You are on page 1of 7

ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC

Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Thật vậy,
nếu con người không có lòng trung thực thì sẽ không được ai tin tưởng. Họ cũng không được mọi người yêu
thương và kính trọng. Trung thực là vẻ đẹp đầu tiên trong kho tàng phẩm chất của con người.
Vậy trung thực là gì? Tác giả Thomas Jefferson có xuất bản một cuốn sách nói về sự khôn ngoan và
trung thực là “chương đầu tiên”, có lẽ rất nhiều người cũng đồng ý với quan điểm này. Bởi vì có thể nói, trung
thực chính là bước đệm đầu tiên trên vô vàn nấc thang hướng về phía tương lai rực rỡ và tràn đầy sự thanh thản
trong lòng của mỗi người. Theo như trong từ điển Tiếng Việt, thì trung thực là một tính từ chỉ sự ngay thẳng,
thật thà của con người. Trung là tôn trọng, trung thành, không thiên vị. Thực là sự thật. Trung thực có thể hiểu
là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Sống trung thực là luôn tôn trọng sự thật dù
rằng sự thật đó có phũ phàng và ngược lại ghét thói xu nịnh, giả dối. Người biết xây dựng lối sống trung thực
khi phạm lỗi lầm luôn biết nhận lỗi, chứ không tìm cách che đậy, lấp liếm ngay cả khi sự thật ấy không có ai
biết đến.Hơn nữa, có thể hiểu một người trung thực chính là người có lối sống ngay thẳng, không nói dối, là
người luôn làm việc đúng với sự thật, không cố tình làm sai lạc đi tính đúng đắn của sự việc, luôn luôn đứng về
lẽ phải và bảo vệ sự công bằng. Sự trung thực được biểu hiện rất rõ ràng qua từng độ tuổi khác nhau hay từng
đối tượng cụ thể. Bất cứ ở xã hội nào thì cũng luôn đề cao tính trung thực vì nó chính là thước đo đạo đức của
mỗi người. Con người có tính trung thực sẽ giúp cho việc trước khi làm mỗi việc gì ta đều định hướng tính đúng
sai của nó, cân nhắc tránh những việc làm sai trái và hướng tới những việc làm đúng đắn.
Trong thời phong kiến trung thực được thể hiện ở khía cạnh trung với vua, hiếu với nước. Còn trong thời
chiến tranh thì trung thực là một lòng với cách mạng, luôn hướng về Tổ quốc. Ngày nay, thì trung thực thể hiện
trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi công việc ngành nghề khác nhau sẽ có đặc trưng riêng về tính trung thực.
Những người có tính trung thực luôn luôn nhận được sự yêu thương, sự tin tưởng của người khác. Dù bạn có
làm sai nhưng biết dũng cảm nhận lỗi và nhận khuyết điểm về mình sẽ được bỏ qua và cảm thông hơn là việc
giấu diếm và dối trá.
Trong cuộc sống ngày nay, học đường là nơi rèn luyện tốt nhất tạo tiền đề cơ bản nhất về tính trung thực
để làm nền tảng cho việc trở thành một con người có đức tính trung thực sau này. Trung thực trong học tập được
thể hiện rất rõ khi những cô cậu học sinh biết chấp nhận những gì mình làm sai để sửa lại cho đúng, biết chấp
hành nội quy của trường của lớp. Đơn giản là khi cô giáo giao bài tập về nhà thì phải làm và đến lớp trả bài cho
thầy cô giáo. Trong những kì thi của trường tuyệt đối không sử dụng tài liệu hay quay cóp bài của người khác.
Tự học và tự làm theo khả năng của mình. Như thế không những là trung thực mà còn giúp cho chúng ta học
tập tốt hơn khi biết được những lỗ hổng và kịp thời sửa lại.
Thứ hai là trong cuộc sống của chúng ta mà tiêu biểu nhất là khi đi làm việc. Khi lớn lên con người
chúng ta càng ngày càng có nhận thức hơn và đồng thời cũng càng ngày càng có những cạnh tranh nhất định
trong công việc với người khác. Tóm lại nếu đã trung thực thì con người ta vượt qua tất cả những nỗi sợ hãi hay
sự ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân của mình để tôn trọng chấp nhận những lẽ phải những chân lý, biết chấp
nhận những kỉ luật của các cấp tổ chức cao hơn khi mình làm sai. Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã
hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh,
nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất nhũng loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất
hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm
xuống cấp đạo đức xã hội. Bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ
“tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội.
Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Có thể thấy, trung thực là đức tính
cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản
thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính
trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong
xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ
không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh
giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của
mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện
tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người
tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong
kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt
hiệu quả cao. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền
vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc
làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng
luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống.
Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội
công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người.
Thật vậy nhân dân ta có truyền thống trung thực và tổ tiên ta cũng rất coi trọng trung thực. Chu Văn An
– một nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi.
Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sở xin
chém bảy nịnh thần (thất tràm sở) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách.
Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ. Ông là tấm gương
trung thực, bất chấp khó khăn vẫn chiến đấu vì lẽ phải. Ta không thể không nhắc đến một tấm gương mà cả dân
tộc ta ai cũng biết đến đó chính là Bác Hồ. Người hội tụ đầy đủ tất cả những gì về đức tính tốt đẹp con người.
Trong đó có đức tính trung thực. Bác thẳng thắn chỉ ra những con đường sai của các bậc tiền bối của mình, phê
phán những cán bộ Đảng viên dấu dốt hay đạo đức giả. Không những thế đức tính trung thực còn là một trong
những tư tưởng mà Hồ Chí Minh gây dựng tích lũy được trong quá trình hoạt động của mình. Hay George
Washington khi 6 tuổi, ông đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào yêu thích của bố. Khi thấy bố tức giận,
Washington cảm thấy cực kỳ lo lắng. Khi được bố hỏi về cây hoa anh đào, Washington đã bật khóc và thú nhận:
“Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”.
Chính đức tính tốt đẹp đó đã giúp Washington trở thành vị tổng thống đầu tiên, khai sinh Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ.Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đâu đó cũng có những con người đem tấm lòng trung
thực của mình giúp đời, giúp người.
Thế nhưng bên cạnh những tấm gương tổ chức, cá nhân trung thực thì vẫn còn đó những tồn tại bởi
những người sống sai trái đáng bị lên án. Điều đó có thể dễ dàng nhận ra trong môi trường giáo dục rất nhiều
học sinh vẫn còn quay cóp trong các lần thi cử, kiểm tra, tình trạng bằng cấp giả mạo trở thành một vấn nạn
nhức nhối đối với xã hội. Trong kinh doanh ngày nay rất nhiều những doanh nghiệp công ty núp bóng làm ăn
chân chính để tạo nên những hậu quả khôn lường cho xã hội, cho sức khỏe người dân. Có thể kể đến như những
vụ hàng nông sản tiêm thuốc bảo quản, những công ty xả nước thải trực tiếp ra môi trường làm chết cá hàng
loạt. Thay vì cách nhận lỗi khắc phục hậu quả thì lại vòng vo và chối tội. Sự thiếu trung thực ở một số cán bộ
lãnh đạo các cơ quan đã rút ruột các công trình, tham ô, tham nhũng làm thiệt hại của nhà nước hàng trăm tỉ
đồng trong suốt những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nổi cộm. Không thể kể hết những hậu quả, ảnh
hưởng từ nhỏ tới lớn của sự thiếu trung thực trong đời sống. Chẳng biết từ bao giờ, thiếu trung thực đã trở thành
căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không
còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong
từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện
đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương
một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học
sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam.
Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm.
Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Không ai có thể yêu mến và
giúp đỡ một người không trung thực. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và
trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh
phúc trong tình yêu thương của mọi người.
TINH THẦN TỰ HỌC
“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải
qua. Tuy nhiên, con đường đi tới thành công ấy không phải là con đường được trải thảm đỏ với đầy hoa hồng
mà luôn tiềm ẩn những chông gai, thử thách. Con người muốn thành công cần có cách thức và phương pháp
phù hợp để tích lũy cho mình cơ hội, vượt qua những khó khăn. Và, có thể thấy rằng, tự học là một phương
pháp đúng đắn nhất.
