụ gia đình. Cứ thế, cô
phải làm việc từ sáng sớm cho đến tờ mờ tối tại nơi nồng nặc mùi hôi thối, khói độc, bị
bao vây bởi ruồi và dòi bọ.
Bãi rác quen thuộc đến nỗi, Sophy còn không nhận thấy nó bốc mùi. Cô từng chia sẻ với
ABC News rằng: “Tôi ăn, ngủ và làm mọi thứ trên bãi rác. Tôi thậm chí còn không nhận
ra nó có mùi, không biết đây là chỗ bẩn thỉu”.
Sophy cũng cho biết, số tiền lương ít ỏi mà cha mẹ kiếm được khi làm việc tại một đồn
điền cao su hầu như không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt thiết yếu cho gia đình 8
người. Những khoản nợ chồng chất của gia đình khiến cô gái nhỏ không còn cách nào
khác phải mưu sinh ở bãi rác.
Những ngày may mắn, Sophy kiếm được khoảng 50 cent, đủ để mua một ít gạo ăn cho
gia đình trong ngày. Nếu không kiếm được gì, đồ ăn của gia đình có thể chính là những
thứ cô bé tìm được tại bãi rác. Sophy chia sẻ, cô chưa từng nghĩ đến chuyện một ngày
nào đó có thể đi học.
Đến năm 11 tuổi, cuộc đời của Sophy Ron bước sang trang mới khi vô tình gặp được
Scott Neeson - người sáng lập Quỹ Nhi đồng Campuchia (CCF), một tổ chức phi lợi
nhuận chuyên giúp đỡ trẻ em nghèo học tập và phát triển tài năng.
Scott Neeson đã vô tình chụp được hình ảnh của Sophy trong một lần tới bãi rác. Khi ấy,
Sophy mặc một bộ quần áo cũ, bạc màu, bám đầy bụi bẩn, đầu đội một chiếc mũ đỏ, đang
vác một bao rác lớn giữa ‘biển rác’. Nhìn thấy người đàn ông giơ máy ảnh lên, cô liền
cười đầy thân thiện.
Sau lần gặp ‘định mệnh’, Sophy Ron đã được CCF giúp đến trường học tập. “Ông ấy hỏi
tôi có muốn đi học tiếng Anh không? Khi đó tôi còn chẳng biết tiếng Anh là gì nhưng
vẫn nhanh chóng đồng ý. Và tôi hạnh phúc khi ông ấy hứa sẽ giúp tôi đến trường”, Sophy
kể.
Được đi học với Sophy Ron mà nói như tìm thấy con đường tương lai. Cô nỗ lực học tập,
hoàn thành xuất sắc các chương trình học tại Campuchia. Năm 2016, Sophy đã đứng trên
sân khấu của Tedx Talk để diễn thuyết bằng tiếng Anh.
Nhờ thành tích học tập tốt, Sophy đã giành được học bổng toàn phần tại trường Cao đẳng
Trinity. Sau hai năm theo học tại đây, cô đã tốt nghiệp với danh hiệu thủ khoa. Không chỉ
vậy, cô gái sinh năm 1997 tiếp tục nhận được một suất học bổng toàn phần khác tại
trường Đại học Melbourne.
Trong ngày tốt nghiệp, Sophy được chọn là gương mặt đại diện cho sinh viên phát biểu
trước toàn trường. Từ cô ‘lọ lem nhặt rác’ ngày nào không biết tiếng Anh là gì, Sophy
của hiện tại hoàn toàn tự tin đứng trên sân khấu và phát biểu trôi chảy bằng tiếng Anh.
Câu chuyện về hành trình kỳ diệu của Sophy sau đó đã được chia sẻ trên các phương tiện
truyền thông và nhanh chóng truyền cảm hứng cho nhiều người.
“Rất nhiều người xem bài phát biểu của tôi tại buổi lễ tốt nghiệp và nói rằng họ đã khóc
khi nghe câu chuyện của tôi. Rất nhiều bạn bè trong trường đã nhắn tin cho tôi và nói
rằng họ không biết về quá khứ cơ cực mà tôi trải qua. Đó thật sự là câu chuyện truyền
cảm hứng cho mọi người. Nghe được những lời nói ấy, tôi đã rất hạnh phúc, thật sự hạnh
phúc”, Sophy bày tỏ.
Cô gái 24 tuổi cho biết thêm, dù rất thích cuộc sống ở Mellbourne, song cô vẫn mong
muốn trở về với gia đình ở Campuchia để bắt đầu sự nghiệp riêng và làm việc cho CCF.
“Không bao giờ bỏ cuộc, dù bạn ở trong hoàn cảnh nào là phương châm sống mà tôi luôn
nhắn nhủ bản thân mỗi ngày”, cô gái trẻ nói.
Hiện tại, gia đình Sophy cũng không còn đi nhặt rác mà chuyển về một miền quê yên
bình để sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức, các chị em của Sophy cũng được đến
trường, một tương lai tươi sáng đang chờ đợi họ.
82. Shoji Morimoto
Cho thuê bản thân - 'nghề không mất sức' giúp chàng trai người Nhật nổi tiếng và kiếm
được không ít tiền

Theo Oddity Central, chỉ trong vòng 2 năm, từ một người đàn ông thất nghiệp ở Tokyto
(Nhật Bản), Shoji Morimoto trở thành nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội Twitter với
270.000 người theo dõi. Hình ảnh của anh còn xuất hiện trên kênh truyền hình Quốc gia
và được mời tham gia các buổi phỏng vấn của tạp chí. Thậm chí còn ra sách và truyện
trên Amazon.
Shoji Morimoto trở nên nổi tiếng bởi sở hữu ngành nghề có 1 - 0 - 2 trên thế giới. Với
ngành nghề lạ này, anh gần như không phải làm gì ngoài gặp gỡ người lạ, lắng nghe
những câu chuyện của họ hoặc chỉ đơn giản ngồi gần họ khi họ cần.
Hiểu một cách đơn giản, Shoji Morimoto cho những người lạ thuê. Anh thông báo trước
cho họ rằng, anh không làm gì ngoài ăn uống và ngồi cạnh họ.
Theo truyền thông Nhật Bản, Shoji Morimoto từng là một sinh viên mẫu mực. Suốt
những năm tháng đại học anh thường xuyên đi thư viện đọc sách, chăm chỉ và có học lực
tốt. Anh tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ tại Đại học Osaka danh tiếng.
Chỉ cần đứng gần khách hàng, Shoje cũng kiếm về cho mình 2,2 triệu đồng
Sau khi ra trường, anh làm biên tập viên sách tại một công ty xuất bản. Nhưng sau 3 năm
gắn bó (năm 2017), anh quyết định thôi việc vì cảm thấy đây không phải công việc anh
yêu thích và muốn gắn bó lâu dài.
Trong một buổi phỏng vấn vào năm 2020, Shoji Morimoto tiêt slooj rằng, anh thôi việc
sau khi đọc sách về triết gia người Đức Friedrich Nietzsche. Cuốn sách của nhà triết gia
này đã khiến anh thay đổi hoàn toàn quan điểm về cuộc sống.
"Tôi học đại học rồi tốt nghiệp vì những người xung quanh đều làm như thế. Tôi cứ bị
cuốn theo mà không suy nghĩ gì. Tôi hiếm khi sống với những sáng kiến của chính
mình", Shoji chia sẻ.
Cũng theo Shoji, từ sau khi đọc sách của vị triết gia người Đức, anh bắt đầu cân nhắc về
cuộc sống của mình trong tương lai. Vào tháng 8/2018, Shoji đưa ra một thông báo bất
ngờ trên Twitter.
Shoji mở đầu bài thông báo với tiêu đề: "People Who Do Not Rent". Anh cho biết, bản
thân luôn sẵn sàng nếu như có bất kỳ ai cần người cùng thực hiện một số công việc đơn
giản như ngắm hoa anh đào, lắng nghe nói hay chỉ đơn giản là hiện diện, ngồi cạnh bên.
Khách hàng sẽ phải trả tiền đi lại, đồ ăn, thức uống (nếu có).
Ý tưởng của Shoji nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên mạng xã hội. Có rất nhiều người lạ gửi
yêu cầu cho anh. Tài khoản Twitter của Shoji ban đầu chỉ có vài chục bạn bè, sau 1 năm
đã lên đến 170.000 người follow. Hiện tại, anh có 270.000 người theo dõi trên mạng.

Công việc này giúp Shoje trở nên nổi tiếng


Tên tuổi của Shoji nổi tiếng nhanh chóng trên mạng xã hội và được giới truyền thông qua
tâm. Anh được mời xuất hiện trên tivi, tạp chí và nhờ vậy công việc "cho thuê bản thân"
của anh càng trở nên thuận lợi hơn. Ở thời điểm hiện tại, anh bận rộn cả tuần, ngày nào
cũng rời nhà từ 8h30 đến 22h.
Ngoài phí đi lại và tiền ăn uống, Shoji không lấy thêm phí của khách hàng. Tuy nhiên có
không ít người khăng khăng đòi trả thêm tiền cho anh. Ban đầu anh xấu hổ nhưng sau đó
quen dần và cảm thấy rất bình thường khi nhận tiền công của khách hàng.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, Shoji chia sẻ, công việc của anh rất đa dạng. Anh từng
nhận công việc mà người khách mời anh tới khách sạn 5 sao để tâm sự. Người khách này
thích tâm sự với anh và việc của anh là ngôi nghe khách tâm sự khoảng 3 tiếng, nhận thù
lao và ra về.
Cũng có lần anh được một người phụ nữ vừa nộp đơn ly hôn nhờ đi cùng đến tiếc vì
không muốn rủ bạn bè. Người khách viết: "Anh không cần phải làm gì cả. Tôi chỉ muốn
có ai đó không phải là người nhà, bạn bè, hay người yêu, những người không hề biết về
tôi, có mặt bên cạnh".
Trước khi nhận công việc, Shoji nói với khách hàng, anh không có kỹ năng đặc biệt nào
cả, cũng không thực sự muốn làm điều đó. Những gì anh có thể làm là xuất hiện ở đó, ở
bên cạnh họ, lắng nghe, trả lời ngắn gọn và đi dạo cùng họ. Ngoài ra, anh không làm gì
khác.
Shoji khẳng định, mình là một người làm việc có đạo đức. Anh không bao giờ vượt quá
giới hạn. Không làm gì ảnh hưởng đến khách hàng. Và ngược lại, anh cũng mong khách
hàng tôn trọng nguyên tắc làm việc của mình.
Dịch vụ cho thuê bản thân không quá mới lạ ở Nhật Bản nhưng chưa có ai thành công
như Shoji. Cách làm độc đáo của anh chàng này hiện trở thành cảm hứng cho sự ra đời
của một chương trình truyền hình cùng tên "People Who Do Not Rent" với sự tham gia
của nam diễn viên Takashisa Masuda.
Chương trình này tập trung vào dịch vụ mà Shoji cung cấp và cách anh chạm tới cuộc
sống của những người khác. Được biết, chương trình lên sóng từ tháng 4/2020.
83. Jessica
Hành trình chinh phục tấm bằng đại học của cô gái mắc hội chứng Down
SVVN - Từ một cô gái được chẩn đoán sẽ không bao giờ có thể nói chuyện, đọc, viết như
người bình thường, Jessica của hiện tại được biết đến một người truyền cảm hứng cho
các học sinh chậm phát triển theo đuổi ước mơ đại học của mình.
Jessica Faith Lonergan (22 tuổi) sống tại Washington, Mỹ. Ngay khi vừa chào đời,
Jessica được chẩn đoán mắc hội chứng Down, bại não và tự kỷ. Các bác sĩ nói rằng cô sẽ
không bao giờ có thể đi bộ, nói chuyện, đọc, viết như những người bình thường.
Suốt thời thơ ấu và niên thiếu, Jessica ở viện nhiều hơn ở nhà. Cô đã trải qua 2 cuộc phẫu
thuật não và nhiều phác đồ điều trị phức tạp để đặt 4 thanh cố định và 28 ốc vít ở lưng.
Bất chấp đau đớn và chiếc nẹp lớn ở lưng, Jessica vẫn kiên trì tập đi từ năm 6 tuổi.
Mẹ Jessica – bà Joy Caldwell cho biết con gái là một người lạc quan và tràn đầy nghị lực.
“Jessica luôn nghĩ rằng mình là một ngôi sao nhạc rock. Đó cũng là ước của con bé”, bà
Joy nói.
Sau khi vượt qua rất nhiều vấn đề sức khỏe và khó khăn trong hành trình chinh phục tấm
bằng đại học, Jessica đã chia sẻ của mình lên mạng xã hội. Mục đích của cô gái 22 tuổi là
có thể lan tỏa nguồn động lực cho những người có cùng hoàn cảnh
Jessica cho biết, khi cô mới một tuần tuổi, mẹ đã đọc được câu chuyện về Karen Gaffney,
một người phụ nữ mắc hội chứng Down nhưng vẫn theo học đại học và sống hòa nhập
trong cộng đồng.
“Chính câu chuyện của Karen đã đem lại cho mẹ tôi hy vọng. Bà đã không giới hạn
tương lai và ước mơ của tôi,” Jessica viết trên trang cá nhân.
Dù không có thể lực tốt như bạn bè nhưng Jessica luôn thể hiện bản thân vô cùng tốt tại
trường. Cô bày tỏ bản thân rất biết ơn sự nhiệt huyết và tận tâm của thầy cô. Họ đã thiết
lập Kế hoạch giáo dục cá nhân (IEP) được thiết kế riêng cho Jessica, giúp cô phát triển
tốt hơn.
Năm 2015, Jessica tham gia Thế vận hội mùa hè dành cho người chậm phát triển của
bang và đã xuất sắc giành huy chương vàng và đồng ở nội dung đi bộ 25m và 50m.
Từ một người được chẩn đoán không bao giờ có thể đi bộ, Jessi ca đã giành huy chương
vàng và đồng ở nội dung đi bộ 25m và 50m trong Thế vận hội mùa hè dành cho người
chậm phát triển.
Năm 2017, Jessica được nhận vào đại học Skagit Valley. Tại đây, cô theo học chương
trình INVEST - một chương trình dạy kỹ năng sống tự lập được thiết kế cho học sinh
chậm phát triển, hiện chỉ được áp dụng bởi duy nhất ba trường đại học của Mỹ.
Cũng năm 2017, Jessica đã trở thành đại sứ cho tổ chức Nothing Down - một tổ chức phi
lợi nhuận với mục tiêu khiến thế giới thay đổi cách nhìn về những người mắc hội chứng
Down.
Cô gái 22 tuổi cho biết cuộc sống đại học của mình rất suôn sẻ. Bên cạnh học tập, cô còn
tham gia nhiều hoạt động và làm quen được với rất nhiều người bạn mới.
Chính sự nỗ lực và thành tích xuất sắc của Jessica đã được hội đồng quản trị của trường
chú ý. Năm 2021, cô được Đại học Skagit Valley đề cử cho giải thưởng Transforming
Lives Award - một giải thưởng để ghi nhận nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của những
người khiếm khuyết.
Jessica được đề cử giải thưởng Transforming Lives Award - một giải thưởng để ghi nhận
nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của những người khiếm khuyết.
Flora Perez-Lucatero, phó chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Skagit Valley, cho biết:
“Lý do chúng tôi đề cử Jessica là vì cô ấy là một phép màu biết đi, biết nói. Chúng tôi
cảm thấy cô ấy thực sự là nguồn cảm hứng và là tia hy vọng cho rất nhiều sinh viên có
ước mơ theo học đại học nhưng vì hoàn cảnh mà do dự”.
Sau khi tốt nghiệp, Jessica sử dụng các kỹ năng sống học được trong chương trình
INVEST để chứng minh việc học đại học đã khiến cuộc sống của cô rạng rỡ và tươi sáng
tới nhường nào.
Theo chia sẻ của bà Joy Caldwell, Jessica đã nhận được một công việc tại nhà hàng La
Conner. Bên cạnh đó, cô gái trẻ còn hoạt động với vai trò là người truyền cảm hứng để
khuyến khích các học sinh chậm phát triển khác theo đuổi ước mơ đại học của mình.
Thông qua các buổi hội thảo, Jessica giúp học sinh chậm phát triển tìm hiểu về sự hỗ trợ
đáng kinh ngạc từ cộng đồng và nhiều công nghệ kỹ thuật. Những điều này có thể khiến
cuộc sống và việc học tập tại đại học của họ trở nên dễ dàng hơn.
Theo The Epoch Times
84. Minh Tuấn và Vạn Tiến
9x Sài Gòn tốt nghiệp đại học đi bán ve chai, 70 triệu đồng/tháng thu nhập
Tốt nghiệp đại học ngành quản trị kinh doanh, chàng trai 9x Sài Gòn “rẽ ngang” thu mua
ve chai khi trót mê… rác từ những lần thu gom ve chai gây quỹ, Tiến cùng 2 bạn trẻ khác
khởi nghiệp bằng ve chai, thu nhập đến 70 triệu đồng/tháng.
19 tuổi khởi nghiệp thành công rồi ngậm ngùi từ chức vì “quá trẻ để làm CEO”, doanh
nhân trẻ quay lại sau 6 năm thành ông chủ đế chế gần 2 tỷ USD
Muốn khởi nghiệp thành công, trước hết phải biết khắc phục những rủi ro sau
Chân dung ông nông dân giỏi ở Bình Dương thu nhập 90 tỷ đồng mỗi năm
Nguyễn Vạn Tiến, 30 tuổi, sống tại Quận 5, TP. Hồ Chí Minh được biết đến là chủ vựa
“Ve chai chú Hoả”. Gắn bó với công việc thu mua ve chai tới gần 10 năm, Tiến từng thú
thật mình có một niềm đam mê đặc biệt với ve chai.
Tốt nghiệp đại học đi… bán ve chai
Năm thứ 2 đại học, khi làm tại một cửa hàng thức ăn nhanh, Tiến nhận thấy khách hàng
đã bỏ lại rất nhiều rác có thể tái chế. Vì vậy, từ trăn trở đó, Tiến mua luôn 1 cái cân để
thu mua luôn ve chai sau khi tan học. Và rồi, ý tưởng lớn dần lên, Tiến quyết định thành
lập doanh nghiệp.
“Ve chai chú Hoả” được ra đời từ đó. Theo Tiến, chú Hoả thực tế là “ông tổ nghề ve
chai” – một thương nhân người Việt gốc Hoa sở hữu gần 30.000 căn nhà phố khắp Sài
Gòn – Gia Định – Chợ Lớn. Cùng làm việc với Tiến còn có 2 thành viên nam khác sẵn
sàng thu mua ve chai ở khắp các nẻo đường.
Chọn công việc “lấy công làm lời”, 3 thành viên trong nhóm tạo thu nhập 60 – 70
triệu/tháng
Bản thân Tiến ngay từ thời gian đầu xác định sẽ theo đuổi công việc này đã tự mình tìm
tòi trang bị những kiến thức về rác và nghề mua ve chai. Các thành viên của “Ve chai chú
Hoả” luôn được ghi nhớ với tác phong làm việc chỉn chu, chuyên nghiệp, mặc đồng phục
đỏ nghiêm túc, hướng dẫn phân loại ve chai rõ ràng, ghi biên lai đầy đủ.
Tất nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”. Vạn Tiến từng không nhận được sự ủng hộ từ ba mẹ,
thậm chí anh bị ba mẹ mắng té tát vì tốn tiền cho ăn học nhưng lại lao động chân tay.
Tiến chia sẻ với Thanh niên: “Đâu ai chấp nhận đâu! Nhưng mình vẫn giữ đam mê và cố
thuyết phục ba mẹ. Sau khi thâm nhập vào nghề này, mình nhận ra kinh doanh phế liệu
hiện vẫn đi theo mô hình truyền thống, nhỏ lẻ, không bắt kịp đà phát triển của thành phố.
Vì vậy, phải xây dựng đội nhóm, cải tiến hình thức chuyên nghiệp hơn, hiện đại hóa
hơn”.
Những bạn trẻ khởi nghiệp bằng… ve chai
“Hiện đại hóa” nghề… rác
Không chỉ đi đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp mình, Tiến còn quy tụ được
2 chàng trai khác trong những lần đi bán ve chai tại các vựa. Cả 3 đều chung niềm đam
mê về… rác! Một điều đặc biệt, không chỉ có Tiến tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản
trị kinh doanh, mà thành viên Minh Tuấn (30 tuổi, ngụ Q.8) cũng tốt nghiệp cao đẳng
ngành công nghệ thông tin.
“Cũng như Tiến, tốt nghiệp xong, người thân phản đối kịch liệt khi thấy mình đi mua ve
chai! Nhưng giống như cái nghiệp vậy, mình thấy công việc này phù hợp. Ban đầu mình
làm ở vựa, sau khi gặp Tiến thì như tư tưởng lớn gặp nhau vậy, nên về chung nhóm.
Nhưng Tiến hên, vì lấy vợ trước khi vào nghề, còn mình vì làm nghề nên giờ ế luôn! Thử
hỏi “bạn trai con làm gì”, nói làm ve chai, nhà gái nào chịu!”, Tuấn hóm hỉnh.
Tất cả các thành viên đều có chung niềm đam mê về rác và tâm huyết với các hoạt động
bảo vệ môi trường
Nhóm của Tiến chuyên thu mua ve chai tại cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,
chung cư, trường học… Bởi theo Tiến, những nơi này sẽ tạo ra nguồn hàng ổn định, dễ
truyền đi rộng rãi các thông điệp bảo vệ môi trường mà nhóm hướng tới.
“Khi mua ve chai, tụi mình sẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân về cách phân loại rác tại
nguồn, chỉ rõ các loại phế liệu có thể bán. Hầu như tất cả người dân đều chỉ để lại chai
nhựa, giấy để bán ve chai, nhưng thực tế, đĩa CD, kim loại, phim X-quang đều có thể tái
chế và hiện đang là các loại ve chai “hút” hàng. Thêm nữa, nếu biết phân loại và xử lý ve
chai, ví dụ giấy xé ra phân cụ thể thành 6 loại, sẽ được giá cao hơn”, Tiến giải thích.
Nhóm Tiến thường phối hợp cùng địa phương, đoàn thể tổ chức các hoạt động vì môi
trường
Mặt khác, Tiến cũng cho biết, nhiều người dân hiện tại không còn mặn mà với việc chừa
đồ phế thải lại để bán ve chai, với tâm lý “mấy ngàn bạc chừa chi cho chật nhà”. Vì vậy,
nhóm của Tiến phải kiêm luôn việc thuyết phục, vận động người dân, nhằm tạo thói quen
tiết kiệm cho thế hệ sau, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường khi phân loại rác tại
nguồn.
Ngoài 3 thành viên chính, “Ve Chai Chú Hỏa” còn có 5 cộng tác viên tình nguyện khác
cũng là những bạn trẻ, phụ trách về các hoạt động xã hội. Là một cán bộ Đoàn, Tiến
thường xuyên phối hợp với phường, quận tổ chức các hoạt động đổi rác lấy cây xanh, lấy
nông sản an toàn, lấy quà, hoạt động hướng dẫn phân loại, cuộc thi tái chế tại các chung
cư, trường học… Ngoài ra, những bạn trẻ này cũng đang “công nghệ hóa” công việc thu
mua ve chai bằng cách phát triển fanpage, website chuyên về rác, tạo mạng lưới kết nối
rộng hơn.
Nhóm trích 20% thu nhập cho các hoạt động xã hội, tuyên truyền nhận thức về rác trên
mạng xã hội, trường học…
Không giấu giếm về thu nhập, Tiến thẳng thắn: “Mỗi tháng, 3 người tụi mình có thể kiếm
từ 60 – 70 triệu đồng. Tụi mình sẽ trích 20% thu nhập để thực hiện những hoạt động nói
trên. Tiêu chí hoạt động của nhóm là dung hòa được giữa kinh tế và môi trường. Không
vì cái nào mà quên cái nào!”.
Vốn đã nhiệt tình với các hoạt động xã hội, đặc biệt là bảo vệ môi trường, trong lúc thực
hiện công việc của mình, Tiến cũng kiêm luôn việc thuyết phục, vận động người dân,
nhằm tạo thói quen tiết kiệm cho thế hệ sau. Mỗi tháng, nhóm anh cố gắng tổ chức thêm
những chương trình như “Đổi rác lấy quà”, nhằm cải thiện kiến thức của mọi người về
bảo vệ môi trường.
85. Carol Mayer
Nghị lực sống phi thường của Hoa khôi bị bỏng 85% cơ thể
Sau vụ hỏa hoạn, từ một hoa khôi thành phố, Carol Mayer trở thành một người phụ nữ
với những vết sẹo chằng chịt cơ thể. 20 năm sau, Carol nhận lời hiện bộ ảnh chân dung
với mong muốn truyền tải thông điệp tích cực đến những người đang tự ti về khiếm
khuyết của bản thân.
Carol Mayer (53 tuổi) từng là Hoa khôi North Aspley – một cuộc thi sắc đẹp thành phố
Cairns, bang Queenland, Australia. Vào năm 2000, một vụ cháy nhà đã khiến cuộc đời
của Carol thay đổi hoàn toàn.
Đến giờ, cựu hoa khôi vẫn không biết nguyên nhân nào đã gây nên vụ hỏa hoạn kinh
hoàng ấy. Điều duy nhất Carol nhớ được là mình và cậu con trai 18 tháng tuổi - Zac đã
chạy thoát khỏi căn nhà. Rất may mắn là cậu bé không bị thương.
Nhưng Carol đã rơi vào hôn mê suốt 8 tuần, bị bỏng 85% cơ thể và chỉ còn 50% cơ hội
sống sót. Carol được hồi sức tích cực ở bệnh viện Phụ nữ và Hoàng gia Brisbane, sau đó
còn phải dành 9 tháng phục hồi vết thương ở khoa bỏng và chịu hơn 100 ca phẫu thuật.
Vậy nhưng, gương mặt xinh đẹp của Carol không thể lấy lại được, cơ thể cũng chằng chịt
những vết sẹo.
Tuy nhan sắc và sức khỏe đã bị ngọn lửa hung tàn năm ấy cướp đi, nhưng ý chí và nghị
lực sống phi thường đã giúp Carol nhanh chóng vượt lên. 20 năm sau – năm 2020, Carol
nhận lời thực hiện bộ ảnh chụp lại cơ thể chằng chịt những vết sẹo của mình.
Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia người Anh – Brian Cassey chụp ngay lập tức gây ấn tượng cho
người xem và được chọn vào top đề cử cho giải thưởng Portrait of Humanuty 2020.
Những bức chân dung chụp Carol được đặt tên là “The Skin I’m In” (Tạm dịch: Tôi sống
trong làn da ấy).
“Với những vết sẹo bỏng, bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn rất lớn về thể
chất và tinh thần, rất khó để vượt qua. Nhưng nếu bạn có đủ nghị lực thì bạn sẽ vượt qua
bằng cả sự gan dạ và quyết tâm tuyệt đối. Và tôi đã không để sự việc đánh gục mình”,
Carol bày tỏ.
Tuy nhan sắc và sức khỏe đã bị ngọn lửa hung tàn năm ấy cướp đi, nhưng ý chí và nghị
lực sống phi thường đã giúp Carol nhanh chóng vượt lên
Carol cũng chia sẻ, vết bỏng chỉ là nỗi đau về thể xác. Sau khi xuất viện, Carol lại phải
đối mặt với muôn vàn vấn đề tâm lý khác nhau, đó là nỗi tự ti và mặc cảm. Vì thế, việc
Carol chấp nhận lời mời chụp ảnh được xem là một hành động vô cùng dũng cảm.
“Khi nhiếp ảnh gia đưa ra lời đề nghị, tôi chỉ nghĩ đây là cơ hội tuyệt vời để có thể cho
mọi người nhìn thấy phần cơ thể nguyên sơ của mình. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời
để cổ vũ những người đang trải qua hoàn cảnh tương tự; để mọi người thấy một khía
cạnh kiên cường trong con người tôi”, Carol nói.
Để hoàn thành bộ ảnh này, Carol được yêu cầu cởi bỏ đồ lót để chụp chân dung khỏa
thân. Cựu hoa khôi chia sẻ khoảnh khắc khó khăn nhất lại là tháo chiếc băng đô – vật
mang lại cho Carol cảm giác nữ tính và thoải mái.
Qua đó, Carol muốn truyền tải thông điệp rằng, mọi người không cần phải che giấu con
người thật của mình. “Điều quan trọng nhất là bạn đang sống với trái tim đập trong lồng
ngực, chứ không phải là những lời bàn tán xung quanh. Hãy mạnh mẽ lên! Chấp nhận
bản thân và luôn ngẩng cao đầu, hướng về tương lai”.
“Điều quan trọng nhất là bạn đang sống với trái tim đập trong lồng ngực, chứ không phải
là những lời bàn tán xung quanh. Hãy mạnh mẽ lên! Chấp nhận bản thân và luôn ngẩng
cao đầu, hướng về tương lai”
Về phần nhiếp ảnh gia Brian, ông cho biết bản thân cảm động với câu chuyện của Carol
và trăn trở thực hiện bộ ảnh chân dung với cô. Tuy nhiên, ông mất nhiều năm để lấy dũng
khí gọi điện và mời cô hợp tác. “Cô ấy im lặng một lúc lâu trước khi nhận lời. Nhiều
người giấu bản thân sau những biến cố như vậy. Nhưng với Carol, sau những gì trải qua,
cô ấy vẫn luôn thể hiện được những điều tuyệt vời nhất của mình”, Brian nói.
Trên thực tế, Carol Mayer và Brian Cassey đã gặp nhau vào năm 2011. Khi đó, Brian
phỏng vấn cựu hoa khôi về cuộc sống sau biến cố đau thương và chụp những bức ảnh đầu
tiên về Carol. Brian cho biết, khi đó, ông ấn tượng với đôi mắt của Carol và coi đó là tâm
điểm của cả bộ ảnh.
Đôi mắt xanh ấn tượng của Carol
Brian không thể quên Carol và luôn mong muốn thực hiện một bộ ảnh lột tả chân thực
hơn những tổn thương da thịt mà Carol đã trải qua. Từ đó, cho thấy sức mạnh tinh thần
và nghị lực sống phi thường của người phụ nữ này.
Tuy nhiên, Brian đã băn khoăn rất nhiều vì sợ Carol không đồng ý. Trong một lần hẹn
gặp, sau khi đưa ra lời đề nghị, Carol khá đắn đo nhưng sau đó rất quả quyết nhận lời.
“Có vẻ, cả tôi và Carol đều có chung một mục tiêu khi thực hiện những bức ảnh này.
Chúng tôi muốn gửi thông điệp tới những người cũng đang phải sống với những vết sẹo
bỏng suốt cả cuộc đời, đó là bạn không đơn độc và bạn thực sự có thể làm bất cứ điều
gì”.

