You are on page 1of 14

Chương 6

HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ CẤU TRÚC THỨC CỦA CÂU


6.1. Hành động ngôn từ
6.1.1. Khái niệm Hành động ngôn từ
Từ sau 1955, khi nhà triết học người Anh là J.L. Austin đề xuất lí thuyết hành động
ngôn ngữ với luận điểm nổi tiếng “nói tức là làm” thì ngôn ngữ học đã ngày càng đi sâu
vào bản chất hành động của ngôn ngữ. J.L. Austin xây dựng lí thuyết về hành động ngôn
từ với ba luận điểm cơ bản: 1) phân biệt câu nhận định và câu ngôn hành, 2) khẳng định
mọi câu đều mang bản chất hành động và đưa ra giả thuyết ngôn hành, 3) khẳng định khi
thực hiện mỗi hành động ngôn từ là ta thực hiện đồng thời ba hành động và phân biệt ba
loại hành động ngôn ngữ là: hành động tạo lời (acte locutoire), hành động mượn lời (acte
perlocutoire) và hành động ở lời (acte illocutoire).

Về khái niệm “hành động ngôn từ”, nhiều nhà nghiên cứu Việt Ngữ cũng đã quan
tâm đề cập. Chúng tôi tạm dẫn ra đây một số ý kiến:
Theo Cao Xuân Hạo, hành động ngôn từ (hành động ngôn trung) là “khi nói ra một
câu, ta thực hiện, một hành động nhận định, nghĩa là xác lập một mệnh đề, nhưng đồng
thời cũng thực hiện một hành động có mục tiêu giao tế nào đấy” [7; tr.389].
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “một hành động ngôn từ được thực hiện khi một người nói
(hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ
cảnh C” [Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học; tr. 88].
Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “hành động ngôn từ là những điều người ta làm
thông qua ngôn ngữ, ví dụ: xin lỗi, than phiền, chỉ dẫn, tán thành, cảnh báo, v.v.” [Dụng
học Việt ngữ; tr. 42].
Như vậy, một hành động ngôn từ được xác lập bởi các tiêu chí sau:
(1) Mục đích: giao tiếp
(2) Đối tượng: có ít nhất 2 đối tượng (người nói/phát – Sp1; người nghe/nhận – Sp2)
(3) Phương tiện: ngôn ngữ
(4) Nội dung: xác lập một mệnh đề / truyền đạt thông tin
(5) Ngữ cảnh: môi trường giao tiếp cụ thể
(6) Hiệu quả: làm thay đổi trạng thái tinh thần/vật lí của người nghe/nhận.
Tóm lại, có thể nói định nghĩa một cách cụ thể về hành động ngôn từ như sau:

1
Hành động ngôn từ là một hành vi đặc biệt, có tính xã hội, với mục đích giao tiếp,
được thực hiện bằng phương tiện ngôn từ trong một ngữ cảnh nhất định, giữa ít nhất 2 chủ
thể - người nói/phát và người nghe/nhận. Mệnh đề được xác lập qua hành động có hiệu
lực, làm thay đổi trạng thái tinh thần hoặc trạng thái vật lí của người nhận, thậm chí là
của chính người phát ngôn.
6.1.2. Các loại hành động ngôn từ
Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời (acte locutoire),
hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte illocutoire).
6.1.2.1 Hành động tạo lời (locutionary act)
Đỗ Hữu Châu định nghĩa: Hành động tạo lời “sử dụng các yếu tố của ngôn từ như
ngữ âm, từ, các kiểu kết cấu thành câu... để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung”
[Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học; tr. 88].
Theo Nguyễn Thiện Giáp, hành động tạo lời là “hành động cơ sở của phát ngôn, là
hành động phát ra một câu với ý nghĩa và sở chỉ xác định” [Dụng học Việt ngữ; tr. 44].
Theo đó, Hành động tạo lời là hành động cơ sở của giao tiếp để tạo ra phát ngôn,
nhằm chuyển tải thông tin đến với người nhận. Vì vậy, đây là hành động sử dụng các yếu
tố ngôn ngữ như ngữ âm (nói), chữ viết (viết) với các quy tắc (phát âm, các kiểu kết cấu để
tạo phát ngôn/ngôn bản) của cộng đồng người phát và người nhận để tạo ra một/những phát
ngôn đảm bảo về hình thức và nội dung. Sao cho người phát và người nhận đều hiểu và
cộng đồng ngôn ngữ của họ chấp nhận.
6.1.2.2 Hành động mượn lời (perlocutionary act)
Hành động mượn lời (còn gọi là hành động qua lời, hành động xuyên ngôn;
Nguyễn Thiện Giáp gọi là hành động sau lời). Đỗ Hữu Châu cho rằng “hành động “mượn”
phương tiện ngôn từ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả
ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói” [Đại cương
Ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học; tr. 88].
Đối với Nguyễn Thiện Giáp, ông cho rằng hành động sau lời là “hành động gây
được hiệu quả ở người nghe nhờ phát ra một câu, hiệu quả như thế là chỉ riêng cho hoàn
cảnh phát ngôn” [Dụng học Việt ngữ; tr. 45].
Còn theo Đỗ Việt Hùng, hành động qua lời là “hành động phát ra lời nói để nhằm
đạt đến một hiệu quả nằm ngoài lời đó, tức mượn phương tiện ngôn từ để gây ra một hiệu
quả nào đó ngoài ngôn từ ở các nhân vật giao tiếp” [Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2011; tr. 44].

2
Ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hành động mượn lời.
Bởi hành động mượn lời gây ra hiệu quả nằm ngoài ngôn từ, trong một ngữ cảnh
nhất định với đối tượng người nói và người nghe, chịu tác động của nhiều yếu tố khách
quan bên ngoài như thời gian, không gian, cảm xúc, thái độ hợp tác của người trong cuộc…
nên nó tạo ra những hiệu quả khác nhau.
Và bởi hiệu quả của hành động mượn lời rất phân tán, không thể tính hết được, vì vậy, nó
không thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học.
6.1.2.3 Hành động tại lời (illocutionary act)
Hành động tại lời (hành động ở lời / hành động ngoài lời / hành động ngôn trung) là
loại hành động người nói thực hiện ngay khi nói. Chẳng hạn, khi người nói nói với người
nghe: “Cám ơn anh!” là đồng thời người nói đã thực hiện hành động cám ơn.
Đỗ Hữu Châu cho rằng: hành động tại lời là hành động “thực hiện ngay khi nói
năng” [Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học; tr. 89].
Nguyễn Thiện Giáp gọi là hành động ngoài lời. Ông cho rằng “hành động tạo ra
một lời tuyên bố, một lời hứa, một lời chào... khi phát ra một câu nhờ hiệu lực của những
quy ước liên quan với nó” [Dụng học Việt ngữ; tr. 45].
Đỗ Việt Hùng dùng thuật ngữ Hành động ở lời, ông cho rằng: “Hành động ở lời
(còn gọi là hành động ngôn trung) là hành động mà người phát thực hiện ngay trong lời nói
của mình. Và hành động ở lời tạo ra các hiệu lực ở lời (còn gọi là lực ngôn trung). Hiệu
lực ở lời là đối tượng chính của Ngữ dụng học” [Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam,
2011; tr. 44, 45].
Có thể thấy, hành động tại lời là hành động có chủ định (intentional), mang tính quy
ước (conventional) và tính định chế (constitutional), mặc dù những quy ước và định chế về
việc sử dụng hành động tại lời là bất thành văn, và được mọi người trong một cộng đồng
ngôn ngữ tuân thủ không tự giác.
Những điểm khác biệt cơ bản của hành động tại lời đối với hành động mượn lời:
- Thứ nhất, hành động tại lời thực hiện có ý định và bị chi phối bởi những quy ước,
thể chế xã hội.
- Thứ hai, nó làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại, có nghĩa là đặt
người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ
trước khi thực hiện hành động tại lời.
- Thứ ba, hiệu quả của hành động tại lời khá tập trung, có thể xác định được vì nó
có đích tương đối rõ ràng. Cho nên, hiệu lực tại lời chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ

3
dụng học. Nói chung, trong ba hành động ngôn từ trên đây, hành động tại lời là quan trọng
nhất, vì thế nói đến hành động ngôn từ chính là nói đến hành động tại lời.
J.L. Austin và nhiều tác giả khác sau ông đã tiến hành phân loại các hành động tại lời.
Austin chia thành 5 nhóm lớn: Phán quyết (verditives), Hành xử (exercitives), Kết ước
(commissives), Trình bày (expositives), Khu xử (behabitives). Việc phân loại các hành
động ngôn từ này thực chất được dựa trên cơ sở các động từ (động từ ngữ vi).

Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống phân loại các hành động ở lời được chấp nhận
rộng rãi hơn cả là bảng phân loại của J. R. Searle. Tác giả đã dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là
(1) đích ở lời, (2) hướng khớp ghép với hiện thực mà lời đề cập đến, (3) trạng thái tâm lý
được thể hiện và (4) nội dung mệnh đề để phân loại các hành động ngôn ngữ thành 5 nhóm.
Đó là các nhóm:
(1) Tái hiện (representatives – như các hành động ngôn ngữ: trình bày, kể, miêu tả,
trần thuật, nhận định, báo cáo…)
(2) Điều khiển (directives – như ra lệnh, thỉnh cầu, yêu cầu, đề nghị, hỏi, cho phép,
mời, rủ…)
(3) Cam kết (commissivers – như cam kết, cam đoan, hứa, hẹn, thề…)
(4) Biểu cảm (expressives – như than, khen, ca ngợi, cảm ơn, xin lỗi, trách…)
(5) Tuyên bố (declarations – như tuyên bố, tuyên phạt, tuyên ngôn, cáo buộc, buộc
tội…).
Những hành động ngôn ngữ và nhóm hành động ngôn ngữ này là sự đúc kết và khái
quát hóa từ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ hằng ngày. Ngược lại từ thực tiễn ngôn ngữ trong
giao tiếp hàng ngày lại có thể kiểm nghiệm, làm sáng tỏ và bổ sung cho lí thuyết ngôn ngữ
học.
6.2. Cấu trúc thức của câu tiếng Việt
6.2.1. Thế nào là thức của câu
Thức của câu (sentence mood) được đề cập đến trong An introduction functional
Grammar của M.A.K. Halliday, được Hoàng Văn Vân dịch sang tiếng Việt với tên gọi
“Dẫn luận ngữ pháp chức năng”
vốn xuất phát từ dạng thức của động từ trong ngôn ngữ biến hình. Người ta căn cứ vào
dạng thức của động từ trong câu với mối quan hệ của của chủ từ để xác định đó là thức chỉ
định, thức nghi vấn hay thức mệnh lệnh, v.v. Vì vậy, thức của động từ trong ngôn ngữ biến
hình vừa thuộc phạm trù hình thái học lại vừa thuộc phạm trù cú pháp học. Người ta chỉ
cần nói đến thức của động từ là đồng thời nói đến thức của câu.

