You are on page 1of 8

TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

Không phải tự nhiên mà Elizabeth Berg nói: “Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được
sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác.” Gia đình-hai tiếng gọi thân thương và là nơi nuôi
dưỡng bao đứa trẻ lớn lên. Giờ đây khi nhìn lại, tôi lại càng thêm trân trọng những khoảnh khắc bên gia đình.
Đặc biệt là sau câu chuyện ngày hôm ấy tôi càng trân trọng gia đình mình hơn.
Tôi được sinh ra trong gia đình không được trọn vẹn như mọi người, bố mẹ chia tay từ khi tôi còn rất nhỏ. Vì
sống cùng với mẹ bởi thế nên tình cảm gia đình là thứ tôi vô cùng khao khát nhưng những lần gặp gỡ giữa tôi
và mẹ cứ ngày càng giảm dần,. Mỗi lần gặp nhau cũng chỉ là những lời trách mắng của mẹ còn tôi thì chỉ biết
nhẫn nhịn vì biết rằng mẹ cũng chỉ muốn tốt cho tôi mà thôi. Nhưng tới đỉnh điểm là sự vắng mặt của mẹ
trong ngày lễ tốt nghiệp của tôi.
Tối hôm trước ngày tốt nghiệp tôi đã vô cùng háo hức và mong đợi sự tự hào của mẹ về đứa con gái bé bỏng
sau 5 năm miệt mài đèn sách dưới mái trường tiểu học. Tôi cứ dặn đi dặn lại mẹ rằng:
- Ngày mai mẹ nhớ phải đến để tham dự mẹ nhé, con muốn mẹ đến lắm đó ạ.
Mẹ cũng hứa với tôi mẹ sẽ có mặt để cổ vũ cho tôi vào ngày quan trọng này. Sáng hôm sau tôi dậy sớm hơn
mọi ngày để chuẩn bị tươm tất, vì mẹ bận cuộc họp với đối tác nên tôi phải tự mình đi đến trường nhưng
không vì thế làm giảm đi sự hào hứng và vui vẻ của tôi bởi tôi nghĩ thì lát nữa mẹ cũng sẽ đến thôi mà. Trên
đường đi nụ cười luôn rạng rỡ trên môi tôi, những tia nắng cũng rạng rỡ hơn thường ngày như dẫn bước cho
tôi, bản hòa ca của những chú chim bỗng du dương đến lạ, dòng người hối hả tấp nập khởi đầu ngày mới
cũng hòa cùng với sự vui tươi của tôi. Khi đến trường tôi còn ưỡn ngực mà nói với các bạn:
- Chút nưã mẹ mình sẽ đến xem mình đọc bài phát biểu đó, mẹ mình đẹp lắm nên các bạn có thấy cũng
đừng ghen tị nhé!
Bởi lẽ bình thường tôi thường bị bạn bè trêu chọc là không được mẹ quan tâm yêu thương, không bao giờ
thấy mẹ đón tôi đi học về như các bạn ấy nên bây giờ tôi muốn chứng minh là tôi cũng có mẹ yêu thương
không kém gì các bạn.
Ngồi trong hàng ghế của mình nhưng tôi cứ hướng mắt ra cổng trường xem mẹ đã đến chưa nhưng
đợi hoài vẫn không tìm thấy bóng dáng của mẹ đâu cả. Tôi dần lo lắng và tâm trạng bắt đầu buồn bã. Tuy
vậy khi đọc bài phát biểu tôi vẫn cố gắng làm tốt nhất có thể, không những vậy trong bài phát biểu ấy tôi còn
có tâm tư gửi đến mẹ rằng: “Tuy mẹ không chăm sóc con ân cần như mẹ của các bạn khác nhưng con vẫn
yêu mẹ vô cùng”. Khi kết thúc bài phát biểu tôi nhận được biết bao tràn pháo tay hoan hô, những ánh mắt
ngưỡng mộ nhưng sự tự hào mà tôi thầm mong đợi lại không có ở đây. Suốt những hoạt động sau đó tôi
không còn hứng thú tham gia, chỉ biết ngồi thẫn thờ buồn bã ở một góc, thậm chí còn nghe những lời chê
cười của các người bạn lúc nãy bảo tôi nói dối, tôi là đồ không được mẹ yêu thương . Rồi bỗng tôi nhìn thấy
hình bóng mẹ mình đang vô cùng hối hả chạy đến, trên tay cầm một gói quà màu hồng được gói ghém rất
cẩn thận, quần áo tóc tai mẹ thì bù xù như mới bị xô xát. Nhưng lúc ấy tôi còn tâm tư nào mà lo lắng cho mẹ,
sự tức giận và tủi thân làm lu mờ đi lí trí. Mẹ rối rít xin lỗi tôi và đưa gói quà đẹp đẽ ấy cho đứa con gái của
mẹ nhưng nó lại thẳng tay vứt đi gói quá đó đi và quay sang trách mình:
- Mẹ lúc nào cũng công việc công việc, mẹ có bao giờ quan tâm đến đứa con gái này của mẹ bao giờ
chưa. Mẹ có biết là con mong sự có mặt của mẹ trong ngày hôm nay đến mức nào không?
Sau đó tôi bỏ đi một mạch về nhà, trên đường về nước mắt tôi giàn giụa, chỉ biết khóc để giải tỏa được nỗi
ấm ức của bản thân. Tối hôm ấy khi đã bình tĩnh và nhốt mình trong phòng đủ lâu thì tôi rón rén xuống bếp
để lấp đầy cái bụng trống của mình. Cứ tưởng rằng sẽ như mọi ngày là giờ này mẹ không có ở nhà nhưng
cảnh tượng trước mắt khiến tôi thoáng ngập ngừng. Mẹ đang ngồi xem lại bài phát biểu sáng nay của tôi và
từng tấm ảnh thưở bé rồi lau nước mắt. Lúc ấy tôi như được đánh một cái vào tâm trí, bao câu chuyện ùa về
trong tôi. Mẹ một mình khổ cực nuôi tôi khôn lớn nhưng chưa từng một lời than vãn, mẹ bị chính người
chồng mình yêu thương đối xử không tốt lại còn phải gồng gánh đủ việc trên đời.Một người phụ nữ tốt như
mẹ xứng đáng có được niềm hạnh phúc vô hạn từ gia đình ấy vậy mà mẹ ngày ngày phải bôn ba ngoài kia để
kiếm từng đồng tiền xương máu về nuôi tôi. Tôi giận chính mình lắm, bản thân đã không giúp gì được cho
mẹ còn trách mẹ như vậy. Rồi mẹ nhìn thấy tôi, vôi lau đi những giọt nước mắt trên mặt mẹ hỏi” con ăn gì
chưa để mẹ nấu?”. Như được cho phép tôi sà vào lòng mẹ liên tục nói xin lỗi, khóc òa như lúc nhỏ mỗi lần
buồn bã hay giận hờn tôi cũng ùa vào lòng mẹ như vậy. Mẹ cũng xin lỗi tôi” mẹ xin lỗi con gái của mẹ, hôm
nay mẹ đã cố gắng đến kịp giờ nhưng vì sự cố tai nạn trên đường nên mẹ không thể nhìn con gái của mẹ thể
hiện tài năng rồi” nói rồi mẹ đem món quà hồi sáng bị tôi thẳng tay vứt đi không thương tiếc đã được gói lại
đẹp đẽ mà đưa cho tôi” mẹ đền bù cho con gái mẹ nhé, từ nay mẹ sẽ cố gắng dành nhiều thời gian cho con
nhiều hơn nhé.Bây giờ mẹ chỉ có con là gia đình thôi đấy”. Nghe mẹ nói xong tôi lại càng òa khóc dữ dội
hơn và cảm thấy thật may mắn vì bản thân đã không làm điều gì dại dột dể vẫn có thể ôm mẹ như lúc này.
