You are on page 1of 3

Lời xin lỗi

Ông cha ta ngày xưa từng nói: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng
dịu dàng dễ nghe". Quả thật vậy, câu tục ngữ trên đã dùng cách gần gũi nhất để khẳng
định giá trị của lời nói và tầm quan trọng của việc chọn lọc ngôn từ trong giao tiếp bởi lời
nói chính là thước đo quan trọng để đánh giá một mẫu người văn minh, lịch sự. Bên cạnh
lời chào và lời cảm ơn, lời xin lỗi cũng có ý nghĩa to lớn giúp cho tâm hồn ta được bình
yên sau những lần mắc lỗi.

Lời xin lỗi là lời được nói ra khi ta có một hành động hoặc phát ngôn sai trái, khiến
người khác tổn thương từ đó chân thành thể hiện thái độ hối lỗi, tự nhận khuyết điểm về
mình và mong muốn được sửa chữa lỗi lầm. Đồng thời đây cũng là phép lịch sự trong
giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
cuộc sống hiện đại bởi nó chính là thước đo nhân cách. Mọi người, không phân biệt tuổi
tác, địa vị đều phải thể hiện đúng phép tắc này.

Vậy vì sao lời xin lỗi lại quan trọng? Đầu tiên, nếu ta biết nói lời xin lỗi khi gây cho ai
đó một chút sai sót, thiệt hại dù nhỏ nhất sẽ giúp hàn gắn, tạo nên các mối quan hệ thân
ái, khăng khít, tốt đẹp với mọi người. Khi ấy mục đích giao tiếp sẽ đạt được bởi những
lời xin lỗi tử tế, nhã nhặn, chân thành bao giờ cũng mang lại hiệu quả lớn lao. Đồng thời
lời xin lỗi còn giúp xoa dịu một phần tổn thương của người khác và cho thấy sự đồng
cảm, sẻ chia của ta đối với họ. Từ đó chứng tỏ ta là người lịch thiệp, có văn hóa, văn
minh, biết tôn trọng, trân quý người khác. Ngoài ra, lời xin lỗi thể hiện ý thức tự nhìn
nhận và đánh giá bản thân, giúp con người tự nhận ra lỗi lầm của chính mình và tìm được
cách khắc phục, không ngừng hoàn thiện mình.

Vậy nếu cuộc sống này không có lời xin lỗi, con người sẽ không nhận ra sai lầm của
chính mình, sẽ ngang nhiên xem việc làm sai trái như chuyện binh thường từ đó dẫn đến
việc cái ác cái xấu sẽ mặc nhiên tồn tại trong xã hội khiến văn hóa suy đồi.

Trong thực tế ta có thể bắt gặp nhiều ví dụ về tầm quan trọng của lời xin lỗi khiến
chúng ta phải suy ngẫm như sự kiện nữ ca sĩ Hàn Quốc Sulli tự tử vì những lời thóa mạ,
lăng nhục của cư dân mạng đã dẫn đến căn bệnh trầm cảm của cô ngày càng trầm trọng
hơn. Nhưng sau tất cả cô vẫn không nhận được lời xin lỗi nào. Nếu trong những giây
phút tuyệt vọng nhất với những tổn thương sâu sắc đó, Sulli đã nhận được những lời xin
lỗi chân thành, có lẽ sự kiện đáng buồn này sẽ không xảy ra bởi một lời xin lỗi muộn
màng vẫn hơn là sự im lặng.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không biết nói lời xin lỗi. Họ luôn
tìm đủ lý do để ngụy biện cho bản thân và tìm cách để lấp liếm hay luôn cho mình là
đúng. Những người này cho rằng khi nói lời xin lỗi sẽ khiến mình mất phẩm giá, hạ thấp
lòng tự trọng, tự tôn của bản thân. Đây là hành động đáng bị phê phán, lên án bởi nó sẽ
khiến con người dần thiếu nhận thức và mất khả năng thấu cảm.
Lời xin lỗi có vai trò quan trọng là vậy nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tùy
tiện nói ra những lời đó. Lời xin lỗi đúng lúc đúng nơi và đúng chỗ sẽ góp phần tôn vinh
giá trị của con người còn ngược lại sẽ khiến con người trở nên hèn yếu mất thể diện. Lời
xin lỗi cũng chỉ có vai trò và ý nghĩa thực sự khi nó xuất phát từ tấm lòng chân thành từ
hành vi chính đáng của con người. Còn những lời xin lỗi mang tính chất đối phó, qua loa,
chót lưỡi đầu môi thì không hề có bất kì giá trị nào.