86. Yuzuru Hanyu


Từ chàng trai yếu ốm vì bệnh hen suyễn trở thành Hoàng tử sân băng huyền thoại
Nhật Bản
Yuzuru Hanyu phải nỗ lực vượt qua chứng hen suyễn bẩm sinh để tỏa sáng trên sân băng
và mang về vinh quang cho Nhật Bản trong bộ môn trượt băng nghệ thuật.
Yuzuru Hanyu sinh năm 1994, là một vận động viên trượt băng sinh ra và lớn lên tại
thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Cái tên của anh mang ý nghĩa tượng trưng cho
sức mạnh và sự cương quyết. Tuổi thơ Yuzuru gắn liền với thuốc men bởi anh bị hen
suyễn bẩm sinh. Tuy nhiên, tình yêu đối với trượt băng đã giúp Yuzuru vượt qua được trở
ngại thể lực yếu ớt.
Yuzuru đã bắt đầu trượt băng lúc 4 tuổi và tham gia rất nhiều giải thi đấu thiếu nhi toàn
quốc từ năm 2004 – 2005, sau đó chính thức được tham dự giải cao hơn dành cho Thiếu
niên Nhật Bản (2007) và năm 2009 thì đủ tiêu chuẩn để tham dự giải Thiếu niên Thế giới,
giành giải vô địch đầu tiên tại GPF thiếu niên và Thiếu niên Thế giới 2009-2010.
Liên tiếp sau đó là rất nhiều thành tích nổi bật trong suốt con đường cống hiến cho bộ
môn trượt băng nghệ thuật, Yuzuru đã đạt được vô số những thành tích đáng ngưỡng mộ:
Danh hiệu Vô địch Quốc gia đầu tiên 2012-2013
Danh hiệu Vận động viên đơn nam châu Á đầu tiên Vô địch Olympic 2013-2014
Vô địch Olympic 2014 và 2018
Vô địch Thế giới 2014 và 2017
4 lần liên tiếp Vô địch Grand Prix Final (2013-2014 đến 2016-2017)
Vô địch Four Continents 2020
Vô địch giải Thiếu niên Thế giới 2010 và Grand Prix Final Thiếu niên 2009-2010
4 lần liên tiếp Vô địch Quốc gia Nhật Bản (2012-2015).
6 kỷ lục thế giới với SEIMEI 2015-2016
Danh hiệu Super Slam đơn nam đầu tiên 2019-2020
Năm 2018, đích thân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trao tặng Giải thưởng Quốc dân
Danh dự, Huân chương Danh dự Ribbon Tím cho Yuzuru vì sự cống hiến đối với nền thể
thao của nước nhà.
Ngoài đời, Yuzuru là một chàng trai đơn giản và rất đỗi bình thường nhưng khi bước lên
sân băng, anh chàng bỗng chốc biến thành một con người hoàn toàn khác. Với những
người đã từng xem Yuzuru trình diễn, họ gọi anh là Michael Jackson, thần thái và nét mặt
của anh khiến netizen Hàn ví anh như G.Dragon. Sự nghiêm túc và thăng hoa trên sân
băng khiến khán giả trầm trồ thán phục.
Chính bởi tình yêu với bộ môn trực băng và sư quý mến mà fan hâm mộ đã dành tặng
mình, Yuzuru luôn tự thôi thúc bản thân phải luyện tập ngày đêm, kiên trì với đam mê.
Việc này cũng khiến Yuzuru quen dần với việc đổ cả máu lẫn nước mắt vì chấn thương
và đau đớn.
Do mắc phải hen suyễn bẩm sinh nên Yuzuru có sức bền kém, dễ chấn thương. Đáng kể
có thể nói đến lần chấn thương mắt cá, 3 tuần trước khi Olympic 2018 bắt đầu.
Thậm chí trong trận động đất kèm sóng thần tại quê nhà năm 2011, sân băng bị hư hỏng
nặng khiến Yuzuru không thể luyện tập. Vậy mà cũng trong mùa hè năm đó, Yuzuru đã
lang thang khắp nước Nhật, tham gia 60 buổi trình diễn trượt băng để có cơ hội tập luyện
trên băng.
Về sau, khi được gửi đến Canada tập huấn vì bệnh hen suyễn nên cậu khó thích nghi
được với môi trường mới, thường xuyên khó thở trong mùa giải nhưng nhờ sự cố gắng
không ngừng với một nghị lực phi thường, Yuzuru Hanyu giờ đây đã trở thành một cái
tên huyền thoại.
Nhờ có sự kiên trì tập luyện, Yuzuru đã có thể trình diễn kỹ thuật nhảy 4 vòng trên không
(quad) mà rất hiếm người làm được. Thêm vào đó, cảm xúc cá nhân, sự đồng điệu giữa
nghệ thuật và âm nhạc, thời trang khiến bài trình diễn của anh luôn bùng lên sự đam mê
mãnh liệt.
Với việc bảo vệ thành công tấm huy chương vàng tại Olympic Mùa đông hai kỳ liên tiếp
(2014 – 2018), liên tục phá 12 kỷ lục thế giới của chính mình, đồng thời là vận động viên
trượt băng đầu tiên trong lịch sử thực hiện thành công cú nhảy Quad Loop trong thi đấu
chính thức khi tham dự giải Autumn Classic International (2016), vô địch 2 kỳ Olympic
liên tiếp tại Olympic Pyeongchang 2018 – điều mà đã 66 năm chưa có ai làm được.
Với khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, biểu cảm thần thái, kỹ thuật điêu luyện cùng tình yêu
mãnh liệt với trượt băng, Yuzuru đã khiến khán giả gần như bị hớp hồn và thán phục. Tại
mỗi trận thi đấu, hàng ngàn cổ động viên đến từ nhiều quốc gia đều đến để cổ vũ Yuzuru
Hanyu. Đồng thời, từng có rất nhiều hãng truyền hình Nhật Bản đã liên tục theo dõi và
phát sóng phần thi của Yuzuru. Hay thậm chí, hình ảnh của anh còn được in trên 19 ấn
phẩm sách, tạp chí tại một tiệm sách tiếng Nhật tại Mỹ.
Cảnh tượng hàng trăm người dân Nhật Bản vượt ngàn cây số đến Pyeongchang, Hàn
Quốc theo dõi những trận thi đấu anh góp mặt hay những người dân dùng lá cờ tổ quốc
lau đi làn nước mắt hạnh phúc, những cô gái trút “cơn mưa” gấu Pooh xuống sân băng
thế vận hội sau khi màn trình diễn của chàng trai trẻ kết thúc đã thật sự khiến cả thế giới
phải xúc động.
Chắc hẳn rằng, người Nhật Bản đã không thể ngờ cậu bé trẻ tuổi yếu ớt Yuzuru năm nào
nay đã thật sự trở thành huyền thoại sống có một không hai của Nhật Bản và cả thế giới
trong bộ môn trượt băng nghệ thuật.
Điều đó không phải chỉ bởi tài năng mà chính sự khiêm nhường trong lối sống, cách nói
chuyện và ý chí kiên cường mới là những điều mà người Nhật yêu mến, công nhận ở
chàng trai mới 27 tuổi này.
87. Inga Petry
Nguồn năng lượng tích cực và nghị lực vươn lên của cô gái không tay
“Tôi có thể dành cả đời để than khóc, buồn bã vì mình không có tay như người khác.
Nhưng thay vì làm vậy, tôi lựa chọn tiến lên và vượt qua thực tế một cách nhanh chóng”.
Đó là lời chia sẻ của cô gái trẻ Inga Petry.
Inga Petry (21 tuổi) sinh ra tại Novosibirsk, Siberia. Cô hiện đang theo học ngành luật tại
một trường đại học tại bang Georgia, Mỹ.
Từ khi sinh ra, Inga đã không có hai cánh tay. Cô được xác định mắc chứng ngừng phát
triển chi trên. Căn bệnh bẩm sinh khiến các bộ phận khác trên cơ thể Inga phát triển bình
thường, nhưng cánh tay không hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Inga Petry đang theo học ngành luật tại một trường đại học tại bang Georgia, Mỹ
Inga được một cặp vợ chồng người Mỹ - ông bà Daniel và Jennifer Petry - nhận nuôi vào
năm 2 tuổi. Với sự hỗ trợ hết lòng của cha mẹ nuôi, cô bé bắt đầu học cách sử dụng đôi
chân để có thể tự làm nhiều việc cá nhân cho bản thân.
Ban đầu, Inga gặp nhiều khó khăn khi chưa thể điều khiển hai chân một cách linh hoạt.
Nhờ sự kiên trì và nỗ lực, đôi chân của Inga ngày càng trở nên linh hoạt. Cho đến hiện
tại, cô gái 21 tuổi có thể làm được rất nhiều việc bằng chân như nấu nướng, gắp đồ ăn
bằng đũa, trang điểm, mặc đồ, chơi đàn hay thậm chí có thể... lái xe bằng chân.
“Cha mẹ dạy tôi rằng khiếm khuyết thể chất không phải là lý do để biện hộ cho việc từ
bỏ. Mẹ nuôi tôi là giáo viên âm nhạc và bà đã dạy tôi cách chơi violin bằng chân. Tôi biết
rằng mình sẽ phải chăm chỉ, nỗ lực nhiều hơn người khác để có được những gì mong
muốn", Inga chia sẻ.
Đôi chân linh hoạt giúp Inga chơi violin...
...thậm chí là lái ô tô
Mẹ nuôi của Inga - bà Jennifer cho biết ngay từ đầu, họ đã định hướng dạy dỗ Petry thành
người mạnh mẽ, độc lập, không tự ti hay mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân. "Tôi và
chồng cố gắng để con bé có cơ hội học tập và sống với tinh thần thoải mái như nhiều đứa
trẻ khác", bà Jennifer nói.
Inga cho biết, ước mơ của cô là có thể trẻ thành một nữ luật sư và có nhiều hoạt động hỗ
trợ người khuyết tật. Ngoài ra, cô gái trẻ cũng thể hiện sự hứng thú đối với khả năng trở
thành người mẫu.
Inga bày tỏ: “Tôi tin rằng nên có nhiều sự đa dạng trong thế giới của các người mẫu thời
trang, để những người khuyết tật cũng tìm được hình ảnh của mình trong đó và được
truyền cảm hứng trong cuộc sống. Nếu nhận được lời trong các show diễn thời trang, tôi
chắc chắn tham gia”.
Nữ sinh cũng cho biết, cơ thể khiếm khuyết không ảnh hưởng đến chuyện tình kết bạn
hay yêu đương. Cô và bạn trai đã hẹn hò hơn 2 năm. Trong mắt Inga, bạn trai là người
tâm lý, nhiệt tình giúp đỡ khi cô gặp khó khăn.
Inga Petry (thứ 2 từ trái qua) cùng bố mẹ nuôi và bạn trai
Trên các trang mạng xã hội, Inga thường xuyên chia sẻ về cuộc sống và tinh thần lạc
quan. Câu chuyện về nghị lực sống của cô gái này đã trở thành nguồn động lực cho nhiều
người.
Mặc dù, đôi khi Inga phải đón nhận những bình luận hoặc tin nhắn không tế nhị, có thể
gây tổn thương tâm lý, nhưng cô lựa chọn bỏ qua những điều đó.
“Tôi có thể dành cả đời để than khóc, buồn bã vì mình không có tay như người khác.
Nhưng thay vì làm vậy, tôi lựa chọn tiến lên và vượt qua thực tế một cách nhanh chóng”,
Inga nói.
88. Andrea Ivonne Monroy
Tinh thần lạc quan của cô gái bị dị ứng với ánh mặt trời
SVVN - Căn bệnh hiếm gặp khiến cuộc sống của Andrea Ivonne Monroy bị ví như ma cà
rồng. Dẫu vậy, cô vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, truyền năng lượng sống tích cực đến
mọi người.
Andrea 28 tuổi, đến từ California, Mỹ. Khi Andrea còn bé, bác sĩ chẩn đoán cô bị mắc
chứng bệnh Xeroderma Pigmentosum. Căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc là 1/1.000.000
khiến cô không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Căn bệnh hiếm gặp khiến cuộc sống của Andrea Ivonne Monroy bị ví như ma cà rồng.
Da của Andrea bị mất khả năng phục hồi sau khi tiếp xúc với tia UV. Đồng thời, da của
cô dễ bị cháy nắng, ung thư da và mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Andrea cho biết, cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư da 28 lần. Lần chẩn đoán ung thư gần
đây nhất của cô là vào tháng 10 năm 2020. Trước đó, cô đã trải qua một số cuộc phẫu
thuật để loại bỏ ung thư da.
Không chỉ vậy, căn bệnh này còn khiến Andrea rơi vào tình trạng mãn kinh sớm, từ năm
23 tuổi. Tình trạng bệnh cũng khiến cơ thể của Andrea già nhanh hơn.
Andrea cho biết, những người mắc bệnh khô da nhiễm hắc tố được chẩn đoán có tuổi thọ
trung bình chỉ khoảng 37 tuổi. Dù vậy, Andrea vẫn lạc quan về tương lai và thực hiện
mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết để giảm thiểu rủi ro.
“Căn bệnh đã khiến tôi mất rất nhiều thời gian để học cách chấp nhận bản thân. Tôi chấp
nhận bệnh của mình và không còn cảm thấy đó là bất hạnh nữa”, Andrea nói.
Andrea phần lớn dành thời gian ở trong nhà. Cô chỉ ra ngoài vào ban đêm và phải mang
theo máy đo năng lượng mặt trời để kiểm tra mức độ tia cực tím ở bất kỳ nơi.
“Tôi chỉ ra ngoài vào ban ngày trong một số trường hợp đặc biệt như phải đến khám bệnh
theo lịch hẹn của bác sĩ. Tôi luôn luôn phải mặc quần áo bảo hộ. Dù trời có mây, mưa thì
tôi cũng phải mặc áo dài tay, đội mũ và che mặt", cô nói.
Dù bị căn bệnh kỳ lạ cản trở cuộc sống tự do nhưng Andrea luôn tỏ ra lạc quan, yêu đời.
Cô gái 28 tuổi chia sẻ rất nhiều câu chuyện thú vị, hình ảnh lạc quan của mình lên mạng
xã hội để truyền thông điệp tích cực đến mọi người. “Tôi vẫn luôn biết ơn vì mình vẫn ở
đây, còn được sống", Andrea bày tỏ.
89. Stephanie Muro Yashimura
Nghị lực vượt qua mặc cảm để trở thành mẫu ảnh của cô gái mắc chứng bạch biến
SVVN - “Khi tôi chấp nhận bản thân, tôi giải phóng được áp lực về việc người khác sẽ
nghĩ gì về mình. Tôi cảm thấy thoải mái với cơ thể của mình. Tôi hạnh phúc, bình yên và
thấy bản thân thật xinh đẹp ”. Đó là lời chia sẻ của Stephanie Muro Yashimura – cô mẫu
ảnh bạch biến nổi tiếng người Brazil.
Stephanie Muro Yashimura (28 tuổi) đến từ São Paulo, Brazil. Trước khi trở thành mẫu
ảnh, cô được biết đến là kỹ thuật viên chụp X-quang. Hiện tại, Stephanie vừa duy trì công
việc chuyên môn, vừa phát triển công việc influencer trên mạng xã hội.
Cô mẫu người Brazil chia sẻ, năm 14 tuổi, những đốm trắng bắt đầu xuất hiện trên mặt và
dần dần lan trên khắp cơ thể của Stephanie. Cô được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng bệnh
bạch biến (tình trạng làm suy giảm sắc tố melanin trên da).
Mặc dù đã cố gắng chữa trị bằng nhiều cách nhưng Stephanie không thể thay đổi tình
trạng của mình. Năm 20 tuổi, 80% da trên cơ thể cô bị mất sắc tố melanin. Stephanie cho
biết khi còn là thiếu niên, cô rất mặc cảm về vẻ ngoài của mình. Cô thường mặc những
trang phục kín đáo, dài tay để che đi những vết đốm trên cơ thể mình, tránh những ánh
nhìn của mọi người.
Năm 2020, cô gái trẻ tham gia một buổi chụp hình của một chuyên gia trang điểm nổi
tiếng tại địa phương. Ban đầu, Stephanie khá tự ti và đã có ý định từ chối. Sau buổi chụp,
nhìn ngắm mình trong những bức ảnh nghệ thuật khiến Stephanie cảm thấy tự tin và yêu
bản thân hơn. Bên cạnh đó, những lời động viên tích cực của mọi người cũng giúp
Stephanie có động lực để theo đuổi nghề mẫu ảnh.
Thay vì né tránh hay mặc cảm khi nhắc về vấn đề của bản thân, Stephanie đã chấp nhận
khiếm khuyết của bản thân và cởi mở hơn trong việc chia sẻ hình ảnh
Sau nhiều năm, cô mẫu trẻ đã có nhiều thay đổi lớn từ vẻ bề ngoài cho đến những suy
nghĩ bên trong. Thay vì né tránh hay mặc cảm khi nhắc về vấn đề của bản thân, Stephanie
đã chấp nhận khiếm khuyết của bản thân và cởi mở hơn trong việc chia sẻ hình ảnh. Cô
thường đăng ảnh và câu chuyện của mình lên mạng xã hội với mong muốn lan tỏa nguồn
năng lượng tích cực đến những bệnh nhân mắc chứng bạch biến giống mình.
“Khi tôi chấp nhận bản thân, tôi giải phóng được áp lực về việc người khác sẽ nghĩ gì về
mình. Hiện tại, tôi cảm thấy thoải mái với cơ thể của mình. Tôi hạnh phúc, bình yên và
thấy bản thân thật xinh đẹp. Tôi muốn trở thành tấm gương để những người gặp tình
trạng giống tôi học được cách chấp nhận và yêu thương bản thân hơn”, Stephanie nói.
Bên cạnh công việc, cô mẫu 28 tuổi tận hưởng cuộc sống bằng việc thường xuyên gặp gỡ
bạn bè và đi du lịch. “Cuộc sống thật ngắn ngủi, vậy nên đừng làm mọi thứ trở nên tồi tệ
hơn. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, hãy tận hưởng nó khi vẫn còn thời gian”,
Stephanie chia sẻ.

