You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC

~~~***~~~

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Môn học : Giao tiếp liên văn hóa


Giảng viên : Nguyễn Thị Thanh Thủy
Chủ đề : Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ
Họ và tên : Trần Thị Ánh
Mã số sinh viên : 19040427

Hà Nội, 2022

1
Chủ đề: Giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ trong giao tiếp liên văn hóa: có các
minh họa thực tế (trường hợp của Hàn Quốc và Việt Nam)

Ngày nay, đời sống xã hội ngày càng văn minh, mối quan hệ giao tiếp giữa con người với
con người càng trở nên phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về cách thức giao tiếp
trong các nền văn hóa khác nhau lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việt Nam và Hàn Quốc
là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa, do cùng nằm ở khu vực Đông Nam
Á và trải qua thời kì chiến tranh kéo dài. Đồng thời, xã hội của hai quốc gia cũng chịu ảnh hưởng
rất lớn từ Nho giáo. Bên cạnh những điểm tương đồng đó, văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc có
nhiều điểm khác biệt rõ rệt, mà cụ thể là văn hóa giao tiếp.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên các phương diện
chính trị, kinh tế, văn hóa đã có những bước tiến nhanh chóng. Giao lưu văn hóa, khoa học - kỹ
thuật giữa hai nước này ngày càng phát triển và được quan tâm. Ngày càng có nhiều công ty Hàn
Quốc thành lập và hoạt động tại Việt Nam với lượng lao động là người Việt tăng đáng kể. Việc
giới thiệu văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc cho cộng đồng dân tộc và quốc gia khác, trong
đó có Việt Nam là điều cần thiết. Giữa các dân tộc và giữa các quốc gia đều cần hiểu biết về văn
hóa giao tiếp của nhau để tăng thêm sự hiểu biết cho mình. Đồng thời sẽ hạn chế được những mâu
thuẫn, sự hiểu lầm không đáng có trong quá trình giao tiếp và có thể cùng nhau tiến xa hơn trong
các mối quan hệ.

Văn hóa giao tiếp được chia thành hai loại: văn hóa giao tiếp ngôn từ và văn hóa giao tiếp
phi ngôn từ. Nếu như giao tiếp ngôn từ có chức năng chính chỉ là truyền đạt nội dung thông tin thì
giao tiếp phi ngôn từ ngoài việc có chức năng giống với giao tiếp ngôn từ còn có chức năng xác
định mối quan hệ của những người tham gia quá trình giao tiếp. Đối với người Hàn Quốc, giao tiếp
phi ngôn từ vô cùng quan trọng vì họ rất xem trọng mối quan hệ giữa người với người trong giao
tiếp. Hơn nữa, với những điều mà họ không thể diễn tả được bằng lời thì họ sẽ dùng những hình
thức phi ngôn ngữ (nét mặt, di chuyển, điệu bộ tay chân...) để diễn đạt. Có những trường hợp cần
đến phi ngôn từ để diễn đạt thì mới đạt được sự khéo léo, tế nhị và sắc thái trong giao tiếp. Đất
nước Việt Nam, con người Việt Nam cũng có những nét văn hóa giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ
vô cùng độc đáo và thú vị.

Trước hết, về giao tiếp ngôn từ, giao tiếp ngôn từ là dùng lời nói hoặc chữ viết để để truyền
đạt, trao đổi ý kiến, tư tưởng, tình cảm cho nhau. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện và phương
pháp để thông tin, diễn đạt, biểu lộ trung thực, thẳng thắn những điều con người hiểu biết, suy nghĩ
2
và cảm xúc, mà còn là phương tiện và phương pháp để con người che giấu, xuyên tạc sự thật, đánh
lạc hướng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngôn ngữ thể hiện không chỉ ý nghĩ và tình cảm của con người
mà còn biểu hiện trình độ học vấn, trình độ văn hoá và nhân cách của con người.

“Lời mình chua nói ra thì nó là của mình, lời mình nói ra rồi là của người ta” hay “lời nói
chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngôn từ được con người sử dụng thường
xuyên và nó chính là phương tiện để giao tiếp của con người. Giao tiếp chính là nghệ thuật, và
ngôn từ cũng chính là một nghệ thuật mà chúng ta cần học hỏi.

Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối
quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến
người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp. Khi tức giận, bất mãn hay có cảm xúc không hài
lòng về đối phương, cả người Việt Nam và người hàn thường đều thích cách nói vòng vo, hoặc
không nói gì để thể hiện thái độ, cảm xúc của mình.

Cả người Việt Nam và Hàn Quốc đều hiếu khách và thích giao tiếp. Tuy nhiên, đồng thời
với việc thích giao tiếp, người Việt Nam và Hàn Quốc lại có một đặc tính gần như ngược lại là rụt
rè – điều mà những người quan sát nước ngoài hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách
dường như trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè) này chính là bắt nguồn từ hai đặc
tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị.

Đúng là xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của
cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của
cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì cả người Việt Nam và Hàn
Quốc, ngược lại, bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy lại không
hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt
của cùng một bản chất. Là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người dân hai nước. Hay trong
những buổi hội thảo, họp bàn về một vấn đề, cả hai đều không thật sự tự tin, mạnh dạn đưa ra ý
kiến của bản thân chỉ vì không thích sự khác biệt.

Trong giao tiếp, người Việt Nam và Hàn Quốc đều luôn suy nghĩ về vấn đề: “Nên nỏi bao
nhiêu là cho đủ, nên nói như thế nào”. Ví dụ, khi được hướng dẫn hay nói chuyện về một vấn đề
nào đó, nếu không hiểu, thì cả người Việt Nam và Hàn Quốc thường có xu hướng gật đầu, hay nói
“Vâng/ Đúng vậy…”, thể hiện sự đồng tình để cuộc nói chuyện được diễn ra một cách suôn sẻ và

3
thành công, sau đó mới đi tìm hiểu về vấn đề đó, hoặc hỏi lại vào khi khác chứ không ngay lập tức
phản kháng hay tỏ vẻ không hiểu gì. Đây cũng là nghệ thuật giao tiếp.

Ngoài những điểm giống nhau trong giao tiếp ngôn từ ở hai nền văn hóa Việt nam, Hàn
Quốc, thì cũng có những sự khác biệt rõ rệt. Trước hết là văn hóa sử dụng kính ngữ trong giao tiếp.
Ở Việt Nam, với những người lạ mới gặp mặt lần đầu, hay với sếp – là những người ta cần kính
trọng, thì cần nói những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ là cũng đã thể hiện sự kính trọng với đối
phương rồi. Tuy nhiên, đối với văn hóa Hàn Quốc cũng như trong tiếng Hàn, kính ngữ được chia
ở nhiều thể loại và có thể nói là khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng kính ngữ phải cực kỳ khéo
léo, phán đoán được ngữ cảnh, đối tượng và mục đích giao tiếp để sử dụng sao cho phù hợp. Và
nếu không dùng kính ngữ, thì sẽ rất dễ gây ấn tượng không tốt. Ví dụ, tỏng văn hóa giao tiếp của
người Việt Nam, khi chào nhau, với người cị thân thiết hay với sếp, đều có thể chào là: “Chào chị”.

Nhưng trong tiếng hàn, với người chị thân thiết, có thể chào là: “안녕”, nhưng với sếp là chị thì

phải dùng kính ngữ, hay câu chào lịch sự như “안녕하세요, 안녕하십니까?”.

Tiếp theo, về giao tiếp phi ngôn từ, văn hóa giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ những nguyên
tắc, những chuẩn mực và những quy định chỉ đạo hoạt động giao tiếp giữa người với người trong
xã hội đó và dân tộc đó thông qua những hình thức phi ngôn từ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật thể
và ngôn ngữ môi trường) nhằm đạt đến những giá trị thẩm mỹ. Đồng thời, nó là biểu hiện của hệ
tư tưởng, hệ giá trị truyền thống của xã hội đó hay dân tộc đó.

Trong văn hóa giao tiếp nói chung của một dân tộc nào đó, ngoài những biểu hiện lời nói,
những yếu tố khác như diện mạo, nét mặt, ngoại hình, trang phục... cũng có ý nghĩa riêng. Trước
hết là các chủ thể giao tiếp tri giác lẫn nhau: quan sát tướng mạo, vẻ mặt, dáng điệu, tư thế, tác
phong, cách ăn mặc, cách trang điểm, ánh mắt, lời nói, nụ cười... của nhau. Chính những hình ảnh
tri giác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá nhân cách, trình độ văn hố, tình cảm và sự lựa
chọn phương án giao tiếp. Chẳng hạn, trong giao tiếp, giữa các đối tượng giao tiếp phải có cử chỉ
và hành động đáp lại. Khi đó tình huống đị hỏi các đối tượng giao tiếp phải suy nghĩ, tư duy thật
nhanh để quyết định để có cử chỉ hay hành động đáp lại như thế nào là đúng, là tốt, là cao thượng,
là tự trọng... Từ đó hình thành nên cái gọi là văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ.