Như vậy để tạo nên lời xin lỗi thật hữu dụng một cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất
phát từ đáy lòng. Bởi “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng” nhưng đó phải là
lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đồng thời ta nên biết rằng
lời xin lỗi nếu cứ nói mãi rồi cũng sẽ trở thành khuôn sáo trống rỗng không còn ý nghĩa.
Vì vậy nó phải đi kèm với hành động thực tế như chủ động sửa lỗi và dần hoàn thiện hơn.

Tóm lại, một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ vác đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó
chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm
lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Chính vì thế, để góp phần cho cuộc sống văn minh, tốt
đẹp, quan hệ giữa người với người thêm thân ái, hợp tác, tốt đẹp chúng ta phải nói năng,
ứng xử cẩn trọng, phù hợp, đặc biệt phải biết nói lời xin lỗi đến người cần nhận nó một
cách sớm nhất, nhanh nhất nhưng vẫn thật cẩn trọng nhất.

Lời cảm ơn

Ông cha ta ngày xưa từng nói: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng
dịu dàng dễ nghe". Quả thật vậy, câu tục ngữ trên đã dùng cách gần gũi nhất để khẳng
định giá trị của lời nói và tầm quan trọng của việc chọn lọc ngôn từ trong giao tiếp bởi lời
nói chính là thước đo quan trọng để đánh giá một mẫu người văn minh, lịch sự. Bên cạnh
lời chào và lời xin lỗi, lời cảm ơn cũng có ý nghĩa to lớn giúp đem niềm vui tới người
nhận, giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Lời cảm ơn là lời được nói ra khi ta muốn bày tỏ thái độ trân trọng tình cảm tri ân sau
khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành
thể hiện sự cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã
hội. Lời nói này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại bởi nó chính là
thước đo nhân cách. Mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị đều phải thể hiện đúng
phép tắc này.

Vậy vì sao lời cảm ơn lại quan trọng? Đầu tiên, nếu ta biết nói lời cảm ơn khi nhận
được sự giúp đỡ của ai dù nhỏ nhất trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những
niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người
với người trở nên vị tha và chân thành, bền chặt hơn. Như vậy, lời cảm ơn có ý nghĩa như
chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ
trong xã hội. Lời cảm ơn còn giúp người khác cảm thấy những việc làm của mình thực sự
có giá trị và tiếp thêm niềm tin, động lực cho họ không ngừng làm thêm nhiều việc tốt
cho đời. Đồng thời lời nói này chứng tỏ ta là người biết tôn trọng người khác và tôn trọng
chính mình, quý trọng sự giúp đỡ của mọi người và giàu ý thức tự trọng. Từ đó giúp ta
tiếp tục tiến bộ, nhận thức giá trị bản thân và sống đúng đắn hơn.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết nói lời cảm ơn? Điều này sẽ
làm ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Cuộc sống khi mất đi những
lời cảm ơn sẽ tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết,
dần trở nên rời rạc, khiến văn hóa suy đồi.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không biết nói lời cảm ơn. Họ luôn
tìm đủ lý do để lợi dụng lòng biết ơn để tránh né khó khăn

Tóm lại dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng
xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng
ngày bởi nó thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

You might also like