Vị lãnh tụ vĩ đại Lênin có câu: "Học, học nữa, học mãi". Không một ai có thể thành công mà không học
tập. Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng,
nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự
học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi
người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân. Trước khi biết tổ chức học tập con
người đã biết tự học. Con người đã tự biết tìm tòi tri thức và sáng tạo một cách tự giác. Năng lực ấy mãi còn
duy trì cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, nó không ngừng được củng cố và nâng cao. Người có tinh thần tự
học là người biết tự giác học tập. Họ biết hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình. Và thực hiện kế
hoạch ấy một cách nghiêm khắc. Họ biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Tri thức đối
với họ luôn là một nguồn cảm hứng lớn, đầy sức lôi cuốn. Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, người
có năng lực tự học còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác. Họ biết đánh giá, chọn lọc và tiếp nhận tri thức cần
thiết. Không bao giờ họ quá tham lam ôm đồm nhiều thứ. Bởi họ biết rằng, tri thức là vô tận còn năng lực con
người thì hữu hạn. Vừa tiếp nhận tri thức, họ vừa rèn luyện và hoàn thiện các năng lực. Từ đó, tiến tới hoàn
thiện bản thân theo những yêu cầu cuộc sống cần có. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến
thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản
chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến
thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu
trong trí nhớ. Mục đích của quá trình này là vươn đến sự sáng tạo hữu ích.
Vậy tại sao chúng ta cần phải tự học? Bởi tri thức là vô tận và nó không ngừng tăng tiến theo thời gian.
Sự tiếp nhận của con người luôn có giới hạn. Không gian sống và cơ hội tiếp cận tri thức cũng có giới hạn. Bởi
thế, phải biết tự học để tự bồi dưỡng cho mình sự hiểu biết về thế giới bao la. Chương trình học tập trong nhà
trường chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn và hết sức ít ỏi của tri thức. Nó chỉ có vai trò định hướng tiếp cận tri
thức chứ chưa thực sự là tri thức. Muốn nắm vững kho tri thức nhân loại bắt buộc ta phải biết tự học tập thêm
những gì chưa biết hoặc chưa được rèn luyện. Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Bởi không
phải học một lần là đã xong. Như Dacuynh đã từng nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Tinh thần ấy
thật đáng để chúng ta tôn quý tình thần tự giác học tập của con người. Tự học khẳng định năng lực tự lập của
con người. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn hẳn người khác. Tự mình quyết định tiếp nhận tri thức
nào, lựa chọn con đường nào trong cuộc sống mỗi các nhân phải nỗ lực tìm đến lĩnh vực tri thức đó. Không nên
là một nhà thông thái bởi năng lực con người có hạn. Hãy là một người lựa chọn thông minh, chỉ nhận lấy
những gì mình cần để thành công. Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực vươn đến sáng tạo là trách nhiệm của
mỗi con người. Thế nhưng, tri thức luôn có sức thu hút kì diệu của nó. Tự học thể hiện niềm say mê, trân trọng
đối với tri thức nhân loại. Đồng thời đó cũng là thái độ tri ân của chúng ta đối với những thế hệ đi trước đã dày
công bồi đắp nền tỉ thức.
Trong quá trình tự học như vậy ta có thể tự tìm thấy cho mình niềm vui, hạnh phúc lớn lao trong việc
chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Tiêu biểu trong việc tự học ta có thể lấy Mạc Đĩnh Chi là một minh chứng rõ
ràng trong lịch sử thời xưa. Ông tự học chữ bằng cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ quả trứng mà thắp sáng đêm đêm
học tập mà đỗ đạt trạng nguyên, được ghi danh vào sử sách nhân laoi5 về những tấm gương tự học sáng ngời.
Hay tiêu biểu là Bác Hồ với tinh thần tự học rất đáng khâm phục. Trong cuộc đời buôn ba của bác thì việc học
ngoại ngữ là vấn đề nan giải nhưng tuyệt vời đối với Bác Hồ. Mặc dù biết nói rất nhiều thứ tiếng nhưng thứ
tiếng mà Bác thông thạo như người bản ngữ là tiếng Trung Quốc, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Mỹ, Tiếng
Nga… Bác đã tự học viết báo bằng tiếng nước ngoài, học ở bất kỳ nơi đâu, học ở bất kì người nào mà bác học
được. Tinh thần tự học của Bác thật đáng nể, dẫu gian khó, cực khổ nhưng vì độc lập cho dân tộc thì bác vẫn cố
gắng, nỗ lực thực hiện. Hay như nhà khoa học Edison tuy đã thất bại rất nhiều lần nhưng nhờ tinh thần kiên trì,
tự học, tự nghiên cứu ông đã phát minh ra chiếc bóng đèn tròn. Ông tự nghiệm ra những soi sót của mình và
cuối cùng ông đã thành công. Ta thấy rằng, từ việc tự học, họ không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn cho cả xã
hội, cho đất nước.