90. Cherie Lousie


Nỗ lực trở thành người mẫu của cô gái một chân
SVVN - Từ một cô gái từng mặc cảm vì ngoại hình khiếm khuyết, Cherie Louise của
hiện tại ngày càng tự tin, bản lĩnh và được biết đến là một người mẫu có sức ảnh hưởng.
Cherie Louise 29 tuổi, đến từ New Plymouth, New Zealand. Năm 6 tuổi, Cherie liên tục
bị sốt cao và đau dai dẳng ở hông trái. Cô được chẩn đoán mắc ung thư xương hiếm gặp
và phải cắt bỏ toàn bộ chân trái.
Ca phẫu thuật cũng loại bỏ nửa khung xương khiến việc sử dụng chân giả đối với Cherie
gần như là không thể. Cô phải dùng nạng để đi lại. Cherie chia sẻ bản thân từng rất tự ti
về sự khiếm khuyết của mình.
“Khi nhỏ, tôi không tin mình sẽ kiếm được việc làm, người yêu hay lập gia đình với một
cơ thể không trọn vẹn. Nhiều đêm, tôi nằm khóc khi xem những bức ảnh khi tôi còn đôi
chân lành lặn và tự hỏi tại sao điều đó lại xảy ra với mình. Tôi ước một ngày nào đó mình
tỉnh dậy và có đủ hai chân”, Cherie giãi bày.
Mọi thứ dần thay đổi khi Cherie bước sang tuổi 20. Cô đã tìm thấy những người bạn cùng
chí hướng trên mạng xã hội và bắt đầu chia sẻ hình ảnh của bản thân. Nhờ đó, cô kết bạn
được với một người mẫu cụt chân. Chính những bức ảnh mặc bikini, tự tin khoe vết sẹo
của cô người mẫu đó đã truyền động lực cho Cherie.
“Mạng xã hội thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôi tự tin hơn. Tôi nhận
thấy càng thể hiện bản thân trên mạng xã hội, tôi càng ít quan tâm đến cách mọi người
phản ứng với tôi như thế nào”, cô nói.
Cherie liên tục bị sốt cao, đau dai dẳng ở hông trái và được chẩn đoán mắc ung thư
xương hiếm gặp vào năm 6 tuổi
Bên cạnh những bình luận tích cực, Cherie cũng nhận được không ít nhận xét tàn nhẫn.
Một số người cho rằng Cherie giả tạo và cáo buộc cô đã photoshop thành cụt chân để gây
sự chú ý.
“Tôi rất buồn và khó chịu khi nhận được những bình luận này. Nó bất công với tất cả
những gì tôi đã phải trả qua để tồn tại. Nhưng tôi cũng không muốn bận tâm nhiều bởi
hiện tại, tôi tự hào về bản thân và vẻ bề ngoài của mình”.
Cherie cho biết khi còn là một thiếu niên, cô đã muốn làm việc trong lĩnh vực thời trang.
Cô từng học tại một trường cao đẳng trước khi chuyển đến Melbourne để theo đuổi nghề
mẫu.
Cherie bén duyên với công việc này khi tham gia casting cho một dự án bí mật của nhãn
hiệu đồ lót Bluebella. Tháng 6/2021, cô có cơ hội hợp tác cùng với thương hiệu quốc tế
Modibodi.
Từ một cô gái từng mặc cảm vì ngoại hình khiếm khuyết của mình, Cherie của hiện tại
ngày càng tự tin, bản lĩnh và được biết đến là một người mẫu có sức ảnh hưởng. Cô gái
29 tuổi hy vọng câu chuyện và sự nỗ lực của mình sẽ trở thành động lực và nguồn cảm
hứng cho những người có cùng hoàn cảnh.
“Tôi mong được nhiều trẻ em khuyết tật, những người không chắc chắn về tương lai biết
tới. Tôi muốn các em trở nên tự tin hơn và viết tiếp cuộc đời của mình theo cách ý nghĩa
nhất”, Cherie nói.
91. Tim Cook
Đây là người từng khiến Steve Jobs dầy công thuyết phục về làm việc cho Apple
Hiện nay, Tim Cook là một trong những người quyền lực nhất tại thung lũng Silicon,
đồng thời là CEO của tập đoàn có giá trị nhất thế giới – Apple, với giá trị thị trường trên
870 tỷ đô. Tuy nhiên, cách đây 20 năm, Steve Jobs từng phải thuyết phục Tim Cook về
làm việc cho Apple.
Đầu năm 1998, Jobs vừa trở lại Apple được 1 năm sau hơn một thập kỷ rời khỏi công ty.
Lúc này, Apple đang trên bờ vực phá sản và thời điểm ông trở lại là vào giai đoạn đầu
của sự suy yếu. iMac - máy tính all in one - vẫn chưa được tung ra (máy tính được đưa ra
vào cuối năm 1998) và dòng Ipod còn vắng bóng thêm vài năm nữa. Vì vậy, việc vực dậy
công ty không dễ dàng.
Vào thời gian đó, các nhà tuyển dụng của Apple đã liên tục gọi điện cho Tim Cook – Phó
chủ tịch đương nhiệm của Compaq (sau này là một trong những hãng máy tính cá nhân
lớn nhất trên thế giới).
Ban đầu, Cook đã từ chối họ vài lần. Tuy nhiên, sau đó, ông đã suy nghĩ: "Tôi sẽ tới và
tham dự cuộc hẹn. Steve đã tạo nên cả một ngành công nghiệp mà tôi đang làm việc, vì
vậy, tôi muốn gặp ông ấy".
Khi Cook và đồng sáng lập Apple gặp nhau, ông cho biết: "Tôi chỉ nghĩ rằng tôi sẽ tới
nói chuyện với Steve Jobs, nhưng đột nhiên ông ấy đề cập đến chiến lược và tầm nhìn
của mình".
Cook đã vô cùng ấn tượng.
"Tôi luôn nghĩ rằng việc chạy theo đám đông không phải là một cách hay, thậm chí nó
còn là một lựa chọn tồi tệ… Chỉ có ông ấy (Steve Jobs) là đang làm một điều gì đó hoàn
toàn khác biệt". Ví dụ trong cuộc hẹn, Jobs đã mô tả cho Cook "cái gọi là máy tính
Imac".
Cook chia sẻ với phóng viên Charlie Rose (năm 2014): "Cách Steve Jobs nói chuyện,
cách ông khơi nguồn cảm hứng trong căn phòng, chỉ có hai chúng tôi… Tôi nhìn vào
những vấn đề mà Apple đang phải đối mặt và tôi nghĩ rằng tôi có thể đóng góp một điều
gì đó. Hơn nữa, làm việc với ông ấy là một ‘đặc ân’ chỉ có một lần trong đời".
"Và đột nhiên tôi nghĩ, tôi sẽ nhận việc đó. Tôi sẽ tới Apple…".
Tất cả những người xung quanh Tim Cook đều khuyên ông không nên tới Apple.
Trong bài phát biểu tại Lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học Auburn năm 2010,
một năm trước khi ông đảm nhiệm chức vụ CEO của Apple, Cook bày tỏ quan điểm:
"Bất kỳ cân nhắc lý trí nào về giá trị và lợi ích đều nghiêng về phía Compaq, và mọi
người xung quanh đều khuyên tôi nên ở lại Compaq".
"Tôi đến xin tư vấn của một CEO, ông ấy đã kịch liệt phản đối và cho rằng tôi sẽ trở
thành kẻ ngu ngốc nếu rời khỏi Compaq để đến Apple".
Bất chấp mọi lời khuyên, Cook vẫn chuyển đến làm cho Apple: "Lòng tôi mách bảo rằng
hãy tới Apple. Tôi sẽ nghe theo tiếng lòng".
Tim Cook gia nhập Apple vào năm 1998.
Trong bài phát biểu tại Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học Auburn năm 2010, Cook nhấn
mạnh rằng chính trực giác đã mách bảo ông hãy tin tưởng và gửi gắm sự nghiệp của mình
vào tầm nhìn của Jobs về tương lai Apple.
Cook chia sẻ: "Có những thời điểm trong cuộc đời, khi bạn nghe theo ‘tiếng lòng’ hay
trực giác, đó có vẻ là một quyết định đúng đắn. Thật thú vị! Tôi phát hiện ra rằng để đưa
ra những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời, trực giác dường như là một yếu tố
không thể thiếu".
Rõ ràng, quyết định này đã mang lại cho Cook thành công vượt bậc: Năm 2007, ông trở
thành COO của Apple, thậm chí điều hành tập đoàn trong một thời gian ngắn vào năm
2009 – khi Jobs nghỉ phép chữa bệnh. Năm 2011, ông chính thức trở thành CEO của
Apple.
Apple đã trở thành một trong những tập đoàn hùng mạnh bậc nhất thế giới, khi Cook tiếp
quản thay đồng sáng lập Steve Jobs và giá trị thị trường của Apple hiện đã gấp 2,5 lần so
với năm 2011.
92. Thần đồng Đỗ Nhật Nam
Mẹ Đỗ Nhật Nam: ‘Đỗ Nhật Nam hoàn toàn không phải thần đồng’
Bà Phan Hồ Điệp, giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt (Trường đại học Sư phạm Hà Nội),
mẹ của Đỗ Nhật Nam, khẳng định: “Đỗ Nhật Nam hoàn toàn không phải thần đồng”.
Tại buổi tọa đàm “Hành trang cho con làm chủ kỷ nguyên 4.0” do Trung tâm Phát triển
năng lực tư duy và sáng tạo quốc tế (CMS EDU) vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Phan Hồ
Điệp, giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), mẹ của nam
sinh Đỗ Nhật Nam, người vẫn đang được xem là "thần đồng", khẳng định: “Đỗ Nhật
Nam hoàn toàn không phải thần đồng”.
Tại tọa đàm, bà Phan Hồ Điệp với tư cố vấn chuyên môn của CMS EDU, đã chia sẻ cùng
các bậc phụ huynh những kỹ năng cần thiết thời 4.0 và tầm quan trọng của việc phát triển
năng lực tư duy toàn diện cho con. Với kinh nghiệm của một giáo viên sư phạm và trải
nghiệm nuôi dạy “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, bà cho rằng mọi kỹ năng cần thiết cho trẻ
đều có thể truyền tải thông qua các trò chơi.
Dạy con quan sát
Diễn giả Phan Hồ Điệp chia sẻ: “Lúc Nam còn nhỏ, mình và con rất hay chơi trò này. Đó
là mình làm 4 tấm thẻ hoặc tăng số lượng thẻ lên thành 5 tấm thẻ. Sau đó trên mỗi tấm
thẻ mình ghi một chữ cái. Nhưng các chữ cái này phải ghép với nhau thành một cụm từ
có nghĩa. Ví dụ: Tên mình là Điệp (Đ- i-ê-p). Lúc đó Nam chưa biết chữ, mình cho con
nhìn rồi úp những tấm thẻ đó xuống, lần lượt 3 tấm đầu. Cuối cùng bạn ấy sẽ phải đoán
xem chữ cái còn lại là gì? Việc này sẽ giúp con rèn được khả năng quan sát và nhớ mặt
chữ cái một cách rất đơn giản. Vì thế nên mình luôn nói với các bậc phụ huynh rằng:
Quan sát chính là khởi nguồn tốt đẹp của tư duy”.
Bà Diệp kể, chính vì muốn con quan sát nhiều hơn nên giả sử khi mình với Nam đi vào
trong một nhà hàng, mình sẽ có một trò chơi đó là yêu cầu Nam quan sát thật kỹ sau đó
cho Nam nhắm mắt và trả lời cho mẹ những câu hỏi đại loại: Nhà hàng này có mấy cửa
sổ? Lối thoát hiểm ở đâu? hoặc các cô nhân viên phục vụ trong nhà hàng mặc đồng phục
màu gì? Bàn bên cạnh có người không? Họ đã bắt đầu ăn uống chưa? Thực đơn của họ
gồm những gì?... Tất cả những điều ấy đều nhằm kích thích và rèn luyện khả năng quan
sát cho con.
“Mình cũng có những trò chơi liên quan đến việc học toán. Ví dụ: mình đi cầu thang đến
bậc thứ 6 và quay lại nói với Nam: Nếu mẹ tiến 1 bậc thì mẹ sẽ ở bậc số mấy? Nếu mẹ lùi
xuống 3 bậc thì mẹ sẽ ở bậc số mấy. Nó rất đơn giản nhưng sẽ rèn con thông thạo phép
cộng- trừ”, bà Điệp chia sẻ.
Bà Điệp cũng kể một câu chuyện thú vị khi giúp con vừa học tốt môn toán mà còn hiểu
biết cả địa lý nữa: “Cũng là dịp sinh nhật Nam, bố mẹ và bạn bè ngồi xung quanh. Mỗi
chỗ ngồi mình giấu một tấm ảnh hồi nhỏ của Nam. Con sẽ đi vòng quanh để tìm và mỗi
lần Nam đi vòng quanh như thế sẽ tương ứng với một số tuổi. Ví dụ, năm Nam 3 tuổi,
Nam đi vòng đầu tiên, mình sẽ nói tất cả các tâm sự của mình về năm đầu đời của Nam.
Điều đó sẽ giúp con kết nối quá khứ với hiện tại. Con đi hết một vòng đồng nghĩa với trái
đất quay quanh mặt trời hết một chu kỳ...”, bà Điệp cho hay.
Dạy con tính tự lập
“Một điều nữa không thể thiếu trong hành trang của con đó là sự tự lập. Nghe tới tự lập,
hẳn cha mẹ nào cũng biết đó là thứ rất quan trọng và cần thiết. Nhưng nhiều phụ huynh
sẽ từ chối nó bằng những tình huống rất vô ý như các bạn nghĩ con mới 2 tuổi nên chưa
làm được việc gì. Nhưng thực tế khi 2 tuổi các bé có thể tự đánh răng, rửa mặt, tự mặc
quần áo, tự đi giày. Có bảng làm việc nhà tương ứng với độ tuổi, cha mẹ chỉ việc quy
chiếu con mình sẽ làm được những việc nhà nào ở độ tuổi của bé. Nhưng tự dưng ép bé
vào khuôn khổ sẽ rất khó nhận được sự hợp tác. Lời khuyên là các bạn nên biến nó thành
trò chơi”, bà Diệp chia sẻ.
“Mình lấy ví dụ như việc sắp xếp lại đồ chơi sau khi chơi xong là một việc rất khó với
một đứa trẻ. Ở nhà, mình không yêu cầu phải xếp gọn gàng lên trên giá, mình chuẩn bị
sẵn những chiếc giỏ có ghi thẻ ở bên ngoài. Mỗi lần Nam chơi xong, bạn ấy chỉ việc xếp
đúng vào những giỏ ấy. Nhân đó mình thường chơi với Nam một trò chơi, ví dụ: mẹ đoán
có 20 món đồ chơi ở sàn con đếm xem có đủ không? Cùng một lúc, bạn ấy sẽ nhặt đồ
chơi, cùng học đếm và xếp gọn đồ chơi vào. Việc ấy vừa rèn kỹ năng tư duy, vừa khiến
bạn ấy tự lập ngay khi còn nhỏ”, bà Điệp nói. Và chính vì sự tự lập ngay từ nhỏ ấy mà
Nhật Nam đã thích nghi rất tốt với nhà trường bên Mỹ, nơi cậu đang du học.
Suốt buổi diễn thuyết, trao đổi, diễn giả Phan Hồ Điệp nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng:
“Đỗ Nhật Nam hoàn toàn không phải thần đồng. Những gì Nam đạt được hôm nay có lẽ
bởi vì ngày từ nhỏ, Nam đã có con đường đi tương đối rõ ràng và nhận được sự hỗ trợ rất
nhiều từ gia đình, nhà trường và xã hội...”.
Theo bà Điệp, gia đình không có phương pháp gì cao siêu trong việc dạy dỗ Đỗ Nhật
Nam. Sự kiên trì chính là bí quyết lớn nhất của bà Điệp khi nuôi dạy con. Từ nhỏ, gia
đình chị đã áp dụng công thức 3T với Đỗ Nhật Nam: tự tin, tự trọng và tự lập. Bà cũng
bày tỏ niềm tin với những chia sẻ của bản thân về phương pháp dạy phù hợp ở CMS
EDU sẽ có nhiều hơn nữa những đứa trẻ xuất sắc được “ra đời”.
Đỗ Nhật Nam được mệnh danh là "thần đồng" Đỗ Nhật Nam khi có nhiều việc làm “xuất
chúng” so với lứa tuổi như: Tổng biên tập tờ báo Creative Melange (tờ báo tuổi Teen của
Đông Nam Á), kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất; là tác giả nhiều cuốn sách "Tớ đã học tiếng
Anh như thế nào", "Những con chữ biết hát", "Bố mẹ đã cưa đổ tớ".
Đặc biệt, Nhật Nam còn nói tiếng Anh như gió và có tài hùng biện. Bước sang tuổi 13,
Nhật Nam là đại diện châu Á tham dự hội nghị chủ đề "Khoa học về nụ cười" với tư cách
diễn giả.
93. Trần Trà My
Hành trình từ cô gái khuyết tật sinh ra nơi miền “gió Lào cát trắng” trở thành nữ nhà văn
khiến nhiều người cảm phục

Chứng kiến nỗ lực vươn lên của nữ nhà văn Trần Trà My, bất cứ ai cũng phải cảm phục.
Từ một cô gái sinh ra nơi mảnh đất nghèo miền Trung, với “vốn liếng” là đôi chân bị liệt
và bàn tay chỉ cử động được 1 ngón, Trà My đã làm nên điều phi thường.
Từng tìm đến cái chết vì mặc cảm khuyết tật và sự trỗi dậy nhờ nghị lực bất tận

Nữ nhà văn Trần Trà My sinh năm 1986 tại Quảng Trị. Vốn sinh ra khỏe mạnh như bao
đứa trẻ khác, thế nhưng bất hạnh bất ngờ ập đến căn nhà nhỏ của Trà My tại Đông Hà –
khi My chỉ mới 3 tháng tuổi.
Khi ấy, trên cơ thể Trà My bắt đầu nổi những chấm li ti và ngày một nặng hơn. Phải nhập
viện phẫu thuật, từ ấy, đôi bàn chân của chị không thể đi lại bình thường, đôi tay cũng chỉ
còn một ngón cử động được.
Bất kỳ ai lớn lên trong một cơ thể khiếm khuyết như Trà My cũng không tránh khỏi suy
sụp, thất vọng. Không được đến trường, không thể tham gia các hoạt động khác như mọi
người...
Trà My từng muốn từ bỏ cuộc sống này vì nỗi mặc cảm khuyết tật giày vò.
Thuở thiếu thời, Trà My từng muốn tìm đến cái chết để chấm dứt nỗi đau. Những tưởng
cuộc sống sẽ chôn vùi trong bốn bức tường của ngôi nhà nhỏ, nhưng rồi, mọi chuyện bắt
đầu đổi thay khi cô gái Quảng Trị tìm thấy niềm vui từ những con chữ.
"Tôi bắt đầu tập viết chữ, có hôm mẹ đi làm về đứng ngoài cửa thấy tôi cặm cụi viết, bà
chỉ biết lén quay đi lau nước mắt.
Tôi càng quyết tâm nhiều hơn, từ tập viết chữ cho ngay ngắn, thẳng hàng rồi tiến lên viết
những câu văn đầu tiên chia sẻ về cảm xúc của mình.
Bài tản văn đầu tiên của tôi được phát trên Đài tỉnh, giây phút ấy, trong tôi như bừng
sáng niềm hy vọng. Tôi đã tìm thấy rồi, niềm vui từ văn chương" – Nhà văn Trà My tâm
sự.
Từ đó, Trà My bắt đầu chìm đắm trong thế giới văn chương với những câu chuyện thấm
đẫm tính nhân văn...
Cô gái khuyết tật và những điều phi thường
Những điều Trà My làm được khiến người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chứng
kiến hành trình 11 năm nỗ lực trở thành nhà văn được nhiều người biết đến của cô, chỉ có
thể thốt lên: phi thường!
"Tôi sợ hãi khi nghĩ đến cảnh phải lủi thủi nơi góc nhà và nhìn người ta đang sống. Thế
nên, tôi quyết định không cam chịu mà phải đứng lên – dù là đứng trên chiếc xe hỗ trợ đi
lại, sống cuộc đời kiêu hãnh của mình.
Năm 2007, tôi rời mảnh đất nắng gió, Nam tiến. Tôi sống bằng cách viết văn, viết báo.
Không chỉ vậy, tôi còn học thêm nhiều lớp nghiệp vụ về truyền thông để làm thêm mảng
này." – Nữ nhà văn bộc bạch.
Dường như người ta vẫn nói, nếu muốn khởi đầu sự nghiệp, Sài Gòn là sự lựa chọn tốt.
Sài Gòn bao dung với tất cả mọi người, và cả với những người mang trên mình khiếm
khuyến như Trà My.
Từng cuốn sách của tác giả Trà My lần lượt được xuất bản: Giấc mơ đôi chân thiên thần
(2009), Chúng ta chính là mùa xuân (2010), Yêu… trên từng ngón tay (2013), và mới đây
nhất là cuốn Tin vào điều tử tế do NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành.
11 năm – từ một cô gái khuyết tật đến từ quê nghèo miền Trung, với "vốn liếng" chỉ là…
một ngón tay có thể cử động được để gõ phím, Trà My bây giờ đã trở thành nữ nhà văn
năng động, nhiệt huyết và hiện đại.

