You are on page 1of 4

Đề 

bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt mà chúng ta cần phải nêu
gương học hỏi. Đối với riêng tôi thì tấm gương bạn cùng lớp tôi là bạn Dung để lại trong tôi rất nhiều
ấn tượng sâu sắc.
Tôi học với Dung tính đến nay đã được hơn một năm kể từ khi chung tôi học trung học. Phải nói Dung
là một đứa học rất tốt đứng nhất nhì lớp tôi. Nhưng với tính cánh trẻ con,tôi không ưa gì Dung và rất
nhiều đứa trong lớp cũng như tôi bởi Dung là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Bố mẹ bạn bỏ bạn cho người cô
nuôi rồi bỏ đi không có tung tích gì. Ở trường Dung không có mấy bạn bè nếu không muốn nói là
không có ai. giờ đây khi nghĩ lại tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có thái độ đó với Dung và tại sao
lại không kết bạn với một người như thế ngay từ đầu. Nhưng tuổi trẻ mà ai cũng có lúc dại khờ ai cũng
có lúc không tốt để rồi sau đó mới biết trân trọng mới biết hối lỗi. Đó là thời gian khá khó khăn của
Dung khi mà người cô nhận nuôi Dung bị mất việc,khi đó Dung phải nghỉ học để ở nhà làm thêm kiếm
tiền. Biết được điều đó tuy không ưa gì Dung nhưng chúng tôi cũng rất thương cảm tình cảnh ấy của
Dung nên chúng tôi mỗi người góp một ít để giúp đỡ Dung.
Sau khi ra về tôi mới sực nhớ ra là mình có để quên mất cặp sách ở nhà Dung,tôi vội quay lại để lấy,khi
đi ra đến sân tôi mới kiểm tra tiền của mình trong cặp thì đã không còn đồng nào cả. Đó là số tiền nộp
học phí của tôi,tôi hốt hoảng để quay về hỏi lại Dung thì nói là không hề biết gì về số tiền đó. Tôi khóc
lóc không biết làm sao khi mà thủ phạm khi ấy tôi nghi ngờ nhất lại không chịu nhận là mình đã lấy
cắp số tiền ấy. Hôm sau tôi quay lại nhà Dung bởi tôi tin chỉ có Dung mới lấy cắp số tiền ấy. Đứng ở
cổng tôi nghe thấy tiếng có người nói chuyện với nhau rất to tiếng. Đúng đó tôi nghe là biết được rằng
thì ra là cậu em của Dung đã lấy số tiền ấy. Thế nhưng tôi còn nghe được một tin sốc hơn đó là Dung
đang bị ruột thừa và cần mổ gấp. Tôi bỗng cảm thấy thương Dung quá bạn ấy dã bị cha mẹ bỏ roi cuộc
sống vô cùng khó khăn vậy mà bệnh tật vẫn không chịu buông tha Dung. Bỗng  tôi thấy thương Dung
quá và tôi bắt đầu cảm thông với Dung với những khó khăn mà Dung đang đối mặt. Bỗng tôi bất ngờ
nghe thấy tiếng Dung quát em phải trả lại tiền cho tôi nếu không dù có bao nhiêu tiền Dung  cũng
không chịu phẫu thuật. Sau một hồi cãi cọ tôi thấy không khí bỗng lắng xuống tôi thấy không ai nói ai
cầu gì,tôi ra về mà trong lòng nặng trĩu. Tôi đã trách nhầm Dung trách Dung là kẻ ăn cắp ,tôi thật xâu
xa biết nhường nào. Trong lòng tôi những suy nghĩ hỗn loạn lại ùa lên ,tôi không biết nên làm như thế
nào cho đúng nữa. Sáng hôm sau Dung đến trường trả lại tiền cho tôi,tôi không biết nói gò chỉ biết ôm
Dung mà khóc,tôi thương nó lắm. Tôi kể chuyện của nó cho cả lớp và cô giáo để giúp đỡ nó. Sau vài
ngày quyên góp chúng tôi đã đủ số tiền để mổ cho Dung và ca mổ rất thành công.
Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống và có thể cận kề cái chết Dung vẫn hiện lên là một
người bạn tốt là một tấm gương người tốt mà chúng tôi cần học hỏi. Từ đó trở về sau chúng tôi là đôi
bạn rất thân cùng nhau học tập. Sau khi hiểu được con người Dung,rất nhiều bạn trong lớp đã kết bạn
với Dung. Dung Thường xuyên giúp chúng tôi học tập ôn bài cho chúng tôi. Bên cạnh đó Dung còn
thường xuyên đến nhà kèm học cho chúng tôi. Nhờ có Dung Mà thành tích học tập của tôi cao hơn
hẳn,  tôi thầm cảm ơn Dung rất nhiều cảm ơn vì tôi có một người bạn tốt như thế. Không những là
trong việc học tập mà Dung còn giúp chúng tôi rất nhiều trong những khúc mắc gia đình. Dung chính
là một tấm gương ngời tốt việc tốt mà còn là tấm gương giúp đỡ bạn bè trong học tập.
Đối với riêng tôi Dung giờ đây chính là một người bạn thân nhất giúp đỡ tôi nhiều nhất trong việc học
tập. Dung chính là một tấm gương tốt mà tôi luôn luôn phải học tập và noi theo.