Thực tế ngày nay cho thấy cách học phổ biến của học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Nhiều bạn đã
quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp. Thầy cô dạy như thế nào thì hiểu và học như thế dẫn đến
quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài
giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô
mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi
người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Hơn nữa, ngày nay khi việc học được nâng
cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn... dẫn đến việc học sinh lười suy nghĩ trong khi làm
các bài tập. Hậu quả của nhừng việc trên rất nặng nề vì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng học vẹt - học thuộc bài nhưng
không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, không làm được các bài
tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng… Một khi kiến thức đã trang bị không chắc
chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó
chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu
chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính
mình. Trước hết là phải biết tự giác trong học tập. Tự học bài, làm bài, tự nghiên cứu mà không cần ai chỉ bảo
hoặc nhắc nhở. Tự giác hoàn thành kế hoạch, mục tiêu học tập một cách tố nhất. Có khát vọng học tập, khát
khao chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công. Không có khát vọng chiếm lĩnh tri thức sẽ không thể tự học.
Chính khát vọng cổ vũ con người hăng say học tập, tìm kiếm tri thức mới. Biết định hướng mục tiêu học tập
theo những chủ đề tri thức nhất định. Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Không
nên học tràn lan. Bởi tri thức là vô tận. Học sinh cần phải có định hướng cụ thể. Phải biết mình cần tri thức nào
và tìm kiếm nó ở đâu. Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc. Biết vượt qua khó khăn, khắc
phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học. Từ đó rút kinh
nghiệm và tự đánh giá hiệu quả tiến trình của mình. Tự học chính là động lực của sự sáng tạo và tiến bộ.
Việc tự học là rất quan trọng, là chìa khóa thành công, quyết định tương lai của chúng ta sau này. Nếu
chúng ta biết cố gắng phấn đấu, phát huy tinh thần tự học, chắc chắn ta sẽ có thành công. Chính vì vậy, tự học là
cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất. Nếu biết nỗ lực tự học,
chúng ta sẽ thành công, sẽ có được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công,
chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao
mới.
TẤM GƯƠNG HỌC SINH GIỎI
Cuộc sống xung quanh ta không phải tràn đầy màu hồng như chúng ta nghĩ, không phải ai sinh ra đều
được sống hạnh phúc. Một danh nhân đã nói "Không có số phân, chỉ có những quyết định của con người làm
nên số phận mà thôi”. Thật vậy, bằng chứng rõ nhất cho điếu ấy chính là đất nước ta có nhiều tấm gương học
sinh nghèo, vượt khó. Họ đã cho ta thấy một tinh thần đầy kiên cường, không khuất phục trước số phận bất
hạnh.
Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn. Thử hỏi chúng ta những con người
lành lặn, khỏe mạnh mà còn gặp phải vô vàn thử thách thì những người kém may mắn hơn ta sẽ trải qua khó
khăn ấy như thế nào? Và vì vậy luôn có những người không chịu thua số phận. Đó là những con người có ý chí,
nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc
sống có ích và ý nghĩa. Nói về tấm gương với ý chí nghị lực phi thường, ta không thể không nhắc đến trạng
nguyên Mạc Đĩnh Chi – vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông vốn lanh lợi, thông
minh nhưng lại là con nhà nghèo. Vốn bản tính ham học nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên hằng ngày Mạc Đĩnh
Chi tuôn ngấp nghé ngay cửa nhà thầy Đồ trong làng để học "ké”. Chưa kể đến sự thiếu thốn trong quá trình
học tập của ông là vô cùng nhiều. Ấy thế mà bằng nghị lực phi thường của mình ông đã đỗ trạng nguyên và ông
còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Ngoài ra, ta cũng có
câu chuyện đầy nghị lực của cậu học trò Nguyễn Ngọc Ký, một tấm gương sáng cho ý chí vươn lên khó khăn.