4
Thức của câu bao gồm hai tiểu thành phần là chủ ngữ (subject – có thể là danh
từ/cụm danh từ hoặc đại từ nhân xưng) và và một số tác tử động từ - Haliday gọi là phần
Hữu định (Finite - gồm một số những tác tử động từ biểu đạt thì (tense) (ví dụ, is,
has, did, does) hay tình thái (ví dụ, can, must). Mối quan hệ giữa chủ ngữ và thành
phần Hữu định là mối quan hệ ràng buộc. Theo Haliday, “Chủ ngữ và thành phần Hữu định
có liên hệ chặt chẽ với nhau, và kết hợp với nhau để hình thành nên một thành tố được gọi
là ‘Thức’ (Mood). (…) Thức là thành phần hiện thực hóa sự lựa chọn thức trong cú. Đôi
khi nó được gọi là thành phần ‘Tình thái’ (Modal); nhưng khó khăn với tên gọi này là thuật
ngữ tình thái (modal) là một thuật ngữ tối nghĩa, bởi vì nó tương ứng với cả thức và
tình thái. [Dẫn luận ngữ pháp chức năng – Hoàng Văn Vân, dịch từ An introduction
functional grammar của Halliday, tr. 158 – 159].
Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, động từ trong câu tiếng Việt luôn luôn nhất
thể. Bởi vậy không thể căn cứ vào thức của động từ hay mối quan hệ chi phối giữa chủ ngữ
và động từ để xác định thức của câu mà buộc lòng phải có các dấu hiệu từ ngữ khác tham
gia vào câu để tạo thức.
Theo Diệp Quang Ban, thức của câu là giá trị tình thái của câu trong sử dụng. Nói
cách khác, thức của câu là cơ sở để xác lập các kiểu câu (Sentence types) tức là các kiểu
câu phân loại theo mục đích nói như thường gọi ở Việt Nam, để phân biệt với các kiểu câu
xét theo cấu trúc cú pháp). [Ngữ Pháp Việt Nam-Phần Câu (NXB Đại Học Sư Phạm 2004)
- Diệp Quang Ban, tr. 39 – 40].
Như vậy, có thể hiểu, thức của câu là hình thức biểu hiện của câu mà qua đó, cho
biết liệu quan hệ liên nhân nào được xác lập, mục đích giao tiếp nào được bày tỏ… qua
việc sử dụng câu đó. Chẳng hạn câu biểu thị tâm trạng (câu trần thuật/tường thuật), biểu
thị mệnh lệnh (câu cầu khiến), hỏi, thắc mắc, nghi vấn (câu nghi vấn) hoặc bày tỏ mong
muốn, thể hiện cảm xúc (câu cảm thán).
6.2.2. Cấu trúc thức của câu
Theo Diệp Quang Ban, “Thức của câu tiếng Việt được diễn đạt bằng những dấu
hiệu hình thức (những yếu tố ngôn ngữ) ít nhiều có tính chất chuyên dụng, với tên gọi
chung là biểu thức thức (Mood Expressions). Phần còn lại trong câu có quan hệ với biểu
thức thức được gọi là phần dư (Residue). Quan hệ của biểu thức thức với phần dư làm
thành cấu trúc thức của câu” [Ngữ Pháp Việt Nam-Phần Câu (NXB Đại Học Sư Phạm
2004) - Diệp Quang Ban, tr. 39 – 40].
Như vậy, trong cấu trúc thức của câu tiếng Việt có 2 bộ phận: biểu thức thức + phần
dư.

5
MÔ HÌNH CẤU TRÚC THỨC CỦA CÂU TIẾNG VIỆT

(1) Phần dư (2) Biểu thức thức

(1) Phần dư là phần mang nghĩa chỉ sự thể có quan hệ với thức. Đây là phần mang
nghĩa từ vựng.
(2) Biểu thức thức là các dấu hiệu hình thức có tính chất chuyên dụng cho việc tạo
thức. Biểu thức thức của câu tiếng Việt diễn đạt thái độ (attitude) của người nói và được
làm thành từ một số hư từ, một số phụ từ và một số bán thực từ. Chúng tôi sẽ phân tích các
dạng biểu thức thức của câu ở phần sau.
Ví dụ trong câu: Họ về rồi à? Chúng ta có biểu thức thức và phần dư như sau:

(1) Phần dư (2) Biểu thức thức

Họ về rồi à

Cấu trúc thức của câu là cấu trúc thực hiện chức năng liên nhân, nên biểu thức thức
và phần dư không bắt buộc phải cùng mang nghĩa từ vựng. Đây là chỗ cấu trúc thức khác
với cấu trúc cú pháp trong nghĩa hẹp thường dùng: các yếu tố trong cấu trúc cú pháp phải
mang nghĩa từ vựng để cùng nhau diễn đạt nghĩa sự thể của câu.
Theo đó, câu tiếng Việt có 4 dạng cấu trúc thức như sau:
- Thức trình bày (declarative)
- Thức nghi vấn (interrogative)
- Thức cầu khiến (imperative)
- Thức cảm thán (exclamative)
Tên gọi các thức cũng đồng thời là tên gọi các kiểu câu tiếng Việt theo mục đích
nói.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào dấu hiệu hiệu hình thức của thức thì trong câu trình bày
tiếng Việt, còn một loại câu có dấu hiệu thức rõ ràng đó là các câu trình bày có ý nghĩa
phủ định. Chính vì vậy, trong tài liệu này sẽ xét thêm thức thứ năm:
- Thức phủ định (negative)
6.2.3. Biểu thức thức
Biểu thức thức là thuật ngữ được Diệp Quang Ban sử dụng trong công trình “Ngữ
pháp Việt Nam - Phần câu”