Đề : Đất nước ta có nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học học giỏi . Em hãy trình bày một số
tấm gương đó và nếu suy nghĩ của mình.
Bài làm
Con người sinh ra không thể chọn hoàn cảnh, hình hài mình sinh ra vì cuộc sống vốn dĩ là không công
bằng. Nhưng một danh nhân đã nói “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm
nên số phận mà thôi”.  Và sự thật đã chứng minh rất nhiều tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… đây là những con người đã chứng minh rằng mình có thể thay
đổi số phận, là những tấm gương sáng để mọi người học tập.
Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng
nguyên Mạc Đinh Chi.  Người xưa kể lại rằng  Mạc Đĩnh Chi con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí.
Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ.  Gần nhà ông có một trường
học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké.
Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu
phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra
cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy
và tập viết.
Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ
có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh
Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu
bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.  Bằng nghị lực phi thường 
khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.
Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung
Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.
Là học sinh thì không ai không biết đến câu chuyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký.  Câu
chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây
đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con
chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài. Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ
tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ
bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắt lại, những ngón chân xưng phồng
những vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước
chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ
bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú.  Từng bước , từng
bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình.
Hay như chàng hiệp sỹ trẻ  Nguyễn Công Hùng.  Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt
toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ
thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh
chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.
Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập
để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không
phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở
thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ
bỏ mọi cố gắng”.  Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó
chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục
họ.  Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn,
gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà
còn động viên khích lệ những người xung quanh.
Từ những tấm gương đó, chúng ta hãy soi lại mình. So với họ cuộc sống đã quá ưu đãi với chúng ta.
Chúng ta được học hành, có thân thể khỏe mạnh đầy đủ, có gia đình yêu thương. Sẽ thật đáng buồn
thay nếu chúng ta không ỷ lại, nhàm chán, tự phai nhạt trong một xã hội hiện đại.   Bài học về sự kiên
trì, ý chí vươn lên, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời chính là điều mà họ đã dạy cho
chúng ta.
Chúng ta cũng cần yêu thương, chia sẻ nhiều hơn đến với những người tàn tật, những người có hoàn
cảnh khó khăn . Vì “ tuổi trẻ không bao giờ thắm lại” chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để yêu
thương. Hãy dang rộng vòng tay, mở rộng trái tim để trở thành những người có ích cho xã hội.
Những tấm gương hi sinh cứu người gây chấn động
Không nghĩ đến tính mạng của bản thân để cứu người lúc nguy nan, câu chuyện của Nguyễn Văn
Nam, Trần Văn Nguyên, Trần Hữu Hiệp... đã khiến nhiều người cảm phục.

