You are on page 1of 3

1 Trung thực nghĩa là gì?

1.1 Trung thực là gì ?


Trung thực nghĩa là sự ngay thẳng, không dối trá. Người sống trung thực là người thật thà, đúng
đắn, luôn tôn trọng lẽ phải, luôn nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi.

Tính trung thực là phẩm chất đạo đức cơ bản của mỗi cá nhân. Nội dung cơ bản của tính trung
thực là tôn trọng lẽ phải, sự thật và chân lý trong các quan hệ xã hội, có thái độ thiện chí, luôn
dũng cảm đấu tranh vì lẽ phải, cái tốt đẹp trong cuộc sống.

Tính trung thực đòi hỏi chúng ta phải sống ngay thẳng, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản
thân vì lợi ích của con người và xã hội. Chân lý và cái thiện là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với
nhau trong đức tính trung thực.

1.2 Trái với trung thực là gì?


Trái với trung thực là sự dối trá, thói đạo đức giả, không đồng nghĩa với tính tò mò, hiếu kỳ.

Những người dối trá, không trung thực sẽ không được mọi người tin tưởng và tôn trọng. Sự dối
trá cũng khiến con người trở nên xấu xa, ích kỷ hơn.

2 Ý nghĩa của trung thực


Sống trung thực mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Trong cuộc sống hiện đại sự trung thực
vẫn luôn được đề cao và mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

Người sống trung thực sẽ luôn được mọi người quý mến, coi trọng: với lòng trung thực của
mình bạn sẽ luôn được mọi người quý mến, nhất là trong mắt những người lớn tuổi – họ có khả
năng nhìn thấu những người trẻ.

Luôn được mọi người tin tưởng, tín nhiệm: khi sự trung thực, ngay thẳng, thật thà tạo nên
“thương hiệu” của cá nhân bạn. Bạn sẽ luôn nhận được cái nhìn thiện cảm, sự tin cậy, tín nhiệm
từ phía mọi người.

Người sống trung thực sẽ luôn cảm thấy bình an, thanh thản: khi bạn luôn sống đúng, sống thật
với suy nghĩ của mình. Bạn sẽ có một tâm hồn nhẹ nhõm, thoải mái, thanh thản mà không hề sợ
hãi bất cứ điều gì.

3 Biểu hiện của trung thực là gì?


Để đánh giá một người có đức tính trung thực hay không, thì chúng ta cần phải trải qua một
khoảng thời gian tiếp xúc hay làm việc cùng họ thì mới có thể nhận ra được. Nhưng nhìn chung
những người trung thực thường có những biểu hiện như sau:

Thường không quan tâm có được yêu quý hay không: một người sống trung thực sẽ luôn tự tin,
sẵn sàng nói lên sự thật. Nên họ thường không bận tâm đến vấn đề có làm mất lòng người khác
hay không. Họ cũng không muốn lôi kéo tình cảm, sự yêu mến từ phía người khác.

Không nói dối hay nịnh bợ người khác: những người trung thực thường tôn thờ sự thật. Chính
vì vậy, họ không muốn lấy lòng người khác bằng thái độ nịnh bợ, “thảo mai”.

Tuy nhiên, họ cũng không phải những người thô thiển, bất lịch sự hay làm mất lòng người khác.

Luôn tuân theo nguyên tắc sống của bản thân: Một người có tính cách trung thực sẽ luôn có
những nguyên tắc sống riêng. Họ sẽ không phá vỡ nguyên tắc này trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Nhận ra được những khuyết điểm của bản thân và công khai thừa nhận những khuyết điểm đó:
những người trung thực cũng luôn thẳng thắn thừa nhận tất cả những điều thuộc về bản thân
họ.

Là những người tin cậy, có thể chia sẻ, dựa dẫm: nếu bạn tìm đến những người trung thực khi
gặp phải những vấn đề trong cuộc sống, nhất định họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, chân
thật và phù hợp nhất.

4 Vì sao cần phải sống trung thực?


Có rất nhiều lý do khiến chúng ta cần phải sống trung thực. Có thể thấy rằng trung thực là một
đức tính quý báu, là chuẩn mực đạo đức cần có của mỗi người.

Sống trung thực giúp chúng ta nâng cao được phẩm giá của bản thân. Được mọi người tôn
trọng cũng như mang lại những niềm vui cho chính bản thân mình.

Bên cạnh đó, sống trung thực cũng giúp chúng ta phân biệt được phải trái, đúng sai, loại bỏ
được những điều dối trá, xấu xa. Tiến tới lối sống công bằng, văn minh.

Việc mỗi cá nhân sống trung thực sẽ tạo ra một xã hội lành mạnh.Ở đó sẽ không tồn tại những
điều giả dối hay những mối quan hệ lừa lọc. Chúng ta sẽ sống vui vẻ, thoải mái và yêu thương
nhau nhiều hơn.

5 Luôn sống trung thực có phải là một điều tốt?


Qua những chia sẻ trên đây, chúng ta có thể nhận ra việc sống trung thực là một điều tốt đẹp.
Tuy nhiên, nếu chúng ta luôn sống trung thực trong mọi hoàn cảnh thì liệu đó có phải là sự lựa
chọn đúng đắn?
Cụ thể trong giao tiếp hằng ngày, sẽ có những lúc chúng ta cần phải tinh tế, cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi nói hay bày tỏ một điều gì đó. Vì vậy, việc áp dụng tính trung thực trong mọi hoàn
cảnh giao tiếp là không thật sự phù hợp.

Chúng ta cũng không nên thể hiện sự trung thực đối với tất cả mọi người: bạn nên trung thực
với những người hiểu rõ về con người bạn, biết quan tâm và đối xử tốt với bạn.

Còn đối với những người luôn muốn làm hại hay muốn làm bạn tổn thương thì sự trung thực
đối với những người này là không cần thiết.

Bên cạnh đó, với đức tính trung thực của mình, bạn cũng nên học cách tự bảo vệ bản thân để
tránh bị lừa dối và lợi dụng vào những mục đích xấu.

6 Làm gì để rèn luyện tính trung thực?


Để rèn luyện tính trung thực, chúng ta cần phải cải thiện bản thân trong chính cuộc sống hằng
ngày.

Trong cuộc sống, chúng ta phải biết tôn trọng mọi người, nghe lời cha mẹ. Khi được hỏi thì cần
trả lời đúng và thành thật. Trong các mối quan hệ cũng vậy, cần tin tưởng và sẵn sàng góp ý cho
nhau một cách phù hợp nhất.

Không chỉ sống trung thực một mình. Để có thể xây lên một cộng đồng chân thành, đáng tin cậy
thì chúng ta cần thẳng thắn phê phán, không bao che cho những người thiếu chân thành, dối
trá.

Cuối cùng là nên loại bỏ sự tự ti trong chính con người mình. Khi đó chúng ta có thể thẳng thắn
nói ra sự thật và sẵn sàng đáp trả những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.

You might also like