"Nếu cuộc đời bằng phẳng quá, thì e rằng sẽ không có Trà My ngày hôm nay. Tuyệt
vọng, bất lực, chán nản - có chứ, nhưng cũng chỉ là một trạng thái cảm xúc, và nó chỉ
đươc phép tồn tại ngay chính tại khoảnh khắc đó mà thôi!
Thú thật, nghề tôi mơ ước không phải là nhà văn mà là bác sỹ tâm lý. Tuy nhiên, từ bé tôi
đã mê đọc sách nên văn chương là ngã rẽ tuyệt vời dành cho tôi.
Cuốn sách đầu tay tôi phải mất 2 năm tự đi tìm nhà xuất bản, họ không tin sẽ bán được
sách do một cô gái khuyết tật viết.
Cũng chính nhờ sự nghi ngờ ấy, tôi có cơ hội mài giũa ngòi bút, tiết chế cái tôi. Mọi
thành quả đều được chứng minh bằng số lượng sách được bán ra thị trường." - Trà My
chia sẻ về những thử thách gặp phải trên con đường vượt qua chính bản thân mình.
Bên cạnh viết lách, sáng tác, Trà My còn tham gia nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa
khác. Chị cùng sáng lập quỹ "Giấc mơ đôi chân thiên thần", giúp đỡ người khuyết tật yêu
văn chương, làm đại sứ thiện chí cho nhiều chương trình thiện nguyện.
Dẫu sức khỏe không tốt như người bình thường, luôn phải nhờ vào xe đẩy mới di chuyển
được, nhưng Trà My thường xuyên đi từ Bắc vào Nam để tham gia các chương trình của
riêng mình cũng như các dự án cộng đồng.
Là một cô gái nhiều mộng mơ, cuộc sống của Trà My luôn có nhiều mảng màu rực rỡ.
Cô cũng sống, làm việc, ước mơ và yêu.
Chia sẻ về chuyện tình yêu của mình, Trà My tiết lộ: "Tôi không muốn công khai chuyện
tình cảm mà sẽ để dành nó như là một góc riêng thầm kín, bởi tôi không phải kiểu người
sẽ đem đời tư để thu hút sự chú ý. Chứ nếu không, chắc hẳn là sẽ rất "hot" đấy!"
"Tin vào điều tử tế"
Đó là tựa đề cuốn sách mới nhất của nhà văn Trà My. "Tin vào điều tử tế" – cô gái nhỏ
nhắn với nghị lực phi thường Trà My đã luôn tin yêu và cám ơn cuộc đời vì vẫn còn
nhiều điều tốt đẹp, tử tế dành cho mình như thế.
Và bây giờ, cô cũng đang ngày ngày gieo mầm tử tế cho đời, cho người. "Như những hạt
mưa bé nhỏ tưới mát những hạt mầm tử tế trong tâm hồn chúng ta".
"Như những hạt mưa bé nhỏ tưới mát những hạt mầm tử tế trong tâm hồn chúng ta" –
Đây là lời đề từ của cuốn Tin vào điều tử tế.
Để có được đứa con tinh thần hơn 100 trang sách này, là cả sự thai nghén, ấp ủ, đau đáu
của nữ nhà văn trong suốt 4 năm ròng rã.
"Từ năm 2013, tôi bắt đầu hành trình từ Bắc chí Nam, tìm gặp gần 20 mảnh đời có tác
động đến chính cuộc sống của mình.
Tôi ra Hải Phòng gặp chị Phạm Thị Huệ, người phụ nữ không may nhiễm HIV từ chồng
xuất hiện trên báo đài cách đây gần 20 năm. Gặp, trò chuyện với chị, tôi thấu hiểu một
điều: bệnh tật không thể giết chết con người, chỉ có tư duy mới có thể giết chết họ.
Về Cà Mau gặp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, hai chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị,
say sưa về cuộc sống. Không lời lẽ hoa mỹ, không lý luận văn chương, tôi đã tích lũy
được một "túi khôn" là vốn sống cùng nhiều giá trị nhân sinh đáng quý.
Đi và viết, trong bốn năm, có những bài tôi phải viết đi viết lại từ năm này sang năm khác
mới thấy ổn. Có khi loay hoay hơn một năm mới tìm ra bài viết kế tiếp, không thể tránh
khỏi có lúc bế tắc đến mức muốn bỏ cuộc.
Rồi cả những trận ốm, những gian nan khi di chuyển đến các nơi, tìm chỗ ở trọ, thiếu
thốn trăm bề… Tôi vẫn vượt qua tất cả để hoàn thành hành trình chắt lọc những điều tử tế
đưa vào trang sách" - Nữ nhà văn nhớ lại.
Chị Trà My trong chuyến trở về quê hương Quảng Trị, thăm lại mái trường THPT Đông
Hà, giới thiệu cuốn sách mới của mình.
Những tưởng quá trình viết sách đã khó khăn, vất vả, nhưng hành trình giới thiệu, tổ chức
ra mắt cuốn "Tin vào điều tử tế" đến với độc giả cả nước cũng khiến Trà My phải tất bật
ra Bắc, vào Nam đến mức không có thời gian chăm sóc cho bản thân.
Làm được những điều mà đối với người bình thường đã khó, nhưng Trà My chưa bao giờ
hài lòng. Chị chia sẻ mong muốn tiếp tục đi học để lĩnh hội tri trức.
Mỗi ngày trôi qua, nữ nhà văn 8x không chỉ làm lan tỏa khát vọng sống phi thường, niềm
yêu đời, yêu người mà còn là nhiều những hành động, việc làm tử tế, nhân văn.

'Tôi cởi bỏ mặc cảm, để phụ nữ khác thấy sự tự tin của mình'
Ngày bé ba tôi đã từng mua về một bức ảnh người mẹ khỏa thân đang ngồi cho con bú.
Đó là bức ảnh của Thái Lan thì phải.
Trông nó rất đẹp (đối với cá nhân tôi và ba tôi đều nghĩ vậy), còn với nhiều người là sự
phản đối, thậm chí có người cho là dung tục khi mua bức tranh này về treo trong nhà.
Làm đàn bà là khổ?
Hằng ngày tôi đều nhìn ngắm bức tranh đó và đối với tôi mỗi lần ngắm tôi lại thấy một
vẻ đẹp khác nhau. Có khi là vẻ đẹp thiêng liêng về tình mẫu tử của người mẹ và con, có
khi là vẻ đẹp mềm mại của các đường cong mà tạo hóa ban cho người phụ nữ.
Nước da trắng, ngực căng tròn, vòng eo con kiến, hai bên mông huyền bí. Và rồi đứa trẻ
non nớt trong tôi luôn hiện ra câu hỏi tại sao những người phụ nữ quanh mình suốt ngày
truyền tai nhau câu nói: "Làm đàn bà là khổ?".
Thậm chí, năm tôi 12 tuổi, cơ thể bắt đầu dậy thì, tôi không được sự vui mừng từ mẹ hay
những người phụ nữ quanh mình về niềm hạnh phúc khi thấy đứa con gái ấy cũng phát
triển bình thường như các đứa bé gái bình thường khác.
Rất nhiều lần tôi đã âm thầm khóc một mình khi vô tình nghe được những tiếng xì xào
của mọi người dành cho mình. Họ ái ngại cho tương lai u ám của tôi sau này và lo lắng
cho những vấn đề liên quan đến phụ nữ tôi sẽ xoay xở ra sao với một thân hình khó khăn
như vậy.
Có những ngày tôi đã khóc sưng mắt, rồi ngước lên nhìn bức tranh khỏa thân đang treo
trên tường kia. Tôi tự hỏi liệu sau này mình có thể có được những chức năng của một
người phụ nữ như làm vợ, làm mẹ được hay không?
Rồi sau này cơ thể tôi có được đẹp như vậy không? Hay phải cam chịu một cuộc sống
của một bà cô già ngồi nơi xó nhà, như một vài hình ảnh tôi đã thấy ở đôi ba người phụ
nữ khuyết tật sống gần mình?
Thi thoảng ba tôi hay mua vài cuốn tạp chí về phụ nữ hay về hạnh phúc gia đình cho tôi
đọc, cứ hễ vô tình thấy những bức tranh hay ảnh khỏa thân là tôi thích nhìn ngắm lắm.
Mà những cái tên tác giả chuyên chụp ảnh khỏa thân có tên tuổi ở Việt Nam tôi biết,
nhưng một đứa ở tỉnh lẻ quê mùa như tôi chẳng dám mơ được gặp họ.
Song tôi vẫn tìm đọc và ngắm nghía các tác phẩm của họ qua các trang báo. Tâm hồn tôi
vốn mơ mộng và yêu cái đẹp từ nhỏ, thành ra ngắm nghía những tác phẩm bị nhiều người
cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Á Đông, với tôi nó rất bình thường vì
nó đơn giản chỉ là một tác phẩm nghệ thuật.
Từ đó tôi hay nghĩ đến khung cảnh có khi nào sau này mình cũng dũng cảm chụp một
bức ảnh khỏa thân để lưu lại thời thanh xuân con gái không nhỉ?
Thay đổi nhận thức
Bước ra đời sống tự lập, tôi đi nhiều nơi, gặp được nhiều người trong xã hội để lắng nghe
những câu chuyện của họ, đặc biệt là chị em nữ giới. Tôi dành rất nhiều thời gian ngồi
nghe những tâm sự về cuộc đời họ. Có những người nữ tuổi đã xế chiều đã hỏi tôi rằng:
"Cô hỏi thật con nhé, con đã được ai hôn chưa?".
Tôi rất thoải mái trả lời: "Rồi chứ cô. Nó là chuyện hiển nhiên giữa nam và nữ nếu hai
người thích nhau...". Vậy là cô đã tròn xoe mắt nhìn tôi và bảo: "Vậy là con dũng cảm
hơn cô. Vì ngày xưa ngay cả việc nắm tay người đàn ông mình thích cô cũng không
dám".
Hằng ngày tôi được nghe rất nhiều tâm sự xong rồi họ sẽ hỏi tôi rằng làm sao để có được
sự tự tin, sự dũng cảm và một thần thái như tôi đang có. Bởi có những phụ nữ ngay cả
việc đơn giản như mua một cây son đỏ tươi đánh lên môi cũng không dám, vì sợ người ta
đánh giá mình này nọ. Mặc một cái váy hai dây ra đường cũng ngại dù rất thích.
Hay cao hơn nữa là dũng cảm từ bỏ công việc hiện tại để chạy theo đam mê của mình
cũng không dám. Ngay cả việc vô cùng đơn giản là lựa chọn một loại sữa rửa mặt phù
hợp với da mình họ cũng không biết cách làm. Các yếu tố trên cộng lại đã khiến không ít
phụ nữ gặp rắc rối trong chuyện yêu đương và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Từ những câu chuyện xảy ra quanh mình đã giúp tôi thay đổi nhận thức và tự nhủ mình
phải sống khác đi và cố gắng xóa đi một số tư tưởng ngay từ bé đã bị mẹ mình hay bà
mình gieo vào đầu. Bởi đến khi cơ thể rệu rã vì tuổi già, lúc đó quay về hồi tưởng lại thời
thanh xuân thì mình sẽ bớt tặc lưỡi mà nói hai từ "giá như".
"Tôi bình thường"
Khi tôi tìm đến anh Thái Phiên để chia sẻ ý tưởng muốn thực hiện bộ ảnh nude, anh ấy đã
ba lần hỏi tôi một câu hỏi: "Em có muốn che mặt không? Rồi liệu tung ra bộ ảnh em có
chịu được điều tiếng không?".
Tôi đã hỏi lại rằng: "Tại sao phải che hả anh? Còn dư luận là việc của họ". Quả thật đây
là lần đầu tiên trong cuộc đời làm nghề của anh ấy phải đối diện với cô người mẫu 6 chân
không hề có những đường cong quyến rũ trên cơ thể cho anh khai thác. Anh đã căng não
đến mức có những khoảnh khắc giải lao vẫn còn thần người ra căng thẳng.
Trong suốt hơn hai giờ đồng hồ chụp tôi luôn nói "Em không ngại anh nhé!" để trấn an
tinh thần cho anh, chứ không phải anh là người trấn an tinh thần cho người mẫu lúc chụp.
Và trong quá trình chỉnh sửa hình ảnh đã có những ngày anh ấy không được khỏe.
Quả thật trong con mắt của người đời thì những ai làm nghề chụp ảnh nude thường sẽ là
người đàn ông phóng khoáng, bụi bặm và có cái gì đó thiếu tử tế. Đó cũng là lý do trong
suốt quá trình hơn 30 năm làm nghề của người nghệ sĩ này đã phải gánh chịu không ít thị
phi.
Còn trước mắt tôi là một nhiếp ảnh gia Thái Phiên rất khiêm tốn, chỉn chu, đúng giờ và
cực kỳ tôn trọng phụ nữ. Thậm chí đôi khi tôi hay chọc lại anh bảo sao trông anh hiền
lành, không như trong trí tưởng tượng của tôi.
Khi post bộ ảnh lên trang Facebook cá nhân, tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi đại loại
như sao lại mạnh dạn táo bạo đến như vậy? Không sợ dư luận ném đá sao? Thú thật nếu
nói tôi không sợ là không đúng sự thật.
Nhưng đứng giữa nỗi sợ và đứng giữa viễn cảnh hối hận lúc về già khi hồi tưởng lại quá
khứ buồn tẻ thì với tôi đó thật sự mới là điều đáng sợ nhất. Tôi chỉ đang cởi bỏ sự mặc
cảm của mình để cho rất nhiều người phụ nữ khác nhìn thấy sự tự tin của mình, để biết
đâu họ bớt kêu than làm đàn bà là khổ.
Bản thân tôi luôn tin rằng nếu mình yêu được bản thân mình thì sẽ tìm thấy được người
đàn ông biết nâng niu trân trọng cuộc đời mình.
Tôi lựa chọn một cuộc sống với nhiều trải nghiệm phong phú, dù có nhiều lúc tôi đớn đau
thất bại cũng chấp nhận. Vì tất cả cũng chỉ là trải nghiệm chứ không phải là rào cản. Và
nếu có kiếp sau chắc chắn tôi cũng muốn làm phụ nữ.
Tại đơn giản mỗi sáng thức dậy, mở ngăn tủ trang điểm ra và lựa chọn cho mình một màu
son ưng ý, cũng đủ làm tôi vui cả ngày. Hay xịt lên người mùi nước hoa yêu thích là tâm
trạng tôi đã muốn nhảy múa lên rồi.
Vì đời cứ tạo ra niềm vui là tự khắc có được năng lượng sống và sự dũng cảm bước đi.
94. Trần Phước Hòa
Người mở quán cơm chay 5.000 đồng: sống cho người khác
TT - Chúng tôi biết anh Trần Phước Hòa hai năm trước, khi anh vừa mở quán cơm chay
Thiên Phước 5.000 đồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Q.11, TP.HCM được vài tháng.
Nay gặp lại, anh nói đã mở thêm một quán ở Q.Bình Tân và một tại Tiền Giang. Không
những sưởi ấm trái tim người nghèo, ba quán cơm còn giúp cuộc sống của anh Hòa và
những người chung tay lập ra thêm phần ý nghĩa.
Để có những khay cơm với 4 - 5 món mỗi ngày gồm đậu hủ, món xào, “gà” ram, rau
canh, dưa hấu... từ chiều hôm trước anh đã đến chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức cách nhà
hơn chục cây số mua nguyên liệu và tham gia từ khâu chuẩn bị đến khi quán bán xong.
Người đàn ông 38 tuổi chưa có ý định lập gia đình vì bận lo chuyện thiên hạ này nói với
chúng tôi: “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen
của tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng mình khi họ được no bụng”.
Những người phục vụ tại quán, cả những tình nguyện viên, đều được anh dặn dò về sự ân
cần với khách. “Mình phải lo cho khách chu đáo mới an tâm được. Không thể vì bán cơm
giá rẻ mà chất lượng xuề xòa, phục vụ kém để bà con buồn lòng” - anh Hòa nói.
Nhiều người đến quán kể với chúng tôi anh Hòa tốt lắm. “Mỗi tuần đều có một bữa quán
tặng bún thịt nướng vì sợ tụi tôi ăn cơm hoài thì ngán, cuối tháng có chương trình cắt tóc
miễn phí” - một bà cụ trạc 60 tuổi nói với vẻ cảm kích. Không những vậy, ai tật nguyền
chưa có xe lắc để đi bán vé số được anh hỏi han cặn kẽ hoàn cảnh, nếu khổ quá anh mua
tặng.
Cùng với các tình nguyện viên, lâu lâu anh lại đi khảo sát ở miền Tây, đến nay xây được
năm cây cầu cho dân nghèo ở dưới đó. Lo chưa xong chuyện quán cơm, anh lại tổ chức
hai chuyến đưa hơn 200 người nghèo đi chơi biển Vũng Tàu cuối năm 2014 và gần đây là
bữa tiệc kết hợp văn nghệ cho bà con ở tận Kon Tum.
Có lẽ cảm được tấm lòng của anh, nhiều người quen thân hoặc chỉ biết anh trên thế giới
mạng đã tiếp sức cho quán. Một số mạnh thường quân chủ chốt của quán được anh ghi
bảng treo trang trọng trong quán như để nhắc mình mỗi ngày cố gắng làm cho quán hoạt
động tốt hơn, như vừa rồi anh đã lắp máy lạnh cho quán thứ nhất khi thấy bà con ngồi ăn
trong cảnh nóng bức.
Ở quán thứ hai trên đường Tên Lửa (Q.Bình Tân) khai trương năm 2014, anh còn mở một
thư viện nho nhỏ để trẻ em có thể đọc sách, nghỉ trưa. Và quán thứ ba ở Cai Lậy (Tiền
Giang) được mở mới đây (tháng 5-2015) như một sự nối dài cho nỗ lực của anh và mọi
người có tấm lòng đối với những bữa cơm cho người nghèo.
Khi chúng tôi hỏi động lực nào khiến anh làm được nhiều điều cho người khác như vậy,
anh Hòa trả lời rất giản dị: “Có lẽ tôi thích cảm giác nhẹ nhõm khi ngả lưng mỗi tối, nhớ
lại trong ngày mình đã làm được điều tốt như thế nào”.
Rồi anh ước ao: “Tôi chỉ mong sao ba quán cơm của mình hoạt động tốt để có thêm khả
năng mở quán thứ tư phục vụ bà con là mãn nguyện rồi”.
Nghe anh nói câu ấy, chúng tôi thấy trong mắt anh lấp lánh ánh hạnh phúc của một con
người thích san sẻ nỗi khó khăn của người khác và lấy “sự no bụng” của kẻ khác làm
niềm vui sống cho chính mình.
95. Jacob và mẹ
Nể phục cách người mẹ nuôi dạy cậu con trai tự kỷ trở thành thần đồng vật lý
Ngày 26/5/1998, ông Michael Barnett và bà Kristine Barnett đến từ bang Indiana, Mỹ chào
đón người con thứ ba, cậu bé Jacob Barnett. Họ sớm nhận ra con trai mình khác biệt so với
những đứa trẻ bình thường. "Mỗi khi tôi bế Jacob, thằng bé sẽ uốn cong lưng và quay đi.
Jacob không thể giao tiếp bằng ánh mắt với tôi. Ngay từ lúc một tuổi, thằng bé thường hướng
ra cửa sổ và nhìn chăm chăm vào bóng tối hoặc xoay quả bóng suốt nhiều giờ. Trong khi
những đứa trẻ khác hiếu động và thiếu kiểm soát, con tôi lại rất rõ ràng và ngăn nắp", mẹ của
Jacob, bà Kristine kể lại.
Các bác sĩ chẩn đoán Jacob bị tự kỷ và nói rằng cậu sẽ không bao giờ biết đọc, biết viết, thậm
chí là thực hiện những hoạt động bình thường như buộc dây giày. Nhiều phương pháp chữa
trị được áp dụng, hàng loạt chương trình giáo dục đặc biệt giúp Jacob phục hồi đều vô hiệu.
Cậu bé tự kỷ ngày càng nặng và sống khép kín hơn.
Thế nhưng mẹ Jacob đã phủ nhận những nhận định về con mình và vẫn kiên định nuôi dưỡng
con trai trở thành một thiên tài toán – lý. Với kinh nghiệm của một giáo viên mẫu giáo, bà đã
tự mình nuôi dưỡng giáo dục con theo cách riêng và áp dụng song song một số phương pháp
điều trị mà sau này thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Jacob. Cậu bé có chỉ số IQ 170, cao hơn
Einstein. Jacob còn được dự đoán sẽ đạt giải Nobel khi chỉ mới 14 tuổi.
Không chỉ thế, chỉ trong vòng 2 tuần, Jacob đã học xong toàn bộ chương trình toán học của
bậc trung học phổ thông. Cậu được nhận vào Đại học Purdue ở bang Indiana (Mỹ) khi mới
11 tuổi. Vào năm 2013, khi mới 15 tuổi, Jacob đã nộp hồ sơ và được nhận vào Viện vật lý lý
thuyết Perimeter ở thành phố Waterloo, bang Ontario (Canada) để học tiến sĩ. Đây là một
trong những viện vật lý danh giá nhất thế giới. Cậu bé tự kỷ ngày nào đang là người trẻ nhất
từng được nhận vào viện, theo hãng tin CTV News của Canada.
Vậy điều gì đã làm nên điều kì diệu đó? Câu trả lời chính là nhờ công lao của bố mẹ Jacob,
mà đặc biệt là mẹ cậu bé, bà Kristine.
Luôn tin tưởng vào con
Mặc cho những chuyên gia và cả giáo viên đều nói Jacob bị tự kỷ nặng và hầu như không
còn hy vọng để học tập và phát triển như những đứa trẻ bình thường, mẹ của cậu bé vẫn
không hề mất niềm tin ở con, bà đã từng nói: "Là một người mẹ, bằng tất cả trái tim mình,
chúng tôi biết điều con mình muốn và chúng tôi tin tưởng nhiều hơn nữa vào điều đó. Thậm
chỉ cả khi nó đi ngược với những gì người khác nói".
Thậm chí ngay cả vào những lúc vô cùng lo sợ nhưng bà cũng vẫn luôn giữ niềm tin vào con.
Vào năm Jacob lên 8, bà Kristine quyết định đưa con trai đến Đại học Indiana để diễn thuyết
về toán học, thiên văn học và vật lý. Bà Kristine nhớ lại: "Sau những lần diễn thuyết đó,
thằng bé về nhà và không thèm chơi với chúng bạn mà quay sang chúi mắt vào quả bóng. Đó
là một quyết định đáng sợ nhưng tôi hiểu thằng bé chắc chắn có lý do riêng của nó. Quan
trọng là chúng tôi vẫn sẽ giữ mối quan hệ gần gũi của cháu với gia đình".
Bà Kristine nhắn nhủ đến tất cả những bậc làm cha, làm mẹ, đặc biệt là những người có con
bị tự kỷ. "Trong mỗi đứa trẻ luôn có một tia sáng".
Khuyến khích những sở thích/sở trường thay vì tập trung vào những khiếm khuyết của con
Tin vào nhìn nhận sáng suốt của mình trong quá trình chăm sóc con ở nhà, bà Kristine quyết
tâm theo đuổi "tia sáng" phát lộ ở Jacob – đam mê của cậu bé đối với vật lý. Tại sao phải tập
trung vào những điều cậu không làm được mà không hướng đến những điều cậu có thể làm?
Triết lý này, cùng với niềm tin vào sức mạnh của cách vui chơi thời thơ ấu, đã giúp cậu bé
phát triển một cách đáng kinh ngạc.
"Con tôi thích các hành vi lặp lại. Nó có thể chơi với một cái ly và nhìn vào ánh sáng, xoay
trở nó hàng tiếng không ngừng. Thay vì cất cái ly đi, tôi mang thêm cho con 50 cái ly, đổ đầy
nước với các mức khác nhau và cho con được tha hồ khảo sát", bà kể, "tôi mang cho con tất
cả những gì con thích".
Khi bà nói chuyện với những người mẹ khác có con nằm trong phổ tự kỷ và chứng rối loạn
hiếu động thiếu chú ý (ADHD), rối loạn học tập, hay các chứng khác, bà đã nói "Điều thực
sự quan trọng là khi bạn không để cho cái tên bệnh định hình/chi phối bạn. Con bạn có
những thế mạnh nào? Hãy để điều đó trở thành định hướng. Sáng tạo những hình thức vận
động cho con tự vận hành được. Để con theo đuổi cái con thích".
Tự áp dụng một chương trình học riêng cho con

