You are on page 1of 6

INDIVIDUAL ASSIGNMENT

Advanced Business Communication(SSB201)

RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP



SỰ THAY ĐỔI NGÔN NGỮ
Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trình bày: Phạm Anh Thư
Mã sinh viên: HS160801
Lớp: IB1703
I. Rào cản trong giao tiếp
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc giao tiếp với nhau ngày càng trở nên quan trọng, giao tiếp
để gắn kết giữa các cá nhân lại với nhau, giao tiếp để làm việc hiệu quả hơn và giao tiếp cũng
giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Cho dù là nói chuyện, dùng ngôn ngữ hình thể, nhắn tin hay là
tương tác qua mạng xã hội thì cũng đều là giao tiếp. Nhưng chắc hẳn sẽ có lúc bạn cảm thấy bị
lạc lõng giữa một đám đông hoặc có thể bạn bối rối không biết bắt chuyện với người khác như
thế nào để giao tiếp hiệu quả. Sau đây là những rào cản giao tiếp mà mọi người hay mắc phải để
mà mà từ đó chúng ta tránh khi giao tiếp với người khác để cuộc trò chuyện trở nên hiệu quả và
đi đến mục đích cuối cùng:
1. Cliché (nghĩa đen: lời nói sáo rỗng, rập khuôn) là thuật ngữ chỉ một ý tưởng, lời nói,
kịch bản hay một công thức rập khuôn, được dùng đi dùng lại trong sáng tạo nghệ thuật, khiến
cho nó trở nên kinh điển hoặc thậm chí là nhàm chán. Từ “sáo rỗng” vốn có nghĩa ban đầu chỉ
cây sáo diều rỗng ở bên trong khi bay lên cao gặp gió thì kêu to và tiếng sáo ấy vang lên đều
đều, nghe nhiều chán tai. Sau này, từ “sáo rỗng” phát sinh thêm nghĩa mới, nhằm chỉ những
người sính dùng từ ngữ to tát, hoành tráng mà rỗng tuếch. Cách nói chuyện sáo rỗng bắt nguồn
sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mỹ miều để muốn chứng tỏ bản
thân là người hiểu biết, am hiểu thời cuộc, kịp thời nắm bắt xu hướng (trending) xã hội, nhưng
thực ra nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to” - câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những
người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây
giỏi lắm, hay lắm. 

Trong cuộc sống hàng ngày, không khó để bắt gặp những người có thói quen này, đặc biệt hay
xảy ra ở những quan chức địa phương. Thông thường khi những người có quan chức có cuộc
kiểm tra ở xã, thôn thường hay nói chuyện với bà con bằng những từ như “Cần phải xây dựng
đường xá, cầu cống, xây dựng thôn, xã trở thành xã nông thôn mới” thế này, thế nọ hoặc “phải
phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng”. Trong khi đó họ chưa đủ năng
lực để làm được điều đó nên những người đó mới sử dụng lời nói sáo rỗng, rập khuôn như vậy
để tạo niềm tin cho người dân. Bệnh sáo rỗng suy cho cùng là một trong những biểu hiện của
tâm lý đám đông. Một trong những căn nguyên hình thành tâm lý đám đông là do không ít
người thường lo ngại đi ngược lại đám đông, sợ bị chê cười do không nắm bắt và hòa vào trào
lưu/xu hướng của đám đông, mặc dù chưa biết đám đông đúng hay sai. Mặt khác, suy nghĩ “đa
số thắng thiểu số” cũng khiến nhiều người a dua chạy theo đám đông hào nhoáng nhưng có khi
rỗng tuếch.

Vì vậy, để tránh chạy theo tâm lý đám đông thì bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố,
bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hòa
lẫn/nhạt nhòa bởi đám đông thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lý của
thời cuộc, xã hội. Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết (nhất là những người có vị trí, trách
nhiệm xã hội) cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng
câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần
vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa góp phần chuẩn mực hóa phong cách ứng xử và
lành mạnh hóa môi trường thông tin xã hội.

