You are on page 1of 3

NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG TRUNG THỰC

MỞ BÀI:
Trung thực là đức tính tốt đẹp của mỗi con người và ông cha ta đã có
nhiều câu tục ngữ
ca ngợi về đức tính ấy. Trong đó, tiêu biểu là câu “Cây ngay không sợ
chết đứng”.
THÂN BÀI:
a. Giải thích
Dẫn ý: Câu tục ngữ này tuy ngắn gọn, súc tích với những từ ngữ giản
đơn nhưng lại ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc vô cùng.
Giải thích: Trong đó “cây ngay” là cây mọc thẳng đứng hiên ngang
giữa đất trời và đó là hình ảnh ẩn dụ cho con người ngay thẳng, trung
thực, không bao giờ làm những việc trái với luân thường đạo lí. Còn
“chết đứng” là trạng thái cây mất hết sự sống ngay khi vẫn còn đứng
tại vị trí mà nó đã sống và phát triển. Đây cũng là hình ảnh tượng
trưng cho cái chết oan khuất, không minh bạch, rõ ràng. Chốt nghĩa:
Khi nói “Cây ngay không sợ chết đứng”, ta hiểu rằng người làm việc
ngay thẳng thì không sợ những điều vu khống, khuất tất. Nói cách
khác, câu tục ngữ này đang ca ngợi về lòng trung thực - một trong
những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của con người.
Nêu biểu hiện: Lòng trung thực được thể hiện qua nhiều hành động và
việc làm khác nhau. Người trung thực sẽ luôn tôn trọng sự thật, tôn
trọng chân lí, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Họ sẽ
không nói lời xu nịnh, a dua chỉ để làm vui lòng người khác hay toan
tính để đạt được những thứ vốn không thuộc về mình.
b. Chứng minh bằng lí lẽ:
Dẫn ý: Lòng trung thực là một giá trị tinh thần quý báu, giúp cuộc
sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. /
Lí lẽ 1: Một người trung thực sẽ không che đậy hay giấu giếm sự yếu
kém / lỗi lầm của mình mình. Vì vậy, ta có thể nói rằng, trung thực =>
biết mình đang ở đâu, dũng cảm đối mặt với sự thật, thẳng thắn nhìn
nhận những điều yếu kém và sửa đổi ==> giúp con người trau dồi
bản thân và đạt đến thành công bằng chính thực lực của mình.
Lí lẽ 2: Hơn thế nữa / không chỉ vậy, những người trung thực sẽ được
những người xung quanh quý mến và tin tưởng, niềm tin được trao đi,
mọi người không bao giờ có cảm giác nghi hoặc hay e ngại với nhau.
=> lòng trung thực kéo gần khoảng cách giữa con người
Lí lẽ 3. Những người trung thực – không làm những điều khuất tất,
xấu xa, không mưu mô, toan tính: không phải nơm nớp sống trong sợ
hãi, bất an; cái tâm an lạc, thênh thang đón nhận những điều tốt đẹp
trong cuộc sống.
Chốt ý: Từ tất cả những điều trên, ta có thể thấy rằng sự trung thực
hoàn thiện nhân cách, để ta trở thành một công dân tốt trong xã hội.
c. Chứng minh bằng dẫn chứng.
Cách nêu dẫn chứng:
Dẫn 1 câu chuyện + 1 hoặc 2 bài học đời thường + mở rộng tục
ngữ
- Dẫn chứng văn học: Chỉ chọn 1 truyện để kể, yêu cầu tóm tắt
truyện, không kể lan man, kể xong cần có câu chốt về ý nghĩa của
lòng trung thực.
Gợi ý 1: Lòng trung thực là một đức tính tốt đẹp của con người Việt
Nam và điều đó đã được thể hiện trong các câu chuyện dân gian, ví
như truyện “Ba lưỡi rìu” / “Những hạt thóc giống][Tóm tắt truyện]
Qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ rằng những người
trung thực sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.
Gợi ý 2: …ví như truyện “Cậu bé chăn cừu”. [Tóm tắt truyện]. Qua
câu chuyện này, tác giả muốn cho người đọc hiểu rằng nếu ta không
trung thực, ta sẽ không được những người xung quanh tin tưởng. Và
điều đó thật đáng sợ biết bao.
Dẫn chứng đời sống:
[Tự lên mạng tìm một dẫn chứng khác, đây chỉ là hướng dẫn] - Trong
đời sống ngày nay cũng có rất nhiều tấm gương sáng về lòng trung
thực đáng quý. Chắc hẳn ta vẫn chưa quên cậu học trò Nguyễn Dân
An (trường THCS Cổ Nhuế) được VTV đưa tin về hành động đẹp, trả
lại 70 triệu đồng cho người đánh rơi. Dù gia đình em có hoàn cảnh
nghèo khó, bố mất sớm, một mình mẹ lam lũ nuôi gia đình, nhưng với
tấm lòng trung thực, em không bị đồng tiền cám dỗ. Hành động của
An xứng đáng là tấm gương sáng cho các bạn học sinh noi theo.
- Bạn đã từng nghe về cửa hàng không người bán ở Nhật chưa? Có vẻ
kì lạ, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Mỗi buổi sáng, chủ cửa hàng chỉ
cần sắp xếp các món hàng lên kệ kèm theo bảng giá ghi sẵn. Người
đến mua hàng chỉ cần việc lấy món hàng đó và bỏ tiền vào nơi mà
người chủ đã quy định. Đến chiều họ chỉ cần quay lại dọn dẹp và
nhận lấy số tiền đã thu được từ việc bán hàng. Điều đặt biệt là hàng
hoá và tiền bạc không hề bị mất cắp, có lẽ, lòng trung thực và ngay
thẳng của người dân nơi đây khiến cho cả thế giới phải ngưỡng mộ.
- Mở rộng những câu tục ngữ khác: Trong kho tàng tục ngữ Việt
Nam cũng có rất nhiều câu dạy cho chúng ta bài học về tính trung
thực: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Chết trong còn hơn sống đục” …
Từ đó, chúng ta hiểu rằng mỗi người cần có lối sống trong sạch, ngay
thẳng, không làm những điều sai trái.
d. Lật ngược vấn đề:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực.
Nhiều người vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng lừa dối người khác
để giành lấy phần hơn về mình.
=> Dễ rơi vào lối sống toan tính vị kỉ, đầy vụ lợi, những người này
luôn sống trong nỗi lo sợ bị người khác phát hiện ra chân tướng nên
bao giờ cũng sẵn sàng tâm thế đối phó, nghi kị tất thảy mọi người =>
cuộc sống vô nghĩa, không nhận được tín nhiệm từ những người xung
quanh.
=> chê trách / lên án / phê phán…
e. Bài học thái độ:
Tự làm
KẾT BÀI

You might also like