You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Giao thoa văn hóa Số báo danh: 40………………………….
Mã số đề thi: ……05…………… Lớp: …K55N1………………………
Ngày thi: ……23/05/2022…Số trang: 08 Họ và tên: …Đào Bích Phượng……………

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm

Câu 1:

* Khái niệm của lịch sự âm tính:

- “Một hành động đền bù cho thể diện âm tính của người nghe: nhu cầu của anh ta rằng việc tự do hành
động của mình không bị ngăn chặn và sự quan tâm của mình không bị cản trở” (Brown and Levinson,
1990).

- “Một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự âm tính của ta sẽ có xu hướng tỏ ra tôn
trọng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng về thời gian và sự quan tâm của người khác, và thậm chí bao gồm
cả sự xin lỗi vì đã áp đặt hoặc xen ngang”. (Yule, 1997)

- “Lịch sự âm tính có thể tóm lược một cách ngắn gọn là ‘chú tâm tới việc làm sao đừng áp đặt lên
người khác hoặc hạn chế tự do của họ, nhưng có giữ khoảng cách’” (Bentahila & Davies, 1989) 

 - Lịch sự âm tính là bất cứ hành động giao tiếp nào (ngôn từ và/ hoặc phi ngôn từ) được tạo lập một
cách có chủ định và phù hợp nhằm tỏ ra rằng người nói không muốn xâm phạm vào vùng riêng tư của
người nghe, và do vậy, duy trì khoảng cách giữa họ trong các chu cảnh tình huống và văn hóa cụ thể.
(Nguyễn Quang, 2002)

- Lịch sự âm tính có thể được nôm na hiểu là các biểu hiện ‘tôn trọng và tránh thọc mũi vào chuyện
riêng tư của người khác’. Xét theo hệ hình khoảng cách và quyền lực, nó là việc duy trì ý thức khoảng
cách và ý nghĩa quyền lực giữa người nói và người nghe, tạo lập ngữ nghĩa quyền lực (power semantic)
giữa các đối tác giao tiếp theo hướng có lợi cho người nghe.

* Một số đặc điểm nổi bật của lịch sự âm tính:

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 1/ 8….


Lịch sự âm tính khi A và B tương tác với nhau là làm mối quan hệ giữa A và B giữ khoảng cách với
nhau hơn. Mang một số đặc điểm nổi bật như:

- Không quan tâm đến chuyện riêng tư

- Giữ khoảng cách

- Tôn trọng, khoảng cách

* Chiến lược sử dụng gián tiếp ước lệ trong lịch sự âm tính:

I. Định nghĩa

1. Khái niệm

Khái niệm ‘’gián tiếp ước lệ’’ được Brown và Levinsion giải thích là ‘’ việc sử dụng các đoản ngữ và
câu mà ý nghĩa của chúng xét theo ngữ cảnh là tường minh ( bởi tính ước lệ hóa) và khác với nghĩa trực
trần của chúng.’’

Ví dụ:

‘’ Can you please pass the salt?’’ (‘’ Anh có thể làm ơn đưa lọ muối cho tôi được không ạ?)

Ở đây ‘’can’’ chỉ là một yêu cầu gián tiếp chứ không phải là một câu hỏi về khả năng của người nghe.
Mục đích để thể hiện sự lịch sự hơn khi muốn nhờ vả người khác làm gì đó cho mình.

2. Mục đích

Chủ thể giao tiếp sử dụng chiến lược này với 2 mục đích:

- Phát ngôn vẫn đảm bảo được tính công khai (on record), đích ngôn trung của phát ngôn vẫn hiển lộ.

- Người nói vẫn bày tỏ được mong muốn của mình là làm cho phát ngôn không công khai (off record),
qua đó gián tiếp nêu ra được sự áy náy và miễn cưỡng của mình khi phải đưa ra phát ngôn đó.

Chiến lược gián tiếp ước lệ có mục đích truyền tải phát ngôn theo một cách hàm ẩn nhưng theo hướng
tích cực. Điều này có nghĩa rằng, người nói thể hiện sự áy náy khi đưa ra lời yêu cầu đối với người
nghe. Trong đó tính công khai trong mong muốn của người nói vẫn được bộc lộ rõ rang nhưng phát
ngôn lại thể hiện sự ẩn ý, không rõ rang.

