You are on page 1of 3

ĐỀ 1

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận


Câu 2:  Ba kẻ thù mà trong cuộc đời mỗi con người cần phải tiêu diệt là: do dự, nghi ngờ và sợ hãi
Câu 3: “Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải
cực kì can đảm”
Biết rằng sự quen thuộc và lặp đi lặp lại khiến con người có cảm giác an toàn và yên tâm,
nhưng để biết được khả năng và quyết định rõ ràng cho bản thân ở tương lai ta cần dám gạt bỏ
những lo lắng, do dự, sợ hãi để bức qua ranh giới bản thân bởi “Tin rằng bạn có thể làm một điều gì
đó đồng nghĩa với việc bạn đã đi được nửa đường đến đó”. Thêm vào đó, không phải ai cũng đã có
kĩ năng này từ trước mà cần biết cách cố gắng, luyện tập từ những điều nhỏ nhất như đặt mục tiêu,
dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu mình đặt ra, dần dần nó sẽ trở thành thói quen và tính cách của mỗi
người.
Câu 4: “Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn là cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi
chùn bước”
Câu nói trên có ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn với mỗi người. Bởi thất bại chẳng phải thứ gì
quá đáng sợ, hai từ “giá như” mới thực sự là nỗi ám ảnh.Cá nhân thất bại có hai mặt, tuy đem lại nỗi
buồn và sự thất vọng ban đầu, nhưng nó lại là điều tất yếu và quan trọng khi con người bước vào
đời để từ đó rút ra những bài học giá trị cho bản thân. Dần dần mới nghiệm ra và sửa chữa, cố gắng
không lặp lại những sai trái ấy nữa. Hãy làm khi có cơ hội vì cơ hội sẽ không quay trở lại khi bạn dã
đánh mất do chần chừ và sợ hãi, chỉ khi hành động bạn mới thấy kết quả thực sự của nó là như nào,
đừng đoán già đoán non rồi để bị sự do dự đánh bại. Biết đâu hành động của bạn chẳng phải thất bại
mà “Bỏ cuộc là thất bại lớn nhất.”

ĐỀ 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2: Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu
thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai
trái của những người trong gia đình mình.
Câu 3: “Giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình
mình”.
Nếp nhà không chỉ là sự yêu thương, nhường nhịn, bảo ban những điều tốt đẹp của những người
trong gia đình mà còn là cách ứng xử với xã hội. Nếp nhà hình thành nhân cách của con người, giữ
được nếp nhà là giữ được nhân cách của con người. Từ nhân cách tốt đẹp ấy con người có thể đem
ra ứng xử trong cuộc sống góp phần tạo nên văn minh cho xã hội. Bởi xã hội được xây dựng nên từ
nhiều gia đình do đó ta có thể coi gia đình như là tế bảo trong cơ chế của xã hội to lớn.Vun vén
riêng hành động mang tính ích kỉ chỉ biết thu nhặt những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình mà
nghĩ rằng chẳng cần quan tâm tới lợi ích và điều tốt đẹp đến với xã hội cộng đồng ngoài kia, từ đó
trở nên vô trách nhiệm và ích kỉ, tạo ra nhiều tệ nạn, cám dỗ trong đời sống xã hội.Do đó ta cần hiểu
rộng lớn hơn rằng giữ nếp nhà là giữ điều tốt đẹp, đúng đnắ chứ không phải hành động mang tính
ích kỉ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình mà không chú tâm đến lợi ích của
cộng đồng.
Câu 4: “Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình”
Mỗi con người được sinh ra vfa lớn nên từ cái nôi là gia đình, từ từ họ mới phát triển và đi
vào cuộc sống xã hội phức tạp và khó khăn. Không nói quá khi tình trạng của xã hội là sự kết tụ của
nhiều gia đình. Gia đình bao gồm các thành viên, mỗi thành viên cũng chính là một công dân. Khi
gia đình có nền tảng tốt, có những thành viên ưu tú thì xã hội sẽ phát triển tốt đẹp. Ngược lại, nếu
gia đình đi xuống thì xã hội cũng sẽ kém phát triển, tụt lùi.Nói như thế để thấy rằng, sự giáo dục và
dạy dỗ từ trong gia đình và trường lớp là cốt lõi của một xã hội văn minh, phát triển, tốt đẹp.

ĐỀ 3:
Câu 1: Biểu cảm
Câu 2: Người ở đây chỉ nhân dân
Câu 3: Điệp cấu trúc “cho tôi”
- Tác giả đã nhấn mạnh những thứ mà nhân dân tác giả cho mình “gương mặt”, “tiếng hát”,
“sức vóc bàn tay”...
- Bày tỏ sự lòng biết ơn chân thành tới đất nước thân thương vì đã ban tạo và cho ông những
cảnh sắc xinh đẹp đồng thời cho ông những thứ tốt đẹp nhất
- Tạo nhịp điệu cho câu thơ, giúp bài thơ thêm hài hòa, cân đối, nhịp nhàng
- Nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình gợi cảm.
Câu 4: “Tôi tìm đời trng số phận .... vui sướng của người thôi”
- Tìm thấy sự đồng cảm, sự thấu hiểu, chân lý cuộc đời của tôi từ trí tuệ nhân dân, người xung
quanh.
- Những điều đẹp đẽ, tinh túy, cảm xúc của cá nhân được tìm thấy và kết tinh từ nhiều người
“biển người” mà ra
- Những câu thơ cho thấy tình cảm chân thành, trong sáng, mahj mẽ nhất của chính tác giả gửi
gắm tới nhân dân và đất nước và từ đó ta thấy tác giả đang ngầm gắn số phận của cá nhân
chính bản thân vào với sô phận của đất nước, non sông.
- Sự giao thoa cảm xúc, nềm vui nỗi buồn, hạnh phúc với nhân dân, hay chính tác giả cũng
nhìn thấy sướng khổ từ nhân dân.