2. Biệt ngữ: Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi
sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt. Tập thể xã hội đó có thể là các giai cấp thống trị
trong các chế độ xã hội cũ, những giới xã hội như công chức, công nhân, tôn giáo, các thầy mo,
thầy cúng, giới học sinh, sinh viên,...
 Trong tôn giáo phật giáo có những từ như : Phật, chúng sinh, niết bàn, thiền, tam bảo, quy y, độ
trì , trai giới,...
 Trong thiên chúa giáo có những từ như: Chúa, thánh, linh mục, rửa tội, xưng tội, amen,...
 Trong chế độ phong kiến có những từ như: Trẫm, khanh, hạ thần, long nhan, long thể, ngự giá,
băng hà,...
Tuy nhiên, “jargon” là một dạng của tiếng lóng hay còn được gọi là “nổ” thuật ngữ - là việc
dùng từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành để khiến đơn giản thành phức tạp, nhằm che giấu người
nghe hoặc tạo sự quan trọng cho lời mình nói. Việc nói những thuật ngữ này giữa các cá nhân
trong cùng ngành với nhau thì ai cũng hiểu rõ từ đấy. Nhưng việc bắn một loạt thuật ngữ này
với những người không hiểu thì rất dễ khiến cho người khác hiểu nhầm. Ví dụ như trong kinh tế
người ta không nói là “kinh tế sụt giảm” mà hay nói là “kinh tế tăng trưởng âm”.

3. Tiếng lóng: tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm
người nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi. Tiếng lóng ban đầu
xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới
hiểu. Trong các cuộc giao tiếp gần đây, mọi người có xu hướng sử dụng nhiều từ lóng, tiếng
lóng, chẳng hạn như “lemỏn thế” có nghĩa là ‘chảnh thế”. Hay là “xu cà na” - chỉ trạng thái xui
rủi không được như ý nguyện; trong đó "xu” là một từ tiếng lóng đọc lái của từ "xui" chỉ trạng
thái xui rủi, không may mắn. Còn "Cà na" là một loại quả có vị chua và chát. Bởi thế, khi kết
hợp hai cụm từ này lại sẽ tạo thành "Xu cà na" mang ý nghĩa xui xẻo, mệt mỏi, buồn phiền đến
mức độ chua chát. Hoặc có từ “ao chình”, đây là cách viết thuần Việt của từ “out trình” - là từ
ghép Việt Anh để chỉ một ai đó có trình độ vượt trội so với đối thủ. Tuy nhiên việc sử dụng
nhiều từ lóng có mặt lợi nhưng cũng có nhiều mặt hại. Việc sử dụng tiếng lóng tốt hay xấu tùy
thuộc vào cách sử dụng và hoàn cảnh sử dụng của nó. Nếu được sử dụng trong một cách nghệ
thuật, sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh, tiếng lóng có thể mang lại giá trị nghệ thuật và cảm
xúc đến người nghe hoặc người đọc. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều và không phù hợp với
hoàn cảnh, tiếng lóng có thể gây khó khăn cho người nghe hoặc người đọc hiểu được ý nghĩa cụ
thể của từ hay cụm từ đó.
Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều tiếng lóng có thể gây nhầm lẫn và khó hiểu cho người không
thuộc cộng đồng sử dụng tiếng lóng đó. Điều này có thể dẫn đến sự giao tiếp không hiệu quả
hoặc gây những bất đồng và hiểu lầm.

4. Sexist and Racist Language: ngôn ngữ phân biệt giới tính và chủng tộc. Đây cũng là
một dạng dạng của tiếng lóng liên quan đến việc hạ bệ những người thuộc các nhóm khác nhau.
Loại tiếng lóng này thường vượt quá giới hạn và trở nên gây khó chịu, không chỉ đối với nhóm
bị hạ bệ mà còn đối với những người khác có thể nghe thấy nó. Không chỉ thời xưa mà cho đến
tận bây giờ, suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người.
Trước đây tôi được ứng cử cho vị trí chủ nhiệm của một câu lạc bộ. Để duy trì và phát triển
được câu lạc bộ thì tôi cần học hỏi thêm rất nhiều từ những anh chị team leader khác. Tuy nhiên
trong số đó có người đã nói với tôi rằng “Vị trí chủ nhiệm nên để đàn ông làm làm vì họ có sự
bản lĩnh, ngoại giao tốt và chỉ đạo xuống cấp dưới sẽ có uy lực hơn, là phụ nữ thì nên ở đằng
sau hỗ trợ, làm các giấy tờ thủ tục thôi”. Đó chẳng phải là phân biệt giới tính sao? Rồi thời gian
cũng sẽ trả lời tất cả và ai làm tốt thì họ vẫn xứng đáng nhận được thành quả. Vậy phân biệt
chủng tộc còn tồn tại không? Câu trả lời tất nhiên là có và nó vẫn xảy ra hàng ngày. Tôi thấy đa
phần mọi người dùng những từ rất đặc biệt để chỉ những người con xứ Thanh như là “tiểu
vương quốc”, “hoa thanh quế”, việc sử dụng từ ngữ nhạy cảm như vậy sẽ khiến người khác cảm
thấy bị tổn thương vì họ cho rằng chúng ta đang kì thị nơi chôn rau cắt rốn của họ.