Trước hết, về giao tiếp phi ngôn từ bằng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp liên văn hóa Hàn
– Việt. Cũng như giao tiếp sử dụng ngôn từ, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể được hình thành trong
mối tương tác giữa ngôn ngữ và văn hóa, vừa mang tính chất riêng biệt, cá nhân vừa mang tính
4
chất chung của cộng đồng, của xã hội và chịu sự chi phối của các yêu tố như tình huống giao tiếp,
giới tính, tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp. Trong cách chào hỏi, người Hàn thường cúi người để chào,
đối tượng chào là người phải kính trọng thì càng cúi thấp hơn. Nhưng ở Việt Nam thường ít cúi
gập mình, thậm chí việc cúi mình thấp quá có thể dẫn đến hiểu nhầm, do đó mặc dù làm việc với
người Hàn Quốc, dù biết được cách chào hỏi, đa phần vẫn còn cảm thấy xa lạ và gượng gạo.

Trong xin lỗi, khi cấp dưới mắc phải sai lầm, người Hàn có cử chỉ xoa tay xin lỗi, thể hiện
việc biết lỗi và mong đối phương bỏ qua cho mình. Tuy nhiên ở Việt Nam cử chỉ này thường được
thực hiện trước khi làm một công việc gì, hay trước khi ăn một món ăn nào đó. Đối với người Việt
Nam, việc xin lỗi thường thể hiện qua lời nói, hoặc điệu bộ ở nét mặt của người giao tiếp. Một lưu
ý rằng, người Hàn cho rằng người mắc lỗi cần phải nghiêm túc kiểm điểm và tỏ ra biết lỗi, nên
những hành động gãi đầu, cười để lấy lòng, xoa dịu đối phương – “cười trừ” trong giao tiếp ứng
xử theo hướng nhẹ nhàng của người Việt sẽ rất dễ gây hiểu nhầm, tạo nên căng thẳng và xung đột.

Khi uống rượu và tiếp khách, người Hàn không bao giờ tự rót rượu cho bản thân mình, việc
làm này được coi là thất lễ và thiếu sự quan tâm của người khác, tuy nhiên ở người Việt đây lại là
điều rất bình thường. Khi uống rượu trước mặt người lớn tuổi hoặc có địa vị cao, người Hàn thường
quay mặt, che tay để uống. Ngoài ra, các tập quán như uống hết chén của mình rồi đưa cho đối
phương và rót rượu mời uống chung chén… cũng là những cử chỉ biểu hiện tình cảm chỉ có thể
thấy ở Hàn Quốc. Với một số người Việt, người ta thường e ngại về điều này.

Ở động tác cử chỉ của cơ thể trong giao tiếp cũng như ở cách bài trí sắp xếp mọi thứ trong
sinh hoạt văn hóa, đa phần được người Hàn đều thực hiện theo quy ước “nam tả nữ hữu”, “nam
đông nữ tây”. Điều này có thể thấy ở các động tác đặt tay, xếp tay, nam thường đưa tay trái lên trên
còn nữ đưa tay phải lên… hoặc cách sắp xếp vị trí chỗ đứng, chỗ ngồi cũng đều theo hướng này
cả.

Trong xin lỗi, khi cấp dưới mắc phải sai lầm, người Hàn có cử chỉ xoa tay xin lỗi, thể hiện
việc biết lỗi và mong đối phương bỏ qua cho mình. Tuy nhiên ở Việt Nam cử chỉ này thường được
thực hiện trước khi làm một công việc gì, hay trước khi ăn một món ăn nào đó. Đối với người Việt
Nam, việc xin lỗi thường thể hiện qua lời nói, hoặc điệu bộ ở nét mặt của người giao tiếp. Một lưu
ý rằng, người Hàn cho rằng người mắc lỗi cần phải nghiêm túc kiểm điểm và tỏ ra biết lỗi, nên
những hành động gãi đầu, cười để lấy lòng, xoa dịu đối phương – “cười trừ” trong giao tiếp ứng
xử theo hướng nhẹ nhàng của người Việt sẽ rất dễ gây hiểu nhầm, tạo nên căng thẳng và xung đột.