II. Mối quan hệ giữa tính công khai và mức độ gián tiếp ước lệ

Việc sử dụng gián tiếp ước lệ chính là sự thỏa hiệp giữa hai mục đích sử dụng nêu trên. Mức độ ước lệ
hóa phụ thuộc vào thể hiện ở mức độ thỏa hiệp giữa chúng. Nếu nhu cầu biểu lộ đích ngôn trung tỏ ra
nổi trội hơn, có nghĩa là tính công khai cần được ưu tiên hơn thì mức độ ước lệ hóa, có nghĩa là tính
công khai, sẽ giảm đi và ngược lại.

Mối quan hệ giữa tính công khai và mức độ gián tiếp ước lệ là đối nhau, nghĩa là tính công khai càng
cao thì mức độ gián tiếp ước lệ càng thấp và ngược lại.

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 2/ 8….


III. Hành động lời nói gián tiếp

1. Một số khái niệm

1.1. Khái niệm nội ngôn, lực ngôn trung:

a. Nội ngôn:

Có nhiều loại ngôn ngữ trong một đất nước, ví dụ như tiếng Anh có tiếng Anh-Anh, tiếng Anh-Mỹ.
Giữa các ngôn ngữ này có thể có sự khác biệt giữa các vùng. Khi giao tiếp cùng một lớp ngôn ngữ thì
được gọi là giao tiếp nội ngôn (intra-language).

Ở tiếng Việt, nội ngôn bao gồm khẩu ngữ và bút ngữ:

- Khẩu ngữ: là ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, được sử dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong
sinh hoạt hằng ngày.

- Bút ngữ: là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

b. Lực ngôn trung:

Nghĩa ngôn trung (illocutionary meaning) hay còn được gọi là lực ngôn trung (illocutionary force). Đây
là hiệu lực mà phát ngôn hoặc văn bản viết có được đối với người đọc và người nghe. 

Nghĩa ngôn trung là hiệu lực mà người nói muốn phát ngôn có đối với người nghe. Đó có thể là ý định
yêu cầu cái gì đó. Một hành động ngôn từ là một phát ngôn có cả nghĩa mệnh đề (nghĩa đen, cơ bản của
phát ngôn, nó được truyền đạt bởi các từ và các cấu trúc trong phát ngôn này) lẫn nghĩa ngôn trung.

1.2. Gián tiếp ước lệ trong giao tiếp nội ngôn luôn gắn với hành động lời nói gián tiếp:

Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động
đó( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác( cách dùng gián tiếp).

Gián tiếp ước lệ trong giao tiếp nội ngôn luôn gắn với hành động, lời nói gián tiếp. Các câu trong cấu
trúc của chúng đều hiển thị về việc sử dụng hệ hình (lực ngôn chung).

1.3. So sánh phát ngôn trực tiếp và hành động lời nói gián tiếp:

Mọi ngôn ngữ đều tồn tại hai hình thức diễn đạt cơ bản: trực tiếp và gián tiếp.

Có thể khẳng định rằng có nhiều yếu tố tham gia vào việc quyết định tính chất trực tiếp và gián tiếp của
phát ngôn mà không phụ thuộc vào bản chất của bất cứ một nền văn hóa đặc thù nào.

Trong phát ngôn trực tiếp, câu hỏi thường mang tính chất hỏi thông tin, ngược lại trong hành động gián,
lời nói gián tiếp mang tính chất khẳng định hoặc đề nghị. Trong khi câu khẳng định ở hình thức phát
ngôn trực tiếp là phát ngôn về thực tế thì nó lại mang tính chất ra lệnh trong hành động, lời nói gián
tiếp.

2. Chức năng dụng học của các hành động lời nói gián tiếp:

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 3/ 8….


Chức năng dụng học của các hành động lời nói gián tiếp đóng vai trò như các dấu hiệu ngôn ngữ được
sử dụng để che chắn độ hiển thị của lực ngôn trung để làm lời nói lịch sự hơn.