ĐỀ 4:
Câu 1: 2 hình ảnh cho thấy sự gắn bó giữa con người với quê hương trong đoạn (1): gió, cát
Câu 2:
Ngọn gió bỏng, cát khô cằn nói lên những khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên. Nỗi nhớ,
yêu thương là tình cảm cảm xúc của con người. Câu thơ đã khái quát một quy luật, một triết lí: Qua
thời gian sống sẽ nhận ra trong cái khắc nghiệt, khô cằn là nét đẹp riêng của quê hương; sẽ có nhiều
kỉ niệm không thể quên; tình cảm nảy nở giữa người với người. Qua đó thể hiện cách xa thì nhớ
nhung da diết, chỉ mong được trở lại; ở gần thì thấy yêu thương cảnh sắc, con người; luôn tự hào
hãnh diện mình là người con của quê hương đất nước này. Đồng cảm với sự vất vả, gian lao của bao
người; gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với nhau để thích nghi, vượt lên gian khó Ra
sức chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước vẹn tròn ; lao động dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc
bền vững đến mai sau .
Câu 3:  Biện pháp liệt kê “giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt”, “một màu xanh,một rừng cây trĩu
quả trên cành”
- diễn tả sự gắn bó của tác giả với quê hương và thể hiện niềm tin vào tương lai của tác giả từ
những chi tiết nhỏ, màu sắc và hành động mà ông sẽ làm cho quê hương.
- tạo nhịp điệu cho câu thơ thêm uyển chuyển, mềm mại
- Nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình gợi cảm
Câu 4
Tôi ấn tượng nhất với vẻ đẹp không khuất phục trước những khó khăn, tinh thần không ngại
khó ngại khổ của con người Việt Nam. Dù sống trong điều kiện khắc nhiệt “dưới bom đạn”. “mặt
trời lăn như bánh xe”,.. nhưng tác giả vẫn luôn giữ một thái độ lạc quan, vui vẻ “đánh giặc cát bui
làm cộng sự” và sau này vẫn mong muốn môt tương lai tốt đẹp nhất đến với quê hương của mình và
dành một thứ tình cảm thiêng liêng với nơi chôn rau cắt rốn, gắn bó bền chặt với bản thân.

ĐỀ 5:
Câu 1: ngũ ngôn – 5 chữ
Câu 2: Các từ ngữ chỉ tính chất của biển: rộng, xanh, thẳm sâu, dạt dào, mặn
Câu 3: Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Biển ơi”
- Lời thơ thêm sinh động, gợi cảm, gợi hình, tăng thêm độ biểu cảm của câu thơ
- Hình tượng biển trở nên gần gũi như một con người cũng có cảm xúc, tâm hồn, có thể tâm sự, chuyện
trò.
- Giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn cảm xúc, câu từ, cũng như lối diễn đạt được hay hơn, logic
hơn
Câu 4: “Những cái gì dễ dãi/ Có bao giờ bền lâu”
Đã từng có câu nói như này “Của rẻ là của ôi”, song cũng có nhận định rằng “Những cái gì dễ
dãi/ Có bao giờ bền lâu”. Ta hiểu câu nói ấy rằng để đạt được những giá trị bền vững thì con người
cần phải vượt qua những khó khăn, mất mát, tổn thất. Bởi khi ấy ta mới có đủ kinh nghiệm, trải nghiệm
và tri thức để nhận biết sự việc, quyết đính ấy đã chín muồi hay chưa, từ đó có những suy nghĩ quyết
đoán và đúng đắn nhất. Mặt khác, những thứ ta đạt được mà chẳng mất mồ hôi công sức thì tình cảm, sự
gắn bó với ta cũng sẽ phai nhạt rất nhanh, sớm thôi, ta sẽ bỏ mặc và coi thường nó. Đặc biệt, trong xã hội
phức tạp ngày nay, câu nói trên đúng trong từng chủ đề, câu chuyện, cụ thể như chuyện tình cảm hay cả
chuyện tiền bạc.Câu thơ mang tính triết lí sâu sắc. Những điều dễ dãi, dễ dàng đạt được như con ốc vàng
sóng xô vào tận bãi cát là những giá trị sẵn có, không cần phấn đấu, không cần đấu tranh mà cũng có
được thì sẽ dễ mất đi, người ta nói đâu có sai “Vội vàng đem đến, đến rồi đi”. Câu thơ là lời nhắc nhở
mỗi con người về lối sống cần phải nỗ lực, quyết tâm hướng đến những giá trị bền vững bằng sự đấu
tranh, bằng sự khẳng định, quyết tâm, thậm chí là mất mát

You might also like