Cũng như nhiều ông bố bà mẹ có con bị tự kỉ khác, ban đầu bố mẹ Jacob cũng cho con theo
học chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ bị tự kỷ. Nhưng tất cả các phương pháp đều
không có tác dụng mà thậm chí còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. "Suốt thời gian đó,
thằng bé không nói được bất kỳ từ nào, không giao tiếp ánh mắt với bất kỳ ai, không phản
ứng lại khi được gọi tên. Nếu được ai đó ôm, thằng bé sẽ đẩy người đó ra", bà Kristine kể lại.
Từ đó, mẹ cậu mới bắt đầu nhận thấy rằng chương trình đặc biệt cậu đang theo học sẽ không
cho cậu những thứ cậu thực sự muốn. Vì vậy, bà quyết định tự dạy con mình ở nhà. Bà cũng
thừa nhận rằng: "Đối với một người bố, người mẹ mà nói, đi ngược lại với lời khuyên của
các vị giáo sư thì thực sự không hay ho gì. Nhưng trong thâm tâm tôi biết rõ rằng, nếu để
thằng bé cứ theo học chương trình đặc biệt đó, nó sẽ cứ trượt dài mãi".
Và thực sự như vậy, Jacob ngày càng tiến bộ dưới sự trông nom dạy dỗ của mẹ mình. Trong
khi bà để cho cậu bé tự khám phá những điều cậu muốn, học về những thứ liên quan đến vật
lý, bà cũng chắc chắn rằng con mình cũng được chơi những trò chơi con trẻ, hay đi picnic
như bất cứ đứa trẻ nào ở lứa tuổi của cậu.
Và cuối cùng chính những nỗ lực không mệt mỏi này của người mẹ đã dần dần biến Jacob từ
một đứa trẻ tự kỷ nặng, tương lai mù mịt thành một thiên tài vật lý.
Kristine cũng đã ghi lại hành trình và sự vượt qua kỳ diệu của con trai trong quyển sách của
bà "The Spark: A Mother’s Story of Nurturing, Genius, and Autism " (Tạm dịch: "Tia sáng:
Câu chuyện của một người mẹ về sự giáo dục, thiên tài, và tự kỷ").
96. Ella Brown
Nữ VĐV bỏ dở cuộc đua để cứu sống đối thủ
TTO - Ella Brown không có thành tích gì và thậm chí chẳng hoàn thành cuộc đua, nhưng
cô đã được ca ngợi là người hùng vì đã từ bỏ cuộc đua giữa chừng để cứu sống đối thủ 16
tuổi Lilly O'Sullivan bị bất tỉnh khi đang bơi.
Đứt dây khi biểu diễn, nữ VĐV xinh đẹp Kustova bị móc khóa văng trúng đầu tử vong
Câu chuyện trên xảy ra ở một cuộc thi "Người sắt" diễn ra tại Úc mới đây, khi ở phần thi
bơi lội nữ VĐV 24 tuổi Ella Brown đã từ bỏ cuộc đua của mình giữa chừng để cứu sống
đối thủ 16 tuổi Lilly O'Sullivan bị bất tỉnh.
Ella Brown đã kể lại với báo chí khoảnh khắc đó như sau: "Khi đang bơi, tôi nhận thấy
một vận động viên bơi lệch sang phía bên tay trái. Tôi nhìn theo và thấy cô ấy nổi khá kỳ
lạ trên mặt nước.
Tôi hét lên 'bạn ổn không' và tôi không nhận được phản hồi. Vì vậy tôi ngay lập tức tiến
lại gần và cố gắng giữ đầu cô ấy ở trên mặt nước. Sau đó ra hiệu cầu cứu cho các nhân
viên có nhiệm vụ bảo vệ an toàn dưới nước. Tôi với IRB cố gắng giúp Lilly O'Sullivan
trở lại bãi biển".
Việc dừng lại cứu người của Ella Brown đã khiến cô chẳng đạt được thành tích nào và sẽ
mất cơ hội tham dự cuộc thi danh tiếng Nutri-Grain IronWoman Series, đây là giải đấu
mà cô đã phải nỗ lực tập luyện rất nhiều để hi vọng được góp mặt.
Tuy nhiên Ella Brown khẳng định cô chẳng bao giờ hối hận vì điều đó. Cô nói: "Sự an
toàn của Lilly O'Sullivan rất quan trọng mà bất kỳ cuộc đua hay kết quả nào, tôi đều
không nghĩ đến. Chúng tôi là những người cứu hộ và đó là những gì chúng tôi phải làm.
Tôi hy vọng rằng ai đó cũng sẽ làm điều tương tự cho tôi nếu tôi rơi vào tình huống ấy".
Hành động của Ella Brown đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ báo chí và người hâm
mộ Úc. Ông Wayne Druery (Giám đốc Hiệp hội Cứu hộ bằng ván lướt sóng của Úc) cho
biết: "Ella đã hy sinh cuộc đua của chính mình để giúp đỡ đối thủ theo đúng tinh thần mà
môn lướt sóng hướng đến, cô ấy là một hình mẫu xuất sắc và đáng được ghi nhận".