6
Các kiểu câu xét theo thức được dùng với chức năng liên nhân, gắn liền với mục
đích của hành động nói (người nói/viết dùng chúng để tác động đến người nghe/đọc với
mục đích nhất định). Tuy trong thực tế, hành động nói có số lượng khá lớn - thậm chí khó
xác định được một cách cụ thể và thống nhất; trong khi đó, kiểu câu xét theo thức (theo
mục đích nói) rất hữu hạn. Ở đây, chúng ta chỉ xét biểu thức thức theo 4 dạng cấu trúc thức
được xác định theo mục đích nói ở trên.
Với mỗi dạng biểu thức thức, tiếng Việt có một số từ chuyên dụng để biểu thị ý
nghĩa liên nhân cụ thể. Nói cách khác, về m ặt ngữ pháp, tiếng Việt có một số phương tiện
hình thức dùng để diễn đạt những thức khác nhau (chưa tính đến ngữ điệu), và ngay trong
một thức cũng có thể có những dấu hiệu hình thức khác nhau. Cụ thể cho các dạng biểu
thức thức của cấu trúc thức sẽ được trình bày dưới đây.
6.2.3.1. Biểu thức thức của thức trình bày
Thức trình bày là dạng câu kể/trần thuật/tường thuật về một sự tình nào đó. Người
nói có mục đích thông báo với người nghe một điều gì đó. Nội dung thông báo này không
nhằm để người nghe trả lời hay hành động theo ý người nói. Do tiếng Việt không thay đổi
hình thái, vì thế không có ‘‘thức động từ’’ như trong các ngôn ngữ biến hình; và vì thế, dấu
hiệu hình thức có tính chất chuyên dụng để xác định thức gần như hoàn toàn không có. Nói
cách khác, không có biểu thức thức của thức trình bày trong câu tiếng Việt. Diệp Quang
Ban gọi đây là kiểu thức không đánh dấu hay là biểu thức thức zero (ᴓ). [Ngữ Pháp
Việt Nam-Phần Câu (NXB Đại Học Sư Phạm 2004) - Diệp Quang Ban, tr. 39 – 40].
Vì kiểu câu trình bày không có biểu thức thức nên có sự gần gũi giữa cấu trúc thức
và cấu trúc ngữ pháp. Nói cách khác, cấu trúc thức và cấu trúc ngữ pháp của câu trình bày
gần như trùng nhau mặc dù hai phương diện này hoàn toàn khác hẳn nhau. Có thể thấy rõ
mối quan hệ này trong phân tích ví dụ dưới đây của Diệp Quang Ban:

Giáp tặng Tỵ quyển sách ấy

Cấu trúc cú chủ ngữ vị tố tân ngữ gián tiếp tân ngữ
pháp

Cấu trúc thức phần dư

biểu thức thức

Theo Hình 1.15. Cấu trúc cú pháp và cấu trúc của thức trình bày (G) (Diệp Quang Ban,
tr. 45)