5. Euphemisms: nói giảm nói tránh. Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng để biểu đạt một
cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, đồng thời tránh
sự thô tục và thiếu lịch sự. Biện pháp này được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày của
chúng ta, và được sử dụng trong cả thơ ca, văn chương. Khi giao tiếp thông thường, trong một
số hoàn cảnh thay vì sử dụng những từ ngữ có tính chất mạnh, gợi cảm giác ghê sợ, đau buồn
thì chúng ta có thể sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để câu nói nhẹ nhàng hơn. Thay vì nói
rằng “ông A chết rồi” thì chúng ta nên nói là “ông A vừa qua đời”, điều đó khiến mình trở nên
lịch sự hơn cũng như tránh được sự quá đau buồn cho người thân họ. Hoặc nếu học sinh làm bài
kiểm tra không tốt thì thường giáo viên sẽ không dùng những lời nhận xét nặng nề như “rất tệ,
không tốt” mà thay vào đó sẽ là “em cần cố gắng thêm” hoặc “cần chăm chỉ hơn”.

6. Doublespeak: Nói nước đôi là việc cố ý sử dụng từ ngữ để ngụy trang, che khuất hoặc
thay đổi ý nghĩa. Nói nước đôi thường xuất hiện trong giao tiếp quan liêu, nơi nó có thể dùng để
đánh lừa một người hoặc một tổ chức dưới ánh sáng ít bất lợi hơn so với ngôn ngữ thông
thường. Ông bà ta có câu “người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”, nghệ
thuật thao túng ngôn từ hay còn gọi là nói nước đôi nhằm giấu đi nghĩa đen khiến người nghe
vui vẻ chấp nhận nghĩa chuyển mà không nhận ra rằng mình đã bị lừa. Trong quyển sách nổi
tiếng “Doublespeak” được xuất bản sau đó, nhà ngôn ngữ học William Lutz cho hay: “Lập lờ
nước đôi là một thủ thuật rất chủ động, khi ngôn từ được sử dụng như một vũ khí hay một công
cụ giúp người nói đạt được mục đích. Trong một số trường hợp, Lập lờ nước đôi được sử dụng
để gây cười, nhưng đa phần nó được ứng dụng một cách rất đáng sợ”.  Tiếp đến là một biến thể
của "biệt ngữ", khi người nói chủ động sử dụng lối văn cầu kỳ, không trực thuộc bất kỳ một
chuyên ngành nào để làm xáo trộn lý trí của người nghe. Và cuối cùng là lối văn phóng đại, cố
tình sử dụng ngôn từ để biến một việc hết sức bình thường trở nên vĩ đại hơn bao giờ hết. Theo
các nhà nghiên cứu, giới chính trị chính là "mẹ đẻ" của nghệ thuật Lập lờ nước đôi, và cho đến
ngày nay, chính họ vẫn là đối tượng sử dụng những chiêu thức "bóp méo" ngôn từ với tần suất
và hiệu quả cao nhất. 

Nổi bật nhất trong số đó là đương kim Tổng thống Donald Trump, dù từng phá sản đến 5 lần
trong vòng 20 năm, nhưng ông liên tục sử dụng cụm từ "thương vụ kết thúc thành công" để giấu
nhẹm sự thật.

Hay để kêu gọi chính sách thắt chặt nhập cư, ông Trump liên tục nhấn mạnh rằng chính sách
hiện tại sẽ "mở cửa cho hàng trăm nghìn người di cư bất hợp pháp tràn vào lãnh thổ nước Mỹ",
một câu nói không có chứng cứ nhưng đã dễ dàng khiến người dân Hoa Kỳ hoảng sợ.

Đa phần mọi người nghĩ rằng "vũ khí ngôn từ" chỉ xuất hiện trong chính trị, người dân thông
thường sẽ có ít nguy cơ trở thành "nạn nhân", tuy nhiên, Lập lờ nước đôi đã và đang thống trị
trong các chiến lược marketing.