97. Hamza Zeroual


Khoảnh khắc đẹp của thể thao: Đối thủ ngã, vận động viên đỡ dậy và đẩy đối thủ về
đích
TTO - Một câu chuyện đẹp vừa xảy ra ở Giải điền kinh U16 Catalonia (Tây Ban Nha),
khi thấy đối thủ cạnh tranh huy chương bạc vấp rào té ngã thì Hamza Zeroual đã chấp
nhận mất thời gian dừng lại để đỡ dậy và nhường vị trí thứ hai cho đối thủ.
Té 'sấp mặt' trên đường chạy, nữ vận động viên gượng dậy về đích đầu tiên
Cameraman có tốc độ như Usain Bolt, 'vừa chạy, vừa quay phim' các vận động viên
Tưởng 'thắng chắc', vận động viên dừng lại ăn mừng, ai dè... mất vô địch
Hamza Zeroual với hành động được báo chí thế giới ca ngợi, khi em dừng lại đỡ đối thủ
té ngã trên đường đua
Theo tường thuật của báo thể thao Marca, câu chuyện trên xảy ra ở chung kết nội dung
1.500m chạy vượt chướng ngại vật ngày 18-11. Vận động viên Nil García đang xếp thứ
nhì và sắp chạy đến đích thì đã vấp ngã sau khi nhảy qua rào.
Hamza Zeroual chạy ngay sau đó đã vượt rào thành công và hoàn toàn có thể chạy về
đích để đoạt huy chương bạc. Nhưng Hamza Zeroual (15 tuổi) đã không làm thế, mà
dừng lại để đỡ đối thủ Nil García đứng dậy và cả hai chạy về đích.
Khi đến đích, Hamza Zeroual cũng nhường Nil García băng qua vạch đích trước để đoạt
huy chương bạc và em chấp nhận về thứ 3 để đoạt huy chương đồng.
Hamza Zeroual nói với báo điện tử Larazon (Tây Ban Nha): "Khi tôi muốn để Nil García
băng qua vạch đích trước, anh ấy đã không chịu. Cuối cùng tôi phải đẩy anh ta về đích.
Trong thể thao không phải cứ thắng là thắng, đôi khi bạn phải biết làm thế nào để thua".
Nil García cũng bày tỏ sự biết ơn với Hamza Zeroual khi nói: "Đó là các giá trị đích thực
của điền kinh: tình bạn, tình đoàn kết... Bạn không cần phải chiến thắng với một hình ảnh
xấu. Tôi cũng sẽ làm như vậy nếu rơi vào trường hợp tương tự".
Câu chuyện đẹp của Hamza Zeroual với Nil García sau đó đã được lan truyền rộng rãi
trên mạng xã hội và rất nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã đăng tải, ca ngợi hành động đẹp
này. Báo Marca viết: "Bài học đẹp về tinh thần thể thao của hai vận động viên trẻ".
98. Khánh Linh ( The Face )
Khánh Linh The Face: Từ một đứa con ngỗ ngược lười biếng trở thành trụ cột gia
đình khi phát hiện bố bị ung thư
Trong bài tâm sự dài đăng trên story Instagram, Khánh Linh The Face đã tiết lộ khá nhiều
về bản thân, từ việc gia đình cô thực tế không giàu có cho đến việc cô từng là một người
con hư, không biết quan tâm đến cảm nhận của người thân yêu.
Khánh Linh thu hút rất nhiều sự chú ý sau khi bước ra The Face. Sở hữu gương mặt xinh
đẹp, chiều cao đáng ghen tị cùng kinh nghiệm chụp ảnh mẫu từ lâu, Khánh Linh còn
được mệnh danh là "nữ hoàng look book" của Hà Nội. Hiện tại, Khánh Linh đã trở thành
gương mặt fashionista đình đám, thậm chí mới đây, cô nàng còn được Elle UK đem ra
làm minh chứng cho việc mặc đẹp.
Luôn gắn với hình tượng sang chảnh nên nhiều người cũng mặc định luôn Khánh Linh là
"rich kid" chính hiệu. Tuy nhiên, trong một bài đăng gần đây nhất trên story cá nhân,
Khánh Linh đã lên tiếng đính chính lại suy nghĩ này của mọi người, đồng thời tiết lộ
thêm nhiều điều về bản thân trong quá khứ.
Cụ thể thì khi nhận được tin nhắn tâm sự khá dài từ fan về việc bạn fan ấy cảm thấy dù
sinh ra trong gia đình có điều kiện nhưng Khánh Linh lại rất gần gũi, đơn giản, Khánh
Linh đã gửi lời cảm ơn nhưng cũng buộc phải giải thích kĩ hơn về chuyện gia đình. Cô
nàng cho biết gia đình mình thuộc diện cơ bản như bao gia đình trung lưu khác, bố mẹ cô
đều làm nhà nước, điều kiện cũng chỉ đủ cho chị em Linh ăn học.
Còn lý do chính xác ảnh hưởng đến tính cách khẳng khái, thân thiện của Khánh Linh có
lẽ bắt đầu từ biến cố cách đây 5 năm khi bố cô bất ngờ bị chẩn đoán ung thư đại tràng
giai đoạn 4. Đó thực sự là một cú shock lớn và cũng trở thành động lực giúp Khánh Linh
quyết định thay đổi để có thể trở thành trụ cột gia đình thay cho mẹ và em.
"Linh trước đó là một đứa vô tâm, chỉ biết học rồi yêu đương, lười biếng, sống trong
sự bao bọc của bố mẹ", Khánh Linh thú nhận.
Những cuộc phẫu thuật đầy nguy hiểm, khoảnh khắc tưởng chừng mất bố đến nơi giúp
Khánh Linh trưởng thành. May mắn là sức khỏe bố cô dần ổn định. Cũng từ đây, Khánh
Linh nhận ra bản thân phải thật mạnh mẽ, phải luôn chuẩn bị tinh thần cho những tình
huống xấu nhất và hơn hết là bản thân phải tốt bụng, tử tế với những người đã dành thời
gian giúp đỡ mình.
"Linh cảm ơn số phận đã cho mình trải qua những nỗi buồn, tổn thương và khó khăn
để mình hiểu ra được nhiều điều, để mình trở thành một con người như hôm nay", cô
nàng tâm sự. Cuối bài đăng, Khánh Linh cũng không quên dặn mọi người hãy yêu
thương và cảm thông cho bố mẹ mình nhiều hơn. Bản thân Linh cũng từng là một đứa
con hư, ngang bướng, hay cãi lời, luôn thấy bố mẹ vô lí nhưng rồi lớn dần cô cũng hiểu,
mọi thứ bố mẹ làm cũng chỉ vì muốn điều tốt nhất cho chúng ta mà thôi.
99. Paul Cezanne
Paul Cézanne: Từ tài năng bị lãng quên đến danh họa Hậu ấn tượng
Paul Cézanne (1839 – 1906) được ví như “cha đẻ” của hội họa hiện đại, ông sở hữu loạt
họa phẩm tinh tế và in đậm dấu ấn cá nhân, đơn cử The Basket of Apples (1895), Turning
Road at Montgeroult (1898) hay The Large Bathers (1898 – 1905).
Nhờ nét đột phá trong nghệ thuật, danh họa đã trở thành nhà lãnh đạo của trường phái
Hậu ấn tượng, gắn liền tên tuổi với bộ ba nghệ sĩ Vincent van Gogh, Georges Seurat và
Paul Gauguin.
Miệt mài làm việc để phát triển kỹ thuật mới, Cézanne đặt nền móng cho sự ra đời của
nhiều trào lưu lớn như Lập thể, Dã thú, Biểu hiện, đánh dấu vai trò quan trọng của bản
thân trên tiến trình hội họa nhân loại.
Hành trình khám phá nghệ thuật của Paul Cézanne
Paul Cézanne chào đời vào mùa xuân năm 1839 tại Aix-en-Provence, miền nam nước
Pháp. Cha ông tên Louis Auguste Cézanne, người từng là thợ làm mũ và sau trở thành
chủ ngân hàng Banque Cézanne et Cabassol.
Mẹ ông, Anne Elisabeth Honorine Aubert thì được biết đến như người phụ nữ tinh tế,
lãng mạn và nhạy bén. Nhờ sự giáo dục của bà, Cézanne sớm xây dựng cho bản thân góc
nhìn khác biệt về cuộc sống, điều này phần nào tác động lên phong cách nghệ thuật của
ông.
Paul Cézanne và con đường đến với hội họa
Lớn lên trong một gia đình giàu có, cậu bé Paul không chỉ sở hữu nguồn tài chính vững
vàng mà còn được cha mẹ đầu tư học hành, phát triển năng khiếu. Năm mười tuổi, Paul
Cézanne đăng ký học trường cấp hai Saint Joseph, nơi cậu tiếp nhận bài giảng về đạo
Công giáo.
Ba năm sau, Cézanne tiếp tục theo học trường cấp ba Collège Bourbon (nay là Collège
Mignet). Tại đây, anh đã kết bạn với Émile Zola và Baptistin Baillé, họ cùng nhau tạo
thành bộ ba bạn thân “Les Trois Inséparables”.
Năm 1857, chàng trai trẻ chính thức theo đuổi hội họa khi ghi danh vào Free Municipal
School of Drawing, trường mỹ thuật của thành phố. Kể từ đó, Paul Cézanne bắt đầu học
vẽ dưới sự dẫn dắt của Joseph Gibert, một tu sĩ người Tây Ban Nha.
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, Cézanne đoạt giải nhì trong cuộc thi vẽ cấp trường năm
1859, đánh dấu thành tựu đầu tiên trên con đường nghệ thuật.
Song hành cùng mỹ thuật, người họa sĩ trẻ còn theo đuổi ngành luật ở đại học Aix-
Marseille (Aix-Marseille Université), trường công lập nổi tiếng của Pháp. Tuy nhiên,
những bài giảng về luật học không thu hút được Paul Cézanne, chúng khiến anh cảm thấy
chán nản và mệt mỏi.
Nhận ra bản thân không phù hợp, anh từ bỏ luật để chuyên tâm theo đuổi hội họa. Bất
chấp phản đối từ cha, Cézanne quyết định rời quê hương, mang theo hoài bão về tương
lai đầy hứa hẹn.
Phong cách mới lạ thách thức nghệ thuật truyền thống
Khởi hành đến Paris năm 1861, Paul Cézanne lập tức ghi danh vào Académie des Beaux-
Arts (nay là École des Beaux-Arts), cái nôi của nghệ thuật cổ điển Pháp thời bấy giờ.
Tuy nhiên, Cézanne đã bị học viện từ chối do chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà họ đề ra.
Không nản chí, anh tiếp tục đăng ký học tại Académie Suisse, trường nghệ thuật tư nhân
của Martin François Suisse.
Académie Suisse xuất hiện trên một tấm bưu thiếp cũ vào năm 1904
Ngoài thời gian ở trường, Paul Cézanne còn đến thăm bảo tàng Louvre, nơi anh nghiên
cứu và sao chép tác phẩm của nhiều bậc thầy như Michelangelo, Peter Paul Rubens,
Diego Velázquez, Rembrandt hay Caravaggio.
“Bảo tàng Louvre là cuốn sách mà chúng ta nên học” – danh họa Paul Cézanne
Dẫu miệt mài học tập, anh vẫn tỏ ra chán nản khi nỗ lực mà không có kết quả. Cézanne vì
vậy trở lại quê hương, bắt đầu công việc trong ngân hàng chỉ sau vài tháng ngắn ngủi.
Tuy nhiên, tiếng gọi của nghệ thuật lần nữa thôi thúc người họa sĩ trẻ, anh quay lại Paris
năm 1862.
Khi ấy, nghệ thuật đang trong bầu không khí căng thẳng với cuộc tranh luận nảy lửa giữa
phe cách tân và truyền thống. Nếu các họa sĩ truyền thống cho rằng hội họa cần chú trọng
quy tắc cổ điển thì nhiều nhà “cách mạng” lại hướng đến đổi mới toàn diện về phương
pháp, nội dung
Không nằm ngoài vòng xoáy, Paul Cézanne tiếp thu kiến thức từ những danh họa bậc
thầy lẫn nghệ sĩ hiện đại. Qua giới thiệu của Émile Zola, anh gặp gỡ nhiều nhà Ấn tượng
như Camille Pissarro, Claude Monet, Édouard Manet, Pierre-Auguste Renoir và Edgar
Degas.
Cùng nhau, họ đã thiết lập cộng đồng nghệ sĩ trẻ để xây dựng phong cách riêng, vượt
khỏi lối mòn của Salon de Paris.
Lấy cảm hứng từ Gustave Courbet, Cézanne đã phát triển phương thức hội họa mới khi
vẽ tranh bằng dao trộn màu, kỹ thuật được ông ứng dụng trên nhiều họa phẩm từ năm
1866 đến 1867.
“Đó không chỉ là phát minh của chủ nghĩa Biểu hiện mới, dù tình cờ điều đó đã xảy ra, ý
tưởng nghệ thuật ấy giống như sự bộc phát về mặt cảm xúc xuất hiện lần đầu tiên trong
thời điểm này ” – họa sĩ kiêm nhà văn Lawrence Gowing
Sở hữu tên gọi une couillarde, những bức họa trong thời kỳ này thường là tranh chân
dung, đơn cử Portrait of a Young Man (1866), Portrait of a Man in a Blue Cap, or Uncle
Dominique (1866), Self-Portrait (1866) và Portrait of Marie Cezanne, the Artist’s Sister
(1867).
Kỹ thuật vẽ bằng dao trộn màu được danh họa ứng dụng trên Portrait of a Man in a Blue
Cap, or Uncle Dominique
Ra đời vào mùa thu năm 1866, Portrait of a Man in a Blue Cap, or Uncle Dominique gây
ấn tượng bởi kỹ thuật kỳ lạ khi họa sĩ dùng dao vẽ trực tiếp lên vải. Không chỉ thiết lập
kết cấu cho họa phẩm, phương pháp này còn tăng vẻ thu hút, độc đáo ở bức tranh.
Cuối thập niên 1860, loạt tác phẩm của Paul Cézanne đặc trưng bởi sự suy tư hay nỗi sầu
muộn. Tái hiện dấu ấn từ Eugène Delacroix, người họa sĩ trẻ tập trung vào đề tài ảo ảnh,
giấc mơ, tôn giáo hay bạo lực.
Một số tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này có thể kể đến Still life with skull, candle and
book (1866), Christ in Limbo (1867), Sorrow (1867) và Washing of a Corpse (1867 –
1869).
Nét cọ dày cùng mảng màu tối được Paul Cézanne áp dụng trong họa phẩm Christ in
Limbo (1867)
Dẫu nhận được ủng hộ từ những người bạn nghệ sĩ, các bức tranh của Cézanne vẫn bị từ
chối bởi Salon de Paris nhiều năm liền. Thậm chí, anh còn hứng chịu lời chế giễu từ giới
chuyên môn do phong cách khác biệt.
Năm 1869, Paul Cézanne gặp người mẫu Marie-Hortense Fiquet tại Académie Suisse, họ
nhanh chóng kết bạn, trở nên thân thiết và nảy sinh hảo cảm. Về sau, bà trở thành vợ
kiêm nàng thơ của họa sĩ, thể hiện qua ba mươi bức chân dung được vẽ từ năm 1870 đến
1895.
Paul Cézanne và trường phái Ấn tượng
Khi chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra năm 1870, Paul Cézanne đã cùng Marie-Hortense
Fiquet chuyển đến L’Estaque, miền nam nước Pháp. Thời gian ngắn sau đó, họ trở lại thủ
đô và chào đón đứa con đầu lòng trong niềm hạnh phúc vô bờ.
Chân dung con trai của Paul Cézanne và Hortense Fiquet được vẽ trong khoảng thời gian
từ năm 1885 đến 1890
Năm 1872, gia đình Cézanne định cư ở Auvers-sur-Oise, vùng ngoại ô thành phố Paris.
Không chỉ tận hưởng khung cảnh thanh bình, họa sĩ còn dành thời gian luyện tập với
Camille Pissarro, họa sĩ Ấn tượng người Pháp.
“Tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ Pissarro.” – Paul Cézanne
Dưới ảnh hưởng từ Pissarro, dải màu u ám trên tác phẩm của Paul Cézanne dần biến mất,
nhường chỗ cho sắc màu tươi sáng, rực rỡ hơn. Ngoài ra, giới mộ điệu còn tìm thấy sự
thay đổi ở nội dung khi ông chuyển từ tranh tôn giáo, lãng mạn sang chủ đề thiên nhiên,
tiêu biểu là Cottages of Auvers (1873) và Landscape in Provence (1875).
Được truyền cảm hứng bởi trường phái Ấn tượng, họa sĩ đã tham gia hai buổi triển lãm
của nhóm vào năm 1874 và 1877. Dẫu áp dụng kỹ thuật từ trào lưu, các bức họa của
Cézanne vẫn mang dấu ấn riêng, thể hiện qua tính thống nhất, hiệu ứng phẳng cùng sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa màu sắc, đường nét với nội dung.
“Điều tôi muốn là xây dựng cho trường phái Ấn tượng một điều gì đó chắc chắn và lâu
bền, giống như nghệ thuật của bảo tàng.”- danh họa Paul Cézanne
Mang tầm nhìn độc đáo và mục tiêu khác biệt, Paul Cézanne không tập trung tái hiện ánh
sáng như nhiều nhà Ấn tượng mà ông nhấn mạnh vào cấu trúc, hình khối.
Một số tác phẩm nổi bật trong hai buổi triển lãm là The House of the Hanged Man
(1873), A Modern Olympia (1874), Portrait of Victor Choque (1875 – 1877) và Still Life
with Jar, Cup, and Apples (1877).
The House of the Hanged Man (1873) là một trong những tác phẩm tâm đắc nhất của
danh họa
Trái với kỳ vọng của Cézanne, loạt họa phẩm không mang lại vinh quang cho ông mà
thay vào đó là sự chế giễu, lời chỉ trích từ công chúng lẫn giới phê bình.
“Thế giới không hiểu tôi và tôi không hiểu thế giới, đó là lý do tại sao tôi rút lui khỏi nó.”
– Paul Cézanne
Cảm thấy thất vọng, Paul Cézanne dần rút lui khỏi triển lãm công khai và làm việc độc
lập trong thời gian kế tiếp. Theo các học giả, động thái này của họa sĩ phần nào bắt nguồn
từ tư tưởng khác biệt giữa ông với những nhà Ấn tượng.
Thời kỳ trưởng thành về nghệ thuật của Paul Cézanne
Thập niên 1880, Paul Cézanne đã miệt mài làm việc để định hình phong cách cá nhân.
Đặc biệt yêu thích khung cảnh thiên nhiên, ông cho ra đời vô số bức tranh khắc họa ngọn
núi Montagne Sainte-Victoire và thị xã Gardanne.
Trong loạt tác phẩm ấy, những bức họa nổi tiếng nhất phải kể đến Mountains in
Provence. L’Estaque (1880), Mont Sainte-Victoire and the Viaduct of the Arc River
Valley (1882 – 1885) hay Mont Sainte-Victoire with Large Pine (1887).
Mont Sainte-Victoire and the Viaduct of the Arc River Valley tái hiện vẻ đẹp bình dị của
vùng nông thôn nước Pháp
Là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của Cézanne, Mont Sainte-Victoire and the
Viaduct of the Arc River Valley khai thác chiều sâu bằng cách sử dụng mặt phẳng và lớp
màu, kết hợp hiện thực với cảm xúc.
Đánh dấu khoảng thời gian đầy biến động trong cuộc đời người họa sĩ, năm 1886 là
những tháng ngày chứa đựng niềm vui lẫn nỗi buồn. Kết hôn với nàng Hortense Fiquet
vào mùa xuân, Cézanne bắt đầu hành trình xây dựng tổ ấm, vun vén hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang khi cha của nghệ sĩ ra đi trong tháng mười cùng
năm, để lại nỗi buồn khôn nguôi cho Paul Cézanne. Không dừng lại ở đó, tình bạn giữa
ông và Émile Zola cũng chấm dứt do cuốn tiểu thuyết L’Œuvre.
Tiểu thuyết L’Œuvre lấy cảm hứng từ cuộc đời của Paul Cézanne
Xuất bản năm 1886, tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ cuộc đời của Cézanne, tái hiện
những thất bại mà ông gặp phải trên hành trình nghệ thuật. Điều này vô tình làm tổn
thương Paul Cézanne, dẫn đến quyết định từ bỏ mối quan hệ thân thiết với Zola.
Gạt bỏ khó khăn về đời tư, Paul Cézanne tiếp tục sáng tác và xây dựng dấu ấn cá nhân.
Đầu thập niên 1890, phong cách nghệ thuật của họa sĩ đạt đến độ chín muồi khi ông sáng
tác loạt tranh The Card Players.
Một tác phẩm thuộc bộ tranh The Card Players của danh họa
Nhấn mạnh không gian ba chiều, Cézanne sử dụng hệ thống màu sắc để phân tích đối
tượng, hình khối lẫn phối cảnh. Tất cả tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa hình học và nghệ
thuật, trở thành minh chứng cho tài năng của Paul Cézanne.
Năm 1895, họa sĩ tổ chức thành công cuộc triển lãm cá nhân nhờ sự trợ giúp của
Ambroise Vollard, nhà buôn nghệ thuật nổi tiếng. Với hơn một trăm bức tranh, buổi
trưng bày không chỉ thu hút sự chú ý từ giới mộ điệu mà còn mang về cho Cézanne danh
tiếng cùng tài chính.
Những năm tháng sau đó, Paul Cézanne dần trở thành huyền thoại trong giới nghệ thuật.
Danh họa liên tục góp mặt trong các triển lãm lớn như Salon des Indépendants (1899),
hội chợ triển lãm thế giới tại Paris (1900).
Đầu thập niên 1900, loạt họa phẩm của ông được săn đón ở khắp các nước châu Âu, xuất
hiện trên nhiều phòng trưng bày nổi tiếng gồm Luxembourg Gallery (Paris) và National
Gallery (Berlin).
Paul Cézanne trong những năm tháng cuối đời
Khoảng thời gian cuối đời, sức khỏe của Paul Cézanne ngày càng giảm sút khi ông mắc
bệnh tiểu đường. Dẫu vậy, danh họa vẫn làm việc không ngừng nghỉ và cho ra đời những
tuyệt tác nghệ thuật như Mont Sainte-Victoire (1898 – 1902), The Large Bathers (1900 –
1905).
The Large Bathers (1900 – 1905) là minh chứng cho tài năng hội họa của Paul Cézanne
Là tác phẩm xuất sắc nhất của Cézanne, The Large Bathers tích hợp hình ảnh khoả thân
với phong cảnh thiên nhiên. Vượt khỏi khuôn khổ truyền thống, bức tranh đánh dấu sự
thành công của danh họa trong việc tái cấu trúc chi tiết, tạo tiền đề cho hội họa hiện đại.
Mùa thu năm 1906, Paul Cézanne qua đời do viêm phổi và được chôn cất tại nghĩa trang
Saint-Pierre ở Aix-en-Provence, khép lại hành trình nghệ thuật với vô số tuyệt tác hội
họa.
“Cézanne là nghệ sĩ vĩ đại nhất” – họa sĩ Arshile Gorky
Một năm sau, Salon d’Automne tổ chức triển lãm hồi tưởng nhằm tôn vinh cuộc đời và
tài năng của danh họa. Là sự kiện mang tính bước ngoặt trong lịch sử nghệ thuật, buổi
trưng bày tác động mạnh mẽ lên thế hệ họa sĩ trẻ, truyền cảm hứng cho quá trình đổi mới
tư duy.
Ngôn ngữ hội họa đậm chất Paul Cézanne
Pha trộn truyền thống với hiện đại, các tác phẩm của Paul Cézanne thể hiện sự sắc sảo,
tính độc đáo trong bố cục lẫn màu sắc, tiêu biểu là Boy in a Red Vest (1888 – 1890), The
Card Players (1895), Apples and Oranges (1900) và Château Noir (1903 – 1904).
Dấu ấn của danh họa được bộc lộ qua tuyệt tác Apples and Oranges (1900)
Tiếp thu những bậc thầy đi trước, loạt tranh thời kỳ đầu của danh họa thường sử dụng
tông màu tối, nét cọ dày nhằm bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về chủ đề hàn lâm như tôn giáo
hay thần thoại.
Sau đó, Cézanne chuyển hướng sang khắc họa đời sống đương đại, thế giới tự nhiên khi
làm việc với các nghệ sĩ cấp tiến. Cùng nhiều họa sĩ Ấn tượng, ông thử nghiệm phương
pháp vẽ tranh ngoài trời (en plein air), áp dụng nét vẽ nhanh kết hợp tông màu sáng.
Tuy nhiên, Paul Cézanne nhận thấy trường phái Ấn tượng còn điểm thiếu sót, đó là việc
trào lưu này quá tập trung vào hiệu ứng thị giác, ánh sáng mà bỏ qua bố cục hay kết cấu.
Danh họa vì vậy quyết tâm xây dựng phong cách khác biệt, mở ra lối đi mới cho hội họa
hiện đại.
“Vẽ tranh thật sự rất khó – bạn luôn nghĩ rằng bạn đã làm được, nhưng thật ra bạn chưa
từng.” – Paul Cézanne
Chỉ với màu sắc hay đường nét, Cézanne đã thiết lập hệ thống hình khối trên các bức họa,
tái cấu trúc chi tiết và truyền tải bản chất của hình ảnh. Kỹ thuật này được gọi là hình học
hóa bố cục, phương pháp phân tích đối tượng bằng cách chia nhỏ hình dạng gồm hình
tròn, hình nón, tam giác, hình cầu cùng hình trụ.
Nhờ bước đột phá ấy, chuỗi tác phẩm của danh họa không còn là tranh vẽ thuần túy mà
chúng trở thành bản vẽ kiến trúc, tạo tiền đề cho quá trình phát triển nghệ thuật đương đại
và tác động mạnh mẽ lên hội họa trong thế kỷ hai mươi.
Mont Sainte-Victoire and the Viaduct of the Arc River Valley (1882 – 1885)
Ra đời vào thập niên 1880, Mont Sainte-Victoire and the Viaduct of the Arc River Valley
khắc họa khung cảnh nông thôn ở thị trấn Aix-en-Provence, nơi có dãy núi Montagne
Sainte-Victoire cùng dòng sông Arc “dịu dàng” chảy quanh.
Vẻ đẹp hiền hòa của thiên nhiên được tái hiện trong Mont Sainte-Victoire and the
Viaduct of the Arc River Valley
Từ trên cao nhìn xuống, vẻ đẹp bình dị được gói gọn vào tầm mắt với thung lũng sông
Arc, ngọn núi hùng vĩ và tuyến đường sắt Aix-Marseille chạy dọc cây cầu đá. Nhằm tô
điểm cho thiên nhiên, Paul Cézanne sử dụng bảng màu đa dạng gồm sắc lam, vàng, xám
hay xanh lục.
Nhờ hệ thống màu rực rỡ cùng các đường chéo, danh họa không chỉ thiết lập chiều sâu
cho tác phẩm mà còn thành công trong việc xây dựng hiệu ứng tương phản.
Dù cản trở tầm nhìn khi xuất hiện nơi tiền cảnh, những cái cây vẫn phối hợp hoàn hảo với
phần còn lại của bức họa. Chúng trở thành điểm nhấn cho sự đối lập đến từ khoảng cách,
không gian và kích thước, đồng thời nhấn mạnh vào tính chân thực của họa phẩm.
“Tranh thiên nhiên không phải là sao chép đối tượng; nó là hiện thực hóa cảm giác của
con người.” – Paul Cézanne
Nổi bật trên khung cảnh đồng quê, cây cầu đá đại diện cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Pháp thời bấy giờ. Lấy cảm hứng từ The Finding of Moses (Nicolas
Poussin), chiếc cầu trong bức họa gợi nhớ đến cây cầu dẫn nước cổ đại, công trình kiến
trúc kỳ vĩ của nền văn minh La Mã.
Hình ảnh cầu dẫn nước cổ đại được bậc thầy Nicolas Poussin khắc họa trong The Finding
of Moses (1638)
Không chỉ học hỏi từ những bậc thầy châu Âu, Cézanne còn tiếp thu dấu ấn của nghệ
thuật Nhật Bản, thể hiện qua điểm tương đồng giữa bức tranh và bản in khắc gỗ Lake
Suwa in the Shinano province (Katsushika Hokusai).
Lake Suwa in the Shinano province thể hiện dấu ấn đặc trưng của nghệ thuật in khắc gỗ
Nhật Bản
Mang vẻ đẹp tinh tế cùng kỹ thuật độc đáo, Mont Sainte-Victoire and the Viaduct of the
Arc River Valley đã trở thành một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của Paul Cézanne.
Họa phẩm hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, nơi lưu giữ hơn
hai triệu tác phẩm từ cổ đại đến đương đại.
The Basket of Apples (1895) và cách tiếp cận mới trong nghệ thuật
Cuối thế kỷ mười chín, tranh tĩnh vật bị giới nghệ sĩ coi là tầm thường, không được xếp
ngang hàng với các chủ đề quan trọng như tôn giáo, lịch sử hay phong cảnh, chân dung.
Tuy nhiên, Paul Cézanne đã tìm thấy “mảnh đất trống cho riêng mình” khi khám phá đề
tài tĩnh vật, nơi ông thỏa sức thử nghiệm và phát triển ý tưởng. Xuyên suốt hành trình
sáng tác, danh họa cho ra đời hơn hai trăm họa phẩm tĩnh vật mà nổi bật nhất phải kể đến
The Basket of Apples (1895).
Phối cảnh độc đáo được Paul Cézanne áp dụng lên tác phẩm The Basket of Apples
(1895)
Mang kích thước nhỏ, bức tranh là sự kết hợp độc đáo của giỏ táo, khăn trải bàn, bánh
quy và chai rượu. Bằng nét cọ dày, Cézanne đã khắc họa chi tiết với độ nghiêng thích
hợp, tạo bố cục cân bằng cho tác phẩm.
Không tập trung vào một điểm duy nhất, Paul Cézanne quan sát đối tượng từ nhiều góc
độ khác nhau, mang đến sự hòa trộn kỳ lạ giữa cấu trúc và hình ảnh, phối cảnh cùng nội
dung. Người xem có thể thấy điều đó trên chiếc bàn hay đĩa bánh quy, những chi tiết
được đặc tả qua hai điểm nhìn khác biệt.
“Chỉ với một quả táo, tôi sẽ khiến cả Paris phải kinh ngạc.” – Paul Cézanne
Với phương pháp phân tích, danh họa thành công trong việc giải mã, tách lớp vật thể,
đồng thời nhấn mạnh hiệu ứng chuyển động ở thị giác, điều tranh vẽ thông thường không
làm được.
Chính vì vậy, The Basket of Apples đã thiết lập hệ thống quan điểm, quy tắc mới về phối
cảnh cũng như bố cục, tạo tiền đề cho sự phát triển của hội họa hiện đại và trở thành “cây
cầu” kết nối chủ nghĩa Ấn tượng với Lập thể.
Cái chết và Pyramid of Skulls (1901)
Vốn là chủ đề phổ biến, hình ảnh đầu lâu thường xuất hiện trên tác phẩm của người
Aztec, nghệ thuật Tây Ban Nha hay loạt tranh “vanitas” ở Hà Lan. Không ngoại lệ, Paul
Cézanne cũng bị thu hút bởi chủ đề này, nó trở thành biểu tượng cho phong cách của ông
trong những năm cuối đời.
Bị ám ảnh bởi cái chết, Cézanne đã sáng tác vô số bức tranh đầu lâu từ năm 1898 đến
1905, nổi bật nhất phải kể đến Pyramid of Skulls (1901).
Hệ thống màu sắc được danh họa sử dụng để thiết lập bố cục cho họa phẩm
Dưới ánh sáng nhạt, Paul Cézanne mô tả bốn hộp sọ xếp chồng lên nhau, tạo thành hình
kim tự tháp. Dẫu sử dụng nét vẽ đơn giản, những chi tiết trên đầu lâu được khắc họa hết
sức tỉ mỉ, cẩn thận.
Nhấn mạnh tính độc nhất, các đối tượng xuất hiện trong dáng vẻ riêng biệt từ hốc mắt
đến vùng trán, khoang mũi hay hàm răng. Nhờ hệ thống màu sắc, danh họa từng bước
thiết lập bố cục cho tác phẩm, xây dựng hiệu ứng tương phản và bộc lộ cảm xúc cá nhân.
“Một tác phẩm nghệ thuật không bắt đầu bằng cảm xúc thì không phải là nghệ
thuật.” – Paul Cézanne
Không chỉ thể hiện nỗi lo lắng của Cézanne, hình ảnh đầu lâu còn là biểu tượng ở Công
giáo, đại diện cho sự khôn ngoan của đấng tối cao. Tựa lời răn dạy từ Chúa, mô hình này
nhắc nhở con người phải sống trọn vẹn, không lãng phí thời gian hay sinh mệnh.
Kiệt tác The Large Bathers (1898 – 1905)
Được ví như kiệt tác của hội họa hiện đại, The Large Bathers (1898 – 1905) không chỉ là
bản hòa tấu giữa con người với thiên nhiên mà còn minh chứng cho tư tưởng nghệ thuật
tiến bộ của Paul Cézanne.
The Large Bathers (1898 – 1905) diễn tả mối liên kết giữa con người và tự nhiên
Sử dụng nét vẽ dày, danh họa tái hiện cảnh sinh hoạt của cư dân vùng đồng quê, nơi cuộc
sống êm đềm trôi qua. Bằng phương pháp hình học hóa không gian, nhân vật trong tranh
được chia thành hai phần, mỗi nhóm tạo thành một hình tam giác nhỏ, cân xứng.
Liên kết chặt chẽ với con người, những cái cây thiết lập khối tam giác lớn, đóng khung
tác phẩm và xây dựng bố cục cho tranh. Cùng bảng màu đa dạng gồm tông ấm và lạnh,
Cézanne khéo léo gợi hiệu ứng tương phản, vẻ hài hòa trong khung hình.
“Khi màu sắc đạt đến độ phong phú nhất, thì hình thức cũng được tái hiện ở mức tối đa.”
– Paul Cézanne
Không chỉ biểu đạt nội dung, màu sắc còn diễn tả cấu trúc ở vật thể hay tự nhiên, tô điểm
cho nét độc đáo trên từng chi tiết và khắc họa mối liên kết giữa hình thức với không gian.
Dẫu chưa hoàn thiện, The Large Bathers vẫn gây tiếng vang khi trưng bày tại các triển
lãm lớn trong thập niên 1920.
“Nếu bạn yêu cầu tôi kể tên mười khoảnh khắc mà thị giác tác động mãnh liệt lên cảm
xúc trong cuộc đời, đây sẽ là một trong số đó.” – nhà điêu khắc Henry Moore tại buổi
trưng bày tác phẩm năm 1922
Hiện nay, bức họa thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Philadelphia, nơi lưu giữ hơn hai
trăm nghìn tác phẩm gồm tranh vẽ, bản in, ảnh chụp và tượng điêu khắc.
Xuyên suốt hành trình sáng tác nghệ thuật, Paul Cézanne để lại cho hậu thế khối di sản
đồ sộ với hơn chín trăm bức tranh sơn dầu, bốn trăm tác phẩm màu nước cùng vô số bản
phác thảo.
Nét cọ đặc trưng của Paul Cézanne qua kiệt tác Château Noir (1903 – 1904)
Nhờ kỹ thuật độc đáo, loạt họa phẩm của ông đã thiết lập khuôn mẫu mới trong nghệ
thuật, tác động mạnh mẽ lên hội họa hiện đại và đặt nền móng cho quá trình phát triển
chủ nghĩa Lập thể, Dã thú lẫn Biểu hiện.
Không chỉ là tiền thân cho hội họa trừu tượng, phong cách của danh họa còn truyền cảm
hứng cho nhiều nghệ sĩ như Pablo Picasso hoặc Henri Matisse, thể hiện qua nhận định
của Picasso “Cézanne là cha của tất cả chúng ta”.
Bộ sưu tập tranh của Paul Cézanne hiện được lưu giữ tại nhiều bảo tàng lớn trên thế giới
gồm viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA), phòng trưng bày Courtauld tại London,
Musée d’Orsay ở Paris, bảo tàng Mỹ thuật Philadelphia và phòng trưng bày nghệ thuật
quốc gia tại Washington.
Cho đến nay, loạt tác phẩm của danh họa vẫn thu hút lượng lớn nhà sưu tầm, chúng liên
tục phá kỷ lục để trở thành những họa phẩm đắt giá nhất mọi thời đại.
Tiêu biểu là Rideau, Cruchon et Compotier (1894) với 60,5 triệu USD, La Montagne
Sainte-Victoire vue du bosquet du Château Noir (1904) trị giá 100 triệu USD và The
Card Players (1892 – 1893) lên tới 250 triệu USD.
Thậm chí, cuộc đời của Cézanne còn tạo cảm hứng cho sự ra đời của những bộ phim, vở
kịch và tiểu thuyết. Nổi bật nhất phải kể đến phim tiểu sử Cézanne and I (2016) của đạo
diễn Danièle Thompson.
Tấm áp phích của bộ phim tiểu sử Cézanne and I (2016)
Tái hiện một cách xuất sắc tình bạn giữa Paul Cézanne và Émile Zola, bộ phim không chỉ
thành công với mốc doanh thu phòng vé 4,3 triệu USD mà còn được cục điện ảnh Pháp
gửi đến lễ trao giải Oscar lần thứ 89, tham dự danh mục phim quốc tế hay nhất tại buổi
lễ.