Cậu học sinh Nguyễn Văn Nam, em Trần Văn Nguyên, anh Trần Hữu Hiệp… là những tấm gương
khiến hàng nghìn người khi nhắc đến vẫn còn thổn thức. Những chàng trai này đã bỏ lại tuổi trẻ, và
những ước mơ còn dang dở để nhường lại sự sống cho nhiều người. Họ là minh chứng lớn cho việc,
lòng tốt vẫn còn rất nhiều trong cuộc sống này. Những anh hùng tuổi trẻ cũng vẫn còn rất nhiều trong
xã hội hiện tại.

Nam sinh quên mình cứu 5 em nhỏ

Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An).
Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo
mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn
một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay,
chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.

Tấm gương của cậu học sinh dũng cảm này đã được Bộ GD & ĐT đưa vào đề thi ĐH năm nay. Không
ít người đã khóc vì xót thương, khâm phục cậu nam sinh dũng cảm. Một điều ít ai biết là bên cạnh các
bằng khen mà Chủ tịch nước, Bộ GT&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng. Nam còn
được Wikipedia tiếng Việt nhắc về như một tấm gương hi sinh cứu người tiêu biểu.
Nhường áo phao, cứu 5 mạng người

Vụ tai nạn lật cano trên sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ, TP.HCM) khiến 9 người chết đang gây xôn
xao dư luận những ngày gần đây. Khi theo dõi sự việc, người ta tìm hiểu được một câu chuyện cảm
động về chàng trai Trần Hữu Hiệp (sinh năm 1988) - một trong 9 nạn nhân đã dũng cảm nhường áo
phao cho những người gặp nạn khác, cứu sống được 5 người.

Trong lúc lật cano, vì có áo phao, anh Hiệp đã cứu thoát được 4 người. Khi đuối sức, anh nhìn thấy một
thai phụ đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, không ngần ngại, Hữu Hiệp thêm lần nữa
nhường chiếc áo phao của mình cho người phụ nữ và đứa con trong bụng. Anh đã chấp nhận nhường
lại cuộc sống của mình cho hai mẹ con.

Câu chuyện về anh Hiệp những ngày gần đây đang làm rúng động cộng đồng mạnh. Lòng tốt, sự hi
sinh của con người trong hoàn cảnh khó khăn đã là bài học cho không ít người trẻ.

Cậu học trò nghèo bỏ mạng sống cứu bạn

Cách đây 2 năm, câu chuyện của cậu bé Trần Văn Nguyên (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng
Ngãi) cũng từng làm lay động không ít người. 10 đứa trẻ rủ nhau tắm ao, một em sụp chân xuống hố
sâu chới với. Trần Văn Nguyên vì cứu bạn nên kiệt sức, qua đời tại bệnh viện. Năm đó, em mới 14
tuổi.
Trước đó, Nguyên cũng có 2 lần cứu người bị nạn, nhưng tới lần cuối cùng, Nguyên đã ra đi mãi mãi.
Định mệnh đến với cậu bé này quá nghiệt ngã, khi ước mơ được tới trường của em đã dừng lại ở tuổi
14.
Hình ảnh cậu bé ngoan hiền, vượt khó học giỏi và hi sinh thân mình cứu bạn mãi mãi sẽ là tấm gương
sáng của tuổi trẻ Quảng Ngãi.
Nam sinh cứu hai bà cháu

Đó là tấm gương của Lê Như Thiện (học sinh lớp 12A trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu, xã An
Ninh Tây, Tuy An, Phú Yên). Cách đây gần 4 năm, khi nước lũ lớn để về trên sông Cái, mọi người
cùng trên đường đi sơ tán, thì Thiện phát hiện bố con anh Lê Hòa đang chơi với giữa dòng nước, nhìn
anh đã đuối sức. Với lòng tốt của chàng trai trẻ, Thiện đã bỏ đồ đạc lao vào cứu hai cha con anh Hòa.

Tiếp đó, nghe tiếng kêu cứu của bà Nguyễn Thị Khù cùng đứa cháu, Thiện lại tiếp tục lao ra dòng nước
xoáy. Cứu được hai bà cháu, nhưng lúc đó cậu học sinh đã quá đuối sức, nên đã bị dòng nước chảy xiết
cuốn đi mãi mãi. Cậu học trò nghèo cũng phải bỏ lại ước mơ được bước chân vào cánh cổng trường đại
học mãi mãi.

Đúng như cái tên của mình, Thiện đã làm nhiều việc tốt đẹp và luôn được bà con trong xã nhắc đến với
lòng cảm phục vô bờ.

A). Mở bài.
- Giới thiệu về đối tượng sắp kể.
- Giới thiệu khái quát về thành tích trong học tập hay việc tốt mà đối tượng ấy đã làm để giúp đỡ những
bạn bè cùng lớp.
 B).Thân bài.
- Giới thiệu chi tiết về đối tượng
- Kể về người đối tượng.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Lối sống.
+ Thành tích học tập.
+ Quan hệ với các bạn trong lớp, trong trường, với các thầy cô giáo và mội người ra sao?
- Kể về một kỉ niệm sâu sắc (nếu có) của bản thân với người bạn đó.
- Chơi với người bạn đó, em học được điều gì? (Bài học cá nhân)
 C) Kết bài.
- Suy nghĩ của em về người bạn đó như thế nào? (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao kết bạn bè. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

You might also like