Tôi thầm tự hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là gia đình nhỏ của mẹ.
Còn gia đình đã là điều vô cùng may mắn đối với mỗi con người. Có gia đình, có thể bạn không có tất cả,
nhưng nếu không có gia đình, bạn sẽ không có gì. Vì vậy sau câu chuyện ngày hôm ấy tôi càng thêm trân
trọng gia đình nhỏ bé của mình hơn. Tình cảm gia đình sẽ luôn là thứ tình cảm cao đẹp nhất trong tôi.
Ý CHÍ NGHỊ LỰC
Một đêm trời đầy sao khi đang ngồi trên bàn lướt mạng xã hội để giải trí thì tôi vô tình thấy một bài
viết với lượt tương tác vô cùng cao có tiêu đề. Hãy kể một lần mà bản thân bạn đã dùng ý chí nghị lực của
mình để vượt qua khó khăn”. Kí ức vào mùa đông năm ấy cứ len lỏi mà ùa về trong tâm trí tôi.
Tôi được sinh ra trong một gia đình tiềm lực về kinh tế không đủ lớn, nhà lại đông con. Rồi ngày định mệnh
hôm ấy đã cướp đi nguồn sống chính của gia đình, khi bố tôi bị tai nạn trên đường đi giao đơn hàng cuối
cùng để trở về đoàn tụ cùng mấy mẹ con ở nhà chờ đợi. Kể từ ngày hôm ấy cuộc sống của tôi vốn khó khăn
nay lại càng túng thiếu hơn. Mẹ của tôi từ một người phụ nữ ba mươi tuổi thoáng chốc như già thêm 10 tuổi,
mắt mẹ lúc nào cũng đỏ ngâu vì khóc, làn da khô sạm khi phải phơi mình ngoài cái nắng gay gắt để kiếm
từng đồng tiền xương máu về cho chị em tôi, gương mặt lúc nào cũng phờ phạc vì thiếu ngủ khi vừa phải làm
lụng cả ngày lại còn chăm cha tôi ở bệnh viện. Nhìn người phụ nữ mà mình yêu thương trân trọng biến thành
bộ dạng như thế tôi vô cùng xót xa và đau đớn. Đến đỉnh điểm của bất hạnh khi tôi bị nhà trường buộc thôi
học vì chưa đóng học phí của năm học, đối với gia đình tôi khoản tiền học phí đó là không quá lớn nhưng ở
thời điểm hiện tại, từng ngàn đồng mẹ tôi cũng vô cùng trân quý. Lúc ấy trong tôi xuất hiện một ý nghĩ vô
cùng dại dột là tôi sẽ thôi học để đi làm phụ giúp mẹ và nuôi các em ăn học.
Nhưng khi nói với mẹ về ý định ấy thì mẹ đã quyết liệt phản đối và nói với tôi rằng:” Dù có phải ăn
khoai thay cơm mẹ cũng quyết tâm để con ăn học đến nơi đến chốn. Vì chỉ có con đường học hành mới giúp
con thoát khỏi cái nghèo, sự đói khổ như hiện tại mà thôi”. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên má mẹ,
ánh mắt đáng thương của các em, tôi đã nhận ra mình phải làm gì để cứu rỗi gia đình của tôi. Ý chí trong tôi
trở nên vững vàng và kiên định hơn bao giờ hết. Kể từ hôm ấy, sách vở là “bạn chí cốt” cùng tôi trên mọi nẻo
đường, chỉ cần có thời gian rảnh là tôi lại lấy sách vở ra mà học tập, dù không được học thêm đầy đủ như các
bạn nhưng không vì thế mà làm nhụt đi ý chí, tôi đi khắp nơi xin tài liệu, học các bài giảng trên mạng rồi tự
làm thật nhiều bài tập. Bài nào khó thì hỏi thầy cô, bạn bè,chiều về thì tôi đi phụ bưng bê ở các quán ăn gần
nhà để phụ tiền sinh hoạt giúp mẹ. Có những ngày tôi phải nhịn đói từ sáng đến tối chỉ vì không có tiền mua
đồ ăn nhưng không bao giờ tôi quên những bữa cơm của những đứa em và cha ở bệnh viện. Đêm đến mới là
thời điểm tôi được rảnh rỗi mà làm việc của bản thân, học thêm các kiến thức của môn chuyên bởi ước mơ
của tôi là được bước chân vào cánh ngôi trường danh giá nhất thành phố- Lê Qúy Đôn. Thời gian mà những
người bạn đồng trang lứa dùng để nghỉ ngơi, giải trí thì tôi lại dùng nó để thực hiện “công cuộc thoát nghèo”
của mình. Rồi những lần tôi bị sốt đến rét lạnh từng cơn nhưng chưa bao giờ tôi ngừng lại việc học, việc đi
làm của mình. Khỗng những thế các cuộc thi lớn nhỏ trên trường tôi đều tham gia để giành được chút tiền
thưởng ít ỏi Tôi bỏ quên đi lợi ích, buồn vui, sức khỏe của bản thân có những lúc tôi muốn buông bỏ tất cả
nhưng cái nghị lực trong tôi luôn mãnh liệt dâng trào xua tan đi hết những sự mệt mỏi, áp lực để quyết tâm
học hành đến nơi đến chốn, dành trọn công sức của bản thân để chăm lo cho gia đình.
“Cái cây” của tôi sau bao ngày được nuôi dưỡng và được lớn lên bằng chính ý chí nghị lực bản thân đã đến
ngày hái được trái ngọt khi tôi nhận được học bổng tài trợ toàn phần tiền học, ngoài ra tôi nhận được số tiền
có thể chữa trị cho ba từ cuộc thi mà tôi tham gia. Gia đình cũng dần trở nên tốt hơn, các em không còn phải
chịu cảnh đói rét hằng đêm nữa. Trên trường lớp tôi dần trở thành tấm gương sáng về sự quyết tâm , nghị lực
đến cùng của tôi.Bản thân cũng không quên nói với mẹ rằng:’mẹ ơi con gái của mẹ chưa bao giờ bỏ cuộc mẹ
ạ, con luôn cố gắng thật nhiều để hướng tới tương lai tươi sáng hơn cho gia đình ta”. Có lẽ cũng chính cái
gian khổ đó đã thúc đẩy ý chí và nghị lực trong tôi được sống dậy và đưa tôi ra khỏi số phận bi đát bấy lâu.