100. Najat Vallaud Velkacem


Cô bé chăn cừu trở thành nữ Bộ trưởng Bộ giáo dục đầu tiên của nước Pháp: Bóng hồng
giữa chính trường chỉ dành cho những “người đàn ông da trắng”
"Thử thách 20 năm" ngoạn mục
Đầu năm 2019, bức ảnh được cho là hình ảnh thời thơ ấu của nữ Bộ trưởng Bộ giáo dục
Pháp đã được cư dân mạng nước này truyền tay nhau và đặc biệt quan tâm. Với "thử
thách 20 năm", Bộ trưởng Najat Vallaud-Belkacem từ cô bé chăn cừu lấm lem nay đã trở
thành một trong những phụ nữ quyền lực và có tầm ảnh hưởng trên chính trường nước
Pháp khiến nhiều người không khỏi thán phục.
Nhưng hóa ra đó chỉ là ảnh ghép, không phải Vallaud-Belkacem thuở bé. Tuy nhiên,
hành trình ngoạn mục của người phụ nữ Hồi giáo ấy lại có thật..
Najat Vallaud-Belkacem sinh năm 1977, là con thứ hai trong một gia đình người Hồi giáo
có bảy anh chị em ở Ma-rốc. Hoàn cảnh khó khăn, cô bé sớm phải phụ giúp cha mẹ việc
gia đình. Ký ức của Belkacem là những lần cùng chị gái đi hàng cây số để lấy nước hay
chăn cừu giúp ông nội.
Cha cô, ông Ahmed, đã di cư đến thị trấn phía bắc của Pháp Abbeville trước khi cô được
sinh ra. Năm Vallaud-Belkacem lên bốn, ông đã xin vào làm tại nhà máy sản xuất ô tô
Pháp Renault, sau đó đưa vợ và hai con gái cùng đi. Định cư tại một vùng ngoại ô của
Amiens, khoảng 80 dặm về phía bắc Paris, Vallaud-Belkacem cảm thấy sốc trước môi
trường mới. Cô không thể nói được tiếng Pháp và choáng váng trước cảnh quá nhiều ô tô
đi lại ngoài đường, điều vô cùng lạ lẫm với một cô gái miền quê.
"Phải rời đất nước, gia đình, là điều vô cùng đau khổ, cha tôi đã tìm được chỗ đứng của
mình, nhưng đối với mẹ và tôi, thật khó để có thể làm quen với mọi thứ", nữ Bộ trường
từng chia sẻ.
Nhưng không vì thế mà cô xa lánh thế giới xung quanh. Vallaud-Belkacem chăm chỉ học
tiếng Pháp và có thể nói lưu loát chỉ sau một năm. Tốt nghiệp phổ thông, cô nhập quốc
tịch Pháp và sau đó ghi danh vào trường Đại học Amiens, ngành luật.
Vallaud-Belkacem muốn dấn thân vào con đường chính trị và hướng tới việc học thạc sĩ
ở Học viện Nghiên cứu Chính trị Paris. Dù giáo viên ra sức khuyên ngăn vì nghĩ điều đó
nằm ngoài khả năng của cô nhưng cuối cùng, Vallaud-Belkacem đã vượt qua kỳ thi một
cách ấn tượng.
Cũng tại đây, cô gặp gỡ và lên duyên với Boris Vallaud. Sau khi kết hôn vào năm 2005,
hai vợ chồng cùng nhau bước chân vào chính trường.

Nữ chính khách quyền lực


Cô gia nhập Đảng Xã hội năm 2002 và nhóm của thị trưởng Lyon Gérard Collomb năm
2003, tham gia các hoạt động nhằm tăng cường dân chủ địa phương, đấu tranh chống
phân biệt đối xử, thúc đẩy quyền công dân, tiếp cận việc làm và nhà ở.
Từ năm 2004 đến 2008, Vallaud-Belkacem chủ trì Ủy ban Văn hóa. Năm 2005, cô trở
thành cố vấn cho Đảng Xã hội. Cô cũng là phát ngôn viên trong chiến dịch tranh cử của
bà Ségolène Royal.
Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Vallaud-Belkacem được bổ nhiệm vào nội các của Tổng
thống Pháp François Hollande với tư cách là Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và người phát ngôn
của chính phủ.
Năm 2014, giai đoạn nhiều Bộ trưởng trong chính phủ Pháp phải từ chức hoặc miễn
nhiệm do không đủ đáp ứng công việc nhưng Vallaud-Belkacem vẫn luôn được tín nhiệm
vào những trọng trách mới.
Ngày 26-8-2014, Vallaud-Belkacem chính thức được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo
dục Pháp – người phụ nữ đầu tiên, cũng là người Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử chính trị
Pháp giữ cương vị này.
Vallaud-Belkacem được báo chí quốc tế gọi là "gương mặt mới của nước Pháp", tiêu biểu
cho tinh thần của một đất nước đang có nhiều đổi mới.
"Dung hòa với những thứ không thể hòa hợp"
Hành trình trở thành người phụ nữ quyền lực và có tầm ảnh hưởng bậc nhất của Vallaud-
Belkacem không hề dễ dàng. Ngay từ thuở bé, khi mới chuyển đến nước Pháp, cô đã phải
chịu nhiều sự phân biệt, bắt nạt của bạn bè, cười nhạo vì cách ăn mặc.
Đến khi bước vào chính trường khắc nghiệt, mọi chuyện cũng không hề suôn sẻ. Vallaud-
Belkacem bị bao vây bởi những bình luận phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính cùng
những tin đồn ác ý từ truyền thông. Thậm chí vì là người Hồi giáo nhập cư, Vallaud-
Belkacem bị công kích là "mối nguy hại cho đất nước".
Nhưng nữ Bộ trưởng luôn giữ phương châm sống: "Dung hòa với những thứ không thể
hòa hợp.". Cô luôn xuất hiện với khuôn mặt và nụ cười rạng ngời và đầy sức sống. Làm
việc tại nơi mà dường như chỉ dành cho những người đàn ông da trắng, Vallaud-
Belkacem vẫn tự tin, dùng tiếng nói và quyền lực để ủng hộ công bằng cũng như thúc đẩy
nền giáo dục Pháp.
Vallaud-Belkacem đã triển khai một kế hoạch đào tạo tiêu tốn 250 triệu Euro để nâng cao
hiểu biết của các sinh viên, học sinh về giá trị truyền thống của nước Pháp. Bài học về
đạo đức và dân chủ đã trở thành môn học bắt buộc trong giáo dục.
Tổng thống Hollande mô tả những phẩm chất Vallaud-Belkacem rằng: "Tôi biết Najat
Vallaud-Belkacem rất lâu. Cô ấy chưa bao giờ chùn bước kể từ khi tham gia sự nghiệp
chính trị. Các cam kết của cô chưa bao giờ thất bại vì cô đặt niềm tin và lòng trung thành
của mình lên trên hết."
"Sự thăng tiến của cô ấy rất thú vị." – nhà báo Audrey Pulvar, người từng tranh luận với
Vallaud-Belkacem trong chương trình On n’est pas couché nhận xét. "Cô ấy là người phụ
nữ ở một đất nước mà hiếm khi nhìn thấy phụ nữ hoặc những người thuộc các dân tộc
khác giữ một vị trí quyền lực. Chính trị ở Pháp luôn là chuyện của đàn ông da trắng".

101. Tình bạn của Mindy và Arthur


Cả Mindy và nghi phạm Arthur đều không ngờ mình sẽ gặp đối phương tại một phiên
toà, khi một người có quyền đưa ra phán quyết cho sự tự do của người còn lại.
Theo Daily Mail, Arthur Booth (49 tuổi, đến từ bang Florida, Mỹ) là nghi phạm trong
một vụ trộm xe. Trong quá trình trốn chạy, anh đã chạy xe quá tốc độ, vượt đèn đỏ và đi
vào làn ngược chiều, làm xảy ra 2 vụ tai nạn. Dù cố gắng tẩu thoát nhưng nghi phạm này
vẫn bị cảnh sát bắt giữ.
Phiên toà xét xử Arthur được diễn ra vào ngày 30/6/2015 với sự chủ trì từ thẩm phán
Mindy Glazer. Ngay khi nghi phạm bước vào, thẩm phán Mindy đã nhanh chóng nhận ra
anh chính là người quen cũ của mình.
Theo đó, thẩm phán Mindy hỏi nghi phạm liệu có phải anh từng theo học tại trường trung
học Nautilus hay không? Nghe vậy, nghi phạm ngẩng đầu lên, có vẻ anh đã nhận ra đây
là bạn học cũ của mình nên nở nụ cười. Thế nhưng, nụ cười ấy nhanh chóng chuyển
thành những giọt lệ.
Có lẽ cả nữ thẩm phán và Arthur đều không ngờ rằng cả hai sẽ gặp lại trong hoàn cảnh
khó xử và xấu hổ như vậy. Nghi phạm Arthur đã cúi đầu suy sụp, miệng liên tục than “Ôi
chúa ơi”. Về phía thẩm phán Mindy, cô có chút thất vọng vì bạn học cũ của mình lại có
hành động sai lầm để rồi phải đứng trước vành móng ngựa. Dù vậy, cô vẫn dành những
lời tốt đẹp để nói về anh.
“Tớ rất tiếc phải gặp cậu ở đây. Tớ luôn băn khoăn không biết cậu đã trải qua điều gì”,
thẩm phán Mindy nói với Arthur.
“Arthur là đứa trẻ tốt bụng nhất ở trường trung học. Tôi từng chơi bóng bầu dục với anh
ấy”, cô nói thêm.
Cuối phiên toà, thẩm phán Mindy đã đưa ra mức án 1 năm tù giam cho Arthur hoặc anh
có thể đóng 44.000 USD (khoảng hơn 1 tỷ đồng) tiền bảo lãnh để được tại ngoại.
Melissa Miller, em họ của nghi phạm Arthur cho biết, anh có học lực giỏi và là một vận
động viên cừ khôi. Thế nhưng chất cấm đã khiến anh sa ngã, biến anh trở thành kẻ phạm
tội. Cũng theo Miller, tuy việc anh họ cô gặp lại bạn cũ tại phiên toà là chuyện tình cờ
nhưng nó đã nhắc nhở Arthur rằng: Đã đến lúc phải thay đổi và quay lại còn đường đúng
đắn.
Được biết, 10 tháng sau phiên toà trên, cả vị thẩm phán Mindy và bạn học cũ Arthur đã
có cơ hội gặp lại nhau. Đây cũng chính là ngày anh được thả tự do. Ôm lấy bạn cũ, nữ
thẩm phán chúc bạn mình may mắn, đồng thời bày tỏ hy vọng Arthur sẽ thay đổi, sớm có
được cuộc sống tốt hơn. Đáp lại, Arthur khẳng định bản thân sẽ làm được và cố gắng
không bỏ cuộc. Chia sẻ với truyền thông, anh cho biết: “Mindy đã trở thành nguồn cảm
hứng cho tôi, hãy tin tưởng tôi. Tôi sẽ làm lại cuộc đời”.
Tuy câu chuyện trên xảy ra đã nhiều năm, nhưng mỗi khi nhắc lại, nhiều người khó tránh
khỏi những cảm xúc ngậm ngùi. Bởi vốn dĩ bản chất trong mỗi người đều là cái thiện, tuy
nhiên để cái thiện đồng hành mãi với ta lại phụ thuộc phần lớn vào cách ta suy nghĩ và
hướng đến.
Đặc biệt, phần lớn dân mạng đều cảm nhận được tình thương, tình bạn giữa nữ thẩm phán
trên và Arthur: “Dù phải đối mặt với người bạn “ở bên kia”, nhưng nữ thẩm phán vẫn
giành lời lẽ rất tốt đẹp khi nhắc về quá khứ. Thực sự đáng ngưỡng mộ, trân trọng. Đó
chính là cách hay nhất để nâng đỡ một con người trót lầm đường”, tài khoản P.L chia sẻ.
102. Kit Porritt
Không quản bị bắt nạt, cậu bé quyết nuôi tóc dài dành tặng bệnh nhân ung thư
Cậu bé Kit Porritt, 9 tuổi, thường bị bạn bè nhầm tưởng và trêu chọc là con gái khi dành
ra 18 tháng để nuôi mái tóc của mình thật dài và vàng mượt. Tuy nhiên, sau đó cậu bé đã
tiết lộ mục đích thật sự của mình khiến nhiều người vô cùng khâm phục.
Cậu bé đáng ngưỡng mộ này là Kit Porritt, đến từ làng Hollesley, hạt Suffolk, Kit hiện
đang học tại trường tiểu học Kyson. Cậu bé thường bị trêu chọc, giễu cợt, thậm chí nhiều
người không biết, còn nhầm lẫn Kit là con gái khi mời cậu bé làm người mẫu cho một
cửa hàng quần áo bé gái.
Cho đến một ngày, chàng trai bé nhỏ này đã khiến bạn bè và cả người lớn phải kinh ngạc
khi cắt phăng mái tóc dài hơn 25cm của mình và đem tặng cho một tổ chức từ thiện có
tên là Little Princess Trust.
Chia sẻ với tờ Caters News, cậu bé cho hay: “Cháu thực sự không bận tâm đến những lời
giễu cợt. Nhiều người nghĩ cháu trông giống con gái, vậy thì khả năng là họ chưa từng
nhìn thấy Kurt Cobain rồi (cố ca sĩ ban nhạc rock Nirvana)”.
Cậu bé cho hay, ban đầu cậu nuôi tóc dài là vì muốn trông giống Kurt Cobain. Nhưng sau
đó, khi Kit hay tin về một bé gái mắc ung thư cần thực hiện hóa trị làm cho tóc bị rụng
dần, thì điều này đã khiến cậu bé “cảm thấy rất buồn”.
“Mẹ cháu bảo rằng nếu tiếp tục nuôi tóc thì cháu có thể đem tặng nó để tạo ra một bộ tóc
giả, và điều đó nghe chừng khá thú vị”, Kit chia sẻ.
Thế là sau gần 1 năm rưỡi âm thầm nuôi ý định, Kit quyết định kể bí mật này cho mẹ là
cô Ellen Widdup biết về mong muốn được đem tặng mái tóc dài của mình cho những
người bị ung thư.
Và cuối cùng, cậu bé đã được mẹ đưa đến một tiệm cắt tóc địa phương Evelyn Jacks để
cắt mái tóc dài hơn 25cm vào tháng 11 năm ngoái.
Khi đến trường, diện mạo mới của Kit khiến bạn bè và cả người lớn đều kinh ngạc. Họ
không chỉ bất ngờ về diện mạo mới của cậu, mà còn về câu chuyện dũng cảm đằng sau
hàng động của cậu bé.
“Cháu muốn giữ kín bí mật này vì muốn bạn bè bất ngờ khi bước đến trường với một
diện mạo hoàn toàn khác”, Kit tự tin cho biết.
Về phần cô Widdup cũng rất tự hào về đứa con trai nhỏ của mình, đặc biệt là sự nhẫn nại
của Kit khi phải đối mặt với những lời trêu chọc và thường xuyên bị nhầm tưởng là con
gái do tóc quá dài.
“Kit chưa bao giờ được coi như một đứa trẻ bình thường. Chúng tôi đếm không xuể số
lần thằng bé bị lầm tưởng là con gái, thậm chí riết rồi cũng không buồn đính chính lại.
Nhưng khi thằng bé được đề nghị làm người mẫu cho một hàng quần áo của con gái thì
thằng bé mới cảm thấy vô cùng nực cười”.
“Kit là đứa trẻ dũng cảm, kiên định, cứng đầu và quyết đoán. Nhưng cũng vô cùng nhạy
cảm và có sự thấu hiểu nên thằng bé mới muốn làm điều này”, người mẹ cho biết thêm.
Với độ tuổi của mình, sự kiên quyết và khả năng giữ kín bí mật để hoàn thành một mục
đích cao cả là một điều rất đáng ngưỡng mộ; nó đồng nghĩa với việc cậu bé chẳng mảy
may để tâm đến những lời chế nhạo tại trường học, hay việc bị bắt nạt và nhầm tưởng là
con gái.
“Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về thằng bé, và tôi cũng vô cùng nhẹ nhõm vì sẽ không
phải đối diện với những lời đàm tiếu mỗi sáng nữa”, cô Widdup hạnh phúc chia sẻ.
Câu chuyện này sau đó còn được cô Widdup chia sẻ lên mạng xã hội, kèm đoạn video ghi
lại cảnh cắt tóc của Kit tại tiệm cắt tóc Evelyn Jacks. Bài đăng nhanh chóng thu hút được
sự chú ý của cộng đồng mạng, nhận được hơn 1 triệu lượt xem chỉ tính riêng trên Twitter,
bên cạnh đó còn giúp cho tổ chức từ thiện Little Princess Trust nhận được thêm hàng
trăm bảng tiền quyên góp.
Mặc dù kiểu tóc dài đuôi ngựa của Kit khiến cậu bé trở thành đối tượng bị giễu cợt,
nhưng Kit là một đứa trẻ bản lĩnh, cậu bé phớt lờ ngoài tai những điều không hay đó một
cách bình thản. Kit hiểu rõ ‘sứ mệnh’ lớn của mình là gì và chỉ cần luôn kiên định để đạt
được nó. Câu chuyện về cậu bé nhỏ tuổi này quả thực là một nguồn cảm hứng về tấm
lòng nhân hậu cao cả vượt qua cả bản thân mình đến mọi người.
103. Bạo hành ngôn ngữ, áp lực mạng
Những kẻ tấn công người nổi tiếng ở Hàn QuốcMinh Hạo Thứ năm, 17/2/2022 06:20
(GMT+7)Vận động viên bóng chuyền Kim In Hyeok và BJ Jo Jang Mi qua đời sau thời
gian dài chịu đựng những lời công kích, chỉ trích trên YouTube cùng nhiều nền tảng
khác.
Ngày 16/2, tờ Korea JoongAng Daily có bài viết về vấn đề tin đồn không được kiểm
chứng đang tràn lan trên YouTube và gây hậu quả nghiêm trọng tới nhiều người, bao
gồm ngôi sao Kpop. Theo Korea JoongAng Daily, các tin tức vô căn cứ đang được
YouTuber săn đón và những người chuyên thực hiện video với nội dung như vậy được
gọi là "kẻ phá hoại mạng" ở Hàn Quốc.
Thuật ngữ này đề cập đến những người dùng YouTube chuyên thu thập thông tin đang
được bàn luận nhiều nhất trên mạng xã hội sau đó thêm ý kiến của họ để thu hút người
xem và đăng ký. Những người dùng YouTube thậm chí tải lên hình ảnh hoặc từ ngữ
khiêu khích nhằm gây tranh cãi.
Những kẻ phá hoại
Korea JoongAng Daily chỉ ra phần lớn nguồn tin của các YouTuber kể trên không đáng
tin cậy. Họ thực hiện các video chủ yếu dựa vào những mẩu tin ngắn hoặc bài đăng ẩn
danh trên các cộng đồng trực tuyến. Họ chỉ phát tán tin đồn tiêu cực, kích động tranh cãi
và tạo ra phản ứng dữ dội. Tất cả nhằm mục đích tăng lượt xem, thu hút người đăng ký và
cuối cùng là thu lợi nhuận.
Trước đây, đối tượng của những nội dung như vậy là các chính trị gia và người nổi tiếng.
Dữ liệu, tin đồn và tranh cãi xung quanh họ là vô tận.
Năm 2021, một loạt thần tượng Kpop và diễn viên Hàn Quốc bị buộc tội bắt nạt bạn cùng
lớp trong thời đi học. Khi đó, những kẻ phá hoại mạng lập tức sản xuất video dựa trên
vấn đề này. Họ thậm chí cắt ghép cảnh các ngôi sao xuất hiện trong những chương trình
tạp kỹ để so sánh.
V - thành viên nhóm BTS - bày tỏ sự bức xúc khi gần đây một kênh YouTube đưa tin
nam ca sĩ hẹn hò với con gái của một gia đình giàu có. Người này thậm chí cho biết V
say rượu trong một buổi phát trực tuyến.
Tài khoản đăng những lời cáo buộc trên bị cộng đồng fan của BTS chỉ trích dữ dội nhưng
lượt xem video không ngừng tăng. Từ đó, các YouTuber bắt đầu đăng tải nhiều video liên
quan đến các thành viên khác của BTS và những tin đồn về việc họ có quan hệ tình cảm
với ai.
Korea JoongAng Daily trích dẫn số liệu của NoxInfluencer - một trang web thống kê và
phân tích dành cho người dùng YouTube. Theo đó, kênh đưa tin về V kiếm lợi nhuận ổn
định hàng tháng từ 27,7 triệu won (23.100 USD) đến 48,3 triệu won.
YouTuber cũng đăng video chỉ ra những sản phẩm giả mà Song Ji Ah - còn được gọi là
FreeZia - mặc trong các bài đăng cũng như chương trình hẹn hò Single's Inferno. Số
lượng người đăng ký kênh này là khoảng 5.000 người vào tháng 11/2021 và tăng thêm
hơn 40.000 người trong vòng 4 tháng.
Một số kẻ phá hoại mạng thậm chí quảng bá kênh của họ bằng cách tuyên bố họ đã bị
người nổi tiếng kiện.
Trách nhiệm của YouTube
Korea JoongAng Daily nhận định việc các YouTuber đưa tin không kiểm chứng có vẻ vô
hại nhưng thực chất càng khiến vụ việc trở nên nghiêm trọng, thậm chí kéo theo nhiều
bình luận ác ý, căm thù.
Đầu tháng 2, hai người nổi tiếng tại Hàn Quốc tự tử vì không thể chịu đựng sự bắt nạt
trên mạng. Trước khi qua đời, họ thường xuyên là mục tiêu của những kẻ phá hoại mạng
và bình luận căm ghét.
Vận động viên 26 tuổi của đội Daejeon Samsung Bluefangs Kim In Hyeok được phát
hiện đã chết tại nơi ở của anh vào ngày 4/2. Anh thường xuyên bị chế nhạo vì ngoại hình
và giới tính. Tháng 8/2021, Kim In Hyeok viết trên trang cá nhân: "Tôi không thể chịu
đựng được những bình luận ác ý nữa. Tôi đã chịu đựng chúng trong một thập kỷ".
Chỉ hai ngày sau, Jo Jang Mi hay BJ Jammi (27 tuổi) được người thân xác nhận qua đời
sau thời gian dài mắc chứng trầm cảm. Cô là BJ nổi tiếng tại Hàn Quốc nhưng bị cộng
đồng mạng và nhiều tài khoản YouTube công kích vì sự cố năm 2019.
Trong một chương trình phát sóng năm 2019, Jo Jang Mi thực hiện cử chỉ bằng tay mà
nhiều người Hàn Quốc cho rằng đó là hành động ủng hộ chủ nghĩa nữ quyền và ghét đàn
ông. Jo Jang Mi hai lần lên tiếng xin lỗi nhưng vẫn liên tục vấp phải những bình luận tiêu
cực.
Nhiều tài khoản YouTube sau đó lấy câu chuyện này để câu view, thậm chí gán cho Jo
Jang Mi biệt danh "megal". Megal bắt nguồn từ Megalia - một trong những cộng đồng nữ
quyền cực đoan lớn nhất Hàn Quốc đóng cửa vào năm 2017.
Một bản kiến nghị của Nhà Xanh đã được đệ trình vào ngày 7/2 nhằm “trừng phạt mạnh
mẽ những kẻ gây tội ác trên YouTube” và những kẻ đã săn lùng Jo Jang Mi đến cuối đời.
Bản kiến nghị đã được hơn 216.000 người ký tính tới ngày 16/2.
Sau khi Jo Jang Mi qua đời, một tài khoản YouTube có tên PPKKa lên tiếng xin lỗi và
thừa nhận một phần trách nhiệm trong cái chết của nữ BJ. PPKKa cùng nhiều kênh
YouTube khác từng công kích Jo Jang Mi.
Giáo sư tâm lý học Lim Myung Ho từ Đại học Dankook nói với Korea JoongAng Daily:
“Những kẻ phá hoại mạng không nghĩ hành động của họ là tội ác. Họ không nghĩ hành
động của mình là một hình thức bạo lực cũng như không nhận thức được mức độ đau đớn
mà họ gây ra cho các nạn nhân", giáo sư nói.
“Đối với những bình luận ác ý và ngôn từ kích động thù địch, đó là tâm lý bầy đàn.
Không chỉ một mà một nhóm thủ phạm được hình thành. Họ liên kết với nhau để chứng
minh họ 'đúng'. Họ tấn công người khác và tin rằng đó là cách họ nhận được sự chú ý. Họ
tìm kiếm sự nổi tiếng và cảm thấy vượt trội. Họ tin họ có lý do hoặc nguyên nhân chính
đáng để tấn công người khác”, giáo sư tiếp tục.
Giáo sư Hong Sung Cheol từ khoa Truyền thông và Nghệ thuật Thị giác tại Đại học
Kyonggi cho rằng lý do cộng đồng mạng tiêu thụ hàng loạt nội dung từ những kẻ phá
hoại mạng là do chúng cung cấp thông tin mà các phương tiện truyền thống không có.
“Hiện tượng này có liên quan đến sự mãn nhãn. Mọi người muốn biết những câu chuyện
về người khác nhưng không phải thông tin được cung cấp bởi các phương tiện truyền
thống. Tuy nhiên, thông tin mà những kẻ phá hoại này chia sẻ không hề mới. Chúng chủ
yếu là ảnh ghép của các bài báo”, giáo sư Hong Sung Cheol phân tích.
Sau cái chết của Kim In Hyeok và Jo Jang Mi, công chúng Hàn Quốc kêu gọi trừng phạt
những tài khoản YouTube chuyên tung tin không xác thực. Theo Korea JoongAng Daily,
các nền tảng truyền thông xã hội như YouTube cần có lập trường mạnh mẽ hơn trong
việc đánh giá và kiểm duyệt nội dung mà người dùng tải lên.
Cần hình phạt thích đáng cho những kẻ phá hoại
Cho đến nay, hình thức trừng phạt hình sự mạnh nhất mà kẻ phá hoại mạng có thể phải
đối mặt là tội phỉ báng theo Đạo luật khuyến khích sử dụng mạng thông tin, truyền thông
và bảo vệ thông tin. Người bị kết án có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc mức phạt tối đa là
50 triệu won.
Theo luật sư Lee Seung Ki của Văn phòng Luật sư Lee and Law Partners, hệ thống pháp
luật hiện tại khó trừng phạt hình sự những kẻ phá hoại mạng vì phải có “dấu hiệu ác ý rõ
ràng” về thông tin. Đặc biệt nếu nạn nhân là người của công chúng thì càng khó chứng
minh thông tin sai lệch đã được lan truyền một cách ác ý.
Một kẻ phá hoại mạng đang hoạt động trên kênh YouTube có tên PPKKa được cho là có
một phần trách nhiệm trong cái chết của Jo Jang Mi. Tuy nhiên, ít có khả năng người này
bị buộc tội hình sự. Tài khoản PPKKA từng đăng video buộc tội Jo Jang Mi, nhưng luật
sư Lee Seung Ki chỉ ra vụ việc của BJ quá cố mang tính công cộng.
“Không chỉ PPKKa mà nhiều người dùng YouTube khác cũng tải lên các video liên quan
đến nạn nhân. Hơn nữa, vì mọi người đăng bình luận tục tĩu trên nhiều cộng đồng trực
tuyến dưới chế độ ẩn danh, nên rất khó để chỉ đặt trách nhiệm cho một người dùng
YouTuber", luật sư phân tích.
Giáo sư Shim Young Seob thuộc khoa quảng bá video truyền thông tại Đại học Kyung
Hee Cyber, cựu thành viên của Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc, chỉ ra hệ
thống lập pháp hiện tại phải được thay đổi để yêu cầu trách nhiệm xã hội đối với các nhà
cung cấp dịch vụ. Đây là hành động cần thiết để ngăn chặn những vụ việc đau lòng xảy
ra.
“Các tổ chức hành chính địa phương thường chỉ hành động sau khi thiệt hại xảy ra. Vấn
đề quan trọng ở đây là có thể nhanh chóng hành động trước khi có sự cố. Để có thể làm
được điều đó, cần có một bộ luật và lý do chính đáng để áp đặt việc thực thi đối với các
nhà cung cấp”, giáo sư Shim Young Seob nhận định.
Giáo sư nhấn mạnh vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ trong việc kiểm soát thông tin.
“Ngay cả khi trụ sở chính của một nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài, họ cũng phải chịu
trách nhiệm tại địa phương nơi họ tạo ra lợi nhuận. Nhưng chúng ta không có luật hiện
hành cho việc đó”, ông nói.
“Cần có một bộ luật để các nhà cung cấp có thể chịu trách nhiệm xã hội về nội dung của
họ, chẳng hạn loại ưu đãi họ có thể nhận khi tuân thủ luật và những hình phạt nào họ phải
đối mặt nếu không tuân theo. Nếu không thiết lập điều đó, không có lý do chính đáng để
đặt lỗi trên nền tảng sau khi sự cố phát sinh”, giáo sư đánh giá.
104. Nguyễn Văn Hiếu
Nguyễn Văn Hiếu: chàng trai tình nguyện làm bác sĩ vùng cao