5
Khi uống rượu và tiếp khách, người Hàn không bao giờ tự rót rượu cho bản thân mình, việc
làm này được coi là thất lễ và thiếu sự quan tâm của người khác, tuy nhiên ở người Việt đây lại là
điều rất bình thường. Khi uống rượu trước mặt người lớn tuổi hoặc có địa vị cao, người Hàn thường
quay mặt, che tay để uống. Ngoài ra, các tập quán như uống hết chén của mình rồi đưa cho đối
phương và rót rượu mời uống chung chén… cũng là những cử chỉ biểu hiện tình cảm chỉ có thể
thấy ở Hàn Quốc. Với một số người Việt, người ta thường e ngại về điều này.

Ở động tác cử chỉ của cơ thể trong giao tiếp cũng như ở cách bài trí sắp xếp mọi thứ trong
sinh hoạt văn hóa, đa phần được người Hàn đều thực hiện theo quy ước “nam tả nữ hữu”, “nam
đông nữ tây”. Điều này có thể thấy ở các động tác đặt tay, xếp tay, nam thường đưa tay trái lên trên
còn nữ đưa tay phải lên… hoặc cách sắp xếp vị trí chỗ đứng, chỗ ngồi cũng đều theo hướng này
cả.

Trong giao lưu, tiếp xúc với người nước ngoài nói chung và người Hàn nói riêng, việc tìm
hiểu về văn hóa ứng xử của đối phương để có được hành vi xử sự cho phù hợp xét cho cùng cũng
là một biểu hiện của sự tôn trọng và quan tâm, và đồng thời cũng là cách thức giúp cho chúng ta
đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp.

Trong quan hệ giữa người Hàn và người Việt, tất nhiên sẽ có sự thông cảm vì các đối tượng
giao tiếp đều hiểu và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa. Một số trường hợp còn thận trọng, hạn
chế sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để tránh hiểu nhầm. Tuy nhiên, đối với người Việt hay người Hàn
thường xuyên làm việc chung hoặc giao tiếp với nhau thì cần phải chú ý đến những khác biệt này
để qua đó mà duy trì mối quan hệ và đạt hiệu quả công việc ở mức cao nhất. Cũng như giao tiếp
sử dụng ngôn từ, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể được hình thành trong mối tương tác giữa ngôn
ngữ và văn hóa, vừa mang tính chất riêng biệt, cá nhân vừa mang tính chất chung của cộng đồng,
của xã hội và chịu sự chi phối của các yêu tố như tình huống giao tiếp, giới tính, tuổi tác, địa vị,
nghề nghiệp v.v… Vì thế, nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của người Hàn nói riêng
và của các dân tộc khác nói chung đòi hỏi phải có sự hiểu biết về văn hóa, cụ thể là văn hóa ngôn
ngữ, văn hóa ứng xử và cần phải có sự trải nghiệm để có được cái trực quan của người bản địa.

Tóm lại, để tránh những hiểu lầm không đáng có trong giao tiếp liên văn hóa, chúng ta
trước hết cần học cách lắng nghe tích cực, tăng cường vốn hiểu biết về các nền văn hóa khác. Đồng
thời, giao tiếp tốt bằng ngôn từ hay phi ngôn từ cũng chính là chìa khóa thành công trong cuộc
sống.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lưu Tuấn Anh (2018), Tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của người Hàn,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội - HỘI THẢO KHOA HỌC
QUỐC TẾ 2017 – 2018.

2. TS.TSKH. Trần Ngon Thêm (2013), Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ, NXB Tp.HCM,
1996/2006.

3. Nguyễn Thị Tuyết Ngân (1993), Đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ trong các lối chửi của người
Việt, Hội Ngôn ngữ học VN, tr. 72-76.

4. 김미수 (2012), 한국인의 전통적 커뮤니케이션 가치관에 대한 연구, 한국지역언론학회.

5. 임태섭 (1999), 한국인의 커뮤니케이션 가치관 – 전통과 변화, 한국커뮤니케이션학회.

You might also like