You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN SINH HỌC 9


1. Chương I – MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC:
- Khái niệm: tính trạng, tính trạng tương phản, thể đồng hợp, thể dị hợp, kiểu gen, kiểu hình
( cho VD) di truyền, biến dị, giống thuần chủng
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Menden.
- Các quy luật di truyền (quy luật phân li và quy luật phân li độc lập): nội dung, ý nghĩa.
- Lai phân tích: khái niệm, ý nghĩa.
- Biến dị tổ hợp: khái niệm, cho VD...
- Các bài tập di truyền: lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng.
2. Chương II – NHIỄM SẮC THỂ:
- Nhiễm sắc thể: + tính đặc trưng bộ NST, cho ví dụ minh họa
+ Cấu trúc và chức năng của NST
+ Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội
- Nguyên phân và giảm phân: khái niệm, diễn biến NST qua các kì, kết quả, ý nghĩa.
- Phát sinh giao tử: điểm giống nhau và khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và cái,
- Thụ tinh: khái niệm, bản chất, ý nghĩa.
- Cơ chế xác định giới tính: + phân biệt NST thường và NST giới tính
+ cơ chế NST xác định giới tính ở người, viết sơ đồ
+ cấu trúc dân số là 1 : 1
+ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, cho VD
- Di truyền liên kết: khái niệm và ý nghĩa
3. Chương III- ADN VÀ GEN:
- ADN: Cấu tạo hóa học, cấu trúc, hệ quả nguyên tắc bổ sung, tính đa dạng và đặc thù
Chức năng của ADN
- ARN: Cấu tạo hóa học, các loại ARN, so sánh với ADN
- Protein: Cấu tạo hóa học, chức năng, tính đa dạng và đặc thù
- Cơ chế di truyền:
+ quá trình tự nhân đôi AND: diễn biến, kết quả, nguyên tắc nhân đôi, ý nghĩa
+ quá trình tổng hợp ARN: diễn biến, kết quả, nguyên tắc tổng hợp, bản chất mối liên
hệ gen → ARN
+ tổng hợp protein: nguyên tắc tổng hợp, bản chất mối liên hệ gen → ARN → protein→
tính trạng
- Xác định được trình tự các nu: + trên mạch ADN bổ sung
+ trên 2 ADN con
+ trên ARN từ mạch khuôn ADN
+ trên gen đã tổng hợp ra ARN
4. CHƯƠNG IV – BIẾN DỊ:
- Đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, thể dị bội, thể đa bội: khái niệm, cho VD, các dạng,
vai trò
- Thường biến, mức phản ứng: khái niệm, cho VD
- Giải thích vì sao ĐB gen, ĐB NST có hại cho bản thân SV .
- Cơ chế hình thành thể dị bội
- Đặc điểm và ứng dụng thể đa bội
- Phân biệt: đột biến và thường biến
thể đa bội và thể lưỡng bội
ĐB gen và ĐB NST
Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng
- Xác đinh các dạng ĐB qua hình vẽ
***HẾT***

You might also like