Hơn thế nữa, tấm gương Nguyễn Ngọc Ký còn được đưa vào sách giáo khoa để truyền tải cho học sinh ý chí
nghị lực phi thường của cậu học trẻ ấy. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân bị liệt cả hai tay
khiến cho Nguyễn Ngọc Ký gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng cậu
không từ bỏ mà quyết tâm rèn luyện học tập bằng đôi chân của bản thân dù cho có những hôm cậu tập viết bằng
chân đến mức bị chuột rút. Thế rồi, Nguyễn Ngọc Ký đã xuất sắc trở thành một nhà giáo ưu tú như cậu từng
mong ước. Không chỉ Nguyễn Ngọc Ký, mà nhiều tấm gương như Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở
thành nhà thơ hay anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học trở thành nhà văn. Từ những
câu chuyện đó ta thấy được một tinh thần nghị lực kiên cường phấn đấu không ngừng mệt mỏi. Họ chính là biểu
tượng, là tượng đài cho những con người không chịu thua số phận mà chúng ta không khỏi khâm phục, ngưỡng
mộ và tôn trọng.
Trước hết, điều gì đã thúc đẩy để những con người ấy có cho mình một nghị lực phi thường như vậy?
Đối với những con người ấy, họ nhận thức được rằng so với những người bình thường khác họ đang gặp trở
ngại, khó khăn gì. Thế nên chính vì nhận ra được những thử thách ấy họ lại càng cố gắng, nỗ lực để có thể đạt
được khao khát, vượt lên chính số phận của mình. Họ không muốn mình yếu kém hơn ai trong mắt người xung
quanh. Và trong đó, những lời động viên từ người thân, bạn bè và mọi người cũng đóng một vai trò quan trọng
tạo động lực cho họ cố gắng hết mình biến ước mơ thành nghị lực, sự quyết tâm cố gắng không ngừng nghỉ để
đạt được những gì mà bản thân mong muốn. Hay có thể nói chính sự không chịu thua số phận giúp họ có tinh
thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống cống hiến cho xã hội. và bằng
chính những nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp cho những con người ấy ngay cang thành công và khẳng định
được minh trong xa hoi.
Không những thế những người không chịu thua số phận ấy đã biến những khuyết điểm, trở ngại của
mình thành đông lực, trở thành những quyết tâm để họ làm mọi việc. Họ nhân ra rằng số phận nằm trong tay
mỗi người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và
người thân. Họ khao khát được đóng góp cho xã hội bằng nhiều cách khác nhau. Họ là những tấm gương sáng,
tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh để cất lên những tiếng ca ca ngơi cuộc đời nhen lên niềm tin, lẽ sống cho
những con người khác.
Sự thua thiệt thường dẫn đến tự ti và tâm lý mặc cảm. Từ đó, người ta có thể dễ dàng bị cuốn vào lòng
thương hại của người khác và mất đi niềm tin vào bản thân. Tuy nhiên những tấm gương này đã chứng minh
được rằng sinh ra trong gia đình nghèo khó hay mang một cơ thể không lành lặn không đồng nghĩa với việc mất
đi tất cả. Họ vẫn có một trái tim và một khối óc và họ có thể tự tin nếu họ dám đối đầu với số phận. Từ tình yêu
và niềm tin vào cuộc đời họ đã tìm thấy ý chí và nghị lực cần thiết để vướn lên. Và cuối cùng, sức mạnh này
không chỉ giúp họ tồn tại mà còn giúp họ cảm thấy hạnh phúc
Bên cạnh những tấm gương vươn lên trong học tập đáng tự hào ấy vẫn còn có những con người sống
thực dụng lười nhác, mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phân,
dễ buông xuôi hoặc ỷ lại, có phản ứng tiêu cực. Đặc biệt là khi họ cảm thấy cuộc sống của mình đã quá dễ dàng
để rồi khi gặp khó khăn thì họ lại bỏ cuộc. Và vì lối sống hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó
thành công trong mọi việc. Đó là những con người đáng phê phán trong xã hội.