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và nhận được việc làm tại một bệnh viện giữa Thủ đô thế
nhưng Nguyễn Văn Hiếu lại viết đơn tình nguyện tham gia Dự án 585 của Bộ Y tế “Thí
điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Và 9 tháng qua, Trung tâm Y
tế huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - vùng cực Tây Tổ quốc với nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống - có sự phục vụ tận tụy của anh bác sĩ trẻ người Mê Linh, Hà Nội.
“Lúc viết đơn tôi chỉ có một suy nghĩ được đi và cống hiến, sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở bất
cứ nơi đâu cần có sự phục vụ của mình. Quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện,
công tác xã hội suốt những năm đại học đã giúp tôi trưởng thành, nhận thức sâu sắc mình
không thể chỉ sống cho riêng mình”, Nguyễn Văn Hiếu lý giải đơn giản về sự lựa chọn
của mình.

“Tôi quan niệm phải luôn phát triển bản thân ngày một tốt hơn để làm được nhiều việc có
ích cho xã hội. Làm việc tại địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, tôi chủ động học
ngôn ngữ của đồng bào để dễ giao tiếp và thăm khám bệnh. Không chỉ nỗ lực rèn luyện
chuyên môn mà còn phải hỗ trợ đội ngũ nâng cao năng lực, củng cố tinh thần đoàn kết,
trách nhiệm để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, phục vụ tốt cho đồng bào, cho xã
hội”, Nguyễn Văn Hiếu bộc bạch. Nếu có điều gì phải băn khoăn có lẽ là phải xa gia đình
nhỏ của mình nhưng nếu được lựa chọn lại Hiếu vẫn sẽ đi, vẫn muốn gắn bó với những
người bệnh lam lũ, nói không sỏi tiếng Kinh nơi “ngã ba biên giới” này.
105. Tomii
YOUTUBER NHỎ TUỔI ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI DÀNH TÌNH THƯƠNG ❤
Cậu bé trong bức ảnh dưới đây chính là Tomii, bé mắc bệnh u.n.g th.ư não giai
đoạn cuối nhưng vẫn đang cố gắng dần hồi phục qua từng ngày theo điều trị của
bác sĩ. Bé đăng 3 video nhỏ lên kênh Youtube của mình chỉ dài khoảng hơn 1 phút,
em nói với mong muốn rằng ước mơ mình có thể được làm Youtuber một lần như
mọi người.
Câu chuyện cảm động này lập tức lan rộng khắp Tây Ban Nha chỉ sau một đêm và
mọi người đã kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ. Chỉ sau chưa đầy một ngày với sự
giúp đỡ của tất cả mọi người trên thế giới kênh Youtube của cậu bé đã đạt hơn 1
triệu Subscribe và nhanh chóng cán mốc hơn 2,99 triệu, nó vẫn đang tiếp tục tăng
lên một cách chóng mặt qua từng giờ khi câu chuyện cảm động này đã lan rộng ra
khắp thế giới.
Hiện tại kênh của cậu bé đã đạt được 10,6tr lượt theo dõi!
(Nguồn: ST)
106. Khái niệm của người Nhật
[🌱5 THUẬT NGỮ CỦA NGƯỜI NHẬT NÊN DÙNG TRONG NLXH ]
Mình vẫn luôn khuyên các em học sinh rằng hãy chăm chỉ học và đọc để tích lũy thêm
nhiều kiến thức về cuộc sống, về xã hội. Thay vì viết về mãi những dẫn chứng người thật
việc thật, chúng mình cũng có thể viết về những phong cách sống trên thế giới. Đây cũng
là một cách thể hiện vốn kiến thức của mình. Hôm nay mình chỉ cho mọi người 5 phong
cách sống của người Nhật để vận dụng thêm trong quá trình viết NLXH nhé.
🌼Genki – Hạnh phúc, sức khỏe bắt nguồn từ một tinh thần tươi trẻ, tích cực
Genki trong tiếng Nhật có nghĩa là “tràn đầy năng lượng”, “tràn đầy sinh khí” và cũng có
nghĩa là “khỏe mạnh”. Genki có nguồn gốc xuất phát từ sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa
cổ của người Nhật trong lịch sử rất xa xưa. Genki viết theo chữ Kanji (Hán tự cổ) là
(nguyên khí), mang ý nghĩa “tinh thần”, “tinh khí”. Điều này có thể lý giải cho niềm tin
của người Nhật Bản: Sức mạnh nằm trong tinh thần của chính mỗi cá nhân. Nếu chúng ta
có thể giữ cho mình một tinh thần luôn hướng tới điều tích cực và một sức sống mạnh mẽ
trong tâm hồn, thì thân thể của mỗi người sẽ theo đó được cải biến.
Trong bài NLXH, mọi người sẽ sử dụng kiến thức về thuật ngữ này ở những dạng bài về
sức mạnh tinh thần, những thứ liên quan đến đời sống tinh thần, tâm lí con người và
hướng nó đến một cái nhìn tích cực.
🌼Hikikomori: Trào lưu sống như "ẩn sĩ" của người Nhật
Từ hikikomori trong tiếng Nhật có nghĩa là "tự rút lui và nghỉ ngơi". Thuật ngữ này được
bác sĩ tâm thần Tamaki Saito đưa ra vào những năm 1990 để mô tả những người trẻ tuổi
chán nản với cuộc sống xã hội và muốn rút lui về cuộc sống "ẩn dật", không bon chen.
Hikikomori là một hiện tượng xã hội. Ban đầu, đối tượng tự cắt đứt mối quan hệ với bạn
bè và trường học, sau đó thu hút sự quan tâm của gia đình, trước hết là người mẹ. Cuối
cùng, trong giai đoạn thứ ba, hikikomori chấm dứt quan hệ với gia đình và tập trung sự
hung hãm vào chính mình. Trong căn phòng, hikikomori không làm gì cả ngoại trừ việc
lên Internet vào buổi tối và ngủ suốt ngày. Chìm ngập trong thế giới ảo tưởng của chính
họ, hikikomori hoàn toàn cách ly với cộng đồng.
Trong bài NLXH, mọi người sẽ sử dụng kiến thức về thuật ngữ này ở những dạng bài về
thực trạng sống của con người, lí tưởng sống (phần thực trạng), thế hệ trẻ, sự gắn kết xã
hội…
🌼Ikigai – Chất Nhật trong từng khoảnh khắc
Ikigai không chỉ là vấn đề liên quan đến tài chính. Nó hàm nghĩa sâu xa, hơn là mang đến
nụ cười trên khuôn mặt bạn khi thức dậy vào buổi sáng, và làm bạn có thêm động lực.
Tìm ra được ikigai của chính mình có thể là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự phản chiếu
của mong muốn và nhu cầu trong mọi lĩnh vực đời sống. Nói ngắn gọn, nó trả lời cho câu
hỏi: "Mình nên làm gì với cuộc đời mình?" Trong văn hoá Nhật Bản, ikigai bao gồm:
Điều bạn yêu thích (Đam mê và sứ mệnh), Điều bạn làm giỏi (Đam mê và nghề nghiệp),
Điều giúp bạn kiếm ra tiền (Chuyên môn và kỹ năng), Điều thế giới cần (Sứ mệnh và kỹ
năng).
🌼Thuật ngữ Mottainai - Phong cách sống 3R của người Nhật
Thuật ngữ Mottainai là một từ nổi tiếng bắt nguồn trong tiếng Nhật, được sử dụng nhiều
bởi các nhà môi trường học. Thuật ngữ tiếng Nhật này diễn tả cảm giác hối tiếc trước một
sự lãng phí về đồ vật, thực phẩm hay cả thời gian.“Mottainai” thường các nhà môi trường
học sử dụng như thán từ “Mottainai!” tạm dịch là “Thật lãng phí!” đã trở thành một thuật
ngữ phổ biến nhằm kêu gọi mọi người “giảm, tái sử dụng và tái chế". Từ đó, trong xã hội
Nhật hình thành nên phong cách sống 3R (reduce, reuse & recycle). Thuật ngữ Mottainai
được tìm ra nhà môi trường học thời Kenya - bà Wangari Maathai, và được bà sử dụng
trong Liên Hợp Quốc như một khẩu hiệu khuyến khích mọi người trên thế giới bảo vệ
môi trường.
🌼Minimalism – Sống tối giản
Khi nhắc đến tối giản nhiều người nghĩ rằng: tối giản đồng nghĩa với vứt bớt đồ đạc để
nhà gọn gàng hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu tiên trong hành trình sống tối giản mà
thôi.
Sasaki Fumio – tác giả của cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật” – đã từng nói
rằng: “Sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại
những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích
bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… mà nó còn mang lại lợi ích
cho chính tâm hồn chúng ta”. Giá trị cốt lõi của lối sống tối giản chính là khiến chúng ta
ngưng chạy theo những nhu cầu phù phiếm để có một cuộc sống đơn giản, nhẹ nhõm,
hạnh phúc hơn nhưng vẫn đủ đầy. Thay vì mua sắm cho thật nhiều đồ đạc để cảm thấy có
giá trị thì lối sống tối giản khiến chúng ta mang những giá trị vào chính cuộc sống của
mình. Tập trung vào những thứ quan trọng nhất khiến bạn cảm thấy thoải mái và hạnh
phúc thực sự vì điều đó.
107. Ronnie Long
Sau 44 năm ngồi tù oan vì bị kết tội cưỡng hiếp, người đàn ông da màu ở bang Bắc
Carolina (Mỹ) cuối cùng cũng được trả tự do.
Nước mắt người đàn ông trong ngày đoàn tụ với người thân sau 27 năm chịu án tù oan
Hôm 27/8, Ronnie Long xuất hiện trước ống kính phóng viên tại nhà tù Bắc Carolina
trong chiếc áo vest đen, thắt cà vạt đỏ, trên đầu đội mũ, tay mang theo ít hành lý cá nhân.
Ông vẫy tay chào đám đông và vòng tay ôm một người thân thiết, sau đó chia sẻ với cánh
truyền thông về án oan của mình. "Đó là một chặng đường dài", Long nói. "Nhưng giờ
mọi chuyện đã qua rồi".
Với chiếc khẩu trang in dòng chữ "Free Ronnie Long" (tạm dịch: "Hãy phóng thích
Ronnie Long"), ông bùi ngùi cảm ơn những người bạn, người thân và cả những con
người xa lạ vẫn kiên trì ủng hộ ông trên con đường đòi lại công lý. Cuộc chiến dài đằng
đẵng bắt đầu khi Long bị một bồi thẩm đoàn da trắng tuyên án tù chung thân vì tội cưỡng
hiếp một phụ nữ da trắng 54 tuổi và cướp tài sản vào ngày 25/4/1976 tại Concord, Bắc
Carolina.
Giờ đây, ở tuổi 64, Long đã được trả tự do vào hôm 27/8 sau khi chính quyền bang Bắc
Carolina gửi đơn kiến nghị lên Toà án Liên bang. Trước đó, các bằng chứng trong vụ án
bao gồm mẫu tinh dịch và dấu vân tay thu thập được tại hiện trường vốn không khớp với
ông Long, nhưng yếu tố quan trọng này đã bị cơ quan hành pháp giấu nhẹm đi.
"Vì sự gian dối xảy ra tại phiên tòa vào lúc đó, Ronnie và luật sư của ông ấy không có
bằng chứng để trình bày với bồi thẩm đoàn", trích lời Jamie Lau, giáo sư luật tại Đại học
Duke kiêm luật sư của ông Long. "Chính vì vậy, ông đã phải ở tù oan 44 năm".
Nạn nhân khai rằng bà bị tấn công tình dục và hành hung tại nhà riêng, hung thủ đã bỏ
trốn ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Hai tuần sau đó, cảnh sát mời bà đến để
nhận mặt nghi phạm. Người phụ nữ này xác định Long là người đã cưỡng bức bà.
Phiên tòa xét xử diễn ra với các thành viên bồi thẩm đoàn là người da trắng, trong khi bên
biện hộ chỉ toàn người da màu. "Có rất nhiều yếu tố bất lợi đối với Ronnie, phần lớn
trong số đó là nạn phân biệt chủng tộc ở Bắc Carolina, đặc biệt là thành phố Concord vào
năm 1976", Lau nói. Theo Lau, các bồi thẩm đoàn đã chịu ảnh hưởng từ định kiến cá
nhân trong quá trình xét xử, khiến ông Long chịu án tù oan hơn 4 thập niên.
Các nhà hoạt động vì dân quyền và chính khách tại địa phương đã lên tiếng ủng hộ việc
trả tự do cho Long. Anthony Spearman, Chủ tịch Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của
người da màu (NAACP) tại Bắc Carolina, gọi án oan của Long là "bức tranh thu nhỏ về
sự bất công". Thị trưởng thành phố Charlotte, Vi Lyles, nói: "Ronnie Long đã phải gánh
nỗi hàm oan suốt 44 năm ròng. Tôi không thể tưởng tượng nổi bản thân ông ấy và những
người thân yêu cần có bao nhiêu nghị lực để chịu đựng bi kịch này".
Suốt bao năm qua, Long vẫn kiên trì đấu tranh để chứng minh mình bị hàm oan. Phán
quyết mới nhất hôm 26/8 không khẳng định ông vô tội. Toà án Liên bang đã giao quyền
quyết định cho một tòa án cấp dưới. Tuy nhiên, Lau tin rằng cơ quan hành pháp sẽ sớm
đưa ra kết luận thỏa đáng.
Long rất vui mừng khi có thể đoàn tụ cùng người thân, nhưng đau lòng thay, mẹ ông
không chờ nổi ngày con trai được phóng thích. Bà cụ qua đời 6 tuần trước lúc Long rời
nhà tù. Cả một đời người mẹ thương con chỉ trông mong con trai được minh oan, sớm trở
về với gia đình, bè bạn. Trước lúc nhắm mắt xuôi tay, câu cuối cùng bà bật thốt vẫn là:
"Ronnie về nhà chưa?"

You might also like