You are on page 1of 8

Trắc nghiệm kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Tác giả của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là?

A. Sê – khốp

B. V. Huy - gô

C. Séch - xpia

D. Lép – tôn – xtôi

Câu 2: Mối quan hệ giữa Phăng-tin và Cô-dét:

A. Bố-Con

B. Mẹ-Con

C. Bà-Cháu

D. Cô-Cháu

Câu 3: Phăng- tin đã làm những gì vì đứa con của mình?


A. Cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con

B. Nhổ răng để có tiền cho con chữa bệnh

C. Làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác -
đi - ê

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là
gì?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng

B. Tình phụ tử thiêng liêng

C. Tình đồng chí

D. Tình làng nghĩa xóm

=> Thông qua đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" của nhà văn
Vích-to Huy-gô, nhóm chúng em lại có những suy nghĩ sâu xa
và thấu đáo hơn về tình mẫu tử-thứ tình cảm thiêng liêng và
cao đẹp nhất.

1. Dẫn dắt vấn đề


Vâng, từ xưa đến nay, trong đời sống của mỗi con người
có vô vàn mối quan hệ tình cảm hết sức tinh tế, phức tạp và
phong phú, nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông
bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm với quê
hương đất nước, thì tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất
và vĩnh cửu nhất, có vị trí đặc biệt và sâu nặng nhất có lẽ bao
giờ cũng là tình mẫu tử… Bởi chăng đó là tình cảm đầu tiên
của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời.

2. Giải thích/ Phân tích


Ca dao có câu: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt
dào"… Ở đây, lòng mẹ cũng chính là tình mẫu tử. Có thể nói,
đó chỉ là một cụm từ ngắn gọn mà ta có thể thường xuyên bắt
gặp trong mỗi ngóc ngách của đời sống nhưng sâu thẳm trong
đó, nó lại có những tầng ý nghĩa sâu xa, riêng biệt, thiêng
liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu
ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của
mình. Theo cách giải nghĩa thông thường nhất thì có thể biết
đến “mẫu” là mẹ, còn “tử” nghĩa là con. Tình mẫu tử là tình
cảm thể hiện mối quan hệ mẹ con. Nghe thì có vẻ đơn giản
nhưng đối với mỗi con người, đây có lẽ là mối quan hệ ràng
buộc chặt chẽ nhất và cũng là thứ tình cảm, máu mủ thâm tình
nhất. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù
họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn
hòa quyện vào nhau.
3. Bàn luận
a) Trong văn học
Như trong đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" của Vích-to
Huy-gô, ta có thể thấy Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối sau
khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, chủ nợ đòi tiền hối thúc liên
tục và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vò khi luôn viết thư thôi
thúc, đòi tiền để nuôi con gái nàng- Cô-dét. Truyện được đẩy
đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng bán tóc, sau đó bán
răng và túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi
tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp. Mặc dù bế tắc, cùng quẫn
là thế nhưng nàng vẫn chỉ luôn nghĩ về đứa con của mình, có
thể đánh đổi mọi thứ để con được sống, không khổ sở, đói rét,
ốm đau bệnh tật. Từ đó, ta thấy được ở con người nàng toát
lên tình mẫu tử đầy thiêng liêng, cao đẹp và thật đáng trân
trọng.
Không chỉ trong đoạn trích “ Tấm lòng người mẹ” mà
trong kho tàng văn học thế giới nói chung và kho tàng văn học
Việt Nam nói riêng, đề tài tình mẫu tử vẫn luôn là vấn đề
được coi trọng và trân quý.
Nguyễn Duy cũng đã từng viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn
từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả
những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Tình yêu ấy trao đi
không một chút tính toan . Tình yêu ấy là cả một đức hi sinh
cao cả.
Hay như Đại văn hào Nga Macxim Gorki cũng từng nói:
"Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ
Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?".
Đã cho ta thấy được cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu
như không có mẹ. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý
trọng và giữ gìn nó.

b) Trong xã hội
Thông qua đó, ta cũng hiểu được tình mẫu tử trong sách
truyện và trong cuộc sống cũng chẳng khác là bao.
Thử hỏi, trên thế gian này,có sự hi sinh nào cao quý bằng
sự hi sinh mẹ dành cho con? Ngay từ khi còn chưa rõ hình
hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người
đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ .
9 tháng mang nặng đẻ đau, ấp ủ từng ngày chờ con chào đời
và mở mắt ngắm nhìn thế giới , mẹ thực sự đã mang cả trái
tim mình hòa quyện và cảm nhận nhịp thở của con. Con người
gọi mẹ là người phụ nữ, là phái yếu, nhưng mẹ không yếu
mềm, sẵn sàng trải qua cuộc vượt cạn một mình để được gặp
đứa con thân yêu. Thế rồi, khi đã sinh con ra , trách nhiệm của
người mẹ không những không vơi đi mà nó càng nặng nề hơn
khi mẹ phải gánh thêm trên lưng mình một mối lo cơm áo gạo
tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhất . Năm tháng trôi
đi, nỗi vất vả của mẹ cứ lớn dần , cùng với đó là một tình yêu
thương ngày càng lớn lao và không bao giờ vơi cạn . Mẹ là
người luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho đứa con của
mình. Với mẹ, con chưa bao giờ là lớn cả . Trong mắt mẹ, con
luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được vỗ về và yêu thương. Chính
vì thế, cả cuộc đời của mẹ luôn hi sinh cho con mà không hề
một lời oán trách. Một đời người, mẹ đã hi sinh hết tất cả cho
con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất . Với mẹ con là
tất cả, là nguồn sống , là động lực cho cuộc đời đầy vất vả,
chông gai của mẹ.

* Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên (sinh năm 1981, thôn
Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội) – câu chuyện
về một người mẹ chịu mù để con chào đời hẳn sẽ khiến không
ít chúng ta rơi nước mắt. Cuộc sống tưởng như đã quá trọn
vẹn với chị khi chị tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy
nhưng cũng từ khi chị mang bầu, bi kịch cuộc đời chị bắt đầu.
Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên mù loà chỉ để cho đứa con
được chào đời. Chị đi viện khám và bị chẩn đoán bị ung thư
hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác sĩ và gia đình khuyên chị bỏ
thai trong bụng để chữa bệnh và cứu đôi mắt. Vậy nhưng chị
khước từ. Chị giữ con và quyết tâm sinh bé Nguyễn Hoàng
Cẩm Tú ở tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi mắt
người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ
này, được sinh con đã là một điều hạnh phúc vô bờ mà chị
không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Với chị, việc có
thể sinh con ra khỏe mạnh là một điều hạnh phúc lớn lao mà
dù có phải chết, chị cũng không bao giờ hối tiếc.
*Hay một câu chuyện cảm động khác về tình mẫu tử
thiêng liêng, người mẹ tình nguyện chết để giữ mạng sống cho
con - chị Trần Thị Lan Anh ở Bạc Liêu mặc dù sắp lìa xa cõi
đời vì chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng
duy trì sự sống mong manh từng ngày của đứa con trong
bụng. Khi được nhìn thấy con chào đời cũng là lúc chị mỉm
cười trút hơi thở cuối cùng.
=> Qua những câu chuyện kể trên, ta lại càng thêm thấm
thía về nghĩa tử cao đẹp và đức hi sinh không đắn đo của đấng
sinh thành.

d) Mở rộng vấn đề
Tuy nhiên hiện nay, đã có rất nhiều những hành động
trong xã hội đã không có nhận thức đúng đắn và thiết thực
trong những mối quan hệ về tình mẫu tử. Rất nhiều bạn trẻ
ngày nay nghĩ thoáng quá mức trong chuyện yêu đương để rồi
có thai ngoài ý muốn. Những điều đáng được lưu tâm và nói
đến đó là việc họ vẫn chưa đủ nhận thức và bỏ qua trách
nhiệm của mình để rồi có những hành động như phá thai hay
có khi sinh ra con nhưng cũng bỏ rơi nấm ruột của mình. Một
vấn đề nữa cũng rất đáng nói đó là có những trường hợp
những người mẹ đối xử tệ với con mình, áp đặt những tư
tưởng của mình lên con cái, cố gắng tạo ra những khuôn khổ
cổ hủ với cái mác “ muốn tốt cho con”, không cho con cái
những quyền tự do cơ bản được làm những điều mình muốn.
Những hành động ấy cần phải bị lên án. Đó chỉ là những
trường hợp thiểu số nhưng cũng cần có cái nhìn bao quát và
khách quan để hướng tới một môi trường sống thiết thực nhất.

e) Phản đề
Không những vậy, vẫn có những “nghịch tử” (đứa con
hư) làm bận lòng cha mẹ, bất hiếu, không có thái độ phụng
dưỡng cha mẹ khi họ về già. Thử hỏi sợi tóc bạc trên đầu kia
là vì ai? Nếp nhăn kéo mất thanh xuân kia là bởi ai?
“Mẹ nuôi con biển bờ lai láng
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày”
Nhưng cũng lại có những người mẹ không biết trân quý
thiên chức cao cả mà tạo hóa ban cho mình mà bỏ rơi con, ra
sức hành hạ, đánh đập con.
Và đáng trách gấp trăm ngàn lần là những kẻ lợi dụng tình
mẫu tử để mưu lợi cá nhân: quảng cáo những chương trình,
thực phẩm, đánh vào ước muốn lo cho con của mẹ để chiếm
đoạt tiền bạc. Những kẻ đó chắc chắn sẽ không có được sự
vẹn đầy yêu thương trong cuộc sống.

4. Liên hệ
a) Bài học nhận thức
Là người con trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải
hiểu rõ trách nhiệm bản thân trước tình mẫu tử ấy. Tình mẫu
tử là mạch nguồn bất tận, không bao giờ vơi cạn. Vậy nên, ai
đang được sống trong niềm may mắn đó hãy biết trân trọng
từng ngày.

b) Bài học hành động


Phận làm con luôn phải biết hiếu kính với mẹ, thấu hiểu
những khó khăn, vất vả mà mẹ phải chịu đựng để biết cảm
thông, biết nỗ lực để sống tốt, sống có ích, đền đáp công ơn
của mẹ. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đền đáp công ơn
cha mẹ: biết giúp đỡ việc gia đình, phấn đấu trong học tập,
biết yêu thương người khác

You might also like