Vậy trước những tấm gương đó chúng ta cần phải làm gì với những con người đã và đang gặp khó khăn
ấy. Chúng ta hãy chung tay giúp đỡ, động viên những con người khuyết tật, những con người có hoàn cảnh khó
khăn. Mỗi chúng ta cần học tập ở chính sự nỗ lực và quyết tâm phi thường không ngừng phấn đấu của họ. Bản
thân chúng ta cũng như họ cố gắng hết mình cống hiến cho đất nước để hoàn thành trách nhiệm của chính bản
thân cũng là để cho cuộc sống của mình thêm ý nghĩa, đáng sống.
Những người không ngưng nỗ lực, vượt lên số phận ấy là tấm gương để chúng ta phản chiếu chính bản
thân mình. Nó hồi chuông cảnh tỉnh đối với những con người sống chưa xứng đáng. Chúng ta hãy cùng nhau cô
gắng hết mình xây dựng lên một đất nước tươi đẹp. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình chac chan
ban se toi cai dich ma ban muon.
TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
Trong cuộc sống hiện đại thời nay làm việc với máy móc, thiết bị điện tử là rất cần thiết, song hành với
những chiếc điện thoại và máy tinh là các ứng dụng và trò chơi điện tử. Chúng là món tiên khiển hấp dẫn.
Nhưng vì thế, nhiều bạn mải chơi mà sao những học tập và còn phạm những sai lầm khác Vậy làm sao để giải
quyết vấn đề trên?
Một nhà tâm lí Mĩ đã đưa ra định nghĩa: Trờ chơi điện tử là tựa chơi mà hành động trong đó cần công
nghệ thông tin điều khiển. Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị
điện tử (thường được gọi là game) Từ ý tưởng ban đầu như là một thú tiêu khiển giết thời gian nay nó đã trở
thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa đang tương tác với những loại hình nghệ thuật
khác và các loại phương tiện truyền thông khác.
Hiện nay, ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu từ thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ở
nông thôn. Hoặc hình ảnh những người trẻ cứ dán mắt vào điện thoại kể cả khi đi bộ trên đường. Có thể thấy
rằng, số lượng về nhu cầu dịch vụ của trò chơi này ngày càng một gia tăng, mọc lên như nấm sau cơn mưa. Trò
chơi điện tử ban đầu vốn được tạo ra để phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Tuy nhiên, với sự phát triển của
công nghệ thông tin hiện nay, trò chơi điện tử đã dần đi lệch khỏi mục đích ban đầu của người tạo ra nó. Kất
nhiều người đã quá lạm dụng trò chơi điện tử khiến nó trở thành một mối lo ngại cho xã hội. Mà đáng báo động
nhất là ở lứa tuổi học sinh - độ tuổi đang phát triển. Các bạn có xu hướng ham chơi, chống đối lại lời khuyên
của gia đình, đặc biệt là dễ sa ngã và bị cám dỗ bởi những tác động bên ngoài - đặc biệt là trò chơi điện tử.
Cũng vì vậy mà nhiều bạn học sinh sao nhãng việc học và còn phạm những sai lầm khác.
Những biểu hiện mà ta có thể thấy rõ ở những bạn học sinh nghiện trò chơi điện tử như khuôn mặt lờ đờ,
uể oải. Cơ thể thì thiếu sức sống, lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi. Nhũng học sinh ấy có thể sẵn sàng ngồi
ngồi hàng giờ trên máy tính, thức xuyên đêm để chơi game và thậm chí là bỏ ăn bỏ học. Trên lớp, các bạn luôn
trong tình trạng mất tập trung, ngủ gà ngủ gật. Hay nghiêm trọng là các bạn sẵn sàng bỏ học, trốn học để ra
quán điện tử ngồi chơi game. Nếu như không được chơi thì nhớ thèm sinh ra buồn phiền, chán nản thậm chí
kích động phá phách đồ đạc và đặc biệt là tính tình nóng nảy, không kiềm chế được bản thân mình. Ngoài ra
những học sinh ấy còn có thể sinh ra ảo giác, gây hai cho người khác. Đừng bao giờ đánh đồng giữa thế giới ảo
và thế giới thật. Đừng bao giờ đánh mất sức khỏe và đánh mất chính mình chỉ vì bạn đã từng chơi trò chơi điện
tử.