7
Cũng theo Diệp Quang Ban, một vài ngữ thái từ như đây, đấy... mang tính tình thái,
nhưng không thể là biểu thức thức của thức trình bày vì ba lẽ sau đây:
- Nhiều câu thuộc thức trình bày không chứa chúng như là dấu hiệu thức.
- Chúng cũng xuất hiện cùng với những yếu tố khác trong các thức khác, như: Cậu
làm gì đấy? (Nghi vấn) so với Mai nó về đấy (có gửi gì thì gửi) (Câu trình bày).
- Chúng xuất hiện chủ yếu trong khẩu ngữ hội thoại và luôn luôn kèm theo sắc thái
về quan hệ giữa người nói với người nghe, tôn trọng hay thân hữu (liên quan đến tính lịch
sự). Những sắc thái này cũng phát huy tác dụng khi các tiếng đó xuất hiện trong các câu
mang dấu hiệu của các thức khác, chẳng hạn thức nghi vấn chứa đại từ nghi vấn: Ông tìm
ai ạ? (Tôn trọng) > < Anh tìm ai đấy? (Thân hữu). [Diệp Quang Ban, tr. 45].
6.2.3.2. Biểu thức thức của thức nghi vấn
Thức nghi vấn là dạng thức của câu hỏi mà người nói thông báo cho người nghe
điều mình muốn biết. Câu hỏi được hình thành chủ yếu trên câu kể, có bổ sung thêm các
phương tiện từ vựng, trật tự, và ngữ điệu (phần biểu thức thức). Ở đây không xem xét đến
ngữ điệu mà chỉ xác định biểu thức thức (Phương tiện từ vựng). Bao gồm :
- Các tiểu từ (particles, hay các hư từ), cụ thể là:
+ Một số ngữ thái từ đứng cuối câu như à, ư, nhỉ, nào, v.v.
Ví dụ: Anh cũng đến à?
Người nào đang nói đấy?
+ Một số phụ từ (hay điều biến tố - modifier) tình thái đi kèm động từ, tính từ như
không, chưa, (có)... không, v.v.
Ví dụ: Có ai ở đây không?
Bạn đã làm bài tập chưa?
+ Quan hệ từ bình đẳng hay trong câu nghi vấn lựa chọn.
Ví dụ: Anh đi hay tôi đi?
- Các biểu thức bán thực từ (semi-lexical expressions), ở đây là các đại từ nghi vấn, như
ai, gì, sao, thế nào, đâu, bao giờ, bao nhiêu...
Ví dụ: Anh có bao nhiêu tiền trong tài khoản?
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa?
6.2.3.3. Biểu thức thức của thức cầu khiến

8
Biểu thức thức để cấu tạo thức cầu khiến là sự kết hợp giữa các từ tình thái với các
yếu tố ngữ điệu - nếu mức cầu khiến thấp, hoặc dùng những hư từ mang nghĩa mệnh lệnh,
ngăn cấm kết hợp với ngữ điệu, nếu mức độ cầu khiến cao. Chúng bao gồm các tiểu từ
(particles, hay các hư từ), cụ thể là:
+ Một số ngữ thái từ đứng cuối câu như đi, thôi, nào, v.v.
Ví dụ: Đi thôi!
Nhanh lên nào!
Anh cứ đi đi!
+ Một số phụ từ (hay điều biến tố - modifier) tình thái đi kèm động từ, tính từ như
hãy, đừng, chớ, không được, v.v.
Ví dụ: Hãy đi vào nhà.
Chớ nghịch dao có ngày đứt tay.
Không được làm biếng.
6.2.3.4. Biểu thức thức của thức cảm thán
Thức cảm thán là dạng thức của câu cảm thán, thường nêu lên một lời than, lời
gọi, lời nguyền, hoặc một sự biểu lộ tình cảm bằng ngôn ngữ mà người nói muốn biểu lộ
với người nghe. Câu cảm thán thường cấu tạo trên cơ sở câu kể, bổ sung thêm biểu thức
thức là những từ (ngữ) cảm thán ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Bao gồm :
- Các tiểu từ (particles, hay các hư từ), cụ thể là:
+ Một số ngữ thái từ đứng cuối câu như lắm, quá, thật... và ngữ thái từ thay.
Ví dụ: Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
+ Một số phụ từ (hay điều biến tố - modifier) tình thái đi kèm động từ, tính từ như
lắm, quá...
Ví dụ: Đẹp lắm!
Ghê quá!
- Các thán từ, quán ngữ cảm thán, như ô, ôi, úi chà, trời đất ơi...
6.2.3.5. Biểu thức thức của thức phủ định
Thức phủ định là dạng thức của câu trình bày phủ định với ý nghĩa bác bỏ.