“Nghị lực sống sẽ mở ra cho ta con đường đến thành công”. Qủa vậy. trên đường đời gian nan thử
thách, mỗi người phải có nghị lực và ý chí. Qua sự việc ấy tôi càng hiểu được giá trị của sự kiên trì quyết tâm
không từ bỏ khi gian nan là vô cùng quan trọng
TÌNH NGƯỜI TRONG CƠN HOẠN NẠN
Cuộc sống là một bức tranh sinh động có sự phản ánh của những gam màu riêng biệt. Phải chăng một
trong những gam màu đó phải kể đến tình cảm giữa người với người trong hoạn nạn, khó khĂn. Và tôi đã
may mắn nhận được thứ tình người quý giá ấy giữa dòng người đầy xa lạ.
Vào thứ bảy tuần trước, tôi có hẹn với nhóm bạn của mình sẽ cùng nhau đi học nhóm để bàn về bài
thuyết trình trên lớp. Sau khi học cùng các bạn thì tôi nhanh chóng đi về để bắt kịp chuyến xe buýt cuối cùng
trong ngày, biết là không còn nhiều thời gian nên tôi vô cùng vội vã mà chạy thật nhanh nhưng cũng có lẽ vì
sự hấp tấp của mình mà tôi đã đánh rơi mất số tiền để đi xe buýt về nhà, phương tiện liên lạc duy nhất cầu
cứu sự giúp đỡ cũng đã sụp nguồn từ lúc nào. Trong hoàn cảnh éo le ấy tôi vô cùng lo lắng, hoảng sợ như
một phản xạ tự nhiên tôi cứ dao dác đưa mắt nhìn bốn phía nhưng xung quanh chỉ toàn là những gương mặt
xa lạ đang hòa mình cùng guồng công việc của cuộc sống hay những dòng xe cộ tấp nập lúc tan tầm hối hả
về nhà để nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt nhoài. Đối lập hoàn toàn với tình cảnh của tôi lúc này, trời càng
lúc càng tối dần chiếc bụng của tôi càng lúc càng “đánh trống” liên hoàn. Tôi đã cố gắng đi khắp nơi để tìm
sự giúp đỡ từ mọi người nhưng có lẽ vì quá bận rộn với công việc của bản thân nên chẳng ai đoái hoài gì đến
tôi cả. Rồi bỗng trời đổ cơn mưa dữ dội như muốn hòa cùng tâm trạng của tôi lúc này quá sợ hãi và tủi thân
nên tôi đã òa lên khóc thật to rồi co ro ngồi ngủ quên một góc ở trạm xe buýt.
Bỗng có một giọng nói già nua vang lên bên tai tôi: “Này cô bé sao mưa gió thế này mà con không về
nhà lại ngồi ngủ ở đây thế?”. Tôi dụi mắt để nhìn rõ chủ nhân của giọng nói ấy là ai thì trước mắt tôi là một
thân ảnh gầy gò ốm yếu của một cụ già tầm độ sáu mươi, bảy mươi tuổi, cụ mặc một chiếc áo mưa đã có
nhiều chỗ bị rách ,đầu thì đội chiếc mũ sờn cũ kĩ. Lúc đầu tôi cũng sợ hãi vì nghĩ rằng nhỡ đâu đây là người
có ý đồ xấu muốn tiếp cận tôi nhưng có lẽ gương mặt hiền từ của cụ đã dần khiến tôi tháo bỏ lớp phòng bị
mà mở lời: “Dạ con đánh rơi mất tiền đi xe buýt, điện thoại lại hết pin nên con không biết làm cách nào để
trở về nhà mà bây giờ cháu đói lắm ông ơi”. Tôi vừa dứt lời thì thấy ông cũ đang loay hoay bên chiếc xe đạp
chất đầy các thứ nào là ve chai, thùng giấy,…lỉnh kỉnh tôi đoán chắc ông cụ đi nhặt ve chai để kiếm sống
nuôi bản thân. Rồi ông cụ cầm một chiếc hộp xốp được bọc vô cùng kĩ càng đưa cho tôi: “Đây là đồ ăn của
ông, ông được người ta cho nhưng cháu đói nên ông nhường phần cháu đấy”Nhìn hộp cơm trước mắt tôi
không kìm được nỗi xúc động vì tôi không ngờ rằng một người khổ cực như cụ có một bữa ăn là vô cùng quý
giá mà cụ lại nhường bữa cơm duy nhất của mình cho tôi. Thấy tôi cứ ngồi ngẫn ngơ cụ lại vội vã nói:” Cái
này là đồ ăn từ thiện người ta cho ông, ông bảo quản kĩ lắm để dành bây giờ mới ăn nên không có độc hại
hay dơ bẩn gì đâu. Cháu đừng sợ” Tôi liền lắc đầu rồi lau đi những giọt nước mắt nói với cụ” Ông ơi cháu ăn
một mình cũng không hết hay hai ông cháu mình cùng ăn với nhau được không ạ?” Nói rồi tôi kéo ông ngồi
xuống cùng tôi ăn hộp cơm duy nhất ấy, ngồi tâm sự với ông tôi mới biết được rằng hoàn cảnh của ông vô
cùng gian khổ. Đáng lẽ ông bây giờ phải hưởng thụ được sự chăm sóc của con cháu thì ông lại phải chật vật
đi nhặt từng lon nước, cái chai nhựa để bán ve chai kiếm từng đồng tiền nuôi bản thân qua ngày. Tối thì về
khu nhà trọ ổ chuột ngủ nghỉ nhưng ông chưa bao giờ than trách số phận trên gương mặt của ông luôn hiện
lên nụ cười ấm áp. Tôi hỏi ông tại sao lại giúp đỡ tôi trong khi ông vốn khó khăn như vậy thì ông cười hiền
từ mà nói:”Cô bé nhỏ à, cuộc sống này thứ gì cũng có thể biến mất duy chỉ có tình người mới là thứ tồn tại
cuối cùng. Ông vốn cũng đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ người khác thì tại sao ông lại không sẻ chia sự giúp
đỡ ấy đến với những người gặp khó khăn khác chứ” Nghe ông nói xong tôi cũng bỗng nhận ra nhiều điều mà
bấy lâu nay bản thân chưa từng được biết. Ngoài trời cũng tạnh mưa, hộp cơm mà hai ông cháu chia nhau
cũng đã hết, tôi cũng liên lạc được với mẹ đến đón. Trước khi ra về tôi đã vô cùng cảm kích mà cảm ơn ông
vì đã cho tôi bữa ăn, bên cạnh bầu bạn để tôi vượt qua nỗi sợ hãi và hứa với ông rằng sẽ trở lại thăm ông. Sau
ngày hôm ấy tôi lại trở về quỹ đạo vốn có nhưng trong tâm trí tôi mãi sẽ ghi nhớ bữa cơm ngày hôm ấy, nó
không chỉ là một bữa cơm đắt tiền nhất nhưng nó lại là bữa cơm chan chứa tình người, chứa đựng cả một tấm
lòng nhân hậu của ông cụ đáng kính.
