You are on page 1of 10

Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo 1 cái đèn lồng.

một
người thấy thế liền hỏi:
-Ông không thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì ?
Người mù liền mỉm cười:
-Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm vào tôi.Làm vậy có thể giữ
an toàn cho bản thân mình.
Bài làm
Cuộc đời mỗi người giống như một trang sách vậy, nếu bạn sống buông thả, vô nghĩa thì cuộc đời
của bạn sẽ chỉ là những trang sách mỏng, đọc xong chỉ muốn gấp lại nhanh chóng. Nhưng nếu
bạn biết làm dày những trang sách của mình bằng cách sống chủ động, sống một cuộc đời có ý
nghĩa thì nó sẽ rất sâu sắc, người đọc có thể vừa ngẫm vừa chiêm nghiệm. Để hiểu hơn về vấn đề
này, câu chuyện “Ngọn đèn của người mù” sau đây sẽ gửi gắm tới chúng ta bài học nhân sinh sâu
sắc.
Chuyện kể rằng có một người mù đi trên đường tối, trên tay cầm theo một chiếc đèn lồng, có một
người nhìn thấy vậy và hỏi: “Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm
gì?” Người mù mỉm cười trả lời: “Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm
vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình”. Câu chuyện này được trích trong “Bài
học lớn từ những câu chuyện nhỏ”, chỉ với cốt truyện đơn giản, vài chi tiết ngắn gọn nhưng cũng
đủ để khiến chúng ta chiêm nghiệm về bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Trong câu chuyện, người
mù đã nhận thức được sự bất tiện trong việc đi lại của mình nên ông đã chủ động trang bị cho
mình một chiếc đèn để soi sáng trong đêm. Chắc hẳn khi mới chỉ đọc đến đây ta cũng cảm thấy
khó hiểu bởi một người mù không thể nhìn thấy ánh sáng nhưng lại cầm một chiếc đèn, chính
điều này đã tạo ra một nghịch lí cho đến khi biết được lí do: “Tôi cầm theo chiếc đèn này là để
người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình” thì mọi khúc
mắc đã được sáng tỏ. Rõ ràng người mù lường trước được rằng khi di chuyển vào ban đêm sẽ có
rất nhiều rủi ro nên ông đã trang bị, phòng bị cho mình bằng cách mang đèn lồng. Ông không tìm
cách để tránh những người đi đường bởi chính ông biết điểm yếu của bản thân nên đã tìm ra cách
để người khác tránh mình. Như vậy, người mù trong câu chuyện đã biết cách chủ động trang bị
cho mình những yếu tố phù hợp với hoàn cảnh, thích hợp với điều kiện của mình và chính thái độ
ấy đã giúp ông di chuyển một cách thuận lợi. Câu chuyện người mù gửi đến chúng ta một bài học
nhẹ nhàng mà thấm thía về sự chủ động trong cuộc sống. Không để đến khi sự việc xảy ra mới
hành động, để tránh được những rủi ro không đáng có, con người cần có những chuẩn bị cần thiết.
Đó là yếu tố quan trọng con người có thể sống tốt trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
Như vậy, sự chủ động phòng tránh rủi ro là gì? Tại sao nó lại quan trọng như vậy trong cuộc sống.
Có thể hiểu rằng, sự chủ động là biết nhìn vào điều kiện hoàn cảnh, biết tính trước những điều có
thể xảy ra và đưa ra những phương pháp phù hợp, chủ động lường trước rủi ro có thể hiểu là tìm
cách để phòng tránh những điều tiêu cực đến với mình, biết chuẩn bị trước cho mọi hoàn cảnh. Vì
sao cuộc sống này con người cần phải có kĩ năng đó, bởi lẽ không ai biết trước sẽ xảy ra chuyện
gì, cuộc sống sẽ luôn tiềm tàng những khó khăn, nguy hiểm bất ngờ có thể ập đến và những tình
huống đó phải có sự chuẩn bị trước. Không phải cá nhân nào cũng có khả năng giải quyết mọi vấn
đề, mọi tình huống, không những vậy con người sinh ra trong cuộc sống không ai là hoàn hảo cả,
mỗi người sẽ có một điểm mạnh và hạn chế riêng nên chúng ta cần phải hiểu đâu là điểm yếu của
mình để mà khắc phục, luyện tập những kĩ năng cần thiết.
Khi sở hữu cho mình kĩ năng biết chủ động lường trước những điều rủi ro, bạn sẽ trở nên tích cực
hơn, tự tin hơn trong chính cuộc sống của mình và sẽ có cho mình khả năng xử lí tình huống một
cách rõ ràng. Cuộc sống đưa đẩy chúng ta qua nhiều tình huống bất ngờ và không dễ giải thích. Vì
vậy, chúng ta cần luôn ở trong tâm thế chủ động và sẵn sàng đối mặt với chúng. Việc giải quyết
nhiều vấn đề sẽ làm chúng ta trở nên nhạy bén và nhanh nhẹn hơn. Ví dụ ngay trong vấn đề học
tập, nếu không học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì tâm trạng của các bạn sẽ rất lo lắng và
hồi hộp còn khi có sự chuẩn bị, sự hồi hộp chắc chắn sẽ giảm bớt thậm chí là không còn nữa.
Cuộc sống không thể dự đoán trước, những việc chuẩn bị trước tình huống xấu là cách để chúng
ta có kiểm soát. Điều này giúp chúng ta đối phó mạnh mẽ, không bị lúng túng và tìm ra giải pháp
thích hợp. Hãy luôn chuẩn bị để có cơ hội đón nhận thành công trong cuộc sống.
Hiểu được tầm quan trọng của việc chủ động lường trước những khó khăn trong cuộc sống, chúng
ta phải biết cách rèn luyện cho mình những kĩ năng để chủ động phòng tránh những điều tiêu cực
có thể xảy đến. Trước hết, con người cần phải có nhận định đúng đắn về bản thân, hiểu rõ điểm
mạnh điểm yếu của mình để lường trước những khó khăn, có như vậy con người mới có thể tồn
tại được trong một thế giới vốn tồn tại nhiều bất trắc, hiểm nguy. Từ đó chúng ta cần phải biết
quan sát cuộc sống xung quanh, biết rút sai lầm từ những lỗi lầm mình mắc phải để tự điều chỉnh
những hành vi và có cho mình sự trang bị và chủ động phù hợp. Một trong những ví dụ điển hình
tiêu biểu cho việc chủ động tránh xa những khó khăn chính là đất nước Việt Nam chúng ta trong
thời gian đầu dịch bệnh Covid-19 bùng nổ. Nhận thấy tình hình căng thẳng của dịch bệnh, Đảng
và chính phủ đã ra chỉ đạo phòng dịch hơn chống dịch, xử lí nghiêm ngặt từng ca nhiễm, từng khu
vực, trong vòng một năm sau khi đại dịch bùng phát ở Việt Nam chỉ có 324 người mắc, 0 ca tử
vong và được thế giới nhắc đến như một điều kỳ diệu trong chống đại dịch. Dù một thời gian sau
dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta không thể tránh khỏi các ca nhiễm tiếp theo và những ca tử
vong nhưng Việt Nam vẫn đứng thứ hai trên bảng xếp hạng các quốc gia chống dịch tốt nhất và
kinh tế vẫn tăng trưởng ở mức dương so với các nước khác.
Chúng ta cần phải biết rằng, mỗi người chính là một mảnh ghép để khiến cuộc sống này trở nên
đa dạng và đầy màu sắc hơn. Với tư cách là một mảnh ghép, tôi cũng đang cố gắng nỗ lực từng
ngày để tích cực, chủ động để tránh những điều rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên nhiều lúc tôi
vẫn cảm thấy bản thân mình vẫn còn chủ quan, thụ động và nhiều tình huống bất ngờ xảy đến tôi
vẫn chưa xử lí được và tôi thấy rằng trong cuộc sống cũng vẫn còn không ít bộ phận như vậy, họ
vẫn chưa thực sự chủ động trong cuộc sống và ngoài ra chúng ta không được nhầm lẫn giữa chủ
động phòng tránh những rủi ro với nhụt chí, sợ hãi. Đôi lúc chúng ta cứ sợ khó khăn, không dám
thực hiện và nghĩ bản thân mình không thực hiện được, đây cũng chính là mầm mống của sự thất
bại.
Marcus Aurelius Antonius đã từng nói rằng: “Hạnh phúc trong cuộc sống phụ thuộc vào những
suy nghĩ và tầm nhìn của bạn” – câu nói ấy cho ta thấy được rằng hạnh phúc từ đâu mà có đều
phụ thuộc vào chính chúng ta và để có cho mình hạnh phúc thì mỗi người hãy rèn luyện cho mình
kĩ năng chủ động lường trước những điều tiêu cực có thể xảy đến trong cuộc sống. Như vậy sự
chủ động giống như chiếc áo giáp sắt bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời giông bão, hãy cố gắng vượt
qua tất cả để phòng tránh những điều xui rủi, không may.