9
Biểu thức thức của câu phủ định là phụ từ không, chưa, chẳng hoặc không phải là, chưa
phải là, chẳng phải là, v.v.
Lưu ý :
(1) Biểu thức thức không, chưa, chẳng kèm với vị ngữ câu tả, Ví dụ:
Tôi không thích cuốn sách ấy.
(2) Biểu thức thức không phải là, chưa phải là, chẳng phải là kèm với vị ngữ câu
luận. Ví dụ:
Tôi không phải là đầy tớ của anh đâu nhé!
(3) Những câu dùng phụ từ phủ định hai lần nhưng nội dung lại mang ý nghĩa khẳng
định. Ví dụ:
(i) Chẳng thứ bảy nào mà nó không đi chơi.
(ii) Tôi không (1) những không (2) đi mà còn không (3) cho phép bất cứ ai rời khỏi
đây.
Xét 2 ví dụ trên đây sẽ thấy :
(i) Chẳng và không ở đây không phải là biểu thức thức của câu phủ định;
(ii) không (1) và không (2) không phải là biểu thức thức của câu phủ định;
Như vậy, khi 2 phụ từ phủ định/từ phủ định xuất hiện 2 lần cùng trong một phát
ngôn, liên kết chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa thì 2 từ đó không phải là biểu thức thức
của thức phủ định.

6.2.4. Vị trí của biểu thức thức trong câu


Biểu thức thức trong câu tiếng Việt có vị trí tương đối ổn định. Mặc dù nó có thể
đứng đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu, song người nói dễ dàng nhận ra và xác định được
đúng thức của câu nhờ tính ổn định của nó trong mối quann hệ với các thành phần khác
trong câu.
Bảng tổng hợp vị trí biểu thức thức trong câu

Thức Vị trí Biểu thức thức Ví dụ

Thức ᴓ ᴓ ᴓ
trình
bày

10
Thức cuối câu - ngữ thái từ: à, ư, nhỉ, nào - Cô không đi à?
nghi - phụ từ tình thái đi kèm động từ, - Cô có định đi
vấn tính từ: không, chưa, (có)... không không?
- đại từ nghi vấn: ai, gì, sao, thế - Người đang nói là
nào, đâu ai?

giữa câu: giữa 2 vế - quan hệ từ lựa chọn: hay - Anh đi hay tôi đi?
lựa chọn / đứng - biểu thức bán thực từ: bao nhiêu - Bạn có bao nhiêu
trước danh từ tiền?

đầu câu / đứng trước biểu thức bán thực từ: bao giờ, ai - Bao giờ anh đi?
động từ, tính từ - Ai ở trong đó?

Thức cuối câu / sau động ngữ thái từ đứng cuối câu như đi, - Đi thôi!
cầu từ, tính từ thôi, nào… - Đứng dậy nào!
khiến
đầu câu / trước động phụ từ đứng trước động từ, tính từ - Đừng nghịch dao!
từ, tính từ trong câu: hãy, đừng, chớ… - Hãy tự chăm sóc
bản thân!

Thức cuối câu / sau động ngữ thái từ / phụ từ tình thái: lắm, - đẹp lắm!
cảm từ, tính từ quá, thật... - nhanh quá!
thán
giữa câu / sau động - ngữ thái từ: thay - thương thay…
từ trạng thái - tiếc thay…

Độc lập tạo câu Các thán từ, quán ngữ cảm thán, - Ôi!
như a, ô, ôi, úi chà, trời đất ơi… - Trời đất ơi!