Sau câu chuyện ngày hôm ấy, giá trị của tình người trong nhận thức của tôi đã tăng lên rất nhiều.
Qua đó tôi càng thêm trân trọng thứ tình cảm đáng quý ấy và sẽ cố gắng lan tỏa nó đến với nhiều người hơn.

TÌNH NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH


Năm 2021 , một năm đầu mệt mỏi đầy khó khăn và thử thách trên toàn thế giới với đại dịch covid 19.
Biết bao người phải ra đi vi nhiễm phải đại dịch này. Con người phải chiến đấu khốc liệt với căn bệnh này.
Không chỉ riêng những người anh hùng áo trắng, những người tình nguyện viên mà còn có những người có
tấm lòng hảo tâm luôn sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn. Và câu chuyện của tôi về người bác hàng
xóm của mình sẽ để lại cho các bạn những suy nghĩ về lòng nhân ái, tình người trong đại dịch.
Dịch bệnh bùng phát khiến cho cuộc sống của mọi người thêm chật vật với gánh nặng mưu sinh. Cùng
chung mục đích chia sẻ những khó khăn với người nghèo, thời gian qua đã có nhiều người thực hiện những
việc làm, nghĩa cử cao đẹp. Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm,... tất cả điều đáng trân trọng và góp
sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh. Thấu hiểu được điều đó, bác Hoàng chủ quán cơm bình dân trong xóm
tôi, dù chính bác cũng đang gặp khá nhiều khó khăn nhưng bác vẫn tự nấu cơm từ thiện để những cô chú gặp
khó khăn có thể tới lấy không chỉ vậy bác còn kêu gọi những nhà hảo tâm nguyên góp những nhu yếu phẩm,
thực phẩm cho những hộ gia đình đang bị cách ly .
Tôi nhớ rõ ngày hôm đó, đó là một ngày trời se se lạnh, như mọi ngày bác Hoàng luôn dạy sớm, tất bật
nấu đồ ăn , chuẩn bị kĩ càng để mọi người tới lấy cơm. Có rất nhiều người tới lấy, ở đó có một bà lão mang
quần áo xọc xệt, vẻ mặt tiều tụy nhìn trong rất mệt mỏi cứ đứng ở bên ngoài hàng chờ, thấp thỏm như đang
lo lắng về điều gì đó, có một chú cất tiếng hỏi thì bà bảo rằng bà trước kia đi rửa bát thuê kiếm sống qua
ngày nhưng dịch bệnh này hàng quán đóng cửa hết bà không thể đi làm được . Thế mà vào vài bữa trước bà
đi lấy cơm từ thiện thì họ lại không cho. Nghe vậy ai cũng chạnh lòng, vì mấy bữa nay có nhiều người phát
cơm từ thiện vì danh lợi, quay phim " câu view", khinh khi những người già tới lấy cơm. Nghe vậy bác
Hoàng cất tiếng to nói :
- Cụ ơi ! Cụ cứ vào xếp hàng đi ạ .
Nghe vậy cụ bà mới dám đi vào hàng chờ lấy cơm. Tới lượt của bà, bà nhỏ nhẹ nói :
- Cô thương thì cho bà già này thêm một hộp cơm nữa , tôi còn đứa cháu ở nhà ...
Nghe vậy bác vui vẻ cho thêm một hộp cơm rồi còn bảo :
- Lần sau cụ cứ ghé , trong xóm cụ còn ai khó khăn thì cụ bảo cứ tới chỗ cháu lấy cơm nhé !
- Thật may trong thời điểm này lại có những người như cô, chứ không những người như tôi cũng không biết
xoay sở làm sao ...bác vừa cười vừa nói :
- Thú thật cháu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng mà thời điểm này thì ai cũng vậy thôi cụ, nên giúp được gì
thì cháu sẽ giúp hết mình thôi. Tấm lòng là chính cụ ạ, giúp đỡ cho những người khó khăn vài bữa ăn thôi
cháu cũng thấy đủ hạnh phúc.
Nghe vậy, lòng tôi dấy lên nhiều suy nghĩ, về cách mọi người giúp đỡ nhau trong thời điểm đầy khó
khăn. Tôi tự hỏi rằng tại sao thời điểm kinh tế khó khăn như thế này mà bác hoàng lại làm từ thiện? trong khi
bác cũng đang gặp khó khăn mà? nhưng mà tôi đã sai, chính câu nói của bác lúc nãy đã đánh thức tôi nhận ra
rằng bác làm vậy vì bác thương họ, bác thương những người gặp khó khăn, bác tự nhận thấy mình vẫn may
mắn hơn vẫn đủ có thể duy trì cuộc sống hơn nhiều người, có lẽ đó lí do chính khiến bác luôn dốc hết sức
mình để giúp đỡ mọi người. Hôm đó là một ngày chủ nhật, bác hoàng từ trong nhà qua khung cửa sắt nói
chuyện với mọi người. Bác kể lại những chuyến đi làm từ thiện của minh, bác kể làm từ thiện đôi khi gặp
nhiều khó khăn khi phải di chuyển đến nhiều nơi, gặp nhiều người, có rất nhiều trở ngại nhưng bác vẫn tiếp
tục làm vì bác nghĩ trong thời điểm này rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ từ
mọi người. Nếu ai cũng sợ việc phải tiếp xúc, hoặc không muốn làm từ thiện thì những người gặp nhiều khó
khăn phải làm thế nào để chống lại khoảng thời gian dịch bệnh này. Những lời bác nói khiến ai nấy trong
xóm cũng xúc động và ngưỡng mộ bác. Qủa thật, trong cuộc sống có những người có suy nghĩ, hành động
như bác thì chắc chắn một ngày không xa chúng ra sẽ đẩy lùi được dịch bệnh .
Qua câu chuyện của bác hoàng giống như một liều thuốc tinh thần , mang đến niềm tin và sự tích cực , lạc
quan cho chúng ta giữa cuôc chiến chống dịch đầy khó khăn thử thách. Đồng thời còn cho ta thấy được lòng
nhân ái , tình người trong cơn đại dịch cũng như những thử thách mà người dân trải qua.