Câu 1: Phải chăng sống là tỏa sáng


Tôi là ai? Sự sống của tôi có ý nghĩa gì? Ba trăm năm nữa liệu có ai còn biết đến sự tồn tại của tôi
trên cõi đời này? Tên tuổi tôi, cuộc đời tôi có lẽ nào sẽ chìm khuất vào quên lãng? Có người hỏi
tôi rằng: Phải chăng, sống là toả sáng? Chao ôi! Chắc chắn sống là toả sáng.
Chúng ta nên hiểu “sống” ở đây theo nghĩa rộng. “Sống” không chỉ mang nghĩa sinh học, không
chỉ là sự tồn tại. Hơn nữa, nói một cách chính xác, chúng ta đang nói đến “sống” là tổng hoà tất cả
những hoạt động của con người với tư cách xã hội, là con người xã hội. Sự sống ấy gắn liền với
những giá trị người vì chỉ con người mới có kết cấu xã hội. Con người không chỉ tồn tại mà còn
“sống”, không chỉ có phần “con” mà còn mang tư cách “Người”.
Sự sống của muôn loài chỉ nhằm mục đích duy trì và phát triển nòi giống, sự tiến hoá, sự sống của
con người còn là vì chính mình, vì những lí tưởng cao cả. Chúng ta có ý thức về bản thân, về lẽ
sống, về giá trị cuộc đời của riêng mình. Nhưng nhất là chính ta hiểu rằng mình là một cá thể độc
đáo duy nhất trong vũ trụ. Toàn nhân loại không có một con người thứ hai giống hệt ta. Vậy nếu
như sự duy nhất ấy bị hoà tan đi thì ta còn ý nghĩa gì nữa?
Bất kể ai có ý thức sống đều muốn vươn lên những cái đẹp, cái thiện cao hơn, vươn lên trở thành
Con Người viết hoa. Mỗi người có một lối sống khác nhau, tuỳ theo mơ ước, khát vọng của riêng
mình. Cá nhân tôi cho rằng, sống đẹp là chưa đủ, con người cần phải sống “toả sáng”. Cố nhiên
sống đẹp thì mới có thể “toả sáng” nhưng “toả sáng” còn là sự khẳng định mình, làm cho mình
không bị quên lãng trong kí ức của mọi người. Trái ngược với sáng là tối. Cuộc đời như đêm tối
thì không ai thấy, do vậy mà không ai nhớ. Con người không chỉ cần “đẹp” mà còn là “đẹp theo
một cách riêng”.
Nói “toả sáng” là một cách diễn đạt rất giàu hình ảnh. Sự sống của ta có thể “toả sáng” được chắc
chắn phải có những phẩm chất. Đó là những nét đẹp được cả cộng đồng thừa nhận và khuyến
khích. Nói một cách cụ thể, trước khi muốn “toả sáng” thì phải “sống cho ra người”. Không thể là
một nhân cách lệch lạc, một đạo đức khuyết, một trí tuệ không đầy đủ. Con người trước khi vươn
tới cái đẹp, thì cần phải sống – như GS. Hoàng Ngọc Hiến nói – cho “hẳn hoi”. “Hẳn hoi” là một
từ rất Việt, khó có thể tìm một từ nào trong ngôn ngữ khác có ý nghĩa thật gần với nó. Nhưng
“hẳn hoi” không hề khó hiểu. Sống cho “hẳn hoi” chính là nền tảng cho sống “toả sáng”. Bản thân
sống hẳn hoi cũng có ánh sáng của nó, đó là ánh sáng của cốt cách vững vàng, của một con người
tuy không nổi trội nhưng “đẹp, đẹp hài hoà, đẹp cân xứng”. Có rất nhiều người không hiểu do vô
tình hay cố ý mà không sống “hẳn hoi” được: kẻ thì quá đề cao vật chất, sống không biết đến sự di
dưỡng tinh thần, người thì sống ảo tưởng, lấy điểm tựa siêu hình để bào chữa, cho rằng “nghèo”
mới giữ đạo đức thanh cao được.
Nhưng “toả sáng” không phải chỉ là “hẳn hoi”. Muốn “toả sáng” được nhất định phải có một thế
mạnh của riêng mình. Sở trường không thể làm nên toàn bộ giá trị của một người nhưng chính là
yếu tố khẳng định giá trị của con người. Muốn “toả sáng” trước hết phải có tài năng. Tài năng có
thể do bẩm sinh nhưng phần nhiều do rèn luyện mà có. Tài năng là khả năng làm những công việc
đạt được hiệu quả cao, vượt lên trên mức trung bình, thậm chí vượt lên trên người khác. Mỗi
người có một tài năng riêng, do vậy, tài năng chính là yếu tố khẳng định của mỗi người. Những
chiếc huy chương ở các kì thế vận hội chính là sự khẳng định của tài năng, đó là “toả sáng”.
Những thành tích, thành tựu cao không thể không có sự đóng góp của tài năng. Có người nói,
trong điểm mười tuyệt đối thì tám điểm là của sự cố gắng, nỗ lực, chỉ có hai điểm thuộc về năng
khiếu. Tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng xin bổ sung thêm, hai điểm của “năng khiếu” chính là
điểm chín và điểm mười. Nếu không có tài năng thì dù có nỗ lực đến đâu cũng chỉ là tối đa điểm
tám. Muốn có chín, có mười nhất thiết phải giỏi hơn người bằng cái tài. Trong một bài kiểm tra
hay trong cuộc sống, người được điểm mười là người “toả sáng”, được nhớ đến!
Tuy thế, sống là toả sáng không chỉ là vượt trội, là “vĩ đại” trong khoảnh khắc. Muốn sự sống của
mình thực sự toả sáng thì phải kiếm được điểm chín, điểm mười cho bài thi tốt nghiệp của cuộc
đời. Nghĩa là điểm mười được “chấm” cho cả đời người. Khẳng định được tài năng của mình là
toả sáng. Nhưng không phải chỉ mình ta mới có tài năng. Mà lịch sử lại thường chỉ ghi danh
những người tài giỏi bậc nhất. Do đó, muốn thực sự “toả sáng”, cần phải đẩy tài năng của mình
lên đỉnh cao nhất, luôn luôn phấn đấu vượt qua những người giỏi nhất. Để không chìm vào quên
lãng, không thể không biến mình thành số một hoặc ít nhất là nỗ lực để biến mình thành số một.
Điều đánh dấu sự trưởng thành cũng như khẳng định chính xác nhất một tài năng chính là những
thành tựu. Xét cho cùng thì lịch sử cũng chỉ đánh giá một tên tuổi dựa trên thành tựu. Những điều
ta làm được sẽ quyết định rằng ta có “toả sáng” hay không. Cuộc sống thường khắc nghiệt nhất ở
điều ấy. Cho dù ta nói rằng bản thân đã cố gắng hết mình, nhưng nếu kết quả là thất bại, anh vẫn
là kẻ thất bại. Nếu chỉ ôm ấp tài năng của mình, ngồi tự hào về nó trong buồn ngủ thì vĩnh viễn
không thể “toả sáng”. Để có được thành tựu lớn nhất của mình, con người cần phải hành động
quyết liệt.
Sự “toả sáng” của một người suy cho cùng cũng là để nhân loại không lãng quên mình. Do đó,
muốn thực sự “toả sáng” được, cần phải có những đóng góp vào cuộc đời chung. Sự sống về vật
chất của ta sau sinh, lão, bệnh ắt sẽ đến tử. Cát bụi lại trở về với cát bụi. Con người chỉ có thể bất
tử khi cuộc đời, sự nghiệp của mình ghim vào kí ức cộng đồng. Hơn thế nữa, khi con người chỉ