Thức đứng trước vị ngữ phụ từ không, chưa, chẳng Anh ấy không có ở
phủ của câu đây.
định
đứng đầu câu khi phụ từ không, chưa, chẳng Không có gì quý
chủ ngữ mang ý hơn độc lập tự do!
nghĩa chưa xác định

11
6.2.5. Mô hình cấu trúc thức của câu tiếng Việt
Về phương diện hình thức, câu nào cũng có một thức nhất định. Nói cách khác, bất
kì câu nào cũng có cấu trúc thức. Cấu trúc thức của câu là sự kết hợp của hai bộ phận: biểu
thức thức và phần dư (Xem 6.2.2.). Cấu trúc thức không dựa trên cơ sở của cùng một kiểu
nghĩa, mà dựa trên quan hệ của các yếu tố ngôn ngữ và cách người nói dùng các yếu tố đó
để bày tỏ thái độ của mình. Xét trên cả 5 thức của câu vừa xét, chúng ta có mô hình cho
các cấu trúc thức của câu với các ví dụ sau:
(A) Anh tìm cái gì? (Nghi vấn)
(B) Ai đang ở trong phòng? (Nghi vấn)
(C) Hãy đi tìm Giáp đi! (Cầu khiến)
(D) Ta đi thôi! (Cầu khiến)
(E) Lão già tệ lắm! (Cảm thán - Bộc lộ)
(F) Thương thay cũng một kiếp người. (Nguyễn Du) (Cảm thán, Bộc lộ)
(G) Không (1) có kính không phải (2) vì xe không (3) có kính (Phạm Tiến Duật)
Cấu trúc thức của các câu trên được biểu diễn như sau:

Phần dư Biểu thức


thức
Cấu trúc thức nghi vấn (A) Anh tìm cái gì?

(B) ____ đang ở trong phòng? Ai?

Cấu trúc thức cầu khiến (C) Hãy đi tìm Giáp đi!

(D) Ta đi thôi!

Cấu trúc thức cảm thán (E) Lão già tệ lắm!

(F) Thương ___ cũng một kiếp người. thay

Cấu trúc thức phủ định (G) __ có kính __ phải vì xe __ có kính không

Tham khảo Hình 1.9 – 1.14. Cấu trúc thức của câu (Diệp Quang Ban, tr. 43 - 44)
Chú thích thành phần tạo biểu thức thức trong các ví dụ trên:
(A) gì? (đại từ nghi vấn - cuối câu)
(B) Ai? (đại từ nghi vấn - đầu câu)

12
(C) hãy (phụ tố tình thái – là yếu tố tạo thức - đầu câu); đi! (ngữ thái từ - cuối câu – là biệt
tố tạo thức - cuối câu); 2 yếu tố hợp lại cùng đánh dấu thức cầu khiến. Trong thực tế, có
thể vắng một trong 2 thành tố hãy hoặc đi trong câu, thức cầu khiến vẫn được đảm bảo.
(D) thôi! (giống như đi của câu (C); được dùng nhiều hơn trong câu cầu khiến có ngôi thứ
nhất bao gộp (kiểu như: chúng ta).
(E) lắm! (phụ tố - dùng làm yếu tố tạo thức - cuối câu hoặc sau tính từ)
(F) thay (là biệt tố - ngữ thái từ); được dùng để đánh dấu thức; thay cùng đi với kiểu cấu
trúc động/tính từ + danh từ.
(G) không (phụ từ - yếu tố tạo thức phủ định): ở vị trí (1) - đứng đầu câu khi chủ ngữ mang
ý nghĩa chưa xác định; ở vị trí (2) không phải vì - đứng giữa câu, phủ định cho ý bàn luận
trong câu luận – là biểu thức thức của câu luận thức phủ định; ở vị trí (3) không – là yếu tố
tạo thức phủ định, đứng trước vị ngữ (động từ) của cụm chủ vị trong câu.
Riêng cấu trúc thức của câu trình bày như đã nói ở trên, vì biểu thức thức là zero
nên câu trình bày không được xác lập cấu trúc thức ở đây.
6.3. Quan hệ giữa hành động ngôn từ và cấu trúc thức của câu

Câu hỏi: Từ kiến thức về Hành động ngôn từ và Cấu trúc thức của câu, anh/chị hãy
cho biết mối quan hệ giữa hành động ngôn từ và cấu trúc câu như thế nào?

13
14

You might also like