CÂU CHUYỆN LÒNG NHÂN ÁI
“Cuộc sống sẽ trở nên khó khan hơn khi ta sống vì người khác nhưng nó cũng sẽ trở nên đẹp đẽ và hạnh
phúc hơn bởi chính những giá trị cao cả mà ta mang lại” Quả thực là như vậy, sẽ rất khó để ta có thể hy sinh
hay từ bỏ thứ gì của bản thân mình để giúp đỡ, hỗ trợ người khác nhưng một khi đã làm được thì cuộc sống
của mỗi người chúng ta sẽ thật tốt đẹp, thật ý nghĩa và thật vui tươi biết bao. Ngay từ xưa vẻ đẹp của lòng
nhân ái, lòng tốt bụng luôn được ông cha ta truyền miệng qua những câu ca dao, những câu thơ mềm mại bởi
lẽ đó là đức tính, là phẩm chất quý giá mà mỗi người cần có. Cách đây không lâu, tôi cũng đã từng làm
những công việc thiện nguyện, những việc làm tốt để giúp đỡ người khó khăn và kể từ đó tôi cũng có cái
nghĩ sâu sắc hơn về lòng nhân ái.
Hôm ấy là một ngày hạ với cái nắng gay gắt, dữ dội, với những làn gió nhè nhẹ thoáng qua, với những
tiếng ve râm ran trong những hàng phượng đỏ rực. Tôi đang trên đường đi học về, bỗng thấy một cụ bà đang
gánh rau đi bán giữa hè phố. Bà gầy lắm, tóc bà cũng bạc hết cả rồi, chân bà cũng có nhiều vết bầm, vết sẹo
và cũng yếu nhiều đi phần nào. Có lẽ giữa cái nắng chói chang thế này, lại gánh một gánh rau nặng nề, bà
mệt lắm, mồ hôi bà thấm đẫm trên trán, trên gương mặt và trên cả áo quần bà. Thật thương bà biết bao! Bà
dừng lại bên một góc đường, bày rau ra bán. Vì lúc này là giờ trưa rồi, mọi người cũng đã về nhà và nghỉ
ngơi nên có lẽ cũng sẽ không ai mua rau giúp bà. Bà cũng già yếu nên cũng chẳng rao bán được gì.
Đứng nhìn bà một lúc, tôi mới chợt nhớ ra mình có lời hẹn gặp Vy-con nhỏ bạn rất thân của tôi. Gia
đình Vy đã chuyển sang Mĩ định cư được hai năm rồi và đây là lần đầu chúng tôi đi chơi cùng nhau sau
khoảng thời gian rất lâu chưa gặp lại. Cũng đã đến giờ hẹn, tôi vỗi vã chạy đến nơi chúng tôi hẹn gặp nhau.
Nhưng đi được nửa đường, tôi lại phân vân, tôi thầm nghĩ: “Nếu bà cụ không bán hết số rau ấy, bà sẽ lấy gì
để mà trang trải cuộc sống, cuộc sống bà sẽ như thế nào?”,một lúc sau tôi lại nghĩ: “Vy và mình chưa gặp
nhau cũng lâu rồi, nếu mình thất hứa, cậu ấy có giận và buồn mình không?”. Suy nghĩ một lúc lâu, tôi cũng
chẳng biết phải làm gì nhưng khi nghĩ đến hình ảnh cụ bà bộn bề, vất vả với những gánh rau, với những vết
bầm ở cẳng chân, tôi cũng đã quyết định quay lại và phụ bán giúp cụ.
Tôi đến ngồi bên cạnh cụ, cầm từng bó rau để mời những người qua lại. Bà khi thấy tôi quay lại cũng vui
lắm, dường như sự mệt mỏi, nỗi lo âu không còn vướng trong lòng bà. Bà cùng tôi nhanh chóng mời khách
mua rau. Tôi thì cân rau, bà thì tỉ mỉ gói lại cho khách. Chẳng mấy chốc mà số rau cũng bán được gần một
nửa. Hai bà cháu đang ngồi trò chuyện, bỗng một cậu bé chạy lại. Cậu ăn mặc trông có vẻ sang trọng lắm, có
lẽ cậu khoảng mười một tuổi. Bà tôi khi thấy cậu liền hỏi:
-Cháu đến đây mua rau à? Cháu muốn mua rau gì thế?
Cậu bé liền trả lời một cách mỉa mai và thiếu tôn trọng:
-Không! Rau do những người dơ bẩn, nghèo khổ như bà trồng, ăn vào cho chết à? Cháu chỉ ăn rau trong
siêu thị thôi!
Bà tôi khi nghe vậy liền bảo:
- Cháu à, nghèo khổ hay giàu sang chưa chắc đã quan trọng, quan trọng là khi ta biết tôn trọng, biết giúp
đỡ và yêu thương nhau. Có lòng nhân ái thì con người ta mới được đề cao, cháu ạ. Nếu ta giàu có, sang
trọng nhưng không có đạo đức, không biết giúp đỡ người khác thì cũng chả làm được gì.
Cậu bé khi nghe vậy liền xấu hổ, ngượng ngùng, cậu liền bỏ chạy sang chỗ khác. Có lẽ cậu cũng hiểu
được những gì bà đã nói và đang cố gắng sửa lại mình. Đến chiều, tôi và bà cũng nhanh chóng bán hết số rau
còn lại. Nắng cũng đã dịu dần, hai bên đường xe cộ qua lại tấp nập, người người đi lại đông đúc.Tôi cũng
chào tạm biệt bà. Ôm chầm lấy tôi, bà bảo: “Cảm ơn cháu nhé, nhờ có cháu mà hôm nay bà không phải bỏ
bữa như mọi ngày. Cuộc sống sẽ trở nên thật tươi đẹp nếu có những người như cháu.”. Nghe những lời nói
ấy, lòng tôi như ấm áp hơn hẳn. Trên đường về nhà, cái cảm giác vui mừng, hạnh phúc luôn đi theo tôi. Tôi
vui vì mình đã làm được một việc tốt, và hơn cả là giúp đỡ được cụ bà. Vy khi nghe tôi kể chuyện cũng
không giận tôi nữa, ngược lại cậu còn trở nên thân thiết và quý mến tôi hơn.
Dù chỉ là một việc làm nhỏ thôi nhưng nó cũng đã giúp tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về lòng nhân ái. Quả
thực cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta biết đùm bọc lẫn nhau. “Hãy trao tặng tình
yêu thương ở bất kì nơi đâu”
GẶP NGƯỜI THÂN SAU MỘT THỜI GIAN XA CÁCH
Người ta thường bảo rằng thời gian có thể xóa nhòa đi tất cả, xoa dịu nỗi đau, làm mờ kỉ
niệm. Vậy mà đã sáu năm trôi qua, trong tôi vẫn nhớ rõ mồn một kỉ niệm về bố thân yêu, về cái ngày tôi gặp
lại bố sau một thời gian xa cách. Mỗi khi nhớ về cuộc gặp gỡ đó, trái tim bé nhỏ của tôi như lại rung lên, bồi
hồi, thổn thức.