3. Phát ngôn trực tiếp với tính thượng phong của đối thể giao tiếp

Tính tôn ti được thể hiện mạnh mẽ hơn trong ngôn ngữ văn hóa Việt so với ngôn ngữ văn hóa Âu –Mĩ
(vì Việt Nam là một xã hội có tôn ti trật tự, nên đặc điểm của văn hóa ngôn ngữ cũng ít nhiều có sự ảnh
hưởng). Vì vậy, phát ngôn trực tiếp trong đó tính thượng phong của đối thể giao tiếp được người nghe
cho là lịch sự hơn. 

4. Đặt câu hỏi về điều kiện thuận hành

- Trong tiếng Anh, một cách tạo lập hành động lời nói gián tiếp phổ biến là đặt câu hỏi về điều kiện
thuận hành. 

- Để một lời đề nghị được thành công thì cần:

+ Người nghe phải được coi là có khả năng thực hiện được lời đề nghị.

+ Người đề nghị muốn sự việc đó được đề nghị.

5. Câu hỏi phát ngôn đề nghị gián tiếp ước lệ hóa

Trong nhiều cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, trong nhiều tình huống giao tiếp cụ thể, hành động đề nghị
có thể được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của câu hỏi phát ngôn đề nghị gián tiếp ước lệ hóa.

6. Câu hỏi về khả năng của người nghe

Trong một số cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, trong một số tình huống giao tiếp khác, câu hỏi có thể
được hiểu trực ngôn như một câu hỏi về khả nAăng của người nghe -> người nói có thể thêm nhã hiệu
(please) trong tiếng Anh hoặc tôn ngôn, khiêm ngôn (làm ơn, phiền, giúp, giùm) để làm sáng tỏ đích
ngôn của hành động đề nghị. 

IV. Một số mẫu đề nghị ước lệ trong Tiếng Việt

• ĐTGT (có thể) làm ơn giúp CTGT  ... được không (ạ)?

• (Có thể) phiền CTGT ... (một chút) được không (ạ)?

V. Một số mẫu đề nghị ước lệ trong Tiếng Anh

• Can/Could you (possibly/by any chance) ...(please)?

• You couldn’t possibly/by any chance ...could you?

VI. Tình huống sử dụng

Chiến lược này được sử dụng khi giao tiếp với người lạ, khi cần nhờ vả, giúp đỡ, trong các môi trường
công sở, văn phòng cần thể hiện lịch sự đối với cấp trên đồng nghiệp,...

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 4/ 8….


* Chiến lược đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón trong lịch sự âm tính:

1. Đặt câu hỏi

1.1. Định nghĩa, Mục đích

- Định nghĩa: Đặt câu hỏi là một chiến lược hữu hiệu của lịch sự âm tính. Người dùng sẽ đặt câu hỏi với
người nghe để đề nghị, nhờ vả hay yêu cầu người đó làm gì cho mình.

- Mục đích: Đây được coi là lời đề nghị lịch sự nhất được thực hiện gián tiếp ở dạng câu hỏi, là một
chiến lược của lịch sự âm tính với ý nghĩa ước lệ tỏ ra bi quan nhằm một mặt biểu thị rằng người nói
không nghĩ việc đó có khả năng được thực hiện, mặt khác tạo lối thoát từ chối rộng rãi hơn cho người
nghe.

1.2. Cách thực hiện:

1.2.1. Câu hỏi mở/câu hỏi đóng:

Câu hỏi đóng thường được nhận câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất ngắn. Ví dụ khi bạn hỏi “Bạn
có khát nước không?” thì câu trả lời nhận được sẽ là “Có” hoặc “Không”. Còn khi hỏi “Bạn sống ở
đâu?” thông thường bạn sẽ được trả lời bằng tên của tòa nhà hoặc địa chỉ nơi bạn ở.

Ví dụ: Bạn sống ở đây phải không? – Do you live here?

1.2.2. Câu hỏi hình nón

Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng
tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra
muốn lấy thông tin từ nhân chứng.

Ví dụ: Cậu quen bạn A ở đâu vậy? – Mình quen bạn ấy ở trường cấp 2 cũ.

1.2.3. Câu hỏi thăm dò

Sử dụng câu hỏi thăm dò là một kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn hiểu rõ hoặc tìm kiếm thông tin chuyên
sâu về một vấn đề đang được đề cập.