Vậy nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là gì? Trước hết trò chơi điện tử là một món tiêu khiển vô
cùng hấp dẫn, thu hút bởi tính đa dạng và phong phú của nó. Chắc chắn một điều rằng, công nghệ thông tin
ngày càng phát triển thì các kiểu trò chơi điện tử với đồ họa hoa lệ, âm thanh chân thật sẽ càng xuất hiện nhiều
hơn. Và điều đó sẽ khơi gợi lên sự tò mò của giới trẻ về thế giới ảo đầy sống động ấy. Ngoài ra chúng ta cũng
có các nguyên nhân mang tính khách quan như áp lực từ gia đình: ba mẹ li hôn anh chị em không hòa thuận hay
áp lực học tập khiến giới trẻ phải tìm đến sự thư giãn và thỏa mãn từ các trò chơi điện tử. Một phần nguyên
nhân khác như bạn bè rủ rê lôi kéo, nhà trường chưa quan tâm đủ đến học sinh hay sự quản lí thiếu chặt chẽ của
nhà nước khi chưa quan tâm đến các giới hạn độ tuổi, qui định trong game mà các bạn học sinh có thể dễ dàng
gian dối vượt qua.
Từ các nguyên nhân trên, đã dẫn đến các tác hại vô cùng đáng lo ngại. Ai cũng biết, thế hệ học sinh là
mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu cứ mãi sa vào những trò chơi điện tử thì sẽ không thể trở
thành những con người có ích cho xã hội được. Việc các bạn học sinh quá mải mê chú tâm vào trò chơi điện tử
gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân học sinh mà nghiêm trọng hơn là đối với gia
đình, nhà trường và toàn xã hội. Ham chơi điện tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, hiện thực
cho thấy, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu sẽ dẫn đên cận thị, đầu óc mệt mỏi. Chơi trò chơi điện tử nhiều
sẽ làm đầu óc trở nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế. Không chỉ vậy, nhiều bạn học sinh vì để có tiền chơi
game còn nói dối rằng phải mua sách để lấy tiền, hoặc sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè. Đây là hành vi
vi phạm về nhân cách lẫn pháp luật. Và vì trốn học quá nhiều các bạn sẽ mất đi kiến thức căn bản dẫn đến học
hành sa sút. Rồi từ đó, các bạn mất đi động lực học, chán nản dẫn đến bỏ học. Trong quá trình chơi trò chơi điện
tử, các bạn sẽ rất có thể bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh thậm chí là bạo lực hoặc bị bạn bè
xấu rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
Vây chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tình trạng mải chơi điện tử mà làm sao nhãng việc học và
phạm phải những sai lầm khác. Đầu tiên là từ chính bản thân mình, mỗi học sinh phải tự giác thực hiện quy
định thời gian, không ảnh hưởng đến học tập. Đồng thời, ta cần phải chọn lựa cho mình những người bạn tốt để
cùng nhau phát triển chứ chứ không là phải những người bạn chỉ biết rẻ rê lôi kéo mình vào những cái xấu, các
bậc cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ và có những định hướng đúng đắn cho con mình. Nhà trường và đoàn thanh
niên nên tổ chức các sân chơi bổ ích lành mạnh tạo sự thích thú để các bạn ra ngoài vận động nhiều hơn, tránh
để các bạn rơi vào tình trạng nghiệm game. Đồng thời những cơ quan có trách nhiệm phải xét duyệt thật kĩ các
trò chơi trước khi phổ biến để người chơi ở Việt Nam có thể qua các trò chơi học được nhiều điều bổ ích.
Tóm lại, vấn đề học sinh nghiện chơi điện tử mà sao nhãng học tập và phạm phải những sai lầm khác đã
và đang ngày càng phổ biến. Nó đã trở thành một vấn nạn nhức nhối đáng báo động trong xã hội ngày nay. Tuy
nhiên trò chơi điện tử cũng mang lại sự bổ ích, thư giãn cho con người. Vì thế, chúng ta cần sử dụng một cách
hợp lí khiến trò chơi điện tử trở thành yếu tố có ích cho xã hội

You might also like