Bố tôi là một giáo viên dạy phổ thông trung học. Nghiêm khắc, hiền từ, bao dung, độ lượng – đó là
những đức tính vốn có của bố . Thế rồi, một buổi chiều mùa đông ảm đạm, gia đình tôi nhận được tin dữ : bố
bị mắc căn bệnh hiểm nghèo – ung thư máu. Một thằng bé mới tám tuổi là tôi lúc đó chẳng hiểu gì căn bệnh
quái ác này. Nhưng tôi cảm nhận được sự nguy hiểm của nó qua đôi mắt đỏ hoe của mẹ, cái nhìn buồn rầu
của bố và sự lo lắng của các cô, các bác xung quanh.
Mẹ đưa bố đi Hà Nội chữa bệnh. Trước khi đi, bố gọi tôi đến gần, nắm bàn tay tôi thật chặt, ân cần
dặn dò :
- Ở nhà, con nhớ vâng lời ông bà và anh.
Tôi liền hỏi :
- Bao giờ thì bố về ạ?
- Bố sẽ sớm về thôi. – Bố nói giọng nghẹn lại, mắt nhìn đi chỗ khác chứ không nhìn tôi.
Bố đi rồi, tôi thấy căn nhà trống trải vô cùng. Tôi ngóng tin bố, mong bố trở về. Nhưng cả
tháng trôi qua mà bố tôi vẫn chưa về. Trong tôi vẫn luôn hiện lên khuôn mặt hiền từ cùng những lời dặn dò
ấm tình yêu thương của bố. Mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn gọi điện về nhắc nhở anh em tôi học tập. Mỗi khi tôi hỏi
về bố, mẹ đều nói : “Bố đã đỡ”. Nhưng tôi nhận thấy giọng mẹ cứ nghẹn lại. Có lẽ mẹ tôi đang khóc.
Tôi bắt đầu lo sợ. Tôi sợ bố tôi sẽ không về với anh em tôi nữa. Xa bố, tôi cảm thấy hụt hẫng, thấy
không còn mạnh dạn, tự tin. Tôi như mất đi cả một bầu trời thênh thang nắng, mất đi cây cổ thụ tỏa bóng mát
trưa hè. Xa bố, tôi thấy mất đi sự che chở của tình phụ tử. Nhiều lần tôi trốn vào trong phòng, đóng cửa lại
khóc và thầm gọi bố.
Thế rồi nắng ấm đã bừng lên trong ngày đông giá rét. Mẹ tôi gọi điện báo tin mẹ sẽ đưa bố về nghỉ ngơi
một thời gian để chuẩn bị cho đợt điều trị tiếp theo. Được ông bà ngoại báo tin, tôi nhảy lên, reo hò, vui
sướng. Ngày đó đối với tôi quả là một ngày dài. Thời gian trôi chậm chạp hơn như muốn trêu đùa trước sự
mong chờ của tôi. Gặp các bạn ở lớp tôi đều muốn khoe về niềm vui của mình. Cậu Huy ngồi cạnh tôi có vẻ
rất ngạc nhiên khi thấy tôi luôn cười vui khác hẳn mọi ngày. Ánh mắt nó như muốn hỏi: “Gặp bố sau một
tháng xa cách làm gì mà vui mừng đến vậy? Bố mình vẫn thường đi công tác xa nhà hai, ba tháng mới về, có
gì lạ đâu?”. Tôi cũng ngạc nhiên không hiểu hết được tâm trạng của mình lúc đó và cũng không biết giải
thích làm sao cho Huy hiểu. Tôi lại im lặng cười.
Đi học về, tôi tắm rửa sạch sẽ, dọn góc học tập của mình thật ngăn nắp và chuẩn bị cùng mọi người ra đón bố
mẹ ở sân bay. Đứng đợi ở sân bay, tôi ước thời gian có thể trôi nhanh hơn để tôi được gặp bố sớm hơn. Tôi
tự hình dung về bố với những hình ảnh hết sức quen thuộc: dáng người thấp đậm, nước da hồng hào, nụ cười
hiến từ và ánh mắt chan chứa tình yêu thương...Ra đón bố mẹ hôm ấy không chỉ có anh em tôi mà còn có rất
nhiều cô bác bạn của bố mẹ. Rồi giờ phút tôi mong đợi cũng đến. Máy bay đã hạ cánh. Tôi đứng nhón chân,
mắt chăm chú nhìn ở lối ra dành cho hành khách. Tôi cứ muốn mình là người đầu tiên thấy bố. Lúc đó tôi
bỗng nhiên thấy ghét cái chiều cao khiêm tốn của mình quá.
Anh tôi bỗng reo lên:
- Bố ra rồi kìa!
Các bác bên cạnh cũng nói khe khẽ: “Phương ra rồi kìa!”
Tôi căng mắt nhìn. Tôi đã thấy hình dáng quen thuộc của mẹ. A, cả bác Du tôi nữa. Nhưng bố đâu? Sao
chẳng thấy bố đi với mẹ và bác?
- Anh Trình ơi, bố đâu?
- Thì bố đi với mẹ và bác Du đó.
Nghe anh nói vậy, tôi dụi mắt vì tưởng mình nhìn không rõ. Và rồi tôi cũng nhận ra người đi giữa mẹ và bác
chính là bố tôi. Tôi vẫn chưa tin, dụi mắt lần nữa vì sợ nhìn nhầm. Mới chỉ một tháng mà sao bố tôi khác quá
vậy? Tôi muốn chạy lại ôm chầm lấy bố nhưng đôi chân nhỏ bé của tôi như có ai giữ chặt lại. Tôi đứng im
một chỗ, mắt cũng không dám chớp. Dường như tôi sợ, chỉ cần tôi chớp mắt một cái bố tôi sẽ biến mất thì
sao. Với bước đi chậm chạp, bố tiến lại chào mọi người. Bác tôi cứ đứng sát sau lưng của bố như sợ bố tôi sẽ
bị ngã. Trái tim nhỏ bé của tôi như có ai bóp lại vậy. Tôi đứng trân trân nhìn. Bố gầy rộc hẳn đi, gương mặt
hốc hác, mắt sâu hoắm. Đâu còn nước da hồng hào, thân hình vạm vỡ mà tôi vẫn thường thấy. Đặc biệt đầu
của bố trọc lóc không có lấy một sợi tóc nào. Nhìn bố lúc ấy, tôi hiểu được phần nào sự đau đớn mà bố phải
chịu đựng. Và tôi cũng hiểu được nghị lực phi thường của bố để vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Chỉ có đôi
mắt của bố là không hề thay đổi. Vẫn hiền từ và chan chứa tình yêu thương. Và từ đôi mắt ấy, tôi thấy hai
dòng nước mắt đang lăn nhanh trên gò má. Lần đầu tiên, tôi thấy bố khóc. Tôi không để ý rằng, tôi cũng
đang khóc nhưng rất khẽ. Vậy là tôi quyết định chạy tới ôm chầm lấy bố. Bố cũng dang rộng cánh tay ôm tôi
vào lòng.
- Bố! - Tôi khe khẽ gọi.