đặt mục tiêu sống vì mình, chúng ta sẽ không bao giờ tạo ra được một thành quả to lớn. Muốn có
thành tựu vĩ đại, phải hướng đến những lí tưởng phục vụ cho cuộc sống chung. Bên cạnh chất
“cao cả” của lí tưởng, một mục tiêu lớn mới có khả năng thúc đẩy con người phát huy hết năng
lực của mình, đạt được những thành tựu kì vĩ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ra đi từ bến Nhà Rồng
không có mục đích nào khác ngoài lí tưởng giải phóng cho dân tộc. Tôi cho rằng, Bác đã thành
công một nửa khi dám nghĩ, dám làm, dám đặt ra mục đích của một đời như vậy.
Có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng, cuộc sống vốn đã đẹp, được sống, được tận hưởng thế giới đã là
một điều may mắn và mãn nguyện. Nhưng trong chúng ta, bao nhiều người còn nhớ về cụ nội của
mình? Và bao nhiêu người sẽ được chắt mình nhớ tới? Chỉ trong vài thế hệ, cả một cuộc đời đã
chìm vào quên lãng. Cuộc đời tôi không thể như vậy!
Câu 2.
Người ta thường nói, văn học, nghệ thuật là địa hạt của cái đẹp. Biê-lin-xki cho rằng: “Cái đẹp là
điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật. Nếu thiếu cái đẹp thì không có, không thể có nghệ
thuật”. Vậy nhưng, trong lịch sử, ta thấy vẫn có những tác phẩm văn chương viết về cái xấu, cái
ác mà vượt qua thời gian và mọi sự sàng lọc để trường tồn. Sức sống của chúng minh chứng rằng
văn chương bao giờ cũng là địa hạt của cái đẹp, đẹp ngay cả khi đề cập đến cái tàn ác, xấu xa.
Đúng như ý kiến: “Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện
khát vọng về cái đẹp, cái thiện”.
Văn chương là nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Và “văn
học chân chính” phải là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện đời sống con người cũng như cái nhìn
sâu sắc, mới lạ của nhà văn về thực tại ấy. “Văn học chân chính” là chuyện đời, chuyện người,
chính xác hơn, là tình đời, tình người. “Cái ác, cái xấu”,… là những phương diện tiêu cực, có tác
hại xấu đến đời sống. “Cái đẹp, cái thiện” là những giá trị, những hiện tượng có tính thẩm mĩ cao
nhất, làm đẹp, làm “tốt” hơn cho con người cũng như xã hội. Nhận xét trên đã khẳng định một
quy luật của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung: Luôn luôn hướng tới cái đẹp. Ngay cả khi
viết về cái xấu, cái ác cũng phải là tạo “cớ” để thể hiện khát vọng vươn tới cái cao cả và đẹp đẽ,
để bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ của con người.
Phải thừa nhận rằng, trong lịch sử văn chương có những tác phẩm viết về cái đen tối, cái tiêu cực
nhưng vẫn có sức sống cao.
Trước hết, văn học phản ánh cuộc sống của con người. Các Mác quan niệm: “sự tồn tại của mọi
người chính là quá trình sống thực tế của họ”. Trong quá trình sống thực tế của xã hội có tồn tại
cái ác, cái xấu. Văn học, với tư cách là một hình thái ý thức, không bỏ qua sự “phản chiếu”, ghi
lại cuộc sống ở cả mặt bóng tối.
Mặt khác, theo nhà văn Nga M. Go-rơ-ki thì “văn học là nhân học”. Trong bản chất “nhân học”
ấy, văn chương chú ý tới thể nghiệm, khám phá con người tự nhiên, con người với những mong
muốn, khát vọng nhân bản cũng như những đặc trưng tâm lí bản năng. Không phải ngẫu nhiên mà
các sáng tác bị cho là “dâm” và “tục” của Hồ Xuân Hương có sức sống lâu bền đến vậy. Trong
con người ở góc độ “tự nhiên”, trong tính cách thiên nhiên của nhân loại cũng ẩn tàng mầm mống
của cái ác, cái xấu, của lòng đố kị, tính ích kỉ.
Vậy cái xấu, cái ác tồn tại trong văn chương là điều không thể phủ nhận. Nhưng không phải
không có một “chuẩn” nào cho những tác phẩm có giá trị thực sự.
Khi phản ánh những “góc khuất”, những phương diện tiêu cực của đời sống con người, để có
được những sản phẩm nghệ thuật chân chính, nhà văn phải đứng ở đỉnh cao của lí tưởng thẩm mĩ
để soi chiếu. Nhà văn lấy tâm hồn cao đẹp của mình để nhìn vào bóng tối, vạch trần nó, phán xét
nó. Bằng cái nhìn của lí tưởng thẩm mĩ, người cầm bút mới có được khả năng khai thác sâu sắc
cái xấu, cái ác. Hơn thế nữa, càng là những nhân cách cao cả, những tâm hồn cao đẹp, con người
ta càng nhạy cảm với cái đen tối, cái xấu xa. Vũ Trọng Phụng được giáo dục trong một môi
trường gia giáo mà người mẹ của ông đặt ra, bằng những tư tưởng Nho gia chặt chẽ. Do đó, không
ai phát hiện, nhìn thấu cái dâm, cái đểu, cái bịp bằng ông (cố nhiên cũng là cái “tạng” riêng của
nhà văn). Nhiều người khi đọc Nguyễn Huy Thiệp chế văn ông “ghê ghê” nhưng nhà văn này lại
có điểm tựa thẩm mĩ của mình, đó là thiên tính nữ (các nhân vật nữ của Thiệp hầu hết đều vô cùng
đẹp), là mối quan hoài, nỗi lòng xót xa trước cuộc đời.
Ở một góc độ khác, cần phải nhớ rằng, một trong bốn biểu hiện quen thuộc nhất của chủ nghĩa
nhân đạo (humanisme) là lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, lên thân
phận con người. Một trong những nội dung của chủ nghĩa này là phê phán cái xấu, cái ác. Những
tác phẩm văn chương chân chính thường không thể thiếu được sự kết tinh của chủ nghĩa nhân
đạo. Do vậy, nếu viết về cái xấu, cái ác cũng là để công kích nó. Quan trọng hơn, là thể hiện khát
vọng vệ cái thiện, cái đẹp.
Trong đời sống nói chung, cái đẹp và cái xấu, “ánh sáng” và “bóng tối” không phải bao giờ cũng
phân biệt rạch ròi. Chẳng những thế, con người có một đặc tính mà như Lép Tôn-xtôi gọi là tính
“lưu luyến” (fluidité). Khi thông minh, khi lại ngu dốt, khi mạnh mẽ, khi lại yếu đuối, khi ác, khi
thiện… Chính con người cần đến văn chương để bồi đắp lí tưởng thẩm mĩ, dùng cái nhìn của văn
học để nhận thức, phân biệt thiện – ác, tốt – xấu. Quan trọng hơn, văn nghệ, văn học giúp người ta
ghét cái ác, yêu cái thiện, ghê cái xấu, mến cái tốt. Hoặc bằng thái độ phê phán hoặc châm biếm,
có khi cả hai, văn chương giúp con người ta tránh xa cái xấu, vươn tới cái đẹp, cái thiện.
Có thể nói, văn chương chân chính từ xưa đến nay, ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ
nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện. Trong văn học Việt Nam, từ truyện cổ tích, từ ca
dao đến thơ ca ngày nay đều mang đặc tính ấy. Truyện Tấm Cám xây dựng hai tuyến nhân vật đối
lập thuộc hai thái cực hoàn toàn trái ngược nhau. Mẹ con Cám là các nhân vật phản diện, là hiện
thân của cái ác. Ở đây, tác giả dân gian khai thác, thể hiện sự tăng tiến của cái ác. Từ việc đối xử
không công bằng với Tấm đến những âm mưu và hành động hãm hại Tấm, thậm chí lấy mạng cô
Tấm. Chính sự gia tăng tội ác này mới là đáng sợ. Qua quá trình gia tăng ấy, tác giả dân gian
muốn hình thành ở người đọc sự căm ghét và phản đối ngày một quyết liệt hơn. Quan trọng hơn,
khát vọng về cái đẹp, cái thiện được đề cao. Cụ thể qua hai tình tiết. Thứ nhất, mặc dù mẹ con
Cám hết lần này đến lần khác hãm hại Tấm, thậm chí ngày một tàn độc hơn, cô Tấm vẫn bền bỉ,
vẫn tiếp tục hoá thân để chuẩn bị cho sự trở lại. Nhân dân thể hiện niềm tin vào cái đẹp, cái thiện,
công lí. Rằng chúng là bất diệt, cái ác không bao giờ chiến thắng được hoàn toàn cái thiện. Thứ
hai, với sự “lên ngôi” của cô Tấm và việc mẹ con Cám bị trừng phạt, tác giả dân gian thể hiện
khát vọng về chiến thắng cuối cùng của cái đẹp, cái thiện cũng như sự diệt vong của cái ác, cái
xấu! Mặc dù trong phần lớn câu chuyện, cái ác, cái xấu liên tục thắng thế, chèn ép cái thiện, cái
đẹp. Nhưng khi truyện kết thúc, độc giả vẫn hài lòng với sự bất diệt tất yếu của cái đẹp.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có hai tuyến nhân vật. Một bên là Thuý Kiều, Kim
Trọng, Từ Hải, bên kia là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Ung, Khuyển,… Cuộc đời Kiều long
đong, lận đận, tủi nhục, đau khổ vô cùng cũng là do sự vô nhân tính, độc ác của một loạt những kẻ
xấu. Mối tình với Kim Trọng tan vỡ, Từ Hải bị hại, Kiều phải hứng chịu “biết bao gió dập sóng
dồi”. Bằng bản Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du lên án xã hội phong kiến và những thối nát,
xấu xa của nó, bày tỏ lòng đồng cảm, xót thương với con người tài hoa, bạc mệnh. Bất cứ ai cũng
không khỏi day dứt trước sự thiếu công bằng mà xã hội phong kiến dành cho người phụ nữ mà
nhất là người phụ nữ tài hoa. Khát vọng về cái thiện, cái đẹp đã góp phần giúp cho đại thi hào
Nguyễn Du có được một cái nhìn vô cùng nhân văn. Cái nhìn ấy thể hiện qua câu nói của Kim
Trọng:
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
Nguyễn Du khẳng định, sau bao nhiêu tủi cực, khổ nhục, Kiều vẫn đẹp, đẹp viên mãn. Thậm chí,
Kiều còn đẹp hơn xưa, cái đẹp của Kiều “hơn mười rằm xưa”.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu ra đời năm 1983, trong thời
kì văn học Việt Nam đang bắt đầu chuyển mình. Từ quỹ đạo chiến tranh, đời sống trở về nhịp độ
hoà bình. Truyện viết về đời sống của những người lao động nghèo thời kì đất nước mới ra khỏi
lửa đạn. Trong giai đoạn ấy, bóng đen thực dân, đế quốc đã không còn, nhưng lại có những bóng
đen khác đang đè nén con người.
Nhà nhiếp ảnh Phùng tận mắt chứng kiến cảnh một người chồng đánh vợ mình bằng chiếc thắt
lưng một cách tàn bạo. Lão chồng quật liên tiếp vào lưng vợ, vừa đánh vừa nghiến răng ken két,
vừa đánh vừa nguyền rủa: “Mày chết đi cho ông nhờ! Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.
Nhưng không phải chỉ một lần, người đàn bà còn bị đánh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một
trận nặng”.
Điểm sâu sắc của Nguyễn Minh Châu là cắt nghĩa, lí giải cái ác này. Cụ thể, tác phẩm, nhà văn
đưa ra ba lí do. Thứ nhất là cái khổ. Có những “vụ bắc”, cả gia đình “toàn ăn cây xương rồng luộc
chấm muối”. Chính người vợ nói rằng cứ khi nào cảm thấy khổ quá là lão lôi chị ra đánh. Thứ hai
là sự bế tắc. Vì không biết giải quyết cái khổ thế nào nên lão đàn ông phải tìm cách giải toả. Đánh
vợ như một sự giải toả đối với anh ta. Như những người khác thì uống rượu. Nhưng uống rượu
cũng chỉ là sự bế tắc. Quan trọng nhất là lí do thứ ba này: sự u mê về ý thức làm người. Trong
hoàn cảnh gian khổ khó khăn, đáng ra cả gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc – lẫn nhau. Đằng
này họ lại hành hạ nhau. Bởi gã đàn ông đó cả đời lênh đênh trên biển, xa cách khỏi xã hội, hắn
không hiểu thế nào là sống cho ra người. Từ sự cắt nghĩa, lí giải đó, Nguyễn Minh Châu đề nghị
một cái nhìn thẳng thắn vào tình trạng xã hội. Qua đó, thể hiện mong muốn cải tạo đời sống con
người, trước hết là làm cho no ấm đời sống vật chất. Sau đó là hướng đời sống tinh thần đến cái
thiện, cái đẹp.
Có thể nói văn học viết về cái xấu, cái ác còn là trên góc độ những nạn nhân của chúng. Tức là
khai thác mâu thuẫn giữa cái đen tối và cái tốt đẹp cũng như với thân phận con người. Từ việc chỉ
ra cái xấu, cái ác và sự xâm hại của nó đến cái đẹp, đến những giá trị cao cả, văn học đem đến cho
con người cảm nhận về cái bị (tragic). Cái bị cũng hướng tâm hồn con người đến cái đẹp, cái
thiện. Và cũng như Arít-xtốt nói, có khả năng “thanh lọc” (catharsis) tâm hồn con người. Ông viết
trong Thi học: “…với những tình tiết làm thức tỉnh tình thương và sự sợ hãi, và qua đó, thực hiện
sự thanh lọc đối với những cảm xúc ấy”.
Từ góc độ mĩ học, có thể nhìn nhận cái xấu, cái ác như những phạm trù thẩm mĩ cục bộ – với cái
đẹp – mang ý nghĩa khái quát, là hạt nhân của mĩ học, cái mà để chính xác nên gọi là cái thẩm mĩ
(aesthetic). Có thể nói, cái xấu, cái ác cũng là một phần tạo nên cái thẩm mĩ, là một biện chứng
của cái đẹp (cục bộ). Do đó hoàn toàn có thể xuất hiện trong nghệ thuật.
Cố nhiên, nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện, Nếu viết
về cái tiêu cực mà không có điểm tựa lí tưởng thẩm mĩ và nhất là định hướng thẩm mĩ, tác phẩm
sẽ rơi vào chủ nghĩa tự nhiên hoặc chủ nghĩa dung tục. Chức năng thẩm mĩ là chức năng quan
trọng nhất của văn chương, nó làm cho nghệ thuật trở thành hoạt động tinh thần không thể thay
thế được.