Ví dụ: Chị bị đau đầu lâu chưa? Theo chị thì nguyên nhân nào khiến chứng đau đầu xuất hiện
thường xuyên với chị?

1.2.4. Câu hỏi dẫn dắt

Câu hỏi dẫn dắt được sử dụng khi bạn muốn được nghe câu trả lời như ý nhưng vẫn để đối phương có
cảm giác rằng họ được quyền lựa chọn. Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt sẽ có xu hướng đóng.

Ví dụ: What drink do you want me to make? Coffee or Tea?

1.2.5. Câu hỏi tu từ

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 5/ 8….


Câu hỏi tu từ không thật sự là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ những câu khẳng định được
viết dưới dạng câu hỏi. Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe có sự đồng thuận và tham
gia vào cuộc trò chuyện hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên.

Ví dụ: Đi chơi đến giờ mới về. Mày có biết mấy giờ rồi không hả?

2. Sử dụng lối nói rào đón

2.1. Định nghĩa

Dấu hiệu rào đón là một tiểu từ, một từ, hoặc một đoản ngữ bổ nghĩa cho mức độ thành viên của một vị
ngữ hay một đoản ngữ danh từ trong một tập hợp; dấu hiệu rào đón cho thấy rằng tính thành viên đó là
cục bộ, hoặc chỉ đúng ở những khía cạnh nhất định, hoặc có lẽ là đúng hơn và hoàn chỉnh hơn sơ với
mong đợi (Brown & Levinson, 1990)

Dấu hiệu rào đón là những lưu ý diễn tả cách thức phát ngôn được tiếp nhận ra sao, ví dụ, ‘theo tôi được
biết’ được sử dụng khi đưa ra một thông tin nào đó (Yule, 1997).

Nếu theo cách hiểu của B$L, Yule, các dấu hiệu rào đón không chỉ bó hẹp trong chức năng làm mờ
nghĩa của định đề, nó còn được mở rộng chức năng và hình thức biểu hiện để bao gồm các dấu hiệu từ
vựng – tình thái khác.

2.2. Mục đích

Trong giao tiếp, người nói có thể sẽ vi phạm nguyên tắc lịch sự một cách vô thức hoặc trong một số
trường hợp, người nói sẽ vi phạm nguyên tắc này một cách có ý thức. Vì vậy, lời rào đón, các cụm từ
rào đón (Hedges) được sử dụng để giảm thiểu sự vi phạm xuống mức thấp nhất. Nói nhiều lời rào đón
để thăm dò trước khi đi vào vấn đề nào đó. Mục đích là để nói năng kín kẽ, đưa ra mọi lý lẽ một cách
khéo léo để ngăn ngừa sự thắc mắc hay phản ứng lại điều mình sắp nói.

2.3. Ví dụ và cách thể hiện

- Tiếng Việt: ‘’Nói khí không phải ...”, “Nói khí vô phép ...”, “Nói bỏ ngoài tai ...”, “Nói anh bỏ quá
cho...” “Không biết có nên nói không”.

- Tiếng Anh: “I’m not sure but ...”, “That may be a bit confused but ...”

Ví dụ: - Tớ để quên cây bút ở nhà rồi. Chà, chà, biết làm sao đây nhỉ? Cậu có thể cho tớ mượn cây bút
của cậu được không?

- Left my pen at home. So, what should I do right now? Uhm, I think you could lend me your
pen.

2.4. Các dấu hiệu rào đón được sử dụng nhằm tạo ra lịch sự âm tính:

a. Dấu hiệu rào đón “Chân”

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 6/ 8….


Theo như nguyên tắc Chân, thông tin đưa ra phải chân thực. Tuy nhiên để giảm độ chính xác của phát
ngôn, trong giao tiếp người ta thường sử dụng các dấu hiệu rào đón như:

+Trong tiếng Anh: It seems that (hình như là), as far as I remember, I heard that, …
+ Trong Tiếng việt: hình như là, nghe nói là, nghe đâu là hình như tôi không nhầm, …

Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu rào đón Chân khi được sử dụng thì trách nhiệm của người nói đối với
tính chính xác của người nói đưa ra được nhấn mạnh.

+ Anh: I’m sure that, I certain that, I believe that,..