Đến khi đã ở gọn trong vòng tay của bố tôi mới òa khóc nức nở. Đến tận bây giờ tôi cũng thể lí giải
được vì sao lúc đó tôi lại khóc như vậy. Do vui sướng quá hay do tủi thân? Nhưng có một điều tôi cảm nhận
rất rõ là mọi cảm giác nặng nề, lo sợ trong một tháng vừa qua luôn đè nặng trong lòng tôi giờ đã bay biến đi
đâu mất. Tôi ôm bố thật chặt và hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái mùi rất quen của bố. Bố nhẹ nhàng vuốt
tóc tôi và nói:
- Bố xin lỗi đã đi quá lâu. Thôi đừng khóc nữa, bố đã về đây rồi.
Và bố cười một cách hiền từ làm tôi thấy ấm lòng hẳn đi. Đúng vậy, bố đã về đây rồi thì tôi không còn gì
phải lo lắng nữa. Tôi cũng không còn thắc mắc, hờn dỗi vì bố đã đi quá lâu. Bố đang ở cạnh tôi bằng xương
bằng thịt, còn gì hạnh phúc hơn! Trên đoạn đường ngắn ngủi từ sân bay về nhà, tôi cứ “giành” lấy bố mà nói
chuyện. Không để bố hỏi câu nào, tôi kể đủ thứ chuyện trên trời dưới bể. Miệng cứ liến thoắng mà tôi không
biết mình đã kể những chuyện gì. Niềm vui ánh lên trong mắt bố. Bố khẽ mắng yêu tôi sao nói nhiều thế.
Lần gặp bố đã cách đây sáu năm mà tôi cứ tưởng như mới hôm qua vậy. Thời gian trôi đi, bố tôi dần dần hồi
phục sức khỏe. Trở lại vị trí một người thầy, bố lại miệt mài bên trang giáo án và chồng vở của học sinh. Trở
lại vai trò của một người cha, bố vẫn hiền từ và nghiêm khắc chỉ bảo cho anh em tôi từng li, từng tí. Ngôi nhà
chúng tôi lại tràn ngập tiếng cười. Tôi thấy mình thật hạnh phúc.

CÂU CHUYỆN HIẾU THẢO


Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng: “Không thừa thuận để vừa lòng cha mẹ, không đáng gọi là người;
không cảm động để làm hay cho cha mẹ, không đáng gọi là con”. Ngay từ xưa, vẻ đẹp của tình mẫu tử, tình
phụ tử luôn được ông cha ta truyền miệng qua những câu thơ, câu ca mềm mại, bởi lẽ đó là thứ tình cảm
thiêng liêng nhất, cao cả nhất và quý giá nhất. Nếu bạn không trân trọng, quý mến mẹ cha thì bạn không phải
là người. Nếu bạn không thể làm cha mẹ nở được một nụ cười thì bạn không phải là con. Hãy cảm ơn bố mẹ
vì họ đã cho ta có mặt trên cuộc đời này và luôn hiếu thảo, yêu thương bố mẹ để đền đáp được phần nào
công lao trời bể của họ. Tôi cũng đã từng làm một việc để bày tỏ lòng hiếu thảo của mình với mẹ cha và qua
đó tôi cũng cảm thấy biết ơn và trân trọng cha mẹ mình nhiều hơn.
Hôm ấy là một ngày khá đẹp trời. Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, những tia nắng nhè nhẹ tỏa xuống
làm tiết trời trở nên ấm áp, dịu nhẹ. Đâu đó cũng có những tiếng gió vi vu, những tiếng chim ríu rít giữa buổi
sáng mùa thu thơ mộng. Hai bên đường, những chiếc lá bàng màu đỏ gạch lả tả rơi, những dòng người vội
vã, tất bật đi làm, đi học. Sáng hôm ấy, tôi cùng lũ bạn đến thư viện để học nhóm, chúng tôi vừa đi vừa trò
chuyện vui vẻ, ríu rít. Bỗng khi đi qua công xưởng-nơi mẹ tôi đang làm việc, tôi thoáng thấy mẹ, bà đang
ngồi bên cửa sổ, trước chiếc máy may đã cũ kĩ. Bà làm việc cần cù, chăm chỉ. Mẹ tôi đã gắn bó với công việc
này hơn mười năm rồi nên mẹ làm mọi việc thuần thục, nhanh chóng lắm! Đôi tay gầy gầy của mẹ thoăn
thoắt, cắt vải, may khâu. Chiếc may may đã cũ nên đôi khi nó lại gặp trục trặc, mẹ tôi lại phải dừng lại sửa.
Bà loay hoay với chiếc máy, bỗng bà bị kim đâm vào tay và chảy máu rất nhiều. Bà nhanh chóng đi lấy
thuốc, sát trùng vết thương rồi lại tiếp tục làm.
Đến chiều khi tôi vừa đi học về và đứng trước cửa, tôi lại thấy mẹ đang quét nhà, song mẹ lại xuống bếp
chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Mẹ làm mọi việc khiến mồ hôi chảy nhễ nhại trên vầng tráng, trên gương mặt,
trên cả tấm lưng của mẹ. Thấy mẹ làm việc từ sáng đến chiều không ngừng nghỉ, tôi lại tự hỏi bản thân mình
rằng: “Mình đã làm được gì để giúp đỡ mẹ chưa? Trong khi mẹ làm mọi việc thì mình đang ở đâu, đang làm
gì? Mẹ vì mình mà làm mọi việc, vậy đã bao giờ mình vì mẹ mà làm một việc?” Khi ấy tôi cảm thấy vô cùng
xấu hổ, xấu hổ vì là con nhưng chưa bao giờ thông cảm được cho mẹ, mãi là một người con bướng bỉnh và
đến tận hôm nay tôi mới biết, hiểu, và thương mẹ. Từ lúc ấy, trong đầu tôi đã nảy ra một ý định. Cũng sắp
đến sinh nhật mẹ, tôi quyết định tổ chức một buổi sinh nhật bất ngờ cho bà để đền đáp lại phần nào công lao
trời bể, lòng yêu thương cao cả của mẹ dành cho tôi.
Hôm ấy như thường lệ, mẹ tôi đi làm từ rất sớm. Khi ấy tôi cũng dậy sớm để chuẩn bị cho sinh nhật mẹ.
Bố và các anh chị cũng ra ngoài từ sớm để đi làm, đi học. Tôi vội vã cầm cây chổi lên quét nhà, loay hoay
mãi đến tận hai mươi phút sau, nhà cửa cũng đã trông sạch sẽ hơn. Bắt đầu vào công việc, tôi đi mua bóng
bay về trang trí nhà cửa, thổi cẩn thận từng quả bóng và treo lên tường để làm tang phần nào không khí sinh
nhật. Tôi cũng lên mạng học và tập làm một chiếc bánh kem để tặng cho mẹ. Đến chiều, các anh chị tôi cũng
đã về, chiếc bánh cũng đã hoàn thành. Các anh chị phụ tôi trang trí nhà cửa, chuẩn bị những phần quà đáng
yêu để tặng cho mẹ.