TRẠM VĂN số 17: HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CHÍNH MÌNH


“Ta là ai, trong ngày dài vụt tắt
Đợi hoang vu nhận rõ nét con người
Ta là ai, suốt một đời mơ ước,
Tìm kiếm mình trong khám phá xa xôi…”
(Ngọc Mai)
“Cuộc thám hiểm vĩ đại nhất là cuộc khám phá ra hai tiếng CON NGƯỜI.”, hành trình gian nan
nhất là hành trình tìm ra mỗi con người trong hai tiếng CON NGƯỜI ấy. Mà như một ý kiến,
rằng: “ Hành trình tìm kiếm chính mình là hành trình gian nan nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Đó là con đường quanh co, gấp khúc, nhiều ngã rẽ, có những đoạn phải chạy hết tốc lực, lại có
những điểm dừng, thậm chí phải lùi lại; phải quan sát xung quanh và soi chiếu mình mới mong
tìm được.”.
Khi lớn lên và dần có ý thức về cuộc đời và con người, về sự tồn tại của bản thân, chúng ta bắt
đầu trăn trở, tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Mình là ai? Mình tồn tại giữa đời vì lẽ gì?”. Câu hỏi ấy
dẫn chúng ta vào một hành trình tìm kiếm mang tên: Chính mình. Nói đến tính chất hành trình,
tức là nói đến độ dài về thời gian, độ dày của thử thách, độ rộng mở của những gian truân. “Hành
trình tìm kiếm chính mình là hành trình gian nan nhất trong cuộc đời mỗi con người.”. Nói như
vậy là bởi “Đó là con đường quanh co, gấp khúc, nhiều ngã rẽ; có những đoạn phải chạy hết tốc
lực, lại có những điểm dừng, thậm chí phải lùi lại, quan sát xung quanh và soi chiếu chính mình
mới mong tìm được.”. Lấy hành trình tìm kiếm chính mình so sánh với hình ảnh một con đường,
đã thể hiện được đầy đủ tính chất của “công cuộc” gian nan ấy: đó là một hành trình nhiều thử
thách, khó khăn, với những chướng ngại vật ngáng đường, bão giông chắn lối, mà chúng ta, trên
“con đường” ấy, phải biết chạy – đi – đứng – lùi… tìm cho mình một tâm thế phù hợp để “chiến
đấu”. Những “quanh co”, “gấp khúc” đòi hỏi ta phải có sức bền, quyết tâm, nỗ lực và sức mạnh để
vượt qua; những “ngã rẽ” yêu cầu ta phải có trí tuệ vững vàng để lựa chọn sáng suốt. Ý kiến đề
cập đến con đường gian truân để tìm kiếm chính mình của mỗi chúng ta.
Vì sao chúng ta lại phải đi tìm kiếm chính mình? Có nghĩa là chúng ta phải khám phá, phải tìm
hiểu, phải nhận thức về chính bản thân ta. Mỗi chúng ta là những “tiểu vũ trụ” dẫu bé nhỏ trong
hình thái nhưng không hề giản đơn trong tâm hồn và trí tuệ. Bởi lẽ giới hạn của con người chính
là không giới hạn. Đã có biết bao giới hạn được xóa nhòa để những kỉ lục mới liên tiếp được xác
lập. Người chạy nhanh nhất, người bơi giỏi nhất, người có tầm ảnh hưởng vĩ đại nhất thế kỷ,... rồi
một ngày cũng sẽ bị thay thế bởi những cái tên khác. Và chúng ta đều khao khát hướng đến một
ngày nào đó những đỉnh cao vinh quang ấy sẽ khắc tên chúng ta. Vậy thì ta phải bắt đầu từ những
việc nhỏ nhất là tìm kiếm chính mình.
“Cuộc sống vốn đa sự, con người thì đa đoan.”, phức tạp, rắc rối và đầy mâu thuẫn. Có “ai mãi là
mình như thuở xa xưa”? Chúng ta thay đổi từng ngày, kể cả về thể xác lẫn trí tuệ. Nhưng chúng ta
sẽ mãi là mình như “thuở xa xưa” nếu không tìm được cho mình những mục đích sống, lí tưởng
sống, những mục tiêu rõ ràng trong cuộc đời. Chúng ta chỉ thật sự sống khi có ước mơ, hoài bão,
khát khao cháy bỏng trong tim và có ít nhất một nguyện vọng để theo đuổi. Có hai ngày quan
trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta, theo quan niệm mới của giới trẻ bây giờ, để tiếp cận với
thế giới 4.0: đó là ngày chúng ta sinh ra và ngày chúng ta khẳng định chính mình. Khi bạn đọc
những dòng này và tôi viết những con chữ này, tức là ngày đầu tiên trong hai ngày quan trọng
nhất của cuộc đời chúng ta đã trôi qua… Vậy ngày còn lại thì sao? Chúng ta phải làm thế nào để
có được ngày thành công, hạnh phúc ấy?
Hành trình tìm kiếm chính mình là hành trình sống với những ước mơ, hoài bão, với con người
thật, con người trinh nguyên từ tận đáy lòng chúng ta. Nó nhiều “quanh co, gấp khúc”, nhiều khó
khăn, trở ngại. Kình ngư Nguyễn Hồng Lợi từng bị cụt cả hai chân, mất một bên tay phải, là một
nạn nhân của chất độc màu da cam trước khi đến với “đường đua xanh”, Nguyễn Thị Ánh Viên
từng là một cô gái ốm yếu, không có thể lực, được đánh giá là “chuyên môn chưa vững” trước khi
trở thành “cô gái vàng” của làng bơi Việt Nam. Jack Ma từng trượt tiểu học, trung học, đại học; bị
từ chối đơn xin việc đến 24 lần trước khi trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Tổng thống Nga
Putin từng bị từ chối 10 lần khi nộp đơn vào Ủy ban An ninh quốc gia KGB, đến khi được nhận
vào ông vẫn phải thực tập thêm 10 năm nữa. Và ông có gì? Hơn 20 năm nền tảng để trở thành
“người chèo lái” nước Nga phát triển cường thịnh suốt hai thập kỷ. Những “quanh co, gấp khúc,
nhiều ngã rẽ” ấy chính là cái bản lề nền tảng để con người ta vươn lên phát triển nếu như họ biết
vượt qua những sàng lọc của tấm lưới đớn đau mà đầy vinh quang ấy!...