Chẳng hạn như các sản phẩm "đặc biệt", "nguyên chất", "chất lượng", "số 1"… thường chẳng
cam kết được gì hơn ngoài những lời hứa suông.
Nhà ngôn ngữ học William Lutz gọi đây là "những từ lửng lơ con cá vàng", dù có vẻ nghiêm
trọng và mang nhiều ý nghĩa, nhưng thực ra lại chẳng cam kết gì chắc chắn.

Tiêu biểu nhất là "tốt nhất" (tốt hơn ai?), "hỗ trợ" (không cam kết kết quả), "cải tiến" (so với
phiên bản nào?), hay "tức thời" (không rõ trong bao lâu?) …

Ngoài ra còn một loạt slogan "nửa vời", chỉ nhấn mạnh phần tốt nhất như "giảm giá đến 50%",
hoàn toàn không cho khách hàng biết số lượng sản phẩm được giảm giá 50%, cũng như mặt
hàng nào mới được giảm giá, chưa kể đến việc tỷ lệ giảm giá tính dựa trên giá trị nào (giá bán
lẻ, bán sỉ hay giá bán đã được thổi phồng?).

II.Sự thay đổi của ngôn ngữ theo thời gian

Xuyên suốt nửa thế kỷ qua, ngôn ngữ đã có những sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là biệt ngữ và
tiếng lóng. Qua sự tìm tòi, khám phá cũng như phỏng vấn các thế hệ trước em thấy được rằng
việc sử dụng tiếng lóng hay biệt ngữ cách đây khoảng năm mươi năm cũng khá phổ biến.

Giả sử như bây giờ - thay vì nói “tôi mua được chiếc áo này chỉ có giá 130 ngàn đồng” thì bây
giờ mọi người hay nói là “tôi mua chiếc áo này có 130k”, vậy chữ “k” này có nguồn gốc ở đâu?
Thực tế chữ “k” đứng sau một số nào đó là viết tắt của từ kilo, một tiền tố được viết liền trước
một đơn vị đo lường quốc tế chỉ bội số lớn gấp 10^3 hay 1000 lần. Tiền tố kilo có nghĩa là
“nghìn”, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Năm 1795, tiền tố này được nhóm nghiên cứu nhà hóa
học người Pháp Antoine Lavoisier thông qua và đến nam 1799 nó được đưa vào hệ mét ỏ Pháp.
Ví dụ, 1000m = 1km.

Hoặc dưới thời Pháp thuộc, do sự du nhập của văn hóa châu Âu nên tiếng Việt vay mượn khá
nhiều từ vựng của tiếng Pháp bằng cách phiên âm lại, có một vài thuật ngữ chỉ riêng cho các vật
dụng, chức danh hoặc nghề nghiệp. Nhưng riêng về phương tiện như xe đạp, xe máy đến nay
chúng ta vẫn còn dùng khá nhiều từ vựng có nguồn gốc tiếng Pháp tuy nhiên không phải ai
trong giới trẻ chúng ta cũng biết.
III.THAM KHẢO 
1. Loewen, Nancy (2011). Talking Turkey and Other Clichés We Say. Capstone. tr. 11. ISBN
1404862722.
2. “Definition of Cliché”. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2014.
3. Mason, David; Nims, John Frederick (1999). Western Wind: An Introduction to Poetry.
McGraw-Hill. tr. 126–127. ISBN 0-07-303180-1.
4. Biography and Quotations of Gérard de Nerval
5. https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/nhung-tu-long-duoc-gioi-tre-su-dung-pho-bien-trong-nam-
2022-20221221222345212.htm
6. https://tuyengiao.vn/noi-dung-viet-dung/phong-ngua-benh-noi-viet-sao-rong-140028
7. https://lagi.wiki/biet-ngu 
8. https://tuoitre.vn/noi-khong-voi-nhung-kieu-noi-sao-rong-529902.htm
9. https://engquickie.vn/doublespeak_noi_nuoc_doi/ 
10. https://luatminhkhue.vn/noi-giam-noi-tranh.aspx 
11. https://open.lib.umn.edu/businesscommunication/chapter/2-4-language-can-be-an-obstacle-to-
communication/ 
12. https://www.coolmate.me/post/tieng-long-la-gi-1599 
13. https://cafef.vn/lap-lo-nuoc-doi-vu-khi-dang-so-nhat-cua-ngon-tu-bien-co-thanh-khong-doi-
trang-thay-den-ma-nguoi-nghe-van-tin-ram-rap-20190820201751248.chn 

You might also like