Mẹ làm mãi đến tận tối mới về. Gia đình tôi tắt hết đèn, mẹ vừa bước vào nhà, anh chị em tôi đã hét
toáng lên: “Chúc mừng sinh nhật mẹ”. Mẹ thấy vậy liền nở nụ cười hạnh phúc. Vẻ mệt mỏi mỗi khi đi làm
về của mẹ cũng đã không còn mà thay vào đó là vẻ vui tươi, sự vui mừng. Bữa tiệc thật nhộn nhịp, chúng tôi
quay quần bên nhau cùng ăn bữa tối ấm cúng và hát những bài ca mừng sinh nhật mẹ. Kết thúc bữa tiệc, mẹ
ôm chầm tôi vào lòng, hạnh phúc bảo:
- Mẹ cảm ơn con nhiều lắm! Cảm ơn vì tình yêu thương con dành cho mẹ, cảm ơn vì con đã lớn khôn,
đã hiểu và biết cảm thông mẹ. Hôm nay mẹ thật sự rất hạnh phúc!
Nghe những lời nói ấy của mẹ mà lòng tôi trở nên ấm áp hơn hẳn. Cũng tự hứa với bản thân phải luôn hiếu
thảo và phải luôn giữ nụ cười tươi tắn trên gương mặt mẹ.
Một việc làm tuy nhỏ nhưng tôi cũng đã bày tỏ được một phần nào đó lòng hiếu thảo, sự cảm thông, tình
yêu thương của mình với mẹ. “Cảm ơn mẹ vì công lao trời bể ấy, vì mọi điều cao cả mẹ đã làm vì con. Con
sẽ luôn hiếu thảo và làm mẹ vui lòng”
CÂU CHUYỆN VỀ TÌNH MẪU TỬ
Cuộc sống có quá nhiều những bộn bề lo toan và những lúc vấp ngã đó con người lại muốn tìm cho
mình một điểm tựa. Bố mẹ luôn là một điểm tựa vững chắc, chỉ bảo ta, động viên ta khi ta gặp những niềm
vui hay nỗi buồn. Chính vì vậy, bản thân một đứa con như chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo để đến đáp lại
công ơn trời biển đó của cha mẹ. Và tôi cũng vậy, có một chuyện in vào tâm trí tôi, cho tôi thấy được lòng
hiếu thảo, tình yêu thương của tôi dành cho cha mẹ.
Câu chuyện của tôi xảy ra cách dây 2 năm. Lúc ấy, ba đi công tác được hai ngày rồi và ngày mai mới về.
Cứ nghĩ hai mẹ con ở nhà với nhau sẽ vui vẻ. Nhưng đến một hôm, khi vừa đi bộ từ trường về nhà, tôi thấy
mẹ nằm tren giường mặt mày xanh xao, khó chịu trong người, liên tục nôn mửa. Lúc đó tôi đặt tay lên trán
mẹ thì thấy nong liền chạy đi lấy kẹp nhiệt kế để đo cho mẹ. Lúc ấy đo xong, mẹ sốt tận 39 độ gần 40 độ ,
tôi rất bối rối và hoàng sợ, tay chân thì luống cuống.
Lúc đó, đầu óc rối bời, không biết làm gì để giúp mẹ. Điều duy nhất tôi có thể làm là lấy điện thoại và gọi
cho bố nhưng lúc đó do quá hoảng sợ nên dường như tôi không thể nói thành tiếng. Trong lòng tôi lại càng
thêm lo lắng khi đang ở nhà một mình và không có một chút kinh nghiệm chăm sóc người khác. Nhưng sau
khi nghe ba động viên và chỉ bảo những việc tôi cần làm. Tôi đi lấy thuốc hạ sốt và giặt khăn để lau người và
chườm lên trán cho mẹ. Mẹ đã đỡ mệt và ngủ thiếp đi.Khi đến tối, em xuong nấu tô cháo và đêm lên cho mẹ.
Cả đêm hôm đó, chỉ ngồi cạnh giường mẹ xoa bóp tay chân và liên tục thay khăn để mẹ mau chóng hết sốt.
Nhưng chắc vì quá mệt nên đã thiếp bên cạnh mẹ lúc nào không hay.
Qua ngày hôm sau, khi tỉnh dậy thì mẹ đã đỡ mệt hơn, em đo nhiệt độ mẹ thêm một lần nữa, nhiệt độ đã
giảm và gương mặt me tươi tắn hẳn lên. Nhìn thấy mẹ khỏe mạnh và dịu dàng mỉm cười trước mắt, cơn mệt
mỏi, buồn ngủ sau một đêm dài vất vả trong em như tan biến hết. Mẹ nhìn tôi và nói:
-Con của mẹ giỏi quá, cảm ơn con nhiều nha”
Nghe mẹ nói vậy, trong lòng tôi vui hẳn lên ,liền đáp:
-Dạ không có gì đâu ạ, mẹ khỏe là con vui lắm rồi. Mẹ nằm nghỉ tí nữa đi, để con xoa bóp bóp thêm cho mẹ
nha
Một lúc sau thì ba tôi cũng đã công tác về đến nhà, liền vội vàng chạy một mạch vào phong để kiểm tra tình
hình của mẹ, nghe mẹ kể lại những gì tôi đã làm trong ngày hôm qua. Lúc đó, nghe xong ba tôi liền ôm chầm
lấy tôi với nụ cười rất tươi và khen ngơi tôi:
- Con gái của ba giỏi lắm, đợi mẹ khỏe bệnh cả nhà mình cùng nhau đi ăn nhé.
Trong khoảnh khắc ấy, sự ấm áp ngập tràn trong lòng tôi.Tuy chỉ là 1 việc làm nhỏ thôi nhưng tôi hiểu ra
tình cảm nào cũng cần nuôi dưỡng, con cái cũng cần phải thể hiện tình cảm sự quan tâm với cha mẹ. Từ đó
tôi hiểu ra được những vất vả của ba mẹ bao lâu nay khi chăm sóc mỗi khi tôi bị ôm suốt không hề dễ dàng.
Sau này,tôi tự luôn tự nhủ bản thân phải luôn trân trọng và chú tâm trong cách đối xử, đặc biệt là đối với
những người thân yêu của mình bởi họ đã luôn quan tâm, dành những tốt đẹp nhất để mình có được một cuộc
sống hạnh phúc.
Câu chuyện dù đã xảy ra vào năm ngoái nhưng vẫn luôn nằm trong tâm trí của tôi và luôn nhắc nhở tôi
rằng gia đình là điều quan trọng nhất đối với mỗi con người. Vậy nên ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cố gắng
thật hiếu thảo với ông bà cha mẹ, bởi thời gian dần trôi đi, cha mẹ cũng theo đó mà già đi, đừng để lúc cha
mẹ còn tại thế thì thờ ơ lạnh nhạt, đến khi cha mẹ đã an nghỉ thì lại hối hận và tự dằn vặt bản thân vì đã
không đối xử tốt với ba mẹ của mình

You might also like