Chúng ta vẫn biết trước khi đến với Đảng, với Bác Hồ, với nhân dân, Tố Hữu cũng đã từng:
“Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước,
Chọn một dòng hay để nước trôi?”
Để rồi cuối cùng, ông đã sáng suốt theo Đảng, trở thành “con của vạn nhà”, “em của vạn kiếp
phôi pha”, “anh của vạn đầu em nhỏ”, trở thành một người chiến sĩ Cộng sản kiên trung, dũng
cảm, góp phần vào công cuộc thống nhất nước nhà – là “cánh chim đầu đàn”, “lá cờ đầu tiên đỏ
chói” của thi ca Cách mạng Việt Nam. Huê-minh-uê, nhà văn Mĩ 2 lần nhận giải Nobel Văn
chương, ông cũng từng đứng trước nhiều lựa chọn như thế: trở thành một nhà văn – cây bút đi
theo xu hướng cách tân, lạ hóa của văn học đương thời hay “bỏ bút đi”? Bởi là nhà văn của một
“thế hệ mất mát”, ông hiểu văn chương có hoa mĩ, ngôn từ có trang trọng đến đâu cũng không
thấm được máu và nước mắt, lau khô được những bi kịch, băng bó được những vết thương mà
chiến tranh gây ra cho con người. Ông tìm về với chính mình sau bao đêm trằn trọc, về với lối viết
giản đơn, chân thực, về với “tảng băng trôi” – một gợn mà trăm suy. Chính điều ấy đã giúp ông có
được thành công, nổi lên như một hiện tượng của văn học Mỹ hiện đại.
Vấn đề đặt ra là: đó không phải là hành trình ấy có tính chất như thế nào, gian nan hay trải đầy
hoa hồng, mà là tâm thế của chúng ta khi đối mặt với hành trình tìm kiếm chính mình ấy. Thái độ
quyết định tất cả, tâm thế vững vàng sẽ giúp ta làm chủ hoàn cảnh và đi đến thành công. “Chúng
ta không thể chọn chiến trường chiến đấu nhưng có thể chọn tâm thế khi ra trận.”. Quan trọng là
chúng ta phải biết khi nào cần chạy thật nhanh, tăng tốc, dùng hết sức lực, khi nào cần đi chậm lại,
thậm chí là dừng lại, lùi lại, để biết mình đang ở đâu, người đang ở vị trí nào?...
Có một Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhanh nhạy và tỉnh táo trong chiến lược tấn công, nhận ra
rõ tình hình và lực lượng ta - địch, đổi chiến thuật từ “đánh nhanh tiến nhanh” sang “ đánh chậm
tiến chắc” làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử: lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu. Có
một Thiên Hoàng Minh Trị nhận thức rõ sự lạc hậu, tụt hậu, kém phát triển của Nhật Bản ở thế kỉ
XIX, nhận ra nhân tố con người là quan trọng nhất chứ không phải địa lí, nền văn hóa mới là số
một để thực hiện cuộc Duy Tân Minh Trị, đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sau 30
năm, đến năm 1905, trở thành cường quốc châu Á – từ chính bàn tay của con người Nhật Bản. Đó
có thể xem như một hình mẫu của hành trình: Nhật Bản tìm kiếm chính mình sau chiến tranh với
không gì ngoài đổ vỡ và mất mát.
Hành trình tìm lại chính mình còn là hành trình đấu tranh và tự đấu tranh để được là chính mình.
Như Hoa hậu chuyển giới Thế giới Hương Giang đã đấu tranh 20 năm cuộc đời để trở về với giới
tính và con người thật của bản thân, như Lê Hương Giang – nữ MC khiếm thị đầu tiên của Đài
truyền hình Việt Nam từng bị mọi người nói là “không thể đến với truyền hình, chứ chưa nói gì là
dẫn chương trình”, nhưng đam mê MC – được cất lên giọng nói của mình trong cô đã thôi thúc cô
quyết tâm, cố gắng, không ngừng nỗ lực để hiện tại, Hương Giang đã thành công, được sống với
ước mơ, hoài bão của mình!
Chàng trai Việt Trần Đặng Đăng Khoa cũng mất đến 18 năm để có thể được sống với sở thích đi
phượt vòng quanh Thế giới, khi mà trước đó, anh cảm thấy mình như bị nhấn chìm trong núi công
việc, trong những xô bồ của cuộc sống thường ngày. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh phải đến năm 40
tuổi mới có được huy chương – chiến tích rực rỡ đầu tiên trong cuộc đời. Đằng sau đó là biết bao
lần tăng tốc, bao lần dừng lại, bao lần vấp ngã, bao lần đau đớn,…
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hành trình tìm kiếm chính mình càng khó khăn hơn bởi cuộc
sống xô bồ, ồn ã; bởi những bon chen, hối hả, và con người ta dễ đánh mất mình – con người thật
của mình với những khát khao, hoài bão. Lại có những người chưa từng sống là mình, chưa từng
lên lịch trình cho một chuyến đi tìm mình của cuộc đời mà ngày đêm nương nhờ, sống “ký sinh”
vào người khác. Mặc cho cuộc đời trôi đi, trôi đi…
Dẫu biết, hành trình tìm kiếm chính mình gian nan, nhưng nếu không dấn thân, ta sẽ mãi chỉ là
một xác thể đang dần tàn lụi, không nhựa sống, không tin yêu. Chỉ khi tìm được chính mình, bạn
và tôi, chúng ta, mới có thể hạnh phúc, như bé Bôm (con trai diễn viên Quốc Tuấn), dù em bị mắc
bệnh xương cứng sớm cục bộ (APERT) với bao đau đớn, phải phẫu thuật bao lần nhưng khi cất
lên tiếng đàn, bản nhạc, em vẫn luôn nở nụ cười thật tươi!
Thanh xuân chỉ đi một lần rồi mất. Cuộc đời chỉ đến một lần rồi qua. Hãy sống sao để mai này
nghĩ lại, chúng ta có thể có được những an yên trong lòng, rằng: mình đã từng sống một cuộc đời
như thế, dù tàn phai cũng đã từng rực rỡ!