+ Việt: Tôi tin chắc chắn rằng, tôi biết chắc là, tôi có thể nói chắc chắn rằng,…

b. Dấu hiệu rào đón “Túc”

Theo nguyên tắc “lượng” của grice hay nguyên tắc túc của Brown và levinson, thông tin đưa ra phải đầy
đủ không thiếu cũng không thừa. Tuy nhiên trong khi giao tiếp có những trường hợp người phát ngôn
muốn tỏ ra tỏ ra rằng mình không chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của thông tin mệnh đề
nên đã sử dụng một số dấu hiệu rào đón để nhằm lưu ý nhằm lưu ý người nghe rằng thông tin người nói
đưa ra có thể không đầy đủ và chính xác như người nghe mong đợi.

+ Anh: about, up to poin, in short,…

+ Việt: khoảng, nhìn chung, ở một mức độ nào đó, ước chừng khoảng
c. Dấu hiệu rào đón “Trực”: tạo ra các điều kiện chuẩn bị

Bản chất của nguyên tắc “Trực” là người nói cần đi thẳng vào vấn đề. Tuy nhiên trong thực tế, để tránh
tính đe dọa của thông tin mệnh đề, người ta có xu hướng ‘vi phạm’ nguyên tắc này bằng cách viện tới
các dấu hiệu rào đón với chức năng tạo điều kiện chuẩn bị (một điều kiện quan trọng trong các điều kiện
thuận hành, nhất là đối với các hành động, lời nói có mức độ đe dọa thể hiện cao).

By the way,… (Nhân tiện); By the by…(tiện đây…)

- Sorry I’ve just thought… (xin lỗi, tôi chợt nghĩ ra,…); Anyway..,Oh I know

d. Dấu hiệu rào đón “minh”: tạo ra các điều kiện hiển ngôn hóa

- Được sử dụng để dọn đường cho việc tường minh hóa của các chủ định giao tiếp, tức là gián tiếp thú
nhận những điều được nói trước đó chưa đủ độ tường minh.

- Được sử dụng để kiểm tra xem người nghe có hiểu rõ ý kiến hay thông tin người nói đưa ra hay
không.

- Được sử dụng khi người nghe muốn đảm bảo rằng những điều họ nghe từ người nói là chính xác.

Câu 2:

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 7/ 8….


Các dấu hiệu rào đón “Minh’’ được sử dụng trong việc kiểm tra xem liệu người nghe đã hiểu rõ ý kiến,
thông tin, hàm ý, chỉ định của người nói hay chưa thuộc chiến lược giao tiếp đặt câu hỏi và sử dụng lối
nói rào đón.

Một số mẫu dấu hiệu rào đón “Minh” bằng tiếng Việt, tiếng Anh

Tiếng Anh Tiếng Việt


- Yeah ?; Got it ? ;OK ; See ? - Thế nào, hả?
 - Understand ?; Follow me?  - Thế nào, rõ chưa?
- Do you understand me ?; You with me ?  - Anh/Chị hiểu chưa/không?
 - Are you (on) with me ?; See my point ?; Take - Anh/Chị hiểu ý tôi không?
my point? - Anh/Chị đã nắm bắt được ý chung chưa nhỉ?
- Do you take my point? ; Know what I mean?  - Anh/Chị thấy có gì còn chưa rõ không?
- Does that seem to make sense? ; Does it make - Anh/Chị thấy có gì cần hỏi không?
sense to you? ; Do I make myself clear? Have I
made myself clear enough?
- So there we are. Do you have any questions? ;
Is there anything you're not clear about?”
 

Ví dụ:

- Cô đã giảng xong bài rồi đấy, các em thấy có gì còn chưa rõ không?

- Các bạn thấy thế nào về món bánh tôi làm?

- Chúng mình sẽ tổ chức chương trình theo hình thức online giống như chương trình sinh nhật vừa rồi.
Mọi người hiểu ý mình chứ/Mọi người rõ chưa/Mọi người nắm bắt được hết chưa ?

- We will make an animation video. You got it/OK/Understand/…?

- We must try harder to complete the assigned task. Do I make myself clear enough?

- I have to finish my homework by tonight so I will probably need your help. Know what I mean?

Họ tên SV/HV: ……Đào Bích Phượng…………… - Mã LHP:…2277ENTI1021… Trang 8/ 8….

You might also like