"Câu 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Người xưa có câu: "Hữu xạ tự nhiên hương". Quan điểm trên gợi cho anh/chị suy
nghĩ gì về việc xây dựng hình ảnh bản thân trong cuộc sống hiện nay.

"Picasso từ ng là mộ t họ a sĩ vô danh. Ông đã dùng 15 đồ ng bạ c cuố i cùng trong


túi để thuê sinh viên dạ o quanh hàng tranh và hỏ i: "Ở đây có bán tranh củ a
Picasso không?". Sau đó chưa đầ y mộ t tháng, tên tuổ i ông lan khắ p Paris và ông
trở nên nổ i tiếng. Câu chuyện này củ a Picasso ngày nay đượ c ngườ i ta lan
truyền như mộ t bài họ c điển hình củ a việc quả ng bá và truyền thông thương
hiệu cá nhân, nhưng liệu có mâu thuẫ n vớ i quan điểm "Hữ u xạ tự nhiên hương"
củ a ngườ i xưa hay chă ng?

Như chấ t xạ mang trong mình hương thơm đặ c biệt thì ắ t sẽ tự lan tỏ a và thu
hút xung quanh; mỗ i ngườ i nếu mang trong mình giá trị riêng, tư chấ t riêng thì
ắ t sẽ đượ c công nhậ n, mộ t cách tự nhiên không gượ ng ép.

Nikola Tesla chưa từ ng phả i tự nhậ n mình là "cha đẻ củ a công nghệ thờ i hiện
đạ i", nhưng cả thế giớ i đều mệnh danh nhà bác họ c này như thế vì nhữ ng phát
minh đi trướ c thờ i đạ i củ a ông. William Shakespeare có thể sẽ chỉ mãi là mộ t
chân nhắ c tuồ ng hoặ c mộ t diễn viên vô danh trong nhà hát, nếu không tài tình
sáng tác nên nhữ ng tác phẩ m vừ a kịch tính, vừ a sâu sắ c phả n ánh đượ c khủ ng
hoả ng củ a thờ i đạ i, để trở thành mộ t nhà soạ n kịch danh tiếng. Dù trong bấ t kì
lĩnh vự c nào, khi mỗ i chúng ta hoàn thành đượ c trách nhiệm và bổ n phậ n củ a
bả n thân, đó đã là điều quý giá vô cùng. Khi ấ y, ta đã vô hình trung kiến tạ o nên
mộ t giá trị nhấ t định. Mà đã là giá trị, tự nhiên sẽ tỏ a sáng mà chẳ ng cầ n bấ t kì
ánh đèn sân khấ u nào.

Tậ p trung vào việc phát triển bả n thân, tự khắ c cái "tôi" củ a ngày hôm nay sẽ
khác vớ i cái "tôi" củ a ngày hôm qua, có thể trưở ng thành hơn, nhiều trả i
nghiệm hơn. Cũ ng giố ng như mỗ i ngày bướ c lên mộ t nấ c thang mớ i, bạ n sẽ bướ c
đến mộ t đỉnh cao mà không cầ n phả i giớ i thiệu, ngườ i ta cũ ng biết bạ n là ai. Còn
khi sự tậ p trung củ a chúng ta bị phân tán vào việc "làm sao để đượ c nhiều ngườ i
biết đến hơn?", "làm sao để trở nên nổ i tiếng?", để rồ i bấ t chấ p tấ t cả mà đánh đổ i
sự nổ i lên nhấ t thờ i củ a mình bằ ng nhữ ng tai tiếng còn lạ i mãi về sau. Thì khi
ấ y, giá trị ở đâu ta đã kiến tạ o? Trướ c khi đặ t ra câu hỏ i trách móc rằ ng sao cuộ c
đờ i bạ c bẽo quá, không cho mình nổ i mộ t sự công nhậ n, thì hãy tự hỏ i lạ i chính
mình đã làm đượ c nhữ ng gì để đòi hỏ i mộ t sự ghi công?

Song, trong mộ t thờ i đạ i bùng nổ và cạ nh tranh thông tin, thờ i đạ i mà bấ t kỳ cái


gì cũ ng cầ n đượ c quả ng cáo rầ m rộ và nhờ truyền thông để nâng tầ m giá trị, thì
liệu "hữ u xạ " có còn "tự nhiên hương", liệu cứ hoàn thiện bả n thân là sẽ tự thu
hút nhữ ng cơ hộ i? Nhiều ngườ i chắ c hẳ n sẽ trả lờ i rằ ng: Không! Đã qua rồ i cái
thờ i mà "tiếng lành đồ n xa", tỏ a hương ngồ i chờ ong bướ m đến. Thờ i đạ i hiện
nay vớ i nhữ ng sự thay đổ i chóng mặ t đòi hỏ i chúng ta phả i chủ độ ng và hành
độ ng quyết liệt chứ chẳ ng thể "há miệng chờ sung". Ngườ i ta chẳ ng còn ngạ c
nhiên vớ i nhữ ng thương hiệu toàn cầ u vẫ n ngày ngày quả ng cáo và phủ sóng
trên khắ p các kênh truyền thông, từ truyền hình đến mạ ng xã hộ i…

Quả thự c, vậ t đổ i sao dờ i, thờ i thế thay đổ i đã là quy luậ t tấ t yếu. Nhưng thờ i thế
không phả i là cái cớ cho việc gồ ng mình xây dự ng hình ả nh cá nhân mộ t cách
giả tạ o, rồ i tự an ủ i rằ ng ngày nay phả i làm thế cho hợ p thờ i.

Quả thự c, số ng là không chờ đợ i, là chủ độ ng nắ m bắ t cơ hộ i cho chính mình.


Nhưng số ng chủ độ ng cũ ng chẳ ng phả i cái cớ cho sự vộ i vã và nóng lòng muố n
thành công sớ m, để rồ i bấ t chấ p đố t cháy giai đoạ n, ngụ y tạ o và giả dố i.

Đừ ng vộ i vin vào câu chuyện củ a Picasso để ngụ y biện rằ ng, không tự quả ng bá
mình thì sẽ chẳ ng ai biết đến. Vì trướ c khi nghĩ đến chuyện tự truyền thông,
Picasso cũ ng phả i vẽ nhữ ng bứ c họ a, dấ n thân vào nghệ thuậ t sáng tạ o, cũ ng
phả i có mộ t giá trị nào đó để đem đến cho ngườ i. Và mọ i sự ghi nhậ n, nể phụ c
đều trên nền tả ng củ a cái chấ t rấ t riêng mà chúng ta có, chứ không phả i qua
việc "gióng trố ng khua chiêng" cho mộ t bả n sao nhạ t nhòa hoặ c phô trương cho
sự dị biệt lố lă ng.

Xây dự ng hình ả nh bả n thân trong cuộ c số ng hôm nay là cầ n thiết. Nhưng linh
hồ n củ a việc tạ o dự ng hình ả nh ấ y là cái chấ t bên trong, cái giá trị mà chúng ta
có, chứ chẳ ng phả i mộ t cái vỏ rỗ ng tuếch. "Hữ u xạ tự nhiên hương" vẫ n đúng, vì
bứ c thông điệp quan trọ ng nhấ t trong quan niệm này củ a ngườ i xưa là hướ ng
mỗ i con ngườ i đến sự phát triển và hoàn thiện bả n thân mình, tậ p trung nâng
tầ m giá trị mình bằ ng chính cách mình số ng và cách mình ứ ng xử . Và "tự nhiên
hương" giố ng như quả ngọ t cho quá trình đi tìm phiên bả n hoàn hả o nhấ t củ a
chính mình, cũ ng là mộ t sự lự a chọ n. Chúng ta có thể chọ n "tự nhiên hương",
cũ ng có thể chọ n chủ độ ng truyền thông thương hiệu cá nhân, chỉ cầ n có điều
cố t lõi là "hữ u xạ " thì mọ i con đườ ng đều là đáng quý.

Nhìn lạ i lờ i nhậ n xét củ a Einstein dành cho vua hề Charlot: "Ngài chỉ diễn câm
thế mà mọ i ngườ i trên thế giớ i đều hiểu. Ngài chắ c chắ n sẽ trở thành mộ t nhân
vậ t vĩ đạ i". Phả i chă ng, cũ ng vì thế chúng ta càng có thể có niềm tin rằ ng: Chỉ cầ n
mình thự c sự là ánh sáng, thì mình ắ t sẽ tỏ a sáng…"

P/s: Từ ng là họ c sinh thi HSG Quố c gia, nhưng nhìn thấ y đề thi vẫ n muố n nói
mộ t cái gì đó. Bài viết này chỉ mang tính đưa ra suy nghĩ cá nhân, có thể nhiều
chỗ khiến mọ i ngườ i hoài nghi hay tranh cãi, nhưng rấ t mong nơi này giố ng
như bứ c "Trườ ng họ c Athens" củ a Raffaello, là nơi để tranh biện, luậ n bàn kiếm
tìm chân lý, chứ không phả i so sánh hơn thua đúng sai trái phả i!".

You might also like